Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐẶC điểm SANG CHẤN tâm lý TRONG rối LOẠN LO âu LAN tỏa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.27 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chuyên đề tiến sỹ 1:

ĐẶC ĐIỂM SANG CHẤN TÂM LÝ TRONG RỐI
LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Người thực hiện:
Chuyên ngành:

NCS. Trần Nguyễn Ngọc
Tâm thần (Mã số: 62722145)

Người hướng dẫn học phần:
PGS. TS Nguyễn Kim Việt
Tên đề tài của luận án:

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU
LAN TỎA BẰNG LIỆU PHÁP THƯ GIÃN LUYỆN TẬP

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
1. Khái niệm về stress......................................................................................1
2. Quan điểm về stress.....................................................................................4
2.1. Quan điểm sình hoc................................................................................4


2.2. Quan điểm tâm lý - xã hội......................................................................5
2.3. Quan điểm tâm lý...................................................................................6
3. Phản ứng của cơ thể trước stress...............................................................8
3.1. Phản ứng sinh hoc của cơ thể..................................................................9
3.1.1. Giai đoạn 1.......................................................................................9
3.1.2. Giai đoạn 2.......................................................................................9
3.1.3. Giai đoạn 3.....................................................................................10
3.2. Phản ứng tâm lý của nhân cách.............................................................10
4. Ý nghĩa của stress trong đời sống.............................................................11
4.1. Mặt tích cực..........................................................................................12
4.2. Mặt âm tính...........................................................................................13
5. Nguồn gốc của stress.................................................................................13
5.1. Từ môi trường bên ngoài......................................................................13
5.1.1. Từ cuộc sống gia đình....................................................................13
5.1.2. Từ cuộc sống nghề nghiệp..............................................................13
5.1.3. Từ cuộc sống xã hội:......................................................................14
5.2. Từ bản thân...........................................................................................14
5.2.1. Yếu tố sức khoẻ:.............................................................................14
5.2.2. Yếu tố bên trong.............................................................................14
6.1. Rối loan nhất thời hay các triệu chứng stress.......................................14
6.2. Tâm căn (Neuroses)..............................................................................15
6.3. Rối loan tâm thể (Psychosomatics).......................................................15


6.4. Loạn thần (Psychoses)..........................................................................15
7. Phòng chống Stress....................................................................................16
7.1. Học cách ứng xử - giao tiếp..................................................................16
7.2. Tiếp cân tâm lý hành vi - nhân thức......................................................18
7.3. Rèn luyện thể chất và tâm thần.............................................................19
7.4. Kỹ thuật đối đầu với stress....................................................................20

8. Kết luân......................................................................................................22


1

STRESS VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
1. Khái niệm về stress
Thuật ngữ “Stress” xuất hiện trong tiếng Anh từ thế kỷ thứ 15. Lúc đầu
nó liên quan nhiều đến kỹ thuật và với nghĩa là sức ép hoặc sức căng vật lý.
Nhưng sang thế kỷ 17, stress mang ý nghĩa khái quát hơn từ các lĩnh vực kỹ
thuật và cả kiến trúc với nghĩa là “sự căng thẳng hay sự bất lợi”. Sang đầu thế
kỷ 20, stress được sử dụng trong công việc của các nhà sinh lý học, tâm lý
học và xã hội học.
Thuật ngữ stress được sử dụng đầu tiên trong sinh lý học vào năm 1914,
do W. Cannon. Ông gọi là stress cảm xúc. Tuy nhiên, người có công lớn nhất
trong việc nghiên cứu stress liên quan đến y học là Hans Selye, Ông là người
nghiên cứu có hệ thông nhất về stress. Năm 1936, thuật ngữ stress đã được
H.Seley đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình.
Quan điểm về stress trong y học có sự đóng góp to lớn của hai nhà
nghiên cứu Walter Cannon và Hans Selye. W. Cannon đã chỉ ra rằng phản
ứng sinh lý kèm theo sự tấn công hay bỏ chạy trước những tình huống “gay
cấn”, và gây ra sự bài tiết hormon tuỷ thượng thận — adrenalin. Theo Ông
nếu tiêm adrenalin cho các động vật cũng gây ra những phản ứng tương tự.
Dựa trên những kết quả thực nghiệm, H.Seley đã mô tả một loạt những
phản ứng không đặc hiệu trước những tác nhân hoá học hoặc vật lý. Phản ứng
định hình này có liên quan đến hiện tượng tăng bài tiết glucocorticoid của vỏ
thượng thận. Từ những năm 1950, quan điểm về stress của Seley đóng một
vai trò quan trọng trong y học nói chung cũng như trong tâm lý học và tâm
thần học nói riêng. Và H.Seley được xem là người có công lớn nhất trong việc
nghiên cứu về stress.



