Tải bản đầy đủ (.docx) (218 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới do kiểm toán nhà nước thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

BỘ TÀI CHÍNH

LẠI PHƯƠNG THẢO

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Huy Trọng
2. TS. Ngụy Thu Hiền

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

2020
Tác giả luận án

Lại Phương Thảo

2

năm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, nghiên cứu
sinh đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Huy Trọng và TS. Ngụy Thu Hiền - Người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều
kiện cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành
luận án.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và
quý báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các kiểm toán viên nhà nước,
các cán bộ, viên chức ở các Bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương có liên
quan trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu luận án.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học
viện Tài Chính, Khoa Sau Đại học, Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán, Học viện
Tài Chính đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận án.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn

bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khuyến khích
tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án

Lại Phương Thảo

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết vắt

Nghĩa đầy đủ

BCKT

Báo cáo kiểm toán

BCQT

Báo cáo quyết toán

BCTC


Báo cáo tài chính

BTC

Bộ Tài chính

CLKT

Chất lượng kiểm toán

CMKT

Chuẩn mực kiểm toán

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

CTMTQG XDNTM

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

GTGT

Giá trị gia tăng


KBNN

Kho bạc nhà nước

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTHĐ

Kiểm toán hoạt động

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KTV

Kiểm toán viên

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương

NTM

Nông thôn mới

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and
Development)

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND


Ủy Ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XD NTM

Xây dựng nông thôn mới
5


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

7


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán do kiểm toán nhà
nước (KTNN) thực hiện nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối
tượng. Trong những năm qua, khá nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng phân tích, đánh
giá các khía cạnh khác nhau của quy trình kiểm toán với các đối tượng kiểm toán
khác nhau. Thế nhưng, cho đến nay, quy trình kiểm toán các chương trình mục tiêu

quốc gia (CTMTQG) do KTNN vẫn chưa thống nhất và các nghiên cứu về chủ đề
này vẫn tiếp tục thực hiện. Điều này là do quy trình kiểm toán CTMTQG do KTNN
thực hiện khó quan sát và đo lường, phụ thuộc vào ý trí nhà quản lý và xét đoán của
từng cá nhân, do vậy khó có một quan điểm thống nhất.
CTMTQG là các chương trình đầu tư công có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng
Nông thôn mới (CTMTQG XDNTM) là chương trình triển khai theo nhiều giai
đoạn với những mục tiêu cụ phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước.
Chương trình liên quan đến lượng vốn lớn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nhân
dân nên nhận được sự quan tâm của cả xã hội và của cả hệ thống chính trị. Theo báo
cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), đến
9/2019 CTMTQG XDNTM đã được triển khai tại 63 tỉnh thành trong cả nước,
nguồn lực huy động cho Chương trình là 2.418.417 tỷ đồng (Bộ NN&PTNT, 2019c)
bao gồm nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng, người dân và các
tổ chức xã hội. CTMTQG nói chung, CTMTQG XDNTM nói riêng được tổ chức
thực hiện theo những quy định chung về đầu tư và những đặc thù riêng của cơ chế
đầu tư rất phức tạp, triển khai thực hiện trong thời gian dài nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vấn đề đặt ra là cần có sự kiểm tra, đánh giá sự tin cậy, tính tuân thủ và hiệu quả
của quá trình triển khai, thực hiện chương trình, đảm bảo nguồn lực của nhà nước,
của nhân dân được quản lý và sử dụng đúng mục tiêu, tiết kiệm và hiệu quả. KTNN
với vai trò là tổ chức kiểm toán khu vực công hàng đầu của mỗi quốc gia OECD
(2011), với chức năng và trách nhiệm của mình cần tổ chức các hoạt động kiểm
toán, đưa ra ý kiến và cung cấp những thông tin xác thực, hữu ích cho Quốc hội,
88


Chính phủ, các bộ, ngành địa phương nhằm nâng cao hiệu quả CTMTQG XDNTM,
trách nhiệm giải trình của chính phủ với người dân, và minh bạch hóa các khoản tài
trợ.
Để thực hiện trách nhiệm của mình KTNN đã tập trung lực lượng toàn ngành

để kiểm toán CTMTQG XDNTM giai đoạn 2010-2015 nhằm: “cung cấp thông tin
hữu ích cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quản lý, sử dụng tài
chính công, tài sản công; đồng thời tổng kết, rút ra các bài học kinh nghiệm trong
quá trình thực hiện Chương trình ở địa phương” (KTNN, 2016e). Tuy kết quả kiểm
toán CTMTQG XDNTM đã bước đầu cung cấp các thông tin hữu ích cho quốc hội,
chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức, quản lý, điều hành, thực hiện
Chương trình, xong kiểm toán CTMTQG XDNTM còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức như (1) CTMTQG XDNTM là chương trình lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực,
bộ, ngành đòi hỏi lượng thông tin lớn cần được thu thập phục vụ công tác kiểm
toán, nhưng thời gian thu thập thông tin bị giới hạn để hạn chế ảnh hướng đến hoạt
động của đơn vị được kiểm toán. (2) Đối tượng quan tâm đến thông tin do KTNN
cung cấp rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi nội dung kiểm toán phải bao trùm được
những vấn đề có rủi ro tiềm tàng cao. Trong buổi tọa đàm khoa học tổ chức tháng
11/2018 “Tổ chức kiểm toán chuyên đề của KTNN - Thực trạng và giải pháp”,
KTNN đã chỉ ra nhiều vấn đề bất cập trong thực hiện kiểm toán chuyên đề nói
chung, kiểm toán CTMTQG XDNTM nói riêng, nhiều tham luận đã cho thấy kết quả
kiểm toán còn chung chung, mục tiêu và trọng tâm kiểm toán còn dàn trải, khó tham
mưu kịp thời cho lãnh đạo các cấp. Vậy liệu quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM
đã được KTNN sử dụng có thực sự phù hợp chưa? Và những bước công việc nào
trong quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM cần được điều chỉnh để chất lượng
thông tin do KTNN cung cấp hữu ích hơn? Đây là những câu hỏi mà đến nay vẫn
chưa có một nghiên cứu khoa học nào trả lời được. Để trả lời những câu hỏi này đòi
hỏi phải có một nghiên cứu toàn diện về quy trình kiểm toán CTMTQG về XDNTM,
chỉ ra những hạn chế của quy trình và đề xuất những giải pháp hữu ích hoàn thiện
quy trình theo hướng tăng tăng cường sự hữu ích của thông tin do KTNN cung cấp.

