Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

KẾ HOẠCH bảo vệ môi TRƯỜNG của “NHÀ HÀNG KING BBQ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
“NHÀ HÀNG KING BBQ”

Địa điểm thực tập: Công ty CP ứng dụng công nghệ Nước Việt
Người hướng dẫn : TS. Lê Thanh Huyền
Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường HN
Sinh viên thực hiện: Vũ Mai Hương
LDH6M2

Hà Nội, tháng 02 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
“NHÀ HÀNG KING BBQ”
Địa điểm thực tập: Công ty CP ứng dụng công nghệ Nước Việt

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)



(Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Thanh Huyền

Vũ Mai Hương

Hà Nội, tháng 02 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian quý báu để sinh viên học hỏi, rèn luyện
kĩ năng, phát triển nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn. Trong quá trình thực tập tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành đợt
thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Phạm Huy Sơn - Giám đốc công ty CP ứng dụng
công nghệ Nước Việt đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thanh Huyền – GVDH, chị Lê Thị Thơ
– Trưởng phòng tư vấn công ty Nước Việt là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá
trình hoàn thiện Báo cáo thực tập tốt nghiệp và trong suốt thời gian thực tập tại công ty
và.
Tôi xin cảm ơn các anh/chị: Tiến, Thuận, Cường, Dũng, Hường, Hằng tại Công
ty Nước Việt; các anh/chị: Tường, Giáp, Khiếu là người trong nhóm thực tập đã chia
sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn thực tập cùng đợt tại trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại đơn vị.

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2018
Sinh viên thực hiện


Vũ Mai Hương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP...........................2
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP..........................................4
2.1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập.............4
2.2. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.............................................................4
2.3. Phương pháp thực hiện chuyên đề................................................................4
2.4. Kết quả chuyên đề.........................................................................................5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................22
1. Kết quả đạt được............................................................................................22
2. Bài học kinh nghiệm......................................................................................22
KẾT LUẬN.........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................23


MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ
thuật theo xu hướng phát triển chung của thế giới.Vấn đề bảo vệ môi trường đã được
nhiều ngành công nghiệp hiện nay quan tâm. Chúng ta tồn tại và phát triển đều có mối
quan hệ gắn kết trực tiếp với môi trường. Nhiều công ty, xí nghiệp được xây dựng,
nhưng bất kỳ ngành sản xuất, kinh doanh nào cũng có khả năng phát sinh ra những
loại chất thải gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng sức khỏe cũng như cuộc sống
của con người và cũng là nguyên nhân góp phần vào sự suy thoái môi trường. Chính vì
những ký do này mà chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang ngày
được quan tâm. Là một sinh viên sắp bước vào đời với hành trang trên vai là những
kiến thức nhỏ bé về môi trường xin được đưa ra các biện pháp xử ký và giảm thiểu tác

động xấu đến môi trường. Nhằm thực hiện đúng Luật Bảo Vệ Môi Trường, các Thông
Tư quy định của cơ quan quản lý môi trường, Giám đốc nhà hàng King BBQ đã kết
hợp với đơn vị tư vấn là Công ty CP ứng dụng công nghệ Nước Việt thực hiện “Kế
hoạch bảo vệ môi trường của nhà hàng King BBQ”. Trong quá trình thực hiện bài
báo cáo này còn gặp nhiều thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các Thầy Cô giáo
và các Bạn để bài báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

1


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Tên tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng Công Nghệ Môi Trường Nước Việt
Tên viết tắt: NUOCVIET ENVITECH.,JSC ( NUOCVIET.,JSC)
Địa chỉ: số 30, ngõ 93 - phố Lê Thanh Nghị - Phường Đồng Tâm - Quận Hai Bà
Trưng - Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số: 0106783417
Email:
Người đại diện: Phạm Huy Sơn
Ngành nghề kinh doanh:
- Tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt công trình xử lý nước thải, nước ngầm, nước
mặt, nước tinh khiết, nước công nghệ.
- Lắp đặt hệ thống điện nước.
- Lắp đặt máy móc, thiết bị công nghệ.
- Lập các báo cáo môi trường: DTM, đề án BVMT, kế hoạch bảo vệ môi trường,
báo cáo xả thải, báo cáo giám sát môi trường, giấy phép khai thác nước dưới đất,
nước mặt.
- Xây dựng kỹ thuật công trình dân dụng.
- Sản xuất kinh doanh các loại hoá chất, thiết bị cơ bản: vỏ màng, màng RO, các
loại lõi lọc sợi, bông, bơm trục đứng, bơm nằm ngang, hạt trao đổi ion, cát thạch anh,
than hoạt tính, than tăng cường, hóa chất trợ lắng PAC, xút vẩy, hóa chất khử trùng...