2

Theo Seley, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước
những tình huống căng thẳng (1970, 1981). Đây là những phản ứng nhằm
khôi phục lại trạng thái cân băng nội môi, khắc phục được các tình huống để
đảm bảo duy trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể trước những điều kiện
sống luôn biến đổi. Vì vậy H. Seley gọi đây là những phản ứng thích nghi.
Khi khả năng thích nghi bị rối loạn, thì stress trở thành bệnh lý.
Seley đã tóm tắt quan niệm về stress trong những điểm sau:
• Stress là những phản ứng không đặc hiệu, mặc dầu mỗi một tác nhân stress
có cả hai mặt: phản ứng mang tính đặc hiệu (như vã mồ hôi khi nóng) và
phản ứng không đặc hiệu (phì đại tuyến thượng thận, sự co nhỏ của tuyến
ức, ...). Nhưng tính không đặc hiệu thể hiện rõ rệt hơn tính đặc hiệu.
• Tác nhân stress là yếu tố gây ra những phản ứng không đặc hiệu này.
• Nhân tô" tâm lý cũng có thể gây ra những phản ứng giống như các tác
nhân vật lý.
• Một vài tác nhân stress gây ra những phản ứng tích cực, còn một scí tác
nhân stress lại gây ra những phản ứng âm tính.
• Stress luôn mang tính cường độ (mạnh hoặc yếu).
• Stress ở con người có thể biến đổi bằng các kỹ thuật điều trị khác nhau.
Tuy nhiên, thuật ngữ stress còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa
học khác nhau:
-

Trong ngôn ngữ học: Để chỉ sự ép, sự căng thẳng, sự nhấn mạnh...

-


Trong sinh lý học: Thuật ngữ stress để xác định tất cả những tình

huống thực nghiệm gây ra sự bài tiêt hormon nhất định.
-

Trong tâm lý học: tiếp cận stress để hiểu tốt hơn cơ chế tâm lý của

những đáp ứng của cơ thể trước những tác nhân tâm lý cảm xúc.
-

Trong xã hội học: Xem stress như những tác nhân gây rốỉ loạn, gây

mất thăng bằng xã hội (Smelser, 1963).


3

-

Trong y học: stress được xem như là những phản ứng sinh lý và tâm lý

của cá thể trước những tác nhân có hại, và mối liên quan giữa stress với bệnh tật.
Tóm lại, khái niệm đầy đủ về stress gồm có hai thành tố:
-

Sự tấn công hay kích thích (stressor). Trên thực tế, chúng ta thường

nhầm lẫn stress vối stressor.
-


Sự phản ứng của cơ thể trước những tác nhân đó (Reaction).
Tác nhân kích thích rất đa dạng: có thể là tác nhân vật lý, hóa chất, tác

nhân tâm lý - cảm xúc, tác nhân tâm lý - xã hội.
Còn phản ứng của cơ thể, bao gồm phản sinh lý và phản ứng tâm lý.
Những phản ứng này mang đặc tính không đặc hiệu và định hình.
Theo H.Seley (1970); J.Cottraux (1995), stress không chỉ là sự căng
thẳng thần kinh đơn thuần ở người và những động vật có hệ thần kinh phát
triển, mà chúng ta còn tìm thấy stress cả ở những động vật cấp thấp chưa có
hệ thần kinh phát triển và cả thực vật.
Theo Monat và Lazarus (1991) có ba kiểu stress:
-

Stress hệ thông hay stress sinh lý; ứng với hiện tượng thần kinh -

hormon hay thần kinh - thể dịch và cơ quan nội tạng
-

Stress tâm lý: đó là sự đánh giá chủ quan về một hoàn cảnh như là sự

đe doạ trong một thời điểm nhất định và ứng với đặc tính cảm xúc vốn có của
cá thể đó.
-

Stress xã hội: tương ứng với sự tan vỡ của một tổ chức xã hội (vợ

chồng, gia đình, một tổ chức hoặc một chế độ xã hội).
Trong y học, đặc biệt trong tâm bệnh học chúng ta chú trọng đặc biệt đến
stress tâm lý và stress xã hội, được gọi chung là stress tâm lý. Stress tâm lý
hay còn gọi là sang chấn tâm lý là sự phản ứng sinh lý và tâm lý của một cá

thể trước một tác nhân tâm lý. Khi chúng ta nói nhân tố tâm lý - xã hội chỉ với
nghĩa là tác nhân kích thích (stressor).


4

Theo tổ chức y tế thế giới (1976), stress trong đời sống cá nhân và trong
đời sống xã hội là những nhân tố tâm lý - xã hội đóng vai trò quan trọng trong
cơ chế gâỵ ra các trạng thái tổn hại đến sức khỏe con người.
2. Quan điểm về stress
2.1. Quan điểm sình hoc
Mô hình “Stimulus -Response (S - R): Mô hình “Kích thích - Đáp ứng”.
Kích thích

Đáp ứng Thần kính – thể dịch

Quan điểm này nhấn mạnh đến những đáp ứng thần kinh và thể dịch.
Khi nói đến quan điểm này, trước hết cần phải nhắc đến quan điểm của Seley.
Đó là những phản ứng sinh học không đặc thù của cơ thể và gây ra những
biến đổi về hệ thống thần kinh - thể dịch - nội tiết trước những tác động của
stress. Ông đã xây dựng một mô hình phản ứng của cơ thể thông qua trục
dưới đồi - tuyến yên - thượng thận trước tác nhân stressor:
- Hệ thống dưới đồi - tuyến yên (Hypothalamus - Hypophysis) dưới tác
động của stress gây tăng tiết ACTH (Adenocorticotropin Hormon).
- Hoạt động bài tiết của tuyến thượng thận, như các chất catecholamin
điều hoà tình trạng huyết áp, trao đổi chất và hoạt động thần kinh trung ương,
các chất corticosteroid điều hoà hoạt động của tuyến ức, hệ bạch huyết, phản
ứng miễn dịch và các chức năng khác của cơ thể.
- Hệ thần kinh thực vật được kiểm tra bởi vùng dưới đồi tác động trực tiếp
lên các nội tạng: tim mạch, tiêu hoá, hô hấp,...

