Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG lực VIẾT CHO học SINH TRONG dạy học văn THUYẾT MINH ở lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ DIỆU LINH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH Ở LỚP 10

Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt.
Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Thị Lan

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Diệu Linh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Trịnh Thị Lan, người đã


tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn LL& PPDH bộ môn Văn và tiếng Việt khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm
Hà Nội. Xin cảm ơn các giáo viên và học sinh trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải
Phòng và trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội đã góp ý, nhận xét, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong hội
đồng bảo vệ đã có những nhận xét và đánh giá cho luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2019
Người thực hiện luận văn
Vũ Diệu Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................7
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................7
5. Giả thuyết khoa học...........................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8
7. Cấu trúc luận văn...............................................................................................9
NỘI DUNG.............................................................................................................10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VIẾT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH
Ở LỚP 10.............................................................................................................10
1.1 Cơ sở lí luận................................................................................................10
1.1.1 Một số vấn đề về văn bản thuyết minh.................................................10
1.1.1.1 Khái niệm “văn bản thuyết minh”.....................................................10
1.1.1.2 Đặc trưng của văn bản thuyết minh...................................................17
1.1.1.3 Vai trò của văn bản thuyết minh........................................................22
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến năng lực viết của học sinh THPT...........25


1.1.2.1 Năng lực............................................................................................25
1.1.2.2 Năng lực ngôn ngữ............................................................................30
1.1.2.3 Năng lực viết.....................................................................................32
1.1.2.4 Năng lực viết của học sinh THPT......................................................35
1.2 Cơ sở thực tiễn............................................................................................38
1.2.1. Nội dung dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình SGK Ngữ
văn THPT......................................................................................................38
1.2.1.1 Mục đích và yêu cầu của dạy học làm văn thuyết minh ở THPT.......38
1.2.1.2 Đặc điểm của phần làm văn thuyết minh ở THPT.............................41
1.2.2. Tình hình dạy học viết văn thuyết minh của giáo viên THPT...............45
1.2.3. Hứng thú và hiệu quả học làm văn thuyết minh của học sinh THPT...48
Tiểu kết chương I..............................................................................................50
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT BÀI
VĂN THUYẾT MINH CHO HỌC SINH LỚP 10...............................................52
2.1 Nguyên tắc đối với việc tổ chức dạy học làm văn thuyết minh ở trường
THPT................................................................................................................52
2.1.1 Bám sát mục tiêu dạy học viết văn bản thuyết minh của chương trình
Ngữ văn 10....................................................................................................52
2.1.2. Dạy học viết văn bản thuyết minh gắn với thực tiễn, thông qua thực

hành............................................................................................................... 54
2.1.3 Đảm bảo tính vừa sức và tích cực hóa trong hoạt động của HS...........55
2.1.4 Đảm bảo tính tích hợp trong dạy học...................................................57
2.2. Một số biện pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học phát triển năng lực làm văn
thuyết minh ở trường THPT..............................................................................60
2.2.1 Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H để tìm hiểu đề và lập dàn ý..........60


2.2.2 Sử dụng sketchnote để hệ thống hóa và xử lí thông tin.........................64
2.2.3 Sử dụng bảng đánh giá ARMS & COPS để chỉnh sửa và hoàn thiện bài
viết................................................................................................................. 69
2.2.4 Sử dụng potfolio học tập để theo dõi tiến trình học và đánh giá năng lực
của học sinh...................................................................................................80
2.3. Đề xuất thiết kế bài giảng và tổ chức dạy học làm nhóm bài văn thuyết
minh văn học cho học sinh lớp 10.....................................................................86
2.3.1 Xây dựng chủ đề dạy học làm bài văn thuyết minh văn học.................86
2.3.2. Đề xuất cách triển khai bài giảng nhóm bài thuyết minh văn học........99
Tiểu kết chương II...........................................................................................116
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.....................................................117
3.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................117
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm...............................................117
3.3. Nội dung thực nghiệm..............................................................................118
3.4. Quy trình thực nghiệm.............................................................................119
3.5 Giáo án thực nghiệm.................................................................................120
3.6. Kết quả thực nghiệm................................................................................128
3.6.1 Cách thức đo nghiệm..........................................................................128
3.6.2 Kết quả đo nghiệm..............................................................................131
Tiểu kết chương III.........................................................................................135
KẾT LUẬN...........................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................138

PHỤ LỤC.............................................................................................................. 144


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS:

Học sinh

GV:

Giáo viên

NXB:

Nhà xuất bản

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

SGK:

