Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư các dự án xây dựng ở tỉnh Bắc Giang_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư các dự án xây
dựng ở tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu
được đưa ra trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./.

Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Ngô Trung Kiên

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện
cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy
PGS.TS NGUYỄN XUÂN PHÚ đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý
báu về chuyên môn giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân thành cảm ơn các anh chị trong Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc
Giang đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông
tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ khó khăn cùng tác giả
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Ngô Trung Kiên

ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI
TỈNH BẮC GIANG .......................................................................................................3
1.1. Giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nhân lực tại tỉnh Bắc Giang. ............................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý. ............................................................................................................3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................5
1.1.3. Nguồn nhân lực .....................................................................................................9
1.1.4. Cơ sở hạ tầng. ......................................................................................................11
1.2. Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Giang ....................................................................14
1.2.1. Môi trường pháp lý. .............................................................................................14
1.2.2. Môi trường kinh tế. ..............................................................................................16
1.3. Tình hình thu hút đầu tư các dự án xây dựng tại tỉnh Bắc Giang...........................18
1.3.1. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2010-2015 .....................................18
1.3.2. Vốn đầu tư cho công trình xây dựng cơ bản .......................................................19
1.4. Kinh nghiệm từ một số quốc gia, địa phương về việc tạo nên môi trường đầu tư tốt
để phát triển các dự án ...................................................................................................20
1.4.1. Thái Lan thu hút dự án đầu tư xây dựng vào các khu công nghiệp ....................20
1.4.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai....22
1.5. Kết luận chương 1 ..................................................................................................26
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG ..........................................................................................28
2.1. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................................28
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật Trung ương.....................................................28

2.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật địa phương .....................................................30

iii


2.2. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 31
2.2.1. Khái niệm môi trường đầu tư .............................................................................. 31
2.2.2. Những đặc điểm của môi trường đầu tư .............................................................. 32
2.3. Những tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư ........................................................... 34
2.3.1. Chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn .......................................................................... 34
2.3.2. Tỷ lệ thực hiện vốn cam kết ................................................................................ 35
2.3.3. Chỉ số tăng trưởng doanh nghiệp ........................................................................ 35
2.3.4. Chỉ số tăng trưởng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm .... 36
2.3.5. Chỉ số tăng trưởng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm .... 36
2.4. Tác động môi trường đầu tư với việc đầu tư các dự án xây dựng.......................... 37
2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư các dự án xây dựng ................. 37
2.5.1. Sự ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư .................................................. 37
2.5.2. Sự ổn định chính trị và môi trường đầu tư .......................................................... 38
2.5.3. An ninh và môi trường đầu tư ............................................................................. 39
2.5.4. Điều tiết và đánh thuế.......................................................................................... 39
2.5.5. Tài chính và cơ sở hạ tầng ................................................................................... 40
2.5.6. Lực lượng lao động ............................................................................................. 40
2.6. Kết luận chương 2 .................................................................................................. 41
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀO TỈNH BẮC GIANG ...................................................... 42
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 .................. 42
3.2. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ........................ 43
3.2.1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ..................... 43
3.2.2. Nhu cầu đầu tư xây dựng tại tỉnh Bắc Giang ...................................................... 45
3.3. Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư các dự án xây dựng hiện nay tại tỉnh Bắc

Giang ............................................................................................................................. 46
3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 46
3.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 58
3.4. Định hướng cải thiện môi trường đầu tư các dự án xây dựng trên địa bản tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................................. 65

iv


3.5. Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang ......................................................................................................................66
3.5.1. Nhóm giải pháp về thủ tục hành chính ................................................................66
3.5.2. Giải pháp về lực lượng lao động .........................................................................70
3.5.3. Giải pháp về phát triển hạ tầng, quỹ đất sạch, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt
bằng. ..............................................................................................................................73
3.5.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư các dự án xây dựng .....................................76
3.6. Biện pháp thực hiện các giải pháp đề xuất .............................................................77
3.6.1. Biện pháp thực hiện cải cách hành chính ............................................................77
3.6.2. Biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................79
3.6.3. Biện pháp thực hiện phát triển hạ tầng, quỹ đất sạch, đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng .............................................................................................................79
3.6.4. Biện pháp thực hiện xúc tiến đầu tư các dự án xây dựng ....................................80
3.7. Kết luận chương 3 ..................................................................................................81
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 83
1. Kết luận......................................................................................................................83
2. Kiến nghị ...................................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 85