- Ngoài ra phản ứng sinh học của cơ thể còn có sự tham gia của trục dưới
đồi - tuyến yên - tuyến giáp; dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục; ... Nghĩa là
phản ứng của cơ thể trước tác nhân stress là phản ứng có tính hệ thông bao
gồm catecholamin (norepinephrine và epinephrine), corticosteroid, endorphin
indolamin (serotonin và melatonin),...


5

Mô hình đáp ứng thần kinh - nội tiết của cơ thể trước tác động của stress
được minh hoạ trong sơ đồ sau (theo Y.Taché, 1990):

Mô hình đáp ứng của tuyến yên - duới đồi và tuyến thượng thận tác nhân
2.2. Quan điểm tâm lý - xã hội
Quan điểm này liên quan đến những công trình của L.Levi. Ông nhấn
mạnh đến tác động của nhân tố tâm lý - xã hội lên từng cá thể. Ông xem mỗi
một thay đổi về mặt tâm lý xã hội có thể là một tác nhân như là tác nhân
stress, theo quan niệm stress của Seley.


6

(1)

(2)

(3)

(4)


(5)

Tác nhân

Chương trình

Cơ chế

Rối loạn

Bệnh

TL-XH

tâm lý – sinh

steess

bệnh lý

học

Ảnh hưởng

Yếu tố di

của môi

truyền


trường

Những hệ số tương tác

Hiệu lực kết hợp của tác nhân tâm lý xã hội và chương trình tâm lý - sinh
học qui định phản ứng tâm lý và sinh lý của từng cá thể (cơ chế stress). Con
đường này còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền,
từ đó dẫn tới các rối loạn và cuôi cùng là bệnh. Hậu quả của những sự kiện
này được thúc đẩy hoặc bị ngăn cản bởi những hệ số tương tác.
2.3. Quan điểm tâm lý
Do sự phát triển của trường phái tâm lý nhận thức (Cognitive
Psychology), nên mô hình “S – R” được thay bằng mô hình “S - O – R”.
Trong mô hình này, cơ thể “O” (Organism) đóng vai trò “giao dịch” quan
trọng của hiệu lực kích thích lên sự đáp ứng, do vậy còn được gọi là mô
hình “giao dịch”. Nghĩa là, kích thích tác động lên cơ thể và bên trong cơ


7

thể diễn ra quá trình nhận thức, từ đó gây ra những đáp ứng thần kinh - nội
tiết nhất định.

Kích thích

Quá trình hành vi
– nhận thức

Đáp ứng thần kinh
– nội tiết


Quan điểm này được R. Lazarus đề cập trong các công trình nghiên cứu
của mình (1966, 1975,...). Theo Ông, stress được xem như là sự “giao dịch”
giữa cá nhân và môi trường, trong đó sự phản ứng trưốc tác nhân stress phụ
thuộc vào sự đánh giá về các sự kiện, cũng như đánh giá khả năng chông lại
stress của cá thể. Ong nhấn mạnh đến các sự kiện và thay đổi trong cuộc sông
(life events and changes) như là tác nhân stress khi gây ra những biến đổi
không mong muôn phương thức sông hàng ngày của cá thể. Nguồn gốc của
những sự kiện này xuất phát từ môi trưòng xung quanh, cũng như từ những
biến đổi sinh học - tâm lý trong quá trình sống của cá thể. Nhưng nhiều khi
tình huốhg stress bên ngoài là không đáng kể hoặc không hề tồn tại song do
nhận thức sai lệch hoặc đánh giá quá mức về stress nên cơ thể đã phản ứng lại
như phản ứng trước một tác nhân stress thực thụ. Mô hình “S - O - R” hay còn
gọi là mô hình “tác động bên ngoài - phản ứng bên trong” đã nói lên vai trò
quan trọng của nhận thức trong việc phản ứng của nhân cách trước tác động
của stress.


8

Tác nhân stress

Chủ thể

Đánh giá tình huống

3. Phản ứng của cơ thể trước stress
Phản ứng của cơ thể trước tác nhân stress là tổng hoà đáp ứng của hai
mặt: phản ứng sinh học và phản ứng tâm lý. Tuy nhiên, việc phân chia này có
tính qui ước, vì trên thực tế, trước tác động của stress những phản ứng này
xẩy ra đồng thời và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Phản ứng sinh học thông qua

