Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài giảng Chương 3: Thần kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.51 KB, 18 trang )

CHƯƠNG III

THẦN KINH


CẤU TRÚC BÊN TRONG TỦY GAI
Tủy gai (medulla spinalis) hay tủy sống là phần thần kinh trung ương nằm
trong ống sống có hai nhiệm vụ chính:
- Dẫn truyền các xung động thần kinh từ ngoại vi lên não bộ, từ não bộ đi
xuống để tới các cơ quan ngoại biên và liên hợp giữa các phần trong nội bộ tủy
gai.

206


- Là trung ương của các phản xạ tủy gai, không cần có sự tham gia của vỏ não.
Cũng như các phần khác của thần kinh trung ương, tủy gai có cấu tạo cơ bản
là chất trắng và chất xám.
1. Chất xám.

Trên thiết đồ cắt ngang tủy gai, chất xám (substantia grisea) có hình chữ H
và mỗi bên có 3 sừng:
1.1. Sừng trước (cornu anterius) hay sừng vận động, lớn và chứa các neuron,

mà các sợi trục của chúng tạo thành rễ bụng (rễ trước) của dây thần kinh gai
(thần kinh sống).
Trong sừng trước có hai nhân: nhân trước ngoài (nucleus anterolateralis) và
nhân trước trong (nucleus anteromedialis).
1.2. Sừng bên (cornu laterale) thấy rõ từ đoạn tủy cổ VIII đến đoạn tủy thắt

lưng II hoặc III, có nhân ngực (n. thoracicus) là những neuron trước hạch của


thần kinh giao cảm, mà sợi trục của nó đi theo rễ bụng tới dừng ở các hạch giao
cảm cạnh sống hoặc trước tạng.
Từ đoạn tủy cùng II, III, IV có nhân phó giao cảm cùng (nuclei
parasympathici sacrales).
Ở bờ sau ngoài sừng bên có tổ chức sợi nối chằng chịt với nhau xen kẽ những
tế bào thần kinh nhỏ gọi là tổ chức lưới (formatio reticularis).
1.3. Sừng sau (cornu posterins) hay sừng cảm giác, hẹp và dài. Ở đầu sừng
có vùng xốp (zona spongiosa) và chất keo (substantia gelatinosa) viền xung
quanh sừng sau gọi là vùng viền (zona marginalis). Đi vào sừng sau có các sợi
trục của các neuron ở hạch gai, mà nhánh gai của chúng là thành phần cảm giác
của các dây thần kinh gai.
1.4. Mép xám: còn gọi là chất trung gian (substantia intermedia centralis),
phía sau nằm sát vách giữa sau, phía trước cách khe giữa trước bởi mép trắng
(commissura alba) ở giữa có ống trung tâm. Mép xám là trung khu thực vật, ở
trước vận động các cơ trơn (vận tạng) ở sau cảm giác các tạng (cảm tạng).
1.5. Ống trung tâm (canalis centralis) hay ống nội tủy là ống rất nhỏ ở trên
thông với não thất IV thuộc hành não, ở dưới phình ra tạo thành thất tận cùng
(ventriculus terminalis) nằm trong phần dưới của nón tủy. Ống nằm giữa tủy gai,
chứa dịch não tủy, những có thể bị tắc ở một vài nơi.
2. Chất trắng.

Chất trắng (substantia alba) là các đường dẫn truyền thần kinh nằm bao xung
quanh chất xám gồm có hai nửa nối với nhau ở phía trước bởi mép trắng

207


(commissura alba) còn ở phía sau được vách giữa sau (septum medianum
posterius) phân đôi.
Mỗi nửa có ba thừng (hay ba cột tủy): trước, bên và sau.

