Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xét nghiệm HPV DNA đầu tay: Từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496 KB, 4 trang )

Kiến thức Y học 7

Hội thảo Khoa học

Xét nghiệm HPV DNA đầu tay:
Từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng

U

ng thư cổ tử cung (UTCTC) là vấn đề sức khỏe
cộng đồng mang tính toàn cầu. Tỷ lệ mắc bệnh
thấp ở những quốc gia phát triển là kết quả của
các chương trình tầm soát rộng rãi phát hiện sớm sự
bất thường của tế bào cổ tử cung (CTC) dựa vào các
xét nghiệm tế bào học (Pap). Mặc dù tính hữu ích của
Pap đã rõ ràng, nhưng độ tin cậy của xét nghiệm vẫn
là một vấn đề thách thức do kết quả phụ thuộc nhiều
vào con người và chất lượng mẫu xét nghiệm. Kể từ khi
HPV (Human Papilloma Virus) được nhận biết là một
tác nhân chủ yếu có liên quan đến UTCTC, chiến lược
dự phòng UTCTC đã có những bước tiến quan trọng
trong việc sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ UTCTC với
xét nghiệm xác định sự hiện diện của HPV nguy cơ cao.
Điều này đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ mới mắc UTCTC.

Vừa qua, Hướng dẫn Quốc gia về Dự phòng và Kiểm
soát Ung thư cổ tử cung (giai đoạn 2016 – 2025) của Vụ

Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, đã được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết
Tiến phê duyệt, trong đó, xét nghiệm HPV đã được khuyến cáo là một xét
nghiệm đầu tay trong sàng lọc UTCTC.


Với mục tiêu cập nhật thông tin khoa học và chia sẻ kinh nghiệm trong việc
tầm soát phát hiện sớm và quản lý UTCTC, Công ty TNHH Roche Việt
Nam đã phối hợp với các Hội và Bệnh viện chuyên ngành tổ chức các buổi
hội thảo khoa học với chủ đề “Xét nghiệm HPV DNA đầu tay: từ khuyến
cáo đến thực hành lâm sàng”, dưới sự chủ tọa của:
• PGS.TS.BS. Lưu Thị Hồng – Tổng thư ký Hội Phụ Sản Việt Nam
• PGS.TS.BS. Vũ Thị Nhung – Chủ tịch Hội Phụ Sản TP.HCM
• PGS.TS.BS. Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
• TS.BS. Trần Đình Vinh – Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng
• TS.BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết – Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương
Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của đông đảo các bác sĩ
lâm sàng chuyên ngành Sản Phụ khoa trên khắp cả nước về tham dự lần lượt
trong 3 ngày 15, 16 và 17/06/2017 vừa qua tại Hà Nội, Đà Nẵng, và TP.HCM.

Tầm soát ung thư cổ tử cung tại
Việt Nam: Thách thức & giải pháp
PGS.TS.BS. Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
TS.BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết – Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương
ThS.BS. Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ

Thực trạng ung thư cổ tử cung trên thế giới và
Việt Nam

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung tại
Việt Nam

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý có thể điều trị khỏi nếu phát
hiện sớm. Tuy nhiên, theo GLOBOCAN 2012, UTCTC vẫn là một trong
10 bệnh lý ung thư phổ biến nhất trên thế giới.1


1) Xét nghiệm tế bào học (Pap) đã được áp dụng để tầm soát UTCTC từ
giữa thế kỷ trước. Cho đến nay, đã có một số thay đổi nhằm cải thiện chất
lượng lam kính cho Pap, như Pap nhúng dịch (Liquid-based cytology, LBC).

Việt Nam có hơn 5.100 trường hợp mắc mới và hơn một nửa trong số
đó tử vong mỗi năm... Đáng chú ý là tần suất mắc bệnh UTCTC cao tập
trung ở độ tuổi từ 40 đến 59 tuổi (56%) vốn được xem là độ tuổi chín chắn
và có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của người phụ nữ.1

• Tuy nhiên, thực tế cho thấy độ nhạy của xét nghiệm Pap khá thấp, chỉ
dao động trong khoảng 40 – 75%, do kết quả của xét nghiệm Pap phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố con người từ kỹ thuật lấy mẫu, khâu xử lý
mẫu, đến việc đọc kết quả...5-7

