Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng trong chương trình_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt
là các cán bộ, giảng viên khoa công trình, phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đã
giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Vũ Thanh Te và PGS.TS Đồng Kim Hạnh, người
đã tận tình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho tác giả. Đến nay, tác giả đã hoàn
thành luận văn với đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng công
trình xây dựng trong chương trình xây dựng nông thôn mới”.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp trong Trung
tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi - Trường Đại học Thủy lợi là nơi công
tác của tác giả đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong công
việc và trong quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên chia
sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để có
thể hoàn thành luận văn.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng
góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Luyến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng
cá nhân. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế
và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Tất cả các trích
dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Luyến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN
MỚI.................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về xây dựng nông thôn mới. ................................................. 4
1.2. Các công trình hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới. ......................... 6
1.2.1. Công trình giao thông .......................................................................... 6
1.2.2. Công trình Thủy lợi ............................................................................. 7
1.2.3. Công trình Điện ................................................................................... 8
1.2.4. Công trình trường học ......................................................................... 8
1.2.5. Công trình văn hoá ............................................................................. 11
1.2.6 Công trình chợ nông thôn. .................................................................. 12
1.2.7. Công trình bưu điện ........................................................................... 14
1.2.8. Công trình nhà ở dân cư .................................................................... 14
1.3. Vai trò của nông thôn mới đối với sự phát triển của nước ta. ................. 15
1.4. Kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới. .............................. 17
1.5. Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng. ........................... 20
1.5.1. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. ............................ 21
1.6. Những sự cố có liên quan đến chất lượng xây dựng NTM và nhiệm vụ
nghiên cứu. ...................................................................................................... 23
1.6.1. Những sự cố về công trình nông thôn mới trong thời gian vừa qua. ....
........................................................................................................... 23
1.6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................ 26

Kết luận chương 1 ........................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HẠ TẦNG ............... 29
2.1. Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chất lượng công trình xây dựng. ....... 29
2.2. Vấn đề phân công trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất lượng
công trình xây dựng......................................................................................... 30
2.2.1 Trách nhiệm quản lý chất lượng của chủ đầu tư ................................. 30


2.2.2 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu khảo sát...................... 34
2.2.3 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế ....................... 34
2.2.4 Trách nhiệm quản lý chất lượng của cá nhân, tổ chức thực hiện chức
năng giám sát ............................................................................................... 35
2.2.5 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu thi công ...................... 37
2.2.6 Trách nhiệm quản lý chất lượng của nhà thầu cung cấp thiết bị ........ 39
2.2.7 Trách nhiệm quản lý chất lượng của các cơ quan quản lý.................. 40
2.3. Đặc điểm của các công trình xây dựng NTM và nhân tố ảnh hưởng của
nó tới công tác quản lý chất lượng. ................................................................. 41
2.3.1. Đặc điểm của các công trình xây dựng NTM. ................................... 43
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng. ...................................................................... 43
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng. ..................................................................... 45
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 51
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG CHƯƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NAM ĐỊNH ....................... 52
3.1. Giới thiệu chung về chương trình xây dựng nông thôn mới tại Nam Định. . 52
3.2. Công tác tổ chức xây dựng nông thôn mới tại Nam Định. ........................... 55
3.2.1. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại Nam Định. ........... 55
3.2.2. Tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới. ......................................... 56
3.2.3. Cách huy động nguồn lực để xây dựng đường giao thông nông thôn: . 58

3.3. Thực trạng Công tác quản lý chất lượng xây dựng cơ sở hạ tầng trong
chương trình nông thôn mới tại tỉnh Nam Định. ............................................ 59
3.3.1.Đặt vấn đề ........................................................................................... 59
3.3.2. Thực trạng quản lý chất lượng công trình hạ tầng NTM của tỉnh Nam
Định trong những năm vừa qua. .................................................................. 61
3.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 64
3.3.4. Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực
tiếp tham gia hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng. .............. 65
3.4. Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình hạ tầng nông
thôn mới. .......................................................................................................... 73