2.1. Thừng trước (funiculus anterior) có các bó:
- Bó vỏ - gai trước (tractus corticospinalis anterior) hay bó tháp trước
(tractus pyramidalis anterior), còn gọi là bó tháp thẳng gồm 1/10 bó tháp. Ở
từng đoạn tủy bó này cho các sợi bắt chéo qua mép trước sang sừng trước bên
đối diện và do đó thực hiện chức năng vận động có ý thức nửa người bên đối
diện.
- Bó tiền đình - gai (tractus vesticulospinalis) đi từ nhân tiền đình ở hành não
xuống sừng trước tủy gai, thuộc hệ ngoại tháp, vận động không có ý thức.
- Bó gai - đồi thị trước (tractus spinothalamicus anterior) còn gọi bó cung
trước đi từ hạch gai đến đồi thị, nằm hai bên bó tháp trước, trước sừng trước, sau
bó tiền đình gai, có chức năng dẫn truyền xúc giác.
2.2. Thừng bên (funiculus lateralis) có các bó:
- Bó gai - đồi thị bên (tractus spinothalamicus lateralis) còn gọi là bó
cung sau, đi từ hạch sau đến đồi thị nằm sau bó gai đồi thị trước, nằm trong
bó gai - tiểu não trước, trước bó hồng gai. Chức năng: dẫn truyền cảm giác
đau, nóng, lạnh.
- Bó gai - tiểu não trước (tractus spinocerebellaris anterior) còn gọi bó tiểu
não chéo. Bó gai tiểu não sau (tractus spinocerebellaris posterior) còn gọi bó
tiểu não thẳng, nằm ngoài cùng. Hai bó này dẫn cảm giác sâu không có ý thức.
- Bó vỏ - gai bên (tractus corticospinalis) hay bó tháp bên (tractus
pyramidalis lateralis), còn gọi là bó tháp chéo gồm 9/10 bó tháp, nằm sau bó
hồng gai. Ở mỗi đoạn tủy bó này cho các sợi đến dừng ở sừng trước tủy gai cùng
bên. Từ đây các sợi trục, các nơron đi theo rễ bụng tạo thành thành phần của các
dây thần kinh sống. Chức năng: cũng như bó vỏ gai trước dẫn truyền vận động
có ý thức ở cổ, thân và tứ chi.
- Bó đỏ gai (tractus rubrospinalis) hay bó hồng gai từ nhân đỏ đến tủy gai.
- Bó mái gai (tractus tectospinalis) đi từ nhân mái đến tủy gai, nằm giữa hai
bó gai đồi thị trước và gai đồi thị sau
- Bó lưới gai (tractus reticulospinalis) đi từ nhân mái đến tủy gai, trong bó
gai đồi thị bên.

Chức năng: các bó này (đỏ gai, mái gai, lưới gai) thuộc hệ ngoại tháp.
2.3. Thừng sau (funiculus posterior) gồm các bó:
- Bó thon (fasciculus gracilis) còn gọi bó Goll, nằm hai bên vách sau.
- Bó chêm (fasciculus cuneatus) còn gọi bó Burdach, nằm ngoài bó thon.
Chức năng: hai bó này dẫn cảm giác sâu có ý thức.

208


Hình 128: Thiết đồ cắt ngang qua tủy gai
1. Vách giữa sau (rãnh giữa)
2. Rễ lưng dây TK gai
3. Vùng tận cùng
4. Vùng xốp
5. Chất keo
6. Bó dọc của cột chất xám sau
7. Chất lưới (cấu tạo lưới)
8. Ống trung tâm
9. Rễ bụng dây TK gai
10. Bó dọc trong
11. Khe giữa
12. Bó mái gai
13. Bó vỏ gai trước
14. Bó tiền đình gai trước

15. Các bó riêng
16. Bó trám gai
17. Bó gai tiểu não trước
18. Bó tiền đình gai bên
19. Bó gai đồi thị trước và bên

20. Bó riêng của tủy gai
21. Bó gai tiểu não sau
22. Bó đỏ gai
23. Bó vỏ gai bên
24. Bó lưng chính thức
25. Bó chêm
26. Bó gian bó
27. Bó thon
28. Bó vách viền

Nhìn chung các bó ly tâm hay bó vận động (vỏ gai trước, vỏ gai bên, đỏ gai,
mái gai, tiền đình gai…) là những bó sợi trục thuộc các neuron nằm ở vỏ não,
hay ở các nhân dưới vỏ. Chúng đi xuống và tận hết bằng cách tách dần các sợi
tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua một số neuron với các neuron ở các cột nhân
ở sừng trước tủy gai để đi tới các cơ quan vận động.
Các bó hướng tâm hay bó cảm giác có thân neuron nằm ở hạch gai của dây
thần kinh gai (bó thon, bó chêm…) hay ở các cột nhân thuộc sừng sau tủy gai, là
các sợi trục đi lên hành não, tiểu não hoặc đồi thị, rồi từ đó đi lên vỏ não.

CẤU TRÚC BÊN TRONG HÀNH NÃO
Hành não ( medulla oblongata ) hay hành tủy (bulbus medullaris) là phần
quan trọng của não liên tiếp với tủy gai ở dưới. Cấu trúc của hành não rất phức
209


tạp vì có nhiều sự thay đổi lúc tủy gai liên tục với hành não và có nhiều nhân mới
phát sinh thêm.
1. Thừng trước.

Thừng trước bị bó vỏ gai bắt chéo và chặt làm đôi

2. Thừng sau.

Thừng sau của tủy sống toạc ra hai bên ngoài, để tạo nên não thất IV.
3. Các nhân xám.

