Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học phân số ở lớp 4 (KLTN k41)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.22 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------------  ---------------

NGUYỄN THANH VÂN

VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC
TRONG DẠY HỌC PHÂN SỐ Ở LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Toán và phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------------  ---------------

NGUYỄN THANH VÂN

VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC
TRONG DẠY HỌC PHÂN SỐ Ở LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Toán và phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học

ThS. PHẠM HUYỀN TRANG


HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài “Vận dụng dạy học hợp tác
trong dạy học phân số ở lớp 4”, tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban
Giám hiệu, các thầy cô giáo và cán bộ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề
tài này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ThS.Phạm Huyền Trang, đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em HS trường
Tiểu học Hùng Vương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong quá trình khảo sát để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thiện khóa luận.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thanh Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn
cứ, kết quả có trong bài tập là trung thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thanh Vân



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Chữ viết tắt

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

DHHT

Dạy học hợp tác

PPDH

Phương pháp dạy học


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................1
3. Đối tượng và khách thể nhiên cứu .......................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2
5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
8. Cấu trúc khoá luận...............................................................................................2
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................3
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................3
1.1.1. Một số vấn đề về dạy học phân số ở môn Toán lớp 4 .....................................3
1.1.2. Đặc điểm của HS lớp 4 .................................................................................3
1.1.3. Tổng quan về DHHT .....................................................................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................8
1.2.1. Thực trạng về dạy học mội dung phân số ở môn Toán lớp 4 ..........................8
1.2.2. Thực trạng việc DHHT trong nội dung phân số lớp 4.....................................9
Chương 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHÂN SỐ Ở
LỚP 4 ............................................................................................................... 11
2.1. Dạy học khái niệm phân số ............................................................................. 11
2.1.1 Hình thành khái niệm phân số từ phép đo đại lượng...................................... 11
2.1.2. Hình thành khái niệm phân số từ phép chia hai số tự nhiên.......................... 15
2.2. Dạy học tính chất của phân số......................................................................... 19
2.2.1. Phân số bằng nhau ....................................................................................... 19
2.2.2. Rút gọn phân số ........................................................................................... 23
2.2.3. Quy đồng mẫu số các phân số...................................................................... 27
2.2.4. So sánh hai phân số...................................................................................... 30
2.3. Dạy học các phép tính với phân số.................................................................. 35
2.3.1. Phép cộng phân số ....................................................................................... 35
2.3.2. Phép trừ phân số .......................................................................................... 40



2.3.3. Phép nhân phân số ....................................................................................... 45
2.3.4. Phép chia hai phân số................................................................................... 47
2.4. Dạy học bài tập............................................................................................... 49
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nước ta phát
triển một cách tốt nhất, nền giáo dục của nước nhà là một vấn đề được Đảng và nhà
nước chú trọng. Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, bắt buộc và không thể thiếu
đối với hệ thống giáo dục của nước ta.
Toán ở tiểu học là một môn học rất quan trọng. Thông qua việc học toán, HS
nắm được những kiến thức cơ bản, giúp các em phát triển tính tư duy, sáng tạo để
học tốt các môn khác. Phân số là một trong ba nội dung trọng tâm của số học. Nội
dung này đã được đưa vào chương trình môn toán lớp 4. HS nắm vững kiên thức nội
dung phân số sẽ giúp các em học tốt các mảng kiến thức khác như: đo lường, giải
toán và yếu tố hình học,…
Thực tế, một số giáo viên vẫn bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lối dạy học cũ dẫn
đến HS tiếp thu một cách thụ động, không có hiệu quả. Khi gặp những bài toán
khác, HS không tự làm được, các em khó phát huy được tính tích cực, chủ động của
bản thân. Đặc biệt đối với những bài liên quan đến nội dung phân số.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục cho bậc học này, chúng ta cần phải đổi mới
phương pháp tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học hợp tác là một phương pháp
dạy học tích cực. Thông qua việc HS hợp tác giải quyết các nhiệm vụ học tập, mỗi
em sẽ có ý thức tương trợ bạn, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau. Từ đó,
sẽ giúp cho các em hiểu và nắm rõ kiến thức hơn. Việc sử dụng hợp lý phương pháp