99


Với khoảng trống về lý thuyết trong các công trình đã nghiên cứu, yêu cầu

thực tiễn của KTNN, tác giả thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Hoàn thiện quy
trình kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới do
kiểm toán nhà nước thực hiện“ nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được
quan tâm về quy trình kiểm toán, đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề bất cập
trong thực tiễn một cách hữu hiệu.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến CTMTQG
XDNTM, quy trình kiểm toán của KTNN trong thời gian qua ở nước ngoài và tại
Việt Nam. Từ đó, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu đã thực hiện về CTMTQG
XDNTM, quy trình kiểm toán của KTNN nhằm xác định khoảng trống lý thuyết và
các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này.
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước
Do tính chất phức tạp của CTMTQG XDNTM và tính chất bảo mật của quy
trình kiểm toán của KTNN nên chưa có nghiên cứu học thuật nào được công bố liên
quan đến chủ đề về quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM tại Việt Nam. Các nhà
nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu việc tổ chức, triển khai CTMTQG
XDNTM tại các địa phương, nghiên cứu các khía cạnh riêng rẽ của Chương trình,
hay nghiên cứu các quan điểm về tiêu chí của Chương trình dưới góc nhìn của một
số đối tượng. Đối tượng của KTNN phức tạp và đa dạng nên các nghiên cứu về quy
trình kiểm toán do KTNN thực hiện cũng đa dạng các lĩnh vực như quy trình kiểm
toán báo cáo tài chính, quy trình kiểm toán tuân thủ, quy trình kiểm toán đặc thù các
lĩnh vực như xây dựng cơ bản, ngân hàng, quy trình kiểm toán CTMTQG nhằm
hoàn thiện các quy trình kiểm toán do KTNN thực hiện.
2.1.1. Các nghiên cứu về chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới
(1) Các nghiên cứu về quản lý, tổ chức, triển khai CTMTQG XDNTM
CTMTQG XDNTM được tổ chức triển khai tại 63 tỉnh, thành phố trên cả
nước nên đã có nhưng nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý, tổ chức, thực hiện ở một
số địa phương như Phạm Hà (2011) đã chỉ ra cách thức tổ chức triển khai Chương
10



trình ở tỉnh Quảng Ninh từ lựa chọn tiêu chí trong triển khai đến cách thực huy
động sức mạnh nội lực từ cộng đồng dân cư để tỉnh sớm đạt được mục tiêu đề ra.
Với tỉnh nông nghiệp như tỉnh Thái Bình với gần 90% số dân sống ở nông thôn và
hơn 70% lao động làm nông nghiệp, Vũ Kiểm (2011) đã chỉ ra những định hướng
điều hành, quản lý, tổ chức của Ban chỉ đạo các cấp trong triển khai thực hiện
chương trình nhằm giúp Thái Bình tận dụng được những ưu thế, khắc phục được
các hạn chế để đạt được mục tiêu của Chương trình trong từng giai đoạn. Cũng với
quan điểm nghiên cứu về CTMTQG XDNTM trên quan điểm phù hợp với đặc điểm
của từng vùng miền trên cả nước, Bá Thăng (2011) chỉ ra những khó khăn, thách
thức của tỉnh Đăk Lăk trong tổ chức, triển khai chương trình, nguyên nhân của
những thách thức khiến tỉnh đang chậm tiến tiến độ XDNTM chậm so với kế hoạch
chung đề ra. Theo tác giả nguyên nhân dẫn đến tiến độ xây dựng nông thôn mới
chậm ngay từ khâu đầu tiên là do nhận thức của người dân chưa đúng với tinh thần
của chương trình xây dựng nông thôn mới; một số xã còn trông chờ, ỷ lại; đội ngũ
cán bộ xã yếu cả về trình độ và năng lực chuyên môn; công tác tuyên truyền chưa
thực sự sâu rộng, trách nhiệm của ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã và
Đảng ủy, UBND các xã chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của xây dựng
NTM; Công tác phối hợp thực hiện giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, việc
kiểm tra, giám sát chưa kịp thời và thường xuyên. Thanh Tân (2011) đã nghiên cứu
trường hợp tỉnh Yên Bái, Vũ Kiểm (2011) nghiên cứu ở tỉnh Thái Bình. Tất cả các
nghiên cứu này đều tập trung phân tích, đánh giá đặc điểm, cách tổ chức, quản lý
của từng địa phương để từ đó chỉ ra những bài học hay giải pháp cho những vấn đề
còn tồn tại.
(2) Các nghiên cứu về sự phù hợp của các tiêu chí được sử dụng để đánh
giá trong CTMTQG XDNTM
Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2012) với nghiên cứu về “Chương trình
nông thôn mới ở Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị” đã chỉ ra rằng
chương trình XD NTM của Việt Nam vẫn chưa đạt được như kết quả trông đợi là do