Các chất xám ở hai sừng, bị phân chia thành từng đám hay cột nhỏ.
-Nhân vận động trước ngoài, phần lớn bị bó vỏ gai chặt làm đôi và tách rời ra
để tạo thành nhân hoài nghi (nucleus ambigus). Nhân hoài nghi là nhân vận động
của dây IX, X,XI, còn phần không bị tách rời sẽ tạo nên nhân vận động của dây
VII và dây V.
-Nhân vận động trước trong, khi mà các sừng sau toạc ra bên và chạy ra rìa
ngoài, thì nhân trước trong lẩn vào trong và ở giữa. Nhân vận động sẽ tạo nên nhân
của dây XII (ở hành não) và dây VI (ở cầu não), dây IV và dây III (ở trung não)
Hình 129: Thiết đồ cắt ngang đầu dưới hành não
1. Nhân thon ( Goll )

9. Bó vỏ gai

trước
2. Thừng sau
10. Bắt chéo vận động
3. Rễ cảm giác dây V
11. Bắt chéo cảm giác
4. Bó gai - tiểu não sau
12. Nhân hoài nghi
5. Bó hồng gai
13. Bó mái - gai
6. Bó vỏ gai bên
14. Chỏm của sừng sau
7. Bó gai - tiểu não trước 15. Ống trung tâm

8. Bó tiền đình – gai

Hình 130: Thiết đồ cắt ngang qua đầu trên hành não
1. Nhân dây XII; 2. Nhân cảm
tạng dây X; 3. Nhân lưng dây X;
4. Nhân bó đơn độc; 5. Nhân hoài
nghi dây X; 6. Nhân trám phụ
ngoài; 7. Dây TK X; 8. Nhân trám
chính 12. Bó vỏ gai; 9. Bó dọc
sau; 10. Bó Reil giữa; 11. Nhân
trám phụ trong; 12. Bó vỏ gai;
13. Nhân cung; 14. Dây TK XII;
15. Bó gai tiếu não trước; 16. Bó
hồng gai; 17. Bó gai - đồi thị;
18. Rễ xuống của dây V; 19. Bó
gai - tiểu não sau; 20. Màng mái
của não thất IV; 21. Đám rối
màng mạch dưới

- Ở sừng sau, nhân cảm giác sau trong sẽ tạo nên bó đơn độc (tractus
solitarius) và nhân cảm giác của dây V. Bó đơn độc là nhân cảm giác của dây
VII, IX và X.
210


- Nhân sau ngoài (lúc mà các sừng sau toạc thì chạy nằm ở phía ngoài
cùng) tạo nên nhân tiền đình ốc tai của dây VIII (nucleus vestibulocochlearis).
4. Nhân cung và nhân trám.

Ngoài các nhân đã thấy ở tuỷ gai, có các nhân mới phát sinh thêm ở hành

não: nhân cung, nhân trám chính và phụ (oliva inferior et nucleus olivaris
accesorius). Nhân trám tách ra ở các sợi, chạy qua cuống tiểu não dưới để vào
tiểu não, liên hệ với dây VIII.
5. Các bó chất trắng.
5.1. Bó vỏ gai (tractus corticospinalis ) hay bó tháp, bắt chéo ở đầu dưới của

hành não tạo nên bắt chéo tháp (decussatio pyramidum ) hay bắt chéo vận động.
5.2. Bó thon (fasciculus gracilis) hay bó Goll , dừng lại ở nhân thon
(nucleus gracilis) và bó chêm (fasciculus cuneatus) hay bó Burdach dừng lại ở
nhân chêm (nucleus cuneatum ) ở phía trong và nhân Monacov ở phía ngoài. Vì
thế nên các cột sau biến mất hết, không còn nữa. Từ các nhân, có các sợi chạy ra
và bắt chéo đường giữa gọi là bắt chéo liềm (decussatio lemniscorum ) hay bắt
chéo cảm giác ở trước ống tủy, để tạo thành dải Reil giữa. Hai bó bên đứng
nguyên chỗ, ở hai bên rìa, còn bó cung lên nằm ngang, vào giữa.

CẤU TRÚC BÊN TRONG CẦU NÃO
Cầu não (pons) là một bộ phận của thân não ở giữa hành não và trung não.
Cấu trúc vi thể của cầu não có nhiều nét tương tự như các bộ phận khác của thân
não. Chất xám gồm các cột nhân dây thần kinh sọ não và các khối nhân riêng.
Chất trắng gồm các bó dẫn truyền đi qua thân não và các bó riêng của cầu não.
1. Chất xám.
1.1. Các cột nhân dây thần kinh sọ não:

Cầu não gồm có các nhân và cột nhân:
- Nhân dây VI vận động cơ thẳng ngoài của nhãn cầu.
- Các nhân giác quan gồm: Nhân ốc tai dẫn truyền xung thính giác; nhân tiền
đình nhận các xung từ tiền đình và các ống bán khuyên thuộc mê nhĩ màng rồi
truyền tới tiểu não, tủy gai và nhân các dây thần kinh sọ não. Các nhân ốc tai,
tiền đình thuộc dây thần kinh số VIII.
-Các nhân dây V gồm: Nhân nhai vận động các cơ nhai và nhân cảm giác

vùng mặt. Nhân cảm giác dây V gồm ba phần: phần ở cầu não, phần kéo dài qua
hành não xuống đến tận các đoạn tủy cổ trên (hai phần này nhận các xung xúc
giác và đau, nóng lạnh ở đầu mặt), phần kéo dài lên trung não nhận cảm giác
sâu từ các cơ nhai và các huyệt răng. Nhân dây V nhận xung thần kinh từ những
neuron hạch Gasser. Neuron của nhân này cho các axon truyền xung lên đồi thị
bên đối diện.
211


