Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài giảng y dược thái nguyên xét nghiệm nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.79 KB, 17 trang )

Bài : Xét nghiệm nước (4 tiết)
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được nguyên tắc của các xét nghiệm được hướng dẫn
2. Thao tác được kỹ thuật lấy mẫu của các xét nghiệm cần làm
3. Thao tác được các kỹ thuật được hướng dẫn
4. Nhận định được kết quả của các xét nghiệm đã làm
NỘI DUNG:
1. Xét nghiệm nước ăn uống và nước sinh hoạt
1.1. Lấy mẫu xét nghiệm nước
1.1.1. Kĩ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh vật
* Dụng cụ lấy mẫu
- Chai thuỷ tinh nút mài thể tích 500 - 1000 ml (chai đã được rửa sạch và
hấp sấy khô, phía ngoài có dán nhãn).
+ Trước khi lấy mẫu chai phải rửa sạch, súc chai bằng dung dịch
Natricacbonat 1% và rửa lại bằng dung dịch acide loãng 1 % súc tráng rửa bằng
nước sạch sau đó tráng lại bằng nước cất.
+ Hấp sấy khô ở nhiệt độ 180
0
C trong vòng 30 phút.
+ Dán nhãn lên chai (nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, loại nước, thời tiết
lúc lấy mẫu, họ tên người lấy mẫu, yêu cầu xét nghiệm những chỉ số gì, ngày giờ,
tháng, năm gửi mẫu nước đi xét nghiệm).
- Cồn 90
0
để khử khuẩn, tăm bông.
- Diêm, bút bi, bút dạ, sổ sách ghi chép, nhiệt kế 100
0
C.
- Quang chai: bằng sắt, nhôm, đồng và có đế nặng.
- Phích đá, hòm lạnh để bảo quản mẫu.


* Kĩ thuật lấy mẫu
- Nước máy: lấy ở đầu nguồn (nhà máy nước), cuối nguồn (ở nơi sử dụng).
+ Mở vòi cho nước chảy 2-3 phút, trước khi lấy phải tráng chai lấy mẫu 3 lần
rồi mới lấy chính thức.
1
+ Mở nút chai lấy mẫu bằng 2 ngón nhẫn và út bàn tay phải, ngón cái và
ngón trỏ cầm tăm bông tẩm cồn đốt kĩ miệng chai để tiệt khuẩn, tay trái cầm chai,
lấy 9/10 chai nước sau đó khử khuẩn lại miệng chai, đóng chặt nút chai, đóng gói
và bảo quản trong hòm lạnh.
- Nước bề mặt: Dùng quang chai vô khuẩn, cho chai vào quang thả xuống độ
sâu 30 - 40 cm, đợi nước vào đầy chai, kéo lên đậy nút chai, đóng gói và bảo quản.
+ Nếu là nước sông suối, mỗi điểm cần lấy 3 vị trí 2 bờ và ở giữa, lấy cách
bờ 1,5 m, khi nước cạn lấy cách đáy 30 - 50 cm, miệng chai hướng về phía dòng
chảy.
+ Nếu là nước hồ lấy ở 4 vị trí 4 điểm 4 góc và 1 điểm ở giữa.
- Nước ngầm:
+ Nếu là nước giếng dùng quang chai vô khuẩn, lấy cách mặt nước 40 cm,
nếu dùng gầu thì phải tráng đi tráng lại vài lần.
+ Nếu là nước giếng khoan sâu: Cách lấy mẫu như nước máy.
* Bảo quản, vận chuyển: Mẫu nước sau khi lấy xong cần chuyển gấp về
phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, nếu chưa chuyển ngay thì phải bảo quản ở
nhiệt độ 0 - 4
0
C.
1.1.2. Kĩ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm lí hoá học
* Dụng cụ:
- Chai thuỷ tinh nút mài loại 1 lít (quy trình rửa chai như lấy mẫu vi sinh vật)
- Quang chai.
- Thể tích lấy mẫu 5 - 7 lít.
* Kĩ thuật lấy mẫu:

