Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT và KIẾN THỨC THÁI độ THỰC HÀNH về PHÒNG CHỐNG BỆNH của SINH VIÊN KHỐI y2 đại học y hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.81 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG MINH KHOA

§¸NH GI¸ THùC TR¹NG NHIÔM GIUN §¦êNG RUéT

KIÕN THøC - TH¸I §é - THùC HµNH VÒ PHßNG
CHèNG BÖNH CñA SINH VI£N KHèI Y2 - §¹I HäC Y
Hµ NéI N¡M 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2012 - 2016


HÀ NỘI – 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG MINH KHOA

§¸NH GI¸ THùC TR¹NG NHIÔM GIUN §¦êNG RUéT

KIÕN THøC - TH¸I §é - THùC HµNH VÒ PHßNG


CHèNG BÖNH CñA SINH VI£N KHèI Y2 - §¹I HäC Y
Hµ NéI N¡M 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2012 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Phan Thị Hương Liên
ThS. Phạm Ngọc Duấn


HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Ngọc Minh và các
thầy giáo, cô giáo Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp
đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Đề và PGS.TS. Ngô
Văn Toàn đã đóng góp những ý kiến quý báu và giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thiện khóa luận.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Phan Thị Hương
Liên và ThS. Phạm Ngọc Duấn, Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà
Nội là những thầy cô trực tiếp tận tình hướng dẫn , tạo điều kiện cho em trong
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, ủng
hộ, động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đặng Minh Khoa



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài do chính em thực hiện. Các số liệu, kết
quả trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trên một công
trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đặng Minh Khoa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS
KAP

: Cộng sự
: Kiến thức - Thái độ - Thực hành
(Knowlegde - Attitude - Pratice)


SR - CT – KST

: Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Oganization)


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giun sán là một bệnh ký sinh trùng gây nhiều tác hại đến sức khỏe
con người và phổ biến trên toàn thế giới. Trong đó các bệnh liên quan đến
giun đường ruột là phổ biến hơn cả và tập trung chủ yếu ở các nước đang phát
triển, nhất là các nước trong khu vực khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tỷ lệ
nhiễm, cường độ nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch tễ như vị trí địa lí,
đặc điểm khí hậu, tập quán ăn uống và điều kiện vệ sinh môi trường sống.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO (2016) thì trên thế giới
có khoảng gần 2 tỉ người nhiễm giun đường ruột trong đó có khoảng 807 triệu
người nhiễm giun đũa, 604triệu người nhiễm giun tóc và giun móc/mỏ là 576
triệu người [1].
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm
mưa nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển. Bên

cạnh đó nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với tập quán canh tác lạc hậu
như việc sử dụng phân tươi hoặc phân chưa ủ kĩ để bón ruộng và hoa màu, ý
thức vệ sinh của người dân còn kém, môi trường sống bị ô nhiễm (tỷ lệ nguồn
nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh rất thấp: 14,9%, mức độ nguồn nước bị ô nhiễm
phân – các chất hữu cơ khá nghiêm trọng…) [2]. Chính những lí do này làm
cho tình trạng bệnh giun sán ở nước ta có tỷ lệ nhiễm cao,tuy có khác nhau
tùy từng vùng và từng địa phương.Theo tổ chức y tế thế giới (2006) Việt Nam
có trên 65 triệu người nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, bệnh phổ biến
ở 64 tỉnh thành trên cả nước [3].
Đã có rất nhiều nghiên cứu về mức độ nhiễm cũng như cường độ nhiễm
giun sán được tiến hành nhiều vùng trên cả nước. Theo báo cáo tổng kết công
tác phòng chống giun sán tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 cho thấy tỷ lệ