-Các nhân dây VII và VII’ gồm: Nhân vận động thuộc dây VII chi phối các
cơ bám da mặt; nhân cảm giác và nhân phó giao cảm thuộc dây VII’ nhận xung
vị giác của 2/3 trước lưỡi qua các neuron tiền cảm giác của hạch gối. Các sợi trục
của các neuron thuộc nhân truyền xung vị giác lên đồi thị. Các nhân thực vật
gồm: nhân bọt trên làm tiết nước bọt tuyến bọt dưới lưỡi và dưới hàm; nhân lệ tỵ
làm tiết dịch tuyến lệ và các tuyến niêm mạc lưỡi.
1.2. Các nhân riêng của cầu não:

Các nhân riêng của cầu não (nuclei proprii pontis) gồm có:
- Các nhân cầu ở chân của cầu não là trạm trung gian truyền xung của đường
ngoại tháp vỏ não – cầu não – tiểu não. Các sợi trục từ nhân cầu họp thành bó
cầu tiểu não (tractus pontocerebellaris).
- Các nhân trám cầu, nhân dải Reil bên, các nhân thang (hay thể thang). Các
nhân xám này là các trạm trung gian của đường dẫn truyền thính giác. Các xung
từ hạch Corti được truyền thẳng tới các nhân này, hoặc qua các neuron của nhân
ốc tai đến các nhân nói trên. Từ các neuron thuộc các nhân có các sợi trục theo
đường thính giác, truyền tiếp lên trên đến các trung khu dưới vỏ thính giác rồi
đến vỏ não.

Hình 131: Cấu trúc bên trong cầu não


2. Chất

1. Bó dọc trong
2. Nhân dây VIII
3. Cuống tiểu não dưới
4. Nhân dây V
5. Bó gai - đồi thị
6. Bó đỏ gai
7. Sợi cầu tiểu não
8. Nhân dây VII
9. Bó gai - tiểu não trước
10. Bó dọc sau
trắng.

11. Sợi cầu tiểu não bắt chéo
12. Nhân cầu
13. Bó vỏ gai
14. Dải Reil giữa
15. Nhân tiền đình dây VIII
16. Nhân vận động dây VII
17. Nhân lệ tỵ
18. Nhân cảm giác dây VII
19. Nhân bọt trên
20. Nhân dây VI

Các bó dẫn truyền đi qua cầu não gồm:
212


- Bó vỏ gai (tractus corticospinalis) hay bó tháp và bó vỏ nhân (tractus

corticonuclearis) hay bó gối.
- Các bó vận động ngoại tháp (bó đỏ gai), bó cảm giác sâu không ý thức, bó
gai tiểu não trước (bó Gower), bó Reil chính (gồm dải Reil giữa và bó gai đồi
thị), các sợi của dây V đi lẫn vào đường cảm giác chung, bó liên hợp thân não
(hay bó dọc trong).
-Ngoài ra ở cầu não còn có bó vỏ cầu tiểu não, các sợi cầu tiểu não…

CẤU TRÚC BÊN TRONG TIỂU NÃO
Tiểu não (cerebellum) ở sau thân não và dính vào thân não bởi 3 đôi
cuống tiểu não trên, giữa và dưới. Chất xám tiểu não có ở hai nơi: phủ bề
mặt tiểu não (vỏ tiểu não) và vùi trong chất trắng tiểu não (các nhân xám dưới
vỏ).
Tiểu não là trung khu của các vận động ngoại tháp. Tiểu não điều hòa,
định hướng và điều chỉnh các động tác phản xạ không tùy ý thông qua việc phối
hợp sự hoạt động của các nhóm cơ, các cơ riêng biệt với nhau. Vậy, tiểu não
nhận các xung động về sức căng của gân, cơ, khớp, dây chằng và nó được phát
triển đồng thời với sự phát triển chức năng vận động của động vật. Tiểu não có
mối liên hệ chặt chẽ với các phần khác của hệ thống thần kinh trung ương và do
đó nó trải qua 3 giai đoạn phát triển trong bậc thang tiến hóa của động vật: cựu
tiểu não hay tiểu não nguyên thủy (archaecerebellum) ( gồm cục não và nhung
não ) phát triển sớm nhất, cổ tiểu não (palaeocerebellum) (gồm thùy giun) phát
triển muộn hơn và tân tiểu não (neocerebellum) (gồm các bán cầu tiểu não) phát
triển muộn nhất. Ở loài linh trưởng và ở người, tiểu não hoàn thiện nhất và có
mối liên hệ với các trung khu phân tích ở vỏ não.
1. Chất xám tiểu não.
1.1. Vỏ tiểu não:

Vỏ tiểu não (cortex cerebellaris) dày 1,5 mm bao bọc toàn bộ bề mặt tiểu não
và có cấu trúc đồng nhất ở mọi nơi. Từ nông vào sâu, vỏ tiểu não gồm 3 lớp: lớp
phân tử, lớp tế bào hạch (Purkinje) và lớp tế bào hạt.

