Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống phần mềm QUẢN LÍ ĐIỂM THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 60 trang )

TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP MÔN HỌC

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÍ
ĐIỂM TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRẦN ĐẠI NGHĨA

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2020


TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP MÔN HỌC

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÍ
ĐIỂM TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRẦN ĐẠI NGHĨA
Nhóm báo cáo:
Nguyễn Tiểu Phụng
Huỳnh Đức Anh Tuấn


Giảng viên hướng dẫn:
Th.s Nguyễn Kiên Cường

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô giảng viên trong khoa Công
nghệ thông tin trường Đại học Trần Đại Nghĩa. Và đặc biệt là thầy Thạc sĩ Nguyễn Kiên
Cường – giảng viên học phần “Phân tích và thiết kế hệ thống” đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức và kỹ năng cần thiết để em có thể hoàn thành bài tập môn học này.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do kiến thức chuyên ngành
và thời gian còn hạn chế em vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, thực hiện,
đánh giá và trình bày về đề tài. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô và
giảng viên bộ môn để đồ án môn học của em được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, tin học đã trở nên phổ biến với mọi người từ mọi cấp
học, từ mọi ngạch-bậc của xã hội. Cùng với sự phát triển đó, mọi phần mềm ứng dụng
tương ứng với từng chức năng cụ thể cũng đã ra đời. Song, không thể có được một
phần mềm có thể cung cấp hết các chức năng cho mọi công việc, từ công việc kế toán,
quản lý nhân viên đến quản lý nhân sự, quản lý bán hàng..... Bởi, mỗi chức năng cần
có một yêu cầu riêng, có những nét đặc trưng mà không phần mềm nào có thể đáp ứng
được.
Do vậy trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là chính xác, xử
lý được nhiều nghiệp vụ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như: giao diện
thân thiện, sử dụng tiện lợi, bảo mật cao, tốc độ xử lý nhanh….
Ví dụ như việc quản lý điểm số của học sinh trong trường THPT Trần Đại

Nghĩa. Nếu có sự hỗ trợ của tin học thì việc quản lý từ toàn bộ hồ sơ học sinh, lớp
học, giáo viên đến các nghiệp vụ tính điểm trung bình, xếp loại học lực cho học sinh
trở nên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngược lại các công việc
này dòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức mà sự chính xác và hiệu quả không cao, vì
hầu hết đều làm bằng thủ công khá vất vả.
Quản lý điểm là một công việc tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian và côn
sức. Chính vì vậy, tin học hóa trong lĩnh vực quản lý điểm là một yêu cầu tất yếu.
Muốn quản lý tốt cần có được các phần mềm tốt, phần mềm phải đảm bảo được độ
bảo mật cao, dễ sử dụng và nhiều tiện ích.


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG .......................................................................... 1
1.1.

Mô tả bài toán ..................................................................................................... 1

1.2.

Xác định và phân tích quy trình nghiệp vụ......................................................... 1

1.2.1.

Quy trình nghiệp vụ ..................................................................................... 1

1.2.2.

Hồ sơ nghiệp vụ ........................................................................................... 2


1.3.

Xác định yêu cầu ................................................................................................ 6

1.2.1.

Yêu cầu chức năng. ...................................................................................... 6

1.2.2.

Yêu cầu phi chức năng................................................................................. 7

1.4.

Mô tả hệ thống .................................................................................................... 7

1.2.1.

Nhiệm vụ cơ bản .......................................................................................... 7

1.2.2.

Quy trình xử lý ............................................................................................. 9

1.2.3.

Biểu mẫu .................................................................................................... 11

1.5.


Mô hình hóa bằng mô hình tiến trình nghiệp vụ .............................................. 14

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ ............................................. 15
2.1.

Xác định chức năng nghiệp vụ ......................................................................... 15

2.1.1.

Xác định chức năng chi tiết ....................................................................... 15

2.1.2.

Gom nhóm chức năng ................................................................................ 15

2.1.3.

Vẽ mô hình BFD ........................................................................................ 16

2.2.

Xác định luồng thông tin nghiệp vụ ................................................................. 17

2.2.1.

DFD mức khung cảnh ................................................................................ 17

2.2.2.

DFD mức đỉnh ........................................................................................... 18


2.2.3.

DFD mức dưới đỉnh ................................................................................... 19

2.3.

Mô hình hệ thống .............................................................................................. 21

2.3.1.

Các Đặc tả cho tiến trình “Quản lí điểm” .................................................. 21

2.3.2.