Sách giáo khoa


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội, sự đổi mới không ngừng của khoa học công
nghệ và thách thức trước cuộc Cách mạng 4.0 đã đặt ra những yêu cầu ngày càng
cao đối với nguồn nhân lực, điều đó tạo ra những nhiệm vụ rất lớn cho sự nghiệp
giáo dục. Đó là giáo dục phải tập trung đào tạo những con người có thể đáp ứng
được thời đại đang thay đổi không ngừng: giáo dục hướng tới việc tạo ra các công
dân toàn cầu. Chính vì thế, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, từ lâu, đã
là xu hướng phổ biến trên thế giới và nền Giáo dục Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng ấy. Đó cũng là mục tiêu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” [1; tr.4].
Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông
là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân
lực trong chiến lược phát triển đất nước. Trong nhà trường phổ thông, ngoài việc
trang bị kiến thức thì việc hình thành và phát triển năng lực cho người học đóng vai
trò quan trọng. Trong đó năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực cốt lõi,
cần hình thành và phát triển cho người học ở trường phổ thông.
1.2 Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong đó có năng lực viết cho HS là
một trong những yêu cầu cơ bản của môn Ngữ văn trong nhà trường Phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (12/2018) đặt ra yêu cầu chung với
tất cả các cấp học là phải hình thành kĩ năng viết cho người học: “Viết được những
kiểu văn bản khác nhau với nội dung và hình thức biểu đạt có độ phức tạp tăng dần
qua từng lớp học, cấp học; bảo đảm các yêu cầu về chính tả, từ vựng, ngữ pháp,
phong cách, ngữ dụng, yêu cầu về đặc điểm của kiểu văn bản; biết thể hiện các ý
1



tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục.”
[3, tr7].
Đối với cấp học THPT, để hình thành kĩ năng viết cho người học, chương
trình tập trung chủ yếu vào văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Trong đó, HS từ
lớp 10 đến lớp 12 cần đạt được mục tiêu là viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận
và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng
quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật;
có chủ kiến về một vấn đề xã hội.
1.3 Với mục đích cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất,
nguyên nhân... của sự việc, hiện tượng trong đời sống, văn bản thuyết minh là loại
văn bản có tính ứng dụng cao và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Người viết
văn bản thuyết minh sử dụng kiểu văn bản này vào các hoạt động như quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn du lịch, kêu gọi đầu tư, viết sách, báo… Do đó, việc
dạy học văn bản thuyết minh cho HS ở trường THPT trở nên rất cần thiết, giúp các
em có thể thuần thục và tự tin sử dụng kiểu văn bản này vào các hoạt động trong
công việc tương lai.
Về văn bản thuyết minh, chương trình chủ yếu yêu cầu viết về những vấn đề
có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu có những quy ước theo
thông lệ; khi cần, biết kết hợp thuyết minh với các yếu tố nghị luận, tự sự, miêu tả,
biểu cảm; kết hợp các thông tin khách quan với cách nhìn nhận, và có đánh giá
mang dấu ấn cá nhân của người viết. Đồng thời chương trình đổi mới cũng yêu cầu
HS biết cách tạo lập và trình bày các văn bản đa phương tiện với yêu cầu cao hơn
cấp trung học cơ sở về nội dung và hình thức thể hiện. Chương trình giáo dục phổ
thông môn Ngữ văn cũng đặt ra yêu cầu tôn trọng sở hữu trí tuệ, tránh đạo văn đối
với việc tạo lập văn bản thuyết minh.
Do những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
(12/2018), việc dạy làm văn bản thuyết minh cho HS THPT lại càng trở nên cấp
thiết hơn.


2


Trong thực tế dạy học hiện nay, việc dạy học làm văn thuyết minh ở nhà
trường THPT chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Trong nhà trường, văn bản tự sự,
miêu tả, hành chính công vụ được học rất sớm ở tiểu học. Nhưng văn bản thuyết
minh thì lại là một kiểu văn bản mới lạ đối với HS trung học. Điều đó gây ra không
ít khó khăn đối với cả người dạy và người học. Bởi đây là kiểu bài chưa có tính
truyền thống đối với HS như kiểu bài tự sự, miêu tả, nghị luận. Cũng cần nói thêm
là vốn sống, vốn tri thức của người học còn hạn chế nên khi yêu cầu thuyết minh,
các em gặp khó khăn. Do đó, mặc dù đã tiếp xúc với văn bản thuyết minh từ lớp 8
THCS, nhưng HS lớp 10 vẫn gặp những khó khăn trong việc tạo lập kiểu văn bản
này. Đó là vẫn còn nhiều HS chưa biết cách học, chưa vận dụng các kiến thức đã
học vào quá trình viết, chưa biết cách xử lí và vận dụng thông tin.
Trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 các em được học sáu tiết về lý
thuyết liên quan đến văn thuyết minh (Lập dàn ý bài văn thuyết minh, Các hình thức
kết cấu của văn bản thuyết minh, Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh,
Phương pháp thuyết minh, Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, Tóm tắt văn bản
thuyết minh) và có ba bài viết văn thuyết minh (bài viết số 4, 5, 6). Đó là một dung
lượng không nhỏ mà người dạy có thể tận dụng để thiết kế những hoạt động học tập
nhằm rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh cho HS, từ đó phát triển năng lực viết
cho các em.
Vì những lí do trên, người viết xác định đề tài nghiên cứu là Phát triển năng
lực viết cho học sinh trong dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn ở
trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu về năng lực và dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực người học là xu thế của toàn cầu. Do đó việc
nghiên cứu về năng lực và dạy học phát triển năng lực cho người học là chủ đề

