Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

PHỐI hợp các lực LƯỢNG TRONG CỘNG ĐỒNG GIÁO dục sức KHOẺ SINH sản vị THÀNH NIÊN CHO học SINH TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG MƯỜNG GIÔN QUỲNH NHAI sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.63 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

BÙI MINH TRUNG

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG CỘNG ĐỒNG
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MƯỜNG GIÔN - QUỲNH NHAI - SƠN LA

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lò Mai Thoan

HÀ NỘI - 2019


Lời cảm ơn!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo
Khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô phòng Sau đại
học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới TS Lò Mai Thoan, người trực tiếp
hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện
công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên và học sinh trường
THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận


văn của mình. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
khoá học và công trình nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình hoàn thành công trình bản thân đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy
cô.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả

Bùi Minh Trung

1


MỤC LỤC
1.2.3.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông.............................................16
1.2.3.7. Các lực lượng tham gia giáo dục SKSSVTN cho học sinh THPT.......................38
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phối hợp các lực lượng xã hội trong cộng đồng
giáo dục SKSSVTN cho học sinh THPT......................................................................
* Nhận thức của giáo viên, cán bộ y tế xã, cha mẹ học sinh, học sinh THPT về vai
trò của việc GD SKSSVTN đối với học sinh THPT nói chung và xã hội nói
riêng..................................................................................................................................
Tiểu kết chương 1...................................................................................................................
2.1. Khái quát về tổ chức quá trình khảo sát thực trạng.................................................
2.1.1. Mục đích, đối tượng, nội dung khảo sát..................................................................46
2.1.2. Phương pháp khảo sát.............................................................................................49
2.1.3. Cách xử lý số liệu khảo sát:....................................................................................49
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.......................................................................................
2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về SKSS..........................................................50

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh về sức khoẻ sinh sản...........................64
2.3.2.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh về khái niệm sứcc khoẻ sinh sản.......................64
2.3.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ trung tâm y tế về sức khoẻ sinh sản
vị thành niên............................................................................................................69
2.4. Thực trạng các lực lượng cộng đồng trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh trường trung học phổ thông Mường Giôn, huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La............................................................................................................
2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học
sinh THPT........................................................................................................................
2.4.2. Thực trạng các phương pháp sử dụng giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
cho học sinh trung học phổ thông...........................................................................73
- Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT:.....73
Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 7 (phụ lục 3), kết quả thể hiện
ở bảng số 2.13.........................................................................................................73
2.4.3. Thực trạng tổ chức các hình thức giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh trung
học phổ thông..........................................................................................................75
2.4.4. Thực trạng huy động các nguồn lực trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành
niên cho học sinh trung học phổ thông...................................................................77
2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh
trung học phổ thông................................................................................................82
2.5. Đánh giá chung về thực trạng.......................................................................................
2.5.1. Những mặt đạt được................................................................................................84
2.5.2. Những hạn chế........................................................................................................85
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................................85
Tiểu kết chương 2...................................................................................................................
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.......................................................................................
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục đích giáo dục...................................................89
3.1.2. Nguyên tắc đồng bộ................................................................................................89
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương.........................................89
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển.......................................................90

3.2. Các biện pháp..................................................................................................................

2


3.2.1. Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong cộng
đồng để giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học phổ
thông........................................................................................................................90
* Mục đích của biện pháp................................................................................................90
3.2.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên, học sinh các lực lượng
xã hội, cha mẹ học sinh về sức khoẻ sinh sản vị thành niên...................................97
3.2.3. Nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội phát triển năng lực cho giáo viên
làm công tác giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học
phổ thông...............................................................................................................104
3.2.4. Nhà trường chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội trong cộng đồng thống
nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
cho học sinh trung học phổ thông.........................................................................107
* Mục đích của biện pháp..............................................................................................107
3.2.5. Nhà trường huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội phục vụ cho các hoạt
động chăm sóc sức khỏe vị thành niên cho học sinh trung học phổ thông...........110
3.2.6. Dựa vào cộng đồng tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học phổ thông......................112
3.3. Đánh giá về các biện pháp...........................................................................................118
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................................118
3.3.2. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp..........................................................119
Tiểu kết chương 3.................................................................................................................122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................123
PHỤ LỤC.................................................................................................................................129

3



DANH MỤC BẢNG
1.2.3.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông.............................................16
1.2.3.7. Các lực lượng tham gia giáo dục SKSSVTN cho học sinh THPT.......................38
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phối hợp các lực lượng xã hội trong cộng đồng
giáo dục SKSSVTN cho học sinh THPT......................................................................
* Nhận thức của giáo viên, cán bộ y tế xã, cha mẹ học sinh, học sinh THPT về vai
trò của việc GD SKSSVTN đối với học sinh THPT nói chung và xã hội nói
riêng..................................................................................................................................
Tiểu kết chương 1...................................................................................................................
2.1. Khái quát về tổ chức quá trình khảo sát thực trạng.................................................
2.1.1. Mục đích, đối tượng, nội dung khảo sát..................................................................46
2.1.2. Phương pháp khảo sát.............................................................................................49
2.1.3. Cách xử lý số liệu khảo sát:....................................................................................49
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.......................................................................................
2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về SKSS..........................................................50
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh về sức khoẻ sinh sản...........................64
2.3.2.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh về khái niệm sứcc khoẻ sinh sản.......................64
2.3.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ trung tâm y tế về sức khoẻ sinh sản
vị thành niên............................................................................................................69
2.4. Thực trạng các lực lượng cộng đồng trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh trường trung học phổ thông Mường Giôn, huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La............................................................................................................
2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học
sinh THPT........................................................................................................................
2.4.2. Thực trạng các phương pháp sử dụng giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
cho học sinh trung học phổ thông...........................................................................73
- Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT:.....73
Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 7 (phụ lục 3), kết quả thể hiện

