Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,151 trang)

Lựa chọn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng các dự án đầu tư xây dựng_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.12 MB, 1,151 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Trọng Hoan và các thầy cô trong khoa sau đại học chuyên ngành Quản lý
xây dựng của Trường Đại học Thủy Lợi trong thời gian học tập đã giúp tôi hoàn
thành khóa học, cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp trong Công ty Cổ
phần Tập đoàn Nam Cường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian và tài liệu tham
khảo nên không thể tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót.
Vì vậy tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và
đồng nghiệp. đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất đề cố gắng
hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thị Trang


BẢN CAM KẾT
Tôi là Phạm Thị Trang, học viên cao học lớp 21QLXD22 Trường Đại học
Thủy Lợi, chuyên ngành Quản lý xây dựng, xin cam kết:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.


3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực.
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.Tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thị Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. Cơ sở lý luận về hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, điều
chỉnh giá hợp đồng xây dựng ...................................................................................4
1.1 Hợp đồng xây dựng ....................................................................................4
1.1.1 Khái niệm hợp đồng xây dựng .................................................................4
1.1.2 Nội dung hợp đồng xây dựng ...................................................................4
1.1.3 Phân loại hợp đồng xây dựng ....................................................................4
1.2 Giá hợp đồng hợp xây dựng .....................................................................6
1.2.1 Khái niệm giá hợp đồng xây dựng: ...........................................................6
1.2.2 Nội dung giá hợp đồng xây dựng: .............................................................6
1.2.3 Phân loại giá hợp đồng xây dựng ..............................................................6
1.2.4 Phương pháp xác định giá hợp đồng xây dựng .........................................8
1.3 Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng .........................................................11
1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng ......................................11
1.3.2 Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng ......................................12

1.3.3 Các phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng sử dụng hiện nay
đối với các dự án xây dựng nhà ở .............................................................................13
1.4 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..........................23
Kết luận chương 1 ...................................................................................................23
Chương 2. Thực trạng công tác điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với các
dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường trong thời gian qua....24
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Nam Cường .......................................24
2.2. Phân tích thực trạng xây dựng và quản lý giá hợp đồng trong xây
dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường .....................25
2.2.1 Tình hình đầu tư xây dựng các dự án xây dựng nhà ở của Công ty Nam
Cường từ năm 2010 đến năm 2013 ...........................................................................25
2.2.2 Tình hình công tác điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng các dự án đầu tư
xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường từ năm 2010 đến năm 2013. ...................27


2.2. Đánh giá công tác điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng các dự án đầu tư
xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường. ............................................................40
2.2.1 Kết quả đạt được: ....................................................................................40
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân ...........................................................................40
Kết luận chương 2 ...................................................................................................46
Chương 3. Đề xuất phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với các
dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường và áp dụng cho công
trình Chung cư CT3, Khu đô thị mới Cổ Nhuế....................................................47
3.1 Kế hoạch phát triển đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của
Công ty Nam Cường trong thời gian tới ...............................................................47
3.1.1. Các dự án công ty đang thực hiện ..........................................................47
3.1.2. Các hợp đồng xây dựng đang thực hiện .................................................54
3.2. Đề xuất phương pháp điều chỉnh giá hợp xây dựng ............................55
3.2.1 Phương pháp bù giá trực tiếp ..................................................................56
3.2.2. Phương pháp bù giá theo chỉ số giá.......................................................60

3.3. Áp dụng phương pháp điều chỉnh giá hợp xây dựng cho công trình .62
3.3.1. Giới thiệu công trình Chung cư CT3, Khu đô thị mới Cổ Nhuế ............62
3.3.2. Một số nội dung chính của các hợp đồng gói thầu xây dựng .................62
3.3.3. Đề xuất phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng......................68
3.3.4. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng trình Chung cư CT3, Khu đô thị mới Cổ
Nhuế .......................................................................................................................69
3.3.5 Áp dụng phương pháp dùng hệ số để điều chỉnh giá hợp đồng cho công
trình CT3: ..................................................................................................................74
Kết luận chương 3 ...................................................................................................79
CHÚ THÍCH..............................................................................................................1


