Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội TRONG GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG các dân tộc THIỂU số HUYỆN tân UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.5 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN MINH

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN TÂN UYÊN,
TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ LỆ THU

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lí - Giáo
dục học cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học Giáo
dục và phát triển cộng đồng khóa 27.
Phó Giáo sư. Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu - Nhà khoa học - Người thầy
mẫu mực, tâm huyết luôn cảm thông, chia sẻ những khó khăn của học trò,
khích lệ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn cho em trong quá trình nghiên cứu
luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, cán bộ các ban


ngành, đoàn thể; cán bộ các cơ sở bản và cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ, giúp đỡ để tác giả hoàn thành
công trình nghiên cứu khoa học.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng
đường đã qua.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Minh


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG 3 2...........................................................................................3
20 2.......................................................................................................................... 3
1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số 21 2....................................................................3
DANH MỤC BẢNG 3..............................................................................................3
20............................................................................................................................. 3
1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số 21.......................................................................3
................................................................................................................................ 20
1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số..........................................................................21


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG 3..............................................................................................2
DANH MỤC BẢNG 3 2 3........................................................................................2
20 2 3....................................................................................................................... 2

1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số 21 2 3.................................................................2
DANH MỤC BẢNG 3 3...........................................................................................2
20 3.......................................................................................................................... 2
1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số 21 3....................................................................2
20............................................................................................................................. 2
1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số 21.......................................................................2
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................3
................................................................................................................................ 20
1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số..........................................................................21


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường (MT) có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của
đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của
dân tộc và nhân loại, sự biển đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng
kể đối với các hệ sinh thái trong tự nhiên. Tại Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường của Việt
Nam nêu rõ “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hướng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [12], vì thế môi trường có tầm ảnh
hưởng quan trọng đến sự tồn tại, phát triển của đời sống con người và sinh vật, đến sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia, của dân tộc và nhân loại. Một khi
môi trường sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt, sự sống của con
người luôn gắn bó mật thiết với môi trường. Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến
không gian sinh sống và cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động
sản xuất của con người.

Tuy nhiên, hiện nay môi trường chúng ta sống đang bị ô nhiễm và ngày càng
trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do hoạt
động của con người; sự mất gốc trong lối sống của chúng ta về suy nghĩ và hành động;
sự thiếu ý thức nghiêm trọng và sự thờ ơ của con người, nhiều người cho rằng việc
mình làm là quá nhỏ bé không đủ để ảnh hưởng môi trường, một số người lại cho rằng
bảo vệ môi trường (BVMT) không phải là trách nhiệm của cá nhân họ mà là trách
nhiệm của Nhà nước, của các cấp chính quyền, chính những suy nghĩ sai lệch này
làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường
của các thế hệ trẻ về sau.
Tân Uyên là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lai Châu nói riêng
và của cả nước nói chung. Tính đến nay, tổng dân số của Huyện là hơn 57 nghìn
người, trong đó, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 85%. Cộng đồng người dân tộc
thiểu số hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong quá trình sản
xuất và đời sống, cộng đồng người dân tộc thiểu số sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật và các loại vật dụng bằng nhựa…. để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; xả

1


thải nhiều túi ni lông và các chất thải khác ra môi trường; thêm vào đó, tình trạng phá
rừng, đốt rừng làm rẫy, đào đãi, khai thác khoáng sản (cát, đá, sỏi, vàng…) trái phép vẫn
còn những diễn tiến phức tạp.... bên cạnh đó là phong tục tập quán, những hủ tục lạc hậu
như: nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn (nhà), để người chết quá 3 ngày trong nhà, không
có nhà vệ sinh, thói quen vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường….Tất cả những điều
đó khiến cho môi trường sống và hoạt động của người dân trong huyện nói riêng và các
vùng lân cận ngày càng bị suy thoái. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do cộng
đồng người dân tộc thiểu số chưa có được ý thức đầy đủ về môi trường và bảo vệ môi
trường; các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành tại địa phương chưa tìm ra
được biện pháp thực sự mang tính phù hợp và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho cộng đồng người dân tộc thiểu số của Huyện. Thực trạng này cần phải được giải

quyết bằng nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó, giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng người DTTS dựa vào sự phối hợp của các lực lượng xã hội
(LLXH) là một trong những giải pháp mang tính phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu nói trên, tôi chọn Đề tài "Phối hợp các lực lượng xã
hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu" để nghiên cứu với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người DTTS, góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, cải thiện điều kiện sống ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số, luận văn đề xuất một
số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số dựa
vào sự phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho cộng đồng người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

