Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 81 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp
đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là GSTS Vũ Thanh
Te, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng
nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn
thạc sỹ với đề tài luận văn: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả đầu tư cho dự án cải tạo hệ thống sông trục huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn” chuyên
ngành Quản lý xây dựng.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học cũng như
thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các
thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Vũ Thanh Te đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá
trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn
Công nghệ và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc
các Bộ môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học
trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành
tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại thư viện Trường
Đại học Thủy Lợi, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Kỹ sư... cùng các
cán bộ công tác Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình, Phòng
nông nghiệp huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện cung cấp các tài
liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Mạnh Thùy




ii
BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
trước đây.
Tác giả

Nguyễn Mạnh Thùy


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ i
BẢN CAM KẾT ........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ................................................................................................................................................ 6
1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu .....................6
1.1.1. Định nghĩa ...................................................................................................6
1.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu ..................................6
1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Ninh Bình .............................10
1.2.1. Nhiệt độ .......................................................................................................10
1.2.2. Lượng mưa .................................................................................................11

1.2.3. Nước biển dâng ..........................................................................................13
1.2.4. Thủy triều và xâm nhập mặn ......................................................................15
1.2.5. Các sự kiện thời tiết cực đoan ....................................................................17
1.3. Các loại hình dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta...........21
1.4. Các chương trình, dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm
ứng phó với biến đổi khí hậu và các mặt hiệu quả đạt được ..............................22
1.4.1. Lĩnh vực giao thông vận tải ........................................................................22
1.4.2. Lĩnh vực Công thương ...............................................................................22
1.4.3. Lĩnh vực Y tế ..............................................................................................23
1.4.4. Lĩnh vực môi trường...................................................................................23
1.4.5. Về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ...............23
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu hiệu quả đối với dự án ứng phó với biến đổi khí hậu...24
1.6. Kết luận chương 1 ...........................................................................................25


iv
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG VIỆC NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ............................................................................ 26
2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng ............................................................ 26
2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án ................................................. 26
2.2.1. Đánh giá hiệu quả theo phương pháp định tính .......................................... 26
2.2.2. Đánh giá hiệu quả theo phương pháp định lượng ....................................... 26
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án ........................................ 29
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 29
2.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản có hiệu quả 30
2.3.3. Công tác quy hoạch và chủ trương của dự án ............................................. 31
2.3.4. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư Xây dựng cơ bản ............................. 32
2.3.5. Công tác quản lý vận hành công trình ......................................................... 35
2.4. Cơ sở pháp lý về quản lý dự án xây dựng..................................................... 36
2.4.1. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng .................... 37

2.4.2. Yêu cầu đối với Khảo sát và thiết kế .......................................................... 38
2.4.3. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng
công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu ......................................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG SÔNG TRỤC HUYỆN YÊN KHÁNH,
TỈNH NINH BÌNH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ XÂM NHẬP
MẶN ............................................................................................................................................. 44
3.1. Giới thiệu chung về ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình . 44
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ .................................................................................. 44
3.1.2. Tổ chức bộ máy của đơn vị ........................................................................ 45
3.2. Giới thiệu chung về dự án .............................................................................. 46
3.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................................... 46
3.2.2. TÝnh cÊp thiÕt cña dù ¸n .............................................................................. 46
3.2.3. Tính hữu ích của dự án ............................................................................... 47
3.2.4. Các hạng mục đầu tư xây dựng .................................................................. 48
3.2.5. Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án ............................................. 48


v
3.3 Đánh giá chung về hiệu quả các chương trình, dự án đã được xây dựng ...50
3.3.1 Đánh giá chung .............................................................................................50
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế các dự án đã được xây dựng trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình ..........................................................................................51
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư dự án nâng cấp
hệ thống sông trục huyện yên khánh tỉnh ninh bình, nhằm ứng phó với nước
biển dâng và xâm nhập mặn ...................................................................................55
3.4.1. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng, kiểm tra chặt chẽ
nguồn tài nguyên nước ..........................................................................................55
3.4.2. Kiên cố hóa mặt kênh kết hợp đường giao thông.......................................57