được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm

3


Trong cuốn Typology of knowledge, skills and competences: clarification of
the concept and prototype, nhóm tác giả Jonathan Winterton - Françoise Delamare Le Deist Emma Stringfellow đã đưa ra khái niệm kĩ năng, phân biệt kĩ năng với
kiến thức, năng lực. Trong đó, tác giả chỉ ra tầm quan trọng của việc kết hợp 3 yếu
tố kiến thức – kĩ năng – năng lực vào dạy học để nâng cao kết quả đầu ra cho HS và
hình thành các năng lực cần có của các em.
Ở Việt Nam, Tác giả Đỗ Ngọc Thống đã chỉ ra điểm thống nhất trong cách
hiểu bản chất của khái niệm năng lực: “Năng lực là sự tổng hợp của nhiều yếu tố
(kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm và nhiều nguồn lực tinh
thần khác; năng lực tức là phải có khả năng thực hiện, phải thông qua làm, qua
hành động để đo đếm và năng lực là phải tính đến hiệu quả của việc vận dụng kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm và hiểu biết... nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống.”
Trong bài báo Năng lực giao tiếp như là kết quả phát triển tổng hợp kiến
thức và các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe trong dạy học Ngữ văn, in trên Tạp chí
Khoa học ĐHSP TPHCM, số 56 năm 2014, tác giả Nguyễn Thành Thi đã có những
đánh giá về thực trạng dạy học năng lực giao tiếp của chương trình giáo dục hiện
hành. Trong đó, các kĩ năng đọc, viết được coi trọng nhưng vẫn chưa được đánh giá
và giảng dạy đúng mức. Còn các kĩ năng nghe và nói thường bị bỏ qua. Do đó, tác
giả đã đưa ra một số đề xuất như xây dựng hệ thống chuẩn kiến thức kĩ năng cốt lõi,
lựa chọn hệ thống văn bản với các mức độ phức tạp tăng dần…để phát triển đồng
thời cả bốn kĩ năng trong năng lực giao tiếp.
Bàn về năng lực viết, từ lâu các tác giả V. Evans với cuốn sách Successful
writing proficiency đã chỉ ra khái niệm, vai trò, cấu trúc và một số biện pháp dạy
học phát triển năng lực viết cho người học gắn với các dạng bài viết cụ thể. Các tác
giả khác như J.Hammer (2004); Rosenfeld, Courtney, & Fowles (2004) cũng đã tiếp

tục nghiên cứu, đưa ra các khái niệm về việc dạy học viết, các cách phân chia giai
đoạn viết và chỉ ra các tiêu chí đánh giá năng lực viết của người học.

4


Ở Việt Nam, nghiên cứu về dạy học phát triển khả năng viết cho HS đã có từ
lâu song chỉ dừng lại ở mức dạy học kĩ năng viết:
Cuốn sách Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người
học ở trường phổ thông do Lê Đình Trung chủ biên đã làm rõ những vấn đề yêu cầu
năng lực ngôn ngữ trong đó có năng lực viết, giới thiệu một số phương pháp dạy
học phát triển năng lực cho người học.
Trong cuốn Dạy học phát triển năng lực cho Ngữ văn trung học phổ thông
do Đỗ Ngọc Thống chủ biên, nhóm tác giả đã chỉ ra vai trò của việc dạy học phát
triển năng lực viết cho người học trong bối cảnh đổi mới Chương trình giáo dục.
Các tác giả cũng đã làm rõ những yêu cầu cụ thể của năng lực viết đối với người
học trong môn Ngữ văn THPT, chỉ ra các giai đoạn viết và chiến lược cụ thể của
mỗi giai đoạn, chỉ ra những nguyên tắc, yêu cầu của việc dạy học viết. Quan trọng
hơn, cuốn sách cũng đã thể hiện một số phương pháp dạy học cụ thể để phát triển
năng lực viết cho người học.
2.2 Nghiên cứu về dạy học làm văn thuyết minh
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã đặt ra vấn đề về việc dạy viết văn
bản thuyết minh ở các nhà trường và coi văn bản thuyết minh như một dạng của văn
bản thông tin (informational texts).
Các chương trình dạy học của Hoa Kì, Anh, Úc phân chia văn bản thành các
loại văn bản hư cấu (imaginative texts), văn bản thuyết phục (persuasive texts), và
văn bản thông tin (informational texts). Trong đó, trong tài liệu về Văn bản thông
tin của trường Wayne County School, nhóm tác giả đã liệt kê văn bản thuyết minh
(demonstrated essay) là một trong những dạng của văn bản thông tin. Ở các nước
phát triển, văn bản thuyết minh được giới thiệu cho HS từ rất sớm: trong chương

trình lớp 6 của Hoa Kì, văn bản thuyết minh được đề cập dưới dạng văn bản thông
tin và có một phần nội dung hướng dẫn HS viết một báo cáo nghiên cứu đi kèm với
những dẫn chứng cụ thể là bài viết của HS. Điều này cho thấy tầm quan trọng của
văn bản thuyết minh và khả năng ứng dụng rộng rãi của nó trong đời sống.