dạy học hợp tác sẽ góp phần giúp giờ học sôi nổi hơn, gây hứng thú cho HS và đạt
hiểu quả cao. Hiện nay ở một số trường tiểu học, phương pháp DHHT đã được đưa
vào sử dụng một cách phổ biến trong dạy học môn toán nhưng chưa thực sự phát
huy hiệu
quả.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vận dụng dạy
học hợp tác trong dạy học phân số ở lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được cách thức vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học phân số ở lớp
4 nhằm phát huy hiệu quả chất lượng dạy và học, giúp cho HS nắm chắc kiến thức
và học tốt phần phân số, môn toán tiểu học.
1


3. Đối tượng và khách thể nhiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các cách thức vận dụng dạy học hợp tác trong dạy
học phân số ở lớp 4.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng dạy học hợp tác trong
dạy học phân số lớp 4.
- Đề xuất việc vận dụng dạy học hợp tác trong việc dạy học phân số ở lớp 4.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học phân số ở lớp 4 một cách hợp lý
thì vừa nâng cao hiệu quả dạy học, vừa rèn luyện kỹ năng hợp tác và bồi dưỡng
năng lực xã hội cho HS.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi xin dừng lại ở việc nghiên cứu đề xuất
việc vận dụng dạy học hợp tác trong việc dạy học phân số ở lớp 4.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan

- Phương pháp phân tích , tổng hợp
- Phương pháp hệ thống, khái quát hóa
- Phương pháp điều tra, khảo sát
8. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học phân số ở lớp 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Một số vấn đề về dạy học phân số ở môn Toán lớp 4
1.1.1.1. Đặc điểm môn toán ở tiểu học
Đối với môn toán ở tiểu học thì nội dung trọng tâm là số học. Số học đóng vai
trò khá quan trọng, nó xuyên suốt chương trình học. Ngoài ra còn có các nội dung
toán học khác như:một số yếu tố hình học, giải các bài toán có lời văn, … giúp cho
các em học tốt môn toán học, giúp các em hiểu và nắm rõ hơn các kiến thức hơn.
Phần phân số nói vẫn luôn được coi là tuyến kiến thức trọng tâm trong chương
trình toán ở Tiểu học.
1.1.1.2 Nội dung phân số trong môn toán ở tiểu học
Nội dung về phân số được đưa vào chương trình toán ở trường tiểu học chiếm
tỉ trọng tương đối lớn. Ở lớp 4 thì nội dung phân số được đưa vào dạy chính thức.
Nội dung phân số được chia làm 37 tiết dạy ứng với 37 bài trong chương 4, SGK
Toán 4, phần phân số - các phép tính với phân số.


1.1.2. Đặc điểm của HS lớp 4
HS lớp tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. HS ở lớp 4 với những đặc điểm tâm
lý đặc trưng. Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp tới việc HS tiếp thu các kiến thức,
kĩ năng. Vì vậy, muốn vận dụng phương pháp dạy học hợp tác hiệu quả và đạt
được mục đích đề ra thì ngoài việc nắm vững mục tiêu giáo dục ta cần hiểu được
đặc điểm tâm sinh lí của tiểu học nói chung và HS lớp 4 nói riêng như :
1.1.2.1. Sự chú ý của HS
Đối với HS lớp 4, khối lượng chú ý tăng lên, tính bền vững tăng lên. Các em
biết hướng chú ý vào nội dung bài học. Các em có thể vừa nghe giảng, vừa nhìn
bảng và vừa ghi bài. Ở đây, các em đã có sự nỗ lực trong hoạt động học tập ví dụ
như việc học thuộc lòng các công thức toán học hay thuộc lòng ghi nhớ,… Ngoài ra
các em đã biết ước lượng được khoảng thời gian cho phép để thực hiện và hoàn
thánh một việc làm nào đó trong khoảng thời gian quy định.