con đường đáp ứng thần kinh - nội tiết ảnh hưởng đến mọi chức năng của cơ


9

thể và gây ra những biến đổi thể chất nhất định (mạch nhanh, vã mồ hôi, run
chân tay, căng cơ,...). Còn phản ứng tâm lý của cá nhân thông qua đáp ứng
cảm xúc, nhận thức và ứng xử, biểu hiện như lo âu, sợ hãi, bồn chồn, tức giận,
buồn bã, ... Chính những rối loạn này tác động lên những biến đổi về mặt cơ
thể càng trầm trọng hơn và ngược lại những biến đổi về cơ thể ảnh huống tới
những biến loạn về tâm lý.
Những phản ứng sinh học và tâm lý trước tác nhân stress mang các đặc
tính sau:
Không đặc hiệu (non-specific).
Định hình (stereotype)
Chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền (tố bẩm) lẫn yếu tố môi trường
(giáo dục, rèn luyện,....).
3.1. Phản ứng sinh hoc của cơ thể
H.Seley đã mô tả phản ứng sinh học này trong hội chứng thích nghi tổng
quát (General Adaptation Syndrome) gồm ba giai đoạn:
3.1.1. Giai đoạn 1: giai đoạn báo động (Stage of Alarm Reaction)
Trước tác động của stress mạnh, đột ngột cơ thể phản ứng một cách tự
phát, biểu hiện bằng tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, run, nổi gai ốc, huyết
áp tăng nhẹ, vv... về mặt hoá sinh, giai đoạn này có sự táng tiết nhóm
catecholamin, vì vậy những biến đổi này là những biến đổi về thần kinh thực
vật (dưới vỏ). Một số trường hợp sẵn có bệnh lý tim - mạch khi gặp stress
mạnh và những phản ứng cơ thể quá mức có thể gây đột tử.
3.1.2. Giai đoạn 2: giai đoạn kháng cự (Stage of Resistance)
Thường xẩy ra sau giai đoạn báo động hoặc do tác động trường diễn của
stress thông qua hệ thần kinh trung ương gây kích thích trục dưới đồi “tuyến

yên - tuyến thượng thận, giải phóng nhiều corticosteroid, từ đó tác động lên
toàn bộ chức năng cơ thể. Các biến đổi này nằm trong giới hạn còn bù trừ và


10

thường có tính chất lâu dài, vì vậy giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thích
nghi lâu bền. Trong giai đoạn này có sự tham gia của toàn bộ chức năng của
cơ thể, trong đó có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương (bộ não).
3.1.3. Giai đoạn 3: giai đoạn suy kiệt (Stage of Exhaustion)
Do stress quá sức chịu đựng hoặc có nhiều stress tác động trường diễn
làm cho những biến đổi của cơ thể mất khả năng bù trừ, cơ thể trở nên bị
suy sụp, khả năng thích nghi bị rối loạn và từ đó xuất hiện nhiều rốì loạn
bệnh lý khác nhau.
Trong hội chứng thích nghi có 3 cơ chế chủ yếu:
- Cơ chế thần kinh: bao gồm cả những phản ứng phòng vệ bẩm sinh
hoặc có điều kiện và những phản ứng tự động liên quan đến hệ thần kinh - nội
tiết, vì vậy gây ra rối loạn thần kinh thực vật.
- Cơ chế miễn dịch: dựa vào hoạt động của hệ thống lưới nội môi và sự
hình thành kháng thể (anticorps).
- Cơ chế nội tiết: liên quan đến sự tăng tiết các hormon và từ đó gây ra
những biến đổi các chức năng của toàn bộ cơ thể.
3.2. Phản ứng tâm lý của nhân cách
Trước tác động của stress, nhân cách không hoàn toàn bị động. Sự nhận
thức, sự tiếp nhận hay chống lại stress là những nét cơ bản để đánh giá nhân
cách. Phản ứng của nhân cách trước tác động của stress là phản ứng mang
tính cá thể, nghĩa là mỗi một cá thể phản ứng theo cách riêng, điều này phụ
thuộc vào giáo dục, rèn luyện, nhận thức, hiểu biết, cá tính,... của từng người.
H.Binder (1967) cho rằng: “con người phản ứng trước tác động của sang
chấn tâm lý từ bên ngoài theo nhiều phương thức khác nhau, vì những đặc

tính của nhân cách đã qui định sự phản ứng khác nhau đó”. Theo Ông, sang
chấn tâm lý có tính cá thể đốì với từng người cả về cường độ lẫn ý nghĩa
thông tin của sang chấn.


11

Theo R. Lazarus (1981), phản ứng của nhân cách trước stress phụ thuộc
vào nhận thức đánh giá stress và vào khả năng giải quyết stress của cá thể.
Theo H. Eysenck và cộng sự (1988), nghiên cứu ở 3 vùng khác nhau đã
đúc kết thành 4 typ phản ứng nhân cách trước tác động của stress:
* Typ I: Khi gặp stress thường phản ứng một cách bùng nổ, dận dữ, tăng
tiết ACTH dẫn đên tăng tiết cortisol và ađrenalin, từ đó gây ra giữ nước, tăng
huyết áp, xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Typ này tương ứng với typ A theo Friedman và Rosenman, hay typ
hướng ngoại của H. Eysenck (Extraversion). Typ này có những đặc điểm sau:
- Cảm giác luôn bức xúc về thời gian, không kiên nhẫn, thường hấp tấp,
luôn có nhu cầu làm mọi việc một cách vội vã, không để thời gian chết.
- Bị cuốn hút trong công việc, luôn cho mình là người làm việc tốt, có ý
thức, luôn cầu toàn, luôn bảo thủ,..
- Ganh đua - hiếu thắng, có xu hướng làm cuộc sông phức tạp hơn, dễ bị
kích thích, luôn tham vọng, thích tìm tòi, tích cực trong công việc, mong
muốn hoàn thành tốt hơn người khác.
* Typ II: Khi gặp stress thường thất vọng, các phản ứng thường lặn vào
trong, nén những phản ứng cảm xúc, từ đó dẫn tới giảm miễn dịch, giảm
Immunoglobulin, vì vậy dễ bị nhiễm trùng và thiên hướng bị ung thư.
Typ này tương ứng với typ hướng nội của H. Eysenck (Introversion).
* Typ III: Phản ứng trước stress thường im lặng, trầm. Hậu quả của những
phản ứng này thường iàm giảm calci máu, giảm các yếu tố vi lượng khác, vì
vậy thường chóng già, và dễ bị trầm cảm.