- Một số lĩnh vực khác.

2


Sơ đồ tổ chức công ty:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH

P. KẾ TOÁN

P. KD DỰ ÁN

THIẾT KẾ

P. KỸ THUẬT

P. TƯ VẤN

THI CÔNG

BẢO HÀNH

Các dự án đã thực hiện:
- Xử lý nước thải công ty TNHH dược phẩm Sao Kim, nhà máy xử lý mỳ
Miniket, bánh kẹo Bibica, sản xuất gỗ vân sàn Việt Pháp...
- Xử lý nước cấp tòa nhà trung tâm bán hàng chất lượng cao và văn phòng làm
việc Vpbank, công ty TNHH tường Lân, công ty hóa dệt Hà Tây, nước giải khát Nam

Đồng....

3


CHƯƠNG II. KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.

Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
Đối tượng thực hiện: Nhà hàng King BBQ
Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: số 109 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
- Về thời gian: Từ ngày 23 tháng 12 năm 2017 đến ngày 19 tháng 01 năm 2018

2.2.

Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
Mục tiêu:
- Đưa nhà hàng đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Đánh giá mức độ hoạt động, đề ra biện pháp bảo vệ môi trường.
- Phát triển KT – XH đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Nội dung:
- Báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.

- Đưa ra các biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
2.3.

Phương pháp thực hiện chuyên đề


- Thu thập thông tin: Thu thập tài liệu liên quan đến nhà hàng King BBQ từ phía
công ty TNHH Ẩm thực QSC
- Tham vấn ý kiến: Tham vấn ý kiến của anh Phạm Huy Sơn – Giám đốc công ty
Nước Việt, chị Lê Thị Thơ – Trưởng phòng tư vấn.
- Khảo sát môi trường xung quanh nhà hàng King BBQ.

4


2.4.

Kết quả chuyên đề
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của nhà nhà King BBQ như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên dự án:
NHÀ HÀNG KING BBQ
Địa chỉ: Số 109 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
1.2. Tên chủ dự án:
Công ty TNHH Ẩm thực QSC
1.3. Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: Số 109 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
1.4. Người đại diện theo pháp luật:
Bà: Tống Thị Thu Huyền

Chức vụ: Giám đốc

- Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam


- Chứng minh thư nhân dân số: 013170735
Ngày cấp: 19/4/2012

Nơi cấp: Công an thành phố Hà Nội

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 25, cụm 3 phường Tứ Liên, Quận Tây
Hồ, Hà Nội
- Chỗ ở hiện tại: Số 54B ngách 172/45 Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ,
Hà Nội.
1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án
Điện thoại: 0989 202 568
II. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1. Địa điểm thực hiện dự án:
Địa điểm thực hiện dự án tại số 109 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba
Đình, Hà Nội. Công ty thuê lại mặt bằng 3 nhà cấp 4 liền kề của Bà Lưu Ngọc Liên
với tổng diện tích 110 m2 theo hợp đồng thuê nhà số 0001/20/HĐ/QSC ngày
09/11/2017 để xây dựng cải tạo lại thành nhà hàng có quy mô 4 tầng diện tích mặt
bằng 110 m2 với tổng diện tích sàn là 440 m2.

Dự kiến thời gian xây dựng và đi vào hoạt động:
5


Bảng 1. Tiến độ thực hiện dự án
STT

Hạng mục

Thời gian


1

Thực hiện các thủ tục hành chính

Tháng 11-12/2017

2

Xây dựng nhà hàng, lắp đặt máy móc, thiết bị và chạy
12/2017
thử

3

Dự án đi vào hoạt động

1/2018
Nguồn: Công ty TNHH Ẩm thực QSC

Ranh giới khu vực của Nhà hàng King BBQ có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp đường Đào Tấn
- Phía Tây, phía Nam giáp khu dân cư
- Phía Nam, Đông Nam giáp đường dân sinh
Vị trí thực hiện Dự án nằm trong khu dân cư phường Ngọc Khánh, quận Ba
Đình. Đây là vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu phục vụ nhà hàng
cũng như việc đi lại của khách hàng đến nhà hàng.
Hệ thống sông ngòi, ao hồ: Gần khu vực dự án có sông Tô Lịch chảy qua và gần
hồ Thủ Lệ.
Hệ thống đường giao thông: Dự án nằm gần tuyến đường Đào Tấn, đường Bưởi,