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí tỉnh Bắc Giang trong vùng trung du và miền núi phía bắc ..................... 4
Hình 1.2 Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2013 ............................ 8
Hình 1.3 Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Bắc Giang .......................................................... 10
Hình 1.4 Một góc khu kinh tế mở Chu Lai ................................................................... 23
Hình 3.1 Bản đồ quy hoạch không gian kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang ..................... 48
Hình 3.2 Phối cảnh dự án sân golf, dịch vụ Yên Dũng ................................................. 53
Hình 3.3 Vòng xuyến giao cắt đường Hùng Vương và đường Lê Lợi ......................... 54
Hình 3.4 Quảng trường 2-9 Tỉnh Bắc Giang................................................................. 54
Hình 3.5 Đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn, đoạn qua tỉnh Bắc Giang ......................... 55
Hình 3.6 Nút giao thông cầu vượt nối liền huyện Yên Dũng - thành phố Bắc Giang .. 55
Hình 3.7 Sơ đồ mối quan hệ trong đào tạo người lao động .......................................... 72

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1 Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2010-2014 ...........................18
Biểu đồ 1.2 Vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn giai đoạn 2010-2014 ...........................19
Biểu đồ 2.1 Vốn đầu tư trên địa bàn năm 2014 .............................................................35
Biểu đồ 3.1 Công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong năm 2014 ..................50
Biểu đồ 3.2 Chỉ số PCI của Bắc Giang từ năm 2007 đến 2015 ....................................58
Biểu đồ 3.3 Chỉ số thành phần của Bắc Giang trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .60

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Diễn giải

CCHC

Cải cách hành chính

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KCN

Khu công nghiệp

KKTM

Khu kinh tế mở


PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
3.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Theo quy hoạch kinh tế từ năm
2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Mục tiêu tổng quát phát triển
đến năm 2030 của Bắc Giang là: phát triển duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc
độ phát triển chung của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm,
trọng điểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác và
sử dụng hợp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông
nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, đưa Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu về
chỉ tiêu GDP/người của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và bằng 90 - 95% mức
trung bình cả nước.
Tầm nhìn đến năm 2030, phấn đấu Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp, có trình độ
phát triển khá của cả nước. Nền kinh tế đi lên từ công nghiệp và dịch vụ tiên tiến, phát

triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, đô thị hiện đại và du lịch văn hóa. Tổ chức
không gian khoa học, hệ thống đô thị, khu vực nông thôn phát triển hài hòa, tổ chức
sản xuất với các khu, cụm công nghiệp tập trung, dịch vụ phát triển, nông nghiệp chất
lượng cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Nhận thức được tầm quan trọng của các dự án xây dựng đối với phát triển kinh tế - xã
hội nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng, tác giả thấy những thành tựu về thu hút đầu tư
xây dựng trong những năm qua của tỉnh Bắc Giang là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên,
những kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Để đạt được những
kỳ vọng, mục tiêu trong những năm tiếp theo, đặc biệt là định hướng phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bắc Giang cần có
chính sách phù hợp.
Lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư các dự án xây
dựng ở tỉnh Bắc Giang” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với thu hút
quản lý đầu tư, từ đó kêu gọi, thu hút nhiều nhà đầu tư, xây dựng được nhiều công

1

Formatted: Numbered + Level: 1 +
Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start
1 + Alignment: Left + Aligned at: 0
+ Indent at: 0 cm


trình có giá trị góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang theo
kế hoạch đã đề ra.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường đầu tư các dự án xây dựng, phân tích các

Formatted: Numbered + Level: 1 +
Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 +

Alignment: Left + Aligned at: 0 cm + Inden
at: 0 cm

yếu tố ảnh hường đến môi trường đầu tư các dự án xây dựng tại tỉnh Bắc Giang, căn
cứ vào các quy định của pháp luật, kinh nghiệm thực tế của các nước, các tỉnh khác để
đề xuất những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút các dự án xây dựng
nhanh, nhiều và hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách, tạo cơ hội việc làm, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cảu tỉnh Bắc giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
5.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường đầu tư các dự án xây dựng tại tỉnh Bắc Giang và

Formatted: Numbered + Level: 1 +
Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 +
Alignment: Left + Aligned at: 0 cm + Inden
at: 0 cm

cá nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Bắc Giang
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc
Giang giai đoạn năm 2010-2015
6.4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận
+ Điều tra, khảo sát, thu thập và thống kê số liệu;
+Phân tích đánh giá, tổng hợp;
- Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về môi trường đầu tư dự án xây dựng;
+ Phương pháp chuyên gia;
+ Phương pháp phân tích tổng kết các kinh nghiệm thu được từ thực tế quản lý đầu tư
các dự án xây dựng.