Nhiễm dai dẳng 1 trong 14 típ HPV nguy cơ cao (hrHPV), đặc biệt với
2 típ 16 (HPV16) và 18 (HPV18) đã được xác định là nguyên nhân chủ yếu
(hơn 99%) gây ra UTCTC.2 Số liệu các nghiên cứu khảo sát tại Việt Nam
cho thấy khoảng 10% phụ nữ Việt Nam có nhiễm HPV, trong đó, khoảng
9,5% phụ nữ có nhiễm HPV nguy cơ cao.3,4

• Một phân tích từ dữ liệu nghiên cứu ATHENA đã ghi nhận sự khác
biệt đáng kể giữa 4 phòng xét nghiệm khác nhau khi thực hiện xét
nghiệm Pap nhúng dịch về tỷ lệ phụ nữ có kết quả tế bào học CTC bất
thường chung (từ ASC-US trở đi) (thay đổi từ 3,8 đến 9,9%) và về độ
nhạy của xét nghiệm này (thay đổi từ 42 đến 73%).8

1
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG



2) Xét nghiệm quan sát trực tiếp CTC với acid acetic (Visual Inspections
With Acetic Acid, VIA) được Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization, WHO) khuyến cáo cho các vùng xa trung tâm, có giới hạn
nguồn nhân lực và hệ thống trang thiết bị.5-7
3) Xét nghiệm HPV-DNA có độ nhạy cao nhất, phát hiện sự hiện diện
của HPV nguy cơ cao giúp xác định đối tượng có nguy cơ dẫn đến những
tổn thường tiền ung thư trong thời gian tới, hiện đã được Bộ Y tế khuyến
cáo sử dụng đầu tay trong tầm soát UTCTC tại Việt Nam (kể từ tháng
10/2016).5-7

Hiệu quả của xét nghiệm HPV DNA trong tầm
soát ung thư cổ tử cung
Nhiều nghiên cứu cắt ngang đã cho thấy xét nghiệm HPV có độ nhạy cao
hơn so với xét nghiệm Pap trên những bệnh nhân có tổn thương CIN 2+
(Cervical Intraepithelial Neoplasia: loạn sản nội mô CTC). Hơn nữa, xét
nghiệm HPV DNA cũng đã được đánh giá là xét nghiệm sàng lọc đầu tay
nguy cơ UTCTC hiệu quả và an toàn qua các nghiên cứu lâm sàng ngẫu
nhiên tại châu Âu và Hoa Kỳ.5-7
Nghiên cứu ATHENA là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên tại Hoa Kỳ
khảo sát hiệu quả của việc tầm soát UTCTC ban đầu bằng xét nghiệm
HPV-DNA có định típ nguy cơ cao (hrHPV). Tổng cộng có 47.208 phụ
nữ từ 25 tuổi trở lên tham gia chương trình tầm soát UTCTC thường quy,
bao gồm khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap nhúng dịch hoặc
HPV-DNA định típ. Soi cổ tử cung được chỉ định cho những người có kết
quả tầm soát bất thường và một nhóm phụ nữ ngẫu nhiên có hrHPV (-)
và 1 lần sau 3 năm cho tất cả đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy
nhóm phụ nữ nhiễm HPV16/18 (2,9%) có nguy cơ cao nhất đối với tổn
thương CIN 3+ sau 3 năm theo dõi (khoảng 21%).9
Dựa vào kết quả của nghiên cứu ATHENA, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đã
chính thức đưa xét nghiệm HPV-DNA có định típ nguy cơ cao vào phác

đồ tầm soát đầu tay nguy cơ UTCTC cho phụ nữ ≥ 25 tuổi.5-7

Lợi ích về hiệu quả và tính kinh tế của phác đồ tầm soát đầu tay UTCTC
với xét nghiệm HPV-DNA có định típ nguy cơ cao đã được ghi nhận khi
so sánh với các phác đồ tầm soát sử dụng xét nghiệm tế bào học hoặc bộ
đôi xét nghiệm (Bảng 1).5-7
Bảng 1. So sánh các phương pháp tầm soát
Ý nghĩa đối với bệnh nhân
Đặc tính

PAP

Co-testing

Thấp

Cao

Cao

1 xét nghiệm

2 xét nghiệm

1 xét nghiệm

Tính phức tạp

Cao


Cao

Thấp

Soi cổ tử cung

Thấp

Cao

Cao

Thời gian tầm
soát lại

Ngắn

Dài

Dài

Mức độ bảo vệ
Chi phí

HPV Primary

Vũ Bá Quyết. Presented at the symposiums HPV DNA test: from recommendations to clinical practices (HN
15/6/2017); Hoàng Thị Diễm Tuyết. Presented at the symposiums HPV DNA test: from recommendations to clinical
practices (ĐN 16/6/2017); Lê Quang Thanh. Presented at the symposiums HPV DNA test: from recommendations to
clinical practices (HCM 17/6/2017).