ở bảng số 2.13.........................................................................................................73
2.4.3. Thực trạng tổ chức các hình thức giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh trung
học phổ thông..........................................................................................................75
2.4.4. Thực trạng huy động các nguồn lực trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành
niên cho học sinh trung học phổ thông...................................................................77
2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh
trung học phổ thông................................................................................................82
2.5. Đánh giá chung về thực trạng.......................................................................................
2.5.1. Những mặt đạt được................................................................................................84
2.5.2. Những hạn chế........................................................................................................85
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................................85
Tiểu kết chương 2...................................................................................................................
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.......................................................................................
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục đích giáo dục...................................................89
3.1.2. Nguyên tắc đồng bộ................................................................................................89
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương.........................................89
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển.......................................................90
3.2. Các biện pháp..................................................................................................................
4


3.2.1. Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong cộng
đồng để giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học phổ
thông........................................................................................................................90
* Mục đích của biện pháp................................................................................................90
3.2.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên, học sinh các lực lượng
xã hội, cha mẹ học sinh về sức khoẻ sinh sản vị thành niên...................................97
3.2.3. Nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội phát triển năng lực cho giáo viên
làm công tác giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học
phổ thông...............................................................................................................104

3.2.4. Nhà trường chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội trong cộng đồng thống
nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
cho học sinh trung học phổ thông.........................................................................107
* Mục đích của biện pháp..............................................................................................107
3.2.5. Nhà trường huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội phục vụ cho các hoạt
động chăm sóc sức khỏe vị thành niên cho học sinh trung học phổ thông...........110
3.2.6. Dựa vào cộng đồng tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học phổ thông......................112
3.3. Đánh giá về các biện pháp...........................................................................................118
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................................118
3.3.2. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp..........................................................119
Tiểu kết chương 3.................................................................................................................122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................123
PHỤ LỤC.................................................................................................................................129

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một phần ba dân số thế giới ở vào độ tuổi vị thành niên - là lứa tuổi từ 10 đến
19 tuổi và bốn phần năm dân số này hiện sống ở các nước đang phát triển.Vị thành
niên là giai đoạn tuổi phát triển mạnh mẽ về thể chất dẫn đến có những bước đột phá
về sự thay đổi tâm lý như: bồng bột, thiếu chín chắn, nhưng mong muốn khám phá thế
giới mãnh liệt và không loại trừ khám phá tình dục. Trong khi đó các em lại ít có hiểu
biết về giới tính, tình dục, kinh nghiệm sống và đặc biệt là hành vi tự kiềm chế bản
thân. Với việc bùng nổ thông tin như hiện nay, các giá trị văn hóa phương Tây xâm
nhập vào từng thành phố, làng mạc ở các nước thứ ba, thông tin đại chúng hiện nay
ngày càng nhiều hình ảnh về sex, bạo lực, hút thuốc, uống rượu, ma túy... làm thay đổi
và ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên. Các em đi

kiếm tìm những giá trị từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè cùng lứa, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao
nhạc nhẹ... để tự khẳng định mình. Các phương tiện thông tin đại chúng thường tránh
né các vấn đề về tình dục vị thành niên, dẫn đến những thông tin nhiều mâu thuẫn và
không rõ ràng không đáp ứng được nhu cầu của lứa tuổi vị thành niên về sức khỏe sinh
sản. Bên cạnh đó, tại các trường học hay ở mỗi gia đình việc giáo dục sức khỏe sinh
sản còn bị coi nhẹ, chưa thực sự tích cực, chỉ được lồng ghép trong các môn học mang
tính tượng trưng, đối phó.
Hiện nay ở Việt Nam trẻ vị thành niên chiếm khoảng 31% dân số, lứa tuổi đang
ở ngưỡng cửa cuộc đời nhưng lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
như nạn tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, xâm
hại tình dục, nạo phá thai,…. Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu
trẻ em do các cô gái tuổi vị thành niên sinh ra, chiếm khoảng 11% tổng số sinh. Theo
số liệu của bệnh viện Phụ sản trung ương - Việt Nam là 1 trong 5 nước có tỷ lệ phá
thai cao nhất trên thế giới, có 300.000 ca/năm, cao nhất Đông Nam Á, trong đó 20% ca
nạo phá thai là đối tượng trẻ vị thành niên. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y
tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm:
Năm 2016: 2,9%; năm 2017: 3,1%; năm 2018: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa
tuổi này là 2,2% (2016), 2,4% (2017) và 2,3% (2018). Các kết quả nghiên cứu khác
cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở vị thành niên Việt Nam ngày càng
sớm. Tuy nhiên, kiến thức của vị thành niên về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng 20,7% sử dụng
1


biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên…. . Những con số trên cảnh báo
sự suy giảm chất lượng nòi giống dân tộc, nguồn nhân lực quốc gia và tình hình bất ổn
xã hội trong tương lai. An toàn tình dục và sức khỏe sinh sản là một phần trong tổng thể
sức khỏe con người trong cả cuộc đời, nó liên quan chặt chẽ đến đời sống vật chất và
tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người.
Đối với học sinh THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La nằm trong lứa