Các Đặc tả cho tiến trình “Báo cáo kết xuất” ............................................ 23

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIỆP VỤ..................................................... 27
3.1.

Mô hình dữ liệu ban đầu ................................................................................... 27

3.1.1.

Xác định kiểu thực thể, kiểu thuộc tính ..................................................... 27

3.1.2.

Xác định kiểu liên kết ................................................................................ 28



3.1.1.
3.2.

Vẽ mô hình ERD mở rộng ......................................................................... 29

Chuẩn hóa dữ liệu ............................................................................................. 30

3.2.1.

Chuyển từ ERD mở rộng về ERD kinh điển ............................................. 30

3.2.2.

Chuyển từ ERD kinh điển về ERD hạn chế .............................................. 31

3.2.3.

Chuyển từ ERD hạn chế về mô hình quan hệ ............................................ 32

3.3.

Đặc tả dữ liệu .................................................................................................... 33

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG .......................................................................... 39
4.1.

Thiết kế tổng thể ............................................................................................. 39

4.1.1.


Phân định công việc phủ công – máy tính ................................................. 39

4.1.2.

Hoàn chỉnh DFD hệ thống ......................................................................... 41

4.2.

Thiết kế giao diện ............................................................................................ 42

4.2.1.
4.3.

Thiết kế kiểm soát ........................................................................................... 47

4.3.1.
4.4.

Thiết kế màn hình giao diện ...................................................................... 42
Xác định nhóm người dùng ....................................................................... 47

Thiết kế CSDL ................................................................................................ 48

4.4.1.

Mô hình dữ liệu hệ thống ........................................................................... 48

4.4.2.


Đặc tả dữ liệu hệ thống .............................................................................. 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 53


CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG
1.1. Mô tả bài toán
-

Tên hệ thống: Hệ thống quản lý điểm trường THPT Trần Đại Nghĩa.

-

Nhu cầu tin học hóa: Nhà trường có tổng số 2250 - 3000 học sinh và 80 cán bộ

công nhân viên.
Gồm 36 lớp học được chia thành 3 khối 10, 11, 12. Chính vì vậy nhà trường cần

-

có một hệ thống quản lý điểm của học sinh hợp lý, hiệu quả và bảo mật.
Mục đích:

-

 Mang tính chuyên nghiệp cho việc quản lý của trường.
 Hệ thống vận hành đơn giản, dễ sử dụng.
 Lưu trữ trên hệ thống máy tính làm tăng tính bảo mật, an toàn.
 Dễ dàng chỉnh sửa, tìm kiếm bên cạnh đó còn tiết kiệm được nhiều thời gian
và chi phí.

 Hồ sơ lưu trữ của nhà trường sẽ được tốt hơn.
 Đáp ứng nhu cầu xử lý tính toán, tìm kiếm, thống kê, xuất báo cáo thông tin
và điểm số của học sinh một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả.
1.2. Xác định và phân tích quy trình nghiệp vụ
1.2.1.
-

Quy trình nghiệp vụ

Trong nhà trường, mỗi học sinh bắt đầu nhập trường phải nộp một bộ hồ sơ thông

tin cá nhân. Nhân viên văn thư sẽ kiểm tra hồ sơ. Thiếu thông tin, giấy tờ thì yêu cầu học
sinh nộp bổ sung. Nhân viên văn thư sẽ nhập thông tin về học sinh (sơ yếu lý lịch). Sau
khi nhà trường tiến hành xếp lớp cho hoc sinh thì tiến hành làm thẻ học sinh.
-

Mỗi học kỳ, một học sinh có các loại điểm: điểm miệng, điểm 15 phút, điểm một

tiết, điểm thi học kỳ do giáo viên bộ môn cho.

1


-

Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản

lý từng học sinh trong lớp. Và cuối mỗi học kỳ giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận xét, đánh
giá hạnh kiểm. Cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo kết quả học tập cả
học kỳ cho học sinh.

-

Sau mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn sẽ nhập điểm cho học

sinh mình phụ trách dạy. Các giáo viên có quyền cập nhật điểm (thêm, sửa, xóa điểm)
trong thời gian qui định. Ngoài ra giáo viên có thể thống kê kết quả học kỳ theo lớp, theo
môn và kết quả cả năm theo lớp, theo môn. Điểm tổng kết môn học được làm tròn đến 2
chữ số thập phân.
-

Người quản lý sẽ quản lý việc nhập điểm của các giáo viên, quản lý người dùng.