Tóm lại, UTCTC vẫn còn là gánh nặng bệnh tật và tử vong
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các chiến lược tầm soát
UTCTC đang dần thay đổi theo xu hướng tiếp cận đơn giản hơn
trong thực hành lâm sàng. Xét nghiệm HPV-DNA có định típ
nguy cơ cao đã được đánh giá là xét nghiệm tầm soát đầu tay có
tính hiệu quả về lâm sàng lẫn kinh tế y tế.

Tài liệu tham khảo: 1. Ferlay J, et al. GLOBOCAN 2012 v1.2, Available from: ; 2. Schiffman M,
Castle P, Jeronimo J. Lancet. 2007;370:890-907; 3. Van SN et al. Anticancer Res. 2017 Mar;37(3):1243-1247; 4. Tran LT,
et al. BMC Womens Health. 2015; 5. Vũ Bá Quyết. Presented at the symposiums HPV DNA test: from recommendations
to clinical practices (HN 15/6/2017); 6. Hoàng Thị Diễm Tuyết. Presented at the symposiums HPV DNA test: from
recommendations to clinical practices (ĐN 16/6/2017); 7. Lê Quang Thanh. Presented at the symposiums HPV DNA test:
from recommendations to clinical practices (HCM 17/6/2017); 8. Wright, TC et al. 2013 Int. J. Cancer. Oct 7 epub; 9. Wright
TC, et al. Gynecol Oncol 2015;136:189-97.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Tiếp cận hiện đại
TS.BS. Edward Baker – Giám đốc cấp cao về Khoa học và Nghiên cứu Lâm sàng
Phụ trách Nghiên cứu Lâm sàng Toàn cầu về Phụ khoa và Sản khoa, Tập đoàn Roche

Chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung trên
thế giới
Việc sàng lọc UTCTC đã được biết đến từ rất lâu với lợi ích làm giảm tỷ
lệ bệnh tật và tử vong do UTCTC.
Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc HPV được phát triển dựa trên các
chứng cứ y học, nhiều quốc gia khu vực châu Âu như Hà Lan (2011),
Tây Ban Nha (2014), Thụy Điển (2015) hay Đức (2016) đã có những
thay đổi quan trọng trong việc đưa xét nghiệm HPV-DNA nguy cơ cao
vào chương trình sàng lọc quốc gia hoặc khuyến cáo lâm sàng. Trong
đó, tùy theo đặc điểm dân số của vùng và nguồn lực y tế, xét nghiệm

HPV-DNA sẽ được khuyến cáo đầu tay cho phụ nữ ở những độ tuổi
khác nhau. Hướng dẫn năm 2016 tại một số quốc gia khu vực châu
Á - Thái Bình Dương như Úc, Thái Lan đều sử dụng HPV-DNA là

2

xét nghiệm sàng lọc đầu tay đối với UTCTC. Đặc biệt, Úc đã đưa xét
nghiệm HPV DNA vào chương trình tầm soát quốc gia cho mọi phụ
nữ kể từ cuối năm 2017.2
Tại Hoa Kỳ, xét nghiệm HPV-DNA được sử dụng như là phương pháp
sàng lọc đầu tay UTCTC cho phụ nữ ≥ 25 tuổi. Theo đó, phụ nữ có kết
quả HPV (-) sẽ được tầm soát lại sau ít nhất 3 năm. Soi cổ tử cung nên
được thực hiện khi HPV16/18 (+), trong khi xét nghiệm Pap nên làm
nếu HPV (+) với 12 típ nguy cơ cao khác (Hình 1).3
Hướng dẫn dự phòng thứ phát UTCTC năm 2016 của Hiệp hội Ung
thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) nhấn mạnh việc sử dụng xét nghiệm
HPV-DNA trong sàng lọc đầu tay cho mọi quốc gia. Dựa vào phân tầng
theo nguồn lực y tế địa phương, có thể điều chỉnh độ tuổi áp dụng thích
hợp, số lần tầm soát và lựa chọn bước sàng lọc tiếp theo.4