sự chưa phù hợp trong bộ tiêu chí đánh giá, cách tiếp cận “dội ở trên xuống”, sự
thiên lệch trong lựa chọn các xã điểm, chất lượng quy hoạch NTM thấp, chưa phát
11


huy thật tốt sự tham gia của dân, chưa chú trọng đầu tư vào phát triển kinh tế, nhân
lực và thể chế, thiếu sự kết hợp giữa các cấp và các ngành, trình độ và năng lực
quản lí của cán bộ cơ sở còn hạn chế là những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu
quả các chương trình phát triển nông thôn thấp. Từ đó đề xuất giải pháp như: cách
tiếp cận của Chương trình cần có sự tham gia, lấy dân làm trung tâm cho sự phát
triển, bổ sung và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, ban hành các chính sách hướng
dẫn, triển khai XDNTM phù hợp với từng vùng miền, tập trung nhiều hơn vào mục
tiêu kinh tế, coi trọng vấn đề xã hội, thực hiện phối kết hợp giữa các cấp và các
ngành, lồng ghép hữu cơ các chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực địa
phương là những giải pháp quan trọng góp phần triển khai thắng lợi chương trình và
đảm bảo cho nông thôn phát triển bền vững. Hay Liên minh Minh bạch Ngân sách
(2018) có nghiên cứu đánh giá “tiếng nói của người dân và cán bộ địa phương về
CTMTQG XDNTM giai đoạn 2016-2020: Trường hợp tỉnh Hòa Bình và Quảng
Trị” đã cho thấy sự khác nhau trong quản điểm về tính phù hợp của các tiêu chí
trong Chương trình theo quan điểm của người dân và cán bộ địa phương. Nhiều
quan điểm và phát hiện đã được chỉ ra trong nghiên cứu này như: “Gốc phải là con
người NTM chứ không phải là con đường NTM. phải phát triển sản xuất, đời sống
không đạt thì sao NTM được” hay “NTM là thành tích của xã, nhưng dân còn khổ.
Về đích NTM thì không được đầu tư như trước nữa, dân lại thích không được
NTM”. “Phải xem nhu cầu của dân là cái gì để xác định tiêu chí NTM cho phù hợp,
phải tính đến yếu tố đặc thù theo vùng miền. Kể cả tiêu chí sản xuất, quan trọng là
giá trị mang lại”. Từ đó nghiên cứu đã đưa ra 3 Phương án đề xuất điều chỉnh bộ
tiêu chí đánh giá CTMTQG XDNTM gồm: “(1) Thay thế Bộ tiêu chí bằng các chỉ
tiêu giám sát – đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; (2) Rút gọn Bộ
tiêu chí, tập trung chủ yếu vào các tiêu chí cốt lõi liên quan trực tiếp đến đời sống

người dân kèm theo các chỉ tiêu giám sát, đánh giá sự tiến bộ; (3) Giữ nguyên Bộ
tiêu chí hiện nay và chia rõ các nhóm tiêu chí ưu tiên thực hiện theo từng giai đoạn.
Dù phương án nào được lựa chọn, kết quả NTM cần đảm bảo sự tham gia thực
chất, đóng góp tự nguyện và mang lại lợi ích sát sườn cho người dân, đặc biệt các
đối tượng nghèo và khó khăn”.
12


Các nghiên cứu gần đây trong nước về CTMTQG XDNTM đã cho thấy tầm
quan trọng và ý nghĩa của Chương trình đối với sự phát triển chung của đất
nước. Theo các tác giả, CTMTQG XDNTM tuy đã đạt được những kết quả đáng
kể, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm, đánh giá, điều chỉnh để kết
quả được tạo ra từ đầu ra của Chương trình đáp ứng được mục tiêu mà quốc hội,
chính phủ và người dân mong đợi. Những nghiên cứu này dù không liên quan
trực tiếp đến quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM của KTNN Việt Nam
nhưng có ý nghĩa tham khảo rất lớn khi KTNN xác định rủi ro tiềm tàng trong
quá trình kiểm toán Chương trình.
2.1.2. Các nghiên cứu về quy trình kiểm toán, kiểm toán CTMTQG do KTNN thực
hiện
Kiểm toán CTMTQG XDNTM đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát
triển. Chưa có nghiên cứu học thuật nào được công bố liên quan đến chủ đề về quy
trình kiểm toán CTMTQG XDNTM tại Việt Nam. Nhưng đã có những nghiên cứu
đề cập đến quy trình kiểm toán chương trình MTQG chung như: Nguyễn Thị Kim
Dung (2016) với luận án thạc sĩ “Nâng cao chất lượng kiểm toán CTMTQG
XDNTM của KTNN”, tác giả đã chỉ ra sự cần thiết khách quan của việc kiểm toán
CTMTQG XDNTM, tiêu chí chất lượng kiểm toán Chương trình cùng các yếu tố
ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán Chương trình trong đó có yếu tố về quy trình
kiểm toán. Nhưng tác giả chưa làm rõ được những bất cập cụ thể của từng công việc
trong mỗi bước của quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM, cũng như chưa có
những đánh giá khách quan từ những đối tượng sử dụng thông tin do KTNN cung

cấp để làm cơ sở đánh giá chất lượng kiểm toán. Lê Hùng Minh và các cộng sự
(2003) nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Xây dựng các quy trình kiểm toán
CTMTQG ”. Đây được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên về quy trình
kiểm toán chương trình MTQG ở Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải
kiểm toán chương trình MTQG ở Việt Nam, đề xuất các bước trong quy trình kiểm
toán phù hợp với đặc thù của chương trình MTQG ở Việt Nam. Cũng theo quan
điểm về sự cần thiết phải có sự vào cuộc của KTNN trong kiểm toán chương trình
13