tuổi vị thành niên việc thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản dẫn đến bị những biến
chứng nặng nề vì phá thai như: chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung, vô sinh... có khả
năng rất cao. Như chúng ta đã biết vô sinh đối với phụ nữ chưa có con đối với trẻ tuổi
vị thành niên như học sinh THPT là nỗi đau ê chề về thể chất và tâm hồn, gây nỗi ám
ảnh suốt cuộc đời cho các em. Chưa kể đến sự thiếu hiểu biết còn là nguyên nhân dẫn
tới các bệnh lây truyền như viêm nhiễm, nấm ngứa, lậu, giang mai và HIV/AIDS...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên phần lớn là do học sinh lứa tuổi vị thành niên nói
chung, nữ vị thành niên của nhà trường nói riêng thiếu sự quan tâm giáo dục sức khỏe
sinh sản của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Các phụ huynh còn khá dè dặt
trong việc trao đổi với con em mình về sức khỏe sinh sản, đùn đẩy trách nhiệm cho
nhà trường. Trong khi đó, chương trình học chính khóa đã quá dày nên việc giáo dục
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên ở trường chỉ mang tính phong trào.
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên đẩy trẻ vị thành niên vào thế “tự
tìm hiểu”.
Trước tình hình thực tế như trên, trang bị kiến thức về giới tính, sinh lý sinh sản
cho các em lứa tuổi học sinh THPT là việc làm có ý nghĩa thiết thực về sức khỏe sinh
sản và có những cách phòng tránh trước những điều bất lợi có thể xảy ra. Trong những
năm qua, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình đưa giáo dục giới tính vào các trường
phổ thông, các trường đã thực hiện hoạt động này với nhiều hình thức tổ chức khá đa
dạng. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức và kết quả cũng còn
hạn chế, bất cập. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng
tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường trung học phổ
thông Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục sức khỏe sinh sản cho các em, giúp các em có nhận thức đúng đắn và có ý thức
bảo vệ sức khỏe một cách khoa học, tránh được những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài: “Phối hợp các
lực lượng cộng đồng trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh
2



trường trung học phổ thông Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La” được
tôi lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng trong giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Trường trung học phổ thông Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La, từ đó đề xuất một
số biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của công tác này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) cho học sinh là vị thành niên
(VTN) tại Trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên cho học sinh Trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh Trường THPT
Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên,
chưa có hệ thống, chất lượng chưa cao. Nếu có các biện pháp đồng bộ, thích hợp để
phối hợp các lực lượng cộng đồng thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh Trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng hợp cơ sở lý luận về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung
học phổ thông.
5.2. Khảo sát thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh Trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh Trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học

sinh Trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La. Nghiên cứu xác định biện
pháp cho các chủ thể: cán bộ xã, cán bộ nhân viên Trung tâm Y tế, cha mẹ trẻ VTN,
cộng tác viên và trung tâm giáo dục cộng đồng.
3


Số liệu thống kê từ năm 2007-2018.
6.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại Trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn
La.
6.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và phân tích các tài liệu:
- Các tài liệu nghiên cứu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Các tài liệu nghiên cứu tâm lý lứa tuổi
- Các tài liệu về đặc thù huyện Quỳnh Nhai và địa bàn xã Mường Giôn huyện
Quỳnh Nhai, trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, hành vi của học sinhh là vị thành
niên khi được giáo dục sức khỏe sinh sản trong cộng đồng.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng
và mở về vấn đề hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường
THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La. Đối tượng khảo sát là giáo viên, cán bộ
quản lý nhà trường từ bộ môn đến Ban Giám hiệu, cán bộ Đoàn thanh niên, học sinh
trường THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La; Cán bộ lãnh đạo địa phương, trung
tâm giáo dục cộng đồng, cơ quan y tế của huyện Quỳnh Nhai.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn 5 học sinh vị thành niên có

thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai hoặc tảo hôn để tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả
mà học sinh phải chịu đựng cả về thể chất và tâm lý.
+ Phương pháp khảo nghiệm (lấy ý kiến chuyên gia): Sử dụng trí tuệ của đội
ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra giải pháp tối ưu.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm lượng hoá các kết quả thu được
để tăng độ tin cậy cho việc nghiên cứu.

4


8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, phối hợp các lực lượng trong giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hướng cộng đồng tích cực tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.
Giáo dục học sinh có ý thức chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe
sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè. Có thái độ
đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới để không ảnh hưởng tới học tập,
cuộc sống gia đình; biết tôn trọng và yêu quý mọi người trong gia đình, bảo vệ và tôn
trọng người cùng giới, khác giới.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh Trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.

Chương 3: Biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên cho THPT Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La.