- Trước khi lấy mẫu cần tráng chai nhiều lần bằng chính nước đó.
- Kĩ thuật như lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh vật (không có tăm bông).
- Ghi nhãn và bảo quản.
1.2. Xét nghiệm các chỉ số lý học: Màu, mùi, vị, độ đục
1.2.1. Xác định màu của nước: nhìn bằng mắt thường.
2
1.2.2. Xác định mùi của nước: ngửi bằng mũi.
1.2.3. Xác định vị của nươc: nếm bằng lưỡi.
1.2.4. Xác định độ đục của nước:
* Nguyên tắc: Dựa trên sự so sánh của cường độ phân tán ánh sáng bởi một
chất lơ lửng trong những điều kiện xác định và cường độ phân tán ánh sáng của
mẫu cùng một điều kiện. Cường độ phân tán ánh sáng càng cao thì độ đục càng
cao. Chất chuẩn thường dùng là Polyme focmazin.
* Dụng cụ: Đục kế Nephel, có độ chính xác đến 0,01 NTU.
Ống đựng mẫu làm bằng thủy tinh không màu.
* Hóa chất:
Nước cất có độ đục nhỏ hơn 0,02 NTU
Dung dịch đục chuẩn:
Dung dịch 1: Hòa tan 1,000g Hydrazin sunfat (NH
2
)
2
H
2
SO
4
trong nước cất,
pha loãng vừa đủ 100 ml.
Dung dịch 2: Hòa tan 10,000g Hexamethylen – tetramine (CN
2

)
6
N
4
trong
nước cất, pha loãng vừa đủ 100 ml. Lấy vào bình định mức 100ml 5ml dung dịch
1 và 5 ml dung dịch 2, để yên trong 24 giờ ở 25
0
C ± 3
0
C, thêm nước đến vạch, lắc
đều. Dung dịch này có độ đục 400 NTU.
Dung dịch làm việc: Lấy 10 ml dung dịch trên, pha loãng đến vừa đủ 100
ml. Dung dịch có độ đục 40 NTU.
* Tiến hành:
- Chuẩn máy: Dựa theo chỉ dẫn của máy đo độ đục, sử dụng các dung dịch
chuẩn tự pha hay dung dịch chuẩn pha sẵn kèm theo máy để chuẩn máy.
- Đo mẫu có độ đục nhỏ hơn thang đo của máy: Lắc kỹ mẫu, chú ý đợi để
mẫu hết bọt khí, rót mẫu vào ống đo. Bật máy và đọc giá trị độ đục.
- Đo mẫu có độ đục lớn hơn thang đo của máy: Pha loãng mẫu sao cho độ
đục nằm trong khoảng thang đo của máy. Tiến hành đo mẫu, phải tính đến hệ số
pha loãng mẫu.
Độ đục của nước (NTU) = A* (B +C)/C
Trong đó: A: độ đục của mẫu pha loãng; B: thể tích nước pha loãng
(ml); C: thể tích mẫu lấy phân tích (ml).
3
Biểu thị kết quả:
Thang độ đục NTU Báo cáo kết quả NTU
0 – 1 0,05
1- 10 0,1

10 – 40 1
40 – 100 5
100 – 400 10
400 – 1000 50
1000 100
Nhận định kết quả: Mẫu nước đạt tiêu chuẩn có độ đục < 2 NTU
1.3. Xét nghiệm các chỉ số hoá học: pH, test trong, test clo, chất hữu cơ,
NO
2
, NH
3
, độ cứng.
1.3.1. Xác định PH của nước bằng phương pháp đo màu
* Nguyên tắc: Dùng chỉ thị hỗn hợp acid – bazơ có khả năng đổi màu, tùy
thuộc vào pH dung dịch, trong đó mỗi thành phần của chất chỉ thị có khoảng đổi
màu xác định. Kết quả được so sánh với thang màu tiêu chuẩn. Chỉ cho phép xác
định giá trị pH từ 4,0 - 8,0.
* Hóa chất và dụng cụ:
Pha chất chỉ thị hỗn hợp:
Dung dịch methyl đỏ: Cân 0,1g methyl đỏ pha trong 7,4 ml dung dịch NaOH
0,05N. Thêm vào đó 100 ml ethylic 90
0
. Lắc đều, thêm nước cất vừa đủ 500 ml.
Dung dịch bromthymol: cân 0,2g bromthymol xanh pha trong 7,6 ml dung
dịch NaOH 0,05 N, rượu cồn ethylic 90
0
100 ml. Lác đều, thêm nước cất vừa đủ
500 ml.
Trộn 2 dung dịch trên với nhau theo tỷ lệ: Methyl đỏ: 1; Bromthylmol
xanh:2. Điều chỉnh pH của hỗn hợp chỉ thị trên bằng máy đo pH và dung dịch HCl

