Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

ĐĂC điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG của NGƯỜI dân KHÁM SÀNG lọc tại TRẠM y tế xã MAI ĐÌNH sóc sơn hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.24 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN VĂN HẬU

ĐĂC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA NGƯỜI DÂN KHÁM SÀNG LỌC
TẠI TRẠM Y TẾ XÃ MAI ĐÌNH SÓC SƠN
HÀ NỘI NĂM 2014

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
2009 - 2015

HÀ NỘI 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN VĂN HẬU

ĐĂC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA NGƯỜI DÂN KHÁM SÀNG LỌC
TẠI TRẠM Y TẾ XÃ MAI ĐÌNH SÓC SƠN


HÀ NỘI NĂM 2014

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
2009 - 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
ThS.NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG


HÀ NỘI 2015

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều,dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suất
thời gian bắt đầu từ khi học tập tại giảng đường đại học đến nay, em nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô bộ môn Y Học
Gia Đình – Trường Đại Học Y Hà Nội đã cho em cơ hội thực hiện luận văn tại
bộ môn. Các thầy cô với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn


kiến thức quý báu, giúp chúng em hiểu rõ hơn về bộ môn Y Học Gia Đình và
các kỹ năng cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã tận tình
hướng dẫn em qua từng buổi nói chuyện trên bộ môn cũng như những buổi
thảo luận trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy
bảo của cô thì em khó hoàn thành khóa luận tốt nghiệp như hôm nay.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cán bộ nhân viên tại Trạm Y Tế Xã
Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực

hiên khóa luận tốt nghiệp này.

Hà nội, ngày 12 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
TRẦN VĂN HẬU

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận được tính toán
trung thực, chính xác và chưa được công bố trong công trình và tài liệu nào.
Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà nội, ngày 12 tháng 06 năm 2015
Sinh viên


TRẦN VĂN HẬU


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BMI

Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể )

BHYT

Bảo hiểm y tế

BS


Bác sĩ

BSGĐ

Bác sĩ gia đình

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

ICD

International Classification of Diseases

ICPC

International Classification of Primary Care

PTTH

Phổ thông trung học


TBMMN

Tai biến mạch máu não

THA

Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở

TYT

Trạm y tế

YHGĐ

Y học gia đình

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới).


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Khái niệm về mô hình bệnh tật...............................................................3
1.1.1. Định nghĩa sức khỏe và bệnh tật.......................................................3

1.1.2. Các cách phân loại bệnh tật...............................................................3
1.2. Nghiên cứu mô hình bệnh tật..................................................................5
1.3. Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật trên thế giới và tại Việt Nam....6
1.3.1. Trên thế giới......................................................................................6
1.3.2. Ở Việt Nam......................................................................................7
1.4. Khái niệm về y học gia đình...................................................................9
1.4.1. Y học gia đình trên thế giới...............................................................9
1.4.2. Y học gia đình tại châu Á................................................................11
1.4.3. Y học gia đình tại Việt Nam............................................................12
1.5. Trạm y tế xã trong hệ thống tuyến y tế cơ sở........................................12
1.5. Một số vấn đề liên quan đến tăng huyết áp...........................................14
1.5.1. Định nghĩa THA..............................................................................14
1.5.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp.....................................14
1.6. Một số giá trị cận lâm sàng thường quy thường dùng trong thực hành
lâm sàng.......................................................................................................16
1.6.1 Số lượng hồng cầu trong máu ( RBC).............................................16
1.6.2.Nồng độ cholesterol máu.................................................................16
1.6.3.Nồng độ triglyceride trong máu.......................................................16
1.6.4.Nồng độ SGOT và SGPT trong máu................................................17
1.6.5.Nồng độ glucose trong máu lúc đói.................................................17
1.6.6. Nồng độ Acid uric trong máu..........................................................17


1.6.7.Glucose niệu:....................................................................................17
1.6.8.Protein niệu:.....................................................................................17
1.6.9. Siêu âm ổ bụng bình thường...........................................................18
1.6.10. Điện tâm đồ bình thường:.............................................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............19
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................19
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................19