MTQG, Vũ Thị Thanh Hải (2011), cũng nghiên cứu việc ứng dụng kiểm toán hoạt
động đối với các CTMTQG . Hai đề tài này đều là đề tài ứng dụng với nội dung
chính là đề xuất quy trình, nội dung, phương pháp kiểm toán, phục vụ cho việc
tham khảo kinh nghiệm kiểm toán hoạt động từ một số quốc gia trên thế giới. Trong
nghiên cứu của mình Nguyễn Văn Kỷ & các cộng sự (2003) đã chỉ ra sự cần thiết
phải kết hợp kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ trong
một cuộc kiểm toán của KTNN. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đi sâu tìm
hiểu kinh nghiệm về quy trình, phương pháp kiểm toán của KTNN một số nước trên
thế giới, kết hợp với đặc tính phức tạp của các CTMTQG ở Việt Nam để từ đó đề
xuất quy trình kiểm toán kết hợp cho các cuộc kiểm toán CTMTQG ở Việt Nam.
Với đề tài “Định hướng và giải pháp đổi mới công tác kiểm toán Ngân sách nhà
nước trong điều kiện thực hiện Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi” (Vương Đinh
Huệ, 2004) đã tập trung phân tích những điểm nổi bật của Luật Ngân sách nhà nước
2002 so với Luật Ngân sách nhà nước 1996, từ đó chỉ ra những hạn chế trong hoạt
động kiểm toán do KTNN tiến hành, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động và hiệu lực của báo cáo kiểm toán do KTNN thực hiện. Nếu Trần
Thị Ngọc Hân (2012) nghiên cứu nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán
hoạt động ứng dụng trong các cuộc kiểm toán các dự án xây dựng cầu đường bằng
vốn nhà nước. Nguyễn Tuấn Trung (2015) với đề tài “Hoàn thiện nội dung, quy
trình kiểm toán CTMTQG do KTNN thực hiện”, trong đó chủ yếu tập trung giới

thiệu nội dung, quy trình kiểm toán CTMTQG trong thực tiễn, đồng thời chỉ ra sự
ảnh hưởng của chiến lược phát triển KTNN ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán
CTMTQG. Tuy nhiên những đánh giá của tác giả về thực trạng nội dung và quy
trình kiểm toán CTMTQG còn mang tính chủ quan, chưa có các đánh giá khách
quan từ phía chủ thể cũng như khách thể kiểm toán, do vậy những kết luận chưa
thực sự thuyết phục. Lê Anh Minh (2018) với nghiên cứu “Những kịch bản cho sự
thay đổi trong mô hình quản lý quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam” đã chỉ ra
rằng quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam đang thiếu chiến lược dài hạn, KTV
thiếu kiến thức kiểm toán, quy trình kiểm toán khó hiểu, không có tiêu chuẩn rõ
ràng cho kiểm toán hiệu quả, thiếu phương pháp và tiêu chí đầy đủ cho quy trình
14


kiểm toán, không có kế hoạch đánh giá để cải thiện các quy trình kiểm toán, không
nhất quán giữa quy trình kiểm toán và các nguyên tắc và tiêu chuẩn kiểm toán, hệ
thống điều hành chưa phù hợp và không hiệu quả. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đi sâu
tìm hiểu từng bước của quy trình kiểm toán, nhất là các cuộc kiểm toán mang tính
chất đặc thù như quy trình kiểm toán chương trình MTQG XDNTM.
Kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy nghiên cứu về nội dung, quy trình,
phương pháp kiểm toán CTMTQG đã nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều
của các nhà nghiên cứu. Với hầu hết các quan điểm cho thấy sự cần thiết của
CTMTQG nói chung, CTMTQG XDNTM nói riêng và nhu cầu thông tin do về
các công tác tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình này. Xuất phát từ quan
điểm về yêu cầu thông tin do kiểm toán cung cấp, đặc biệt là KTNN, các nhà
nghiên cứu đã có khuynh hướng đánh giá CTMTQG dựa trên quan điểm của kiểm
toán hoạt động, tức cuộc kiểm toán sẽ tập trung đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả
và sự hữu hiện của các chương trình, dự án. Song những nghiên cứu trước đây về
kiểm toán CTMTQG XDNTM không nhiều. Tuy vậy, một số kết quả nghiên cứu đó
đã đưa ra một hướng mới về những gọi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về các bước
thực hiện quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM trong mối quan hệ với tính đặc

thù của Chương trình.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
2.2.1. Các nghiên cứu về chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới
Một số quốc gia trên thế giới cũng có các phong trào xây dựng nông thôn
mới như phong trào, xây dựng “làng mới” (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc vào
những năm 60 của thế kỷ 20 (Tuấn Anh, 2012); Trung Quốc với rất nhiều chương
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn như: “chương trình đốm lửa” nhằm trang bị
cho hàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ về khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm
lửa, nâng cao tố chất nông dân, “Chương trình được mùa” giúp đại bộ phận nông
dân áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông
nghiệp, nông thôn, “Chương trình giúp đỡ vùng nghèo”,...(Cù Ngọc Hưởng, 2006);