2


4. Giả thuyết khoa học
Một bộ phận không nhỏ người dân trong cộng đồng người dân tộc thiểu số huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu chưa thực sự có được ý thức đầy đủ về môi trường và bảo vệ
môi trường. Nếu phối hợp có hiệu quả các lực lượng xã hội bằng các biện pháp giáo dục
mang tính phù hợp trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người
dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, thì công tác bảo vệ môi trường của trong cộng đồng

người dân tộc thiểu số ở địa phương sẽ chuyển biến tích cực.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu.
5.3. Đề xuất biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
và tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp phối hợp giữa Phòng Tài
nguyên và Môi trường; Đảng ủy, chính quyền cấp xã; cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành,
Đoàn thể huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
6.2. Về khách thể khảo sát: Khách thể là cán bộ, công chức Phòng Tài nguyên
và Môi trường; cán bộ, công chức UBND các xã, thị trấn; cán bộ các cơ quan, Ban,
Ngành, Đoàn thể huyện và người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu.
6.3. Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2019.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập và xử lí các tài liệu văn bản có
liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, cộng đồng
người dân tộc thiểu số, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc
thiểu số, phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho

3


cộng đồng người dân tộc thiểu số.

- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí
thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng
phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng
người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp phỏng vấn.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xử lí kết quả điều tra, định lượng kết quả
nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học khái quát về thực trạng
phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng
người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử dụng công thức
toán học như công thức tính giá trị phần trăm, công thức tính giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn….
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1: Lí luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.
Chương 2. Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Chương 3. Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

4



Chương 1
LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn Thế giới.
Trong vài chục năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của cách mạng
khoa học kỹ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho môi trường bị biến đổi
chưa từng thấy. Nhiều nguồn tài nguyên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh,
nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn. Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy
mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của
xã hội trong tương lai. Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực
hiện hàng loạt các các vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề giáo dục BVMT. Giáo dục
BVMT là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất, giúp con người có nhận thức
đúng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường. Nghiên cứu về môi trường và giáo dục môi trường nhận được sự quan tâm đặc
biệt của các nhà khoa học, của các tổ chức.
Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường
được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành động đầu tiên đánh
dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Một trong những kết quả của hội nghị lịch sử này là sự thông qua bản tuyên bố về
nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Chương trình
Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng được thành lập.
Chương trình IEEP (Chương trình giáo dục BVMT quốc tế) ra đời tại một hội
thảo ở Belyrade năm 1972. Hội thảo đưa ra bản tuyên bố liên chính phủ lần đầu tiên về
giáo dục BVMT. Các mục đích, mục tiêu, những khái niệm cốt lõi và những nguyên
tắc hướng dẫn của chương trình được đưa ra vào một văn kiện của hội thảo có tên là:
“Hiến chương Belyrade - một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho giáo dục BVMT”.


5


Một tập hợp các mục tiêu ngắn gọn, bao quát giáo dục BVMT được đưa ra tại
Belyrade có thể tóm tắt như sau:
- Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh tế, xã hội,
chính trị, sinh thái giữa nông thôn và thành phố.
- Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức những giá trị, quan
niệm, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường.
- Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổ chức,
cũng như toàn xã hội.
Tại Hội nghị liên chính phủ lần đầu tiên về giáo dục BVMT do UNESCO tổ chức
tại Tbilisi (Liên Xô) năm 1977 có 66 thành viên các nước tham dự. Hội nghị đưa ra
các ý kiến đóng góp cho việc áp dụng rộng rãi hơn nữa giáo dục BVMT trong chương
trình giáo dục chính thức và không chính thức. Sự kiện quan trọng này và những công
bố liên tiếp theo dự kiến hội nghị đã tiếp tục đóng góp cho hệ thống nguyên tắc của sự
phát triển giáo dục BVMT trên toàn thế giới ngày nay.
Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem
Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy , quyền thành lập và làm Chủ tịch Ủy ban
Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and
Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland. Tới nay,
Ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự
phát triển bền vững.
Năm 1987 đánh dấu 10 năm kỷ niệm hôi nghị Tbilisi đầu tiên và Hội nghị này
một loạt các vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận trong đó có tầm quan trọng đặt
biệt của giáo dục BVMT, với nội dung: Rốt cuộc là sẽ không có gì giảm được mối
đe doạ mang tính khu vực và quốc tế đối với môi trường trừ khi ý thức của đại đa
số quần chúng về mối liên quan thiết yếu giữa đặc trưng môi trường và tiếp tục thoả
mãn các nhu cầu của con người được thức tỉnh. Hoạt động của con người phụ thuộc
vào động cơ, mà động cơ phụ thuộc vào sự hiểu biết của chúng. Vì thế chúng ta