2.1.2.Thời gian triển khai nghiên cứu.......................................................19
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................20
2.4. Nội dung các biến số và chỉ số nghiên cứu...........................................21
2.5. Xử lý số liệu và phân tích số liệu..........................................................22
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................24
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...........................................24
3.2. Mô hình bệnh tật...................................................................................25
3.2.1. Hỏi bệnh và thăm khám..................................................................25
3.2.2.Tình hình phát hiện bệnh.................................................................27
3.3.Tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan..............................................31
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................34
4.1. Tình hình bệnh tật và một số đặc điểm cận lâm sàng của người dân
được khám sàng lọc theo mô hình y học gia đình........................................34
4.1.1. Tình hình mắc bệnh của người dân qua khám sàng lọc theo mô hình
YHGĐ.......................................................................................................34
4.1.2. Mô hình bệnh tật theo 3 nhóm cơ bản qua khám sàng lọc..............35
4.1.3. Các bệnh thường gặp......................................................................36
4.1.4. Mô hình bệnh tật theo ICPC2.........................................................36


4.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng của người dân được khám sàng lọc theo mô
hình YHGĐ...............................................................................................37
4.2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp của người dân khám sàng
lọc theo y học gia đình................................................................................40
4.2.1. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp..................................................................40
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp.............................41
4.3. Một số hạn chế của đề tài......................................................................43
KẾT LUẬN....................................................................................................45

KHUYẾN NGHỊ............................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân độ THA ở người lớn theo WHO và theo JNC VII..................14
Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến số nghiên cứu :................................................21
Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi và giới................................................................24
Bảng 3.2: Đặc điểm kinh tế xã hội..................................................................24
Bảng 3.3: Phân bố theo chỉ số khối cơ thể......................................................26
Bảng 3.4: Mô hình bệnh tật theo 3 nhóm bệnh...............................................27
Bảng 3.5: Mô hình bệnh tật theo phân loại ICPC2.........................................28
Bảng 3.6: Một số kết quả xét nghiệm cận lâm sàng........................................30
Bảng 3.7: Phân loại trị số huyết áp theo JNC VII..........................................31
Bảng 3.8: Tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan............................................32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ có tiền sử gia đình mắc bệnh không lây nhiễm (%)..........25
Biểu đồ 3.2: Hành vi hút thuốc lá và uống rượu.............................................26
Biểu đồ 3.3: Tình hình phát hiện bệnh qua khám sàng lọc.............................27
Biểu đồ 3.4: Các bệnh thường gặp..................................................................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô hình bệnh tật của một quốc gia, hay một địa phương, một cộng
đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia
hay cộng đồng đó. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây

dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư
cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ
thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong điều kiện đất nước ta còn nhiều khó khăn, đầu tư y tế mặc dù
ngày càng tăng trong những năm gần đây (năm 1996: 3610 tỷ đồng, chiếm
3,76% tổng chi ngân sách; năm 2013: 71.828 tỷ đồng) nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự phát triển chung của y tế toàn cầu cũng như đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của nhân dân. Việc nghiên cứu mô hình bệnh
tật giúp ngành y tế đầu tư có trọng điểm vào các bệnh hay mắc, các bệnh có tỷ
lệ tử vong cao. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều số liệu dịch tễ
học có chất lượng, đặc biệt là thông tin về bệnh tật ở tuyến y tế cơ sở [1].
Trong 20 năm qua, mô hình bệnh tật trên thế giới đã dần dần thay đổi. Việt
Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi dịch tễ học với sự cải thiện điều kiện
kinh tế kéo theo những thay đổi trong mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của người dân. Bên cạnh nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm đang
quay trở lại, một số bệnh dịch mới đang diễn biến khó lường, xu hướng gia
tăng liên tục các bệnh không lây nhiễm đang trở thành thách thức lớn với tình
trạng sức khỏe nhân dân và hệ thống y tế Việt Nam. Tình trạng quá tải bệnh
viện ở tuyến trên với 70 - 80% các bệnh thông thường có thể giải quyết ở
tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu [1],[2].
Trong hệ thống y tế, trạm y tế xã là tuyến y tế đầu tiên tiếp xúc với
nhân dân, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban


2

đầu, khám chữa bệnh thông thường, chẩn đoán và xử trí các cấp cứu ban đầu.
Đồng thời cũng là đơn vị cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, nâng cao sức
khỏe, phục hồi chức năng, giải quyết về cơ bản các vấn đề sức khỏe ban đầu
trong cộng đồng [3]. Mặc dù nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày

càng cao, nhưng việc sử dụng các dịch vụ y tế ở trạm y tế (TYT) xã của người
dân còn nhiều hạn chế.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng dịch vụ y tế, các
trạm y tế tuyến xã, huyện cần hướng đi mới để giảm tải tình trạng quá tải tại
các bệnh viện tuyến trên. Năm 2012, xuất phát từ thực tiễn nêu trên, Bộ Y tế
đã xây dựng Đề án: “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020”. Năm 2013, Đề án này của Bộ Y tế
tiến hành thí điểm triển khai phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) trên cả
nước. Trong đó trạm y tế xã Mai Đình là 1 trong 39 cơ sở y tế của Hà Nội
triển khai thí điểm mô hình phòng khám BSGĐ nhằm tăng cường công tác
chăm sóc, quản lý sức khỏe ngay từ ban đầu cho nhân dân tại cơ sở cũng như
giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên [2].
Dựa vào những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài này: “ Đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người dân khám sàng lọc tại trạm y tế
xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội năm 2014” với những mục tiêu sau :
1. Mô tả tình hình bệnh tật và một số đặc điểm cận lâm sàng của người dân
được khám sàng lọc theo mô hình y học gia đình tại trạm y tế xã Mai
Đình năm 2014
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh Tăng huyết áp ở người dân
khám sàng lọc theo mô hình y học gia đình tại trạm y tế xã Mai Đình.


3

Chương 1: TỔNG QUAN
1. Khái niệm về mô hình bệnh tật
1.1.1. Định nghĩa sức khỏe và bệnh tật
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe là “trạng thái thoải mái
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình
trạng không có bệnh hay thương tật”. Nó là vốn quý nhất của mỗi con người,

là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển và tồn vong của một xã hội.
Bệnh tật là tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động
của một loạt các yếu tố ngoại môi và nội môi lên con người [3].
1.1.2. Các cách phân loại bệnh tật
1.1.2.1.

Phân loại theo xu hướng bệnh tật
Chia làm 3 nhóm: Bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và tai nạn chấn thương - ngộ độc [4].
Cách phân loại này cho ta cái nhìn bao quát tổng thể mô hình bệnh tật
của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền địa lý. Nhìn vào mô hình bệnh tật này, ta có
thể đánh giá sơ bộ về sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng,
miền. Cách phân loại này đơn giản, chính xác do số liệu đủ lớn, thích hợp so
sánh các vùng miền với nhau.

1.1.2.2.

Phân loại bệnh tật theo tỉ lệ mắc
Cách phân loại này đưa ra thứ tự của các bệnh thường gặp cũng như mức
độ nguy hiểm của một số bệnh dựa trên tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong tại bệnh
viện. Đây là cách phân loại đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng, nhất là những
nơi có mật độ dân số thấp.


4

Nhược điểm của cách phân loại này là không cho chúng ta cái nhìn toàn
diện về mô hình bệnh tật, không đánh giá được chính xác sự tiến triển và biến
động của mô hình bệnh tật [4].
1.1.2.3.


Phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu
Một số chuyên khoa còn có cách phân loại khác mang tính chuyên sâu
nhưng thường chỉ áp dụng ở một số nước có nền y học phát triển và trình độ
khoa học kỹ thuật cao do tính chất phức tạp của chẩn đoán [4].

1.1.2.4.

Phân loại bệnh tật theo ICPC 2.
Phân loại Quốc tế về CSSKBĐ (International Classification of Primary
Care) là phân loại bệnh tật với phiên bản đầu tiên được ra đời vào năm 1987
(ICPC 1) bởi Ủy ban phân loại quốc tế WONCA (WICC), và được sửa đổi
vào năm 1998 (ICPC 2) và vào năm 2003 WHO đã công nhận ICPC 2 là phân
loại được áp dụng ở tuyến y tế cơ sở. ICPC2 cho phép phân loại được lý do
bệnh nhân đến khám, quản lý được các bệnh hay là các vấn đề sức khỏe, đưa
ra được các can thiệp CSSKBĐ. Trong ICPC-2, các chữ cái dùng để mã hóa
chẩn đoán cho các vấn đề thuộc các hệ cơ quan khác nhau có 17 chương, bao
gồm [5]:
- A: Các vấn đề sức khỏe tổng quát
- B: Các bệnh lý hệ máu, tạo máu
- D: Bệnh lý hệ tiêu hóa
- F: Các bệnh về mắt
- H: Các bệnh tai mũi họng
- K: Các bệnh lý hệ tim mạch
- L: Bệnh lý hệ cơ, xương, khớp


