Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sang kien kinh nghiem CNTT- mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.24 KB, 15 trang )

Phần I: Phần mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay
công nghệ thông tin được coi trọng, nó là một phương tiện để ứng dụng xử lý và
làm việc hiện đại nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Năm học 2009-2010 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là ứng dụng công
nghệ thông tin trong trường học, việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động dạy và học đã đem lại nhiều ưu điểm nổi bật. Đối với bậc học mầm non
việc xây dựng các trò chơi, các câu chuyện sinh động hấp dẫn đầy màu sắc theo
các chủ đề sẽ giúp trẻ được chơi, được khám phá và phát triển nhận thức phát
triển thẩm mỹ và toàn diện.
Với chủ trương của ngành, đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy,
nhà trường đã tạo điều kiện mở lớp tin học hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng
phần mềm Powerpoint. Tôi và một số giáo viên trong trường đã tham gia, qua
khóa học, chúng tôi đã nắm bắt được một số kỹ năng cơ bản để soạn một giáo án
để phục vụ cho tiết dạy trên lớp. Từ đó tôi cùng đồng nghiệp trong trường
chuyên tâm học hỏi, rèn luyện thêm, đồng thời tham khảo thêm các giáo án có
trên mạng internet để bổ sung cho những khiếm khuyết của mình.
Cho đến nay, dù thời gian soạn và sử dụng giáo án điện tử chưa được lâu,
nhưng bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ, mong được trao
đổi cùng với đồng nghiệp để có thêm cơ hội học tập đồng thời nhận được nhiều
sự góp ý bổ sung để chúng ta cùng nhau tiến bộ, cùng có thêm nhiều điều kiện
nâng cao chuyên môn, góp phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục chung của ngành. Vì
thế tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm soạn án điện tử trong trường mầm non”. Với
mục đich tổng kết một vài kinh nghiêm nhỏ trong quá trình soạn giáo án điện tử
giúp cho bản thân củng cố lại những kiến thức đồng thời giúp cho các đồng
nghiệp có thêm những tham khảo nhỏ trong quá trình giảng dạy trẻ mầm non.
1
Phần 2: Nội dung chính
I/Cơ sở lý luận
Thực hiện kế hoạch của nhà trường đó là tiếp tục thực hiện ứng dụng công
nghệ thông tin đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy trẻ .


Làm quen với công nghệ thông tin trong trường học với trẻ mầm non không còn
là quá khó khăn mà đó còn là niềm đam mê đối với trẻ trong đó cô giáo là người
thổi lên niềm đam mê đó cho trẻ qua các câu chuyện bài thơ hay các thước phim
hoạt hình. Và giáo án điện tử đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công
của một hoạt động học, nhưng một hoạt động học không chỉ là giáo án điện tử.
Vì thế điều đầu tiên chúng ta nói ở đây là không nên lạm dụng giáo án điện tử mà
chỉ nên xem nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực, nếu cô giáo biết vận dụng giáo án
điện tử một cách phù hợp thì hoạt động h ọc sẽ đạt hiệu quả cao.
Giáo án điện tử có những ưu điểm nổi bật riêng của nó: màu sắc, những
hiệu ứng hấp dẫn làm thu hút trẻ, tích hợp được nhiều phương tiện: hình ảnh, âm
thanh…, dễ làm (nếu đã quen), tạo thêm nhiều cơ hội để trẻ tiếp xúc với công
nghệ thông tin…Việc soạn gián án điện tử đòi hỏi người giáo viên phải có một số
kiến thức cơ bản về máy tính, về soạn thảo văn bản, về thiết kế… Th ì việc soạn
mới thành công.
II/ Cơ sở thực tiễn
Trường mầm non Mai lâm ở ngoại thành Hà Nội, trường có nhiều bề dày
thành tích dạy và học đã được Sở, phòng giáo dục đánh giá. Trong những năm
gần đây trường luôn duy trì và giữ vững danh hiệu tiến tiến xuất sắc cấp thành
phố.
Nhà trường có một đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình ham học hỏi và
luôn cầu thị tiến bộ. Việc thực hiện học xây dựng giáo án điện tử trong trường
mầm non luôn luôn được Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn lưu ý hàng đầu,
2
do vậy giáo viên chúng tôi rất phấn khích và cùng nhau thi đua học tập xây dựng
giáo án điện tử
1/ Thuận lợi
- Nhà trường quan tâm đến chất lượng tạo điều kiện cho giáo viên đi học
và tổ chức lớp học bồi dưỡng hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm
Powerpoint.
- Giáo viên nhiệt tình với nghề luôn tâm huyết với nghề , học hỏi nâng cao