đường vành đai 2 nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu đến dự án.
Hệ thống tiêu thoát nước: Nước thải từ hoạt động vệ sinh của khách hàng và
nhân viên của cơ sở được thu gom vào hệ thống bể tự hoại để xử lý. Nước thải từ hoạt
động chế biến thực phẩm được thu gom riêng vào hệ thống bể tách dầu mỡ. Nước thải
sau hệ thống xử lý được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của phường Ngọc Khánh.
2.2. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng
Loại hình kinh doanh: kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Sản phẩm và số lượng: Dự án sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, dự kiến
phục vụ 90 – 100 khách hàng một ngày, tổng số nhân viên phục vụ của nhà hàng là 40
người.

Quy trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng:

6


Nguyên liệu: thịt, hải sản, rau, củ quả

CTR, nước thải

Làm sạch

Bảo quản

Sơ chế

Đồ uống nhập về

Phục vụ khách hàng


Hình 1. Quy trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng
Thuyết minh:
Nguyên liệu nhập vào là thịt bò, thịt lợn, hải sản, rau quả,... khi mang về sẽ
được đưa vào khu vực làm sạch và sơ chế.
Cân và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đối với sản phẩm đóng gói thì kiểm tra
hạn sử dụng, nhà cung cấp.
Tồn giữ nguyên liệu tươi sống:
+ Nguyên liệu sau khi làm sạch được chia ra làm hai phần: một phần lưu vào tủ
đông, phần còn lại chuyển sang khu vực sơ chế.
+ Tại khu vực sơ chế, thực phẩm sẽ được thái thành các miếng nhỏ hơn và tẩm
ướp các gia vị đặc trưng của món ăn, xếp sẵn vào các khay. Khi có khách đến ăn sẽ
mang ra phục vụ khách theo yêu cầu của khách hàng.
Các loại thức uống bao gồm bia, nước ngọt, rượu,... được bảo quản tại khu vực
lưu trữ chờ phục vụ khách hàng khi có yêu cầu.
2.3. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Dự án nằm tại số 109 Đào Tấn, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tổng diện tích mặt bằng của dự án là 110 m 2 quy mô 4 tầng. Tổng diện tích sàn của
nhà hàng là 440 m 2. Bao gồm:
- Tầng 1, 2, 3: Phòng ăn, nhà bếp
- Tầng 4: Phòng ở nhân viên, kho chứa đồ
Diện tích của các hạng mục công trình được thể hiện trong bảng dưới:
Bảng 2. Các hạng mục công trình
7


STT

Hạng mục

Diện tích (m2)


Tỷ lệ (%)

1

Phòng ăn

290

65,9

2

Bếp

30

6,8

3

Nhà vệ sinh

20

4,6

4

Phòng ở nhân viên


60

13,6

5

Kho đồ

40

9,1

440

100

Tổng diện tích sàn

Nguồn: Công ty TNHH Ẩm thực QSC
2.4. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình hoạt động
2.4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng
a) Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3. Dự kiến nhu cầu nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng
TT

Nguyên vật liệu

Số lượng


Đơn vị

m3

50

viên

5000

1

Đá

2

Gạch

3

Cát

m3

120

4

Xi măng


kg

1000

Nguồn: Công ty TNHH Ẩm thực QSC
b) Nhu cầu máy móc, thiết bị cho quá trình lắp đặt trang thiết bị nhà hàng
Bảng 4. Nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án
TT