hoặc NaOH rất loãng đến pH 7.
Pha thang màu giả
Tiến hành xác định:
Cho vào ống nghiệm có kích thước và độ trong đồng nhất với ống đựng
thang màu giả 0,6 ml chỉ thị hỗn hợp, thêm 10 ml nước cần thử. Lắc đều, để màu
phát triển đầy đủ (1 - 2 phút) rồi so với thang mẫu tiêu chuẩn.
4
Độ pH của mẫu thử là pH của ống nghiệm trong thang có màu tương ứng
hoặc gần nhất đối với màu của mẫu thử.
1.3.2. Test làm trong nước
* Nguyên tắc: Trong những khối lượng nước bằng nhau, ta cho những lượng
phèn tăng dần sao cho đủ lượng phèn tối thiểu để làm trong một mẫu nước, rồi từ
đó tính lượng phèn cần thiết đủ để làm trong một thể tích nước nhất định sau 4 giờ
(1 m
3
, 10 m
3
, 100 m
3
).
* Dụng cụ:
- Chai lấy mẫu nước loại 1 lít, 2 lít, 5 lít.
- Bình nón 250 ml, pipét và giá để pipét.
- Chai lọ đựng hoá chất, phễu, ống nghiệm, giấy lọc, nước cất.
* Hoá chất:
- Phèn nhôm Al
2
(SO
4
)

3
. 18H
2
O 10%. 1 ml = 0,01 mg phèn.
- Phèn kép K
2
SO
4
. Al
2
(SO
4
)
3
. 6H
2
O
- Phèn sắt Fe(Cl
3
)
2
* Tiến hành:
- Ta cho vào 3 bình nón thứ tự sau:
1 2 3
Nước xét nghiệm 200 ml 200 ml 200 ml
Dung dịch phèn10% 0,2 ml 0,4 ml 0,6 ml
- Lắc kĩ để sau 4 giờ
- Đem lọc sang 3 ống nghiệm, sau đó đem so màu với nước cất.
* Kết quả: Ta chọn bình nào trong, nhưng lại có lượng phèn thấp nhất


n.10.1000
X mg phèn/ m
3
=
200
Trong đó: n là lượng phèn ở chai ta chọn
5
10 là phèn 10%, 1ml = 0,01 mg phèn
200 là khối lượng nước kiểm nghiệm
1.3.3. Test khử khuẩn nước (Test Clo)
* Nguyên tắc: Trong những khối lượng nước bằng nhau, ta cho những lượng
Clo tăng dần sao cho đủ lượng Clo tối thiểu để khử khuẩn một mẫu nước rồi từ đó
ta tính lượng Clo cần thiết đủ để tiệt khuẩn một thể tích nước nhất định sau 30
phút (1 m
3
,10 m
3
,100 m
3
).
* Dụng cụ: - Chai lấy mẫu nước loại 1 lít, 2 lít, 5 lít.
- Bình nón 250 ml, pipét và giá để pipét.
- Chai lọ đựng hoá chất.
* Hoá chất: - Cloramin B 1%.
- Hồ tinh bột 1%
- Dung dịch KI 10%
Tiến hành: Ta cho vào 3 bình nón thứ tự sau:
1 2 3
Nước xét nghiệm 200 ml 200 ml 200 ml
Dung dịch Clo 1% 0,05 ml 0,1 ml 0,15 ml

(1 ml dung dịch hoá chất tương đương với 20 giọt đo bằng công tơ hút)
Lắc kĩ để sau 30 phút
1.3.4. Định lượng chất hữu cơ trong nước
* Nguyên tắc
Dùng pemangaratkali (KMnO
4
) để ôxy hoá các chất hữu cơ có trong nước và
từ đó đo lượng O2 giải phóng ra để ôxy hoá chất hữu cơ đó. Tức là ta cho các chất
hữu cơ tác dụng với một lượng thừa KMnO
4
N/50 ở nhiệt độ sôi trong 10 phút, sau
đó chuẩn độ thuốc tím còn thừa bằng acide oxalic (H
2
C
2
O
4
) N/50. Từ lượng thuốc
tím đã sử dụng ta tính được nồng độ các chất hữu cơ có trong nước. Phản ứng thực
hiện trong môi trường kiềm hoặc môi trường axid.
* Dụng cụ - hoá chất
6
- Dụng cụ: Chai lọ lấy mẫu nước loại chai nút mài 1lít, đã rửa sạch, hấp sấy
khô. Bình nón 250 ml, buret, pipet, giá treo buret, cồn, đèn cồn, kiềng, quả bóp
cao su.
- Hoá chất: KMnO
4
N/50
H
2