2

Formatted: Numbered + Level: 1 +
Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 +
Alignment: Left + Aligned at: 0 cm + Inden
at: 0 cm


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI TỈNH BẮC GIANG
1.1. Giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nhân lực tại tỉnh Bắc Giang.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Bắc Giang là tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, vùng đất có bề dày lịch sử,
truyền thống văn hóa, giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên tuyến hành
lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm cả
đường bộ, đường sắt, đường thủy tới thủ đô Hà Nội, cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, sân
bay quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng, Cái Lân rất thuận lợi trong phát
triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực.
Được tái lập tỉnh vào ngày 1/1/1997: gồm 1 thành phố, 9 huyện với tổng diện tích
3.827,4 km² , dân số 1 594 300 người. Bắc Giang là một tỉnh có vị trí địa lý khá thuận
lợi: nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
(Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà
Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng
Ninh. Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội
– Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn, quốc lộ 37 nối Thái Nguyên – Bắc – Hải Dương
– Hải Phòng. Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Giang đi Lạng Sơn và Trung

Quốc. Mạng lưới đường thủy có 3 hệ thống đường sông nằm theo các sông Thương,
sông Cầu và sông Lục Nam nối Bắc Giang với các hệ thống cảng sông và cảng biển
của vùng. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển – kinh tế - xã hội và giao lưu
với bên ngoài.
Bắc Giang có vị trí kinh tế gần với các trung tâm kinh tế phát triển như Hà Nội, Bắc
Ninh, Hải Phòng, là tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn, nguồn lao động dồi dào, có sự
ổn định về chính trị xã hội. Bắc Giang là tỉnh có thể phát triển đa dạng các ngành
nghề: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ. Bắc Giang
cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các Thành phố vệ tinh, là mạng
3


lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô và các tỉnh lân cận trong quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Vị trí địa kinh tế thuận lợi còn là yếu tố quan trọng cũng như tiềm lực to lớn cần được
phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá
trình đô thị hóa của tỉnh Bắc Giang . Trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các
điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Giang sẽ dễ trở thành một hệ thống hòa nhập
trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống
đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hình 1.1 Vị trí tỉnh Bắc Giang trong vùng trung du và miền núi phía bắc
(Nguồn: Bản đồ hành chính Việt Nam)

4


1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.2.1. Về khí hậu
Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt

Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Outline numbered + Lev
4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … +
Start at: 1 + Alignment: Left + Align
at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm

nóng, ẩm. Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm
trung bình trên 85%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các
tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000
mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng
3 năm sau.
Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc
(mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét
đậm, có sương muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa Hè. Một số huyện
miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa. Bắc Giang ít chịu ảnh
hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các
cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
2.1.1.2.2. Về địa hình - địa chất
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt
mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu
vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây
công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè, chăn nuôi các loại
gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất
gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng
trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi

các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

5

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Outline numbered + Lev
4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … +
Start at: 1 + Alignment: Left + Align
at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm


Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:
cm, Outline numbered + Level: 4 + Number
Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: L
+ Aligned at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm

3.1.1.2.3. Tài nguyên thiên nhên
1.a. Tài nguyên đất
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110
nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là
các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành
tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông
nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp
cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn
ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá
trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các
doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng
thuỷ sản.
2.b. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích rừng

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:
cm, Numbered + Level: 1 + Numbering Styl
a, b, c, … + Start at: 1 + Alignment: Left +
Aligned at: 0 cm + Indent at: 0,63 cm, Tab
stops: Not at 1,27 cm

đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%;
rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở Bắc
Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ
ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.
Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác
dụng tàn che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có
nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan, môi sinh
đẹp và hấp dẫn.
3.c. Tài nguyên khoáng sản
Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao
gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần
lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo.
Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu
quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn,
Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy,