hiểu được tầm quan trọng tại sao mỗi người phải nhận thức môi trường đúng đắn
thông qua giáo dục BVMT.

6


Cũng trong năm 1987, Uỷ ban thế giới về môi trường và sự phát triển đã có báo cáo
“Tương lai của chúng ta” (WCED, 1987). Bản báo cáo đã đưa ra một công bố chính
“Chương trình nghị sự toàn cầu” để nhất trí vấn đề môi trường với sự phát triển, và vì thế
đã tăng cường và mở rộng thực chất cuộc bảo tồn thế giới 1980. Giáo dục được coi là
phần trọng tâm của Chương trình này “Sự thay đổi trong thái độ mà chúng ta cố gắng làm
phụ thuộc các chiến dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo luận và sự tham gia của quần
chúng” (WCED 1987).
Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Futur đã được
đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự ra đời của Nghị
quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trường và Phát triển của
Liên hiệp quốc.
Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh
về trái đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc
(UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và
phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình
Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới
cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn
Rio về môi trường và phát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định
về sự đa dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về
nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...và một dự kiến được đưa ra là mọi chính phủ phải
nổ lực phấn đấu để cập nhập hóa hoặc chuẩn bị các chiến lược nhằm mục đích kết hợp
môi trường và phát triển thành vấn đề trung tâm để đưa vào tất cả các cấp giáo dục.
Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững nhóm họp tại
Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm

qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra,
tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa
nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm
thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới

7


sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết
phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, người đi đầu trong việc giáo dục BVMT cho thế hệ trẻ và nhân dân
là Chủ tịch Hồ Chí Minh; năm 1962, Bác đã phát động phong trào “ Trồng cây gây
rừng” trong cả nước. Câu nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người” đã để lại ý nghĩa sâu sắc trong lòng các thế hệ dân Việt. Bác đã khái
quát được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa môi trường tự nhiên với môi
trường xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi
đôi với bảo vệ môi trường và xã hội bền vững. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành nhằm thể chế hóa công tác giáo dục BVMT như Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 đã được Quốc Hội thông qua.
So với thế giới, việc giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam được thực hiện
muộn hơn, mới chỉ được đề cập từ lần Cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm 1979). Từ đó
đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, cụ thể như:
- Tác giả Võ Quý “Bảo vệ môi trường - điều tiên quyết để giảm nhẹ những
đau khổ con người và để phát triển bền vững”- Tuyển tập tóm tắt các công trình
khoa học. 2005 [27].
- Tác giả Nguyễn Văn Thuần có đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo

dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” [28].
Tác giả nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao các hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh Trung học phổ thông huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
- Nguyễn Thị Thu Hằng (Đại học Quốc Gia Hà Nội), "Giáo dục môi trường
thông qua dạy học dự án, chương nhóm Cacbon – Hoá học 11 nâng cao", [11].Trần thị
Hồng Châu (Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh), "Giáo dục môi trường thông
qua dạy học hoá học lớp 10, 11 ở trường phổ thông", [5]. Những luận văn trên đưa ra
nội dung và quy trình để thực hiện hiệu quả trong hoạt động giáo dục BVMT cho học
sinh thông qua giảng dạy bộ môn ở bậc học Trung học phổ thông.