15


ngoài ra Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và một số nước khác cũng có các chương trình
hướng tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hầu hết các nghiên cứu về chương
trình MTQG XD NTM đang tập trung vào ý nghĩa của Chương trình đối với sự phát
triển của đất nước.
2.2.2 Các nghiên cứu về quy trình kiểm toán do KTNN thực hiện
Đầu thập niên 1960, từ sức ép về ý kiến kiểm toán các chương trình dự án
phải giúp cải thiện hoạt động của dự án ở các giai đoạn tiếp theo, KTNN Nhật Bản
đã tiến hành các cuộc kiểm toán hiệu quả khi kiểm toán các chương trình, dự án
nhằm đánh giá tình hình thực hiện, tình hình sử dụng và kết quả trực tiếp của
chương trình, dự án thông qua việc phân tích lợi ích – chi phí, và đánh giá tác động
đến người hưởng thụ, tính đúng đắn và phù hợp của chương trình, dự án đối với sự
thay đổi kinh tế xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện (Kazuki H. & Shigeru
Y., 2006). Cùng trong nghiên cứu này các tác giả đã chỉ ra các bước thực hiện công
việc kiểm toán, quy trình kiểm toán các chương trình dự án do KTNN Nhật Bản

thực hiện là cuộc kiểm toán hiệu quả nên các tiêu chí sử dụng để đánh giá là các
tiêu chí liên quan tới đầu ra và kết quả của chương trình, dự án. Tuy nhiên, các
chương trình, dự án được tác giả đề cập là những chương trình dự án được triển
khai ở phạm vi một đơn vị (bộ, ngành) hay một địa phương, mà chưa đề cập đến
quy trình kiểm toán các chương trình, dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Gần đây các tổ chức KTNN toàn cầu đối mặt ngày càng nhiều thách thức
liên quan đến chất lượng thông tin do KTNN cung cấp. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ
thống chuẩn mức kiểm toán nhà nước quốc tế, quy trình kiểm toán cũng đã được
chú trọng phát triển IDI (2009). Trong Sổ tay hướng dẫn KTNN lập kế hoạch kiểm
toán năm 2009, tổ chức định hướng phát triển KTNN đã chỉ ra rằng các nội dung
công việc trong các bước của quy trình kiểm toán sẽ chịu ảnh hưởng bởi kế hoạch
kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở đánh giá sự cần thiết của cuộc
kiểm toán cũng như tầm nhìn chiến lược và kỳ vọng vào giá trị gia tăng của cuộc
kiểm toán. Qua đó KTNN sẽ đánh giá những vấn đề cần được quan tâm trong cuộc
kiểm toán đó, từ đó xác định trọng tâm, mục tiêu, thước đo đánh giá và các bước
công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán.
16


IDI (2012) trong Số tay hướng dẫn thực hiện chuẩn mực KTNN quốc tế cho
kiểm toán hoạt động đã lấy dẫn chứng về các cuộc kiểm toán chương trình, dự án an
sinh xã hội được vận dụng kiểm toán hoạt động với bốn bước trong quy trình kiểm
toán nhằm đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các chương trình,
dự án. Trong đó nhắn mạnh, từ những phát hiện được đưa ra thông qua bước thực
hiện kiểm toán, KTNN phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của những phát hiện đó,
đồng thời đề xuất những giải pháp để các pha sau của chương trình, dự án được tốt
hơn. Tài liệu này cũng bước đầu đề cập đến vấn đề xác định rủi ro kiểm toán trong
kiểm toán hoạt động, để làm cơ sở vận dụng bản đồ rủi ro để đánh giá rủi ro của
cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, những hướng dẫn này vẫn chỉ phản ánh góc nhìn vấn đề
của chủ thể kiểm toán mà chưa xuất phát từ nhu cầu của các đối tượng sử dụng

thông tin do KTNN cung cấp.
Nghiên cứu về quy trình kiểm toán các chương trình, dự án quốc gia, trung
tâm sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ đã có những nghiên cứu, xây dựng quy
trình kiểm toán gồm sáu bước: (1) Lập kế hoạch sơ bộ cho cuộc kiểm toán; (2)
Chuẩn bị điều tra về đối tượng kiểm toán; (3) Thiết kế điều tra thu thập thông tin;
(4) Thu thập và phân tích thông tin; (5) Lập báo cáo kiểm toán; (6) Đánh giá kết quả
sau kiểm toán. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sáu bước kiểm toán trên không chỉ
có sự gắn kết chặt chẽ với nhau mà còn giúp tạo ra các bằng chứng kiểm toán hữu
ích cho việc đưa ra các kết luận khi kiểm toán chương trình, dự án quốc gia với nội
dung kiểm toán gồm kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động. Tuy nhiên, quy
trình kiểm toán chưa chỉ ra được sự phù hợp của quy trình với đặc điểm của đối
tượng được kiểm toán. (Department of Health & Human Services, 1994).
Steve G. Sutton và James C. Lampe (2012) đã có nghiên cứu tổng quan về
khung đánh giá chất lượng quy trình kiểm toán. Nghiên cứu đã tổng quan các
nghiên cứu trước đây về quy trình kiểm toán, khung đánh giá chất lượng của quy
trình kiểm toán. Nhưng nghiên cứu mới chỉ đề cập đến những cuộc kiểm toán báo
cáo tài chính mà chưa đề cập đến các cuộc kiểm toán chương trình, dự án.
Luận án tiến sĩ của Lê Anh Minh (2014) với đề tài: “Chiến lược để thay đổi
quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam ngang tầm với quy trình kiểm toán Chính
17


phủ Úc” đã nêu ra chuẩn mực kiểm toán về quy trình kiểm toán khu vực công của
Úc, sự định hướng của công nghệ ảnh hưởng tới quy trình kiểm toán, và các hoạt
động đánh giá hiệu quả hoạt động của quy trình kiểm toán do Chính phủ Úc thực
hiện, từ đó có những đề xuất mang tính chiến lược nhằm thay đổi quy trình kiểm
toán của KTNN Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được đưa ra dựa trên ý
kiến đánh giá của các KTV Nhà nước mà chưa có sự đánh giá kết quả của quy trình
kiểm toán từ phía đối tượng được kiểm toán.
Ngoài ra số bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí về kế toán, kiểm toán