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chung cư CT8 Block A, B, C, D – KĐTM Dương Nội. .......................... 38
Hình 2.2: Cụm Chung cư CT7 – KĐTM Dương Nội. .............................................. 39
Hình 2.3: Công trình Nhà liền kề khu D-KĐTM Dương Nội................................... 40


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng bổ sung .............................................. 21
Bảng 2.1: Tổng hợp chi phí điều chỉnh giá vật liệu công trình Nhà ở cao tầng CT3KĐTM Cổ Nhuế, gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa C, D ................. 34
Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí xây dựng công trình nhà ở cao tầng CT3-KĐTM Cổ Nhuế,
gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa C, D: ................................................. 35
Bảng 2.3: Tổng hợp chi phí điều chỉnh giá vật liệu công trình Nhà ở cao tầng CT3KĐTM Cổ Nhuế gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa A, B .................... 35
Bảng 2.4: Tổng hợp chi phí xây dựng công trình nhà ở cao tầng CT3-KĐTM Cổ Nhuế,
gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa A, B: ................................................. 36
Bảng 2.5: Bảng thống kê một số công trình thi công xây dựng của Công ty Nam Cường
trong quá trình thực hiện có điều chỉnh giá hợp đồng. ........................................................ 36
Bảng 2.6: Bảng đơn giá chi tiết bù giá nhân công, máy thi công cho công tác cốt thép
tường theo dự toán lập theo định mức cơ bản ...................................................................... 41

Bảng 2.7: Bảng đơn giá chi tiết bù giá nhân công, máy thi công cho công tác cốt thép
tường theo dự toán trúng thầu ................................................................................................ 43
Bảng 2.8: Bảng đơn giá chi tiết bù giá vật liệu theo công bố liên sở tài chính.................. 44
Bảng 2.9: Bảng đơn giá chi tiết bù giá vật liệu theo dự toán trúng thầu ............................ 45
Bảng 3.1: Bảng tính đơn giá vật liệu bổ sung ....................................................................... 58
Bảng 3.2: Bảng tính đơn giá nhân công, máy thi công bổ sung ......................................... 60
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chi phí vật liệu bổ sung công trình Nhà ở cao tầng CT3KĐTM Cổ Nhuế, Gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa C, D ................ 72
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí xây dựng công trình nhà ở cao tầng CT3-KĐTM Cổ
Nhuế, gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa C, D: ...................................... 73
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chí phí vật liệu bổ sung Công trình: Nhà ở cao tầng CT3KĐTM Cổ Nhuế, Gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa A, B ................ 73
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí xây dựng công trình nhà ở cao tầng CT3-KĐTM Cổ
Nhuế, gói thầu: Xây dựng phần kết cấu và hoàn thiện Tòa A, B: ...................................... 74


Bảng 3.7: Bảng xác định các hệ số a, b, c, d ......................................................................... 75
Bảng 3.8: Bảng tính giá trị quyết toán công trình theo phương pháp ................................ 76
Bảng 3.9: Bảng xác định các hệ số a, b, c, d ......................................................................... 76
Bảng 3.10: Bảng tính giá trị quyết toán công trình theo phương pháp hệ số điều chỉnh
chung cư CT3 tòa A, B ........................................................................................................... 77
Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí thực hiện theo 3 phương án .................................................. 77