8


Ngoài ra, đã có một số đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục nghiên cứu về
quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường phổ thông như: Trần Tự Trọng - Biện
pháp quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông
vùng ven biển tỉnh Quảng nam - Đại học Đà Nẵng, [29]. Nguyễn Tý - Biện Pháp
quản lí công tác giáo dục môi trường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn
quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng, [32]. Các luận văn trên đã làm rõ mục tiêu
và nội dung giáo dục BVMT cho học sinh, trong đó trình bày cụ thể các các bước
để đạt mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT cho học sinh, xác định phương pháp
dạy học, hình thức chung khi tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục BVMT cho học
sinh trên địa bàn đạt hiệu quả cao.
Luận văn của Đặng Hoàn Kiếm (Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học sư
phạm), Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông, thông qua
khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình [18].
Luận văn nêu lên quy trình khảo sát để đưa ra thực trạng môi trường ô nhiễm ở làng
nghề tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình và thực trạng nhận thức của đội ngũ
cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của môi trường và đưa ra
những giải pháp khắc phục trong đó giải pháp chủ đạo là nâng cao nhận thức của

đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và người dân
Từ các nghiên cứu đó có thể có nhận xét như sau:
- Vấn đề giáo dục BVMT đã được quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước, tuy nhiên, các công trình đã có chủ yếu tập trung vào hướng giáo
dục BVMT cho học sinh phổ thông.
- Giáo dục BVMT cho cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng người dân tộc thiểu số
chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu.
- Theo vốn hiểu biết của tác giả, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu
nào về “Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho cộng đồng người dân tộc thiểu số huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”.

9


1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Môi trường và bảo vệ môi trường
1.2.1.1. Môi trường
Có nhiều khái niệm về môi trường và được hiểu theo các nghĩa khác nhau:
Trong Tiếng Anh, môi trường được viết “Environment”, Tiếng Pháp viết là
“L’environnement”, dịch theo nghĩa Tiếng Việt là “Bao quanh”. Vì vậy, hiểu theo
nghĩa khái quát nhất “Môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện, là tổng hợp các
sự kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó”. Khái niệm này được cụ
thể hóa đối với những đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau.
Xét về nghĩa rộng, “Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện”.
Tổ chức UNESCO cho rằng: “Môi trường sống của con người bao gồm toàn bộ hệ
thống tự nhiên và hệ thống do con người sáng tạo ra; trong đó, con người sống và bằng
lao động của mình đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo cho phép
để thỏa mãn các nhu cầu của con người”[33].
Theo tác giả Lê Văn Khoa, đối với cơ thể sống đã viết:“Môi trường là tổng hợp

những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể [19].
Tác giả Hoàng Đức Nhuận định nghĩa: “Môi trường bao gồm tất cả những gì
bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp
hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [24].
Như vậy, ta có thể khái quát: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp tất cả điều
kiện xung quanh một điểm trong không gian và thời gian. Môi trường là tổng hợp
tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều kiện tác động lên đời sống, tính chất, hành
vi, sự sinh trưởng, phát triển và trưởng thành của các cơ thể sống [19] .
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 [26] định nghĩa: Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Môi trường sống của con người thường được phân thành:

10


- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động và thực vật, đất và
nước,... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy,
chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản
xuất và tiêu dùng.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức
mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với
các sinh vật khác.
Như vậy, môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự

nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như: Tài nguyên
thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,... Với nghĩa
hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố
xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số m 2 nhà ở,
chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí,...
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để
chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
1.2.1.2. Bảo vệ môi trường
Hiện nay có các định nghĩa ‘‘bảo vệ môi trường’’ ở các mức độ và hàm ý khác
nhau, từ nghĩa hẹp nhất như phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, ví dụ như
ngăn chặn và loại bỏ các vấn đề ô nhiễm nước, không khí, chất thải, tiếng ồn, đất đai;
đến việc tích cực bảo vệ nguồn tài nguyên hiện có khỏi thiệt hại từ bàn tay con người,
nhưng tổng hợp lại, công việc bảo vệ môi trường bao gồm cả hai khía cạnh tích cực và
tiêu cực. Khía cạnh tiêu cực ý chỉ ‘‘phòng ngừa ô nhiễm môi trường một cách thụ
động; tức lấy sự ô nhiễm đã có thông qua các công cụ khoa học và công nghệ để giảm
thiểu tác động đến môi trường hoặc để ngăn chặn xảy ra". Nhưng khía cạnh tích cực
hay còn gọi là bộ phận ‘‘bảo tồn thiên nhiên’’, chỉ sự kiểm soát các hoạt động quy
hoạch, bảo vệ các nguồn tài nguyên quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia của cộng