5


Trong công trình A study guide for reading and writing informational text on
primary grade, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra phương pháp dạy học viết văn thuyết
minh bắt đầu từ tìm hiểu đề, viết nháp, sửa chữa và xuất bản.
Nghiên cứu về việc dạy học văn thuyết minh ở trong nước đã có nhiều tác
giả quan tâm từ lâu:
Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt, nhóm tác giả Lê A, Nguyễn
Quang Ninh, Bùi Minh Toán trình bày về lý thuyết dạy học, nêu ra các phương pháp
dạy tiếng Việt nói chung, phương pháp dạy cho từng nhóm bài như làm văn, phong
cách học, từ vựng, ngữ pháp… trong đó có nhóm bài văn thuyết minh nhưng chưa
có các biện pháp cụ thể dành riêng cho nhóm bài này.
Trong cuốn sách Làm văn, tác giả Đỗ Ngọc Thống đã đưa ra khái niệm văn
thuyết minh, chỉ ra đặc trưng và hướng dẫn cách làm cụ thể cho từng nhóm bài văn
thuyết minh.
Tác giả Trần Thị Thành trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh cũng đã
đưa ra hệ thống các bài tập rèn kĩ năng, từ đó nêu một số lưu ý trong khi làm văn
thuyết minh.
Luận văn Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 vận dụng kiến thức, kĩ năng
làm bài văn thuyết minh của Nguyễn Thị Ngọc Yến cũng đã đưa ra khái niệm, phân
tích đặc trưng của văn bản thuyết minh. Trong luận văn có khảo sát và đưa ra các
biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 vận dụng kiến thức, kĩ năng làm bài văn
thuyết minh theo từng nhóm bài, bám sát theo định hướng của SGK Ngữ văn 10.
Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập đánh giá kết quả học tập

nhóm bài làm văn thuyết minh của học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng
lực của Bùi Thị Ngọc Trâm cũng có tập trung vào việc dạy học làm văn thuyết minh
nhưng chủ yếu quan tâm đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập làm văn
thuyết minh để đánh giá năng lực HS.
Như vậy, đối với việc nghiên cứu về dạy viết văn thuyết minh, các tác giả ở
Việt Nam chủ yếu giới thiệu đặc điểm văn thuyết minh, phương pháp thuyết minh,
hướng dẫn cách làm bài cho các nhóm bài văn thuyết minh và tập trung xây dựng

6


hệ thống bài tập làm văn thuyết minh. Tuy nhiên các biện pháp dạy học văn thuyết
minh cho học sinh THPT ít được nhắc tới và chưa nêu ra được các kĩ thuật dạy học
cụ thể để phát triển năng lực viết cho HS.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn nghiên cứu cách thức tổ
chức dạy học viết bài văn thuyết minh cho HS THPT theo hướng tích cực và tích
hợp để tạo hứng thú học tập, phát triển năng lực viết văn bản thuyết minh cho HS,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu bao gồm việc xác
định các khái niệm cơ bản, việc tìm hiểu đánh giá thực trạng dạy làm văn thuyết
minh nói chung, viết bài văn thuyết minh nói riêng ở lớp 10 hiện nay.
- Xác định những nguyên tắc, phương pháp, quy trình tiến hành cơ bản của
việc dạy viết bài văn thuyết minh ở lớp 10 hiện nay.
- Thực nghiệm sư phạm đối với những phương pháp, biện pháp mới đã đề
xuất trong luận văn để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu cách thức phát triển năng lực viết cho người học thông
qua dạy học kiểu bài văn thuyết minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực viết bài văn thuyết
minh cho HS lớp 10, ứng với nội dung dạy học hiện hành là dạy viết bài thuyết
minh văn học: thuyết minh về một tác giả, một tác phẩm văn học, một thể loại văn
học.