- Lớp phân tử ở nông nhất và do các tế bào hình sao tạo nên.
- Lớp tế bào hạch ở giữa và sợi trục ( axon ) các neuron này đi vào chất trắng
tiểu não để liên hệ với những nhân xám dưới vỏ tiểu não.
- Lớp hạt ở sâu nhất và bao gồm các tế bào hạt, các tế bào rọ.
Các tế bào hạch dẫn truyền xung động thần kinh từ vỏ tiểu não tới các nhân
xám dưới vỏ. Những tế bào thần kinh khác của vỏ tiểu não là những neuron trung
gian truyền xung động thần kinh tới tế bào hạch.
1.2. Các nhân xám dưới vỏ tiểu não:

213


Các nhân này nằm trong lòng chất trắng tiểu não. Trong mỗi bán cầu tiểu não
gồm các nhân sau đây:
- ở gần đường giữa, ngay trên mái não thất IV có nhân mái tiểu não (nucleus
fastigii ).
- Nằm phía ngoài nhân mái là nhân nhỏ hình cầu và nhân nhỏ hình nút
(nucleus globosus et nucleus emboliformis ).
- Nhân răng (nucleus dentatus) hay nhân trám (có hình dạng giống và có
mối liên hệ với nhân trám hành não) nằm ngoài cùng, ngay giữa bán cầu tiểu não.
Nhân răng giống như một túi nếp gấp có miệng hướng ra trước.

Hình 132: Hình thể trong của tiểu não (thiết đồ đứng dọc)
1. Tiểu thùy trung tâm
2. Lưỡi tiểu não
3. Màn tủy trên
4. Cầu não
5. Tấm màng mạc não thất IV
6. Màn tủy dưới
7. Cục não


8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

Lưỡi gà
Cây sống tiểu não
Tháp
Củ

Khe chính
Vỏ tiểu não

2. Chất trắng tiểu não.
2.1. Nhìn chung chất trắng tiểu não:

Chất trắng tiểu não có hình khối không đều và có nhiều dải hình cành cây
chui sâu vào vỏ tiểu não tạo nên cây sống tiểu não (arbor vitae cerebelli). Chất
trắng tiểu não gồm các axon tế bào thần kinh vỏ tiểu não hướng vào các nhân
xám dưới vỏ của nó và các sợi thần kinh nối những vùng tiểu não lại với nhau.
Ngoài ra, tạo nên chất trắng tiểu não còn có các sợi thần kinh hướng tâm và các
214


sợi thần kinh ly tâm tạo nên các cuống tiểu não nối tiểu não với những trung khu
thần kinh khác của trục não tủy. Các sợi thần kinh hướng tâm đến vỏ tiểu não

gồm các sợi rêu và sợi leo. Trên đường đi các sợi này cho ra nhiều nhánh bên tới
các nhân xám dưới vỏ tiểu não.
Các sợi leo chạy dọc theo nhánh cành của tế bào hạch và tiếp khớp
dưới dạng đa xinap với các cúc tận cùng của những nhánh cành này. Các sợi leo
đến tiểu não có nguồn gốc từ nhân trám hành não và nhân này cũng nhận nhiều
xung động thần kinh từ tủy gai đi lên.
Các sợi rêu đi vào tiểu não và dưới dạng đầu tận cùng hình trùy tạo nên phức
hợp xinap hình tiểu cầu với đầu tận cùng nhánh cành tế bào hạt (ở lớp hạt) tế
bào hình sao (ở lớp phân tử) và tế bào rọ. Nhánh trục của các tế bào vừa nêu trên
lại tiếp khớp xinap với tế bào hạch . Vậy, các sợi rêu không tiếp khớp xinap trực
tiếp với tế bào hạch mà liên hệ với nó qua các tế bào trung gian khác.

Hình 133: Thiết đồ cắt đứng ngang qua tiểu não
1. Nhân mái
2. Nhân răng phụ ngoài
3. Nhân răng phụ trong

4. Nhân răng chính
5. Vỏ tiểu não
6. Chất trắng

2.2. Cấu tạo các cuống tiểu não

Các cuống tiểu não do chất trắng tạo nên. Chúng gồm những bó sợi thần kinh
hướng tâm tới tiểu não và các bó sợi thần kinh ly tâm từ những nhân xám dưới
vỏ tiểu não đi đến các trung khu thần kinh khác của trục não tủy.
2.2.1. Cuống tiểu não dưới (pedunculus cerebellaris inferior)

Gồm có:
- Bó gai tiểu não sau hay bó gai tiểu não thẳng (Flechsig) đi từ cột nhân

Clarke lên kết thức ở thùy giun tiểu não cùng bên.