3.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin cho việc theo dõi, dự báo và vận hành cống
nhằm kiểm soát mặn ..............................................................................................58
3.4.4. Ứng dụng khoa học công nghệ vật liệu mới cho việc xây dựng cống. ......61
3.4.5. Nâng cao trình độ chuyên môn của cơ quan quản lý .................................64
3.4.6. Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình ........................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 73


vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của trạm nb ................. 11
Hình 1.2 xu thế diễn biến chuẩn sai tổng lượng mưa năm của trạm ninh bình ........... 12
Hình 1.3. Đường quá trình mực nước lớn nhất năm (hmax~t) như tân ....................... 13
Hình 1.4. Đường quá trình mực nước trung bình năm ( htb~t) trạm như tân ............... 13
Hình 1.5. Đường quá trình mực nước thấp nhất năm (hmin~t) trạm như tân ............... 14
Hình 2.1. Âu cầu hội năm 2016 chỉ phục vụ công tác ngăn mặn.................................. 32
Hình 2.2. Tuyến kè đê sông vạc bị xói chân kè dẫn đến sạt lở. .................................... 33
Hình 2.3. Hiện trạng ăn mòn và phá hủy btct cống....................................................... 34
Hình 3.1. Sạt lở tuyến kênh huyện yên khánh. ............................................................. 52
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý tổng thể hệ thống giám sát độ mặn .................................... 60


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê lượng mưa trong những năm gần đây tại tỉnh Ninh Bình .............12
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của thời tiết cực đoan từ năm 2010-2014 ..................................17


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLC

Chất lượng cao.

CLCT:

Chất lượng công trình.

CTXD:

Công trình xây dựng.

BĐKH:

Biến đổi khí hậu.

GSCT:

Giám sát công trình.

QLCLCTXD:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

QLCLCT:

Quản lý chất lượng công trình.

QLCL:


Quản lý chất lượng.

QLDA:

Quản lý dự án.

TKCT:

Thiết kế công trình.

TVQLDA:

Tư vấn quản lý dự án.

TN & KSCT:

Thí nghiệm và khảo sát công trình.

XDCB

Xây dựng cơ bản.


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi

trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập
lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối
với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi
khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và
an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao,
văn hóa, kinh tế, thương mại.
Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, nhiệt độ
trung bình toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc
biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ
trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.
Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu
thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng
khốc liệt.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba
đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Theo các kịch
bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng
khoảng 2 - 3oC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó
lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1
m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng
40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng
và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Tác động của
biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho


2
mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự
phát triển bền vững của đất nước.
Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển
nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở

vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng bị ngập mặn do nước
biển dâng; tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng,
làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian thích nghi của cây
trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến
sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia
cầm…..Những thách thức đó đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa
trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với
biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh
tranh của nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Trong những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng ở
vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và hệ thống thuỷ lợi tỉnh Ninh Bình nói
riêng mới chủ yếu tập trung vào mục tiêu cấp, tiêu thoát nước cho nông nghiệp
và dân sinh trong điều kiện nguồn nước mặt dồi dào. Đứng trước bối cảnh các
yếu tố khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường đoán trước được. Đặc
biệt là nước biển dâng và xâm nhập mặn, các khó khăn thách thức đã hiện hữu
như: Vào mùa lũ các con lũ lớn xuất hiện ngày nhiều, thời gian lũ lên ngắn, mức
nước đỉnh lũ cao đe dọa hầu hết các công trình thủy lợi, về mùa kiệt do chịu ảnh
hưởng của triều mạnh, gió chướng, lượng nước thượng nguồn trên các trục sông
xuống thấp, quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng
dài hơn. Việc xâm nhập mặn đó làm cho chất lượng môi trường đất, địa tầng địa
chất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp, làm cho đất
đai bị bạc màu, đa dạng sinh học suy giảm mạnh, tác động trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp, làm cho năng suất và hiệu quả cây trồng vật nuôi bị ảnh hưởng, gây
khó khăn trong sản xuất lương thực.