nước ngoài như Auditing: A journal of Practice & Theory, International Journal of
Government Auditing, Asian Journal of Government Audit…có đề cập đến quy
trình kiểm toán do KTNN thực hiện nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ đơn lẻ một số
nội dung trong quy trình kiểm toán mà chưa có nghiên cứu nào khái quát quy trình
kiểm toán dựa trên ý kiến đánh giá của các KTV trực tiếp tham gia quy trình kiểm
toán và đối tượng sử dụng thông tin do KTNN cung cấp.
Nhìn chung, trong thời gian qua các nhà nghiên cứu đã có nhiều cố gắng
trong việc tiếp cận quy trình kiểm toán, công tác kiểm toán các chương trình, dự án
do KTNN thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình, công tác kiểm
toán các chương trình, dự án dưới những góc độ khác nhau và đã đạt được một số
kết quả nhất định, nhất là đối với việc nghiên cứu nội dung kiểm toán khi thực hiện
kiểm toán chương trình, dự án. Qua đó, không những góp phần làm rõ vai trò, trách
nhiệm của KTNN đối với hiệu quả hoạt động của các chương trình, dự án trong
thực tiễn mà còn là nguồn học liệu có giá trị về mặt lý luận, làm tiền đề cho các
nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Kết luận chung từ các công trình nghiên cứu đã công bố và những điểm
mới trong nghiên cứu của luận án
2.3.1. Các kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu đã công bố
Quy trình kiểm toán nói chung, quy trình kiểm toán do KTNN thực hiện nói
riêng là khái niệm mang tính khuôn mẫu theo các chuẩn mực đã được quy định;
nhưng khi vận dụng quy trình kiểm toán chung vào kiểm toán CTMTQG,
CTMTQG XDNTM, sẽ có những điểm riêng biệt trong từng bước của quy trình
18


kiểm toán và thường rất phức tạp và ít được công khai chi tiết. Bên cạnh những kết
quả đã đạt được của các nghiên cứu trước đây, một số vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cứu, nhất là trong điều kiện yêu cầu thông tin do KTNN cung cấp ngày càng
đòi hỏi tính hữu dụng cao đối với sự điều hành của quốc hội, cũng như phản ánh
trách nhiệm giải trình của chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến

hoạt động quản lý, điều hành, tổ chức, triển khai Chương trình. Các vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, chưa có sự thống nhất quan điểm về các nội dung công việc trong
quy trình kiểm toán CTMTQG nói chung, quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM
nói riêng. Các nội dung công việc được thực hiện trong từng bước công việc của
quy trình kiểm toán còn mang tính chủ quan theo các quan điểm khác nhau. Do đó,
chuẩn mực kiểm toán nhà nước quốc tế do INTOSAI ban hành là một cơ sở quan
trọng để xác định và hoàn thiện các nội dung trong các bước kiểm toán nói riêng và
quy trình kiểm toán CTMTQG nói chung. Theo INTOSAI, quy trình kiểm toán phải
phù hợp để KTNN để thông tin kiểm toán cung cấp đảm bảo tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình. Do vậy, các nghiên cứu dựa trên các chuẩn mực của
INTOSAI để có sự thống nhất về quy trình kiểm toán các CTMTQG nói chung,
CTMTQG XDNTM nói riêng là cần thiết.
Thứ hai, đến nay chưa có các nghiên cứu trong và ngoài nước về sự phù hợp của
các nội dung công việc trong quy trình kiểm toán CTMTQG nói chung, CTMTQG
XDNTM nói riêng trên cơ sở đánh giá sự hài lòng của đối tượng sử dụng thông tin do
kiểm toán cung cấp. Hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đến CTMTQG
XDNTM chỉ đề cập đến những nội dung về tiêu chí thực hiện chương trình và bài học tổ
chức, triển khai chương trình ở một số nước hay một số địa phương ở Việt Nam. Trong
khi các nghiên cứu về quy trình kiểm toán do KTNN thực hiện lại tập trung vào một số
khía cạnh nhất định của quy trình kiểm toán mà chưa có sự đánh giá từng nội dung trong
các bước công việc của quy trình ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán như thế nào.
Tóm lại, trong những năm qua nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu về các
CTMTQG nói chung, CTMTQG XDNTM nói riêng và quy trình kiểm toán do
KTNN thực hiện, nhằm chỉ ra những kết quả đạt được cùng những tồn tại trong tổ
19


chức, quản lý, thực hiện Chương trình cũng như những ưu điểm, hạn chế của quy
trình kiểm toán và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, quy trình kiểm

