Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vận dụng mối quan hệ giữa hóa trị, điệm tích, số oxi hóa và kết hợp các phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron để giải nhanh bào toán hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 19 trang )

S
Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ
GIỮA HOÁ TRỊ, ĐIỆN TÍCH, SỐ OXI HOÁ VÀ KẾT HỢP CÁC
PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG, BẢOTOÀN ĐIỆN
TÍCH, BẢO TOÀN ELECTRON, PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI ĐỂ
GIẢI NHANH BÀI TOÁN HOÁ HỌC

Người thực hiện: Vũ Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá học

THANH HOÁ NĂM 2019

0


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU

2


1.1. Lý do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm

3

2.3. Những kiến thức cần trang bị


3

2.3.1. Phương pháp bảo toàn khối lượng

3

2.3.2. Phương pháp bảo toàn điện tích

3

2.3.3. Phương pháp bảo toàn electron

4

2.3.4. Phương pháp qui đổi

4

2.3.5. Mối quan hệ hoá trị, điện tích, số oxi hoá

4

2.4. Các ví dụ

5

2.5. Bài tập vận dụng

13


2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

15

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

3.1. Kết luận

16

3.2. Kiến nghị

16

Tài liệu tham khảo

17

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy học môn Hóa học, bài tập được xếp trong hệ thống
phương pháp giảng dạy (phương pháp luyện tập), phương pháp này được coi là
một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy
bộ môn. Thông qua việc giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí

thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.
Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển cấu trúc thi tuyển
sinh Đại học, Cao đẳng môn Hoá từ tự luận sang trắc nghiệm 100%. Điều đó
cũng đồng nghĩa học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối
ưu nhất trong thời gian ngắn nhất. Trong các đề thi có những bài có thể giải
nhanh nếu biết kết hợp nhiều phương pháp mà không cần viết phương trình hoá
học. Nếu biết phân loại, lựa chọn phương pháp hợp lý, giúp học sinh có năng lực
khác nhau có hứng thú trong học tập.
Để giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi, qua những năm giảng
dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và đúc rút thành đề tài: “VẬN DỤNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA HOÁ TRỊ, ĐIỆN TÍCH, SỐ OXI HOÁ VÀ KẾT
HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG, BẢO TOÀN
ĐIỆN TÍCH, BẢO TOÀN ELECTRON, PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI ĐỂ
GIẢI NHANH BÀI TOÁN HOÁ HỌC”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tạo ra một không khí làm việc tập thể một cách thoải mái, tạo điều
kiện để các em được học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, gây được hứng thú và
phát triển tư duy logíc. Nghiên cứu những dạng bài toán thường gặp trong các
đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Giúp các em học sinh khi tham gia kỳ thi,
gặp bài toán sẽ tự tin và sử dụng các phương pháp giải đã học để giải tốt bài toán
này. Đặc biệt qua đó giúp học sinh có khả năng ứng phó và thích ứng nhanh với

2


các thay đổi, đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy trong ngành
giáo dục nói riêng và trên đất nước nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Lương Đắc Bằng học tập
chuyên đề axít nitric được phân loại theo các cấp độ tư duy đạt kết quả cao theo

mong muốn và phù hợp với năng lực của từng cá nhân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung.
- Khảo sát điều tra từ thực tế dạy học.
- Tổng hợp so sánh, đúc rút kinh nghiệm .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay (40 câu trong thời gian 50
phút) đòi hỏi học sinh không những phải nắm vững và sâu sắc kiến thức mà còn
phải biết nhận dạng nhanh, biết vận dụng nhanh mối quan hệ giữa hoá trị, điện
tích, số oxi hoá và kết hợp tốt các phương pháp để giải nhanh các bài tập đạt kết
quả cao nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Qua những năm giảng dạy tại trường phổ thông, tôi nhận thấy rất nhiều
học sinh khi đọc đề xong là lập tức viết các phương trình phản ứng mà không
nghĩ đến việc tìm phương pháp giải nhanh. Điều đó, sẽ mất nhiều thời gian làm
bài và đôi khi không làm ra được kết quả.
- Từ thực tế trên, tác giả xin trình bày nội dung sáng kiến kinh nghiệm đã
nói ở trên.
2.3. Những kiến thức cần trang bị
2.3.1. Phương pháp bảo toàn khối lượng
�mcác chất tham gia phản ứng = �mcác chất sau phản ứng.
2.3.2. Phương pháp bảo toàn điện tích
Nguyên tử, phân tử, dung dịch luôn trung hoà về điện:
3