3


1.1.2.2. Tri giác của HS
“ Tri giác là quá trình hoạt động nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào
các giác quan của ta.” ([7] – 118)
Vì vậy, tri giác đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhận thức của trẻ.
Ở lớp 4, tri giác của HS đã có mục đích và có tính định hướng rõ rệt. Tri giác
của các em gắn liền với cảm xúc. Ở giai đoạn này, HS tri giác tốt hơn đối với các
vật gây được cảm xúc.
1.1.2.3. Tư duy của HS
Tư duy của HS ở các lớp đầu tiểu học mang tính cụ thể. Các em tiếp thu được
tri thức trong học tập chủ yếu qua hình ảnh trực quan.
Ở lớp 4, tư duy trừu tượng chiếm ưu thế hơn. HS tiếp thu tri thức qua cách tiến

hành các thao tác tư duy và kí hiệu. Tuy nhiên, các hoạt động phân tích và tổng hợp
kiến thức ở phần lớn HS tiểu học còn sơ đẳng.
1.1.2.4. Trí tưởng tượng của HS
Ở các lớp đầu của bậc tiểu học,tưởng tượng của HS còn đơn giản, chưa bền
vững và dễ thay đổi. Ở các lớp cuối cấp tiểu học, tưởng tượng của trẻ bắt đầu hoàn
thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo
của trẻ tương đối phát triển, trẻ bắt đầu phát triển kĩ năng vẽ tranh, làm văn,…
Nhìn chung tư tưởng của các em còn chịu tác động nhiều của sự hứng thú,
kinh nghiệm sống.
1.1.2.5 Trí nhớ của HS
Trí nhớ trực quan thông qua hình ảnh sẽ phát triển tốt hơn trí nhớ từ ngữ trừu
tượng, hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ từ ngữ, logic.
Ở lớp 4, các em ghi nhớ có ý nghĩa, ghi nhớ các từ ngữ tốt hơn. Ghi nhớ có
chủ định đã phát triển. Việc ghi nhớ của các em có hiệu quả hay không còn phụ
thuộc vào các yếu tố như: tâm lý, tình cảm của các em, …

4


1.1.3. Tổng quan về DHHT
1.1.3.1 Quan niệm về DHHT
Hợp tác là cùng chung sức và giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc hay một
nhiệm vụ nào đó nhằm đạt được mục đích chung. Đó là điều rất quan trọng trong
việc thành công của một nhóm hay bất kì cá nhân nào.
Theo Hoàng Lê Minh [2], “Phương pháp DHHT là cách thức hoạt động
giao lưu hợp tác của thầy gây nên hoạt động và giao lưu hợp tác của trò nhằm đạt
được mục tiêu dạy học về kiến thức và kĩ năng xã hội.”
GV là người có trách nhiệm hướng dẫn cho HS, gây hứng thú để HS nắm
vững được kiến thức và đạt được hiệu quả. GV cần có những hiểu biết, kinh
nghiệm, kiến thức và phải có phương pháp dạy học hiệu quả chứ không phải truyền

tải kiến thức một cách máy móc.
Theo PGS.TS Trần Kiều và một số tác giả khác: “ Dạy học hợp tác là
phương pháp dạy học, trong đó lớp học được phân chia thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy vào yêu cầu của các vấn đề học tập hay mục đích sư
phạm mà các nhóm được chia một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định. Các nhóm
được duy trì ổn định trong cả tiết hoặc có thể thay đổi trong từng hoạt động, từng
phần của tiết học và được giao cùng một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ khác nhau
thực hiện trong một thời gian cụ thể để đạt được hiệu quả học tập nhất định”.
Theo Nguyễn Hữu Châu trong bài viết “Dạy học hợp tác” đăng trên tạp
chí Thông tin khoa học giáo dục số 114, năm 2005 đã bàn đến phương pháp DHHT :
“Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để HS làm việc cùng nhau nhằm tối đa
hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như của người khác” [tr.2;3].
Từ những kết quả nghiên cứu và quan niệm trên thì chúng tôi đưa ra khái
niệm: “DHHT là một phương pháp dạy học tích cực trong đó các thành viên tham
gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ (mỗi nhóm bao gồm
các thành viên có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự
hiểu biết và lĩnh hội một nội dung học tập nào đó.”