C
2
O
4
N/50
H
2
SO
4
đặc
* Tiến hành
Ta cho vào bình nón thứ tự sau:
- Nước xét nghiệm 100 ml
- H
2
SO
4
đặc 2 ml
- KMnO
4
N/50 10 ml
Đun sôi trong 10 phút, sau đó cho thêm 10 ml H
2
C
2
O
4
N/ 50 lúc này sẽ mất
màu hoàn toàn. Từ buret chuẩn độ bằng thuốc tím cho tới khi xuất hiện màu hồng
thì dừng lại và ghi lại số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết (n ml)

Song song với mẫu xét nghiệm ta phải làm 1 mẫu đối chứng bằng nước cất
các bước tiến hành tương tự ta sẽ có (n' ml thuốc tím) thường n' = 0,5.
* Kết quả
X mgO
2
/l = (n-n').0,16.1000/ 100 = (n-n').1,6.
Trong đó: n là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước xét nghiệm.
n' là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước đối chứng.
0,16 là 1 ml thuốc tím giải phóng ra 0,16 mgO
2
.
1000 tính ra thể tích 1 lít nước.
100 số lượng nước đem xét nghiệm.
* Nhận định kết quả:
- Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường kiềm thì đó là chất hữu cơ động
vật so với tiêu chuẩn cho phép từ 0 đến < 2 mgO
2
/ lít
- Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường axit thì đó là chất hữu cơ thực vật
so với tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến < 4 mgO
2
/ lít
- Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.
7
1.3.5. Định lượng Amoniac (NH
3
) trong nước (bằng phương pháp lên màu
với thuốc thử nessler)
* Nguyên tắc
Trong môi trường kiềm mạnh các muối có gốc NH

3
sẽ tạo thành NH
4
(OH).
Muối này sẽ kết hợp với thuốc thử Nessler cho ta một phức chất màu vàng nâu.
Hg
K
2
I
4
Hg + NH
2
4(OH) O NH
2
I + KI + H
2
O
Hg
Nessler Kalitetraiodua Mecurat Oxy Dimecurat Amoni Iodua (vàng nâu)
- Nhưng trong nước có rất nhiều ion Ca, Mg làm trở ngại cho phản ứng vì
vậy trước khi xét nghiệm ta phải khử độ cứng của nước bằng dung dịch khử kiềm
Seignete (Kali Natritactrat).
* Hoá chất
- Dung dịch chuẩn Nessler
- Dung dịch khử kiềm Seignete 5%
* Dụng cụ
- Ống hút 10 ml
- Ống nghiệm, giá ống nghiệm
- Bộ thang mẫu đã biết trước nồng độ NH
3

- Chai lọ đựng hoá chất có công tơ hút
- Máy điện quang kế (Specol 11)
* Tiến hành
- Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau:
Nước xét nghiệm 10 ml.
Dung dịch khử kiềm Seignete 5% 5 giọt.
Dung dịch chuẩn Nessler 5 giọt.
- Lắc đều để 5 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào thì
lấy kết quả của ống đó.
8
+ Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 420 nm
kết quả sẽ hiện trên màn hình.
+ Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay
không. TCCP là < 2 mg/l.
1.3.6. Định lượng NO
2
trong nước (Bằng phương pháp so màu với thuốc thử
Griess)
* Nguyên tắc
Trong môi trường Acide ion NO
2
- sẽ kết hợp với ion H
+
để tạo thành HNO
2
.
Acide này sẽ kết hợp với thuốc thử Griess cho ta một phức chất màu hồng.
NaNO
2
+ CH