215


- Bó trám tiểu não gồm các sợi thần kinh từ nhân trám chính và nhân trám
phụ ở hành não đi trong cuống tiểu não dưới cùng bên lên thùy giun và vỏ bán
cầu tiểu não.
- Bó lưới tiểu não từ các nhân lưới hành não vào tiểu não.
- Bó tiền đình tiểu não đi từ các nhân tiền đình đến nhân mái tiểu não vào vỏ
thùy giun.
- Bó tiểu não tiền đình gồm các sợi từ nhân mái đi ngược lại với nhân tiền
đình ngoài và các nhân lưới thân não.
2.2.2. Cuống tiểu não giữa ( pedunculus cerebellaris medius )

Gồm có:
- Bó cầu tiểu não từ các nhân cầu ở cầu não đi ngang sang bên đối diện để
qua cuống tiểu não giữa vào bán cầu tiểu não.
2.2.3. Cuống tiểu não trên (pedunculus cerebellaris superior)

Gồm có:
- Bó tiểu não - nhân đỏ - đồi thị gồm những sợi thần kinh từ nhân răng tiểu
não và một số sợi từ thùy nhung lên kết thức ở nhân đỏ và đồi thị bên đối diện.
- Bó gai tiểu não trước hay bó gai tiểu não chéo ( Gowers ) gồm các sợi từ cột
nhân Bechterev ở sừng sau tủy gai bắt chéo hai lần ( ở tủy gai và hành não ) lên
kết thúc ở nhân mái và các nhân nút, nhân cầu tiểu não. Do bắt chéo hai lần nên
bó này coi như không bắt chéo.
3. Phân chia tiểu não.

Tiểu não được chia ra thành 3 phần phù hợp với 3 giai đoạn phát triển trong

bậc thang tiến hóa của động vật.
- Thùy dưới hay thùy nhung, cục não và nhân mái là cựu tiểu não. Đây là
trung khu thăng bằng tiền đình, phát triển mạnh ở loài cá.
- Thùy giữa hay thùy giun nằm ở rãnh nguyên phát và các nhân hình nút,
hình cầu là cổ tiểu não. Đây là trung khu kiểm soát trương lực cơ, tư thế và phát
triển mạnh ở loài lưỡng thê, bò sát, chim.
- Thùy sau gồm các phần tiểu não còn lại là tân tiểu não, ở sau rãnh nguyên
phát và nhân răng. Đây là trung khu kiểm soát các cử động tự động và tùy ý, phát
triển ở loài thú, loài linh trưởng và người.

216


CẤU TRÚC BÊN TRONG TRUNG NÃO
Trung não (mesencephalon) là một bộ phận của thân não, nằm giữa gian não
và cầu não. Trên thiết đồ cắt ngang qua trung não, nếu kẻ một đường ngang qua
cống não ( Sylvius ) thì chia trung não thành hai phần:
- Phần trước là cuống đại não, có phần chỏm cuống và chân cuống.
- Phần sau là phần mái có các lồi não ( củ não sinh tư ).
1. Chất xám.
1.1. Chất xám từ hành não, cầu não lên:

Gồm các khối nhân tiếp tục từ cầu não và hành não đi lên và các khối nhân
riêng của trung não.
- Chất xám từ hành não, cầu não đi lên gồm:
+ Chất lưới ( thể võng ): là một khối chất xám đặc biệt nằm ở trong thân não,
kéo dài từ tủy sống lên gian não. Ở trung não chất lưới nằm chủ yếu xung quanh
cống não. Chất lưới gồm các neuron có nhánh cành (dendritum) bao quanh. Các
sợi trục ( axon ) chia thành nhiều nhánh lên và nhánh xuống, tách ra nhiều nhánh
bên tỏa ra các hướng nối với nhau thành mạng lưới, mà mắt lưới là thân neuron.

Thân neuron rất đa dạng: hình đa giác, thoi, tròn ...
+ Nhân vận động dây III. Nằm ở trước và hai bên cống não, chỉ huy vận động
hầu hết các cơ ở nhãn cầu.
+ Nhân vận động của dây IV. Nằm sau nhân dây III chỉ huy vận động cơ
chéo trên ( cơ chéo to ).
1.2. Chất xám riêng của trung não:
+ Nhân phụ của dây III (hay nhân thực vật của dây III). Chỉ huy cơ thắt đồng
tử và cơ mi.
+ Nhân của bó dọc sau ( còn gọi là nhân Darkshewitch ). Nhân này nằm ở
phía trên nhân dây III, sát vùng dưới đồi, là nhân nguyên ủy của bó dọc sau.
+ Liềm đen (substantia nigra): hay chất đen là một nhân rất to của trung não,
kéo dài qua tất cả trung não. Liềm đen gồm các tế bào đa cực và có các nhánh
cành trông giống hình rọ. Các sợi trục liên hệ với bèo nhạt của thể vân. Hai liềm
đen là các trung khu điều hòa tác dụng ức chế của thể vân, giữ độ căng cơ.
- Nhân đỏ (nucleus ruber). Đây là một nhân to, đường kính khoảng 7mm,
kéo dài từ vùng dưới thị đến 1/3 dưới cuống não, nằm ở phía trước chỏm, nhưng
phía sau liềm đen. Trong nhân đỏ có những sợi thần kinh của dây III đi qua. Bởi
vậy khi tổn thương nhân đỏ, dây số III cũng bị ảnh hưởng đến chức phận. Chức
217