Hình 1. Phác đồ tầm soát đầu tay bằng HPV DNA của Mỹ
Tầm soát thường quy
31 33 35
39 45 51
52 56 58
59 66 68
16 18

hrHPV


HPV12 hrHPV+
khác

Bình thường

Theo dõi
12 tháng

Tế bào học

≥ ASC-US

HPV16/18+

Soi cổ
tử cung

Soi cổ tử cung
hrHPV = HPV các típ nguy cơ cao

Huh, W. et al. Obstet Gynecol 2015; 125: 330-337

Để cân bằng giữa lợi ích & nguy cơ trong sàng lọc
ung thư cổ tử cung
Mục tiêu của việc sàng lọc UTCTC là giảm thiểu bệnh suất và tử suất do
UTCTC. Mặc dù tình trạng nhiễm HPV là phổ biến ở phụ nữ trong độ
tuổi hoạt động tình dục, phần lớn (80%) trường hợp nhiễm sẽ không tiến
triển thành các tổn thương có liên quan đến UTCTC. Do đó, chiến lược
tối ưu của sàng lọc là phải xác định được tình trạng có nguy cơ cao liên

quan với sự xuất hiện tổn thương ung thư (như có tổn thương CIN 2+
hoặc có nguy cơ tiến triển thành CIN 2+ trong tương lai) và hạn chế sự
can thiệp không cần thiết.5,6
Để đạt được điều này, chiến lược sàng lọc cần có sự cân bằng giữa độ nhạy
(của xét nghiệm) và độ đặc hiệu (của chương trình sàng lọc), để các nhà
lâm sàng có thể tự tin trước một kết quả sàng lọc âm tính cũng như đưa
ra hướng xử trí thích hợp với một kết quả dương tính.
Một xét nghiệm HPV-DNA có giá trị cần được thẩm định trên lâm
sàng để giúp tối đa hóa khả năng phát hiện nhiễm HPV nguy cơ cao có
tương quan với lâm sàng.5 Hơn nữa, việc sử dụng yếu tố kiểm soát nội
tế bào (như β-globin trong xét nghiệm cobas®HPV) sẽ giúp xét nghiệm
HPV-DNA tăng thêm độ tin cậy và tránh được nguy cơ âm tính giả.2
Kết quả phân tích từ nghiên cứu ATHENA đã khẳng định tính an toàn
của một kết quả âm tính với xét nghiệm HPV-DNA có định típ nguy cơ
cao trong khoảng thời gian theo dõi đến 3 năm.7
Trái lại, một kết quả dương tính với HPV típ 16 sẽ cho thấy có nguy cơ
tích lũy tổn thương CIN 3+ cao nhất so với các kết quả HPV nguy cơ cao

khác trong khoảng thời gian 3 năm theo dõi.7 Dữ liệu về mô học UTCTC
cũng đã ghi nhận HPV típ 16 và 18 là 2 típ HPV chiếm tỷ lệ cao nhất
trong UTCTC ở cả dạng mô học tế bào vẩy lẫn dạng biểu mô tuyến.8,9

Tiếp cận quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung
đơn giản hơn
Bằng cách kiểm tra sự biểu hiện của 2 chỉ dấu (marker) có liên quan
đến chu kỳ tế bào là p16 và Ki-67, xét nghiệm tế bào học nhuộm kép
p16/Ki-67 có thể giúp xác định tình trạng chuyển dạng ác tính của tế bào
(tổn thương CIN ở tế bào CTC).
Một phân tích từ dữ liệu nghiên cứu ATHENA dựa trên các mẫu Pap
nhúng dịch của những trường hợp soi cổ tử cung đã được thực hiện