* Typ IV: Trước tác động của stress thường bình tĩnh, tự tin, tự khẳng định
mình, không gây ra những biến đổi đáng kể, khả năng thích nghi cao trước
mọi tác động của stress.
Typ này ứng với typ B của Friedman và Rosenman.
4. Ý nghĩa của stress trong đời sống


12

Thường khi nói tới stress, chúng ta chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh âm tính
(tiêu cực), mà quên đi khía cạnh dương tính (tích cực) của nó.
4.1. Mặt tích cực
Nói chung phản ứng của cơ thể trước tác động của stress trong giai đoạn
báo động và giai đoạn kháng cự đều là những phản ứng huy động sức đề
kháng và khả năng thích nghi của cơ thể. Vì vậy trong những giai đoạn này
khả năng thích nghi và sức đề kháng của cơ thể được tăng cao, do cơ thể bài
tiết ACTH và corticosteroid.

Ngoài ra chính ảnh hưởng của stress đã làm cho nhân cách có những
phản ứng theo chiều hướng đáp ứng thích nghi tốt hơn, nghĩa là nhân cách
phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Như ngạn ngữ có câu: “Ai nên khôn
chẳng dại một đôi lần”.
Theo l.Levi và H.Seley (1970), cuộc sống không thể thiếu stress, nếu
không có stress thì có thể dẫn tới chết.
Chính H.Seley đã nói: “Stress là chất muối làm cho cuộc đời thêm thi vị,
thiếu nó không có cuộc sống. Nhưng điều tai hại gây chết người là trong
nhiều tình huống, nó buộc chúng ta xài quá mặn”.
STRESS

Phản ứng khó chịu


Phản ứng dễ chịu


13

(-) Những trải nghiệm trong cuộc sông +)
Những trải nghiệm tích luỹ trong cuộc sống là một trong những yếu tố
điều kiện hoá những phản ứng của chúng ta đối với stress.
4.2. Mặt âm tính
Trước những stress quá mạnh, hoặc trường diễn, những phản ứng thích
nghi bị rối loạn, cơ thể bị suy sụp, từ đó xuất hiện nhiều rốì loạn bệnh lý.
Khi xét đến khía canh âm tính của stress chúng ta phải xét đến những
điểm sau:
- Cường độ: cấp tính hay trường diễn, mạnh hay yếu.
- Tần số: có thể chỉ có một sang chấn, nhưng thường có nhiều sang chấn
kết lại (hoạ vô đơn chí).
- Thời gian tác động của stress: có thể các rối loạn bệnh lý xuất hiện ngay
sau tác động của stress, nhưng thường xuất hiện từ từ theo cơ chế ngấm dần.
Nhiều stress có thể có những ảnh hưởng và tác động kéo dài, và gây ra những
rối loạn bệnh lý nhất định, ví dụ như bệnh lý rối loạn stress sau sang chấn
(PTSD: Post- Traumatic Stress Disorder).
- Ý nghĩa thông tin của stress phụ thuộc vào nhận thức của từng cá thể, tức
là phụ thuộc vào sự đánh giá của cá thể về stress và từ đó qui định sự phản
ứng của cá thể đối với stress.
5. Nguồn gốc của stress
5.1. Từ môi trường bên ngoài
5.1.1. Từ cuộc sống gia đình
Những tác nhân stress từ phía gia đình là thừơng gặp nhất trong những
tác nhân stress. Đó là những vấn đề liên quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm,

nhiều khi hai yếu tố này thường phối hợp với nhau. Lúc đầu có thể do yếu tố
kinh tế nhưng về sau dẫn tới yếu tố tình cảm hoặc ngược lại. Yếu tố kinh tế
như là kinh tế gia đình gặp khó khăn, vỡ nợ,... Yếu tố tình cảm như bất hoà
trong gia đình, ly thân, ly hôn, người thân chết,...


14

5.1.2. Từ cuộc sống nghề nghiệp
Đó là những yếu tố liên quan đến nghề nghiệp và mốì quan hệ trong
công việc với lãnh đạo hoặc với đồng nghiệp. Thường gặp những tác nhân
stress trong cuộc song nghề nghiệp như bị sa thải, thất nghiệp, công việc
không phù hợp, về hưu, xung đột với đồng nghiệp,...
5.1.3. Từ cuộc sống xã hội:
Đó là những yếu tố liên quan đến môi trường sống, như thay đổi chỗ ở
(di cư), bất hoà với hàng xóm, thiên tai, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường sống,
thay đổi chê độ chính trị, ...
5.2. Từ bản thân
5.2.1. Yếu tố sức khoẻ:
Đó là những rối loạn bệnh lý mới xuất hiện, hoặc những bệnh lý ở giai
đoạn cuối, hoặc những bệnh mạn tính,...
5.2.2. Yếu tố bên trong.
Rối loạn về nhận thức hoặc nhận thức sai lệch, hoặc những yếu tố liên
quan đến vô thức (giấc mộng, linh cảm, stress từ thời thơ ấu hoặc trong quá
khứ những rối loạn sau, những rối loạn này còn gọi là rối loạn thích nghi:
6.1. Rối loan nhất thời hay các triệu chứng stress
- Mệt mỏi: Theo S.Bensalat (1989), 70% trường hợp mệt mỏi không phải
do bất kỳ một bệnh hay một tổn thương thực thể nào, khi đó cần phải tìm hiểu
về stress. Vì mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở những người bị stress.
- Lo âu: Đây cũng là dấu hiệu thường gặp. Chính lo âu làm thay đổi sự

phân tích, đánh giá các sự kiện vặ tăng sự nhạy cảm của các giác quan. Từ đó
làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức về ý nghĩa hiện thực và làm rối loạn
khả năng đáp ứng, gây ra những biến đổi hành vi. Lo âu thường kèm theo rối
loạn thực vật.
Kích thích.
Rốì loạn giấc ngủ.
Rốì loạn tình dục.