5


1.1.3.2. Đặc điểm của DHHT
- DHHT là một PPDH mà HS chia thành các nhóm nhỏ và chịu trách
nghiệm về một mục tiêu duy nhất. HS thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt của từng
người. Sau đó, các hoạt động cá nhân được tổ chức lại với nhau nhằm thực hiện
một mục tiêu
chung.
- Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giúp cho các em tham gia một
cách chủ động vào quá trình học tập. Qua đó, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, cùng nhau hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến

nội dung bài học.
- DHHT không chỉ truyền thụ lại những kiến thức, nội dung bài học mà còn
hướng đến phát triển tư duy, kĩ năng hợp tác và kĩ năng thực hành sáng tạo giúp HS
dần thích ứng và hòa nhập với xã hội.
- Giúp rèn luyện HS thói quen tự học, hoạt động cá nhân và hoạt động tập
thể
thông qua làm việc học tập hợp tác.
- HS được học cách cộng tác trên nhiều phương diện. Nhờ không khí thảo
luận cởi mở sẽ giúp HS dễ hòa nhập với nhóm, giúp cho các em nhút nhát mạnh
dạn, tự tin hơn.
1.1.3.3. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác
Hoạt động của GV và HS bao gồm các bước như sau:
Hoạt động của giáo viên
- Bước 1. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS
+ GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. Xác định được số thành viên trong
1 nhóm. GV phân công vị trí của các nhóm trong lớp học và yêu cầu các nhóm đề cử
nhóm trưởng để điều hành hoạt động của nhóm mình.
+ GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm lưu ý phải giải thích rõ ràng, ngắn
gọn các vấn đề cần giải quyết, quy định thời gian cho hoạt động nhóm.
+ GV gợi ý phương hướng giải quyết các nhiệm vụ.
- Bước 2. Hướng dẫn, gợi ý cho HS để các em nghiên cứu cá nhân

6


GV hướng dẫn gợi mở cho HS để các em có thể chủ động sáng tạo khi giải
quyết các nhiệm vụ học tập.
GV đưa ra các nhiệm vụ học tập. GV gợi ý, đưa ra các phương hướng giải
quyết
giúp cho HS suy nghĩ, tìm tòi cách giải quyết để chiếm lĩnh tri thức mới.

- Bước 3. Tổ chức cho các em thảo luận nhóm
Ở bước này GV tiến hành theo trình tự:
+ Định hướng hoạt động nhóm: Xác định mục tiêu thảo luận nhóm và những
vấn đề chính cần làm sáng tỏ. GV đưa ra những biện pháp giúp tăng cường sự hợp
tác giữa các bạn trong nhóm, nâng cao trách nhiệm cá nhân và quy định thời gian
thảo luận.
+ Điều khiển hoạt động của nhóm: GV đưa ra những tình huống tạo ra sự
hứng thúcho HS, động viên những em rụt rè, nhắc nhở HS không tích cực tham gia
hoạt động nhóm. GV hướng hoạt động của nhóm vào đúng trọng tâm vấn đề cần
thảo luận. GV qui định thời gian, yêu cầu các thành viên trong nhóm hớp tác và
đưa kết quả thảo luận.
- Bước 4. Tổ chức thảo luận lớp.
GV cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận sau đó nhận xét và bổ sung cho
nhau để cho kiến thức được hoàn chỉnh.
Hoạt động của GV tiến hành theo trình tự:
+ GV cho các nhóm lên trình bày để phát hiện sự khác nhau của các kết quả
thảo luận nhóm.
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
+ Yêu cầu các nhóm lắng nghe, bổ sung các cách giải quyết, xử lý tình huống.
- Bước 5. Kết luận và đánh giá kết quả nhóm
GV phải đưa ra kết luận có tính khoa học về các cách xử lý tình huống. GV
nên cùng HS kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm có đúng không. HS lắng
nghe và để hoàn thiện bài. Chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho lớp biết
sai ở đâu và vì sao sai. GV đánh giá kết quả của nhóm và cho điểm nhóm tuỳ vào
từng hoạt động.