7


5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc dạy học làm văn thuyết minh chưa đạt được hiệu quả phát
triển năng lực viết cho HS. Do đó nếu có những giải pháp tác động hiệu quả đến
quá trình viết của HS và tạo môi trường thực hành cho các em thì chắc chắn sẽ nâng
cao năng lực viết cho người học. Nếu đề xuất được quy trình và cách thức tổ chức
dạy học viết bài văn thuyết minh văn học, luận văn sẽ cung cấp những giải pháp
thiết thực cho GV trong quá trình dạy làm văn thuyết minh để nâng cao năng lực
viết cho HS lớp 10.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu
Người viết luận văn tiến hành thu thập, lựa chọn, phân tích, tổng hợp các tài
liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, tạp chí khoa học, chuyên luận… liên quan
đến dạy học viết, dạy học tích cực, các phương pháp dạy học viết văn thuyết
minh… một cách tổng thể, toàn diện, khoa học để đưa ra cái nhìn khách quan, chính
xác về vấn đề nghiên cứu.
6.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Thực hiện so sánh phương pháp, cách tổ chức dạy học làm văn thuyết minh ở
lớp 8 THCS với lớp 10 THPT, so sánh chương trình SGK Ngữ văn hiện hành và
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (12/2018) để đưa ra cách thức tổ chức dạy

học cho phù hợp.
6.3 Phương pháp điều tra, khảo sát
Điều tra bằng phiếu khảo sát một số HS các trường THPT trên địa bàn Hà
Nội và Hải Phòng để có kết luận chính xác về thực trạng dạy học làm văn thuyết
minh.
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm cách tổ chức dạy học làm văn thuyết minh cho một nhóm đối
tượng HS lớp 10 để xác định tính khả thi của các phương pháp sẽ đưa ra.
6.5 Phương pháp thống kê toán học

8


Người viết sử dụng các phép thống kê toán học để xử lí thông tin thu thập
được trong quá trình nghiên cứu nhằm đo đạc tính hiệu quả của các phương pháp sư
phạm được đưa ra thực nghiệm.
7. Cấu trúc luận văn
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực viết cho học sinh
trong dạy học văn thuyết minh ở lớp 10
Chương II: Tổ chức dạy học phát triển năng lực viết bài văn thuyết minh cho học
sinh lớp 10
Chương III: Thực nghiệm sư phạm

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VIẾT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN THUYẾT
MINH Ở LỚP 10

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số vấn đề về văn bản thuyết minh
1.1.1.1 Khái niệm “văn bản thuyết minh”
Thuyết minh là thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống và nhiều
ngành khoa học. Theo Từ điển Hán Việt, thuyết có nghĩa là “nói lí lẽ nhằm làm cho
người ta nghe theo”, còn minh nghĩa là “sáng tỏ”. Thuyết minh là: “nói hoặc chú
thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc hoặc hình ảnh đã được đưa
ra”. Còn trong tiếng Anh, thuyết minh là “demonstrated”, Từ điển Cambridge giải
thích từ này có hai nghĩa: (1) làm cho một vật trở nên sáng tỏ, (2) giải thích một đối
tượng và chỉ ra nó hoạt động như thế nào. Như vậy, khái niệm thuyết minh chính là
làm rõ, làm sáng tỏ một đối tượng về các đặc điểm, tính chất của nó.
Bàn về khái niệm văn thuyết minh, trong chương trình SGK của các nước
nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Pháp… có phân chia ra một số loại văn bản như
poetry, journal, expository essay, … Loại văn bản demonstrated essay là loại văn
bản trong đó người viết trình bày hiểu biết của mình về một đối tượng, lí giải cách
thực hiện một vấn đề, bằng cách sử dụng các kiến thức khoa học hoặc hiểu biết cá
nhân để giúp người đọc có được hình dung chung nhất về đối tượng đó.
Trong đó, văn bản definition essay (văn định nghĩa) và demonstrated essay
(văn sáng tỏ) là hai loại văn bản dễ bị nhầm lẫn. Cả hai loại văn bản này đều có
hình thức là đưa ra khái niệm và đặc điểm của đối tượng để nhằm giúp người đọc có
được hiểu biết về đối tượng đó. Tuy nhiên, văn bản definition lại hướng tới việc đưa
ra định nghĩa theo từ điển để nhằm xác định khái niệm của đối tượng thuyết minh.
Còn văn bản demonstrated lại sử dụng phương pháp trình bày, giải thích về đặc

10


điểm, tính chất, nguồn gốc của đối tượng đó. Do đó, tuy cùng mục đích là làm sáng
tỏ đối tượng nhưng hai loại văn bản này lại dùng các phương thức khác nhau, mức
độ thâm nhập đối tượng khác nhau.