- Trong nguyên tử: số proton = số electron.
- Trong dung dịch:
mol x�

ie�
nt�
chiona�
m
� số mol x điện tích ion dương = �so�
2.3.3. Phương pháp bảo toàn electron
- Chỉ áp dụng cho bài toán xảy ra các phản ứng oxi hoá khử.
- Xác định và viết đầy đủ các quá trình khử, quá trình oxi hoá.

� e nhường = � e nhận.

- Định luật bảo toàn electron:
2.3.4. Phương pháp qui đổi
- Phạm vi áp dụng:

+ Kim loại, oxít kim loại tác dụng với dung dịch HNO3.
+ Kim loại và hợp chất kim loại với lưu huỳnh tác dụng với HNO3
- Hướng quy đổi: Một bài toán có thể có nhiều hướng quy đổi khác nhau:
+ Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hai hay chỉ một chất.
Fe, FeO
Ví dụ: Hỗn hợp: Fe, FeO, Fe O , Fe O
2

3

3

4

Fe, Fe2O3

Fe2O3, FeO
FeO
+ Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về các nguyên tử tương ứng:
� Fe, Cu, S
Ví dụ: Hỗn hợp: Fe, FeS, FeS2, Cu, CuS, CuS2, Cu2S, S ��

- Khi áp dụng phương pháp qui đổi, cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc:
+ Bảo toàn nguyên tố
+ Bảo toàn số oxi hoá
+ Số electron nhường, nhận là không thay đổi.
2.3.5. Mối quan hệ hoá trị, điện tích, số oxi hoá
Trị số hoá trị = Trị số điện tích = Đơn vị số oxi hoá

4


2.4. Các ví dụ
Ví dụ 1: Khi chuyển hoá 1,2 gam kim loại M (hoá trị II) thành 3,33 gam muối
clorua. Hãy xác định tên kim loại M?
Hướng dẫn:
Kim loại hoá trị II, Clo hoá trị I dựa vào mối quan hệ hoá trị, ta có
Số mol M là nM 
Nên M M 

3,33 1,2
 0,03(mol)
35,5.2

1,2
 40(Ca)

0,03

Ví dụ 2: Cho m gam Fe tác dụng Oxi thu được 11,6 gam hỗn hợp Oxít (X). Cho
X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho Y
tác dụng với dung dịch NaOH dư không có không khí. Tìm m và khối lượng kết
tủa?
Hướng dẫn:
H hoá trị I; O hoá trị II dựa vào mối quan hệ hoá trị ta có:
1
1
1
- nO (trong X)  nH  nHCl  .0,4  0,2 (mol)
2
2
2
� mFe  mX  mO  11,6  0,2.16  8,4(gam)
- Khối lượng kết tủa
m�  mKL  mOH
Mặt khác ta có: nCl  nOH  0,4 (mol) (quan hệ hóa trị cũng là điện tích)
m�  8,4  0,4.17  15,2 (gam).
Ví dụ 3: [1] Hỗn hợp khí A gồm Clo và Oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn
hợp gồm 4,80 gam magie và 8,10 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối
clorua và oxít của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng
và theo thể tích của hỗn hợp A.
5


Hướng dẫn:
Gọi x mol O2 ; y mol Cl 2 ; nAl  0,3 mol; nMg  0,2 mol.
Al hoá trị III;


O hoá trị hoá trị II.

Mg hoá trị II;

Cl hoá trị I.