toán CTMTQG, CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện là quy trình với nhiều nội
dung công việc đặc thù, khó xác định nội dung kiểm toán, do đó còn nhiều quan
điểm khác nhau về các kết quả nghiên cứu này. Mặt khác, còn thiếu những nghiên
cứu đánh giá về quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện trong
điệu kiện cụ thể của Việt Nam. Từ đó, tạo điều kiện để thực hiện một nghiên cứu
kết hợp đánh giá sự phù hợp của quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN
Việt Nam đang thực hiện do chuyên gia và kiểm toán viên (KTV) đánh giá theo
định hướng sự hài lòng của các đối tượng được hưởng lợi từ kết quả kiểm toán.
2.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và những điểm mới trong
nghiên cứu của luận án
Từ các phân tích trên, NCS cho rằng khoảng trống để NCS nghiên cứu về
quy trình kiểm toán chương trình MTQG XDNTM do KTNN thực hiện là hoàn toàn
phù hợp và cần thiết. Chính vì vậy, trong phạm vi luận án này, những điểm mới mà
NCS muốn đi sâu làm rõ bao gồm:
- Nghiên cứu những đặc điểm đặc trưng của CTMTQG XDNTM và KTNN,
qua đó chỉ rõ những ảnh hưởng của những đặc trưng này đến quy trình kiểm toán
CTMTQGXD NTM do KTNN thực hiện;
- Nghiên cứu sự phù hợp của quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM thông
qua ý kiến đánh của KTV tham gia cuộc kiểm toán, KTV thuộc các đơn vị tham
mưu cho Tổng KTNN về từng bước công việc trong quy trình kiểm toán: Lập kế
hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập, xét duyệt báo cáo kiểm toán, theo dõi
thực hiện kiến nghị kiểm toán. Qua đó, luận án tập trung đi sâu tìm hiểu nguyên
nhân của những điểm chưa phù hợp trong quy trình, tạo cơ sở đề xuất các giải pháp
hoàn thiện;
- Nghiên cứu sự hài lòng của đối tượng hưởng lợi đối với quy trình và kết
quả kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN Việt Nam thực hiện, từ đó có những
đề xuất hoàn thiện quy trình, nâng cao tính hữu ích của kết quả kiểm toán do KTNN
thực hiện.
20



3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực
hiện, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do
KTNN thực hiện ở Việt Nam thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá, luận giải và làm rõ cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán
CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do
KTNN thực hiện.
- Đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm
toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a/ Đối tượng nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu của luận án là các
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM
do KTNN Việt Nam thực hiện. Để thực hiện nghiên cứu này, các đối tượng khảo sát
nhằm thu thập thông tin phục vụ đề tài gồm KTV và đại diện các cơ quan tham mưu
thuộc KTNN; các chuyên gia; và đại diện của các đơn vị được kiểm toán từ các Bộ,
ngành trung ương đến tỉnh, huyện, xã ở Việt Nam.
b/ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu được thực hiện đối với các cuộc kiểm toán
CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện thời gian vừa qua ở Việt Nam. Kiểm toán
CTMTQG XDNTM đã được KTNN Việt Nam thực hiện kiểm toán chi tiết tại hầu
hết các tỉnh thành trong cả nước và thực hiện kiểm toán đối chiếu tại các bộ, ngành,
cơ quan có liên quan tới chương trình để xem xét kết quả thực hiện chương trình
đến thời điểm kiểm toán, các văn bản ban hành có kịp thời, hữu ích cho việc quản
lý, điều hành, thực hiện chương trình hay không. Trên thực tế những nội dung kiểm

toán tại các bộ, ngành, cơ quan có liên quan đến CTMTQG XDNTM đều được phản
21


ánh thông qua kết quả thực hiện tại các địa phương. Do vậy, với quy mô của cuộc
kiểm toán là rất lớn, thời gian nghiên cứu có hạn nên nghiên cứu tập trung phân tích,
đánh giá quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN Việt Nam thực hiện tại các
địa phương, nghiên cứu không đi sâu phân tích quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM
ở cấp bộ, ngành. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán CTMTQG
XDNTM do KTNN thực hiện nhằm chỉ ra các điểm còn bất cập, hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế để làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm
toán thời gian tới.
Phạm vi thời gian:
- Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp của các đợt kiểm toán CTMTQG
XDNTM do KTNN thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015, và kết quả xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020 ở Việt Nam để qua đó thấy
được tác động của kết quả kiểm toán chương trình giai đoạn 2010-2015 đến kết quả
thực hiện chương trình giai đoạn 2016-2020.
- Luận án được nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2019. Đây là
khoảng thời gian KTNN đã hoàn thành cuộc kiểm toán CTMTQG XDNTM giai
đoạn 2010-2015 và chuẩn bị lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán chương trình giai
đoạn 2016-2020.
Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu và khảo sát được thực hiện tại các địa
phương diễn ra cuộc kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện ở Việt Nam.
c/ Giới hạn của nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá quy trình kiểm toán chi
tiết được thực hiện tại các địa phương mà không nghiên cứu quy trình kiểm toán đối
chiếu tại các bộ, ngành do KTNN Việt Nam thực hiện đối với CTMTQG XDNTM ở
Việt Nam.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu của luận án tập trung giải
quyết một số câu hỏi nghiên cứu sau:
1: Cơ sở lý luận nào về quy trình kiểm toán CTMTQG do KTNN thực hiện?
2: Thực trạng quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện
22


diễn ra như thế nào?
3: Quy trình kiểm toán đang được KTNN sử dụng để kiểm toán CTMTQG
XDNTM có những ưu nhược điểm gì? Những hạn chế và nguyên nhân của những
tồn tại hạn chế trong quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện ở
Việt Nam hiện tại là gì?
4: Các giải pháp nào cần được thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình kiểm
toán CTMTQG XDNTM do KTNN Việt Nam thực hiện thời gian tới?
6. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận sau:
a/ Tiếp cận có sự tham gia: Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử
dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện nghiên cứu của luận án từ xây dựng ý
tưởng nghiên cứu, tiến hành thu thập thông tin, tổng hợp và xử lý thông tin, phân
tích thông và thảo luận về kết quả nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng
nhằm đánh giá toàn diện, nhiều góc nhìn với sự tham gia của nhiều bên liên quan
(về phía KTNN; đại diện cho các đơn vị được kiểm toán từ các Bộ, ngành trung
ương đến các tỉnh, huyện, xã) về thực trạng quy trình kiểm toán CTMTQG
XDNTM do KTNN thực hiện ở Việt Nam.
b/ Tiếp cận theo quy trình kiểm toán: Nghiên cứu tiếp cận theo quy trình
kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán, giai
đoạn lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán, giai đoạn theo dõi thực hiện các kiến nghị
của báo cáo kiểm toán. Việc tiếp cận theo quy trình kiểm toán nhằm làm rõ những
điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quy trình kiểm toán hiện tại làm

cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán CTMTQG
XDNTM trong thời gian tới.
c/ Tiếp cận theo các cấp thực hiện: Quá trình lập kế hoạch, triển khai, thực
hiện và vận hành chương trình mục tiêu MTQG XDNTM đòi hỏi sự phối hợp chặt
chẽ của các bên liên quan, các cấp ngành từ Chính phủ, bộ/ngành, tỉnh, huyện, tới
xã, thôn/bản. Hoạt động kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện được
triển khai trong sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan, các cấp ngành từ
23


bộ/ngành, tỉnh, huyện, tới xã, thôn/bản nhằm tiết kiện nguồn lực và hạn chế sai sót.
Vì vậy, tiếp cận theo các cấp thực hiện giúp nghiên cứu tổng hợp những góc nhìn đa
chiều từ các cấp khác nhau về thực hiện quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM
do KTNN thực hiện. Từ đó, cho phép nghiên cứu phát hiện ra những ưu, nhược
điểm, thuận lợi, khó khăn theo các đối tượng ở các cấp trong triển khai và kết quả
kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện. Theo hướng tiếp cận này,
nghiên cứu cũng sẽ tham khảo được ý kiến của các bên liên quan về thực trạng và
giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện.
6.2. Thiết kế nghiên cứu về hoàn thiện quy trình kiểm toán
CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện
Thông qua hệ thống câu hỏi nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng quy
trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện. Trong đó, nhấn mạnh các
câu hỏi về cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán CTMTQG nói chung, CTMTQG
XDNTM do KTNN thực hiện là như thế nào? Thực trạng quy trình kiểm toán
CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện ra sao? Những tồn tại trong quy trình kiểm
toán CTMTQG XDNTM
do KTNN
thực hiện là gì? Và những giải pháp nào cần
Nghiên
cứu lý thuyết

Lý luận về Kiểm toán nhà nước.

được thực hiện để hoàn thiện
quy
trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực
Lý luận
về CTMTQG

Câu hỏi nghiên cứu

Đặc điểm của CTMTQG XDTNM ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán

hiện? Để trảLýlời
những
hỏi đó,
ándosẽKTNN
dựathực
trênhiện
kết quả nghiên cứu lý thuyết gồm
luận
về Quy câu
trình kiểm
toán luận
CTMTQG

n CTMTQG, CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện?
XDNTM do KTNN thực hiệnlý
nhưluận
thế nào?
về KTNN, CTMTQG, CTMTQG XDNTM, quy trình kiểm toán CTMTQG

những ưu, nhược điểm gì?
GIẢI
hạn chế trong quy trình kiểm
toán CTMTQG
do KTNN
hiệnĐồng
hiện tại là
gì? kết quả nghiên cứu thực
XDNTM
doXDNTM
KTNN
thựcthực
hiện.
thời,
nghiệm thông qua
PHÁP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CTMTQG VỀ XDNTM DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯ
ằm hoàn thiện quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực
hiện?

các bài học kinh nghiệm của KTNN ở một số nước trên thế giới, điều tra tính phù hợp

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CTMTQG XDNTM DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN

của quy trình kiểm toán CTMTQG XDNTM do KTNN thực hiện và sự hài lòng của các
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán

đơn vị được kiểm toán, cũng
sửhiện
dụng

Bướcđược
2: Thực
kiểmtrong
toán nghiên cứu này nhằm đánh giá những
Bước3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán

ưu điểm, hạn chế của
quy
trình
kiểm
toán
XDNTM do KTNN thực hiện. Từ
Bước4:
Theo
dõi thực
hiện các
kiếnCTMTQG
nghị của kiểm toán.
đó tìm
nguyên
nhânTOÁN
của CTMTQG
những hạn
chếDOvàKIỂM
đề xuất
pháp THỰC
nhằmHIỆN
hoàn
ĐÁNH
GIÁra

QUY
TRÌNH KIỂM
XDNTM
TOÁN giải
NHÀ NƯỚC

thiện quy

trình kiểm toán CTMTQG XDNTM
do KTNN thực hiện.
Ưu điểm
Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Nghiên cứu thực nghiệm:

1. Kinh nghiệm thực tiễn về quy trình kiểm toán CTMTQG do KTNN thực hiện của các nước: Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 KTV KTNN, 100 Cán bộ thuộc đơn vị được kiểm toán, và 4 chuyên gia.

24


Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu về hoàn thiện quy trình kiểm toán CTMTQG
XDNTM do KTNN thực hiện
6.3. Phương pháp nghiên cứu
6.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Bước 1: Chọn mẫu địa điểm nghiên cứu
Xác định danh sách chọn mẫu các địa phương được lựa chọn trên cơ sở dữ
liệu thông qua kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN. Các địa phương được lựa
chọn cho nghiên cứu đề tài phải đáp ứng tiêu chí là các địa phương đã kiểm toán
CTMTQG về XDNTM, và theo các đợt kiểm toán, cũng như theo các khu vực đại

diện cho các vùng của Việt Nam. Như vậy, 6 tỉnh được lựa chọn khảo sát thu thập
thông tin gồm thành phố Hà Nội, tỉnh Cao Bằng, Thanh Hóa, Đăk Lăk, Khánh Hòa,
và Đồng Nai. Ngoài ra, một số Bộ, ngành TW được lựa chọn để tiến hành khảo sát,
thu thập thông tin nhằm phục vụ cho nghiên cứu của luận án.
Bước 2: Xác định đối tượng phỏng vấn
25


×