để đánh giá hiệu quả của xét nghiệm tế bào học nhuộm kép p16/Ki-67.
Kết quả đã ghi nhận xét nghiệm nhuộm kép p16/Ki-67 có độ đặc hiệu
tương đương với xét nghiệm Pap, nhưng cao hơn về độ nhạy và các
giá trị tiên lượng dương (PPV, Positive predictive value) cũng như tiên
lượng âm (NPV, Negative predictive value). Vì vậy, sau sàng lọc đầu
tay với một xét nghiệm HPV có kết quả (+) với 12 típ HPV nguy cơ
cao khác, việc sử dụng xét nghiệm tế bào học nhuộm kép p16/Ki-67
(CINTec Plus) cho thấy có nhiều lợi ích lâm sàng hơn so với xét
nghiệm Pap.10
Tóm lại, chương trình sàng lọc đầu tay nguy cơ UTCTC bằng xét
nghiệm HPV-DNA đã được đưa vào hướng dẫn thực hành lâm
sàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng xét nghiệm
HPV-DNA như cobas®HPV có yếu tố kiểm soát nội tế bào
(β-globin) đã được thẩm định trên lâm sàng giúp tối đa hóa khả
năng phát hiện nhiễm HPV nguy cơ cao có tương quan với lâm
sàng và làm giảm nguy cơ âm tính giả. Ngoài ra, sau sàng lọc đầu
tay, soi cổ tử cung sẽ được áp dụng cho những phụ nữ dương
tính với một hoặc 2 típ HPV 16/18 và với phụ nữ có HPV (+) với
12 típ HPV nguy cơ cao khác, xét nghiệm nhuộm kép p16/Ki-67
đã cho thấy có lợi ích lâm sàng nhiều hơn, với độ nhạy cao hơn
so với xét nghiệm Pap.

Tài liệu tham khảo: 1. Schiffman M, et al. J Natl Cancer Inst. 2011;103:368-383; 2. Edward Baker. Presented at the
symposiums HPV DNA test: from recommendations to clinical practices (VN 15-17/6/2017); 3. Huh, W. et al. Obstet
Gynecol  2015; 125: 330-337; 4. accessed 06JUN2017; 5. Stoler MH, et al. Am J
Clin Pathol. 2007;127:335-337; 6. Saslow, et al. Am J Clin Pathol. 2012 Apr;137(4):516-42; 7. Wright TC Jr, et al. AJOG 2012;
206:46.e1; 8. Li N, et al. Int. J. Cancer 2011:128, 927-935; 9. Guan et al. Int J Cancer 2012;131:2349-59; 10. Wright et al.
Gynecologic Oncology 2017;144:51-56.

Cập nhật khuyến cáo quốc gia dự phòng

& kiểm soát ung thư cổ tử cung (2016 – 2025)
PGS.TS.BS. Lưu Thị Hồng – Tổng thư ký Hội Sản Phụ khoa Việt Nam

Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát
UTCTC giai đoạn 2016 – 2025

lượng phụ nữ tử vong do UTCTC còn cao hơn so với tỷ lệ tử vong do tai

Theo số liệu báo cáo năm 2014, tần suất phụ nữ Việt Nam nhiễm HPV
típ 16/18 khá cao, chiếm đến 43,4% ở nhóm có tổn thương biến đổi tế bào
CTC độ ác tính cao (HSIL/CIN 2/CIN 3/CIS), trong khi chỉ có khoảng
2% ở những phụ nữ không có tình trạng tổn thương tế bào. Ước tính số

Tuy nhiên, chỉ mới có khoảng 4,5 – 5% phụ nữ Việt Nam từ 18 - 69 tuổi

biến sản khoa.
được sàng lọc UTCTC, chủ yếu bằng xét nghiệm tế bào học và tập trung
tại các tuyến tỉnh hoặc trung ương. Rất ít phụ nữ được sàng lọc đầu tay
UTCTC với xét nghiệm HPV-DNA.1,2

3


Vì vậy, trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã cho soạn thảo và triển khai
Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn
2016 – 2025. Nội dung hướng dẫn bao gồm:
• Việc lựa chọn phác đồ sàng lọc UTCTC nên dựa vào nguồn lực sẵn có
của các địa phương.
• Có thể lựa chọn xét nghiệm HPV như là xét nghiệm sàng lọc cơ bản
ban đầu trong tầm soát nguy cơ UTCTC cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.