3
COOH HNO
2
+ CH
3
COONa
NH
2
N = N -OH
HNO
2
+ CH
3
COOH
Acide sulfanilic HSO
3
a.Diazosulfanilic
HNO
2
+ a.sulfanilic a. Diazosulfanilic.
a.Diazosulfanilic+alphaNaphtylamin a.alpha aphtylaminazo BenSulfonic.
* Hoá chất
- Griess A (gồm Acide acetic và Acide Sulfanilic)
- Griess B (gồm Acide acetic và Alpha Naphtylamin).
9
* Dụng cụ
- Ống hút 1 ml, 10 ml
- Ống nghiệm
- Bộ thang mẫu đã biết trước nồng độ NO
2

- Chai lọ đựng hoá chất
- Máy điện quang kế (Specol 11)
* Tiến hành
- Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau:
Nước xét nghiệm 10 ml.
Griess A 1 ml
Griess B 1 ml
- Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào
thi lấy kết quả của ống đó.
+ Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 520 nm
kết quả sẽ hiện trên màn hình.
+ Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay
không. TCCP là 0,01 mg/l.
1.3.7. Xác định độ cứng của nước
* Nguyên tắc
Trylon B có khả năng tạo thành những hỗn hợp vững chắc với những ion hoá
trị 2 đặc biệt là ion Ca và Mg. Nhưng trong môi trường kiềm chỉ thị màu đen
Eryocrom T sẽ kết hợp ion Ca, Mg tạo thành một phức hợp màu hồng. Khi chúng
ta cho Trylon B vào nó sẽ phá vỡ phức hợp đó để lấy đi ion Ca, Mg tạo thành một
phức hợp bền vững hơn có màu xanh lơ.
* Hoá chất
- Trylon B N/10.
- Chỉ thị màu đen Eryocrom T.
- Dung dịch đệm NH
3
* Dụng cụ
10
- Chai lấy mẫu nước loại 1 lít, 2 lít, 5 lít.
- Bình nón 100 ml, buret và giá treo buret, pipét và giá để pipét.
- Chai lọ đựng hoá chất.

* Tiến hành
- Ta cho vào bình nón thứ tự sau:
Nước xét nghiệm 50 ml
Dung dịch đệm NH3 5 ml
Chỉ thị màu đen Eryocrom T 0,2 ml
- Sau đó lắc đều.
- Từ Buret chuẩn độ bằng Trylon B N/10 cho tới khi thấy chuyển từ màu
hồng sang màu xanh lơ thì dừng lại và ghi lại số ml Trylon B đã dùng.
* Kết quả
n. 0,28.1000
X = = n. 1,12 (độ Đức)
5.50
Trong đó:
+ 1 ml Trylon B = 0,28
+ n là số ml Trylon B đã dùng
+ 5 là 5 ml NH3
+ 50 là 50 ml nước xét nghiệm
+ 1000 là 1 lít nước được dùng để tính kết quả
* Nhận định kết quả
Dựa vào kết quả thu được để nhận định loại nước đó là nước mềm, nước
cứng, khá cứng, rất cứng theo tiêu chuẩn.
< 4
o
đức là nước mềm.
4 –––> 8
o
đức là nước trung bình.
8 –––> 12
0
đức là nước cứng.

12 –––> 18
0
đức là nước khá cứng.
> 18
o
đức là nước rất cứng.
11
Cho thêm dung dịch KI 10% 1 ml 1 ml 1 ml
Hồ tinh bột 1% 1 ml 1 ml 1 ml
* Kết quả: Ta chọn bình nào có màu xanh nhạt nhất
n.1.1000
X mg Clo/m
3
=
200
Trong đó: n là lượng Clo ở chai ta chọn
1 là Clo 1%, 1 ml = 0,001 mg Clo
200 là khối lượng nước kiểm nghiệm.
1.4. Xét nghiệm các chỉ số vi sinh: total Coliform, Fecal coliform, tổng số vi
khuẩn hiếu khí, kỵ khí.
1.4.1. Xác định tổng số coliform bằng phương pháp MPN
Coliform là những trực khuẩn Gram âm, hiếu khí, kị khí tùy tiện,
không nha bào, có khả năng lên men lactose sinh acid, sinh hơi ở 35 - 37
0
C
trong vòng 48 giờ.
Chúng được tìm thấy trong phân người, động vật và cả trong môi
trường đất, nước, rau, quả. Chúng được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng,
nhất là đối với nguồn nước đã xử lý. Sự có mặt của coliform chứng tỏ biện
pháp khử khuẩn chưa đạt hiệu quả.

