Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thành phần hóa học của tinh dầu từ hoa của cây hoa dẻ (Desmos Chinensis Lour.) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.34 KB, 3 trang )

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TINH DẦU TỪ HOA CỦA CÂY HOA DẺ
(DESMOS CHINENSIS LOUR.) Ở VIỆT NAM
TRẦN HUY THÁI1 - TRẦN MINH HỢI1
NINH KHẮC BẢN
NGUYỄN QUANG HƯNG1 – VŨ THỊ MỴ1
ANGE BIGHELLI2 – VINCENT CASTOLA2
JOSEPH CASANOVA2
1
Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật
2
Trường đại học tổng hợp Corse-Pháp
I. MỞ ĐẦU
Chi Hoa dẻ (Desmos Lour.) theo Nguyễn Tiến Bân và Phạm Hoàng Hộ có 5 loài [1, 2], trong
đó loài hoa dẻ thơm (Desmos chinensis) phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái
Lan, Philippin, Inđônêxia và Việt Nam. Hoa của cây hoa dẻ thơm có mùi thơm dễ chịu có thể
cất tinh dầu phục vụ cho việc sản xuất nước hoa. Đồng bào Mường ở Hoà Bình còn dùng nước
sắc của hoa để chữa bệnh khó đẻ cho phụ nữ. Ở Ấn Độ người ta dùng nước sắc của rễ cây hoa
dẻ thơm để chữa lỵ và chóng mặt. Ở Trung Quốc người ta dùng rễ và lá để trị đau dạ dày, đau
bụng và viêm thận [3]... Tuy vậy, chưa có công trình nào ở trong nước nghiên cứu về tinh dầu
cũng như thành phần hoá học của tinh dầu cây hoa dẻ thơm. Trong bài báo này chúng tôi muốn
trình bầy một số kết quả về thành phần hoá học của tinh dầu cất từ hoa của hoa dẻ thơm ở Việt
Nam.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Đối tượng nghiên cứu là hoa của cây hoa dẻ thơm thu tại Ngọc Thanh, Mê Linh, Vĩnh Phúc,
được định danh bởi TS. Vũ Xuân Phương.
+ Xác định hàm lượng tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu
trong thiết bị Clevenger; định tính và định lượng các thành phần hóa học của tinh dầu bằng
phương pháp sắc ký khí (GC), và cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) [5, 6].
Sắc ký khí: (GC): các kết quả được phân tích trên máy bơm tự động Perkin Elmer với detecto
FID và 2 cột mao quản (kích thước cột 50 m x 0,22 mm, độ dày của phím 0,25m. Pha tĩnh
BP-1 (dimethyl siloxane) và Bp-20m (polyethylene glycol). Chương trình nhiệt 600C-2200C


với 20C/phút sau đó giữ ở 2200C trong 20 phút, nhiệt độ detectơ: 2500C; khí mang helium, có
chia dòng.
Cộng hưởng từ hạt nhân (RMN): Phổ carbon-13 được ghi trên quang phổ kế Brucker AC 200
(50 MHz) trong CdCl3 với TMS làm nội chuẩn, giá trị đo tính bằng ppm.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Mô tả và phân bố
Hoa dẻ thơm là loại cây bụi trườn, cao từ 2-3 m. Cành non lúc đầu có lông thưa, lá hình mác
hoặc gần thuôn, kích thước thay đổi dài 7-17 cm, rộng 3-6 cm. Cả 2 mặt thường có lông. Hoa
thơm mọc đơn độc, lá đài hình mác nhọn, 7-14 x 3,5 mm. Cánh hoa màu vàng, mỏng, thường
giống nhau về kích thước và hình dạng. Bầu có lông, phần quả không lông khi chín vàng hay
đỏ, có từ 2-9 hạt, phân thành các đốt hình trứng hay gần hình cầu. Cây phân bố ở nhiều vùng ở
nước ta như Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hoà Bình,
Ninh Bình, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đồng Nai,... [1].
2. Thành phần hoá học của tinh dầu


Hàm lượng tinh dầu từ hoa đạt 0,2% theo nguyên liệu khô không khí. Tinh dầu là chất lỏng
màu vàng, nhẹ hơn nước, có các chỉ số lý học sau đây: chỉ số chiết quang: 25D = 1 ,4983 ; chỉ
số quay cực: 25D= - 6,5.
Bằng phương pháp sắc kí khí và cộng hưởng từ hạt nhân, chúng tôi đã xác định được 13 cấu tử
từ tinh dầu hoa dẻ thơm (xem bảng).
Như vậy thành phần hoá học của tinh dầu từ hoa cây hoa dẻ thơm chứa chủ yếu là các hợp chất
sesquiterpen, đã xác định được 13 thành phần, trong đó có các hợp chất chính sau: caryophyllen (28,9%), bicyclogermacren (11,5%), -humulen (7,2%), D-germacren (7,2%), elemen (6,4%).
III. KẾT LUẬN
+ Hàm lượng tinh dầu từ hoa đạt 0,2% theo nguyên liệu khô không khí.
+ Đã xác định được 13 cấu tử trong tinh dầu từ hoa cây hoa dẻ thơm. Những thành phần chính
của tinh dầu gồm các hợp chất sau: -caryophyllen (28.9%), bicyclogermacren (11,5%), humulen (7.2%), D-germacren (7,2%), -elemen (6,4%)
Bảng: Thành phần hoá học của tinh dầu từ hoa cây hoa dẻ thơm (Desmos chinensis Lour.) thu
tại Ngọc Thanh, Mê Linh, Vĩnh Phúc
Số thứ tự

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Cấu tử
Tỷ lệ %
1,7
-pinen
limonen
1,5
Linalol
2,3
1,1
-copaen
6,4
-elemen
28,9

-caryophyllen
7,2
-humulen
D-germacren
7,2
bicyclogermacren
11,5
1,9
-cadien
Spathulenol
2,2
Globulol
1,8
viridiflorol
1,8
Chưa xác định
2,5
Chưa xác định
2,6
Chưa xác định
3,4
Summary
Desmos chinensis is a climber tree. Branches brown pubescent, leaves glaucous underneath,
petals yellow. This tree distributes in many provinces of Vietnam, mostly in Yen Bai, Ha Giang,
Thai Nguyen, Bac Giang, Vinh Phuc, Quang Ninh, Hoa Binh, Ninh Binh, Quang Binh, Ha
Tinh, Thua Thien Hue, Kontum, Dong Nai. The oil yield was 0,2 per cent from flower by airdry material. The essential oil of Desmos chinensis was analysed by GS and RMN 13
constituents have been identified in which the main constituents were:  -caryophyllen (28.9%),
bicyclogermacren (11.5%), -humulene (7.2%), D-germacren (7.2%), - elemene (6.4%)
Tài liệu tham khảo chính



1. Nguyễn Tiến Bân. Thực vật chí Việt Nam. Tập 1. Họ Na - Annonaceae. Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, 2001. Trang 117-130.
2. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. Tập 1. Nxb. Montréal, 1991. Trang: 312-313.
3. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, 2000. Trang 521.
4. Võ Văn Chi. Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng... Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. Tập 1.
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 1971. Trang 68.
5. Trần Huy Thái. Nguồn thực vật có tinh dầu tại Ngọc Thanh, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Tạp chí
Dược học. Số 8/2001. Trang 8-10.
Tạp chí dược học : Số 01 năm 2003 trang 23 - 24



×