3
Đối với tỉnh Ninh Bình, sông Đáy là nguồn cấp nước ngọt chính của tỉnh
và là trục tiêu thoát lũ của toàn vùng. Hầu hết các công trình khai thác nguồn
nước đều được xây dựng trên con sông này.

Nguồn cấp nước ngọt chính cho huyện Yên Khánh, được lấy qua âu sông
Mới và một số cống, trạm bơm trên sông Đáy. Trong những năm gần đây do
biến đổi khí hậu tình trạng hạn hán kéo dài, mực nước biển dâng cao nên mặn
thường lấn sâu vào cửa sông khoảng 30÷35km trên sông Đáy, độ mặn 1,3% đã
xuất hiện tại Âu Sông Mới, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời
sống sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Độ mặn vượt ngưỡng cho phép đã
xâm nhập vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch trong vùng. Nồng độ mặn thay đổi
theo đặc thù từng năm phụ thuộc vào lượng nước sông Đáy cũng như các yếu tố
khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.
Bên cạnh đó vào mùa kiệt lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất
hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước
mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô lượng dòng chảy nhỏ hơn, cộng với
gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm nhập mặn vào nội đồng nhanh
hơn dự báo. Đồng thời, mấy năm gần đây chuyển đổi cơ cấu sản xuất mạnh mẽ
theo mô hình tôm - lúa đã làm cho môi trường đất, nước, nhất là sự xâm nhập
mặn đang có những diễn biến phức tạp hơn.
Vì vậy việc đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp hệ
thống sông trục huyện Yên Khánh là giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu: Đảm
bảo an toàn trực tiếp cho nhân dân các xã trong khu vực, và chủ động về tưới,
tiêu, cung cấp nguồn nước sinh hoạt và các nhu cầu dùng nước khác cho khu
vực xã Khánh Tiên, Khánh Thiện. Cấp nước ngọt bổ sung cho sông Mới tạo
nguồn tưới cho 9 xã phía nam của huyện trong trường hợp độ mặn tại Âu Xanh
vượt mức cho phép. Đảm bảo tính bền vững trong khai thác và bảo vệ nguồn
nước, không làm ảnh hưởng đến toàn vùng hạ du nam Ninh Bình nhằm ứng phó
với nước biển dâng.


4
Xuất phát từ các vấn đề cấp thiết trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho dự án

cải tạo hệ thống sông trục huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nhằm ứng phó
với nước biển dâng và xâm nhập mặn”
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư dự án cải tạo hệ thống
sông trục huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình nhằm ứng phó với nước biển dâng
và xâm nhập mặn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Dự án cải tạo hệ thống sông trục huyện Yên
Khánh tỉnh Ninh Bình nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn.
Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu
quả đầu tư dự án cải tạo hệ thống sông trục huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã được đặt ra, luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích so sánh; phương pháp
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư dự án, quan điểm lý luận về
hiệu quả đầu tư dự án.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng
góp thiết thực cho công cuộc đầu tư, xây dựng các công trình nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai đảm bảo cho việc phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân.


5

6. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động tới đời sống của dân
sinh- kinh tế, thực trạng các công trình được xây dựng nhằm ứng phó với biến
đổi khí hậu, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, từ
đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi và
phù hợp cho công trình cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư giảm nhẹ thiệt hại
do biến đổi khí hậu.