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay thị trường xây dựng nói chung và các công trình xây dựng nhà ở nói
riêng thường có thời gian thi công kéo dài, giá hợp đồng tại thời điểm khởi công
công trình không còn phù hợp với giá thanh toán tại thời điểm thanh, quyết toán.
Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với các dự án xây dựng nhà ở một cách
hợp lý để triển khai các dự án thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển của các

doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Công ty Nam Cường đã và đang đầu tư các dự
án xây dựng nhà ở tại các khu đô thị mới trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, các dự án
được thực hiện hầu hết từ đầu năm 2010 cho đến nay đã đi vào hoàn thiện và bàn
giao căn hộ cho khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình thanh quyết toán các gói
thầu đã thực hiện, giá thanh toán vượt giá hợp đồng rất nhiều dẫn đến ảnh hưởng rất
lớn đến kế hoạch vốn đề ra, đồng thời ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thi công kéo dài, các chế độ chính sách nhà
nước thay đổi về tiền lương, giá nhiên, nguyên vật liệu tăng cao theo xu thế phát
triển của thị trường.
Đó là vấn đề bất cập xảy ra hiện nay không những ở Công ty Nam Cường mà
hầu hết các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đang gặp phải. với chi phí dự phòng 5%
cho phần trượt giá trong tổng dự toán không đủ để bù cho các chi phí vượt giá trị
hợp đồng trên. Vì vậy việc “Lựa chọn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây
dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của công ty Nam Cường, áp dụng cho
công trình Chung cư CT3, Khu đô thị mới Cổ Nhuế” là yêu cầu bức thiết có ý
nghĩa thực tiễn trong xây dựng hiện nay.
2. Mục tiêu của đề tài
- Lưa chọn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng các dự án đầu tư
xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường và áp dụng cho công trình Chung cư CT3,
Khu đô thị mới Cổ Nhuế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hợp đồng xây dựng và giá hợp
đồng xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường.
- Phạm vi nghiên cứu là các công trình thi công do Công ty Nam Cường làm
chủ đầu tư trong giai đoạn 2010-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân tích các dữ liệu.

- Phương pháp thống kê tổng hợp.
- Phương pháp tính toán, so sánh và đánh giá.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về hợp đồng xây dựng
và phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, làm cơ sở để tổng hợp, phân
tích, đánh giá về hợp đồng xây dựng nói chung và công tác điều chỉnh giá hợp
đồng xây dựng nói riêng. Đồng thời làm căn cứ cho công tác học tập, nghiên cứu về
hợp đồng xây dựng và điều chỉnh hợp đồng xây dựng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác điều chỉnh giá hợp
đồng xây dựng các dự án nhà ở của Công ty Nam Cường trong thời gian qua, chỉ ra
những tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục. Từ đó đề xuất lựa chọn phương pháp
điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty
Nam Cường trong thời gian tới, với mục tiêu đảm bảo tính khách quan, tính minh
bạch và bảo vệ quyền lợi trong kinh doanh của các bên.
6. Các kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hợp đồng xây dựng và phương pháp điều
chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
- Phân tích những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng nhà ở để tìm ra những
yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố trượt giá của dự án.
- Phân tích được các nguyên nhân dẫn đến bất cập trong công tác tính bù giá
cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở hiện nay.
- Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện bù giá
các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường.


3
- Đề xuất lựa chọn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng nhằm đảm
bảo tính minh bạch, cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý giá hợp đồng xây dựng
và đảm bảo quyền lợi cho các bên khi thực hiện.
- Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng áp dụng cho công trình

Chung cư CT3, Khu đô thị mới Cổ Nhuế.
7. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, điều chỉnh
giá hợp đồng xây dựng.
Chương 2: Thực trạng công tác điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với các dự án
đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường trong thời gian qua.
Chương 3. Đề xuất lựa chọn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với
các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty Nam Cường và áp dụng cho công
trình Chung cư CT3, Khu đô thị mới Cổ Nhuế.


4
Chương 1. Cơ sở lý luận về hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, điều
chỉnh giá hợp đồng xây dựng
1.1 Hợp đồng xây dựng
1.1.1 Khái niệm hợp đồng xây dựng [1]
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa
bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong
hoạt động đầu tư xây dựng.
1.1.2 Nội dung hợp đồng xây dựng [2]
Nội dung hợp đồng xây dựng bao gồm:
-

Căn cứ pháp lý áp dụng;

-

Ngôn ngữ áp dụng;


-

Nội dung và khối lượng công việc;

-

Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

-

Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

-

Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán
hợp đồng xây dựng;

-

Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

-

Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

-

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;


-

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

-

Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

-

Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

-

Rủi ro và bất khả kháng;

-

Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

-

Các nội dung khác.