3.4.1. Mẫu phiếu khảo sát ............................................................................ 75
3.4.2. Tổng hợp phân tích các phiếu khảo sát.............................................. 77
3.4.3. Thống kê đối tượng tham gia trả lời .................................................. 79
3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng trong
chương trình xây dựng nông thôn mới tại Nam Định. .................................... 83
3.4.1. Giải Pháp tăng cường quản lý chất lượng ở các giai đoạn đầu tư. . 83
3.4.2. Giải Pháp tăng cường quản lý chất lượng cho chủ thể tham gia. ...... 85
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Hình ảnh Mái trần nhà văn hóa xã Vĩnh Long-Hải Phòng vừa được
đổ bê tông bất ngờ đổ sập................................................................................ 24
Hình 3.1. Đường nội thôn và nội đồng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định 53
Hình 3.2. Nhà văn hóa một số xã thuộc tỉnh Nam Định ................................. 54
Hình 3.3. hình ảnh lún và nứt nhà văn hóa một số xã tại tỉnh Nam Định ...... 63

Hình 3.4. hình ảnh lớp mặt đường bị hỏng tại một số huyện tại tỉnh Nam Định...63


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.2: Các nhân tố đưa vào mẫu khảo sát ................................................. 75
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát ............................................................................. 77
Bảng 3.4 Thống kê đối tượng.......................................................................... 79
Bảng 3.5 Thống kê các nhân tố có số phiếu đánh giá rất ảnh hưởng từ 50
phiếu trở nên.................................................................................................... 80


DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

- UBND

Ủy ban nhân dân

- BQL

Ban quản lý

- NTM

Nông thôn mới

- CĐT

Chủ đầu tư

- MTQG


Mục tiêu quốc gia

- BTV

Ban thường vụ


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chương trình đầu tư xây dựng nông
thôn mới ở nước ta không ngừng tăng về số lượng và quy mô, góp phần thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh những kết quả
đạt được, công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình của chúng ta còn
bộc lộ nhiều yếu kém như: chất lượng của sản phẩm xây dựng còn thấp, tiến
độ chưa đáp ứng yêu cầu; chưa tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu
chuẩn,... đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các dự án đầu tư
kém hiệu quả và gây lãng phí vốn đầu tư trong xây dựng.
Cùng với sự chuyển mình của hoạt động này, chương trình phát triển
kinh tế nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Tạo
diện mạo mới trong nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa mới. Xây dựng nông thôn mới
là chương trình mục tiêu quốc gia chiếm vị trí hết sức quan trọng, chương
trình xây dựng nông thôn mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải tạo và
chỉnh trang làng xóm, xây dựng môi trường cảnh quan đẹp, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người nông dân gắn với đặc trưng vùng miền và các lợi
thế của từng địa phương là nhằm đáp ứng sự phát triển theo các tiêu chí nông

thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Vì vậy việc quản
lý chất lượng công trình là vấn đề quan trọng trong các chương trình xây dựng
nông thôn mới góp phần nhiều hơn vào việc tạo nên những đột biến mạnh mẽ
cho bộ mặt nông thôn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó
cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý


2

chất lượng công trình xây dựng trong chương trình xây dựng nông thôn
mới”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đưa ra được các giải pháp quản lý chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng
trong chương trình xây dựng nông thôn mới áp dụng cho Tỉnh Nam Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu: Công trình xây dựng hạ tầng trong chương trình
nông thôn mới.
b.Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng
đối với công trình cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách
tiếp cận cơ sở lý luận về khoa học quản lý xây dựng và những quy định hiện
hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận văn
cũng sử dụng phép phân tích duy vật biện chứng để phân tích, đề xuất các giải
pháp mục tiêu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối
tượng và nội dung nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp

điều tra, khảo sát thực tế; Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kế thừa
nghiên cứu đã có; và một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học:


3

Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình,
vấn đề và giải pháp quản lý chất lượng công trình, quan điểm lý luận về hiệu
quả chất lượng quản lý công trình.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng
góp thiết thực cho tiến trình nâng cao chất lượng quản lý công trình trong
chương trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo cho việc phát triển bền vững
về kinh tế - xã hội đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người nông dân.
6. Dự kiến kết quả đạt được
- Tổng quan về hoạt động xây dựng công trình trong chương trình nông
thôn mới.
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình trong chương
trình xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng cơ sở hạ tầng trong
chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, qua đó đánh giá những kết
quả đạt được, những mặt còn tồn tại, từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn
nhằm nâng cao chất lượng quản lý công trình xây dựng trong chương trình
nông thôn mới tại tỉnh Nam Định.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI
1.1. Tổng quan về xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp
với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn
đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với
việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng
nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển ngày càng hiện đại”.
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo
hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái
gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có
nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính
trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác
định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã



5

hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn
mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương
hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển
khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng
theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy
nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam. Thực hiện đường lối của Đảng,
trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở
khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát
huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt
được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm
bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuât; Kinh tế
nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã
xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới,
nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân; Hệ thống
chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát
huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của giai
cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần
thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn
mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch. Quy
hoạch nông thôn mới là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải
mang tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn
chế về năng lực, nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Bên cạnh
đó chúng ta còn gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho xây dựng nông
thôn mới. Đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Mặt khác,
trong nhận thức nhiều người còn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án



6

do nhà nước đầu tư xây dựng nên còn có tâm lí trông chờ, ỷ lại. Chính vì vậy
trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường
lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn
mới là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và
từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng..." nhằm
thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới được
xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn
hiện nay ở nước ta, chính vì vậy nó phải có hệ thống lí luận soi đường. Quan
điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận
của Chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,
hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ
sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động
trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức
sẽ trở thành những người lao động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
1.2. Các công trình hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới.
1.2.1. Công trình giao thông
Theo quyết định 491 - QĐ/TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, căn cứ quyết
định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ giao thông vận tải về việc
ban hành “hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn
phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020”, các công trình về giao thông đối với vùng đồng bằng Sông Hồng
bao gồm:
+ Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, trong đó:



7

- Đường xã có lưu lượng xe thiết kế (N n ) = 100÷200 xqđ/nđ được xác
định theo TCVN 10380:2014 là đường cấp A.
- Đường xã có lưu lượng xe thiết kế (N n ) = 50 ÷ < 100 xqđ/nđ được xác
định theo TCVN 10380:2014 là đường cấp B.
+ Đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ GTVT .
- Đường thôn có lưu lượng xe thiết kế (N n ) = 50 ÷ < 100 xqđ/nđ được
xác định theo TCVN 10380:2014 là đường cấp B.
- Đường thôn có lưu lượng xe thiết kế (N n ) = <50 xqđ/nđ được xác định
theo TCVN 10380:2014 là đường cấp B.
+ Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
+ Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Hai loại đường trên (c,d) theo chức năng được xếp vào đường dân sinh
với cấp đường theo TCVN 10380:2014 là đường cấp D có chỉ tiêu thiết kế
như sau:
- Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5 m;
- Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0 m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5 m;
Cây xanh: Hai bên đường nên tiến hành trồng cây xanh để ổn định
nền đường, tạo mỹ quan và bảo vệ môi trường, tăng cảm giác an toàn khi
tham gia giao thông nhưng không được trồng cây ở trên lề đường và ảnh
hưởng đến canh tác.
1.2.2. Công trình Thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi gồm toàn bộ các công trình xây dựng phục
vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước và hạn chế tác hại do nước
gây ra đối với sản xuất và đời sống của người dân, các công trình chủ yếu

gồm hệ thống các hồ, đập giữ nước, hệ thống trạm bơm, kênh mương tưới


8

tiêu....Các công trình thủy lợi trong quá trình khai thác, sử dụng chịu sự tác
động rất lớn của điều kiện tự nhiên, đặc biêth là mưa gió, lũ lụt. Mặt khác, khi
quản lý, sử dụng công trình thì ảnh hưởng của con người cũng rất mạnh như
việc nổ mìn, đánh bắt cá ở các hồ, đập có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu lực
của công trình; việc nào bới kênh mương không đắp lại cẩn thận dẫn tới thoát
nước, hư hỏng thân mương; quản lý, điều hành trạm bơm không đúng quy
trình dẫn tới hư hỏng hệ thống...
1.2.3. Công trình Điện
Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện được hiểu là
đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn năm 2006
(QĐKT-ĐNT-2006), cả về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối,
đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hành
lang bảo vệ, chất lượng điện áp
Các nguồn cấp điện cho nông thôn gồm: nguồn điện được cấp từ lưới
điện quốc gia, hoặc ngoài lưới điện quốc gia. Tại địa bàn chưa được cấp điện
từ lưới điện quốc gia, tùy điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét, áp
dụng phương tiện phát điện tại chỗ như thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời,
diesel … hoặc kết hợp các nguồn nói trên với quy mô công suất hợp lý, đảm
bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phụ t ải và triển vọng phát triển trong vòng
5-10 năm tới.
1.2.4. Công trình trường học
+ Trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: một
xã có các điểm trường, đảm bảo tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân
chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú, cụ thể như sau:
Trường đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường,

đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.