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
1.1. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1. Định nghĩa
Biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng
có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh
thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hệ thống kinh tế- xã hội hoặc đến sức
khỏe, phúc lợi của con người (Công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
1.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu
Ngày 30/8/2012 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 1183/QĐ- TTg
về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
gồm những nội dung chính sau:
1.1.2.1. Tên và cơ quan quản lý Chương trình
a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu giai đoạn 2012 -2015.
b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.1.2.2. Mục tiêu của Chương trình
a) Mục tiêu chung: Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về biến

đổi khí hậu, tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu,
định hướng giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế các - bon thấp,
tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là
nước biển dâng; hoàn thành việc đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu
đến các lĩnh vực, ngành, địa phương; xác định các giải pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu;


7
- Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, nước biển dâng gắn
với mô hình số độ cao phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam;
- Cập nhật, từng bước triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu tại các Bộ, ngành, địa phương;
- Nâng cao năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về thích ứng với biến đổi
khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu;
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.
1.1.2.3. Đối tượng và phạm vi địa bàn thực hiện Chương trình
Chương trình được triển khai thực hiện tại các Bộ, ngành và địa phương
trên toàn quốc.
1.1.2.4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến hết năm 2015
1.1.2.5. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình
- Xây dựng, ban hành kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành và
địa phương;
- Xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng gắn với
mô hình số độ cao có độ chính xác cao phục vụ công tác nghiên cứu, rà soát và

xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu,
nước biển dâng ở Việt Nam;
- Xây dựng các bản đồ ngập lụt, rủi ro thiên tai, khí hậu theo kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gắn với hệ thống thông tin địa lý, trước mắt
tập trung tại các vùng trọng điểm thường xuyên bị tác động của thiên tai, vùng
có nguy cơ ảnh hưởng mạnh của nước biển dâng;
- Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước
biển dâng chi tiết đến từng địa phương. Đánh giá mức độ tác động của biến đổi
khí hậu, nhất là nước biển dâng đối với các lĩnh vực, ngành, địa phương; xác
định giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;


8
- Hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách được xác định
trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Triển khai các mô hình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng ở hai tỉnh thí điểm Quảng Nam, Bến Tre và đề xuất phương án nhân
rộng;
- Ban hành các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên: Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử
dụng đất, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, giảm
nghèo và an sinh xã hội;
- Xây dựng thể chế, thiết chế tài chính khuyến khích, huy động các nhà tài
trợ quốc tế song phương và đa phương cung cấp, đầu tư nguồn lực và công nghệ
cho ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Phổ biến, tuyên truyền nâng cao kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu,
tác động của biến đổi khí hậu cho đại đa số công chức, viên chức nhà nước, 75%
học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư.
1.1.2.6 . Các dự án thành phần thuộc Chương trình
a) Dự án 1: Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu và nước biển dâng

- Mục tiêu: Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tiếp tục cập
nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng chi tiết đến từng địa phương ở
Việt Nam; tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, nước biển dâng
gắn với mô hình số độ cao phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam.
- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:
+ Đánh giá xu thế biến đổi của thiên tai do biến đổi khí hậu, xây dựng Atlas
biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai; cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng chi tiết đến từng địa phương ở Việt Nam;
+ Xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt
Nam gắn với mô hình số độ cao có độ chính xác cao phục vụ công tác nghiên


9
cứu, rà soát và xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện biến
đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam.
b) Dự án 2: Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu.
- Mục tiêu: Cập nhật, triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu tại các Bộ, ngành và các địa phương;
- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến từng lĩnh
vực do Bộ, ngành, địa phương quản lý; xác định các giải pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và định hướng
phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ.
+ Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách đã
được xác định trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các
Bộ, ngành, địa phương.
+ Triển khai thí điểm mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và mô hình
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, lâm

nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng.
+ Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ,
ngành, địa phương.
c) Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực
hiện Chương trình
- Mục tiêu:
+ Nâng cao năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về thích ứng với biến đổi
khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.
- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:


10
+ Xây dựng thể chế, chính sách nâng cao năng lực quản lý, ứng phó với
biến đổi khí hậu; hệ thống thể chế, thiết chế tài chính khuyến khích, huy động
các nhà tài trợ quốc tế, viện trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông, nâng cao nhận
thức về biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo về biến đổi khí hậu, phòng tránh
thiên tai.
+ Nâng cao năng lực đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, xúc tiến các
hoạt động hợp tác song phương và đa phương, vận động tài trợ quốc tế về biến
đổi khí hậu cho Việt Nam.
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH NINH
BÌNH
Biểu hiện của Biến đổi khí hậu tại Ninh Bình ngày càng rõ nét, thể hiện
cụ thể ở các yếu tố sau đây:
1.2.1. Nhiệt độ
a. Tại Thành phố Ninh Bình:

Theo số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Bình trong
vòng 30 năm (từ năm 1985 – 2014) ở Thành phố Ninh Bình nhiệt độ trung bình
năm tăng khoảng 0,080C cho mỗi thập kỷ; nhiệt độ tối cao trung bình năm tăng
khoảng 0,150C cho mỗi thập kỷ và nhiệt độ tối thấp trung bình năm tăng khoảng
0,130C cho mỗi thập kỷ (thể hiện qua hình 1, 2, 3).
Trong thập kỷ gần đây (từ năm 2005 – 2014) tại Thành phố Ninh Bình:
xảy ra 119 ngày rét hại (Trị số nhiệt độ trung bình ngày ≤ 130C); xảy ra 209
ngày nắng nóng (Trị số nhiệt độ tối cao ngày ≥ 350C).


11

Hình 1.1. Xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của trạm NB

1.2.2. Lượng mưa
a. Tại thành phố Ninh Bình
- Tổng lượng mưa trung bình năm trong thập kỷ 1985 – 1994 là 1762mm,
đến thập kỷ 1995 - 2004 là 1669mm; thập kỷ 2005 – 2014 là 1706mm. Như vậy
tổng lượng mưa trung bình năm trong thập kỷ gần đây (2005 – 2014) tăng
37mm so với thập kỷ trước và giảm 56mm so với thập kỷ trước nữa; giảm so với
lượng mưa trung bình 30 năm (1985 – 2014) là 6mm.
- Tổng lượng mưa mùa khô trong thập kỷ 1985 – 1994 là 260mm, đến thập
kỷ 1995 - 2004 là 263mm; thập kỷ 2005 – 2014 là 242mm. Như vậy tổng lượng
mưa mùa khô trong thập kỷ gần đây (2005 – 2014) giảm 21mm so với thập kỷ
trước và giảm 18mm so với thập kỷ trước nữa; giảm so với tổng lượng mưa mùa
khô trung bình 30 năm (1985 – 2014) là 13mm.
- Tổng lượng mưa mùa mưa trong thập kỷ 1985 – 1994 là 1532mm, đến
thập kỷ 1995 - 2004 là 1408mm; thập kỷ 2005 – 2014 là 1452mm. Như vậy tổng
lượng mưa mùa mưa trong thập kỷ gần đây (2005 – 2014) tăng 44mm so với
thập kỷ trước và giảm 80mm so với thập kỷ trước nữa; giảm so với tổng lượng

mưa mùa mưa trung bình 30 năm (1985 – 2014) là 12mm.


12
Thể hiện qua hình: 9,10,11.

Hình 1.2 Xu thế diễn biến chuẩn sai tổng lượng mưa năm của trạm Ninh Bình

Bảng 1.1. Thống kê lượng mưa trong những năm gần đây tại tỉnh
Ninh Bình
Năm

Lượng mưa

So với Trung bình

trung bình

nhiều năm

Ghi chú

Mưa lớn từ ngày 25/5
2012

~ 2000 mm

Cao hơn

đến 26/5, lượng mưa

đo được phổ biến từ
150 mm đến 250 mm
Xảy ra 11 đợt mưa vừa,

2013

~ 2001,9 mm

Cao hơn

mưa to, có 12 ngày có
lượng mưa > 50 mm
Phân bố không đều

2014

~ 1395,1 mm

Thấp hơn

trong cả mùa mưa và
mùa khô

Nguồn: Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình


13
1.2.3. Nước biển dâng

Theo số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Bình trong

vòng 20 năm (từ năm 1995 – 2014), số liệu mực nước thống kê tại trạm Như
Tân như sau:

Hình 1.3 Đường quá trình mực nước lớn nhất năm (Hmax~T) Như Tân

Hình 1.4: Đường quá trình mực nước trung bình năm ( Htb~T) trạm Như Tân


14

Hình 1.5: Đường quá trình mực nước thấp nhất năm (Hmin~T) trạm Như Tân

* Phân tích diễn biến 10 năm và So sánh với trung bình 20 năm (trị số
mực nước cao nhất, trung bình, thấp nhất trạm Như Tân)
- Giá trị mực nước cao nhất:
+ Hai thập kỷ vừa qua Hmax có xu thế tương đối giống nhau, thập kỷ
(1995 – 2004) và thập kỷ (2005 – 2014) mực nước cao nhất trạm Như Tân nhìn
chung đều có xu thế giảm dần, riêng năm cuối của thập kỷ (1995 – 2004) có xu
thế tăng còn năm cuối của thập kỷ (2005 – 2014) có xu thế giảm.
+ So với giá trị trung bình 20 năm: trị số mực nước cao nhất các năm
2006 – 2007, 2009, 2011 – 2013 ở mức xấp xỉ, năm 2010, 2014 ở mức thấp hơn,
các năm 2005, 2008 ở mức cao hơn. Đặc biệt năm 2005 là năm có trị số mực
nước cao nhất trong vòng 2 thập kỷ qua (1995 – 2014), cao hơn trị số trung bình
20 năm: 79cm.
Theo số liệu tính toán mực nước cao nhất trung bình: 20 năm Htb =
178cm; thập kỷ (1995 – 2004), Htb = 169cm; thập kỷ (2005 – 2014), Htb =
186cm. Như vậy có thể thấy mực nước cao nhất trung bình thập kỷ 2005 – 2014
tăng so với thập kỷ (1995 – 2004): 17cm và tăng so với trung bình 20 năm:
08cm.



15
- Giá trị mực nước bình quân:
+ Hai thập kỷ có xu thế tương đối giống nhau, mực nước ở mức ít biến
đổi, thập kỷ 1995 – 2004 mực nước bình quân trạm Như Tân có xu thế giảm
nhẹ, thập kỷ 2005 – 2014 có xu thế ổn định và tăng nhẹ.
+ So với trung bình 20 năm: các năm 2005 – 2007 ở mức ổn định và thấp
hơn, các năm 2008 – 2013 mực nước tăng nhẹ sau ít biến đổi và ở mức xấp xỉ
cao hơn trung bình 20 năm, năm 2014 ở mức xấp xỉ thấp hơn.
+ Mực nước bình quân trung bình nhiều năm thập kỷ 2005 – 2014 ở mức
tương đương so với thập kỷ trước và tương đương trung bình 20 năm.
- Giá trị mực nước thấp nhất:
+ Thập kỷ 1995 – 2004 mực nước thấp nhất trạm Như Tân có xu thế giảm
dần, thập kỷ 2005 – 2014 có xu thế tương đối ổn định. Cá biệt năm 2011 mực
nước ở mức đặc biệt thấp, thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ qua.
+ So với trung bình 20 năm: mực nước các năm 2009, 2012 ở mức xấp
xỉ, các năm còn lại ở mức thấp hơn. Đặc biệt năm 2011 thấp hơn trị số trung
bình 20 năm: 23cm.
Theo số liệu tính toán mực nước thấp nhất trung bình: 20 năm Htb = 81cm; thập kỷ (1995 – 2004), Htb = -73cm; thập kỷ (2005 – 2014), Htb = 89cm. Như vậy có thể thấy mực nước cao nhất trung bình thập kỷ 2005 – 2014
giảm so với thập kỷ (1995 – 2004): 16cm và giảm so với trung bình 20 năm:
08cm
1.2.4. Thủy triều và xâm nhập mặn
- Chế độ nhật triều, tốc độ truyền triều khoảng 1km/h khi lên, còn lúc
xuống nhanh hơn. Giải pháp tưới tiêu hiện có của toàn vùng là kết hợp giữa tự
chảy và động lực là giải pháp thích hợp.
- Xâm nhập mặn: Theo báo cáo và số liệu thực đo thu thập tại Công ty
TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Bình. Những năm