1.1.3 Phân loại hợp đồng xây dựng [3]
Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực
hiện và giá hợp đồng áp dụng:
- Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng bao gồm:



5
+ Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để
thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng;
+ Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công
xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục
công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng
tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện
tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
+ Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp
thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây
dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là
hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
+ Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC) là
hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công
trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết
kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
+ Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP) là hợp
đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây
dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công
nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình
của một dự án đầu tư;
+ Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
(viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết
bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
+ Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình (viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung
cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp



6
đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
+ Hợp đồng tổng thầu chính khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực
hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng công trình
-

Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:
+ Hợp đồng trọn gói;
+ Hợp đồng theo đơn giá cố định;
+ Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
+ Hợp đồng theo thời gian;
+ Hợp đồng theo tỷ lệ %.

1.2 Giá hợp đồng hợp xây dựng [4]
1.2.1 Khái niệm giá hợp đồng xây dựng:
Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên
nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ,
điều kiện thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
1.2.2 Nội dung giá hợp đồng xây dựng:
Giá hợp đồng bao gồm các nội dung;
-

Khối lượng công việc thực hiện;

-

Đơn giá thực hiện công việc;


-

Lợi nhuận dự tính của nhà thầu;

-

Chi phí các loại;

-

Các khoản thuế phải nộp.

Giá hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, giá
hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng
1.2.3 Phân loại giá hợp đồng xây dựng
1.2.3.1 Giá hợp đồng xây dựng bao gồm các loại sau:
a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình
thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký


7
kết, trừ trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35
Nghị định 48, cụ thể có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng
đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công
việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài
nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà
không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê
duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp
đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có

thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không
được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa
chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành;
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố
định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định
là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng;
c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá
cho các công việc đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng
nhân với khối lượng công việc tương ứng. Điều chỉnh giá do trượt giá thực hiện
theo phương pháp quy định tại khoản 3.4 điều 36 Nghị định 48.
d) Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho
chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm
việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ;
e) Giá hợp đồng theo tỷ lệ % được tính theo tỷ lệ % giá trị của công trình
hoặc giá trị khối lượng công việc. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ
theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ %
được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng
công việc.
1.2.3.2 Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng:
a) Đối với hợp đồng trọn gói:
Giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro có liên quan


8
như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và các bên phải tự chịu trách
nhiệm đối với các rủi ro của mình liên quan đến giá hợp đồng.
Giá hợp đồng trọn gói chỉ áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà
thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng,
chất lượng, tiến độ thực hiện và đơn giá để thực hiện các công việc hoặc trong một
số trường hợp không thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: hợp đồng EC,

EP, EPC và hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay) nhưng bên nhận thầu có đủ năng
lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.
b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
Đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi
ro có liên quan như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và các bên phải tự
chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình liên quan đến đơn giá để thực hiện
công việc.
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định chỉ áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm
lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về
chất lượng, tiến độ thực hiện và đơn giá để thực hiện các công việc, nhưng chưa xác
định được chính xác khối lượng công việc.
c) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Chỉ áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký
kết hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và yếu tố trượt giá
trong đơn giá để thực hiện các công việc của hợp đồng.
1.2.4 Phương pháp xác định giá hợp đồng xây dựng
1.2.4.1 Nguyên tắc xác định giá hợp đồng xây dựng được xác định như sau:
-

Trường hợp đấu thầu thì căn cứ vào giá trúng thầu và kết quả thương

thảo hợp đồng giữa các bên;
-

Trường hợp chỉ định thầu thì căn cứ vào giá dự toán, giá gói thầu được

duyệt, giá đề xuất và kết quả thương thảo hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.