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG
ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề giáo dục giới tính nói chung được nhiều nước ở Châu Âu quan tâm từ rất
sớm. Có thể nói rằng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, cái nôi nảy sinh nghiên cứu vấn
đề này. Năm 1921 đã coi tình dục là quyền tự do của con người, là quyền bình đẳng
nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã hội. Họ đã thành lập “Hiệp
hội quốc gia tình dục” (1933) với mục tiêu là:
- Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính, tình dục.
- Sản xuất và buôn bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai.Bộ Giáo dục Thụy
Điển đã quyết định đưa thí điểm GDGT vào nhà trường (1942) và đến năm 1956 thì
chính thức dạy phổ cập trong tất cả các loại trường từ tiểu học đến trung học.
Hầu hết các nước Đông Âu (Đức, Tiệp, Ba Lan…), Tây Âu, Bắc Âu cũng có
những quan điểm xem xét vấn đề GDGT là vấn đề lành mạnh, họ đã tuyên truyền rộng
khắp cho mọi người hiểu rõ những quy luật hoạt động của tình dục và vấn đề này cũng
được đưa vào dạy ở các trường học theo những vấn đề tự chọn.
Ở Châu Á, GDGT bị xem là lĩnh vực cấm kị, do ảnh hưởng của những quan
niệm phong kiến và tôn giáo. Dân số gia tăng quá nhanh, chất lượng cuộc sống không
được đảm bảo đã khiến các nước ở Châu Á đã thức tỉnh và nhìn nhận vấn đề một cách
thích đáng. Họ đã thống nhất ý kiến về tầm quan trọng và sự cần thiết phải GDGT cho
thế hệ trẻ, giúp họ làm chủ quá trình sinh sản của mình một cách khoa học, phù hợp
với tiến bộ xã hội.

GDDS đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, trước năm 1994 chính sách dân số và nội dung GDDS của các
nước đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển (quy mô dân số, di cư,
KHHGĐ…).
Năm 1994, Hội nghị ICPD (Intenation Conference on Population Development)
ở Cairo đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các
quốc gia. Tuyên ngôn của ICPD đã kêu gọi các nước đặt vai trò chất lượng dân số là

6


ưu tiên hàng đầu, trong đó các vấn đề SKSS, đặc biệt là vấn đề SKSS VTN. Từ đây
mục tiêu GDDS của các nước đã thay đổi.
Nếu trước năm1994, GDDS nhấn mạnh đến các nội dung dân số phát triển thì từ
sau năm 1994, GDDS nhấn mạnh tới các nôi dung SKSSVTN như là một ưu tiên.
GDSKSS và SKSSVTN là những vấn đền mới chính thức được thừa nhận tại hội
nghị quốc tế về “Dân số và phát triển” ở Cairo - Ai Cập (1994). SKSS được coi là định
hướng chỉ đạo của hầu hết các chương trình dân số thế giới. Hội nghị này đã thống
nhất một chương trình hành động về dân số và phát triển trong 20 năm tới, nó đã đưa
ra một khái niệm chiến lược mới về SKSS, đề ra 15 nguyên tắc khẳng định con người
mới là trung tâm đối với sự phát triển bền vững. Cũng chính tại hội nghị này, một khái
niệm mới về SKSS bao GDSKS gồm tất cả các nội dung liên quan tới tình trạng sức
khỏe, quá trình sinh sản và chất lượng cuộc sống đã được trình bày cặn kẽ trong
chương trình hành động của ICPD. Sau hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế
giới cũng lần lượt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề SKSSVTN như:
- Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh (1995)
- Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại The Hague Hà Lan (1999)
- Hội nghị dân số cấp cao của ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình
Dương (ESCAP) và quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Băng Cốc.
Đặc biệt thông điệp của Tiến sĩ Nafit Sadik – Giám đốc điều hành Quỹ dân số

Liên Hợp quốc đã nêu “Giới trẻ ngày nay có ý thức về SKSS hơn và họ biết SKSS rất
quan trọng. Họ đều muốn xử sự một cách có trách nhiệm, muốn bảo vệ sức khỏe của
chính mình và của cả người mình yêu vì họ biết rằng đây là việc nên làm. Phần lớn
trong số họ khát khao tìm hiểu, họ muốn có thông tin về tình dục và sức khỏe tình dục.
Họ muốn biết làm thế nào để bản thân họ và người yêu họ không có thai ngoài ý
muốn, tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS”.
Nhân dịp ngày dân số thế giới (11/7/1998) UNFPA đã gửi thông điệp tới các
nước trên thế giới: “Những quan tâm hàng đầu hiện nay được tập trung vào các vấn đề
về SKSSVTN”.
Như vậy, ở hầu hết các nước trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tới vấn đề
SKSS, coi đó là một vấn đề có tính chiến lược quốc gia.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến Phương Đông trước đây, SKSS ở
Việt Nam chỉ được quan tâm ở khía cạnh đạo đức hết sức gò bó và phiến diện, vấn đề
7


thực sự bức xúc, ảnh hưởng không dám trực tiếp nghiên cứu, hầu như mọi người đều
né tránh, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra trong đời sống nhân dân Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ, GDDS cuối thể kỉ XIX
đầu thế kỉ XX Đảng và nhà nước ta đã coi GDDS là công tác thuộc chiến lược con
người, đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phấn đấu vì
sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Ngày 18/12/1961 trong quyết định 217/TTg của Chính phủ về việc hướng dẫn
sinh đẻ có kế họach, văn bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về DS - KHHGĐ đã ghi
rõ: “Vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và sự hài hòa của gia đình để cho việc
giáo dục và chăm sóc sức khỏe con cái được tốt hơn, việc sinh đẻ của nhân dân cần
được hướng dẫn một cách thích hợp” [30].
Nghị định đầu tiên 216/CP của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề SKSS do thủ
tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 26/12/1961 (được lấy làm ngày Dân số Việt Nam) có