5

- N: Bệnh lý thần kinh
- P: Các vấn đề tâm lý - tâm thần

- R: Các bệnh lý hô hấp
- S: Các bệnh da liễu
- T: Các bệnh lý nội tiết, chuyển hoá
- U: Bệnh lý hệ tiết niệu
- W: Các vấn đề liên quan đến thai sản
- X: Bệnh lý phụ khoa
- Y: Bệnh lý nam khoa
- Z: Các vấn đề sức khoẻ liên quan đến xã hội.
Hiện nay, mã ICPC-2 chưa được sử dụng chính thức ở nước ta, với
chiến lược phát triển mô hình CSSK theo nguyên lý YHGĐ và yêu cầu phát
triển bệnh án điện tử như công cụ cần thiết của BSGĐ, bộ mã ICPC-2 được
coi là một giải pháp phù hợp
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc chẩn đoán bệnh không theo mã
ICD 10 cũng như ICPC 2 mà theo sự khai báo triệu chứng của bệnh nhân và
theo sự phân loại sơ bộ của cán bộ y tế xã.
2. Nghiên cứu mô hình bệnh tật
Nghiên cứu mô hình bệnh tật là một trong những nhiệm vụ của những
nhà quản lý, đặc biệt là của cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe với mục đích:
Quản lý được sức khỏe và bệnh tật của toàn xã hội.
Xác định thực trạng, xu hướng thay đổi của bệnh tật trong cộng đồng và
xã hội, có chiến lược và sách lược về y tế, phòng chống và đối phó với bệnh
tật.


6

3. Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật trên thế giới và tại Việt
Nam
3.1.1.


Trên thế giới
Trên thế giới, dưới sự tác động của tự nhiên, xã hội, trí tuệ và kinh tế, mô
hình bệnh tật có sự khác biệt giữa các khu vực, các quốc gia, cũng như có sự
thay đổi theo thời gian với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ
thuật và của nền y tế.
Theo thống kê của WHO năm 200, dựa trên đánh giá gánh nặng bệnh
tật tại cộng đồng thu được kết quả như sau: các bệnh lây nhiễm suy dinh
dưỡng và bệnh lý thai sản chiếm 39%, chấn thương chiếm 13% còn các bệnh
không lây chiếm 48% [6].
Đến năm 2008, trong số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu, 36 triệu trường
hợp (63%) là do các bệnh không lây nhiễm gây ra. Trong đó, những nguyên
nhân hàng đầu là các bệnh tim mạch (17 triệu hay 48%), ung thư (7,6 triệu
hay 21%), và bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn và bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (4,2 triệu), bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) (1,3 triệu trường
hợp tử vong) [7].
Ước tính gánh nặng bệnh tật của các bệnh tật của các bệnh không lây
truyền năm 2020 sẽ chiếm tương đương tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Đối với các nước thu nhập thấp, mặc dù tình trạng suy dinh dưỡng và
các bệnh lây truyền vẫn chiếm ưu thế nhưng các bệnh không lây truyền cũng
là nguyên nhân của hơn 40% gánh nặng bệnh tật. Trong năm 2008, gần 80%
(29 triệu trường hợp) số tử vong vì bệnh không lây nhiễm xảy ra ở các nước
thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Như vậy có thể nói “bệnh không lây
nhiễm là một thách thức lớn đối với sức khỏe trong thế kỷ XXI” [8].


7

Trong các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, Mỹ là nước đứng
đầu. Mô hình bệnh tật và tử vong của Mỹ mang những nét đặc trưng cơ bản
của các nước phát triển. Trong số các nguyên nhân hàng đầu, bệnh tim, ung