9

1.2.4.2 Phương pháp tính toán giá hợp đồng xây dựng:
Giá hợp đồng xây dựng được tính toán theo phương phâp tính giá xây dựng
công trình và có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:
a) Tính toán theo đơn giá chi tiết không đầy đủ (tính theo bộ đơn giá xây dựng)
Phương pháp tính giá xây dựng theo đơn giá chi tiết không đầy đủ bằng công
thức tổng quát như sau:
G XD = C TT + C TTK + C Ch + TL + T GTGT + C LTr

(1-1)

Trong đó:
-

G XD : Giá xây dựng tính theo đơn giá dự toán (theo bộ đơn giá xây dựng);

-

C TT : Chi phí trực tiếp;

-

C TTK : Chi phí trực tiếp khác;

-

C Ch : Chi phí chung;

-

TL: Thu nhập chịu thuế tính trước;


-

T GTGT : Thuế giá trị gia tăng;

-

C LTr : Chi phí lán trại;

• Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy
thi công: được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình hoặc giá
xây dựng tổng hợp của công trình. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định
từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải
thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung
công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp của
công trình.
Đơn giá xây dựng công trình: là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, bao gồm
toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một
đơn vị khối lượng công tác xây dựng của công trình xây dựng cụ thể.
Giá xây dựng tổng hợp của công trình: là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật bao gồm
toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một nhóm loại công tác xây dựng, một đơn
vị kết cấu, bộ phận của công tŕnh.


10
• Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực
tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong
nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi
trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn
không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế.

Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng
loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.7 Phụ lục số 3 của Thông tư 04/2010/TTBXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng.
• Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành
sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại
công trường và một số chi phí khác.
Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy thi công tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng loại
công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.7 Phụ lục số 3 của Thông tư 04/2010/TT-BXD
ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng.
• Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây
dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình, được tính bằng tỷ lệ
phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối với từng loại
công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.8 Phụ lục số 3 của Thông tư 04/2010/TT-BXD
ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng.
Trường hợp cần thiết phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu cát,
đá để phục vụ thi công xây dựng công tŕnh th́ thu nhập chịu thuế tính trước tính
trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung.
• Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và
được tính trên tổng giá trị các khoản mục chi phí.


11
• Chi phí nhà tạm phục vụ thi công: là chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà
hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều hành thi công của nhà thầu trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
Chi phí nhà tạm được tính bằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí
chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường
dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường

ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình
còn lại.
b) Tính theo đơn giá chi tiết đầy đủ (đơn giá xây dựng công trình)
m

GXD = ∑ Q j Đg j

(1-2)

j =1

Trong đó:
-

Q j : Khối lượng công tác xây lắp thứ j;

-

Đg j : Đơn giá chi tiết đầy đủ công tác xây lắp thứ j;

Phương pháp tính đơn giá chi tiết đầy đủ có thể viết tổng quát như sau:
Đg = (vl + nc + m)(1+ K ttk )(1+ K c )(1 + K T )(1 + K GTGT ) + C ltr
Trong đó:
- vl: Chi phí vật liệu tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp;
- nc: Chi phí nhân công tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp;
- m: Chi phí máy thi công tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp;
- K ttk : Hệ số tính đến chi phí trực tiếp khác;
- K c : Hệ số tính đến chi phí chung;
- K T : Hệ số tính đến chi phí thu nhập chịu thuế tính trước;
- K GTGT : Hệ số tính đến thuế giá trị gia tăng;

- C ltr : Hệ số tính đến chi phí lán trại.
1.3 Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

(1-3)