Còn ở Việt Nam, việc nghiên cứu về văn bản thuyết minh từ lâu đã được chú
ý tới. Đã có một số học giả đưa ra khái niệm về loại văn bản này tuy nhiên các khái
niệm vẫn còn chưa được thống nhất với nhau.
Theo Ngữ văn 8, Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông tin thông dụng
trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính
chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng
phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. [6, tr.117]
Còn theo tác giả Đỗ Ngọc Thống, Văn thuyết minh là một kiểu văn bản được
sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống. Đó là loại văn bản được soạn thảo với
mục đích trình bày, giới thiệu tính chất, cấu tạo, công dụng, lí do phát sinh, quy
luật phát triển, biến hóa của sự vật, hiện tượng nhằm cung cấp những thông tin về
các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống tự nhiên và xã hội, hướng dẫn cho con
người tìm hiểu chúng. [2, tr.10]
Như vậy, có thể thấy tuy chưa có được một khái niệm chung về văn bản
thuyết minh, song các tác giả đã thống nhất ở một điểm: đó là coi văn bản thuyết
minh là một loại văn bản thông tin có sử dụng các hình thức trình bày, giải thích…
để làm rõ về tính chất đặc điểm… của một sự vật, hiện tượng trong đời sống tự
nhiên và xã hội một cách khách quan và khoa học.
Để hiểu rõ hơn về văn bản thuyết minh, ta cần có sự đối sánh, phân biệt với
các loại văn bản khác. Để làm rõ những đặc điểm của văn bản thuyết minh, người
viết so sánh với các loại văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận. Mỗi loại văn bản đều có
những mục đích và yêu cầu riêng.
Cùng là phản ánh sự vật, sự việc trong đời sống nhưng văn tự sự và văn
thuyết minh lại có cách biểu hiện khác nhau về cùng một đối tượng.Văn tự sự là
kiểu văn bản dùng để trình bày sự việc, nhân vật từ đó rút ra bài học, thái độ của
người viết. Trong khi đó, văn thuyết minh tôn trọng sự thực và cố gắng thông tin về

11



sự vật, sự việc thuyết minh sát với thực tế nhất có thể. Sự khác biệt này xuất phát từ
chính mục đích của các kiểu văn bản. Trong văn tự sự, hư cấu, tưởng tượng là đặc
điểm nổi bật. Hư cấu không chỉ là phương tiện mà còn là mục đích, thể hiện ý đồ
nghệ thuật của nhà văn. Còn đối với văn thuyết minh, các yếu tố hư cấu được sử
dụng hết sức hạn chế, nếu có cũng chỉ là phương tiện để việc chuyển tải tri thức trở
nên nhẹ nhàng, lôi cuốn. Là văn bản nghệ thuật nên ngôn ngữ văn bản tự sự là ngôn
ngữ nghệ thuật mang đặc trưng linh hoạt, giàu hình tượng và thường đa nghĩa. Còn
văn bản thuyết minh là văn bản thông tin, nên ngôn ngữ văn bản thuyết minh là
ngôn ngữ khoa học với những yêu cầu về tính chặt chẽ, lôgic, đơn nghĩa.
Ví dụ cùng nói về đối tượng Hồ Gươm, Hà Nội nhưng văn bản tự sự và văn
bản thuyết minh lại có những cách tiếp cận đối tượng khác nhau. Văn bản tự sự chú
trọng kể chuyện còn văn bản thuyết minh hướng tới việc tái hiện kiến thức khoa
học:
(1) Văn bản tự sự: “Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng
coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến
xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng
trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức
Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một
đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng
nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ
thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một
chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt vừa
rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy
mắc vào lưới. Lấy làm lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Bỗng
chàng reo lên:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!

12



Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan
dạ, không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến
nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà.
Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào
lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi
qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên
mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê
Lơi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem
chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì
vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện
đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo
đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh
gươm thần tung hoàng khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của
nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm
giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới
chiếm được của giặc tiếp tế cho họ. Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi,
cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã là vua - cưỡi
thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi
lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con
rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại.
Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.
Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó

đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”

13


Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp
lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn
còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh
Tù đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm” [5,
tr.39 - 41]
(2) Văn thuyết minh: “Hồ Gươm có rất nhiều tên gọi khác nhau, trước kia
hồ có tên gọi là hồ Lục Thủy, bởi màu nước xanh như ngọc, tuyệt đẹp. Vào thời vua
Lê – chúa Trịnh thì hồ dùng để duyệt quân, luyện binh nên còn có tên gọi là hồ
Thủy Quân, hồ Tả Vọng, Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm bắt đầu xuất hiện vào đầu
thế kỷ XV, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Thần.
Chuyện xưa kể rằng, trong một lần dạo chơi trên thuyền rồng ở giữa Hồ Gươm,
bỗng từ đâu xuất hiện một con Rùa lớn, đòi nhà vua hoàn trả lại thanh gươm mà
Long Vương đã cho mượn để dẹp tan giặc Minh thuở trước. Lê Lợi bèn rút gươm ra
trả, rùa ngậm lấy gươm rồi lặn mất, từ đó hồ còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn
Kiếm.”. [42, tr.75]
Như vậy nếu trong văn thuyết minh có sử dụng yếu tố tự sự thì tự sự sẽ là
một công cụ để giới thiệu những tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp cho
bài văn trở nên sinh động hơn.
So với văn miêu tả, văn thuyết minh tuy có sự tương đồng trong đối tượng
khai thác, có thể là một cảnh thiên nhiên, một con người, một con vật, đồ vật, cây
cối… những giữa hai kiểu văn bản này vẫn có những điểm khác biệt.
Vẫn là các sự vật, hiện tượng, nhưng văn miêu tả thường tập trung mô tả một
sự vật cụ thể, xác định. Ví dụ, tả con chó cụ thể (chứ không phải loài chó nói
chung), tả cây phượng cụ thể (chứ không phải cây phượng nói chung). Còn thuyết
minh thì hướng tới việc làm rõ một sự vật nói chung: thuyết minh về loài chó,

thuyết minh về cây phượng... Cũng có trường hợp thuyết minh về một sự vật cụ thể,
khi đó phải là sự vật duy nhất, phải nổi tiếng ai cũng biết và thường là những danh
thắng, danh nhân… như thuyết minh về cố đô Huế, thuyết minh về cầu Tràng Tiền,
thuyết minh về Bác Hồ…