Dựa vào mối quan hệ về hoá trị ta có: 0,3.3 + 0,2.2 = 2x.2 + 2y

(1)

Theo đề ta có: mCl2O2  37,05 4,80  8,10  24,15
� 32x  71y  24,15

(2)

Từ (1) và (2) ta suy ra:


4x  2y  1,3
x  0,2(mol)
��

32x  71y  24,15 �
y  0,25(mol)

- Hoặc ta có thể sử dụng:
Tổng mol điện tích (+) của Al 3 ,Mg2 bằng tổng mol điện tích (-) của Cl  ,O2
- Hoặc có thể bảo toàn electron.
Nhận xét: Nếu ta có thể nhìn nhanh được cách áp dung về quan hệ giữa hoá trị,

điện tích, số oxi hoá thì ta sẽ giaỉ quyết bài toán một cách nhanh gọn mà không
cần viết phương trình phản ứng.
Ví dụ 4: [4] Dung dịch A chứa hai Cation là Fe3 :0,1(mol),Al3 : 0,2 (mol) và
hai anion Cl  : x mol, SO24 : y mol . Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam
hỗn hợp muối khan. Tìm x, y?
Hướng dẫn:
Bảo toàn điện tích:
Tổng số mol điện tích dương = tổng số mol điện tích âm:
0,1.2 + 0,2.3 = x + 2y

(1)

hoặc dựa vào mối quan hệ hoá trị và điện tích thì ta có thể xem điện tích chính là
hoá trị để thiết lập phương trình như phương trình (1).
- Phương trình về định luật bảo toàn khối lượng
0,1.56 + 0,2.27 + x.35,5 + y.96 = 46,9

(2)
6


Từ (1) và (2) suy ra: x = 0,2 mol; y = 0,3 mol.
Ví dụ 5: [3] Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa
đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các
kim loại và giải phóng khí NO duy nhất. Xác định x?
Hướng dẫn:
Ta có sơ đồ:
x mol FeS2 � Fe3  2SO24
0,045 mol Cu2S � 2Cu2  SO24
Dựa vào mối quan hệ thì hoá trị cũng chính là điện tích nên ta có phương trình:

3.x + 0,045.2.2 = 2x.2 + 0,045.2
Suy ra: x = 0,09 (mol).
Ví dụ 6: Hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S. Hoà tan hoàn toàn m gam A bằng dung
dịch HNO3 đặc, nóng thu được 26,88 lít (đktc) khó NO2 là sản phẩm khử duy
nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muôí sunfat. Tính khối lượng của Cu2S trong
hỗn hợp đầu?
Hướng dẫn:
nNO 
2

26,88
 1,2 (mol)
22,4

Gọi x, y lần lượt là số mol của FeS2 và Cu2S .
Dung dịch B chứa 2 muối sunfat nên thiết lập phương trình theo hoá trị cũng
như theo điện tích ta có:

7


3Fe2  2Cu2  2.nSO2
4

� 3x  4y  2(2x  y)
� y  0,5.x.
FeS2 � Fe3  2S6  15e
x

� 15x


Cu2S � 2Cu2  S6  10e
0,5x

� 5x

N5  1e � N4
1,2�1,2
� 15.x  5.x  1,2 � x  0,06 (mol)
� mCu S  160.0,5.0,06  4,8gam
2

Ví dụ 7: [2] Dung dịch chứa các ion CO32 ,SO32 ,SO24 0,1 mol HCO3 và 0,3
mol Na . Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch X thì thu được
lượng kết tủa lớn nhất. Hãy tìn V?
Hướng dẫn:
Theo định luật bảo toàn điện tích:
1
nCO2  nSO2  nSO2  (nNa  nHCO )  0,1
3
3
4
3
2
HCO3  OH � CO32  H2O
0,1 � 0,1 � 0,1
Thu được lượng kết tủa lớn nhất nên ta có:
nBa2  �nCO2  nSO2  nSO2  0,1 0,1 0,2 mol
3


3

4

� V  0,2 mol.
Ví dụ 8: Cho 100 ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M và Na2CO3 0,2M tác
dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch B chứa Ba(NO3)2 x(M) và Pb(NO3)2 0,05M
tạo kết tủa. Tính nồng độ mol của Ba(NO3)2 và khối lượng chung của các kết
tủa?