7


Hoạt động của HS

- Bước 1. HS vào nhóm, nhận nhiệm vụ học tập
Hoạt động của HS được tiến hành như sau: các nhóm được thành lập dưới sự
chỉ đạo của GV, tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Bước 2. HS tự nghiên cứu cá nhân
HS tự nghiên cứu SGK, tài liệu và bằng vốn kiến thức của mình để tìm hướng
xử lý tình huống.
- Bước 3. Hợp tác với bạn trong nhóm học tập hợp tác
HS tích cực, chủ động thể hiện qua các thao tác như sau:
+ Các em chia sẻ ý kiến của mình trước nhóm.
+ Các bạn lắng nghe và ghi lại ý kiến của bạn theo cách hiểu của mình.
+ Thành viên trong nhóm nhận xét ý kiến mà các bạn đưa ra.
+ Nhóm thống nhất ý kiến và đưa ra kết quả thảo luận.
- Bước 4. Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp
Các nhóm sẽ tiến hành thảo luận để đưa ra ý kiến đúng nhất vì các nhóm có
thể có những ý kiến khác nhau.
- Bước 5. HS kiểm tra và hoàn thiện bài.
GV đánh giá các kết quả hoạt động của HS. Căn cứ vào đó mà các em tự
đánh giá, điều chỉnh kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng về dạy học mội dung phân số ở môn Toán lớp 4
Bắt đầu từ năm học 2005 - 2006 nội dung phân số được đưa dạy xuống lớp
4.Đây là một nội dung tương đối khó và nặng đối với HS lớp 4 khi các em mới bắt
đầu học khái niệm và phải kết hợp thực hành luôn.Môn toán lớp 4 hiện nay, chương
“ Phân số - Các phép tính với phân số” đã được đưa vào dạy một cách đầy đủ.
HS lớp 4 còn gặp nhiều khó khăn khi học các bài liên quan đến phân số:
+ Đối với các bài toán rút gọn phân số, HS hầu hết chưa thể rút gọn phân số
thành phân số tối giản.

8



+ Khi thực hiện so sánh phân số của các bài toán đưa ra, HS không nắm vững
được các quy tắc so sánh nên dẫn đến kết quả không đúng.
+ Các em thường nhầm lẫn giữa các quy tắc thực hiện phép tính với phân số
cũng như bước thực hiện dẫn tới cho ra kết quả chưa sát với đáp án hoặc chưa chính
xác..

1.2.2. Thực trạng việc DHHT trong nội dung phân số lớp 4
Qua quan sát dự giờ một số tiết giảng mẫu ở trường Tiểu học, tôi thấy rằng
GV hình thức nhóm được sử dụng ít. GV chủ yếu dạy học dạng toản lớp và dạy học
học dạng cá nhân.
GV đã đánh giá cao việc DHHT và được sử dụng nhiều trong dạy học ở
trường Tiểu học nhưng chủ yếu dùng trong các tiết dạy thực hành luyện tập. Nhu
cầu nhận thức của trẻ phù hợp với việc sử dụng PPDH này. Các em được trao đổi
thảo luận các vấn đề còn băn khoăn, hiểu biết của mình để xây dựng kiến thức
mới. HS rất thích thú khi đưa PPDH này vào trong các tiết học.
Ở các tiết học về phân số GV ít sử dụng phương pháp DHHT, đặc biệt là đối
với tiết học dạy kiến thức mới. Phương pháp dạy học chủ yếu trong các tiết học này
chủ yếu là phương pháp truyền thống như là thuyết trình, vấn đáp,… Thực tế việc sử
dụng phương pháp DHHT vào trong dạy học nội dung phân số chưa thực sự gây sự
hứng thú, sự tích cực, ham học hỏi của HS. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khi tổ chức
DHHT cho HS Tiểu học. Đó là sĩ số lớp quá đông, năng lực sư phạm của GV chưa
tốt, GV chưa có những biện pháp sư phạm tổ chức DHHT hợp lí, không đảm bảo
thời gian quy định, không quản lý và hỗ trợ HS kịp thời, …

9


Kết luận chương 1

Chương 1 của khóa luận đã trình bày được đặc điểm của môn Toán ở Tiểu
học và nội dung phân số ở lớp 4. Đồng thời đã nêu ra được một vài đặc điểm tâm lý
của HSTH như: sự chú ý, tri giác, tư duy,..
Ngoài ra, khóa luận đã trình bày được thực về thực trạng, cũng như khó khăn
trong việc dạy học nội dung phân số ở môn toán lớp 4 và việc vận dụng dạy học hợp
tác trong dạy học nội dung phân số ở lớp 4 hiện nay. Đây là cơ sở để đưa ra các biện
pháp giúp nâng cao chất lượng việc vận dụng DHHT vào dạy học phân số ở môn
Toán lớp 4.