6

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:
cm, Numbered + Level: 1 + Numbering Styl
a, b, c, … + Start at: 1 + Alignment: Left +
Aligned at: 0 cm + Indent at: 0,63 cm, Tab

stops: Not at 1,27 cm


than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát
triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế.
Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở
Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ
và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng
Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân
Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Lục Nam.
4.d. Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu
lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Numbered + Level: 1 +
Numbering Style: a, b, c, … + Start
1 + Alignment: Left + Aligned at: 0
+ Indent at: 0,63 cm, Tab stops: No
at 1,27 cm

ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các
ngành kinh tế và sinh hoạt.
5.e. Tài nguyên du lịch
Bắc Giang có tiềm năng về du lịch lớn. Các điểm có thể khai thác như hồ Cấm Sơn ,
hồ Khuôn Thần (Lục Ngạn), suối Mỡ (Lục Nam) và Khu di tích lịch sử thành cổ nhà
Mạc (thế kỷ XVI-XVII), thành cổ Xương Giang (thế kỷ XV), di tích khởi nghĩa nông
dân Yên Thế (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) là di tích Quốc gia đặc biệt; du lịch an
toàn khu II, đền chùa Y Sơn và du lịch lăng đá cổ huyện Hiệp Hòa, khu du lịch tâm
linh - sinh thái Núi Dành (Tân Yên), rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động). Một số

điểm có kiến trúc nổi tiếng như Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chùa Bổ Đà là hai
trung tâm truyền Phật giáo vào thế kỷ XII - XIII, một số đình, chùa có kiến trúc độc
đáo như đình Phù Lão, đình Thổ Hà, đình Lỗ Hạnh được mệnh danh là đệ nhất Kinh
Bắc thế kỷ XVI, đình Tiên Lục (thế kỷ XVII), nơi còn lưu lại cây Dã Hương ngàn năm
tuổi… Nếu được đầu tư, những địa điểm trên có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn
khách trong và ngoài nước.

7

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Numbered + Level: 1 +
Numbering Style: a, b, c, … + Start
1 + Alignment: Left + Aligned at: 0
+ Indent at: 0,63 cm, Tab stops: No
at 1,27 cm


Hình 1.2 Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2013
(Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang)
8


1.1.3. Nguồn nhân lực
4.1.1.3.1. Đặc điểm dân số
Đặc điểm dân số: Đến hết năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang ước là 1.624.456
người, mật độ dân số bình quân là 420,9 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số bình quân

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Outline numbered + Lev
4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … +

Start at: 1 + Alignment: Left + Align
at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm

cao hơn so với mật độ dân số bình quân cả nước. Dân số sống ở khu vực thành thị
khoảng 183.918 người, chiếm khoảng 10,13% dân số, dân số ở khu vực nông thôn
là1.440.538 người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,92% dân số, nữ
giới khoảng 50,08% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15%
dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 26%; số hộ nghèo chiếm 8,88%.
Mật độ phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu
vực trung du (TP. Bắc Giang bình quân 2.266,21 người/km2; huyện Hiệp Hòa bình
quân 1.095,94 người/km2; huyện Việt Yên bình quân 973,32 người/km2; huyện Lạng
Giang bình quân 815,14 người/km2; huyện Tân Yên bình quân 791,63 người/km2;
huyện Yên Dũng bình quân 687,79 người/km2). Các huyện miền núi dân cư sống thưa
thớt hơn (huyện Sơn Động bình quân 84,34 người/km2; huyện Lục Ngạn bình quân
211,12 người/km2; huyện Yên Thế bình quân 324,58 người/km2; huyện Lục Nam bình
quân 346,49 người/km2).
5.1.1.3.2. Nguồn nhân lực
Dân số của tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đến hết năm
2010, toàn tỉnh có 1.567.557 người, tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,85% dân số,
nữ giới khoảng 50,15% dân số; trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm
khoảng 64,15%.
Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa phương có làng
nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động trong tỉnh đang có sự
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp. Sự chuyển dịch này phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên
địa bàn tỉnh.