11


đồng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để đạt được việc
bảo vệ và bảo tồn tài nguyên môi trường.
Như vậy, Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2014 có chỉ rõ: ‘‘Hoạt động bảo
vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi

trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; cải thiện, phục hồi
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường
trong lành’’.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản
lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ,
phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi
trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: ‘‘Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn
dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về
bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường’’.
Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ
xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn liền với
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ
quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc
phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương trong từng giai đoạn.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm khắc phục,
bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

12


Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ
chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định :
- Bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và

cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý
và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) là một trong 3 yếu tố cấu thành của phát
triển bền vững.
1.2.2. Giáo dục, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
1.2.2.1. Giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng XH đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh
hội kinh nghiệm lịch sử - XH của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ
nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc của nhân loại được kế thừa, bổ sung
và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên. Các nhà nghiên cứu giáo
dục đã đưa ra nhiều định nghĩa về giáo dục:
Trong Giáo trình Giáo dục học do tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) [25] đã
cho rằng “Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội
dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong
các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ".
Tác giả Nguyễn Lân [20] cho rằng:“Giáo dục là một quá trình có ý thức có mục
đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản
xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy, để họ có thể có đầy đủ khả
năng tham gia vào đời sống và đời sống xã hội”.
Trong cuốn Giáo dục học đại cương 1, tác giả Nguyễn Sinh Huy (chủ biên) [17]
lại tiếp cận khái niệm Giáo dục (theo nghĩa rộng) ở phạm vi rộng hơn: "Giáo dục là sự
hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con
người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người";
với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những
yếu tố khác tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng yêu cầu
của kinh tế xã hội.

13


Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất: Giáo dục là hoạt động

chuyển giao hệ thống tri thức cho thế hệ sau nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cá
nhân - XH, đảm bảo sự tồn tại và phát triển XH. Khái niệm GD còn được phân nhỏ về
ngoại diên và nội hàm thành các khái niệm: GD nhà trường, GD gia đình, giáo dục XH;
về nội dung GD thì có: GD ý thức công dân, GD văn hoá - thẩm mỹ, GD lao động,
hướng nghiệp, giáo dục thể chất - quân sự, GD dân số, GD giới tính, GD phòng chống
ma tuý. giáo dục BVMT...
GD được coi là khởi nguồn của sự phát triển. Không có GD thì không có bất cứ
sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Chính nhờ có GD mà các
di sản tư tưởng và kỹ thuật của các thế hệ trước được truyền lại cho thế hệ sau. Các di
sản này được tích luỹ ngày càng phong phú làm cho xã hội phát triển.
Thông qua quá trình tương tác giữa người giáo dục và người được giáo dục để
hình thành nhân cách toàn vẹn (hình thành và phát triển các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm
mĩ, thể chất, lao động) cho người được giáo dục.
1.2.2.2. Ý thức bảo vệ môi trường
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng
ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã
tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Về mặt nhận thức của ý thức: con người có khả năng nhận thức được thế giới từ
cái bên ngoài trực tiếp đến cái bên trong gián tiếp bằng ngôn ngữ để hiểu khái quát bản
chất của sự vật, hay là từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.
Về mặt thái độ của ý thức: là khả năng tỏ thái độ lựa chọn, thái độ đánh giá, thái
độ cảm xúc của con người đối với thế giới mà con người nhận thức.
Về mặt năng động của ý thức: là khả năng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi
của mình đối với hiện thực trên cơ sở nhận thức.
Ý thức bảo vệ môi trường là khả năng nhận thức, sự hiểu biết của con người về
môi trường được biểu hiện cụ thể qua các hành vi bảo vệ môi trường bao gồm những
hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái.
Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục đích phát triển khác.