Thiết bị

Số lượng

Đơn vị

1

Bàn ăn

30

cái

2

Ghế ăn

150

cái


3

Bát ăn, thìa, dĩa

220

Bộ

4

Đồ bếp: bếp nấu, đồ dùng nấu ăn

3

Bộ

5

Chụp hút khí, mùi

3

bộ

6

Gạt tàn thuốc bằng gốm

30


cái

7

Ti vi

3

Chiếc

8

Máy điều hòa

5

Chiếc

9

Bếp ga 2 họng xả

3

Cái

10

Hệ thống bồn rửa


3

Cái

11

Điện thoại

4

Bộ

8


TT

Thiết bị

Số lượng

Đơn vị

12

Đầu đĩa đa năng

3


Bộ

13

Dàn loa

3

Bộ

14

Tủ lạnh

4

cái

15

Tủ quầy bar tính tiền và để dàn nhạc

1

cái

Nguồn: Công ty TNHH Ẩm thực QSC
2.4.2. Nhu cầu nguyên vật liệu trong quá trình đi vào hoạt động
Dự kiến lượng thực phẩm nhà hàng cần cho một ngày hoạt động khoảng là 40 kg
thực phẩm tươi sống và 7 kg thực phẩm khô. Lượng thực phẩm này lấy từ xưởng chế

biến của công ty nên đảm bảo được nguồn gốc, xuất sứ và an toàn thực phẩm. Thực
phẩm trước khi chế biến vận chuyển đến nhà hàng đã được sơ chế đảm bảo vệ sinh, an
toàn thực phẩm và có nguồn gốc rõ ràng.
2.5. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình cải tạo, xây dựng
2.5.1. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình xây dựng
2.5.1.1. Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện trong quá trình xây dựng dự án được lấy từ nguồn lưới điện của quận
Ba Đình do Công ty Điện lực Quận Ba Đình cung cấp để phục vụ cho hoạt động chiếu
sáng, chạy máy móc. Dự kiến lượng điện tiêu thụ trong quá trình xây dựng dự án
khoảng 280 Kw.
2.5.1.2.Nhu cầu sử dụng nước



Nhu cầu nước sinh hoạt

Trong quá trình xây dựng có 10 công nhân làm việc tại dự án. Lượng nước sử
dụng cho mục đích sinh hoạt tính cho một người một người là 45 lít (tính theo TCXDVN
33:2006 – Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế).
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sinh hoạt của công nhân là:
10 người x 45l/người = 0,45 m3/ngày.đêm



Nhu cầu nước vệ sinh dụng cụ

Theo tính toán của đơn vị thi công dự án, mỗi ngày công nhân vệ sinh dụng cụ
lao động 2 lần/ngày với thời gian vệ sinh là 40 phút/lần, sử dụng vòi tưới có đường
kính ống từ 20 - 25mm. Căn cứ Bảng 2, mục 3.5 của TCVN 4513:1988 Cấp nước bên
trong - tiêu chuẩn thiết kế đưa ra định mức lưu lượng nước tính toán trong một giây để


9


vệ sinh dụng cụ bằng vòi tưới có đường kính ống từ 20 - 25mm là 0,5 lít/giây. Như
vậy, lượng nước sử dụng để vệ sinh dụng cụ lao động trong 40 phút tại dự án là:
QVSDC = 40 phút x 60 giây x 0,5 lít/giây = 1.200 lít = 1,2 m3/ngày đêm



Nhu cầu sử dụng nước trộn vữa

Căn cứ theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về
việc Công bố định mức vật tư trong xây dựng, lượng nước sử dụng cho 1 m3 vữa đạt
260 lít. Theo tính toán của chủ dự án mỗi ngày tại dự án sử dụng 3 m 3 vữa, như vậy
nhu cầu sử dụng nước trộn vữa tại dự án đạt:
QTV = 3 x 260 = 780 lít/ngày đêm = 0,78 ≈ 0,8 m3/ngày đêm
Dự kiến tổng lượng nước phục vụ cho quá trình xây dựng dự án khoảng
Q = 0,45 + 1,2 + 0,8 = 2,45 m3/ngày.đêm
Nguồn nước sẽ được lấy từ hệ thống đường ống cấp nước sạch do Công ty
TNHH MTV nước sạch Hà Nội cung cấp.
2.5.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước trong quá trình hoạt động
2.5.2.1. Nhu cầu điện trong quá trình kinh doanh
Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của Nhà hàng được lấy từ mạng lưới điện
của quận Ba Đình do Công ty điện lực Ba Đình cung cấp. Điện chủ yếu phục vụ cho
hệ thống chiếu sáng, sinh hoạt của nhân viên, hoạt động ăn uống của khách hàng. Hệ
thống điện được thiết kế và thi công lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, quy định, đảm bảo
an toàn trong sử dụng.
Dự tính lượng điện tiêu thụ một tháng của nhà hàng khoảng 300KW.
2.5.2.2. Nhu cầu nước trong quá trình kinh doanh

- Nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và nấu ăn được lấy từ nguồn sạch của
Công ty TNHH Một thành viên nước sạch Hà Nội. Dự kiến số lượng nhân viên của
nhà hàng khoảng 40 người. Lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt tính cho một
người một ca là 45 lít (tính theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước - mạng lưới đường ống
và công trình tiêu chuẩn thiết kế).
Q1 = 45l/người/ca/ngày x 40 người = 1.800 lít/ngày.đêm = 1,8 m3/ngày.đêm.
- Dự kiến lượng khách hàng đến dùng bữa tại nhà hàng lớn nhất là 100
người/ngày và nhân viên nhà hàng là 40 người. Vậy tổng số suất ăn nhà bếp phải
chuẩn bị khoảng 140 suất ăn/ngày. Nhu cầu sử dụng nước nấu một suất ăn là 25l/suất
ăn (TCVN 4513 - 1988 – Cấp nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế):
10


Q2 = 25l/người/ngày x 140 người = 3500 lit/ngày.đêm = 3,5 m3/ngày.đêm
- Căn cứ QCXDVN 01:2008/BXD, lấy định mức sử dụng nước cho quá trình vệ
sinh sàn là 0,5 l/m2/ngày đêm. Tổng diện tích sàn của nhà hàng là 440 m2. Vậy nhu cầu
sử dụng nước lau sàn là:
Q3 = 440 m2 x 0,5 l/m2/sàn = 220 l/ngày.đêm = 0,22 m3/ngày.đêm
Vậy tổng lượng nước mà nhà hàng cần trong một ngày là
Q = Q1 + Q2 + Q3 = 1,8 + 3,5 + 0,22 = 5,75 m3/ngày.đêm ≈ 6 m3/ngày.đêm
III. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Công ty TNHH Ẩm thực QSC tiến hành xây dựng nhà hàng, trong quá trình xây
dựng các hoạt động chủ yếu của dự án bao gồm:
+ Hoạt động phá dỡ công trình cũ, xây dựng nhà hàng, lát nền, các khu công
trình vệ sinh, nhà bếp, lắp đặt nội thất;
+ Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, chất thải;
+ Hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị;
Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được đưa
ra trong bảng sau:
Yếu tố gây

tác động

Tình trạng
Khôn

g

Khí thải từ
các phương
tiện vận
chuyển,
máy móc
thi công

X

Bụi

X

Tình trạng
Biện pháp giảm thiểu



Sử dụng phương tiện, máy móc thi công
X
đã qua kiểm định
Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm
X

Định kỳ bảo dưỡng phương tiện, thiết bị X
Biện pháp khác:
- Không sử dụng các loại máy móc,
thiết bị quá cũ vừa tiêu hao năng lượng,
X
vừa tăng lượng khí thải ra môi trường
- Thường xuyên bảo dưỡng phương
tiện, thiết bị.
Cách ly, phun nước để giảm bụi
X
Biện pháp khác:
X
- Tại bãi tập kết vật liệu xây dựng được
che chắn cẩn thận nhằm tránh phát tán
bụi vào không khí khi có gió mạnh.
- Làm ẩm bề mặt sàn thi công để hạn
11

Không


chế bụi.
- Xây dựng tường bao bằng vải bạt
xung quanh dự án để hạn chế phát tán
bụi ra ngoài môi trường.

Nước thải
sinh hoạt

Nước thải

xây dựng

Chất thải
rắn xây
dựng

X

X

X

Thu gom, tự xử lý trước khi thải ra môi
trường.
Thu gom, thuê đơn vị có chức năng để
xử lý
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải
khu vực
Biện pháp khác:
- Tăng cường tuyển dụng nhân công tại
khu vực có điều kiện tự túc ăn ở
- Nghiêm cấm công nhân xây dựng
phóng uế bừa bãi
- Công ty sẽ thuê 01 nhà vệ sinh di
động để phục vụ nhu cầu vệ sinh của
công nhân. Định kỳ 1 tuần/lần thuê đơn
vị đến hút bùn chất thải từ nhà vệ sinh
di động đi xử lý.
Thu gom, xử lý trước khi thải ra môi
trường (hệ thống thu gom nước thải