nội dung “Vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc và sự hòa thuận của gia đình để cho
việc nuôi dạy con được tốt. Việc sinh đẻ của nhân dân được quan tâm, hướng dẫn một
cách thích hợp” [31]
Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 99/TTG phát động cuộc vận động sinh đẻ
có kế hoạch, thành lập ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em từ trung ương đến địa phương.
Ngày 24/12/1968 chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị 176A với nội dung
chỉ đạo: “Bộ giáo dục, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, tổng cục dạy nghề phối
hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trình chính khóa nhằm bồi dưỡng cho
học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia đình, về nuôi dạy con
cái” [11].
Sau khi nhà nước thống nhất, năm 1976 ngay trong nghị quyết Đaị hội toàn quốc
lần thứ IV của Đảng đã ghi rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế
hoạch, ra sức phòng và chữa bệnh phụ khoa và các bệnh nghề nghiệp của phụ nữ”
[24]. Sau khi có nghị quyết Trung ương IV về chính sách DS - KHHGĐ và chiến lược
DS - KHHGĐ đến năm 2000, do đó có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố lãnh đạo, chỉ
đạo, tăng cường kinh phí và đổi mới cơ chế quản lý, củng cố hệ thống tổ chức, đẩy
mạnh cung cấp dịch vụ truyền thông và KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, đoàn
thể vì công tác DS - KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, các đoàn thể vì công tác
DS - KHHGĐ đã có chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả rất đáng kích lệ. Kết

8


quả đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiện sức khỏe trong đó có SKSS cho
các cặp vợ chồng và tuổi vị thành niên
Năm 1985, Trung ương hội liên hiệp phụ nữ đã triển khai phong trào giáo dục
“Ba triệu bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan” trong đó có nội dung GDSKSS ở tuổi
dậy thì. Hình thức chủ yếu được sử dụng là nói chuyện, diễn giảng. Hiệu quả mới chỉ
dừng lại ở tính chất phong trào chứ chưa thể có chất lượng sâu sắc được.
Phải chờ tới năm 1998, được sự tài trợ của quỹ dân số liên hiệp quốc (NFPA),

cùng với sự giúp đỡ của kĩ thuật của UNESCO khu vực, do Bộ giáo dục và đào tạo đã
giao cho Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện đề án VIE/98/P09 với sự tham
gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, chương trình
thử nghiệm tập trung chủ yếu vào hai chủ điểm về tâm lí giáo dục và sinh học. Lần đầu
tiên trong nhà trường phổ thông ở nước ta học sinh được học một cách có hệ thống về
“những điều bí ẩn” của chính mình và mối quan hệ với người khác giới.
Ở nước ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự án GDDS đã bắt đầu được thử
nghiệm. Giai đoạn từ 1994 đến 1998 bước đầu đã thể chế hóa GDDS trong nhà trường.
Lần đầu tiên GDDS được đưa vào chương trình tích hợp GDDS với 5 chủ đề cơ bản:
Nhân khẩu học, môi trường, gia đình, giới, dinh dưỡng. Các nội dung SKSS đã được
chính thức lồng ghép vào nội dung một số môn học từ bậc tiểu học đến trung học và
khẳng định rằng trong giai đoạn này trọng tâm của công tác GDDS phải là GDSKSS
cho VTN. Tháng 10 năm 1996 hội thảo vì SKSSVTN đã nhấn mạnh đầu tư giải quyết
vấn đề SKSSVTN là một yêu cầu quan trọng trong vấn đề phát triển đất nước. Tuy
nhiên, trong giai đoạn này nội dung GDDS quá thiên về dân số phát triển, chưa chú
trọng tới SKSS như một mục tiêu ưu tiên quốc gia. Với sự ra đời của chương trình mới
về giáo dục phổ thông cho giai đoạn sau 2000, các dự án GDDS giai đoạn mới được
xây dựng. Mục tiêu GDDS trong giai đoạn này ở các trường phổ thông gồm: Xây dựng
chương trình tích hợp GDDS mới phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông sau
năm 2000 trên tinh thần nhấn mạnh tới SKSSVTN; xây dựng các tài liệu hướng dẫn
giảng dạy, tài liệu tham khảo và các tài liệu trực quan; tập huấn giáo viên… song
chúng ta vẫn chưa xây dựng được chương trình GDDS và SKSS cho THCS mặc dù
các mục tiêu cho cấp học này đã được xác định.
Ủy ban phòng chống AIDS đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, hoạt động
can thiệp tại cộng đồng, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực trạng tình hình… nhằm bảo
vệ VTN, nâng cao hiểu biết và kỹ năng dự phòng của VTN trước sự tấn công của đại
9


dịch HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. Thông qua các hoạt động đó cũng góp phần nâng