15

Rốì loạn trí nhớ.
Rốì loạn khác, như đau, rốì loạn chức năng tiêu hoá, tim mạch,...
6.2. Tâm căn (Neuroses)
Nhiều thể bệnh tâm căn khác nhau, như tâm căn lo âu, tâm căn suy nhược,
tâm căn nghi bệnh, trầm cảm tâm căn, tâm căn Hysteria (rối loạn phân ly),...
6.3. Rối loan tâm thể (Psychosomatics)
Là những rối loạn bệnh lý cơ thể do yếu tố tâm lý
6.4. Loạn thần (Psychoses)
Phản ứng stress cấp, rối loạn sự thích ứng, hội chứng rối loạn stress sau
sang chấn (PTSD).

Đáp ứng thích nghi

Đáp ứng không thích nghi


16

7. Phòng chống Stress

Về lý thuyết cách tốt nhất để phòng stress là tránh tác nhân stress tác động
lên từng cá thể từ môi trưòng sống, trong đó bao gồm con người, môi trường
thiên nhiên và môi trường xã hội. Nhưng trên thực tế ở mọi nơi và mọi lúc,
stress là không thể tránh khỏi. Xã hội càng văn minh, cuộc sống càng phát
triển con người càng có nhiều stress hơn. Như H.Seley đã nói: “cuộc sống
không thể thiếu stress”. Phòng tác động của stress lệ thuộc chủ yếu vào yếu tố
khách quan, vì tác nhân stress phần lớn từ bên ngoài tác động vào, trong khi
đó sự phản ứng của cơ thể trước tác nhân stress lại hoàn toàn phụ thuộc vào
từng cá thể. Vì vậy chiến lược phòng chống stress là chiến lược vừa nhằm
tránh những tác động có hại của stress từ phía môi trường, đồng thời vừa
nhằm chế ngự những phản ứng của cơ thể trước tác nhân stress, hoặc điều
khiển được những phản ứng đó theo hướng thích nghi hơn, trong đó việc điều
chỉnh được những phản ứng của cơ thể là quan trọng nhất. Chiến lược này
bao gồm các biện pháp sau:
7.1. Học cách ứng xử - giao tiếp
Giao tiếp được hiểu là sự tiếp xúc tâm lý giữa những cá thể nhất định trong
xã hội nhằm mục đích trao đổi thông tin, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm,
ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau. Những ảnh hưởng qua lại của các


17

thông điệp trong giao tiếp được chia ra ảnh hưởng tích cực (dương tính) và
ảnh hưởng tiêu cực (âm tính). Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong xã
hội loài người, nhưng chính từ giao tiếp sẽ nảy sinh stress nếu như giao tiếp
gây ra những ảnh hưởng âm tính. Tác động của ảnh hưởng âm tính được phân
ra 3 mức:
- Mức 1: ở mức độ của vấn đề. (chỉ liên quan công việc cụ thể).
- Mức 2: ở mức độ của cá nhân (liên quan đến nhân cách của từng cá thể).
- Mức 3: ở mức độ của mốì quan hệ (liên quan đến mối quan hệ giữa các

nhân cách).
Ví dụ khi thủ trưởng phê bình một nhân viên thường đi làm muộn, ở mức
độ của vấn đề ta có thể nói: “Vì sao hôm nay anh vẫn đến muộn?”. Nếu nâng
lên mức độ của cá nhân, ta có thể nói: “anh là người vô tổ chức” và nếu nâng
lên mức độ của mối quan hệ, ta có thế nói: “tôi cho rằng chúng ta khó có thể
làm việc với nhau, nếu như anh vẫn tiếp tục đi làm muộn như vậy”.
Trong giao tiếp nên dừng lại ở mức độ của vấn đề, vì ở mức độ này chúng
ta có thể đính chính lại những thông tin không chính xác. dễ dàng hơn để từ
đó góp phần làm tăng ảnh hưởng tích cực của giao tiếp.
Đối với sự phát triển của từng cá thể giao tiếp được hình thành và hoàn
thiện dần do quá trình học hỏi và giáo dục, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi
trường sống. Trong đó vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan
trọng. Học cách giao tiếp là học cách làm giảm những ảnh hưởng âm tính và
làm tăng những ảnh hưởng dương tính. Như câu ngạn ngữ: “lời nói không mất
tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một cách ứng xử cần phải học
trong khi giao tiếp,... Như ở ví dụ trên, thay vì nói: “Vì sao hôm nay anh vẫn
đến muộn?”, mà ta có thể nói: “tôi hy vọng rằng anh sẽ đến đúng giờ kể từ
hôm nay”, sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn và không gây sự căng thăng trong
giao tiếp.