10

nhiễm cao chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam có tỷ lệ thấp hơn
tuy nhiên một số nơi vẫn có tỷ lệ nhiễm cao có khi lên tới 100% [4].
Nhiễm giun đường ruột tác động một cách âm ỉ, kéo dài làm ảnh hưởng
tới sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng, làm giảm sự phát triển về thể chất, tinh
thần và trí tuệ con người, ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc, gây
trở ngại lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó phụ nữ và trẻ em là
những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tác động trực tiếp đến sự phát triển
cả về thể chất lẫn tinh thần [5].
Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những đối tượng ở
vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp hoặc trên trẻ em, trên
những đối tượng có trình độ học vấn thì còn ít nghiên cứu. Trước đây đã có
một số nghiên cứu tiến hành trên đối tượng sinh viên như ở trường Đại học Y
Thái Bình (tỷ lệ nhiễm giun chung là 55,9%) hay đại học Tây Nguyên (tỷ lệ
nhiễm giun chung là 41,3%) nhưng số lượng nghiên cứu còn hạn chế, đặc biệt

là chưa có nghiên cứu nào trên sinh viên trường Đại học Y Hà Nội [6],[7],
[8].Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài:
“Đánh giá thực trạng nhiễm giun đường ruột và kiến thức - thái
độ - thực hành về phòng chống bệnh của sinh viên khối Y2 - Đại học Y
Hà Nội năm 2016”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Đánh giá thực trạng nhiễm giun đường ruột của sinh viên Y2 hệ
bác sĩ.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về phòng
chống bệnh giun đường ruột.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun đường ruột
Giun sán là những sinh vật có lịch sử phát triển lâu đời, ngay từ những
ngày đầu sơ khai hình thành nên trái đất và các sinh vật trên trái đất đã thấy
xuất hiện giun sán [9].
Theo các y văn cổ, người ta đã nói đến các loài giun sán như sán dây,
giun đũa, giun kim và giun chỉ ngay từ thế kỷ XVI trước công nguyên. Các
nhà khoa học nổi tiếng như Aristote cũng đã sơ bộ phân loại giun sán làm ba
loại: những loại thân dẹt, những loại thân hình ống và những loại có hình thể
giun đũa. Hay như các nhà y học người Hy lạp cũng đã mô tả rất nhiều về
giun đũa, giun kim hay giun móc/mỏ. Tuy nhiên, đến tận thế kỷ 19 người ta
mới có một cái nhìn tổng thể nhất về giun sán, tài liệu này được T.S Cobbold
xuất bản năm 1879 [9].
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu điều tra giun sán đầu tiên được
thực hiện bởi những người nước ngoài như Mathis, Leger vào cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên ngay từ thời Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ
Tĩnh đã có các bài thuốc Đông Y điều trị bệnh giun sán, chứng tỏ rất sớm
người ta đã có những hiểu biết về giun sán [10].
Năm 1936, Đặng Văn Ngữ đã có những công trình điều tra cơ bản về
các loài giun sán ký sinh và tình hình nhiễm bệnh ở người [ 11]. Ngay sau
đó là một loạt các công trình điều tra, nghiên cứu về hình thể, bệnh học,
đặc điểm sinh học, biện pháp phòng chống điều trị được thực hiện bởi các
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, các tỉnh, các trường đại học [ 10],
[12].


12

1.2. Đặc điểm sinh học của giun đường ruột
1.2.1. Vị trí ký sinh
Giun đường ruột chủ yếu là các loại giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ
kí sinh trong ống tiêu hóa của con người và chiếm sinh chất từ vật chủ. Giun
đũa kí sinh chủ yếu ở phần đầu và phần giữa ruột non, chiếm sinh chất bằng
cách hấp thụ thức ăn ở đây. Giun tóc và giun móc/mỏ thì lại hút máu của cơ
thể vật chủ để sống. Nếu giun tóc chỉ cắm đầu vào phần manh tràng thì giun
móc/mỏ lại hút máu từ vùng tá tràng - nơi tập trung nhiều mạch máu của cơ
thể nên lượng máu bị mất đi khá nhiều [13],[14],[15].
1.2.2. Đường lây nhiễm và chu kỳ sống
1.2.2.1. Chu kỳ sống của giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Giun đũa kí sinh ở phần đầu và phần giữa ruột non, đây là nơi giàu
chất dinh dưỡng với độ pH thích hợp từ 7,5 - 8,2. Giun đũa là loài có chu
kỳ đơn giản:
Người