sinh hoạt của phường Ngọc Khánh)
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải
khu vực
Biện pháp khác: Nước thải xây dựng từ
quá trình trộn vữa và bê tông được tái
sử dụng để hạn chế thải ra môi trường.
- Có bồn chứa để thu gom nước thải xây
dựng để lắng và tái sử dụng.
Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng.
Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của
địa phương.
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý.
Biện pháp khác: Có 1 nhân viên phụ
trách thu gom chất thải rắn xây dựng
hằng ngày và mang ra địa điểm quy
12

X
X
X

X

X
X

X

X
X

X
X


Chất thải
rắn sinh
hoạt

X

định và có đơn vị chức năng thu gom,
đem đi xử lý.
Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của
địa phương.
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý.
Biện pháp khác:
- Phân loại các loại có thể tái sử dụng
hoặc các loại có thể bán phế liệu để
giảm thiểu số lượng chất thải.
- Thu gom tại cơ sở hằng ngày vận
chuyển ra địa điểm quy định, ký hợp
đồng với đơn vị chức năng thu gom,
đem đi xử lý.
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý
Biện pháp khác: Chất thải nguy hại

X
X

X


X

được thu gom riêng và lưu trữ tại cơ sở
trong các thùng có nắp đậy và dán nhãn.
Để đảm bảo môi trường thì chủ cơ sở sẽ
tiến hành phân loại, thu gom và lưu giữ
X

CTNH theo đúng hướng dẫn của thông

Chất thải

tư 36:2015/TT-BTNMT quy định về

nguy hại

quản lý CTNH đồng thời khi số lượng X
đủ lớn chủ cơ sở sẽ ký hợp đồng vận
chuyển CTNH với một đơn vị có chức
năng vận chuyển và xử lý CTNH theo

Tiếng ồn

X

quy định.
Định kỳ bảo dưỡng thiết bị
Bố trí thời gian thi công phù hợp
Biện pháp khác: Nhắc nhở công nhân

không gây tiếng ồn.
- Sử dụng các máy móc thiết bị gây ra
độ ồn nhỏ.
- Hạn chế thi công các hạng mục gây ồn
vào ban đêm.
- Tắt các phương tiện nếu thấy không cần
thiết.
- Nhắc nhở lái xe không được lạm dụng
13

X
X

X


Rung

Nước mưa
chảy tràn

X

X

còi xe.
- Hạn chế các hoạt động thi công gây
tiếng ồn lớn vào giờ cao điểm
Định kỳ bảo dưỡng thiết bị
Bố trí thời gian thi công phù hợp

Biện pháp khác:
- Trang bị bảo hộ lao động
- Hạn chế khoan đục tường bằng các
thiết bị tạo độ rung lớn
Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu
gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước
khi thoát ra môi trường
Biện pháp khác:
- Vệ sinh sảnh nội bộ, không để rơi
vãi vật liệu xây dựng, đảm bảo nước
mưa chảy qua dự án sạch.

14

X
X
X

X

X


IV. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Khi nhà hàng đi vào hoạt động có thể phát sinh các chất gây ô nhiễm. Để giảm
thiểu được các tác động xấu của các chất thải phát sinh thì Công ty TNHH Ẩm Thực
QSC sẽ thực hiện một số biện pháp sau:
Tình trạng

Yếu tố gây

tác động



Bụi và khí thải

X

Khôn
g

Tình trạng
Biện pháp giảm thiểu

C
ó

Lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí thải
với ống khói.

X

Lắp đặt quạt thông gió với bộ lọc
không khí ở cuối đường ống.