8


Hướng dẫn:
Theo định luật bảo toàn điện tích: các ion SO24 ,CO32 phản ứng với Ba2
và Pb2 theo tỷ lệ mol 1:1.
Điện tích các ion trên bằng nhau về giá trị tuyệt đối nên ta có:
�n(SO2 CO2 )  �n(Ba2  Pb2 )
4

3

� 0,1(0,1 0,2)  0,1(x  0,05)
� x  0,25M.
Khối lượng chung của các kết tủa là:
m  mBa2  mPb2  mSO2  mCO2
4

3


m  0,1.137 0,05.0,1.207  0,1.0,1.96  0,1.0,2.60
m  6,62 gam
Ví dụ 9: Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Cu phản ứng với 200 ml dung dịch
HNO3 1M. Sau phản ứng thu được (m + 6,2) gam muối khan (gồm 3 muối).
Nung muối này tới khối lượng khônhg đổi. Hỏi khối lượng (gam) chất rắn thu
được bằng bao nhiêu?
A. m.

B. m + 1,6.

C. m + 3,2.

D. m + 0,8.

Hướng dẫn:
Theo định luật bảo toàn điện tích (cũng như trị hoá trị) ta có:
1
1 6,2
nO(Oxit)  nNO  .
 0,05 mol
2 3 2 62
� mOxít = mKim loại + mO(Oxít) = m + 16.0,05 = m + 0,8 gam
Ví dụ 10: Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Al, Fe trong
dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Tính m?
Hướng dẫn:
nH  0,6 (mol) � nHCl  2nH  1,2 (mol)
2

2


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mKim loại + maxít = mmuối + mH2
Suy ra mmuối = 25,12 + 1,2.36,5 – 0,6.2 = 67,72 gam
9


Ví dụ 11: Hoà tan hoàn toàn 10 gam chất rắn X gồm Al 2O3,MgO,ZnO trong
dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 15,5 gam muối. Cũng lượng X này
nếu hoà tan hết trong dung dịch H2SO4 được dung dịch chứa m gam muối. Giá
trị m là:
A. 19,2 gam.

B. 18,0 gam.

C. 21,0 gam.

D. 17,6 gam.

Hướng dẫn:
3 ion kim loại cũng như 3 kim loại
Gọi m là số gam 3 ion kim loại trong oxít và a là số mol O2 trong oxít
suy ra:


m  16a  10
m  8,4
��

m  35,5.2a  15,5 �
a  0,1


� m  8,4  96.0,1 (nSO2  nO2 )
4

Vậy m = 18 gam.
Ví dụ 12: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO trong đó oxi chiếm 25% khối
lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một
thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hoà
tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa
3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm duy nhất). Giá trị m
gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9,5.

B. 8,5.

C. 8,0.

D. 9,0.

Hướng dẫn:
Khối lượng ban đầu là m gam nên khối lượng kim loại là 0,75m và khối
lượng oxi là 0,25m gam.
nCO ban đầu = 0,06 (mol)
Sau phản ứng hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 18 nên ta được:
nCO  nCO  0,03 mol
2

Nên chất rắn Y có khối lượng là: 0,75m + (0,25m – 0,03.16)

10



Mặt khác khi cho Y tác dụng HNO 3 thu được 0,04 mol NO và dung dịch thu
được 3,08m gam muối.
Ta có:
Tổng khối lượng muối = tổng khối lượng kim loại + khối lượng NO3
Theo mối quan hệ về điện tích ta có:
Tổng điện tích (+) của kim loại = tổng điện tích âm (-) của NO3
�0,25m

 0,03�
.2  0,04.3 mol
=�
16




�0,25m

� 3,08m  0,75m  �

0,03
.2

0,04.3
.62

� 16






� m  9,477.
Ví dụ 13: Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn
hợp X gồm sắt và các oxít của nó. Để hoà tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO 3
xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y.
Hãy tìm x và tính khối lượng muối khi cô cạn dung dịch Y?
Hướng dẫn:
Định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Khối lượng oxi trong hỗn hợp X là: 5,32 – 4,2 = 1,12 gam
Suy ra: nO(X ) 