9


Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Outline numbered + Lev
4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … +
Start at: 1 + Alignment: Left + Align
at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm


Hình 1.3 Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Bắc Giang
(Nguồn: Sở y tế tỉnh Bắc Giang)

10


1.1.4. Cơ sở hạ tầng.
6.1.1.4.1. Về giao thông
Đến năm 2010, tổng chiều dài đường bộ tỉnh Bắc Giang có 9.866,75 km, trong đó:
Quốc lộ có 04 tuyến chạy qua gồm: quốc lộ 1A; quốc lộ 31; quốc lộ 37; quốc lộ 279
với tổng chiều dài 251,8 km, chiếm 2,55%; 18 tuyến đường tỉnh, dài 411,8 km, chiếm
4,17%; đường huyện, dài 694,5 km, chiếm 7,04%; đường xã dài 2.055,6 km, chiếm
20,83%; đường đô thị khoảng 281,7 km, chiếm 2,86%… Ngoài ra, còn có hệ thống
đường chuyên dùng ở các khu công nghiệp và đường nội đồng.
Cùng đó là hệ thống cầu cống được thiết kế đồng bộ, vĩnh cửu, đảm bảo cho phương
tiện có tải trọng lớn lưu thông thuận tiện. Về chất lượng các tuyến đường, cơ bản đảm
bảo quy định tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ trải mặt đường bê
tông xi măng, bê tông nhựa, đá dăm nhựa chiếm khoảng gần 50%.
Đến tháng 12/2010, trên địa bàn có 18 doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh vận tải
theo tuyến cố định, cùng số lượng phương tiện vận tải lên đến 12.089 chiếc với đủ các
loại hình: xe buýt, xe du lịch, taxi, xe tải, rơ – mooc, sơmi-rơmooc…
Trên địa bàn tỉnh, hiện có 8 bến xe khách, đạt tiêu chuẩn từ bến loại 3 đến loại 5, trong
đó Bến xe khách Bắc Giang đạt tiêu chuẩn loại 3 với diện tích 7.373m2, hàng ngày có

khoảng 370 chuyến xe xuất bến trên 28 tuyến liên tỉnh, vận chuyển bình quân trên
3.000 hành khách/ngày, ngoài ra còn có hệ thống trạm nghỉ dọc đường, bến đỗ xe tĩnh
với diện tích hàng chục nghìn m2.
Với hạ tầng giao thông đường bộ tương đối đồng bộ, hiện đại, lại nằm ở vị trí địa lý
thuận lợi, liền kề với sân bay Nội bài giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Giang đang
trở thành thế mạnh, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, quốc phòng của địa phương.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 sông chính chảy qua gồm sông Thương, sông Cầu và
sông Lục Nam, với tổng chiều dài khoảng 354 km; trong đó, 222 km do Trung ương
quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại
được; 132 km còn lại do địa phương quản lý.

11

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Outline numbered + Lev
4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … +
Start at: 1 + Alignment: Left + Align
at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm


Năm 2010, trên toàn tỉnh, tổng số phương tiện vận tải thuỷ là 623 phương tiện, đa số
có trọng tải từ 200 tấn trở lên với tổng trọng tải trên 67.000 tấn.
Hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung
chuyển, xếp dỡ hàng hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công
ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,… trong đó, cảng Á Lữ với
diện tích khoảng 20.000m2, chiều dài khoảng 200m cùng 2 kho hàng với tổng diện tích
4.440m2 có năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hóa khoảng 250 nghìn
tấn/năm; cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có năng lực
thông qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm, cùng hàng chục cảng, bến có quy vừa

và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng
hóa các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh, hiện có 02 tuyến đường sắt nội địa chạy qua, gồm Hà Nội – Đồng
Đăng; Yên Viên – Hạ Long và 01 tuyến đường sắt quốc tế Gia Lâm (Việt Nam) –
Nam Ninh (Trung Quốc) với tổng chiều dài gần 120km cùng hệ thống nhà ga phân bố
đều khắp ở các tuyến như các ga: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép, Bảo Sơn, Lan
Mẫu, Bố Hạ, Mỏ Trạng… có đủ năng lực phục vụ vận chuyển hành khách, xếp dỡ
hàng hóa với khối lượng lớn.
7.1.1.4.2. Về thủy lợi.
Hệ thống thuỷ lợi được chia theo 5 vùng là Sông Cầu, Cầu Sơn-Cấm Sơn, Nam Yên

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:
cm, Outline numbered + Level: 4 + Number
Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: L
+ Aligned at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm

Dũng, Sông Sỏi và Sông Lục Nam. Toàn tỉnh có 461 hồ chứa, 147 đập dâng, 674 trạm
bơm, 5.530 km kênh mương tưới, tiêu các cấp. Một số công trình thuỷ lợi hồ, đập,
trạm bơm, kênh mương đang bị xuống cấp, có tuyến đê còn sung yếu do cao trình mặt
đê thấp, mặt cắt ngang nhỏ, khả năng chống lũ kém.
8.1.1.4.3. Về hạ tầng khu, cụm công nghiệp
Có 6 KCN với tổng diện tích 1.417 ha, trong đó có 4 khu đang đầu tư xây dựng là:
Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung; 2 khu đã phê duyệt quy
hoạch xây dựng chi tiết là Việt Hàn, Châu Minh-Mai Đình. Hệ thống hạ tầng trong,
ngoài Khu công nghiệp Đình Trám đã cơ bản hoàn thành, các KCN khác đang trong
giai đoạn đầu tư xây dựng.

12

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:

cm, Outline numbered + Level: 4 + Number
Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: L
+ Aligned at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm


Toàn tỉnh có 29 cụm công nghiệp đã và đang hình thành, nằm gần các tuyến quốc lộ,
tỉnh lộ, huyện lộ nên thuận lợi về giao thông, một số cụm công nghiệp không phải đầu
tư hệ thống giao thông nội bộ mà sử dụng hệ thống đường giao thông sẵn có như: Cụm
công nghiệp Xương Giang I, Cụm công nghiệp Dĩnh Kế.
9.1.1.4.4. Về mạng lưới điện
Nguồn cấp điện lấy từ lưới điện quốc gia, qua trạm biến áp 220/110/22kv Bắc Giang

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Outline numbered + Lev
4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … +
Start at: 1 + Alignment: Left + Align
at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm

đặt tại Đồi Cốc và lưới điện 110kv từ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Hệ thống lưới điện
có 51 Km đường dây 220kv, 155 Km đường dây 110kv, 1.208 Km đường dây 35kv,
135 Km đường dây 22kv, 709 Km đường dây 10kv, 164 Km đường dây 6kv, 5.305
Km đường dây hạ thế và 1.832 trạm biến áp.
Điện phân phối vẫn tồn tại nhiều cấp điện áp, lưới điện 22kv đã đầu tư xây dựng
nhưng còn thiếu, chủ yếu tập trung ở thành phố Bắc Giang và khu công nghiệp Đình
Trám. Lưới điện 10kv, 6kv ở các huyện khả năng tải và độ tin cậy thấp.
10.1.1.4.5. Về hệ thống cấp, thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường
Thành phố Bắc Giang sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước có công suất 25.000
m3/ngđ, cấp nước sinh hoạt cho gần 100% dân nội thành và một phần ngoại thành;
Các đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh; dân cư còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước tự
nhiên.

Về thoát nước, Thành phố Bắc Giang đã xây dựng xong hệ thống thoát nước theo dự
án của chính phủ Đan Mạch; các đô thị khác đang đầu tư xây dựng song chưa có hệ
thống thoát nước thải riêng và không đồng bộ; khu KCN Đình Trám đã đưa vào sử
dụng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000 m3/ngđ; các KCN còn lại có
quy hoạch hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa xây dựng; các cụm công nghiệp cũng
chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
Đến nay mới có bãi xử lý và chôn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn tại thành phố Bắc Giang,
các huyện chủ yếu là thu gom vận chuyển tập trung vào các bãi để chôn lấp không qua
xử lý.

13

Formatted: Indent: Left: 0 cm, Fir
line: 0 cm, Outline numbered + Lev
4 + Numbering Style: 1, 2, 3, … +
Start at: 1 + Alignment: Left + Align
at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm


11.1.1.4.6. Về y tế
Mạng lưới y tế gồm: 7 bệnh viện tuyến tỉnh; 9 bệnh viện tuyến huyện, thành phố; 3

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:
cm, Outline numbered + Level: 4 + Number
Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: L
+ Aligned at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm

phòng khám đa khoa khu vực; 230 trạm y tế xã và 10 trung tâm y tế dự phòng. Hiện nay
cơ sở vật chất của các bệnh viện tuyến huyện đang được đầu tư nâng cấp, đã đưa vào sử
dụng bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn và 5 bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Mạng

lưới y tế dự phòng của 10 huyện, thành phố hiện nay chưa xây dựng. Y tế tuyến xã,
phường còn khoảng 50% các xã chưa đủ diện tích cho khối điều trị và hậu cần.
12.1.1.4.7. Về giáo dục đào tạo
Tỉnh Bắc Giang có 263 trường Mầm non; 259 trường Tiểu học; 240 trường Trung học