tình độ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tin học.
- Giáo viên đã được học đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn.
- Giáo viên đã được theo học bồi dưỡng lớp tin học do Phòng Giáo dục -
đào tạo tổ chức và có bằng A về công nghệ thông tin.
2/ Khó khăn
- Bản thân mới có trình độ A tin học, chưa được học các lớp nâng cao về
công nghệ thông tin nhất là áp dụng cho giáo viên mầm non.
- Vì là ở khu vực ngoại thành nên nhiều khi tìm kiếm các đĩa phần mềm để
áp dụng còn hạn chế.
- Công nghệ thông tin đối với phụ huynh nông thôn còn chưa được phổ
biến, khả năng nhận thức của phụ huynh còn hạn chế.
III / Biện pháp thực hiện
1/ Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng
Như chúng ta đã biết muốn có được một giáo án điện tử mang lại hiệu quả
cao thì việc đầu tiên đối với mỗi người giáo viên phải nắm chắc phương pháp để
xây dựng được ý tưởng giáo án thuần . Từ ý tưởng xây dựng giáo án trên cơ sở
đó định hình xem giáo án như thế nào, trình chiếu ra sao, thực hiện như thế nào
tiếp đó mới đến xây dựng giáo án điện tử. Để có được một giáo án điện tử mang
3
tính thực tiễn và thuyết phục khi thực hiện, tôi đã luôn nghiên cứu và chuẩn bị
soạn giáo án điện tử:
Nên tạo 1 thư mục (folder) mang tên giáo án để tiện việc lưu trữ dữ liệu.
Cần chú ý các nguồn dữ liệu như âm thanh, phim ảnh không được dời đi nơi khác
(không thay đổi đường dẫn), khi copy giáo án vào máy, nên copy cả thư mục đã
tạo.
Trước khi soạn giáo án điện tử, chúng ta cũng nên soạn sơ lược một giáo
án bằng văn bản theo cách bình thường, sau đó chúng ta thiết kế một lược đồ để
ghi chú nội dung từng Slide, những phần nào cần làm trên máy để làm
Powerpoint, những phần nào không thể đưa lên máy (ví dụ như các trò chơi động
trên lớp...)

Ví dụ ta cần soạn 1 giáo án điện tử có các mục như sau (mỗi mục ít
nhất 1 slide – còn gọi là bản chiếu):
LƯỢC ĐỒ BẢN CHIẾU GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ:
Hoạt động học Khám phá môi trường xã hội
Bé với an tòan giao thông đường bộ
Chủ đề: phương tiện và các quy định về giao thông
Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ
4
Tạo folder mới, trong
folder này, chúng ta
chưa tất cà các file
âm thanh, phim, và
cả file powerpoint
giáo án. Chương
trình chỉ chạy suông
sẻ khi có đầy đủ các
file này.
* Slide 1: Phần giới thiệu đề bài: trong đó có các nội dung như
chủ điểm, chủ đề chính, chủ đề nhánh, tên đề tài, tên hoạt động,
tên giáo viên, lớp…
* Slide 2: Hình ảnh vi deo clip về mọi người tham gia giao thông
trên đường.
* Slide 3: Hình ảnh vi deo clip khi tham gia giao thông trên
đường gặp đèn đỏ.
* Slide 4: Hình ảnh vi deo clip ngồi trên ô tô khi tham gia giao
thông trên đường
* Slide 5: Hình ảnh vi deo clip bé chạy nhảy trên xe khi xe đang
chạy
* Slide 6: Hình ảnh vi deo clip khi sang đường
* Slide 7,8.9, 10,11: Hình ảnh trò chơi cho tr ẻ củng cố kiến