16

gần đây xâm nhập mặn có dấu hiệu gia tăng nhất là giai đoạn đổ ải vụ đông
xuân.
Diễn biến mặn: Lấy bình quân độ mặn thực đo tháng 1 tại Tân Hưng trong
giai đoạn 2008 ÷ 2012 để so sánh với quá trình từ 1989 ÷ 2005:
+ Độ mặn trung bình tháng 1 là 5,42 o/ o tăng 2,47 lần;
+ Độ mặn lớn nhất nhất 15,1 o/ o tăng 1,58 lần.
Hiện tượng xâm nhập mặn đã lấn sâu vào các cửa sông từ 15 - 20 km
trên sông Đáy và 10 - 15 km trên sông Vạc. Hiện tượng xâm nhập mặn có dấu
hiệu gia tăng, nhất là vào giai đoạn đổ ải vụ chiêm xuân.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tại cống
Phát Diệm vụ đông xuân 2011 - 2012 độ mặn cao nhất từ 18 - 20‰, năm 2012 2013 là 20‰, năm 2013 - 2014 từ 10-15‰; Tại Cống Hà Thanh vụ đông xuân
2011 - 2012 độ mặn cao nhất 3,1‰, năm 2012 - 2013 là 2,5‰, năm 2013 - 2014
là 2,4‰; Tại Cống Tiên Hoàng vụ đông xuân 2011 - 2012 độ mặn cao nhất là
5‰, năm 2012-2013 là 6,5‰, năm 2013 - 2014 là 7,5‰.
Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, mùa khô năm 2015 do ảnh
hưởng của hiện tượng El Nino, dẫn đến lượng mưa tiếp tục bị thiếu hụt, mực
nước sông thấp, độ mặn tại các cửa sông ven biển Ninh Bình cao và lấn sâu vào
nội địa, có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước. Dự kiến diện tích bị thiếu nước
trong vụ Đông xuân 2014-2015 khoảng 11.000 ha; trong đó diện tích của Công
ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) tỉnh phục vụ là 7.868
ha, các HTX nông nghiệp tự phục vụ là 3.132 ha.


17
1.2.5. Các sự kiện thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xảy ra nhiều loại hình thời tiết cực đoan như: bão, lũ, mưa lớn, nắng
nóng kéo dài, xâm nhập mặn… gây bất ngờ và thiệt hại lớn tới kinh tế, cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của thời tiết cực đoan từ năm 2010-2014
Năm


Loại
hình

Đặc điểm, mô tả
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão (bão số 1)

Bão

và ảnh hưởng của hoàn lưu của 2 cơn bão (bão số
2 và bão số 3)

Mức độ thiệt hại
Không có thiệt hại về người và tài sản, chỉ có khoảng 1.740 ha lúa mùa
mới cấy bị úng, trong đó diện tích gập trắng là 144 ha.

Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đã xuất hiện Lũ đã gây ngập úng cho là 11.197,4/39.495,5 ha lúa Mùa. Trong đó:
2010

Lũ lụt

một đợt lũ lớn, lũ kép với đỉnh lũ là 4,32m cao Diện tích lúa mất trắng là 632ha; Ngô và rau màu: 182 ha; Cói: 6,2
hơn Báo động III (+4,00m) là 0,32m xảy ra vào ha; thuỷ sản:299ha nuôi trồng thủy sản. Một số nhà dân bị ngập.
ngày 29/8/2010.

2011

Tổng giá trị thiệt hại hại do mưa lũ gây ra khoảng 35 tỷ đồng.

Mưa


Xảy ra 3 đợt mưa lớn trong các tháng 7, tháng 8 Gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp đầu vụ Mùa, vụ Đông

lớn

và tháng 9

Bão

năm 2010

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 2, số 3 Không gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sản xuất nông
và hoàn lưu của cơn bão số 5

nghiệp đầu vụ Mùa, vụ Đông năm 2011


×