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:
cm, Outline numbered + Level: 4 + Number
Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: L
+ Aligned at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm

Cơ sở, dân tộc nội trú; 49 trường Trung học Phổ thông; 10 trung tâm giáo dục thường
xuyên; 01 Trường Cao đẳng sư phạm và hệ thống trường dạy nghề với 82 cơ sở.
Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non 44,1%; tiểu học 77,2%; Trung học
cơ sở, dân tộc nội trú và Trung học Phổ thông 45,8%; Trung học Phổ thông công lập
32,4 %; tỷ lệ phòng học/lớp ở các cấp học đạt 0,8%.
13.1.1.4.8. Về hạ tầng thông tin liên lạc
Mạng viễn thông được phát triển rộng khắp: có 131 trạm chuyển mạch, 152 trạm
DSLAM, 749 trạm thu phát sóng (BTS) và 99 Km tuyến truyền dẫn liên tỉnh. Thông tin
di động phủ sóng toàn tỉnh, nhưng có nhiều khu vực sóng yếu, dung lượng thấp.
1.2. Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Giang
1.2.1. Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các nhà đầu tư bởi lẽ môi
trường pháp lý qui định cho phép hoặc không cho phép đầu tư, những ràng buộc cũng
như ưu đãi mà các nhà đầu tư phải tuân thủ và có thể được thụ hưởng khi thực hiện
quyết định đầu tư của mình. Một môi trường pháp lý thông thoàng và mang tính ổn
định lâu dài sẽ tạo tâm lý “yên tâm” cho nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015, Chỉ số PCI của Bắc Giang đạt
57,91 điểm, tăng 0,28 điểm so với năm 2014 (57,61 điểm), xếp hạng 40/63 tỉnh, thành


14

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line:
cm, Outline numbered + Level: 4 + Number
Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: L
+ Aligned at: 0 cm + Indent at: 1,9 cm


phố trực thuộc Trung ương, tăng 1 bậc so với năm 2014, được xếp trong nhóm có chất
lượng điều hành kinh tế Khá. Trong 10 chỉ số thành phần cấu thành PCI năm 2015 thì
có 5 chỉ số thành phần của tỉnh có mức điểm cao hơn mức điểm bình quân cả
nước gồm các chỉ số: Tiếp cận đất đai; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức;
Tính năng động của lãnh đạo tỉnh và Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó
một số chỉ số được doanh nghiệp đánh giá khá cao như chỉ số “Chi phí không chính
thức” (xếp 16/63 tỉnh, thành phố), chỉ số “ Chi phí thời gian” (xếp 22/63 tỉnh, thành
phố). 05 chỉ số còn lại có mức điểm thấp hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó,
chỉ số “Thiết chế pháp lý” có mức điểm thấp nhất (xếp 61/63 tỉnh, thành phố); chỉ số
“Chi phí gia nhập thị trường” (xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố).
Trong số 6 chỉ số thành phần giảm điểm năm nay thì chỉ số “Thiết chế pháp lý” là chỉ
số giảm điểm nhiều nhất với số điểm giảm là 1,27 điểm và cũng là chỉ số có mức điểm
thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc: Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện
kinh tế còn chậm; phán quyết của tòa án đuợc thi hành còn chậm; tỷ lệ doanh nghiệp
sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp còn thấp.
Xét thấy tầm quan trọng của môi trường pháp lý, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Bắc
Giang đã cố gắng tạo ra một môi trường pháp lý về đầu tư thông thoáng nhằm thu hút
các dự án xây dựng và quá trình này đang ngày càng được cải thiện theo hướng tích
cực. Hiện tại, khi các dự án xây dựng ở tỉnh thì cần tuân thủ các qui định pháp lý
chung được áp dụng cho tất cả các hoạt động đầu tư trong nước cũng như nước ngoài,
theo luật đầu tư số 67/2014/QH13 năm 2014 . Ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cụ thể như sau:

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp ngoài
việc được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu khi đáp ứng được các
điều kiện theo quy định còn được ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê đối với đất xây dựng kết cấu
hạ tầng sử dụng chung trong Khu công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