năng của nhân đỏ có vai trò trong việc duy trì và điều hòa trương lực cơ, vận
động tự động, nửa tự động.
Ngoài ra ở trung não còn có các khối chất xám riêng nằm ở phía sau.
- Lồi não trên (colliculus superior) là trung tâm thị giác dưới vỏ.
- Lồi não dưới (colliculus inferior)là trung khu thính giác dưới vỏ.

Hình 133: Cấu trúc bên trong trung não
1.
2.

3.
4.
5.
6.

Lồi não trên
Chất xám trung tâm
Cống não
Nhân dây TK III
Bó dọc trong
Bó gai thị

7.
8.
9.
10.
11.
12.

Bó vỏ cầu
Bó vỏ gai
Bó vỏ nhân
Dải Reil giữa
Dải Reil bên
Cánh tay lồi não dưới

2. Chất trắng.
2.1. Các bó vận động:

Bó vỏ gai (bó tháp) chiếm 3/5 giữa, bó vỏ nhân (bó gối) chiếm 1/5 trong, bó

vỏ cầu ở 1/5 ngoài của chân cuống đại não.
Trong đó bó vỏ gai và bó vỏ nhân thuộc hệ vận động tháp. Bó vỏ cầu thuộc
hệ vận động ngoại tháp.
2.2. Các bó cảm giác:

- Bó Reil chính: Gồm bó Reil giữa và bó cung. Từ hành não đi lên nằm ở phía
sau liềm đen để lên đồi thị.
- Bó Reil bên hay bó thính giác: Từ cầu não đi lên trung não, qua phần sau
chẩm để đi lên lồi não dưới.
2.3. Các bó liên hợp:

218


- Bó dọc sau: Bắt đầu từ phía trên của tủy sống đi lên phần trên của trung não
và dừng ở nhân Darkshewitch, nhận các sợi từ nhân vận động và cảm giác của
các nhân sọ não như nhân dây III, IV, V, VI, VII đi tới.
Từ bó dọc sau có các sợi đi xuống liên hệ với các nhân sọ não và các nhân
của lồi não.
3. Cống não.

Cống não (aquaeductus cerebri) còn gọi là cống Sylvius, là một ống nhỏ nối
thông não thất IV (của trám não) với não thất III ( của gian não ).

CẤU TRÚC BÊN TRONG GIAN NÃO

Gian não (diencephalon) là một bộ phận nối liền thân não và hai bán cầu đại não.
Trong quá trình tiến hóa ở động vật cấp thấp (ếch, bò sát), gian não và thể
vân trở thành trung tâm thần kinh cao nhất. Nó là bộ phận sơ khai của hai bán
cầu đại não. Khi đại não phát triển và hoàn thiện ở động vật cấp cao thì gian não

trở thành trung khu dưới vỏ và là một bộ phận chỉ huy trung gian liên hệ giữa vỏ
não với các trung khu cấp dưới.
Gian não gồm: đồi thị, vùng quanh đồi và não thất III.
1. Đồi thị.

Đồi thị (thalamus) là hai khối chất xám to, nằm ở phần trên của hai thành bên
não thất III. Trong đồi thị có các vách chất trắng phân chia đồi thị thành nhiều
nhóm nhân.
1.1. Các nhóm nhân của đồi thị:

- Nhóm nhân trước: nhận các sợi cảm giác của đường dẫn truyền khứu giác
do bó vú thị đi từ củ núm vú đến đồi thị.
- Nhóm nhân sau: nhận các sợi của đường dẫn truyền thị giác.
- Nhóm nhân bụng ngoài: nhận các đường dẫn truyền cảm giác từ thân não đi lên.
- Nhóm nhân bụng trong: nhận các sợi từ các nhân xám dưới thị và thể vân.
- Nhóm nhân giữa: nhận các sợi từ các trung khu thực vật đi lên.
Chất xám và phần chất lưới ở phía dưới quanh nhóm nhân bên và nhân trong,
là vùng vô định (zona incerta). Vùng này đảm nhận sự liên hệ giữa các nhóm
nhân của đồi thị và hưng phấn các nhân nói trên.
1.2. Chức năng của đồi thị:

- Đồi thị là trung khu tiếp nhận mọi cảm giác trong cơ thể. Do đó mọi đường
dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên qua thân não lên gian não đến dừng ở nhóm
nhân ngoài của đồi thị. Từ nhân ngoài có các sợi đi lên vỏ não.