thư và bệnh đột quỵ là 3 bệnh có tỷ lệ chết cao nhất [8], [9].
Ngược lại, Campuchia là một nước có điều kiện địa lý, khí hậu, kinh tế
khá tương đồng Việt Nam, nằm trong số các nước đang phát triển, đối mặt với
sự chuyển đổi dịch tễ học. Theo thống kê của WHO tại vùng Tây  Thái Bình
Dương, trong cơ cấu bệnh tật tử vong của Campuchia thì các bệnh nhiễm
khuẩn và suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, bệnh thường gặp là sốt rét, lao,
tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp cấp… là các bệnh còn phổ
biến ở các nước đang phát triển. Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch,
ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hóa, béo phì,... đang có xu hướng
tăng lên và đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại các tai nạn, ngộ
độc, chấn thương… có xu hướng tăng rõ rệt [10].
Những bằng chứng gần đây cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của các
bệnh không lây truyền đồng thời với sự duy trì tỷ lệ mắc cao của các bệnh
nhiễm trùng đã tạo nên gánh nặng bệnh tật kép tại nhiều nước đang phát triển
[11], [13]. Ảnh hưởng của những thay đổi này báo trước những thách thức
đang đặt ra cho các nước đang phát triển khi mà hệ thống chăm sóc sức khỏe
của hầu hết các nước này đều được định hướng để đối phó với các bệnh
truyền nhiễm.
3.1.2.

Ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới đang phát triển, có trên 90 triệu dân với
mô hình dân số trẻ. Các nghiên cứu mô hình bệnh tật ở nước ta từ trước đến
nay chủ yếu dựa trên cơ sở các thông tin thống kê y tế, số liệu quản lý hành
chính, số liệu chủ yếu thu nhập từ những người điều trị tại cơ sở y tế công


8

cộng. Các số liệu này thường thiếu thông tin của những người không đi khám

hoặc đi khám tại các cơ sở y tế tư [1].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng về cơ bản mô hình bệnh tật nước ta vẫn là mô
hình bệnh tật của các nước đang phát triển. Số liệu thống kê của Bộ Y tế từ
các cơ sở y tế cho thấy gánh nặng bệnh tật và tử vong của các bệnh lây nhiễm
đang giảm dần, đồng thời với sự gia tăng gánh nặng của tai nạn, thương tích
và các bệnh không lây. Theo Niên giám thống kê năm 2010, tỷ trọng các bệnh
không lây nhiễm có xu hướng gia tăng liên tục và đang ở mức cao. Nếu năm
1986, bệnh không lây nhiễm chỉ chiếm 39% số lượt khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế công thì năm 2006 đã tăng lên là 62% và chỉ sau 5 năm, đến năm
2010, đã tăng lên tới 72% [11]. Ngược lại với xu hướng này là sự giảm đi
nhanh chóng của bệnh lây nhiễm và sự chững lại của tai nạn, chấn thương,
ngộ độc. Như vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch mạnh sang các bệnh không
lây nhiễm.
80%
70%
60%
50%
bệnh truyền
nhi ễm

40%
30%

bệnh không
lây

20%
10%
0%
1986


1996

2006

2010

Năm

Hình 1.1. Xu hướng số lượt khám chữa bệnh theo nhóm bệnh, 1986-2010
*Nguồn: Báo cáo chung phối hợp ngành y tế (JAHR) năm 2014[12].


9

Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện, tỷ trọng nhập viện của nhóm các
bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976 đã giảm xuống 22,9% vào
năm 2009. Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ
42,6% năm 1976 lên 66,3% năm 2009. Nhóm các bệnh do tai nạn, ngộ độc,
chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%. Như vậy, gánh nặng
bệnh tật chuyển dịch mạnh sang các bệnh không lây nhiễm [12].
Theo Niên giám thống kê Bộ y tế, xu hướng mắc các bệnh lây truyền
giảm từ 32,11% năm 2000 xuống 27,44% năm 2003; tỷ lệ tử vong do bệnh
lây truyền giảm từ 26,08% năm 2000 xuống còn 17,42% năm 2003. Các bệnh
không lây truyền có số mắc tăng từ 54,2% năm 2000 lên 60,6% năm 2003; tỷ
lệ tử vong tăng từ 52,25% năm 2000 lên 59,12% năm 2003 [1], [13].
Niên giám thống kê có thể không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế do
số liệu chủ yếu thu thập được từ hệ thống báo cáo thống kê thường quy của
các cơ sở y tế nhà nước và phản ánh tình hình số lượt khám hơn là số người
bệnh [13]. Tuy nhiên số liệu của các nghiên cứu khác cũng cho thấy sự thay

đổi mô hình bệnh tật và gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Nghiên cứu của
Trường Đại học Y tế công cộng cho thấy, tổng gánh nặng bệnh tật của Việt
Nam là 12,3 triệu DALYs, bao gồm: Bệnh không lây nhiễm (68%); chấn
thương (16%); các bệnh nhiễm trùng, sơ sinh và các bệnh liên quan đến sinh
đẻ (16%). Như vậy, ở Việt Nam đang tồn tại một mô hình bệnh tật kép với sự
gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây truyền đồng thời với sự duy trì
tỷ lệ mắc cao của các bệnh nhiễm trùng, đòi hỏi sự phát hiện sớm, điều trị kịp
thời, quản lý người bệnh toàn diện, liên tục trong cộng đồng [12].