10


Chương 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC
PHÂN SỐ Ở LỚP 4
Ta tiến hành tổ chức DHHT với mong muốn tạo điều kiện cho HS được học
tập trong hoạt động và bằng hoạt động giao lưu. HS không những nắm vững kiến
thức mà các em còn được rèn được kĩ năng hợp tác, tinh thần đồng đội và một số
phẩm chất khác.
Để tiếp cận bài học bằng phương pháp DHHT, GV nên thiết kế các nhiệm vụ
học tập sao cho phù hợp với nội dung bài học tạo điều kiện cho HS có cơ hội học
tập, trao đổi, hợp tác với nhau để hình thành kiến thức mới. GV đưa ra các tình
huống để tiếp cận bài mới cần phải dựa trên cơ sở những kiến thức đã có của học
sinh, đồng thời phù hợp với yêu cầu của bài học.
2.1. Dạy học khái niệm phân số

2.1.1 Hình thành khái niệm phân số từ phép đo đại lượng
Tổ chức giờ học bài : “Phân số” ([5]-106)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số, về mẫu số.
- Kĩ năng: Biết đọc, biết viết về phân số.

- Thái độ: Tăng khả năng giao tiếp, đoàn kết, tinh thần trách nhiệm.
2. Chuẩn bị
- GV: phiếu học tập, hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.
- HS: SGK, vở , bút.
3. Nhiệm vụ của GV và HS
- GV đưa vào tiết dạy các hoạt động học tập hợp tác sao cho phù hợp với nội
dung của bài. Tổ chức, hướng dẫn cho HS thảo luận, kết luận vấn đề và tổng kết thi
đua.
- HS: Các em tự nghiên cứu nhiệm vụ học tập, sau đó thống nhất với nhóm
rồi ghi vào phiếu trả lời.

11


4. Quá trình điều hành
- GV chia nhóm, hướng dẫn HS học tập hợp tác, phương pháp tư duy trong
thảo luận nhóm giúp các em phát triển nhiều kĩ năng (tự nghiên cứu, lăng nghe, …).
- GV đưa ra tiêu chí thi đua, điểm của nhóm bao gồm kết quả thảo luận của
nhóm, ý kiến của mỗi học sinh bất kì trong. Tổng điểm 100 chia 2 vòng thi cho 2
hoạt động học tập hợp tác trong bài theo tỷ lệ 100 = 50 + 50
5. Tiến trình giờ học
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Hoạt động 2: Giới thiệu phân số
+ Tình huống 1: GV treo lên bảng hình minh hoạ trong SGK. Sau đó, GV yêu cầu
HS quan sát.
Bước 1: GV chia nhóm , mỗi nhóm 4 bạn và phát cho mỗi nhóm một phiếu
học tập có hình minh hoa như SGK. HS vào nhóm và tiếp cận nhiệm vụ được giao.
PHIẾU HỌC TẬP

Em hãy quan sát và trả lời câu hỏi sau:

a) Hình tròn được chia làm mấy phần ? Có mấy phần được tô màu ?
b) Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn ? Viết phân số đó ?
c) Nêu tử số và mẫu số của phân số đó ?
d) Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số đó ?
Bước 2: Trước khi các bạn trong nhóm hợp tác, GV yêu cầu HS tự nghiên cứu
cá nhân.
Bước 3: GV tổ chức thảo luận nhóm. HS hợp tác và chia sẻ với các bạn trong
nhóm để đưa ra kết quả thảo luận.