219


- Đồi thị không phải là một trạm chuyển tiếp có chung một mức độ đối với
mọi cảm giác, mà nó là nơi sàng lọc cảm giác, nhằm phục vụ cho chức năng nhận

biết có ý thức về cảm giác đau. Khi tổn thương đồi thị, bệnh nhân có hội chứng
tăng cảm.
- Đồi thị còn là chặng chuyển tiếp của những đường vận động không tùy ý,
chuyển xung động tới thể vân. Vì vậy đồi thị với thể vân hợp thành cựu não.
- Đồi thị là một chặng chuyển tiếp phối hợp các xung động cảm giác. Những
xung động thị giác và thính giác do các nhân sau (nhân đồi chẩm) chuyển lên vỏ
não; những xung động khứu giác do các nhân trước chuyển lên vỏ não, còn
những xung động thần kinh thực vật do nhân trong thu nhận và chuyển đi.
2. Vùng quanh đồi.
Bao gồm vùng trên đồi, vùng sau đồi và vùng dưới đồi.
2.1. Vùng trên đồi (epithalamus). Có tuyến tùng, cuống tuyến tùng. Ngoài ra
có tấm màng mạch phủ lên tuyến tùng.
- Tuyến tùng (corpus pineale). Nằm ở sau trên não thất III. Có kích thước nhỏ
7 - 8 mm, nặng 26g, gồm thân ở trước và đỉnh ở sau.
Tuyến tùng là một tuyến nội tiết, có chức phận lớn nhất ở thời kỳ bào thai và
sơ sinh. Đến 18 tháng tuyến xơ teo đi và các tế bào tổ chức liên kết phát triển và
đọng lại cặn các muối khoáng.
Thời kỳ hoạt động mạnh của tuyến là làm ngăn cản sự phát triển của cơ thể,
cụ thể là ức chế tuyến yên. Vì vậy u tuyến tùng dẫn đến hội chứng hệ sinh dục
phát triển sớm. Nếu tuyến tùng hoạt động nhiều dẫn tới béo phì và làm thời kỳ
tăng trưởng chậm lại. Tuyến tùng có tác dụng tới sự phát triển cơ thể: cân nặng,
chức năng sinh dục. Ngoài ra, tuyến tùng còn có vai trò lưu thông dịch não tủy.
- Cuống tuyến tùng: Gồm có 3 cuống là những mảnh chất trắng tạo nên một
bộ phận của đường dẫn truyền khứu giác.
2.2. Vùng sau đồi (metathalamus) có 4 thể gối (corpus geniculatum): 2 trong
và 2 ngoài
- Thể gối trong: là trung khu dưới vỏ của thính giác.
- Thể gối ngoài: là trung khu dưới vỏ của thị giác.
- Các thể gối và đồi chẩm hợp thành trung khu chuyển tiếp phối hợp của các
đường dẫn truyền thị giác.

2.3. Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một khu vực chất trắng ở dưới hai đồi
thị và não thất III, nơi tất cả các đường thần kinh từ dưới đi lên hoặc từ trên đi
xuống. Vùng dưới đồi gồm có hai khu vực chất trắng thuộc hai thành bên não
thất III.
220


Các nhóm nhân nằm ở vùng dưới đồi gồm:
- Nhóm nhân dưới đồi trước hay nhóm nhân hướng dinh dưỡng làm chậm
nhịp tim, nhịp hô hấp, hạ huyết áp và là những trung khu của nghỉ ngơi và
ngủ.
- Nhóm nhân dưới đồi sau hay nhóm nhân hướng công năng, làm nhiệm vụ
tăng huyết áp, tăng nhịp tim và nhịp hô hấp và là những trung khu kích thích tình
trạng hăng hái hoạt động.
Tóm lại, các trung khu vùng dưới đồi đảm nhận chức năng duy trì trạng thái
hằng định của nội môi, điều hòa hoạt động của các nội tạng thích nghi với nhu
cầu của cơ thể. Các nhân vùng dưới đồi kiểm soát thân nhiệt, sự hấp thu, thải trừ
nước và các chất điện giải, hoạt động của tim và bộ máy tuần hoàn, điều hòa
chuyển hóa, nhịp điệu của giấc ngủ và sự hoạt động.

Hình 134: Vùng dưới đồi các nhóm nhân chính

221


1. Thể tam giác
2. Vách trong suốt
3. Lỗ Monro
4. Mỏ thể trai
5. Gối thể trai

6. Mép trắng trước
7. Mảnh cùng
8. Ngách giao thoa
9. Giao thoa thị giác
10. Ngách phiễu
11. Nhân của dải thị giác
12. Tuyến yên
13. Nhân củ xám
14. Nhân cạnh não thất

222

15. Nhân cạnh thể tam giác
16. Thể vú
17. Cống rãnh
18. Mép trắng sau
19. Tuyến tung
20. Màng mái
21. Lồi trai
22. Ngách tùng
23. Màng mái
24. Đám rối màng mạch trên
25. Nhân đuôi
26. Đồi thị
27. Rãnh dưới đồi
28. mép xám




×