1,12
 0,07 mol.
16

Ta có: nNO  0,02 (mol).
O  2e � O2
0,07mol

N5  3e � N2
0,02

Ta có tổng số mol NO3 (tạo muối) = 2.nO + 3.nNO
nNO muo�
 2.0,07  3.0,02  0,2 (mol)
i
3


Bảo toàn electron và bảo toàn điện tích ta có:
Tổng nHNO3 = 0,07.2 + 3.0,02 +0,02 = 0,22 mol
11


�x

0,22
 1,1(M)
0,2

mmuối = mKL + nNO3 muo�
i
mmuối = 4,2 + 0,2.62 = 16,6 gam.
Ví dụ 14: A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2
trong đó oxi chiếm 55,68% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung
dịch chứa 50 gam muối, lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến
khối lượng không đổi thu được m gam oxít. Giá trị của m là:
A. 12,88 gam.

B. 31,44 gam.

C. 18,68 gam.

D. 23,32 gam.

Hướng dẫn:
Ta có:
1

50.55,68
nNO  NO(A ) 
 0,58 mol
3
3
2.100.16
1
� nO(ox�t)  nNO  0,29 (mol)
2 3
mkimloa�
 mkimloa�
 50  62.0,58  14,04 gam
i (ox�
t)
i (A )
� m  mkimloa�
 mO(ox�t)
i (ox�
t)
 14,04  16.0,29
 18,68gam

12


2.5. Bài tập vận dụng
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS 2 và x mol Cu2S vào dung
dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim
loại và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị x là:
A. 0,03.


B. 0,045.

C. 0,06.

D. 0,09.

Đáp án C
Bài 2: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch
BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung
dịch thì lượng muối clorua khan thu được là:
A. 2,66 gam.

B. 22,6 gam.

C. 26,6 gam.

D. 6,26 gam.

Đáp án C.
Bài 3: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS 2 và 0,06 mol Cu2S vào axít
HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất
NO. Khối lượng chất tan trong dung dịch X là:
A. 43,2 gam.

B. 32,3 gam.

C. 40,5 gam.

D. 35,8 gam.


Đáp án A.
Bài 4: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na , x mol SO24 , 0,12 mol Cl  và 0,05 mol
NH4 . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất
rắn khan. Giá trị của m là:
A. 7,190 gam.

B. 7,020 gam.

C. 7,875 gam.

D. 7,705 gam.

Đáp án C.
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 10,14 gam hỗn hợp kim loại Cu, Mg, Al bằng dung
dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí A (đktc) và 1,54 gam chất rắn B và dung dịch
C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối. m có giá trị là:
A. 33,45 gam.

B. 33,25 gam.

C. 32,99 gam.

D. 35,58 gam

Đáp án A.

13



Bài 6: Nung nóng 10 gam chất rắn Al, Mg, Zn trong oxi dư được 13,2 gam rắn
Y. Hoà tan cũng lượng X trên trong dung dịch HCl được dung dịch chứa m gam
muối. Giá trị của m là:
A. 24,2.

B. 31,6.

C. 28,8.

D. 42.

Đáp án A.
Bài 7: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml
dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất)
và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết
các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N5 trong
các phản ứng. Giá trị của m là:
A. 29,24 gam.

B. 30,05 gam.

C. 28,70 gam.

D. 34,10 gam

Đáp án B.
Bài 8: Cho hỗn hợp gồm 0,15 CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 phản ứng hoàn toàn
với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và
NO2. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Mặt khác nếu

thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 112,84 gam và 157,44 gam.

B. 111,84 gam và 157,44 gam.

C. 111,84 gam và 167,44 gam.

D. 112,84 gam và 167,44 gam.

Đáp án B.
Bài 9: Cho dòng H2 đi qua ống sứ đựng 0,2 mol hỗn hợp FeO và Fe2O3 nung
nóng sau một thời gian thu được 1,89 gam và 22,4 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà
tan hoàn toàn chất rắn X trong dung dịch HNO 3 dư thu được V lít khí NO (đktc)
là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít.