14


Mục đích chính của miêu tả là cho người đọc hình dung ra hình ảnh của đối
tượng. Trong khi đó, mục đích chính của thuyết minh là giúp người đọc hiểu đối
tượng. Miêu tả tác động chủ yếu vào tình cảm; thuyết minh tác động chủ yếu vào
nhận thức. Sự khác nhau về mặt nguyên tắc này dẫn đến hai kiểu văn bản khác nhau
về phương thức biểu đạt. Nếu văn miêu tả “vẽ” nên một cách cảm tính những gì
nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy,… kể cả cảm nhận một cách mơ hồ về đối tượng; thì
văn thuyết minh phân tích, giải thích một cách logic, có lý về cấu tạo, vận hành, sự
phát triển,… của đối tượng. Nếu văn miêu tả thường sử dụng các từ ngữ mang tính
hình tượng, gợi tả, ví dụ, các từ tượng hình, tượng thanh, các phép tu từ (nhân hoá,
so sánh,…); thì văn thuyết minh thường dùng các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ
không mang sắc thái biểu cảm. Chính vì vậy mà văn miêu tả dùng giọng biểu cảm
theo chủ quan cá nhân; còn văn thuyết minh thể hiện tính khách quan, giữ giọng
trung tính hoặc chỉ biểu cảm ở mức độ hạn chế.
Ví dụ, đối tượng là cái nón, vẫn đề cập đến hình dáng, chất liệu, cách làm…
nhưng mục đích, cách tiếp cận, cách biểu đạt của văn miêu tả và văn thuyết minh lại
rất khác nhau.
Văn miêu tả: “Phiên chợ hôm trước má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất
thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi
đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ
đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người
bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng. Má buộc vào nón một
chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai

rất vừa cằm.” (Tiếng Việt lớp 4, tập 2)
Văn thuyết minh: “Lá làm nón có thể là lá cọ hoặc một số loại lá rừng.
Vành nón làm bằng tre to bằng chiếc đũa uốn thành một khung tròn tạo nên miệng
nón và làm cho nó có độ cứng. Sau vành nón là các vòng nón, được vót nhỏ như
chiếc nan hoa xe đạp, uốn thành từng vòng tròn nhỏ dần, cả thảy 15 vòng, tạo
thành một khung hình chóp xinh xắn. Tạo được khung thì đến giai đoạn chằm
(khâu) nón. Thường thì chằm bằng sợi cước, sợi móc, nhỏ nhưng dai, màu trắng

15


hoặc trong suốt. Nón khâu xong, người ta quết dầu cho bóng rồi phơi khô để dầu
bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.” [43, tr.73]
Tuy vậy văn thuyết minh cũng có thể dùng các yếu tố miêu tả làm yếu tố bổ
trợ giúp cho đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động, gần gũi với người đọc.
Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh đóng vai trò giúp người đọc có nhận
thức đúng đắn, sáng tỏ về hình thức của đối tượng thuyết minh. Trong văn bản
thuyết minh, điểm nhìn của người viết khi miêu tả là điểm nhìn mang tầm bao quát
cao và khách quan về đối tượng để mang đến cho người đọc cái nhìn tổng thể về đối
tượng thuyết minh.
Trong quá trình viết văn thuyết minh, người viết rất dễ nhầm lẫn sang văn
nghị luận khi bộc lộ quan điểm cá nhân nhưng hai loại văn bản này có những điểm
khác nhau nằm trong bản chất và mục đích sử dụng.
Văn bản nghị luận là kiểu văn bản trong đó người viết (người nói) trình bày ý
kiến của mình bằng cách dùng lí luận (bao gồm cả dẫn chứng và lí lẽ) để làm sáng
rõ một vấn đề nào đó, nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình với
ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất. Như vậy, mục
đích của văn bản nghị luận là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư
tưởng, quan điểm nào đó.. Về mặt ngôn ngữ, văn bản nghị luận chú trọng sự chính
xác, chặt chẽ, vì mục đích của diễn đạt trong văn nghị luận là nhằm phản ánh rõ

ràng, chính xác quá trình tư duy để đạt đến việc nhận thức chân lí.
Khác với văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức
một cách khách quan, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện
tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Do đó văn
bản thuyết minh phải có cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng. Người viết
không vì tình cảm riêng mà áp đặt người đọc phải hiểu theo cách của người viết.
Chính vì vậy mà ngôn ngữ của bài thuyết minh cần chính xác, giản dị, gần gũi với
đời sống, với khoa học và phù hợp với người đọc cũng như đối tượng được giới
thiệu.