15


- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định
cho thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê
mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản nêu trên.
- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các Khu công nghiệp bao gồm: Đường
giao thông, điện, điện thoại, nước sạch.
- Hướng dẫn và giới thiệu các địa điểm xem xét đầu tư.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí về trình tự thủ tục đầu tư, thuê đất, thông tin về đầu tư, cung
cấp các văn bản mẫu.
- Hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng và tuyển dụng lao động tại địa
phương.
- Tùy theo quy mô và lĩnh vực đầu tư, tỉnh Bắc Giang sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đào
tạo lao động, tuyên truyền quảng bá sản phẩm.
1.2.2. Môi trường kinh tế.
Trong những năm qua môi trường kinh tế của toàn tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn để
có được bước chuyển biến mạnh mẽ, điều này được thể hiện rõ với tốc độ tăng trưởng
và phát triển qua các năm cũng như việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lao
động theo hướng tích cực hơn. Trong 5 năm qua (2010-2015), nền kinh tế tỉnh Bắc
Ninh đã có bước tăng trưởng và phát triển khá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương

(GDP) năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm tốc độ tăng trưởng (GDP)
bình quân 9% năm;trong đó: công nghiệp- xây dựng tăng 17,7%; nông nghiệp tăng
2,6%; dịch vụ tăng 9,9%. Tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt
33,2%, tăng 9,9%; nông nghiệp còn 32,7%, giảm 9,4% so với năm 2005; dịch vụ
34,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD, tăng hơn 2 lần so với đầu nhiệm
kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,67% năm 2005 xuống còn 10% (chuẩn cũ) năm 2010.
Công nghiệp phát triển nhanh cả về không gian, quy mô và trình độ công nghệ với tốc
độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 19,4%. Cơ cấu công nghiệp - xây dựng tăng từ
16


32,9% năm 2011 lên 41,5% năm 2015. Toàn tỉnh hiện có 4 khu công nghiệp và 27
cụm công nghiệp đi vào hoạt động; thu hút 455 dự án đầu tư, trong đó 127 dự án đầu
tư nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện
hành) ước đạt 58.672 tỷ đồng, bằng 147,7% mục tiêu và cao gấp 4,7 lần so với năm
2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 36,4%,
góp phần tăng thu ngân sách, tạo chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động. Lĩnh vực công
nghiệp - xây dựng tạo việc làm cho khoảng 250 nghìn lao động.
Dịch vụ phát triển đa dạng, ngày càng nâng cao chất lượng. Thu hút được một số dự
án lớn như: Sân Golf – Dịch vụ Yên Dũng, khách sạn Mường Thanh, siêu thị BigC,
Co.op mart. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 17.200 tỷ đồng,
tăng bình quân 19,6%/năm. Phương tiện vận tải tăng bình quân 11%/năm; phủ sóng
điện thoại di động và Internet tới tất cả các xã. Hệ thống dịch vụ tài chính, tiền tệ phát
triển khá, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, vốn phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Các dịch vụ giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật, bảo hiểm, du
lịch... tiếp tục phát triển phong phú, đa dạng.
Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc kết nối với các tỉnh bạn và các vùng kinh tế động lực. Đã phối hợp triển khai cải
tạo, nâng cấp các quốc lộ 1, 31, 37; đầu tư nâng cấp nhiều tuyến đường tỉnh: 293, 398,
295B, 296, 297, 298, 299. Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông nông

thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm đã cải tạo, nâng cấp, cứng hóa 215
km đường tỉnh; 240 km đường huyện; 695 km đường liên xã, trục xã; 654 km đường
thôn, bản; nâng tỷ lệ cứng hóa đường huyện từ 50% (năm 2010) lên 85%; đường xã từ
21,5% lên 58,5%; đường thôn, bản đạt 47,6%.
Công tác đào tạo nghề được quan tâm đầu tư, từng bước gắn kết giữa cơ sở dạy nghề
với doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Mỗi năm, các cơ sở trên
địa bàn đào tạo nghề cho gần 3 vạn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt
50,5%. Trên 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề, trên 80% học sinh tốt nghiệp
trung cấp nghề, trên 70% học sinh tốt nghiệp sơ cấp nghề có việc làm sau đào tạo. Tỷ
lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,3% năm 2010
lên 23,3% năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 12,6% năm
17


×