Ngoài ra, người quản lý sẽ tiếp nhận học sinh mới, lập bảng phân lớp và lập bảng phân
công giáo viên.
-

Hệ thống quản lý học sinh dựa vào họ tên, lớp, ngày sinh, địa chỉ. Danh sách học

sinh được sắp xếp theo bảng chữ cái từ điển.
-

Trong nhà trường, ban giám hiệu có trách nhiệm cung cấp quy định khen thưởng

kỷ luật. Cuối mỗi học kỳ ban giám hiệu nhận được báo cáo về tình hình chung của từng
lớp và đưa ra quyết định khen thưởng cho từng tập thể lớp và cá nhân học sinh. Ngoài ra
ban giám hiệu còn có nhiệm vụ quản lý người dùng, phục hồi và sao lưu dữ liệu.
1.2.2.
-

Hồ sơ nghiệp vụ


Năm học: Một năm học có 9 tháng chia thành 2 học kỳ. Thông tin lưu trữ: mã

năm học, tên năm học.
-

Học kỳ: Một năm học có 2 học kỳ. Thông tin lưu trữ: mã học kỳ, tên học kỳ.

-

Khối lớp: Có 3 khối lớp. Thông tin lưu trữ: mã khối lớp, tên khối lớp, sĩ số.

-

Lớp: Một lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm. Thông tin lưu trữ: mã lớp, tên lớp, mã

khối lớp, mã năm học, mã giáo viên, sĩ số.

2


-

Môn học: Môn Văn và Toán hệ số 2, các môn còn lại hệ số 1 (Tổng số có Toán,

Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc
phòng – An ninh, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ).
-

Thông tin lưu trữ môn học: mã môn học, tên môn học, số tiết.


-

Điểm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT:
 Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học.
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
a.

Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBHK) là trung bình cộng của điểm

các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại điểm a, Khoản 3,
Điều 7 Quy chế này:
Đ𝑇𝐵𝑀𝐻𝐾 =

𝑇Đ𝐾𝑇𝑡𝑥 + 2 × 𝑇Đ𝐾𝑇đ𝑘 + 3 × Đ𝑇ℎ𝑘
𝑆ố 𝑏à𝑖 𝐾𝑇𝑡𝑥 + 2 × 𝑆ố 𝑏à𝑖 𝐾𝑇đ𝑘 + 3

Trong đó:
- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx
- TĐKThk: Tổng điểm của các bài KTđk
- ĐThk: Điểm bài thi học kỳ
b.

Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBCN) là trung bình cộng của

ĐTBHK1 với ĐTBHK2, trong đó ĐTBHK2 tính hệ số 2.
Đ𝑇𝐵𝐶𝑁 =
c.

Đ𝑇𝐵𝐻𝐾1 + 2 × Đ𝑇𝐵𝐻𝐾2

3

ĐTBHK và ĐTBCN là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến

chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a.

Xếp loại học kỳ:

3


- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản
1, 2, 3 Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ,
trong đó có bài kiểm tra học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
Xếp loại cả năm:

b.
-

Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ 1 xếp loại

CĐ, học kỳ 2 xếp loại Đ.
-

Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ 1

xếp loại Đ, học kỳ 2 xếp loại CĐ.

-

Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm

nhận xét vào học bạ.
c.

Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá,

xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
 Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học.
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBHK) là trung bình cộng của điểm
trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBCN) là trung bình cộng của
điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số
thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
 Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học.
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung
bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
4


b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung

bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung
bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn
học nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBHK hoặc ĐTBCN đạt mức của từng loại quy định tại các
Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn
mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều
chỉnh như sau:
a) Nếu TBhk hoặc ĐTBCN đạt mức loại G nhưng do kết quả
của một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều
chỉnh xếp loại K.
5


b) Nếu ĐTBHK hoặc ĐTBCN đạt mức loại G nhưng do kết quả
của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều
chỉnh xếp loại Tb.
c) Nếu ĐTBHK hoặc ĐTBCN đạt mức loại K nhưng do kết quả
của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều

chỉnh xếp loại Tb.
d) Nếu ĐTBHK hoặc ĐTBCN đạt mức loại K nhưng do kết quả
của một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều
chỉnh xếp loại Y.
1.3. Xác định yêu cầu
1.2.1.
-

Yêu cầu chức năng.