Ngoại cảnh


Trong chu kỳ phát triển của giun đũa chỉ có 2 mắt xích đơn giản là
người và môi trường nên việc phòng chống bệnh giun đũa trở nên khó khăn.
Sau khi giao phối, giun đũa cái đẻ trứng (mỗi ngày để khoảng 20 - 25 vạn
trứng), trứng theo phân ra bên ngoài môi trường. Ở ngoại cảnh trứng cần đủ 3
điều kiện là nhiệt độ, độ ẩm và oxy để phát triển thành trứng có ấu trùng.
Người ăn phải trứng có ấu trùng khi vào cơ thể sẽ phát triển thành giun đũa
trưởng thành.
Tuy nhiên, tính từ lúc ăn phải trứng có ấu trùng đến lúc giun đũa kí sinh
trong ruột phải mất 60 ngày. Trong thời gian đó giun đũa không nằm im một
chỗ mà có quá trình chu du trong khắp cơ thể, chính vì thế người ta còn gặp
một số bệnh do giun đũa gây ra điển hình là hiện tượng lạc chỗ. Giun đũa là
loài có đời sống ngắn, thường kéo dài từ 13 - 15 tháng, hết thời gian này giun


13

sẽ bị nhu động ruột đẩy ra ngoài. Chính vì vậy bệnh giun đũa có thể tự khỏi
với điều kiện không bị tái nhiễm [13],[14],[15].

Hình 1.1. Chu kỳ sống của giun đũa
( />1. Giun đũa trưởng thành ký sinh trong ruột non đẻ trứng.
2. Trứng giun đũa theo phân ra ngoài môi trường.
3. Trứng được thụ tinh phát triển thành trứng có ấu trùng.
4. Người ăn phải trứng chứa ấu trùng bên trong qua thức ăn…
5. Trứng vào ruột nơt thành ấu trùng và có quá trình chu du trước khi
về ruột kí sinh tại đó.
1.2.2.2. Chu kỳ sống của giun tóc (Trichuris trichiura)
Giun tóc có chu kỳ đơn giản và gần giống giun đũa, tuy nhiên điểm
khác biệt lớn nhất đó là không có quá trình chu du trong cơ thể:

Người

Ngoại cảnh

Trứng giun tóc sau khi bài xuất ra ngoài cơ thể sẽ cần đủ 3 điều kiện là
nhiệt độ, độ ẩm và oxy để phát triển ở ngoại cảnh (mỗi ngày con cái đẻ khoảng


14

2000 trứng). Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng phát triển thành trứng mang ấu
trùng là 25 - 30°C và với nhiệt độ như vậy thì thời gian cần thiết là 17 - 30
ngày. Sau khi người ăn phải trứng có ấu trùng, trứng sẽ qua ruột xuống dạ dày
và tại đây nhờ sức co bóp lẫn độ acid của dịch vị mà ấu trùng thoát vỏ chui ra
ngoài. Ấu trùng di chuyển thẳng xuống ruột già để kí sinh và phát triển thành
giun trưởng thành. Mất khoảng một tháng là ấu trùng trưởng thành và có thể
sinh sản. Giun tóc cắm sâu phần đầu của mình vào manh tràng và hút máu từ
vật chủ, đời sống trung bình của chúng khoảng 5 - 6 năm [13],[14],[15].

Hình 1.2. Chu kỳ sống của giun tóc
( />1. Giun tóc trưởng thành trong ruột già đẻ trứng.
2. Trứng giun tóc theo phân ra ngoài.
3. Trứng phát triển có ấu trùng bên trong.
4. Người ăn phải trứng giun chứa ấu trùng bên trong.
5. Trứng vào ruột, nở thành giun trưởng thành và kí sinh tại đó.


15

1.2.2.3. Chu kỳ sống của giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/ Necator

americanus)
Giun móc/mỏ cũng có chu kì đơn giản như giun đũa gồm 2 mắt xích là
người và ngoại cảnh. Tuy cũng có quá trình chu du trong cơ thể nhưng ấu
trùng của giun móc/mỏ không đi qua gan:
Người

Ngoại cảnh

Giun móc/mỏ để trứng ở trong ruột (giun móc đẻ khoảng 10 - 25 nghìn
trứng và giun mỏ khoảng 5 - 10 nghìn trứng 1 ngày), trứng theo phân ra ngoài
môi trường gặp điều kiện thuận lợi sau một ngày đã nở thành ấu trùng giai
đoạn I kích thước từ 0,2 - 0,3 mm. Ấu trùng tiếp tục phát triển qua các giai
đoạn II, III và sau 5 ngày ấu trùng đã có đặc tính hướng lên cao, hướng ẩm và
hướng vật chủ. Chính đặc tính này tạo nên con đường xâm nhập vào vât chủ
khác biệt của giun móc/mỏ. Nếu ấu trùng được con người nuốt phải qua quá
trình ăn uống thì chúng sẽ ký sinh trực tiếp ở ruột non mà không có quá trình
chu du trong cơ thể. Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun móc mỏ là khoảng
42 - 45 ngày. Giun móc có thể sống tới 4 - 5 năm trong khi đời sống của giun
mỏ có thể lên tới 10 - 15 năm [13],[14],[15].