10

4. Khái niệm về y học gia đình
4.1.1.

Y học gia đình trên thế giới
Cùng với việc xây dựng các chương trình CSSKBĐ, sự ra đời của
chuyên khoa Y học gia đình (YHGĐ) trong những năm 1960 là một đáp ứng
kịp thời của hệ thống y tế toàn cầu với sự thay đổi về mô hình bệnh tật và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của người dân [14].. Về thực hành chuyên ngành Y
học gia đình là sự kết hợp giữa y học lâm sàng, y học dự phòng, tâm lí học và
khoa học hành vi. Với sáu nguyên lí là chăm sóc liên tục, chăm sóc toàn diện,
chăm sóc phối hợp, quan tâm đến dự phòng, gia đình và cộng đồng, mô hình
y học gia đình đã chứng tỏ hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe có chất lượng cao với mức chi phí hợp lí và khả năng dễ tiếp cận.
Với những lợi thế đó mô hình y học gia đình đã từng bước phát triển và nhân
rộng ra ở nhiều nước tại các khu vực khác nhau trên toàn thế giới [15].
WONCA (1991) định nghĩa: “Thầy thuốc đa khoa thực hành hay bác sĩ
gia đình là những thầy thuốc chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục cho tất cả các cá nhân tìm kiếm

dịch vụ y tế và hỗ trợ cho họ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế khác khi
cần. Các BSGĐ đóng vai trò một thầy thuốc đa khoa chăm sóc sức khỏe cho
tất cả các cá nhân trong bối cảnh gia đình, và các hộ gia đình trong bối cảnh
cộng đồng không giới hạn về độ tuổi, giới, chủng tộc, văn hóa cũng như điều
kiện bệnh tật” [16].
Tại Hoa Kỳ, Học viện Bác sĩ y học gia đình Hoa Kỳ (AAFP) định nghĩa:
“Y học gia đình là chuyên ngành y khoa cung cấp chăm sóc sức khỏe liên tục,
toàn diện cho các cá nhân và gia đình. Đó là một chuyên ngành bao quát cả
khoa học sinh học, lâm sàng và hành vi. Y học gia đình chăm sóc mọi đối


11

tượng ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể và mọi
loại bệnh tật” [15].
WONCA châu Âu (2002) đưa ra 11 nội dung về nguyên tắc của YHGĐ [16]:
- Là điểm tiếp xúc ban đầu “thông thường” trong hệ thống chăm sóc y tế,
cung cấp truy cập mở và không giới hạn tới người dùng, đối diện với tất cả
mọi vấn đề sức khỏe bất kể lứa tuổi, giới tính hay bất kì vấn đề nào khác
của người bệnh.

- Sử dụng tài nguyên y tế hiệu quả thông qua chăm sóc phối hợp, làm việc
với các chuyên ngành khác trong môi trường CSSKBĐ, và bằng việc đại
diện cho người bệnh trong làm việc với các chuyên khoa khác khi cần.
- Phát triển phương thức lấy người bệnh làm trung tâm, hướng tới cá nhân,
gia đình của cá nhân đó và cộng đồng của họ.
- Có cách thức tư vấn riêng, được hình thành qua một thời gian duy trì quan
hệ lâu dài, nhờ sự truyền thông có hiệu quả giữa bác sĩ và người bệnh.
- Chịu trách nhiệm chăm sóc liên tục cho người bệnh theo nhu cầu của họ.
- Ra quyết định cụ thể dựa trên tỉ suất hiện mắc và tỉ suất mới mắc của bệnh

tại cộng đồng.
- Quản lí đồng thời cả vấn đề sức khỏe cấp tính và mạn tính của người bệnh.
- Quản lí các vấn đề sức khỏe ở giai đoạn sớm của chúng, với các triệu
chứng khó phân biệt, và có thể đòi hỏi phải can thiệp khẩn cấp.
- Thúc đẩy cải thiện sức khỏe bằng can thiệp hợp lí và hiệu quả.
- Có trách nhiệm cụ thể đối với sức khỏe cộng đồng.