Với một lượng học sinh lớn được tuyển vào mỗi năm đòi hỏi đối với hệ thống

mới: nhanh, thuận tiện, chính xác để nhà trường dễ dàng quản lý quá trình học tập của
học sinh mà không tốn nhiều thời gian, công sức.
-

Hệ thống mới phải rút ngắn được thời gian nhập điểm của giáo viên, đơn giản hóa

quá trình nhập điểm.
-

Hệ thống bao gồm:
 Quản lý điểm.
 Quản lý học sinh.
 Quản lý thông tin giáo viên.
 Quản lý thông tin lớp học.
 Quản lý thông tin học kì, năm học, môn học.
 Quản lý các tiêu chuẩn xét duyệt: khen thưởng, tốt nghiệp.
 Tra cứu và thống kê.


6


Những thông tin quản lý được cập nhật chính xác, thay đổi thì những người có

-

quyền lợi thì dễ dàng truy cập để theo dõi thông tin. Và hệ thống hoạt động một cách tự
động.
-

Việc nhập thông tin của hệ thống có thể liên kết với dữ liệu exel. Phần mềm đưa

ra biểu mẫu cho việc lưu trữ điểm rèn luyện và tổng kết theo từng học kì, cả năm.
-

Phần mềm có ứng dụng thông báo đối với những trường hợp kiến nghị, thông báo

quy chế… (đối với những người có quyền truy cập).
-

Kết luận: Giải pháp cho hệ thống là lập trang web quản lý trên một hệ thống mạng

nội bộ.
1.2.2.
-

Yêu cầu phi chức năng.

Về thiết bị:

 Phần cứng: máy tính, dây mạng, router, … để phục vụ cho việc trao đổi dữ
liệu và truy cập dễ dàng.
 Phần mềm: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2008, môi trường lập trình
Visual Studio 2008.
 Số lượng dữ liệu cần lưu trữ lâu dài: khoảng 2500 học sinh và 150 giáo viên

-

Nhân sự: Lập ban điều hành và quản lý hệ thống( tối thiểu là hai người) và lập

nhóm phát triển phần mềm.
1.4. Mô tả hệ thống
1.2.1.
-

Nhiệm vụ cơ bản

Nhiệm vụ cơ bản:
 Nghiệp vụ của phần mềm quản lý điểm là hỗ trợ công tác quản lý dữ liệu về
điểm quá trình và điểm thi ở các môn học của học sinh.
 Nhận các phiếu điểm từ giáo viên.
 Nhận yêu cầu truy vấn từ người dùng.
7


 Đáp ứng yêu cầu truy vấn.

Hình 1.1 Sơ đồ nhiệm vụ cơ bản
-


Cơ cấu tổ chức:

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của nhà trường

8


1.2.2.
-

Quy trình xử lý

Xem điểm:
 Khi học sinh hoặc phụ huynh yêu cầu xem điểm với giáo viên chủ nhiệm
(GVCN). GVCN sẽ xác nhận thông tin về học sinh và yêu cầu. Sau đó GVCN sẽ
liên hệ trao đổi thông tin với ban giám hiệu (BGH) để xuất phiếu điểm cho học sinh
hoặc phụ huynh theo 2 phiếu:
 Phiếu điểm gốc được lưu trữ lại.
 Bản sau sẽ được gửi lại cho GVCN.
 Sau khi nhận được bản sau phiếu điểm GVCN sẽ chuyển cho các học sinh
hoặc phụ huynh học sinh.

-

Nhập điểm:

Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức chức năng
 Ban giám hiệu lập phiếu nhập điểm yêu cầu giáo viên nhập điểm.
 Sau khi nhận được phiếu nhập điểm, giáo viên sẽ nhập điểm từ sổ điểm cá
nhân vào sổ điểm gốc (sổ cái).

9


 Lưu ý khi giáo viên đã nhập điểm vào sổ điểm. Trường hợp xảy ra sai sót thì
giáo viên gửi yêu cầu đến BGH để có thể điều chỉnh, mọi thay đổi điều có xác nhận
của BGH.
-

Tính điểm:
 Giáo viên bộ môn (GVBM) sẽ phụ trách tính điểm trung bình ở môn học và
lớp học mình phụ trách giảng dạy. Sau đó nhập điểm vào sổ điểm gốc.
 Giáo viên chủ nhiệm của từng lớp sẽ nhận điểm từ sổ gốc và tính điểm trung
bình môn cho các học sinh của lớp mình. Sau đó cập nhật lại điểm điểm trung bình
môn của học sinh vào sổ điểm gốc, ghi nhận các cột điểm và nhận xét vào học bạ
của học sinh.
 Lưu ý: Trường hợp xảy ra sai sót GVCN sẽ liên hệ với GVBM và BGH để
điều chỉnh.