12
Một thực tế được nhìn nhận đó là việc trượt giá nguyên, nhiên vật liệu nằm
ngoài khả năng kiểm soát của nhà thầu và chủ đầu tư đã gây ra nhiều ảnh hưởng
tiêu cực cho ngành xây dựng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Cũng do trượt
giá, nhiều nhà thầu dù đã được lựa chọn nhưng không ký được hợp đồng, có những
gói thầu dù đã ký được hợp đồng và đang triển khai nhưng cũng bị ngưng trệ. Có dự
án đang triển khai, thậm chí đã lên kế hoạch đấu thầu nhưng khi mời thầu thì không
có nhà thầu nào đến vì không có điều chỉnh về giá. Những vướng mắc trên đã ảnh
hưởng đến tình hình đầu tư chung cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước
và phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu, kể cả
nguồn thu của Nhà nước do các dự án không được đưa vào hoạt động đúng thời hạn.
Để giải quyết những khó khăn trên, Bộ xây dựng đã ban hành nhiều văn bản
như Thông tư 09/2008/BXD ngày 17/4/2008 về thực hiện điều chỉnh giá và hợp
đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.
Thông tư 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 về hướng dẫn phương pháp điều chỉnh
giá hợp đồng xây dựng.
1.3.2 Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng [5]
Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện
hợp đồng, bao gồm cả thời gian được gia hạn theo thỏa thuận của hợp đồng;
-

Khi điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng (giá hợp đồng sau điều chỉnh)


không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết
định điều chỉnh, trường hợp vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải báo cáo
người quyết định đầu tư cho phép;
-

Việc điều chỉnh giá hợp đồng được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn

giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian.
-

Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ %, chỉ được điều chỉnh

giá hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc
phải thực hiện theo hợp đồng đã ký kết;
-

Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được các bên thỏa thuận và quy định

cụ thể trong hợp đồng về các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, trình tự,


13
phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng. Phương pháp điều chỉnh
giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp
đồng.
1.3.3 Các phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng sử dụng hiện nay
đối với các dự án xây dựng nhà ở
1.3.3.1 Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng trọn
gói, hợp đồng theo tỷ lệ (%) [6]
- Đối với hợp đồng trọn gói: Khi có khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm

vi hợp đồng đã ký thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung, trong đó cần xác
định rõ về khối lượng công việc bổ sung và đơn giá áp dụng.
Nếu các công việc bổ sung chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham
gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước
khi thực hiện. Đối với các công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì áp
dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký.
Việc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thoả thuận trong hợp đồng về đơn
giá cho khối lượng công việc phát sinh. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư
hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng
và các thoả thuận trong hợp đồng.
- Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%): Khi có khối lượng công việc bổ sung ngoài
phạm vi hợp đồng đã ký thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung, trong đó
cần xác định rõ về khối lượng công việc bổ sung và đơn giá áp dụng.
Giá trị hợp đồng bổ sung sẽ bằng tỷ lệ (%) như đã quy định trong hợp đồng
nhân với giá trị khối lượng công việc bổ sung.
1.3.3.2 Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng đối với hợp đồng theo đơn giá
cố định [7]
- Khi khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc
tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá
trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thoả


14
thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh. Đơn giá mới
được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình của Bộ Xây dựng và các thoả thuận trong hợp đồng.
- Khi khối lượng công việc phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng
công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả
đơn giá đã được điều chỉnh theo thoả thuận của hợp đồng (nếu có).
- Khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn

giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi Nhà nước
thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng và
được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thoả thuận trong hợp đồng thì
các bên phải lập dự toán bổ sung và phụ lục hợp đồng bổ sung. Dự toán bổ sung
được lập theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình của Bộ Xây dựng và các thoả thuận trong hợp đồng.
1.3.3.3 Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng đối với hợp đồng theo thời gian [8]
Khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá
theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi Nhà nước thay
đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng và được
phép của cấp quyết định đầu tư, đồng thời các bên có thoả thuận trong hợp đồng thì
các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung trong đó cần xác định rõ đơn giá mới sau
khi điều chỉnh. Việc xác định đơn giá mới được thực hiện theo nguyên tắc thoả
thuận trong hợp đồng.
1.3.3.4 Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng đối với hợp đồng theo đơn giá
điều chỉnh [9]
Khái niệm về chỉ số giá xây dựng: Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh
mức độ và xu thế biến động tương đối giá xây dựng ở các thời kỳ khác nhau. Đây là
một loại công cụ quan trọng để nghiên cứu sự biến động của giá xây dựng, thể hiện
mức độ tăng lên hay giảm xuống của giá xây dựng thời kỳ này so với thời kỳ khác,
là căn cứ quan trọng trong việc điều chỉnh, bổ sung giá xây dựng theo thời gian.