14


Ý thức là việc cần được xây dựng theo một quá trình và để nó dần dần trở thành
một thói quen cho mỗi người. Do đó việc xây dựng ý thức về bảo vệ môi trường cần
phải thực hiện một cách nghiêm túc trong cả một hệ thống từ các nhà trường, gia đình
và xã hội.
Ý thức bảo vệ môi trường được thực hiện từ những việc nhỏ nhặt nhất, trước nhất
là đảm bảo vệ sinh nơi cộng đồng đang sinh sống, chủ động và tự giác trong việc thu
gom rác thải, không xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường; tăng cường trồng cây xanh để
đảm bảo cân bằng sinh thái; trong việc bảo vệ môi trường nông thôn không chăn nuôi
gia súc thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn...
1.2.2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Hiệp hội Hệ sinh thái Nhật Bản (2001) đã định nghĩa: “Giáo dục môi trường là
lĩnh vực giáo dục có ước mơ kết nối chúng ta với thế hệ mai sau”.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một quá trình tác động nhằm hình thành và
phát triển ở người được giáo dục những kiến thức kĩ năng về môi trường giúp cho họ
hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường và ý nghĩa thiết thực của việc
bảo vệ môi trường từ đó nâng cao được nhận thức của con người giúp con người có
những thái độ, hành vi đối xử thân thiện hơn với môi trường, có ý thức trách nhiệm
hơn trong việc tham gia bảo vệ môi trường.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có
sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những
khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức); những tình cảm,
mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những kĩ
năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ
năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành
động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Về khái niệm giáo dục ý thức BVMT, hiện nay có thể phân chia thành hai loại
như sau:

- Thứ nhất, giáo dục ý thức BVMT được định nghĩa là quá trình hình thành cho
người học những hiểu biết, tri thức về môi trường và các vấn đề liên quan. Tiêu biểu
cho kiểu định nghĩa này là định nghĩa của Mỹ nêu trong Luật GDMT (1970): “GDMT

15


là quá trình giúp cho người học hiểu được mối quan hệ giữa con người với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh, nhận thức được các vấn đề về dân
số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, phát triển đô thị và nông thôn…có ảnh hưởng đến
môi trường con người như thế nào?”.
- Loại định nghĩa thứ hai, không chỉ đề cập đến vấn đề liên quan mà còn quan
tâm đến những hành vi bảo vệ và cải thiện môi trường. Do đó, Hiệp Hội quốc tế về
bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN-1970) đã định nghĩa: “GDMT là một
quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh con người. Hơn nữa GDMT cũng
đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định và những hành động liên quan tới
chất lượng môi trường”.
Như vậy, GDBVMT là quá trình tác động có mục đích giúp cho người học hiểu
biết về môi trường, những ảnh hưởng của môi trường đến đời sống con người, từ đó có
những hành động thiết thực bảo vệ môi trường.
1.2.3. Cộng đồng
Cộng đồng (community) được hiểu theo nghĩa chung nhất là: “một cơ thể sống/
cơ quan/ tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với các khác”. Trong khái
niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: cộng đồng là “cơ thể sống”, có sự “tương
tác” của các thành viên. Tuy nhiên, các nhà khoa học, trong khái niệm này không chỉ
cụ thể “cái này” với “cái khác” là cái gì, con gì. Đó có thể là các loại thực vật, cũng có
thể là các loại động vật, cũng có thể là con người - cộng đồng người.
Cộng đồng người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các cộng đồng
sinh vật khác. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa khác

nhau đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau: xã hội học, dân tộc học, y học…
Khi nói tới cộng đồng người, người ta thường quy vào những “nhóm xã hội” có
cùng một hay nhiều đặc điểm chung nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm chung của
những thành viên trong cộng đồng.
Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, cộng đồng được hiểu là “mọi phức
hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực kinh cụ thể, được xác định về

16


mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn toàn về mặt cư trú, mà
tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn”.
Theo quan điểm Mác - Xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân,
được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều
kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt
động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi các cá nhân về tư
tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các
mục tiêu và phương tiện hoạt động.
Quan niệm về cộng đồng theo quan điểm Mác - Xít là quan niệm rất rộng, có tính
khái quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị. Dấu hiệu đặc trưng chung của
nhóm người trong cộng đồng này chính là “điều kiện tồn tại và hoạt động”, là “lợi ích
chung”, là “tư tưởng”, “tín ngưỡng”. “giá trị”chung…thực chất đó là cộng đồng mang
tính giai cấp, ý thức hệ.
Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi ích, cùng
làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong một khu vực xác định.
Những người chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức lại thì đơn thuần chỉ là sự tập trung
của một nhóm các cá nhân và không thực hiện các chức năng như một thể thống nhất.
Xuất phát từ tiếng La tinh, “cộng đồng” - communis có nghĩa là “chung/công
cộng/được chia sẻ với mọi người hoặc nhiều người”. Đặc điểm/ dấu hiệu chung của