12


GV dự kiến các câu hỏi gợi ý:
“Mẫu số và tử số của phân số em tìm được cho em biết điều gì ?”
Bước 4: GV cho HS thảo luận cả lớp. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét bài làm của nhóm bạn.
Bước 5: GV nhận xét và đánh giá hoạt động, kết quả của từng nhóm rồi cho
điểm các nhóm. Các nhóm hoàn thiện lại bài.
GV kết luận: “Mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra, mẫu số luôn
luôn phải khác 0. Mẫu số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang. Tử số là số phần
bằng nhau được tô màu. Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang”.
GV yêu cầu HS nhắc lại.
+ Tình huống 2: “Nêu cách đọc, cách viết phân số.”
Bước 1: Giữ nguyên nhóm cũ. GV, phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm
thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc và viết các phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình dưới đây và giải
thích vì sao em lại điền như vậy ?


Viết: ………

Viết: ………

Viết: ………

Đọc : ………

Đọc: ………

Đọc: ………

Bước 2: Trước khi thảo luận GV yêu cầu HS tự nghiên cứu cá nhân.
HS thực hiện nghiên cứu nhiệm vụ độc lập.
GV gợi ý: “Các em hãy nêu tử số và mẫu số của phân số vừa tìm được”.
Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm thảo luận.
HS hợp tác, chia sẻ với các bạn nhóm mình phân số đã viết đúng.

13


Bước 4: GV tổ chức thảo luận cả lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn,
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động của từng nhóm. HS lắng nghe và
hoàn
thiện lại bài.
GV kết luận: “Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên
dấu gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang”.
Sau đó yêu cầu HS nhắc lại.
- Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành

GV đề xuất các bài tập ở mức độ khó dễ khác nhau để cho mọi HS đều tham học tập
hợp tác, thi đua học tập.
Bước 1: Giữ nguyên nhóm cũ. GV yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành
phiếu
học tập. HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ
1. Viết theo mẫu:
Phân số

Tử số

Mẫu số

6
11

6

11

Phân số

Tử số

Mẫu số

3

8
11


8

18
25

5
12

12

55

2. Viết các phân số:
a) Hai phần năm : …

b) Mười một phần mười hai : …

c) Bốn phần chín : …

d) Chín phần mười : …

3. Đọc các phân số:

5

8

3


9 17

27

;

;

;

19

;

80

.

33 100

Bước 2: GV hướng dẫn gợi ý cho HS thực hiện nhiệm vụ độc lập.
14


Bước 3: GV tổ chức thảo luận nhóm. HS hợp tác, chia sẻ với các bạn trong
nhóm
phân số đã viết đúng và viết vào phiếu trả lời. GV quan sát các nhóm thảo luận.
Bước 4: GV yêu cầu các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. Các
nhóm khác quan sát, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
Bước 5: GV đánh giá hoạt động của từng nhóm và cho điểm các nhóm.

HS lắng nghe và hoàn thiện lại bài của nhóm mình.
- Hoạt động 4: Củng cố và giao bài tập về nhà
GV nhận xét hoạt động của các nhóm và tổng kết điểm cho các nhóm.
GV kết luận, khắc sâu nội dung đã học.GV hệ thống kiến thức trên một bảng tóm tắt.
Yêu cầu 1 số HS đọc bảng tóm tắt.
Nhắc HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau.

2.1.2. Hình thành khái niệm phân số từ phép chia hai số tự nhiên
Tổ chức giờ học bài : Phân số và phép chia số tự nhiên ([5]-108)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp HS biết phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 không
phải lúc nào cũng có thương là số tự nhiên mà thương của phép chia số tự nhiên cho
số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số với tử số là số bị chia và mẫu số là
số chia.
+ HS biết được mọi số tự nhiên dều có thể viết thành một phân số có tử số
là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
- Kĩ năng: Viết được thương của phép chia dưới dạng phân số. Viết số tự
nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1.
- Thái độ: HS hứng thú , tăng khả năng giao tiếp.
2. Chuẩn bị
- GV: phiếu học tập, hình minh hoạ như trong SGK trang 108
- HS: SGK, vở , bút.