cao hiệu quả công tác GDSKSS cho VTN.
Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em cũng rất quan tâm đến việc GDSKSS cho
VTN, trong chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 nêu rõ: “Tạo sự chuyển
đổi hành vi bền vững về dân số, SKSS, KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác
thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng khu vực và từng
nhóm đối tượng. Chú trọng hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và những người chưa thành niên”
[37]
Năm 2004, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án “Mô hình cung cấp
thông tin và dịch vụ SKSS/ KHHGĐ cho VTN và thanh niên” tại 10 tỉnh thành phố.
Năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố. Mục tiêu chính của đề án nhằm nâng cao
nhận thức về SKSS/ KHHGĐ, bao gồm các vấn đề liên quan về giới, giới tính, tình
dục an toàn, BLTQĐTD, HIV/AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại đến
SKSSVTN.
Ngoài ra trong những năm gần đây, có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề SKSS như:
- Dự án VIE/97/P13 của Bộ giáo dục - đào tạo đã sản xuất tài liệu: Phương pháp
giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về “SKSS” (2000); và bộ tài liệu tự học dành cho giáo
viên “GDSKSSVTN” (2001).
- Nguyễn Thế Hùng (2005): “Biện pháp bồi dưỡng năng lực GDSKSS VTN
đối với các bậc cha mẹ”
- Nguyễn Ngọc Thái (2006): “Quản lý GDSKSS cho VTN thông qua mô hình
giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam”
- Nguyễn Thị Hải Lý (2008): “Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tới nhận thức
của học sinh THPT về SKSS”
- Nguyễn Thị Phương Nhung (2009): “Biện pháp GDSKSS cho học sinh lớp 9
huyện Giao Thủy – Nam Định”
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên cho học sinh THPT dưới góc độ giáo dục và phát triển cộng đồng.


10


1.2. Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT
1.2.1. Đặc điểm tuổi vị thành niên
Trong cuộc đời của mỗi con người (cả nam và nữ) tuổi dậy thì được coi là giai
đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như quá trình tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm xã hội, định hình nhân cách, khả năng hòa nhập cộng đồng. Giai đoạn này
được thừa nhận là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn, giữa tuổi ấu thơ và
tuổi trưởng thành: VTN là một giai đoạn trong quá trình phát triển của con người với
đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể,
sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể nhận lãnh
trách nhiệm xã hội [14].
Thuật ngữ Adolescent (VTN ra đời vào năm 1904) theo đề xuất của nhà tâm lý
học G.Stanlay Hal, dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc tuổi
đang trưởng thành.
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì VTN là những người chưa đến tuổi
trưởng thành để chịu trách nhiệm về những hành động của mình [37].
Trong các văn bản hiện hành của Nhà nước ta như bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình
sự, Bộ luật Lao động có dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” và có quy định rõ
hơn về độ tuổi và mức độ mà người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm đối với
từng hành động của mình.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), VTN là những người trong độ tuổi từ 10 đến
19 tuổi.
Ở mỗi nước khác nhau căn cứ vào những điều kiện của mình mà trong luật hôn
nhân và gia đình quy định và chia tuổi VTN cũng khác nhau ở mỗi nước. Còn ở Việt
Nam hiện nay, tuổi VTN theo quy định của Đoàn thanh niên là từ 15 đến 28 tuổi. Theo
Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và KHHGĐ thuộc Bộ Y tế thì tuổi VTN được chia thành 2
nhóm tuổi như sau:


- Nhóm 1 từ 10 – 14 tuổi
- Nhóm 2 từ 15 – 19 tuổi
1.2.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản
Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 tại Cairô (ICPD) đã định
nghĩa: SKSS là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của tất
cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ không chỉ
đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế trong bộ máy đó. (Điều này hàm ý, mọi
11


người, kể cả nam và nữ đều có quyền nhận được thông tin và tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng
và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ đảm bảo cho phụ nữ trải qua thai nghén và
sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có những đứa
con khỏe mạnh) [38].
Cũng trong chương trình hành động của hội nghị đã nêu rõ: SKSS là trạng thái
sung mãn hoàn hảo về thể chất, tinh thần, xã hội và không chỉ là không có bệnh tật hay
không bị tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh
sản. Như thế, SKSS có nghĩa là mọi người có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài
lòng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinh con khi
nào và sinh bao nhiêu con. Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của người đàn ông và
đàn bà có thông tin, có thể tiếp cận được các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả,
có khả năng chi trả, có thể chấp nhận được, do họ lựa chọn để điều hóa sinh sản nếu
như không trái pháp luật; quyền được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe
thích hợp, giúp họ dễ dàng trải qua thai nghén và sinh sản một cách an toàn, cung cấp
cho họ những cơ may để họ co được những đứa con khỏe mạnh. Phù hợp với định
nghĩa nói trên, chăm sóc SKSS và hạnh phúc về sinh sản, bằng cách đề phòng và giải
quyết những vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục, mà mục đích
của nó là tăng cường cuộc sống và mối quan hệ, tư vấn và những chăm sóc liên quan
đến SKSS và các BLTQĐTD [37].

Theo Chiến lược chăm sóc SKSS Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 thì
SKSS bao gồm 7 vấn đề cần được ưu tiên đó là:

- Quyền sinh sản.
- KHHGĐ, giảm phá thai và phá thai an toàn.
- Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh.
- BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và vô sinh.
- Phòng và chữa ung thư đường sinh sản.
- Sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm SKSS [24]
Điều này chứng tỏ rằng, chúng ta không chỉ quan tâm đến KHHGĐ mà còn
phải giải quyết nhiều vấn đề hơn nhằm bảo vệ và chăm sóc SKSS của nhân dân.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khoẻ là một trạng thái hoàn hảo
cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn
12


phế.Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khoẻ là một khái niệm rộng hơn nhiều so với
những quan niệm đơn giản như: sức khoẻ là có một cơ thể cường tráng, sức khoẻ là
không ốm đau, sức khoẻ là người lành lặn, không bị tàn phế…
Tương tự như vậy, sức khoẻ sinh sản là trạng thái khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể
chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản,
chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay
tổn thương ở bộ máy sinh sản.
Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên quan
đến sức khoẻ tình dục. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của
con người được hình thành, phát triển, và tồn tại trong suốt cuộc đời. Sức khoẻ sinh
sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam giới và nữ giới. Quá trình sinh sản và
tình dục là một quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần
trách nhiệm và sự bình đẳng.

Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm nước ta có
khoảng 300.000 ca đình chỉ thai nghén ở độ tuổi từ 15 - 19 tuổi. Với con số này, Việt
Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ năm trên thế giới về tỷ lệ nạo phá thai ở
trẻ vị thành niên.
Trước đây, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chỉ chiếm 5 - 7% tổng số ca
nạo phá thai, tuy nhiên vài năm gần đây, tỷ lệ này tăng lên 10%. Việc mang thai ngoài
ý muốn tăng một phần bởi một bộ phận giới trẻ có suy nghĩ quá dễ dãi trong quan hệ
tình dục.
Thực tế đang diễn ra cho thấy vai trò quan trọng của việc cung cấp cho phụ nữ
đặc biệt là trẻ em gái những kiến thức chung về kế hoạch hóa gia đình. Nếu không
hiểu biết, phải đình chỉ thai nghén dù một lần hay nhiều lần cũng có nguy cơ gây hậu
quả khôn lường với những tai biến nguy hiểm.
Trong quan niệm xưa vấn đề SKSS người ta cho rằng chỉ liên quan đến những
người đã có gia đình, những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Nhưng trên thực tế
(đặc biệt là trong sự phát triển xã hội như hiện nay) ta thấy rằng, thanh thiếu niên chưa
có gia đình chưa có gia đình cũng đã có quan hệ tình dục. Do đó, vấn đề SKSS VTN
đã trở thành một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. SKSSVTN là trạng thái thoải
mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt
động và chức năng của bộ máy sinh sản, của trẻ VTN.
Hiện trạng SKSSVTN đang ở mức báo động, điều đó được thể hiện bằng những
13


con số sau:
- Nạn tảo hôn và kết hôn ở tuổi VTN: Theo điều tra của Tổng cục thống kê, có
17.000 VTN tuổi từ 13 – 14; 126.000 VTN tuổi từ 15 – 17 đã có vợ có chồng. Nguyên
nhân của tình trạng trên là do cha mẹ muốn đảm bảo các quan hệ tình dục phải trong
khuôn khổ hôn nhân, do quan niệm giá trị chính yếu của con gái là làm mẹ, làm vợ, do
các em thiếu cơ hội được học hành và tìm kiếm việc làm [6].
- Mang thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi VTN: Theo kết quả khảo sát của Bộ Y

tế năm 2002, có 11,2% VTN có quan hệ tình dục, trong đó có 33,9% không sử dụng
biện pháp tránh thai nào. Hàng năm có hơn 300.000 phụ nữ thai nghén dưới tuổi 20%,
trong đó 80% có thai mà không biết, khoảng 30% số ca phá thai là những phụ nữ trẻ
chưa lập gia đình. Nguyên nhân của hiện trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu chỉ dẫn,
thiếu các cơ sở dịch vụ thiên thiện cho nên VTN ít có khả năng thực hiện tình dục an
toàn, ít sử dụng các biện pháp tránh thai [6].
- Nhiễm các bệnh lây truyền qua dường tình dục và HIV/AIDS: ở nước ta tính
đến tháng 5/2015 đã có 240.000 người nhiẽm HIV trong cộng đồng, trong đó VTN và
thanh niên chiếm khoảng 60%. Thiếu thông tin, kiến thức, công tác giáo dục, tư vấn về
tình dục an toàn còn hạn chế, thiếu các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS là nguyên
nhân dẫn đến hiện trạng trên [5].
- Bị xâm hại và lạm dụng tình dục: ở nước ta có khoảng 80 ngàn gái mại dâm,
trong đó 10% là VTN. Theo báo cáo của tòa án tối cao, một nửa nạn nhân trong tổng
số 1407 trường hợp bị lạm dụng tình dục là VTN. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do
bạn bè lôi kéo, do lối sống buông thả, do thiếu hiểu biết kĩ năng sống là nguyên nhân
dẫn đến hiện trạng trên [5].
Từ những yếu tố trên mà những người lớn, những bậc cha mẹ cần phải hiểu
được những khó khăn mà lứa tuổi VTN gặp phải để từ đó có sự quan tâm kịp thời. Và
bản thân VTN cũng phải nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm
lí của bản thân để đối phó một cách tích cực với những tác động mạnh mẽ của môi
trường xung quanh.
1.2.3. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT
1.2.3.1. Giáo dục
Theo nghĩa rộng (giáo dục xã hội): Giáo dục là lĩnh vực hoạt động của xã hội
nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội, lịch sử chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành

14


lực lượng tiếp nối sự phát triển của xã hội, kế thừa và phát triển nền văn hóa của loài

người và của dân tộc [37].
1.2.3.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản
GD SKSS là khái niệm kết hợp giữa khái niệm giáo dục và SKSS
GD SKSS là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức thông qua nội dung,
chương trình, phương pháp cụ thể của chủ thể (nhà trường/ gia đinh/ các tổ chức đoàn
thể…) nhằm cung cấp kiến thức về giới, giới tính, cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh
sản, tình dục, tình yêu… để hình thành ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn, có trách
nhiệm trong mối quan hệ giữa bản thân và người khác giới, bảo vệ bản thân.
1.2.3.3. Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
GDSKSSVTN được coi là một nội dung quan trọng trong GDDS. Từ sau Hội
nghị quốc tế Cairo (1994), Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhất trí vấn đề trọng tâm của
công tác giáo dục phải là GDSKSS cho VTN.
GDSKSSVTN là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức thông qua
nội dung, chương trình, phương pháp cụ thể cung cấp các thông tin thích hợp bằng
mọi phương tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của VTN
đối với một số vấn đề sức khỏe nhất định nhằm động viên họ chấp nhận các hành vi
lành mạnh để ngăn chặn những nguy cơ như: có thai ngoài ý muốn, các BLTQĐTD ...
[37].
GDSKSSVTN là một trải nghiệm giáo dục nhằm phát triển khả năng của VTN
để hiểu những vấn đề về tính dục trong khuôn khổ về tâm, sinh lý, văn hóa, xã hội và
những khía cạnh sinh sản; đồng thời giúp cho VTN nắm bắt những kỹ năng để quyết
định và hành động có trách nhiệm những hành vi tình dục và SKSS của mình, hướng
tới cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
1.2.3.4. Vai trò của GDSKSS VTN đối với sự phát triển nhân cách học sinh THPT
Giáo dục SKSS góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi. Giáo dục
SKSS là nền tảng để nâng cao ý thức trách nhiệm của con người khi bước vào tuổi
trưởng thành.
Giáo dục SKSS được thực hiện tốt sẽ góp phần hình thành cho thế hệ trẻ những
hành vi văn hoá ứng xử tốt đẹp. Các bạn trẻ hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của
người khác giới để có cách ứng xử thích hợp; Có thiện chí trong quan hệ giao tiếp và

biểu hiện thiện chí bằng cử chỉ và ngôn ngữ thích hợp, đồng cảm, vị tha, hào hiệp,
khiêm tốn, nhã nhặn, trung thực, tế nhị trong quan hệ giao tiếp, nhận thấy trong tình
15


yêu đôi lứa không chỉ là quan hệ mới, trách nhiệm mới, nghĩa vụ mới mà còn là những
niềm vui và hạnh phúc do chính đôi lứa tạo nên hàng ngày. Đó chính là hiệu quả của
công tác giáo dục SKSS.
Giáo dục SKSS VTN đáp ứng những quy luật phát triển về tâm sinh lý của con
người nói chung và học sinh THPT nói riêng. Hoạt động sinh lý tình dục là một hoạt
động bình thường, phát triển theo quy luật tự nhiên. Sự quan tâm đến các vấn đề giới
tính, việc tò mò về các hành vi tình dục con người là một hiện tượng tất yếu có tính
quy luật. Nó nảy sinh do chính đời sống sinh lý cơ thể và đời sống xã hội của học sinh.
Vì vậy, nếu không có sự hướng dẫn đầy đủ chu đáo của người lớn (các lực lượng giáo
dục: Giáo viên, cha mẹ, đoàn thanh niên...) các em sẽ gặp phải nhiều khó khăn.
Giáo dục SKSS góp phần ngăn ngừa hiện tượng có thai ngoài ý muốn. Quan hệ
tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục không an toàn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như
có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, lây nhiễm các bệnh tình dục...
1.2.3.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc
dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến
25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên)
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng,
nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì
không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng
hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt
thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát
triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên

cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải
tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên
sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng
trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết
thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng
việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi,
mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri
thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến
16


sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng
phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt
xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa
tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt
khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã
hội.
* Đặc điểm về sự phát triển thể chất
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát
triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của
các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các
em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn.
Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức
chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp
hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi
này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi
thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ
trong học tập, lao động, vui chơi…)
Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu

niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người
ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa
chọn nghề nghiệp sau này của các em.
* Điều kiện sống và hoạt động
Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn,
cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Các
em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em
bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của
gia đình. Có thể nói rằng cuộc sống của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa
lao động.
Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì
phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc
lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý
17


nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn
chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các
em. Việc gia nhập Đoàn TNCS HCM trong nhà trường đòi hỏi các em phải tích cực
độc lập, sáng tạo, phải có tính nguyên tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự
phê bình.
Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham gia
mọi hoạt động bình đẳng như người lớn. Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọn
nghề. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã
hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng,các em có dịp hòa nhập và cuộc sống đa
dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho
cuộc sống tự lập sau này.
Tóm lại: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những
nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Thái độ

đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính chất hai mặt đó là : Một mặt
người lớn luôn nhắc nhở rằng các em đã lớn và đòi hỏi các em phải có tính độc lập,
phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý. Nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải
thích ứng với những đòi hỏi của người lớn…
* Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu
cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội
được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái
quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự
thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn
học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với
khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học
sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mình
đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học
tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì
các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có,
kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều
kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã
làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai
18


của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra
trường hợp có thái độ như nhau với các môn học. Do vậy, giáo viên phải làm cho các
em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề
nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
Mặt khác,ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã
trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn
định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó.

Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thúc trong các
lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của
các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học
sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư
duy, về tính chất lao động trí óc của các em.
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do
cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo
điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình
quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân
cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán,
chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn
còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.
Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai
trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một
trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài các em
đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm,
lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em cũng hiểu được rất rõ trường
hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào càn diễn đạt bằng
ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em
còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những em có thái độ coi thường việc ghi
nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em đã có khả năng
tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân
tích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội
mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những
19



×