BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
HUỲNH PHI LONG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NGÀNH GIÁO DỤC
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
HUỲNH PHI LONG
KHÓA: 2014-2016
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NGÀNH GIÁO DỤC
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ ĐÌNH ĐỨC
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Đỗ Đình Đức
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận văn này;
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, các cán bộ công tác tại khoa
Sau đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình truyền thụ nhiều
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường;
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016
HỌC VIÊN
Huỳnh Phi Long
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ đề tài “ Một số giải pháp quản lý chất
lượng công trình xây dựng ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, các số liệu khoa học,
kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
HỌC VIÊN
Huỳnh Phi Long
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU:.............................................................................................................1
Lý do chọn đề tài:...................................................................................................1
Mục tiêu của đề tài :...............................................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu :.....................................................2
Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :.............................................................2
Cấu trúc của luận văn: ...........................................................................................2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG..........................................................................................................3
1.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam......................3
1.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở tỉnh Đồng Tháp............4
1.2.1 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại tỉnh Đồng
Tháp .......................................................................................................................4
1.2.2. Một số vấn đề về chất lượng công trình xây dựng của tỉnh Đồng
Tháp năm 2015.......................................................................................................5
1.3 Huyện Châu Thành và dự án xây dựng..........................................11
1.3.1. Giới thiệu chung về huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp............11
1.3.2 Các dự án xây dựng ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.........15
a. Dự án công trình xây dựng tại huyện Châu Thành năm 2015..........15
b. Dự án công trình xây dựng ngành giáo dục ở huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp năm 2015...........................................................................................16
1.3.3 Một số nét về Ban QLDA huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.....20
a. Quá trình hình thành và phát triển của Ban QLDA huyện...............20
b. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA huyện...20
c. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban QLDA huyện............................21
1.4. Thực trạng quản lý chất lượng công trình và công trình xây dựng
ngành giáo dục tại Ban QLDA huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ..........22
1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án................................................................24
1.4.2. Giai đoạn thực hiện dự án..............................................................26
1.4.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác
sử dụng ( hoạt động QLCL trong giai đoạn bảo hành công trình xây dựng).......31
1.5. Đánh giá tình hình công tác QLCL các công trình xây dựng
ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp...............................31
1.5.1. Ưu điểm..........................................................................................32
1.5.2. Hạn chế..........................................................................................33
1.5.3. Một số nguyên nhân........................................................................34
1.6. Một số yếu tố đặc thù của dự án đầu tư xây dựng ngành giáo dục
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp................................................................35
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG................................................37
2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng.........37
2.1.1 Các khái niệm liên quan..................................................................37
2.1.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.....................41
2.1.3. Biện pháp kiểm soát chất lượng công trình xây dựng...................44
2.1.4. Đặc điểm của công trình xây dựng và các ảnh hưởng tới chất
lượng....................................................................................................................45
2.1.5. Nội dung hoạt động QLCL công trình xây dựng...........................47
a. Hoạt động QLCL trong giai đoạn khảo sát........................................47
b. Hoạt động QLCL trong giai đoạn thiết kế ........................................47
c. Hoạt động QLCL trong giai đoạn thi công xây dựng .......................48
d. Hoạt động QLCL trong giai đoạn bảo hành ......................................49
e. QLCL công trình sau khi đưa vào sử dụng .......................................49
2.1.6 .Các yếu tố ảnh hưởng đến QLCL công trình xây dựng.................50
a. Nhóm yếu tố khách quan....................................................................50
b. Nhóm yếu tố chủ quan.......................................................................51
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng...........52
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về quản lý chất
lượng công trình xây dựng ……………………………………………………..52
2.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Đồng Tháp về quản lý
chất lượng công trình xây dựng...........................................................................59
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG NGÀNH GIÁO DỤC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP..........................................................................................63
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành giai
đoạn năm 2016-2020……….....………………………………….....................63
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 – 2020.......63
3.1.2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu...........................65
3.2. Yêu cầu của công tác QLCL công trình xây dựng của huyện Châu
Thành giai đoạn năm 2016-2020……………………………….......................68
3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLCL công trình xây dựng
ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp………...................69
3.3.1.Giải pháp cơ cấu tổ chức quản lý....................................................69
3.3.2.Giải pháp về huy động vốn đầu tư..................................................76
3.3.3.Giải pháp chỉ đạo, điều hành...........................................................76
3.3.4 Giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.......77
a. Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng...........................................77
b. Tăng cường công tác làm việc nhóm và sự phối hợp giữa các tổ......78
c. Các hoạt động khác liên quan đến nâng cao chất lượng nhân sự.......79
3.3.5. Lựa chọn nhà thầu đảm bảo năng lực thực tế đáp ứng với yêu cầu
của gói thầu..........................................................................................................80
3.3.6. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng......................................................................................................................80
a. Đối với chủ đầu tư.............................................................................80
b. Đối với đơn vị tư vấn........................................................................81
c. Đối với các nhà thầu thi công............................................................83
3.3.7. Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác quản lý................................83
3.3.8. Tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn của các cơ quan
QLNN...................................................................................................................84
3.3.9. Một số giải pháp cho yếu tố đặc thù..............................................85
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................87
1. Kết luận.................................................................................................87
2. Kiến nghị...............................................................................................88
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
CĐT
Chủ đầu tư
CTXD
Công trình xây dựng
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
GTVT
Giao thông vận tải
KH&ĐT
Kế hoạch và Đầu tư
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QLCL
Quản lý chất lượng
QLNN
Quản lý nhà nước
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
H.CT, T.ĐT
Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
UBND
Uỷ ban nhân dân
XDCT
Xây dựng công trình
XDCB
Xây dựng cơ bản
QLDA
Quản lý dự án
BVTC-DT
Bảng vẽ thi công-dự toán
QPPL
Quy phạm pháp luật
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên hình
hình
Hình 1.1
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.2
Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.3
Bản đồ quy hoạch Quy hoạch chung xây dựng kết nối Thị trấn Cái
Tàu Hạ và đô thị Nha Mân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.4
Trường mầm non An Phú Thuận 2 (điểm chính Hòa Thuận).