B. 4,48 lít.

C. 0,75 lít.

D. 3,73 lít.

Đáp án A.
Bài 10: X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3 có số
mol bằng nhau. Trong đó O chiếm 9,6% về khối lượng. Hoà tan 90 gam X vào

14



nước, thêm dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được đem nung ngoài không khí
đến khối lượng không đổi m gam oxít. Giá trị của m là:
A. 80,28 gam.

B. 3,92 gam.

C. 2,62 gam.

D. 4,68 gam.

Đáp án A.
2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đề tài của tôi đã được kiểm nghiệm trong các năm học giảng dạy lớp 12,
được học sinh đồng tình và đạt được kết quả, nâng cao khả năng giải bài tập.
Các em hứng thú học tập hơn, ở những lớp có hướng dẫn kỹ các em học sinh với
mức học trung bình cứng trở lên có kỹ năng giải được bài tập. Cụ thể ở các lớp
khối 12 sau khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy thì số HS hiểu và có kỹ
năng giải được cơ bản các bài toán nói trên, kết quả qua các bài kiểm tra thử như sau :
Năm
học
20172018
20182019

Lớp
12A7
12A9
12A6
12A8


Tổng
số
42
40
41
42

Điểm 8 trở lên
Số

Tỷ lệ

Điểm từ 5 đến
8
Số

Tỷ lệ

Điểm dưới 5
Số

Tỷ lệ
lượng
lượng
lượng
17 40.4 % 20 47.7 %
5
11.9 %
14
35 %

22
55 %
4
10 %
19 46.5 % 18 43.9 %
4
9.6 %
16 38.1 % 21
50 %
5
11.9 %

Như vậy tôi thấy việc vận dụng nhanh mối quan hệ giữa hoá trị, điện tích,
số oxi hoá và kết hợp tốt các phương pháp có hiệu quả tương đối tốt. Học sinh ở
các năng lực khác nhau đều thu được kết quả tốt hơn, phù hợp với năng lực từng
em.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15


3.1. Kết luận
Việc giảng dạy giải bài tập hoá học phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên
nếu chúng ta biết vận dụng các kiến thức và phương pháp giải đã học nhuần
nhuyễn, hợp lý sẽ đạt được hiệu quả cao.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song chắc chắn đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm của tất cả các
đồng nghiệp bổ sung và góp ý cho đề tài đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn.

3.2. Kiến nghị
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ học sinh và giáo viên có
nhiều hơn nữa tài liệu sách tham khảo để giáo viên và nghiên cứu học tập nâng
cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ .
- Nhà trường cần tổ chức các buổi trao đổi phương pháp giảng dạy. Có tủ
sách lưu lại các tài liệu chuyên đề bồi dưỡng ôn tập của giáo viên hàng năm để
làm cơ sở nghiên cứu phát triển chuyên đề.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Vũ Thị Thuỷ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao. [1]
2. Kĩ thuật giải nhanh bài toán hay & khó hoá học 11(tác giả: PGS.TS Nguyễn
Xuân Trường, ThS Quách Văn Long, ThS Hoàng Thị Thuý Hương, Nhà xuất
bản Đaị học quốc gia Hà Nội). [2]
3. Đề thi Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo các năm.[3]
4. Phân dạng và phương pháp giải Hoá học phần vô cơ 11 (tác giả: Đỗ Xuân
Hưng, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh). [4]

DANH MỤC


17


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Thuỷ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Lương Đắc Bằng
TT
1.

Tên đề tài SKKN
Sử dụng phương pháp tăng

Cấp đánh

Kết quả

Năm học

giá xếp loại

đánh giá

đánh giá xếp

Sở

xếp loại

C

loại
2008-2009

Sở

C

2016-2017

giảm khối lượng để giải
2.

nhanh bài tập hoá học
Phân loại bài tập axít nitric
theo các cấp độ tư duy

18



×