• Việc định típ HPV 16/18 là một yếu tố thuận lợi trong phân tầng
nhóm nguy cơ.2

Các phác đồ sàng lọc ung thư cổ tử cung tại
Việt Nam theo khuyến cáo năm 2016 của Bộ Y tế
Tùy theo nguồn lực địa phương, khuyến cáo năm 2016 của Bộ Y tế Việt
Nam cho phép có thể sử dụng nhiều phác đồ sàng lọc UTCTC khác nhau
dựa trên tính khả thi và sẵn có, bao gồm các phương pháp xét nghiệm tế
bào học, VIA và HPV-DNA (Phác đồ 1 – 3).2
Xét nghiệm cobas® HPV đã được Cục Quản lý Dược & Thực phẩm Hoa
Kỳ (tháng 4/2014) và Bộ Y tế Việt Nam (tháng 7/2016) phê duyệt là xét
nghiệm sàng lọc cơ bản ban đầu cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.2,3

Tóm lại, khuyến cáo mới của Bộ Y tế về sàng lọc UTCTC đã có
nhiều cập nhật phù hợp với xu hướng trên toàn thế giới. Các cơ
sở y tế có thể lựa chọn các phác đồ sàng lọc phù hợp với nguồn
lực sẵn có tại địa phương. Vai trò của xét nghiệm HPV-DNA
đã được khẳng định và mở rộng hơn cho chỉ định tầm soát đầu
tay đối với phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Thêm vào đó, việc định típ
nguy cơ cao như HPV 16/18 là yếu tố cần thiết để làm giảm các
biện pháp can thiệp không cần thiết.

Tài liệu tham khảo: 1. Bruni L et al. HPV and Related Diseases in Viet Nam. Summary Report., Feb 2014; 2. Lưu Thị Hồng.
Presented at the symposiums HPV DNA test: from recommendations to clinical practices (VN 15-17/6/2017); 3. FDA News
Release: April 24, 2014.

Phác đồ 2B: HPV đầu tay (định típ từng phần)
Áp dụng
cho phụ nữ
≥ 25 tuổi


Xét nghiệm HPV
(Định típ từng phần)

Âm tính

12hr HPV (+),
HPV 16 và
HPV 18 (-)

Phác đồ 1: Pap’s smear đầu tay
Sàng lọc lại
sau 3 năm

XN tế bào học
(cổ điển hoặc LBC)

Bình thường

ASC-US

Sàng lọc
lại bằng
TB sau
mỗi 2 năm

Bình thường
và/hoặc
HPV (-)


Sàng lọc lại
sau 1 năm

Soi CTC

Xử trí tùy
kết quả

Khuyến cáo quốc gia phòng ngừa và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016 - 2025

Soi CTC
Xử trí tùy
kết quả

XN HPV
ngay hoặc
tế bào sau
1 năm

≥ ASC

Bình thường
≥ ASC-H

≥ ASC hoặc
HPV (+)

Tế bào CTC

HPV 16 và/hoặc

HPV 18 (+)

Phác đồ 3: HPV + Pap’s smear (co-testing)
Áp dụng cho
phụ nữ ≥ 30 tuổi

Tế bào học + Xét nghiệm HPV

Khuyến cáo quốc gia phòng ngừa và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016 - 2025

Phác đồ 2A: HPV đầu tay (định tính)

TB (-) hoặc
ASCUS;
và HPV (-)

Áp dụng
cho phụ nữ
≥ 25 tuổi

Sàng lọc lại
sau 5 năm

Xét nghiệm HPV
(Định tính nguy cơ cao)

Âm tính

Dương tính
Soi CTC


Sàng lọc
lại
sau 3 năm

Xử trí tùy
kết quả
Khuyến cáo quốc gia phòng ngừa và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016 - 2025

TB (-),
12hr HPV (+)

TB (-),
HPV 16 và/hoặc
HPV 18 (+)

≥ ASC-H và
HPV (+)

Lặp lại
co-testing
sau 1 năm

TB (-),
HPV (-)

TB (-),
12hr HPV (+)

Sàng lọc

lại
sau 3 năm

Lặp lại
co-testing
sau 1 năm

HPV 16 và/hoặc
HPV 18 (+)
Soi CTC để
chẩn đoán
và điều trị

Khuyến cáo quốc gia phòng ngừa và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016 - 2025

This highlight bulletin is made possible through an education grant from Roche Vietnam. The opinions expressed in this publication are not
necessarily those of the editor, publisher or sponsor. Any liability or obligation for loss or damage howsoever arising is hereby disclaimed.
© 2017 MIMS. All rights reserved. No part of this publication may be reproduced by any process in any language without the written permission
of the publisher.

VN-ROC-113



×