-

Nghiệp vụ hệ thống:
 Trong mỗi học kỳ GVBM cho học sinh làm các bài kiểm tra theo quy định,
ghi nhận các cột điểm vào sổ điểm cá nhân.
 Kết thúc mỗi học kỳ GVBM sẽ tổng kết điểm và ghi nhận điểm môn mình
phụ trách vào sổ điểm gốc của các lớp. GVCN và trưởng bộ môn phụ trách giám
sát và kiểm tra sai sót. Trưởng bộ môn sẽ lập báo cáo thông kê bộ môm mình quản
lý gửi về BGH.
 Sau khi các GVBM hoàn tất việc nhập điểm vào sổ điểm gốc cho các lớp, thì
GVCN sẽ nhận lại sổ điểm gốc, tiến hành tính điểm trung bình môn cho học sinh
lớp mình và nhập các cột điểm cùng với đánh giá nhận xét vào học bạ của học sinh.

Sau đó lập báo cáo thống kê đánh giá xếp loại học sinh gửi về BGH.
 Sau mỗi học kỳ BGH sẽ ghi nhận các báo cáo, kiểm tra lại quy trình nghiệp
vụ ở các bộ phận. Xác nhập các bảng điểm, in phiếu điểm và ra quyết định khen
thưởng kỷ luật cho các cá nhân và tập thể.

-

Hệ thống áp dụng các quy tắt:
10


 Quá trình kiểm tra thi cử đúng quy định.
 Việc quản lý chặt chẽ từ trên xuống và kiểm tra chéo.
 Việc nhập điểm phải đúng trình tự, và thời gian không để xảy ra chồng chéo,
sai sót.
 Mọi sai thay đổi về kết quả đánh giá và điểm số phải có sự sát nhận của BGH.
1.2.3.
-

Biểu mẫu

Biểu mẫu phiếu nhập điểm cho giáo viên:

Hình 1.4 mẫu phiếu nhập điểm cho giáo viên
-

Biểu mẫu bảng điểm cả năm theo lớp:

11



Hình 1.5 mẫu bảng điểm cả năm theo lớp

-

Biểu mẫu bảng điểm học kỳ của học sinh:

Hình 1.6 mẫu bảng điểm học kỳ của học sinh
12


-

Biểu mẫu bảng điểm học kỳ theo lớp:

Hình 1.7 mẫu bảng điểm học kỳ theo lớp

-

Biểu mẫu bảng điểm cả năm học:

Hình 1.8 mẫu bảng điểm cả năm học
13


Hình 1.9 Mẫu giấy khen

1.5. Mô hình hóa bằng mô hình tiến trình nghiệp vụ

Hình 1.4 sơ đồ mô tả mô hình nghiệp vụ


14


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ
2.1. Xác định chức năng nghiệp vụ
Xác định chức năng chi tiết

2.1.1.
-

Lập phiếu yêu cầu nhập điểm.

-

Chấm điểm.

-

Nhập điểm.

-

Tính điểm.

-

Cập nhật điểm.

-


Đánh giá xếp loại.

-

Xét tốt nghiệp.

-

Lập bảng điểm.

-

Vào điểm học bạ.

-

In kết quả học tập, giấy khen.

-

Trả kết quả học tập.
2.1.2.

Gom nhóm chức năng
Bảng 2.1 Gom nhóm chức năng

-

Lập phiếu yêu cầu nhập điểm.


-

Chấm điểm.

-

Nhập điểm.

-

Tính điểm.

-

Cập nhật điểm.

-

Xem điểm.

Hệ thống
Quản lý điểm

quản lý
điểm

15



-

Đánh giá xếp loại.

-

Xét tốt nghiệp.

-

Lập bảng điểm.

-

Vào điểm cho học bạ

-

In kết quả học tập, giấy khen.

-

Trả kết quả học tập.

2.1.3.
-

Báo cáo – kết
xuất


Vẽ mô hình BFD

Sơ đồ phân rã chức năng BFD.

Hình 2.1 sơ đồ phân rã chức năng BFD

16


2.2. Xác định luồng thông tin nghiệp vụ
2.2.1.

DFD mức khung cảnh

Hình 2.1 Sơ đồ DFD mức khung cảnh

17


2.2.2.

DFD mức đỉnh

Hình 2.2 Sơ đồ DFD mức đỉnh

18


2.2.3.
-


DFD mức dưới đỉnh

DFD mức dưới đỉnh tiến trình “Quản lí điểm”.

Hình 2.4 DFD mức dưới đỉnh tiến trình “Quản lí điểm”

19


×