cộng đồng này chính là đặc điểm để phân biệt nó với cộng đồng khác.
Dấu hiệu/ đặc điểm để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác có thể là bất
cứ cái gì thuộc về con người và xã hội loài người, màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi,
ngôn ngữ, nhu cầu, sở thích nghề nghiệp… nhưng cũng có thể là vị trí địa lý của khu
vực (địa vực), nơi sinh sống của nhóm người đó như làng, xã, quận, huyện, quốc gia,
châu lục… Những dấu hiệu này chính là những ranh giới để phân chia cộng đồng.
Tóm lại, trong đời sống xã hội, cộng đồng là một danh từ chung chỉ tập hợp
người nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan trọng: 1/ họ cùng tương tác với nhau; 2/
họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài đặc điểm vật chất hay
tinh thần nào đó.

17


* Phân loại cộng đồng
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại cộng đồng theo những dấu hiệu
khác nhau. Trong một số tài liệu, người ta lại chia cộng đồng theo 2 nhóm như sau [21]:
- Nhóm cộng đồng theo địa vực: thôn xóm, làng bản, khu dân cư, phường xã,
quận huyện, thị xã, thành phố, khu vực, châu thổ cho đến cả quả địa cầu của chúng ta.
Ở nước ta, ở quy mô tỉnh, thành phố thì chúng ta có 63 tỉnh, thành phố, theo quy mô
xã phường thì chúng ta có trên chục ngàn xã, phường, ở quy mô thôn xóm, khu dân cư
(nhỏ hơn xã phường) thì chúng ta có hàng trăm ngàn cộng đồng.
- Nhóm cộng đồng theo nền văn hóa: nhóm này bao gồm: cộng đồng theo hệ tư
tưởng, văn hóa, tiểu văn hóa, đa sắc tộc, dân tộc thiểu số… Nhóm này cũng có thể bao
gồm cả cộng đồng theo nhu cầu và bản sắc như cộng đồng người khuyết tật, cộng đồng
người cao tuổi.
- Nhóm cộng đồng theo tổ chức: được phân loại từ các tổ chức không chính thức
như tổ chức gia đình, dòng tộc, hội hè cho đến những tổ chức chính thức chặt chẽ hơn
như các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, xã hội… từ phạm vi nhỏ ở một đơn vị hoặc

trong phạm vi quốc gia cho đến phạm vi quốc tế.
Cũng có thể phân loại cộng đồng theo đặc điểm khác biệt về kinh tế - xã hội:
- Cộng đồng khu vực đô thị.
- Cộng đồng nông thôn.
Trong bối cảnh Việt Nam, cộng đồng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất bao
gồm những người dân (dân cư) sinh sống trong đơn vị hành chính cơ sở: xã (địa bàn
nông thôn), phường (địa bàn thành thị) hay đơn vị hành chính dưới xã, phường, đó là
thôn/ làng, bản (địa bàn nông thôn/ nông thôn miền núi) và tổ dân cư/ khu dân cư (địa
bàn thành thị) cùng với hệ thống các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh
tế, tổ chức nghề nghiệp… mà những người dân đó là thành viên dưới sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lí của Nhà nước.

18


1.2.4. Dân tộc thiểu số
Tùy theo bộ môn, lĩnh vực nghiên cứu hay quan điểm của mỗi quốc gia, dân
tộc thiểu số (minorité ethnique ethnic) là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khac nhau
trên thế giới.
Năm 1992, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua thuât ngữ “dân tộc thiểu
số’’trên cơ sở dựa vào quan điểm của Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên của Liên
Hợp Quốc) đã đưa ra vào năm 1977: “dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một
nhóm người: (a). Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công
dân của quốc gia này; (b). Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh
sống; (c). Thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ;
(d). Đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc
gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; (e). Có mối quan tâm đến vấn đề bảo
tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và
ngôn ngữ của họ”.
Tòa án công lý quốc tế thường trực (PCIJ) đưa ra định nghĩa về dân tộc thiểu số:

“Cộng đồng thiểu số là một nhóm những người sống trên một quốc gia hoặc một địa
phương nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ
và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống nhất trong việc bảo
lưu những yếu tố truyền thống, duy trì tôn giáo, tín ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục
trẻ em trong cộng đồng theo tinh thần và truyền thống chủng tộc của họ”.
Cũng có khái niệm rằng: Người thiểu số là một nhóm người, xét về mặt số lượng,
ít hơn so với phần dân cư còn lại của quốc gia, có vị thế yếu trong xã hội, những thành
viên của nhóm - mà đang là công dân của một nước.
Một định nghĩa khác về người thiểu số, đó là một nhóm công dân của một quốc
gia, ít về mặt số lượng và yếu về vị thế trong quốc gia đó, mang những đặc trưng về
chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ mà tạo sự khác biệt so với nhóm dân cư đa số, có một
ý thức thống nhất, động cơ rõ rệt trong việc sử dụng ý chí tập thể để tồn tại và đạt
được mục tiêu bình đẳng với nhóm dân cư đa số, cả trên phương diện pháp luật và
thực tiễn.

19


Như vậy, các khái niệm đưa ra không hoàn toàn giống nhau, điều này cho thấy
tính chất phức tạp của vấn đề người thiểu số trên thế giới. Tổng hợp những thuộc tính
được nêu ra từ các định nghĩa trên và nội dung các văn kiên quốc tế có liên quan về
vấn đề người thiểu số, có thể thấy, về mặt khách quan, người thiểu số có những đặc
điểm: Về số lượng (ít, thiểu số khi so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên lãnh
thổ); về vị thế xã hội (là nhóm yếu thế trong xã hội thể hiện ở tiềm lực, vai trò ảnh
hưởng của nhóm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ nơi họ sinh sống); về
bản sắc (có những đặc điểm riêng về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập
quán); về vị thế pháp lý (có thể là công dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi họ đang
sinh sống). Về mặt chủ quan, nhóm cộng đồng có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa
của mình.
Ở Việt Nam, khái niệm “Dân tộc thiểu số” được sử dụng rộng rãi trong các văn

bản pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và trong hoạt động thực
tiễn. Thuật ngữ này cũng được sử dụng chính thức trong các văn bản hiến pháp. Nghị
định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại khoản 2
Điều 4 như sau: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa
số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; khoản 3, Điều 4:
“Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo
điều tra dân số quốc gia’’
Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia 2009, việt Nam có 54
dân tộc sinh sống trên lãnh thổ của cả nước, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân
12,253 triệu người (chiếm 14,3%). Rõ ràng quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân
tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất
và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tùy theo
quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song những
nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống
nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới.

20


1.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
cộng đồng người dân tộc thiểu số
* Lực lượng xã hội
Theo vốn hiểu biết của người nghiên cứu, cho đến nay, chưa có tài liệu nghiên
cứu, chưa có tác giả nào đề cập một cách rõ ràng về khái niệm “ Lực lượng xã hội”.
Tuy nhiên, từ những tài liệu đã có tác giả cho rằng: Lực lượng xã hội là tập hợp
những cá nhân và tập thể tích cực, cùng sinh sống trên một địa bàn cư trú, một thời
kì cụ thể và có cùng chung mục đích xây dựng và phát triển xã hội ngày càng tốt
đẹp hơn.
* Phối hợp
Theo từ điển Tiếng Việt “Phối hợp là cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp

để hỗ trợ cho nhau”.
Theo quan niệm thông thường: Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay
nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.
* Phối hợp các lực lượng xã hội
Sự phối hợp các LLXH được hiểu là sự hợp tác, trao đổi, cùng thống nhất hành
động và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ chung của các lực lượng trong xã hội.
* Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số
Cho đến nay, chưa có tác giả nào, chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập đến
khái niệm “Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số”, tuy nhiên, căn cứ vào những khái

niệm có liên quan đã có chúng ta quan niệm rằng:
Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho cộng đồng người dân tộc thiểu số được hiểu là quá trình hợp tác, trao đổi, cùng
thống nhất hành động và hỗ trợ nhau thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân tộc thiểu số giữa các lực lượng giáo
dục trong cộng đồng với những cá nhân và tập thể tích cực, cùng sinh sống trên một
địa bàn cư trú, một thời kì cụ thể.

21


×