15
Vì các yếu tố hình thành giá xây dựng cho mỗi loại công trình đều có đặc điểm
về sự biến động giá của riêng mình, cho nên chỉ số biến động giá xây dựng thường
phải lập riêng cho từng loại yếu tố hình thành chủ yếu, sau đó mới có thể thực hiện
tổng hợp.
Chỉ số giá xây dựng được biểu thị bằng tỷ số giữa giá xây dựng tại thời điểm
so sánh với giá xây dựng tại thời điểm được chọn làm thời điểm gốc. Do đó chỉ số

giá xây dựng phản ánh mức độ biến động (tăng hoặc giảm) của giá xây dựng công
trình qua các thời kỳ.
Chỉ số giá xây dựng là một trong những công cụ quản lý hiệu quả giúp các chủ
thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng có căn cứ để xác định hợp lý vốn mức đầu
tư, làm cơ sở cho việc xác định đúng dự toán, xác định giá gói thầu trong quá trình
lập, quản lý, thực hiện dự án.
a) Điều chỉnh giá hợp đồng theo phương pháp dùng hệ số điều chỉnh giá:
Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện theo công thức sau:
G TT = G HĐ x P n

(1-4)

Trong đó:
- G TT : Là giá thanh toán tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành được
nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. “G TT ” có thể là giá thanh toán cho cả hợp
đồng, hoặc của hạng mục công trình, hoặc loại công việc, hoặc yếu tố chi phí trong
hợp đồng.
- G HĐ : Là giá trong hợp đồng đã ký tương ứng với các khối lượng công việc
hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. “G HĐ ” có thể là giá trị của
cả hợp đồng, hoặc của hạng mục công trình, hoặc loại công việc, hoặc yếu tố chi phí
trong hợp đồng.
- P n : Là hệ số điều chỉnh giá (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán
hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong
khoảng thời gian “n”.


16
“P n ” được xác định tương ứng và phù hợp với giá thanh toán “G TT ”, cụ thể:
+ Nếu “G TT ” là giá thanh toán của cả hợp đồng tại thời điểm “n”, thì “P n ” là
hệ số điều chỉnh giá được xác định cho cả hợp đồng tương ứng trong khoảng thời

gian “n”.
+ Nếu “G TT ” là giá thanh toán cho hạng mục công trình trong hợp đồng tại
thời điểm “n”, thì “P n ” là hệ số điều chỉnh giá được xác định cho hạng mục công
trình tương ứng trong hợp đồng trong khoảng thời gian “n”.
+ Nếu “G TT ” là giá thanh toán cho loại công việc hoặc yếu tố chi phí trong
hợp đồng tại thời điểm “n”, thì “P n ” là hệ số điều chỉnh giá được xác định cho loại
công việc hoặc yếu tố chi phí tương ứng trong hợp đồng trong khoảng thời gian “n”.
Khi điều chỉnh giá hợp đồng theo công thức (1-4) thì cơ sở dữ liệu đầu vào để
tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc trong hợp đồng. Trong
hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin về giá hoặc nguồn chỉ số giá
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá hợp đồng.
“Pn” được xác định và áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể sau:
• Trường hợp điều chỉnh cho tất cả các yếu tố chi phí (điều chỉnh cả vật liệu,
nhân công, máy thi công), hệ số “Pn” được xác định như sau:
Pn = a + b

Ln
En
Mn
+c
+d
+ ...
Lo
Eo
Mo

(1-5)

Trong đó:
- a: Là hệ số cố định, được xác định trong bảng số liệu điều chỉnh tương ứng

trong hợp đồng, thể hiện phần không điều chỉnh giá của các khoản thanh toán theo
hợp đồng (hoặc theo hạng mục, hoặc công việc, hoặc yếu tố chi phí trong hợp
đồng).
- b, c, d… : Là các hệ số biểu thị tỷ lệ (tỷ trọng) của các yếu tố chi phí liên
quan đến việc thực hiện công việc trong hợp đồng (chi phí nhân công, chi phí máy
thi công, chi phí vật liệu,…) được nêu trong bảng số liệu điều chỉnh tương ứng.