16


Nói tóm lại, văn bản thuyết minh có những đặc trưng riêng. Những đặc trưng
đó làm cho nó trở thành một kiểu văn bản riêng biệt, và nhờ đó, chúng ta có thể
phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác như văn bản nghị luận, miêu
tả, tự sự. Sự phân biệt này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong dạy học và ứng dụng
trong đời sống thực tế.
1.1.1.2 Đặc trưng của văn bản thuyết minh
Bởi mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp thông tin về sự vật, hiện
tượng nên chúng sẽ phải tuân thủ một số đặc điểm sau:
a. Tính khách quan
Đây là đặc trưng cơ bản của văn thuyết minh xuất phát từ chính mục đích
của chúng: cung cấp thông tin để làm rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của
một sự vật hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. Tính chất này yêu cầu văn
thuyết minh phải bám sát vào sự vật hiện tượng để có thể mô tả một cách chính xác
nhất, chân thực nhất để người đọc có được hình dung gần nhất với sự vật, hiện
tượng đó. Đồng thời nhờ có đặc điểm này, văn thuyết minh sẽ tìm ra được các đặc
trưng riêng biệt để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
Văn bản thuyết minh có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như tự

sự, miêu tả… nhưng để nhằm mục đích giúp người đọc có được thông tin chính xác
nhất về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
Tính khách quan của văn bản thuyết minh được hiểu trên hai phương diện:
- Tính khách quan được hiểu là thái độ bình thản, trung thực của người viết
trước đối tượng thuyết minh. Người viết có thể vẫn xen vào cảm xúc nhưng không
để cảm xúc lấn át đối tượng thuyết minh.
- Tính khách quan được thể hiện ở tri thức của bài văn thuyết minh: phù hợp
với quy luật vận động và phát triển của đối tượng, phù hợp với tư duy logic, khoa
học.
Để đảm bảo tính khách quan trong một văn bản thuyết minh, trước hết người
viết phải xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cũng như đặc trưng của văn bản thuyết
minh. Điều này sẽ hình thành ở người viết thái độ và phương pháp tiếp cận, mô tả,
17


trình bày về đối tượng một cách trung thực, chính xác. Do đó người viết phải có tri
thức chắc chắn và hiểu biết sâu sắc về đối tượng thuyết minh. Trong quá trình tạo
lập văn bản thuyết minh, người viết phải dựa trên quan sát thực tế, tìm hiểu thông
tin từ nhiều nguồn thì mới có thể trình bày hiểu biết khoa học về đối tượng thuyết
minh một cách tốt nhất.
Đồng thời, tính chất khách quan của văn thuyết minh cũng đặt ra yêu cầu với
người viết là phải sắp xếp các thông tin một cách hợp lí, sử dụng ngôn ngữ và giọng
điệu khách quan tương ứng. Người viết sẽ không được vì tình cảm cá nhân mà thêm
bớt làm ảnh hưởng đến việc phản ánh đối tượng thuyết minh, khiến người đọc hiểu
sai về đối tượng.
b. Tính khoa học
Có thể nói, tính khoa học là tính chất nổi bật và là bản chất của kiểu văn bản
thuyết minh. Bởi “nhiệm vụ chủ yếu của văn bản thuyết minh là trình bày các đặc
điểm cơ bản của đối tượng được thuyết minh, cung cấp cho chúng ta những tri thức
khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp chúng ta hiểu biết về chúng một cách đầy

đủ, đúng đắn” [25, 227]. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ này, nội dung của văn
bản thuyết minh chủ yếu là trình bày tính chất, đặc điểm cấu tạo, cách dùng, quy
luật của đối tượng. Những tri thức này không thể hư cấu tưởng tượng mà phải xác
thực, và phù hợp với đặc điểm thực tế của sự vật, hiện tượng.
Theo sách Làm văn (Đỗ Ngọc Thống chủ biên), một văn bản thuyết minh chỉ
có thể đạt tới hiệu quả thông tin cao nhất khi đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phản ánh được đặc trưng, bản chất của sự vật: đó là khi thuyết minh phải
lựa chọn những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật hiện tượng. Đó là những đặc trưng
mà chỉ có sự vật đó có, khu biệt sự vật này với các sự vật khác.
- Thể hiện được cấu tạo, trình tự, logic của sự vật: khi thuyết minh cần phải
có trình tự nhất định để người đọc hiểu đúng, hiểu rõ về đối tượng thuyết minh.
Người viết có thể lựa chọn một trong các kiểu kết cấu bài văn thuyết minh phổ biến
như trình tự thời gian, trình tự không gian, trình tự logic, nhận thức, trình tự hỗn
hợp…

18


×