Hình 1.5
Trường tiểu học An Khánh 2 ( điểm Kênh Mới).
Hình 1.6
Trường Mẫu giáo An Phú Thuận
Hình 1.7
Trường Mẫu giáo Nha Mân
Hình 1.8
Trường trung học cơ sở Tân Nhuận Đông
Hình 1.9
Gia cố nền móng bằng cừ tràm ở Trường Tiểu học An Khánh 2
Hình 1.10 Gia cố móng bằng cọc bê tông cốt thép ở Trường Mẫu giáo An
Phú Thuận;
Hình 1.11 Bê tông bị rỗ ở Trường Mầm non An Phú Thuận 2
Hình 1.12 Lệch tim cột ở trường Tiểu học An Khánh 2.
Hình 2.1.
Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng
Hình 2.2.
Mô hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình
Hình 3.1
Sơ đồ bộ máy quản lý thực hiện dự án tại Ban QLDA
Hình 3.2
Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Quản lý Dự án
Hình 3.3
Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ giám sát thi công công trình
1
A- PHẦN MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài:
Ở Việt Nam những năm gần đây, nhu cầu về đầu tư và xây dựng là rất
lớn, có thể nói ngành xây dựng là một trong những nhân tố quan trọng hàng
đầu trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển xã hội;
Trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế chuyển đổi
nền kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các dự án
xây dựng công trình nói chung, công trình ngành giáo dục nói riêng ngày
càng đa dạng, có quy mô lớn hơn, yêu cầu về kỹ thuật, công tác quản lý phải
chuyên nghiệp hơn để đảm bảo về mặt chất lượng cũng như về mặt mỹ thuật
công trình thì vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng càng mang tính
cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết;
Các công trình thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng đều đảm bảo về
quy mô, chất lượng, thẩm mỹ, công suất, công năng sử dụng theo thiết kế và
đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được
nêu trên, hoạt động xây dựng vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng cần phải
khắc phục;
Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên chọn đề tài: “Một số giải pháp
quản lý chất lượng công trình xây dựng ngành giáo dục tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu với mong muốn luận văn sẽ đưa ra
được những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công trình nói chung,
chất lượng công trình xây dựng ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp nói riêng.
*Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng ngành
giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp để đề xuất giải pháp quản lý
chất lượng công trình xây dựng ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp.
2
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng.
- Phạm vi nghiên cứu: công trình xây dựng ngành giáo dục tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
*Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh;
- Các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Phân tích đánh giá thực trạng về quy trình quản lý chất lượng công
trình xây dựng ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp hiện
nay, nêu những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình quản lý chất
lượng ;
- Đóng góp một số giải pháp có cơ sở khoa học phù hợp và có tính khả
thi về quản lý chất lượng công trình xây dựng ngành giáo dục cấp Huyện .
*Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 03 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
+ Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công trình
xây dựng;
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng
ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với đề tài “Một số giải pháp QLCL CTXD ngành giáo dục tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”, luận văn đã trình bày các nội dung sau:
- Tổng quan về quản lý chất lượng CTXD ở Việt Nam và ở tỉnh Đồng
Tháp;
- Giới thiệu chung và các dự án XDCT, dự án CTXD ngành giáo dục
của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp;
- Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển, vị trí, chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban QLDA huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp;
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế, một số nguyên nhân thực trạng của công tác
QLCL các CTXD ngành giáo dục đồng thời nêu lên một số yếu tố đặc thù của
dự án đầu tư xây dựng ngành giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp;
- Làm rõ những khái niệm cơ bản về chất lượng và QLCL CTXD, làm
rõ được mức độ quan trọng cũng như vai trò công tác QLCL hiện nay;
- Chứng minh các cơ sở khoa học về QLCL CTXD; đề xuất các biện
pháp đảm bảo, kiểm soát chất lượng CTXD; nêu rõ các đặc điểm và các ảnh
hưởng tới chất lượng của CTXD;
- Trình bày các cơ sở pháp lý về QLCL XDCT của Trung ương, của
tỉnh Đồng Tháp;
- Trên cơ sở khoa học, pháp lý và thực trạng, luận văn cũng đã đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng CTXD ngành giáo dục tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp;
- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của công
tác QLCL CTXD của huyện Châu Thành giai đoạn năm 2016-2020, đề xuất
giải pháp hoàn thiện công tác QLCL CTXD ngành giáo dục tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp như: giải pháp cơ cấu tổ chức quản lý; giải pháp về
88
huy động vốn đầu tư; giải pháp chỉ đạo, điều hành; giải pháp về quản lý và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải pháp lựa chọn nhà thầu đảm bảo
năng lực thực tế đáp ứng với yêu cầu của gói thầu; giải pháp nâng cao năng
lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; giải pháp đảm bảo cơ sở vật
chất cho công tác quản lý; giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn
của các cơ quan và một số giải pháp cho yếu tố đặc thù của công trình ngành
giáo dục tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
2. Kiến nghị
Hiện nay là trình độ, năng lực và cơ cấu tổ chức của CĐT chưa được
đảm bảo. Do đó, trong các văn bản pháp quy cần quy định cụ thể yêu cầu về
năng lực, tổ chức, nhiệm vụ, các quy định chế tài và cả những quy định quyền
hạn của CĐT và tiến tới mô hình sử dụng các Ban QLDA có tính chất chuyên
nghiệp hoặc bắt buộc sử dụng tư vấn trong quản lý đầu tư và xây dựng;
CĐT có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực thực hiện mới được quản
lý theo hình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Còn lại, các CĐT
không đủ năng lực quản lý thì thuê tư vấn nhưng phải có sự tham gia của cán
bộ chuyên môn về xây dựng của cơ quan quản lý ngành trong ban QLDA để
hướng dẫn CĐT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, tránh tình trạng
giao toàn bộ các khâu của quá trình đầu tư cho tư vấn QLDA, tư vấn giám sát;
Cơ quan QLNN về xây dựng cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hoá
văn bản pháp luật một cách thường xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành
các văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung huỷ bỏ các văn bản không còn phù
hợp, đảm bảo việc hiểu và thực hiện các điều khoản được thống nhất trong mọi
vùng, giữa các chủ thể, hạn chế những điểm chưa nhất quán, tạo ra kẻ hở trong
thực tế khi thực hiện, ảnh hưởng đến công tác QLCL CTXD; cụ thể:
- Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định phân công, phân cấp và
ủy quyền tổ chức QLDA đầu tư XDCT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
89
- Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định phân công, phân cấp và ủy quyền tổ chức QLDA đầu tư và XDCT trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp kèm theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày
20 tháng 11 năm 2009;
- Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 18/04/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp về quy định phân công, phân cấp tổ chức QLCL CTXD
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Ba Quyết định nêu trên đã lỗi thời về mặt pháp lý do căn cứ vào các
Luật, Nghị định, Thông tư...đã hết hiệu lực thi hành và đã có những văn bản
hiệu lực khác thay thế nhưng tỉnh Đồng Tháp chưa cập nhật và ban hành
Quyết định thay thế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2016), Báo cáo ngành Xây dựng năm 2015;
2. Chính phủ (2015), Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm
2015 hướng dẫn Luật Xây dựng về QLCL và bảo trì CTXD;
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6
năm 2015 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng;
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9
năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư ;
5.Đỗ Đình Đức-Bùi Mạnh Hùng (2012), QLDA đầu tư XDCT,
NXBXD;
6. Phòng Kinh tế và Hạ tầng H.Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (2016),
Báo cáo năm 2015;
7. Phòng Kinh tế và Hạ tầng H.Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, Bản đồ
quy hoạch Quy hoạch chung xây dựng kết nối Thị trấn Cái Tàu Hạ và đô thị
Nha Mân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp;
8. Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp;Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp;
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm
2006;
10.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật
Đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật
Đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật
Xây dựng 50 /2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
13. Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo năm 2015;
14. Trang thông tin điện tử www.google.com.vn, Bản đồ hành chính
tỉnh Đồng Tháp;
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009), Quyết định số
25/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2009 ban hành Quy định phân
công, phân cấp và ủy quyền tổ chức QLDA đầu tư XDCT trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp;
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2012), Quyết định số
06/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2012: Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền tổ chức QLDA đầu tư và
XDCT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp kèm theo Quyết định số 25/2009/QĐUBND ngày 20 tháng 11 năm 2009;
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2014),Quyết định số
04/2014/QĐ-UBND ngày 18/04/2014 về quy định phân công, phân cấp tổ
chức QLCL CTXD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;