* Dụng cụ:
- Pipet: 10ml, 1ml: vô khuẩn
- Pipet Paster vô khuẩn.
- Que cấy, đèn cồn
- Nước muối sinh lý: 9%0
- Canh thang lactose loãng, đóng ống 5 ml, có ống sinh hơi.
Công thức lactose loãng gồm:
Pepton: 5 g
Cao thịt: 3 g
12
Lactose: 5 g
Bromcresol purple: 0,01 g
Nước cất: 1000 ml
- Canh thang lactose đặc, đóng ống 10 ml, có ống sinh hơi
Công thức lactose đặc bao gồm:
Pepton: 10 g
Cao thịt: 6 g
Lactose: 10 g
Bromcresol purple: 0,02 g
Nước cất: 1000 ml
Sau khi đóng ống, háp sấy 121
0
C/ 15 phút, pH = 6,9.
- Canh thang BGBL (Brillian Green Bile Lactose), đóng ống 5ml có ống
sinh hơi
Công thức: Pepton: 10 g
Lactose: 10 g
Muối mật: 1,5 g
Brillian Green: 0,0133 g
Nước cất: 1000 ml

pH: 7,2.
* Tiến hành
Bước 1:
- Chuẩn bị mẫu: chọn phương pháp cấy nhiều ống, xếp 5 hàng, mỗi
hàng 3 ống (hàng đầu: 3 ống canh thang lactose đặc, các hàng sau là canh
thang lactose loãng).
- Pha loãng mẫu: Hút vô khuẩn 1 ml nước nguyên cho vào ống nước
muối sinh lý 9%0, chứa 9 ml để có đậm độ mẫu pha loãng là 1/10. Hút trộn
lên xuống 20 - 25 lần để trộn đều mẫu với nước muối.
13
Từ đậm độ này, lại hút 1 ml chuyển sang nước muối thứ hai, có đậm
độ pha loãng 1/100.
Tiếp tục làm như vậy để có đậm độ pha loãng là 1/1000.
* Cấy mẫu:
- Hàng 1: Xếp 3 ống canh thang lactose đặc, cấy mỗi ống 10 ml mẫu
nước.
- Hàng 2: Xếp 3 ống canh thang lactose loãng, cấy mỗi ống 1 ml mẫu
nước.
- Hàng 3: Xếp 3 ống canh thang lactose loãng, cấy mỗi ống 1 ml nước
có đậm độ 1/10.
- Hàng 4: Xếp 3 ống canh thang lactose loãng, cấy mỗi ống 1 ml nước
có đậm độ 1/100.
- Hàng thứ 5: Xếp 3 ống canh thang lactose loãng, cấy mỗi ống 1 ml
nước có đậm độ 1/1000.
Nuôi cấy, để tủ ấm 37
0
C, trong thời gian 24 - 48 giờ.
Đọc kết quả bước 1: những ống lên men lactose sinh acid, chuyển
màu môi trường tím sang màu vàng và sinh hơi trong ống sinh hơi, được coi
là dương tính.