X

Biện pháp khác:

X


+ Lắp đặt hệ thống phun sương trong
khu vực chế biến để tạo độ ẩm, làm
mát và hạn chế phát sinh bụi.
+ Thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ
khu vực đường đi trong nhà hàng đặc
biệt là khu nhà bếp.
+ Bố trí nhà kho thông thoáng và sắp
xếp đồ đạc hợp lý.
+ Bố trí hệ thống máy hút khói tại
bàn ăn của khách hàng, thường
xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm
bảo máy móc hoạt động tốt.
+ Thường xuyên kiểm tra và bảo
dưỡng các loại máy móc thiết bị mà
cơ sở sử dụng đảm bảo cho các loại
máy móc, thiết bị luôn hoạt động tốt,
ít phát sinh các loại khí thải ra môi
trường.
+ Thiết kế các phòng thông thoáng.
+ Cơ sở không lưu tồn rác thải quá
lâu, đặt biệt là các loại chất thải hữu
cơ, tránh sự phát sinh mùi từ các quá
15

Không


trình phân hủy chất hữu cơ trong rác
thải gây khó chịu cho nhân viên,

khách hàng và thu hút các loại côn
trùng.
+ Để hạn chế khí thải phát sinh từ
máy điều hòa, máy làm lạnh cơ sơ sẽ
hạn chế sử dụng máy làm lạnh, máy
điều hòa có chất thải lạnh gây ô
nhiễm môi trường.
Nước thải sinh
hoạt

X

Thu gom và tái sử dụng

X

Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại ba ngăn
trước khi thải vào hệ thống thoát
nước chung.

X

Biện pháp khác:

X

+ Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải đảm bảo đạt QCVN
14:2008/BTNMT cột B trước khi
thoát vào hệ thống xử lý nước thải

chung của phường Ngọc Khánh.
+ Thường xuyên bổ sung chế phẩm
sinh học Biotech K01 vào bể tự hoại
để tăng hiệu quả xử lý của bể.
Định kỳ hút bể tự hoại 6 tháng/lần.
- Thường xuyên kiểm tra thu gom mỡ
ở bể tách mỡ để đảm bảo hiệu quả xử
lý nước thải của bể tách mỡ.
- Tránh không để rơi vãi dung môi
hữu cơ, xăng dầu, xà phòng... xuống
bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi
môi trường sống của vi sinh vật, do
đó giảm hiệu quả xử lý của bể tự
hoại. Nước thải sau khi xử lý đạt
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt cột B.
16


Thu gom và tái sử dụng.

X

Xử lý nước thải cục bộ và thải vào hệ
thống xử lý nước thải tập trung
Nước thải sản
xuất

X


Xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn
quy định và thải ra môi trường (chỉ rõ
nguồn tiếp nhận và quy chuẩn đạt
được sau xử lý).

X

Biện pháp khác:

X

Thu gom và tái sử dụng

X

Giải nhiệt và thải ra môi trường

X

Biện pháp khác:

Nước thải từ
hệ thống làm
mát

X

- Thu gom vào hệ thống thu gom
nước mưa của tòa nhà sau đó thải ra

môi trường theo hệ thống thoát nước
mưa.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo
dưỡng các loại máy móc thiết bị mà
cơ sở sử dụng đảm bảo cho các loại
máy móc, thiết bị luôn hoạt động tốt.

X

- Lắp đặt các máy điều hòa tiết kiệm
năng lượng.
Chất thải rắn

X

Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng

X

Tự xử lý

X

Thuê đơn vị có chức năng để xử lý

X

Biện pháp khác:

X


+ Bìa cacton, chai, lọ nhựa được thu
gom và bán cho đơn vị thu mua.
+ Thức ăn thừa của nhà hàng được
thu gom vào thùng chứa, hàng ngày
và bán lại cho người dân để chăn
nuôi.
+ Đối với khu vực khuôn viên nhà
hàng: bố trí các thùng rác tại các bàn
17


ăn để khách hàng bỏ rác vào thùng,
hạn chế tối đa lượng rác thải trong
khuôn viên nhà hàng. Thường xuyên
dọn vệ sinh khu vực khách đảm bảo
không có rác thải ảnh hưởng đến mỹ
quan của nhà hàng.
+Cử 2 nhân viên vệ sinh đi thu gom
rác thải tại các bàn ăn của khách
ngay sau khi khách hàng thanh toán
và rời khỏi nhà hàng.
+ Tại nhà bếp, các nhân viên nhà bếp
phải được tuyên truyền, nâng cao ý
thức về thu gom và phân loại rác tại
nguồn, rác thải được thu gom và vận
chuyển hàng ngày ra khỏi khu vực
nhà bếp để tránh mùi, ruồi muỗi, ảnh
hưởng đến chất lượng thực phẩm và
sức khỏe của nhân viên.