18

Tóm lại giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa người và
người. Phương tiện giao tiếp có thể bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Để
tránh gây ra stress cho người khác tức là tránh những ảnh hưởng âm tính và
phát huy những ảnh hưởng dương tính trong giao tiếp tuỳ thuộc vào nghệ
thuật giao tiếp của từng cá thể mà nghệ thuật này có thể được hình thành và
thay đổi bằng học hỏi và giáo dục. Như chúng ta thường nói: “tiên học lễ, hậu
học văn “hoặc” học ăn, học nói, học gói, học mở “là phương châm giáo dục

cách ứng xử - giao tiếp hoàn toàn đúng đắn”.
7.2. Tiếp cân tâm lý hành vi - nhân thức
Trong một số trường hợp do đánh giá sai tình huống stress, nên cá thể đã
phản ứng không thoả đáng trước những tác nhân stress. Như Montaign, một
triết gia Pháp nói: “Loài người đau khổ do hoàn cảnh thì ít, mà do ý niệm của
mình về hoàn cảnh thì nhiều”, và ý niệm đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng
ta. Mặc dầu, nhận thức thuộc về phạm trù của tư duy, nhưng liên quan chặt
chẽ đến các chức năng khác, như trí tuệ, đặc biệt là cảm xúc. Nhận thức bao
gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Khi nhận thức sai lệch thuộc về
nhận thức cảm tính thì dễ thay đổi hơn là thuộc về nhận thức lý tính.
Chương trình tiếp cận tâm lý hành vi - nhận thức bao gồm các việc sau:
 Nhà trị liệu hoặc nhà tư vấn cần phải chú ý đến những việc sau:
- Giải thích về stress và những ảnh hưởng của stress tâm lý đốì với sức
khoẻ cho từng cá thể.
- Cùng chủ thể đánh giá tình huống stress.
- Giúp chủ thể khẳng định về bản thân và khả năng chống đỡ của cơ thể
đối với stress.
- Phân tích những nhận thức sai lệch về tình huống stress của chủ thể.


19

- Đề xuất những suy nghĩ và nhận thức thích hợp để chống lại những suy
nghĩ sai lệch, hoặc điều chỉnh lại cách sống hợp lý hơn.
 Về phía bản thân người chịu tác động của stress sau khi đã được tư vấn
hoặc tự đặt ra kế hoạch phải làm những việc sau:
- Luôn suy nghĩ về những hiện tượng và sự việc tích cực.
- Chuyển những suy nghĩ tiêu cực sang những ý nghĩ tích cực.
- Tự nói về những sự việc tích cực.
- Luôn lạc quan và hài hước.

- Cố gắng không nghĩ về những hiện tượng tiêu cực.
- Luôn hòa nhập và thích ứng với mọi người. Luôn giúp đỡ người khác.
Trong chương trình tiếp cận tâm lý hành vi - nhận thức, xã hội và cộng
đồng đóng vai trò nâng đỡ rất quan trọng, cụ thể là giúp cá thế hòa nhập xã
hội tốt hơn, xã hội luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi cá thể lúc gặp hoạn nạn, mỗi
một cá thể trong xã hội luôn tự chăm lo tới bản thân và tới những người xung
quanh. Từ đó sẽ giúp từng cá thể vượt qua sang chấn tâm lý nhanh hơn.
7.3. Rèn luyện thể chất và tâm thần
Có nhiều phương pháp rèn luyện khác nhau, tuỳ theo điều kiện sống, tình
trạng sức khoẻ của từng người mà chọn những phương pháp thích hợp. Đó là
các phương pháp: võ cổ truyền, yoga, dưỡng sinh, thư giãn.... Bản chất của tất
cả các phương pháp rèn luyện tự sinh đều nhằm rèn luyện tính kiềm chế. Hơn
nữa các phương pháp rèn luyện nói chung nhằm nâng cao sức khoẻ để giúp cơ
thể chống lại stress. Trong đó phương pháp thư giãn (relaxation) là phương
pháp chống lại stress hữu hiệu nhất, vì thư giãn được xem như là phản ứng
tâm lý và sinh lý đốỉ kháng với phản ứng của cơ thể trứơc tác động của stress,
hoặc ít nhất cũng làm giảm ảnh hưởng của những phản ứng stress (H.Benson,
1975).
Chúng ta hãy so sánh tác dụng của thư giãn với ảnh hưởng của Stress:


20

Phản ứng với stress:

Tác dụng của thư giãn:

+ Có tính tố bẩm.

+ Do luyện tập.


+ Đáp ứng tức thì.

+ Đáp ứng từ từ.

+ Luôn tồn tại với thời gian.

+ Mất dần với thời gian.

+ Kích thích hệ TKTV.

+ Giảm hoạt tính hệ TKTV.

+ Tăng tiêu thụ Oxy.

+ Giảm tiêu thụ Oxy.

+ Tăng huyết áp.

+ Giảm huyết áp.

+ Tăng nhịp tim, nhịp thở.

+ Giảm nhịp tim, nhịp thở.