3. Nhiệm vụ của GV và HS
- GV: Đưa ra các hoạt động hợp tác sao cho phù hợp với nội dung của bài.
GV phát phiếu học tập, tổ chức, hướng dẫn HS thảo luận, kết luận vấn đề và tổng
kết thi đua giữa các nhóm.
- HS: HS tự nghiên cứu các nhân. Sau đó thảo luận thống nhất với nhóm rồi

ghi vào phiếu trả lời.
4. Quá trình điều hành
- GV chia nhóm , hướng dẫn HS, gợi ý cho HS giải quyết nhiệm vụ. GV
hướng dẫn HS sử dụng phương pháp tư duy trong thảo luận nhóm (độc lập, lắng
nghe, tranh luận và kết luận).
- GV đưa ra tiêu chí thi đua, điểm của nhóm chia 2 vòng thi cho 2 hoạt động (
hoạt động 2 và 3) theo tỷ lệ 100 = 40 + 60.
Khi tống điểm lại nhóm nào giành điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.
5. Tiến trình giờ học:
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Hoạt động 2: Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0
Bước 1: GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Sau đó GV phát phiếu học tập
yêu cầu các nhóm thảo luận.
HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ.

PHIẾU HỌC TẬP
1. Có 12 quả quýt, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em nhân được mấy quả quýt ?
Cho biết kết quả em vừa tìm được là số gì?
2. Có 3 cái bánh , chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái
bánh ? Hãy giải thich vì sao ra kết quả đó.


Bước 2: Trước khi thảo luận nhóm, mỗi cá nhân tự nghiên cứu độc lập.
Bước 3: GV tổ chức thảo luận nhóm. HS hợp tác chia sẻ với các bạn trong
nhóm ý kiến của mình rồi đưa ra kết quả thảo luận.
Kết quả mong muốn đạt được:
 Có 12 quả quýt, chia đều cho 4 em. HS thực hiện phép chia số tự nhiên:
12 : 4 = 3 (quả).



HS thảo luận và đi đến cách chia: Chia đều mỗi cái bánh thành 4 phần

bằng nhau sau đó chia cho 4 bạn, vậy mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái
bánh. Vậy mỗi bạn nhận được

3
cái bánh..
4

Bước 4: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.
Các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại
nhận xét bổ sung.
Bước 5: GV nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm, từng
HS. Sau đó GV cho điểm các nhóm.
GV kết luận:
“Khi thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm
được thương là một số tự nhiên. Ngoài ra, thương của phép chia số tự nhiên cho số
tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số
chia”.
GV yêu cầu 1 vài HS nhắc lại.
- Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
GV đề xuất các bài tập khó dễ khác nhau để HS thực hiện hoạt động nhận
dạng và thể hiện, khắc sâu khái niệm đã học.
Bước 1: Giữ nguyên nhóm cũ. GV, phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm
thảo luận phiếu học tập. HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ.


PHIẾU HỌC TẬP
1, Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
7 : 9 ; 5 : 8 ; 6 : 19 ; 1 : 3

2, Viết theo mẫu:
Mấu: 24 : 8 
a) 36: 9

b) 88:11

24
3
3

c) 0 :
5

d) 7 : 7

3, a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu):
Mẫu: 9 
6  ...
;

1  ...
;

27  ...
;

9
.
1


0  ...
;

3  ...

b ) Qua bài tập a, em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như
thế nào?
Bước 2: Trước khi thảo luận GV yêu cầu HS tự nghiên cứu cá nhân.
HS nghiên cứu nhiệm vụ độc lập.
GV gợi ý: “Các em hãy nêu tử số và mẫu số của phân số vừa tìm được”.
Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm thảo luận. HS hợp tác, chia sẻ với các bạn
trong nhóm phân số đã viết đúng.
Bước 4:GV cho HS thảo luận cả lớp. Các nhóm trình bày phần thảo luận của
nhóm mình. Các nhóm quan sát nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động của từng nhóm. GV cho điểm các
nhóm. HS lắng nghe và hoàn thiện lại bài của nhóm mình.
- Hoạt động 4: Củng cố và giao bài tập về nhà.
GV nhận xét tiết học và tổng kết điểm giữa các nhóm. Khen ngợi nhóm giành
chiến thắng. HS hợp tác cùng GV để khắc sâu kiên thức đã học.
Yêu cầu HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.


×