+ Rác thải sinh hoạt được thu gom 1
lần/ngày để tại nơi quy định, ký hợp
đồng với đơn vị có chức năng đến
thu gom và đem đi xử lý.
Chất thải nguy
hại

X

Thuê đơn vị có chức năng để xử lý

X

Biện pháp khác:

X

+ Chất thải nguy hại được thu gom
riêng và lưu trữ tại cơ sở trong các
thùng có nắp đậy và dán nhãn. Để
đảm bảo môi trường thì chủ cơ sở sẽ
tiến hành phân loại, thu gom và lưu
giữ CTNH theo đúng hướng dẫn của
thông tư 36:2015/TT-BTNMT quy
định về quản lý CTNH.
+ Định kỳ 06 tháng Công ty lập báo
cáo quản lý chất thải nguy hại định
kỳ gửi Phòng Tài nguyên và Môi
18



trường quận Ba Đình theo quy định.
+ Công ty ký hợp đồng với đơn vị có
đủ chức năng để chuyển giao chất
thải nguy hại theo đúng quy định.
Chuyển giao, quản lý chứng từ chất
thải theo đúng quy định.

Mùi

X

Lắp đặt quạt thông gió

X

Biện pháp khác: Lắp đặt quạt thông
gió tại khu nhà vệ sinh để thông gió,
giảm mùi hôi phát ra từ nhà vệ sinh.

X

- Thường xuyên cử nhân viên dọn vệ
sinh nhà hàng.
Định kỳ bảo dưỡng thiết bị

X

Cách âm để giảm tiếng ồn


X

Biện pháp khác: Nhắc nhở cán bộ,
công nhân viên của nhà hàng hạn chế
gây ra tiếng ồn.
- Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung từ
các phương tiện giao thông bằng
cách quy định tốc độ, tắt máy khi vào
cơ sở…

Tiếng ồn

X

- Các phương tiện tới cơ sở được đỗ
xe theo sự hướng dẫn của nhân viên
bảo vệ.
- Đối với máy điều hòa thường xuyên
bảo trì để giảm thiểu tiếng ồn phát ra
Lắp đặt quạt thông gió

X

Nhiệt dư

X

Biện pháp khác: Lắp đặt quạt hút
khói và tản nhiệt ở mỗi bàn ăn.


X

Nước mưa
chảy tràn

X

Có hệ thống đường ống thu gom
nước mưa chảy tràn trước
khi thoát thải ra hệ thống thu gom
nước mưa chung của khu vực

X

Biện pháp khác:

X

19


- Dọn dẹp, vệ sinh mặt bằng của cơ
sở, không nước mưa cuốn theo rác
thải vào cống thoát nước
Sự cố cháy nổ

x

Bố trí lắp đặt hệ thống phòng cháy
chữa cháy.


X

Biện pháp khác:
+ Tuyên truyền, giáo dục nhân viên
có ý thức giữ gìn và bảo quản các
thiết bị gây cháy nổ như: bình gas,
các thiết bị về điện, các hóa chất dễ
gây cháy, nổ,…

X

+ Trang bị bình chữa cháy cầm tay
đặt tại các vị trí dễ nhìn thuận lợi cho
công tác cứu hỏa.
V. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
* Giám sát môi trường nước thải:
- Vị trí giám sát: Nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
- Thông số giám sát: pH; BOD 5; TSS; TDS; Sunfua; Amoni; NO3-_N; Dầu mỡ
động thực vật; Tổng các chất hoạt động bề mặt; PO43- và Tổng Coliforms.
- Tần suất giám sát: 1 năm/ lần
- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B).
VI. CAM KẾT
6.1. Công ty TNHH Ẩm thực QSC cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tuân thủ các quy định,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi
phạm các quy định về bảo vệ môi trường như sau:
- Giám sát 01 mẫu nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Quy chuẩn so
sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

(cột B).
Công ty TNHH Ẩm thực QSC cam kết định kỳ gửi báo cáo quản lý chất thải
nguy hại tới cơ quan có chức năng để theo dõi và kiểm tra.

20


Công ty TNHH Ẩm thực QSC cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường
trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của Cơ sở.
6.2. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các kế hoạch bảo vệ môi trường
được nêu trên đây.
6.3. Tôi đảm bảo độ trung thực của các thông tin và nội dung điền trong kế hoạch
bảo vệ môi trường này./.

21


×