12

- Đối mặt với các vấn đề sức khỏe trong các khía cạnh thực thể, tâm lí, xã
hội, văn hóa và sống còn.
4.1.2. Y học gia đình tại châu Á
YHGĐ tại châu Á được triển khai muộn hơn khá nhiều so với YHGĐ tại
Hoa Kỳ và châu Âu. Cho tới thời điểm năm 2002, châu Á mới chỉ có 13 tổ chức
thành viên tại WONCA – với tổng số dân số chiếm 1/3 tổng dân số thế giới. Tiêu
chuẩn về chăm sóc sức khỏe y tế cũng như sự phát triển của YHGĐ rất khác
nhau giữa các quốc gia. Cùng với đó, vấn đề khác biệt về văn hóa cũng gây khó
khăn trong việc hình thành định nghĩa về Bác sĩ gia đình tại châu Á [18], [19].
4.1.3.

Y học gia đình tại Việt Nam
Danh từ Y học gia đình xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995. Năm 2000,
Dự án Phát triển BSGĐ ở Việt Nam đã được chính phủ phê duyệt với sự tham
gia của ba trường: Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, với mục tiêu
chính là đào tạo bác sỹ chuyên khoa I chuyên ngành YHGĐ [20], [21].
Việt Nam đã thành lập Hội Bác sĩ gia đình bằng quyết định số
43/2005/QB-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ngày 26/04/2005.
5. Trạm y tế xã trong hệ thống tuyến y tế cơ sở

Theo Tổ chức y tế Thế giới:“Hệ thống y tế là một phức hợp bao gồm
con người, các tổ chức và nguồn lực được sắp xếp và liên kết với nhau bởi
các chính sách, nhằm thúc đẩy, phục hồi và duy trì sức khỏe. Nó còn bao gồm
các nỗ lực để tác động tới các yếu tố liên quan đến sức khỏe và các hoạt động
cải thiện sức khỏe. Hệ thống y tế bao gồm các cơ sở y tế công lập, y tế tư
nhân, chương trình y tế, các chiến dịch kiểm soát vectơ truyền bệnh, bảo
hiểm y tế, các quy định pháp luật về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, và các
hoạt động liên nghành giữa ngành y tế và các ngành khác” [22].


13

Ở Việt Nam hệ thống tổ chức y tế được chia thành 3 tuyến: Trung ương,
tỉnh và y tế cơ sở (huyện/ quận và xã/ phường), trong y tế xã có TYT xã và y
tế thôn bản [23].

tu y ế n tru n g ư ơ n g

tu y ế n y tế tỉn h , th à n h
p h ố trự c th u ộ c tru n g
ương
tu y ế n y tế c ơ s ở (H u y ệ n /
Q u ậ n , X ã /P h ư ờ n g )
Hệ thống các tuyến y tế Việt Nam
Y tế cơ sở có vị trí chiến lược rất quan trọng trong hệ thống y tế Nhà
nước, góp phần quyết định sự thành công của CSSKBĐ. TYT xã/phường là
cơ quan y tế gần dân nhất, sát với dân nhất, là nơi phát hiện sớm những vấn
đề sức khỏe và cũng là nơi giải quyết những vấn đề sức khỏe đầu tiên và
quyết định hướng xử trí ban đầu, đảm bảo kết quả tốt của một vấn đề sức
khỏe. Y tế cơ sở giải quyết được 80% khối lượng phục vụ y tế tại chỗ, là nơi

thể hiện sự công bằng trong CSSKBĐ rõ nhất, nơi thực hiện kiểm nghiệm các
chủ trương chính sách Đảng và nhà nước về y tế, là bộ phận quan trọng nhất
của ngành y tế tham gia phát triển y tế và ổn định chính trị xã hội cơ sở [22].
Các dịch vụ y tế mà trạm y tế xa đảm nhận:
- Khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu miễn phí.
- Dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em.
- Dịch vụ phòng và chống các bệnh dịch lây truyền.
- Dịch vụ phòng và chống các bệnh xã hội.


×