thức.
* Slide 12: Kết thúc: Có thể chèn một bài hát quen thuộc đối với
trẻ
Khi có được lược đồ trên ta có thể bắt đầu soạn giáo án mà không sợ bị
thừa hoặc thiếu. Dĩ nhiên sau khi hoàn thành, có thể chạy chương trình để xem
thử đã hợp lý chưa, theo kinh nghiệm của bản thân thì thường chỉ cần chỉnh sửa
thêm một vài chi tiết nhỏ là giáo án đã hoàn thành.
Tóm lại, trước khi soạn giáo án điện tử chúng ta nên soạn sẵn sườn giáo án
gồm những slide (bản chiếu) nào, từ đó chúng ta tạo ra nguồn dữ liệu cung cấp
(tạm gọi là thư viện) đề phục vụ cho giáo án.
2/ Biện pháp 2: S ử dụng phần m ềm Powerpoint
Phần mềm Powerpoint rất phổ biến với người Việt Nam, đặc biệt là những
người hay phải thuyết trình, giảng dạy bằng Powerpoint. Giáo viên mầm non áp
dụng và sử dụng phần mềm này rất nhiều vì thường liên quan đến các bài giảng
điện tử dạy trẻ. Khi soạn giáo án điện tử tôi thường gặp một số lỗi như Font chữ ,
sắp xếp các hiệu ứng, chèn âm thanh và tôi nghiên cứu đưa ra biện pháp như
sau:
Font chữ: font chữ dùng để dạy trẻ là font VNI-AVO, vì thế tốt nhất là
chúng ta nên cài đặt font chữ này vào máy để sử dụng cho thuận tiện. Các bộ font
khác cũng có các font chữ gần với font chữ đặc thù của mẫu giáo nhưng không
5
đẹp bằng font nói trên. Chú ý không nên dùng nhiều font chữ rườm rà, hoặc font
chữ màu sắc lòe loẹt làm rối mắt trẻ, phản tác dụng, làm trẻ mất tập trung…
Nền bản chiếu: để chủ động trong việc chọn nền, chọn hình minh họa cho
giáo án điện tử, giáo viên cần phải vào mạng để sưu tầm thêm các hình nền (có
tính “mẫu giáo”), sau đó lưu lại để dùng cho việc soạn giáo án. Tôi xin giới thiệu
có khoảng hơn 100 hình nền đẹp và ảnh động mà tôi đã sưu tầm làm tư liệu soạn
giáo án điện tử.
Dùng các hiệu ứng: đối với một số giáo viên khi mới tiếp cận với chương
trình Powerpoint thường xảy ra tình trạng: không biết dùng những hiệu ứng để áp

dụng cho các chuyển động trong chương trình, hoặc là dùng quá nhiều hiệu ứng
dẫn đến khi khó khăn khi hiệu chỉnh chương trinh. Cả hai vấn đề này đều dẫn đến
những kết quả không tốt, vì vậy việc áp dụng, kết hợp, sắp xếp những hiệu ứng
động là cả một nghệ thuật để sao cho khi nhìn vào chúng ta có thể biết đâu là
hiệu ứng chính, đâu là hiệu ứng phụ, cái nào quản lý cái nào, thứ tự các hiệu
ứng…
Khóa các hiệu ứng bằng lệnh lẫy (triggers): đây là một lệnh rất hay, dùng
để điều khiển một đối tượng A bằng một đối tượng B nào đó. Điều này rất cần
thiết vì trên 1 Slide, nếu chúng ta muốn dùng chuột để điều khiển từ 2 đối tượng
trở lên thì chúng ta có 2 cách, chạy tuần tự: cái nào cài đặt trước (sắp xếp ở trên)
thì chạy trước, chạy ngẫu nhiên: bám cái nào thì cái đó chạy không quan tâm đến
thứ tự cài đặt trước, sau.
Chọn âm thanh chuyển tiếp: nếu muốn chèn âm thanh vào Slide mà không
muốn chèn (insert) theo lối thông thường thì ta chèn theo dạng âm thanh chuyển
tiếp bản chiếu:
Ta vào Other sound để chọn đường dẫn cho file âm thanh cần cài đặt (cụ
thể như một bài hát nào đó..). Khi đó chương trình sẽ “nhập” file âm thanh này
vào và khi di chuyển, nó tự “mang theo” chứ không cần chúng ta phải coppy file
âm thanh này theo như lối bình thường. Tuy nhiên làm theo các này, thì file âm
6

×