Ví dụ: 3 ống canh thang lactose đặc, cấy 10 ml (+) cả 3, ghi 3
3 ống canh thang lactose loãng, cấy 1 ml (+) cả 3, ghi 3
3 ống canh thang lactose loãng, cấy 1 ml, ở nồng độ pha loãng 1/10
(+) cả 3, ghi 3
3 ống canh thang lactose loãng, cấy 1 ml, ở nồng độ pha loãng 1/100
(+) 2, ghi 2
3 ống canh thang lactose loãng, cấy 1 ml, ở nồng độ pha loãng 1/1000
(-) 3, ghi 0
14
Kết quả 5 số là 3 3 3 2 0. Chọn ống (+) có đậm độ pha loãng cao nhất mà tất
cả các ống cấy đều cho kết quả (+), từ đó lấy 2 đậm độ pha loãng cao hơn
tiếp theo để có kết quả 3 số. Với ví dụ trên, chọn 3 2 0. Tất cả các ống (+) ở
3 số này đều được cấy chuyển ở bước 2.
Bước 2: cấy chuyển sang môi trường BGBL
Ví dụ: trường hợp trên 3 2 0 chuyển 3 ống canh thang lactose cấy 1 ml nước
có nồng độ pha loãng 1/10 và 2 ống canh thang lactose cấy 1 ml nước có
nồng độ pha loãng 1/100 (+) sang 5 ống canh thang môi trường BGBL đã
ghi đầy đủ nhãn, vị trí, thời gian, thể tích mẫu.
Nếu cần có thể lấy cả 3 ống canh thang lactose (+) đã cấy 1 ml mẫu nước
đậm độ nguyên sang 3 ống canh thang BGBL.
Để tủ ấm 37
0
C, trong thời gian 24 - 48 giờ, lấy ra đọc kết quả.
Đọc kết quả: Chọn các ống (+) và ghi kết quả như trên.
Ví dụ:
3 ống cấy chuyển từ canh thang lactose cấy 1 ml mẫu đậm độ nguyên
đều (+), ghi 3
3 ống cấy chuyển từ canh thang lactose cấy 1 ml mẫu đậm độ 1/10
đều (+), ghi 3
2 ống cấy chuyển từ canh thang lactose cấy 1 ml mẫu đậm độ 1/100

chỉ (+) 1 ống, ghi 1.
Kết quả cho 3 3 1, đầy đủ là 3 3 3 1 0, lấy 3 số là 3 1 0. Tra bảng MPN,
được kết quả là 43. Song vì đọc kết quả số đầu tiên ở đậm độ 1/10 mà bảng
số dùng cho đậm độ đầu 10 ml nước mẫu, tức là đã phan loãng 100 lần. Vậy
tổng số coliform là 4300/100 ml nước.
1.4.2. Xác định fecalcoliform bằng phương pháp MPN
Fecalcoliform là những coliform chịu nhiệt, phát triển được ở nhiệt độ
44,5
0
C ± 0,2. Chúng có nhiều ở phân người và động vật máu nóng. Bởi vậy,
15
fecalcoliform được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng, nhất là đối với các
nguồn nước không được xử lý. Sự có mặt của vi khẩn này chứng tỏ là sự ô
nhiễm nguồn nước do phân và động vật máu nóng.
* Dụng cụ, hóa chất
- Dụng cụ như tìm coliform
- Hóa chất: Môi trường BGBL, môi trường Endo
Môi trường Endo bao gồm: trylon 5 g, cao thịt 3g, lactose 10 g, fucsin
kieemfbaox hòa trong cồn: 5 ml, dung dịch natrisulfid 10% 2,5 ml, agar 15
g, PH = 7, khử khuẩn, hấp sấy ở nhiệt độ 121
0
C trong 10 phút.
* Tiến hành: các giai đoạn chuẩn bị mẫu, pha loãng mẫu, cấy trong
môi trường lactose giống như tìm tổng số coliform.
Bước 2: song song cấy các ống (+) ở môi trường BGBL, ta cấy thêm vào
môi trường Endo. Để tiết kiệm mỗi ống không cần cấy chuyển sang một đĩa
Endo mà có thể chia đĩa Endo thành 3 - 4 phần, cấy được 3 ống.
Tất cả các ống canh thang BGBL và các đĩa thạch Endo đã được cấy chuyển
đem để tủ ấm 42
0

C trong thời gian 48 - 72 giờ.
* Đọc kết quả:
Kết quả fecalcoliform (+) dựa vào môi trường BGBL và số đĩa Endo
(+), nghĩa là môi trường Endo chuyển sang màu tím hồng, có ánh kim.
Tra bảng MPN tương ứng và tính tổng số fecalcoliform/100 ml.
BẢNG CHỈ SỐ MPN CHO PHƯƠNG PHÁP CẤY 3 ỐNG 10 ml
3 ỐNG 1 ml, 3 ỐNG 0,1 ml
Số ống MPN /100 ml Số ống MPN /100 ml
000 0 302 64
001 3 310 43
010 3 311 75
100 4 312 120
16
101 7 320 93
110 7 321 150
111 11 322 210
120 11 330 240
200 9 331 460
201 14 332 1.100
210 15 333 > 2400
211 20
220 21
221 28
300 23
301 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002), Thường quy kỹ
thuật, NXB y học.
17

×