Cần phải học cách tập thư giãn và chọn phương pháp thư giãn thích hợp
(phương pháp Schultz, Jacbson, thư giãn trong dưỡng sinh,..), cần tập đều đặn
và duy trì thường xuyên. Tốt nhất tập thư giãn nên kết hợp với thở sâu sẽ
mang lại kết quả nhanh hơn. Lúc đâu có thê tập hàng ngày hoặc vài buổi mỗi
tuần về sau sẽ tập nâng cao hơn bằng cách rút ngắn các bài tập và tiết kiệm

thời gian hơn, nhưng vẫn đảm bảo kết quả thư giãn.
Ngoài ra, tập tính (hành vi) ăn uống thích hợp tránh thiêu chất dinh dưỡng
cũng như tránh tăng trọng lượng quá mức cũng góp phần tăng cường sức đề
kháng của cơ thể chống lại stress.
7.4. Kỹ thuật đối đầu với stress
Trước tác động của stress, nhân cách thường có những phương thức phản
ứng sau:
-

Chịu đựng hay cam phận (enduring).

-

Lẩn tránh hay bỏ chạy (flight).

-

Bùng nổ hay trút cơn thịnh nộ (howling).

-

Chống cự hoặc đối đầu (fight hoặc coping).


21

Tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể và tuỳ vào phản ứng của từng nhân cách, cũng
như tuỳ thuộc vào bối cảnh văn hoá - xã hội, mà mỗi một người có thể chọn
cho mình một phương thức phản ứng tối ưu nhất. Hai cách phản ứng đầu:
chịu đựng và bỏ chạy là sự phản ứng thụ động và không hề có sự tham gia của

ý chí, nghĩa là con người không hề huy động ý chí trong việc chống lại stress.
Đó thường là cách phản ứng của người luôn tự ti, bi quan hoặc những người
theo thuyết chủ bại. Sự phản ứng bằng cách trút cơn thịnh nộ, là cách phản
ứng bột phát, thường mang màu sắc cảm xúc hơn là lý trí và thường là cách
phản ứng của những người thuộc nhân cách bùng nổ hoặc ở những người trí
tuệ kém phát triển. Trên thực tế, chúng ta không thể tránh được tác động của
stress, do vậy cách tốt nhất là phải luôn chuẩn bị để đối đầu (coping) và chống
lại (fight) stress. Tuy nhiên để đối đầu và chống lại stress cần phải có bước
chuẩn bị và phải rèn luyện, nghĩa là cần phải huy động cả nhận thức, ý chí và
toàn bộ nhân cách trong việc chông lại stress.Việc rèn luyện để đối đầu và
chông lại stress là quá trình rèn luyện khả năng thích nghi của cá thể, bao gồm
nhiều biện pháp để từ đó cá thể học cách chuẩn bị tâm lý và nhằm đối đầu có
hiệu quả với những tình huống stress thường gặp.
Dựa trên phương pháp của Meichenbaum (1977), chúng tôi xin giới thiệu
một phương pháp thực hành đã được cải biên phù hợp với điều kiện và đặc
điểm tâm, sinh lý người Việt Nam nhằm đôi đầu với stress, phương pháp này
bao gồm 5 giai đoạn sau:
• Giai đoạn phân tích: Chúng ta đề nghị chủ thể kể lại hay “chiếu lại cuộn
phim” về những phản ứng của họ đối với stress và chúng ta sẽ nghiên cứu,
phân tích mối liên quan giữa nhận thức, phản ứng cảm xúc và hành vi đốì với
hoàn cảnh stress. Mục đích giai đoạn này nhằm giúp chủ thể phân tích được
tác nhân stress và những phản ứng không thích nghi của họ.
• Giai đoạn chuẩn bị: Tiếp cận liệu pháp nhận thức và hướng dẫn chủ thể
tập thư giãn. Mục đích của giai đoạn này nhằm tập điều chỉnh được những


22

phản ứng tâm lý và sinh lý của cơ thể và nhằm thay đổi những nhận thức lệch
lạc bằng những nhận thức đúng đắn hơn.

• Giai đoạn nhắc lại: Khi đã tập tốt thư giãn và đồng thời đã thay đổi
được nhận thức lệch lạc, chúng ta đề nghị chủ thể vừa tập thư giãn vừa tưởng
tượng tình huống stress. Mục đích của giai đoạn này nhằm giúp cho chủ thể
đốì đầu vối hoàn cảnh stress tưởng tượng.
• Giai đoạn ứng dụng: Chuẩn bị tâm lý cho chủ thể để tiếp xúc trực tiếp
với hoàn cảnh stress, hoặc tập đóng vai liên quan đến hoàn cảnh stress. Mục
đích giúp chủ thể đối đầu trực tiếp với hoàn cảnh stress cụ thể hoặc giống với
hoàn cảnh stress.
Giai đoạn duy trì: Chủ thể phải duy trì luyện tập trong một thời gian dài,
đặc biệt là tập thư giãn, tập thay đổi nhận thức, thay đổi lối sống thích hợp và
nâng cao khả năng thích nghi,... Mục đích lâu dài nhằm rèn luyện nhân cách.
8. Kết luân
Cuộc sống luôn biến động và stress luôn luôn tồn tại trong đời sống
hàng ngày của từng người. Cuộc sống, càng văn minh, xã hội càng phát
triển, con người càng gặp nhiều stress hơn. Vì vậy việc hiểu biết về stress
và những ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ của con người, cũng như các
biện pháp phòng chống stress là việc làm cần thiết và hữu ích để nhằm
mang lại sức khoẻ cho từng cá thể và cả cộng đồng, giúp con người thích
nghi điều kiện sống tốt hơn. Một người có sức khỏe tốt phải được hiểu là
người có “trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần và xã hội chứ
không chỉ là trạng thái không bệnh hay không tật”, đúng như định nghĩa
của Tổ chức Y tế Thế giới về sức khỏe.


×