9

Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích sân
chơi; diện tích cây xanh; đường đi. Diện tích sử dụng bình quân tối thiểu
12m2 cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một
trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã. Khuôn viên có tường bao ngăn
cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng
rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ
trường mầm non.
Có đủ phòng chức năng, khối phòng hành chính quản trị, phòng ngủ,
phòng ăn, hiên chơi, phòng y tế, khu vệ sinh, khu để xe cho giáo viên, cán bộ,
nhân viên có mái che… được xây dựng kiên cố. Nhà trẻ có nguồn nước sạch
và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. Khu trẻ chơi được lát gạch, xi măng hoặc
trồng thảm cỏ. Phòng sinh hoạt chung được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên
và trẻ. Có máy vi tính, các phương tiện làm việc và các trang thiết bị y tế và
đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ.
+ Trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
Trường có tối đa không quá 30 lớp, mỗi lớp có tối đa không quá 35
học sinh.
Có khuôn viên không dưới 6m2/01 học sinh vùng thành phố/thị xã;
không dưới 10m2/01 học sinh đối với các vùng còn lại.
Có đủ phòng học cho mỗi lớp học (diện tích phòng học bình quân
không dưới 01m2/01 học sinh). Trong phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên
và học sinh, có trang bị hệ thống quạt. Bàn, ghế, bảng, bục giảng, hệ thống
chiếu sáng, trang trí phòng học đúng quy cách. Được trang bị đầy đủ các loại
thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Điều kiện vệ sinh đảm bảo các yêu cầu xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát,

thuận tiện cho học sinh đi học.


10

Có nhà tập đa năng, thư viện đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư
viện trường phổ thông ban hành theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT
ngày 02/01/2003 và Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có đủ các phòng chức năng: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu
trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội, phòng giáo dục nghệ thuật,
phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng thường trực.
Trường có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh riêng cho cán bộ giáo
viên và học sinh, riêng cho nam và nữ, có khu để xe, có hệ thống cống rãnh
thoát nước, có tường hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trường.
+ Trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
Có tổng diện tích mặt bằng tính theo đầu học sinh ít nhất đạt từ 6 m2
trở lên (đối với nội thành, nội thị) và từ 10 m2/học sinh trở lên (đối với các
vùng còn lại);
Cơ cấu các khối công trình gồm có: Phòng học và phòng học bộ môn
(có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong 1 ngày);
Phòng học bộ môn xây dựng theo quy định tại Quyết định số
37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Phòng học xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng
ban hành; phòng học có đủ bàn ghế học sinh phù hợp với lứa tuổi, bàn ghế
của giáo viên, bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát);
Nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền
thống; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng
họp toàn thể cán bộ và viên chức nhà trường, phòng giáo viên, phòng y tế học
đường, nhà kho, phòng thường trực; khu sân chơi, bãi tập (có đủ thiết bị luyện

tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn); khu vệ sinh và khu để xe.


11

Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu
vực theo quy định về vệ sinh môi trường.
1.2.5. Công trình văn hoá
+ Trung tâm văn hóa, thể thao xã là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá
- thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm: Nhà văn hoá đa năng (hội
trường, phòng chức năng, phòng tập, các công trình phụ trợ và các dụng cụ,
trang thiết bị tương ứng theo quy định) và Sân thể thao phổ thông (sân bóng
đá, sân bóng chuyền, các sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ và tổ chức các môn
thể thao dân tộc của địa phương).
+ Nhà văn hóa và khu thể thao thôn là nơi tổ chức các hoạt động văn
hoá - thể thao và học tập của cộng đồng thôn.
+ Tiêu chuẩn Trung tâm văn hóa, thể thao xã đạt chuẩn cụ thể như sau:
- Nhà văn hoá đa năng: Diện tích đất được sử dụng 1000m2 đối với các
tỉnh đồng bằng và 800 m2 đối với các tỉnh miền núi, trong đó:
- Hội trường: 150 chỗ ngồi đối với các tỉnh đồng bằng và 100 chỗ ngồi
đối với các tỉnh miền núi.
- Phòng chức năng (hành chính; thông tin; đọc sách, báo; truyền thanh;
câu lạc bộ) phải có 05 phòng đối với các tỉnh đồng bằng và từ 02 phòng trở
lên đối với các tỉnh miền núi.
- Phòng tập thể thao đơn giản sử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ
chức thi đấu thể thao có đủ diện tích theo quy định: 38m x 18m đối với các
tỉnh đồng bằng và 23m x 11m đối với các tỉnh miền núi
- Các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa): có đủ đối
với các tỉnh đồng bằng và 70% đối với các tỉnh miền núi.
- Trang thiết bị nhà văn hoá (bàn ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh

sáng, thông gió, đài truyền thành): có đủ đối với các tỉnh đồng bằng và 70%
đối với các tỉnh miền núi.


12

- Dụng cụ thể thao (dụng cụ chuyên dùng cho các môn thể thao phù
hợp với phong trào thể thao quần chúng ở xã): có đủ đối với các tỉnh đồng
bằng và 70% đối với các tỉnh miền núi.
Sân thể thao phổ thông gồm: sân bóng đá, ở hai đầu san bóng đá có
thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn
thể thao dân tộc của địa phương. Diện tích đất được sử dụng 90m x 120m đối
với các tỉnh đồng bằng và 45m x 90m đối với các tỉnh miền núi.
1.2.6 Công trình chợ nông thôn.
+ Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là
nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn. Có
hai loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã. Chợ phải có các khu kinh doanh
theo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường
đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác.
+ Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng chỉ áp dụng với các chợ xây dựng
trên địa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được Uỷ ban nhân
dân huyện phê duyệt theo hướng dẫn của Bộ Công thương, cụ thể:
- Về diện tích, mặt bằng xây dựng chợ:
Bảo đảm tối thiểu không nhỏ hơn mức qui định về chỉ tiêu sử dụng đất
trên số điểm kinh doanh trong chợ qui định tại mục 6.2.1 của Tiêu chuẩn
TCVN 9211:2012 về Tiêu chuẩn thiết kế chợ. Trong đó, đối với chợ có qui
mô 100 điểm kinh doanh trở xuống, chỉ tiêu sử dụng đất trên một điểm kinh
doanh là 16m2. Đối với xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn và đặc biệt khó khăn, được xem xét áp dụng chỉ tiêu sử dụng đất trên
một điểm kinh doanh là 12m2.

- Về kết cấu nhà chợ chính:
Nhà chợ chính phải bảo đảm kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ bán kiên
cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm


13

(theo qui định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát
triển và quản lý chợ).
- Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình:
Tối thiểu phải bảo đảm các hạng mục, yêu cầu như sau và phải được
các cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công quản lý,
thẩm định và phê duyệt:
* Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại
diện tổ chức quản lý chợ.
* Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng.
* Có bãi để xe (ngoài trời hoặc có mái che) phù hợp với lưu lượng
người vào chợ, bố trí bảo đảm trật tự, an toàn cho khách.
* Có khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày hoặc có khu thu gom
rác và phương án vận chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của
địa phương.
* Có phương án và hệ thống cấp điện bảo đảm cho hoạt động của chợ.
* Có hệ thống cấp nước sạch bảo đảm cho hoạt động của chợ.
* Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng và dễ dàng thông tắc.
* Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng.
* Có thiết bị và phương án bảo đảm phòng cháy chữa cháy cho chợ.
- Về điều hành quản lý chợ:
* Có tổ chức quản lý; việc tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý
thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 114/2009/NĐ-CP và
Điều 7 Nghị định 02/2003/NĐ-CP;

* Có Nội quy chợ do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định và
niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm;
* Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự
kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;


14

- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm
kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa kinh doanh có
điều kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.
1.2.7. Công trình bưu điện
+ Điểm phục vụ bưu chính viễn thông là các cơ sở vật chất của các
thành phần kinh tế cung cấp các dịch vụ bưu chính, viến thông trên địa bàn xã
cho người dân.
+ Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông là xã có ít nhất một trong
các cơ sở phục vụ bưu chính, viễn thông như: đại lý bưu điện, ki ốt, bưu cục,
điểm bưu điện - văn hoá xã, thùng thư công cộng và các điểm truy nhập dịch
vụ bưu chính, viễn thông công cộng khác.
+ Xã có Internet về đến thôn được hiểu là đã có điểm cung cấp dịch vụ
truy nhập Internet.
+ Căn cứ quy hoạch, thiết kế xây dựng và xét công nhận tiêu chí
Đối với dịch vụ Internet băng rộng (ADSL): theo quy định tại Quyết
định số 55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chính Viến thông
về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Dịch vụ truy nhập Internet ADSL - Tiêu
chuẩn chất lượng, Mã số TCN 68-227:2006.
1.2.8. Công trình nhà ở dân cư
+ Không còn Nhà tạm là loại nhà không đảm bảo mức độ sử dụng tiện
nghi tối thiểu, thiếu các diện tích đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu: bếp,
nhà vệ sinh xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng

dưới 5 năm hoặc không đảm bảo yêu cầu ‘‘3 cứng’’ (gồm nền cứng, khung
cứng, mái cứng) và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
+ Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng có các chỉ tiêu sau:
- Diện tích nhà ở đạt từ 14m2/ người trở lên;
- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;


15

- Đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn
viên ở (gồm nhà ở và các công trình đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như
bếp, nhà vệ sinh…) phải đảm bảo phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với
mọi thành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối
thiểu về diện tích sử dụng;
- Có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện,
nước sạch, vệ sinh môi trường…. Giao thông đi lại từ chỗ ở phải kết nối với
hệ thống giao thông chung của thôn, bản, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại
cho người cũng như các phương tiện khác như xe thô sơ, xe máy…;
- Kiến trúc, mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống
của từng dân tộc, từng vùng, miền.
1.3. Vai trò của nông thôn mới đối với sự phát triển của nước ta.
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp
với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn
đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với
việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng
nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển ngày càng hiện đại” xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của

Đảng và Nhà nước ta nhằm làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp
với thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển nông thôn có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển
chung của mỗi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất
nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông thôn vào sự phát triển chung


16

của quốc dân càng to lớn. Vai trò cơ bản của nông thôn và phát triển nông
thôn mới được thể hiện dưới đây.
Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho
tiêu dùng của cả xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực,
thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia tăng
dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ
lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, sự phát triển bền vững nông
thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm tiêu dùng cho
toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia.
Với 74,8% số dân sống bằng nông nghiệp, khu vực nông thôn thực
sự là nguồn nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị. Sự thâm nhập của lao
động vào thành thị cũng như sự gia tăng dân số đều đặn ở các vùng thành
thị là không đủ để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế quốc gia.
Nếu việc di chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các ngành khác bị
hạn chế thì sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng và việc phát triển kinh tế sẽ
phiến diện. Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định
kinh tế của quốc gia.
Nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu vực
thành thị hiện đại. Trước hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các sản
phẩm của công nghiệp. Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được khai thông,
thu nhập người dân nông thôn được nâng cao, sức mua của người dân tăng

lên, công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toàn
ngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nông nghiệp.
Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và những
ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội.
Nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều
tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu


17

cực đều sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an
ninh quốc phòng của cả nước. Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình của cả nước.
Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động
thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn
đến việc bảo vệ môi trường sinh thái; việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên khu vực nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền
vững của đất nước.
Vai trò của phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô
điểm cho môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hoà giữa con
người với thiên nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí
phong phú, vùng du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao
cuộc sống tinh thần cho con người. Công cuộc phát triển nông thôn ngày càng
được chính phủ các nước trên khắp thế giới, nhất là các nước đang phát triển
đặc biệt quan tâm. Ở các quốc gia kém phát triển, vấn đề này càng được nhấn
mạnh trong những năm gần đây. Quan điểm tập trung phát triển các vùng đô
thị của nhiều quốc gia đã dẫn đến sự lạc hậu của các vùng nông thôn. Chính
sự lạc hậu này là một trong những nguyên nhân tạo nên sự suy thoái kinh tế,
đã và đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các khu vực đô thị và của cả
nền kinh tế của quốc gia. Sự giàu có của các vùng nông thôn sẽ hỗ trợ và thúc

đẩy mạnh quá trình tăng trưởng và phát triển của các thành phố và khu vực đô
thị, thúc đẩy quá trình phát triển chung của đất nước. Với những vai trò quan
trọng nêu trên, xây dựng nông thôn mới là phần cơ bản và là đòi hỏi tất yếu
trong quá trình phát triển quốc gia.
1.4. Kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2015, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020


×