17
- Tuỳ từng trường hợp điều chỉnh (cho cả hợp đồng, hoặc hạng mục công
trình, hoặc công việc) để xác định các hệ số a, b, c, d…tương ứng cho phù hợp. Các
hệ số a, b, c, d… do các bên tính toán, xác định và thoả thuận trong hợp đồng.
- Tổng các hệ số: a+b+c+d+… = 1
- Ln, En, Mn,…: Là các chỉ số giá hoặc giá hiện hành tương ứng với mỗi loại
chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…) cho thời gian
“n”, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ
thanh toán quy định trong hợp đồng.
- Lo, Eo, Mo,…: Là các chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi
phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…), được xác định
trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu.
- Các hệ số a, b, c, d,… và các chỉ số Lo, Eo, Mo,… phải được xác định trong
hồ sơ hợp đồng.
- Trường hợp mà tiền tệ của chỉ số giá hoặc giá điều chỉnh (được nêu trong
bảng) không phải là tiền tệ thanh toán tương ứng, thì sẽ được chuyển đổi sang tiền
tệ thanh toán tương ứng theo tỷ giá bán ra do ngân hàng Nhà nước Việt Nam ấn
định vào ngày mà chỉ số giá hoặc giá sẽ được yêu cầu áp dụng.
- Trường hợp bên nhận thầu không hoàn thành công việc trong khoảng thời
gian quy định trong hợp đồng do nguyên nhân chủ quan của nhà thầu thì việc điều
chỉnh giá sẽ được thực hiện dựa trên mỗi chỉ số giá hoặc giá được áp dụng trong
khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán theo thời gian

quy định trong hợp đồng hoặc thời điểm thực hiện công việc do bên giao thầu quyết
định.
• Trường hợp điều chỉnh cho 2 yếu tố chi phí, hệ số “P n ” được xác định như sau:
- Điều chỉnh chi phí vật liệu và nhân công:
Pn = a + b

Mn
Ln
+d
Mo
Lo

(1-6)

+ Các đại lượng a, b, d, Ln, Lo, Mn, Mo xác định như trong công thức (1-5)


18
+ Tổng các hệ số: a + b + d =1
- Điều chỉnh chi phí vật liệu và máy:
Pn = a + c

En
Mn
+d
Eo
Mo

(1-7)


+ Các đại lượng a, c, d, En, Eo, Mn, Mo xác định như trong công thức (1-5)
+ Tổng các hệ số: a + c + d =1
- Điều chỉnh chi phí nhân công và máy:
Pn = a + b

Ln
En
+c
Lo
Eo

(1-8)

+ Các đại lượng a, b, c, Ln, Lo, En, Eo xác định như trong công thức (1-5)
+ Tổng các hệ số: a + b + c =1
• Trường hợp điều chỉnh cho 1 yếu tố chi phí:
Khi điều chỉnh giá cho một yếu tố chi phí trong hợp đồng (như chỉ điều chỉnh
chi phí nhân công hoặc chi phí máy thi công hoặc chi phí vật liệu hoặc cho một số
loại vật liệu chủ yếu…), hệ số “Pn” được xác định như sau:
- Điều chỉnh chi phí nhân công:
Pn = a + b

Ln
Lo

(1-9)

+ Các đại lượng a, b, Ln, Lo xác định như trong công thức (1-5)
+ Tổng các hệ số: a + b =1
- Điều chỉnh chi phí máy thi công:

Pn = a + c

En
Eo

(1-10)

+ Các đại lượng a, c, En, Eo xác định như trong công thức (1-5)
+ Tổng các hệ số: a + c =1
- Điều chỉnh chi phí vật liệu:


×