16


17

Hình 1.3. Chu kỳ sống của giun móc/mỏ
( />1. Giun móc/mỏ trưởng thành kí sinh trong ruột.
2. Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường.
3. Trứng phát triển và nở ra ấu trùng trong đất.

4. Ấu trùng giun móc/mỏ chui qua da vào máu.
5. Ấu trùng chu du trong cơ thể, về ruột trưởng thành và kí sinh tại đó.
1.3. Tác hại của giun
Giun sán nói chung và giun đường ruột nói riêng đã và đang gây ra ảnh
hưởng nghiêm trọng trong cộng đồng nhân dân. Giun đường ruột gây ra tình
trạng thiếu dinh dưỡng, giảm khả năng tập trung và năng suất lao động đặc
biệt là lứa tuổi trẻ em chúng gây ra tình trạng chậm phát triển cả về thể chất
lẫn tinh thần. Tác hại mà giun gây ra phụ thuộc nhiều yếu tố [14]:






Số lượng giun ký sinh.
Thời gian nhiễm giun lâu hay mới.
Cơ quan nhiễm.
Sức đề kháng của người bị nhiễm.
Tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

1.3.1. Tác hại của giun đũa
1.3.1.1. Tác hại do ấu trùng giun đũa gây ra
Trong chu kỳ phát triển của giun đũa, ấu trùng giun đũa có quá trình
chu du trong cơ thể. Ấu trùng giun đũa lần lượt đi qua các cơ quan nôi tạng
nhưng tổ chức mà có biểu hiện bệnh lý rõ hơn cả là phổi với hội chứng
Loeffler [14],[15]. Tại đây ấu trùng gây tổn thương phế nang, chảy máu đồng
thời gây viêm, dị ứng… làm cho người bệnh có biểu hiện: ho khan, đau ngực
dữ dội, bạch cầu ái toan tăng cao, X quang phổi có nhiều nốt thâm nhiễm rải



18

rác hai phế trường. Bệnh hết sau 6 - 7 ngày khi ấu trùng rời phổi lên vùng
vòm, hầu miệng [14],[15].
1.3.1.2. Tác hại do giun đũa trưởng thành gây ra
Giun đũa là loài có kích thước lớn nhất trong các loài giun đường ruột,
thường ký sinh với số lượng lớn và ngay ở phần đầu ruột non nên tác hại
chiếm thức ăn là lớn nhất đặc biệt với đối tượng trẻ em, gây ra tình trạng suy
dinh dưỡng [16].
Theo thông báo của WHO cứ 20 giun đũa một ngày sử dụng 2,8g
carbohydrat và 0,7mg protein[17]. Dựa vào mức độ chiếm thức ăn do giun
đũa gây ra, đối chiếu với dân số Việt Nam năm 1989, Đỗ Dương Thái và
Hoàng Tân Dân đã ước tính mỗi năm trong cả nước giun đũa tiêu thụ 28.616
tấn gạo, 31,8 tấn thịt [18].
Tác giả Tripathy và CS (1971) thấy 7,2% nitrogen và 13,4% chất mỡ
trong khẩu phần ăn bị mất do giun khi nghiên cứu trên trẻ em bị nhiễm giun
đũa với số lượng trung bình 48 con/trẻ [19].
Ngoài việc chiếm thức ăn, giun đũa còn chiếm các sinh chất đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể người. Vitamin A và D là rất quan
trọng đối với con người đặc biệt với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tình trạng
nhiễm giun kéo dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa và trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng,
chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần [20].
Không chỉ gây ra tác hại tại nơi ký sinh, giun đũa là loài có kích thước
lớn, khi bị đói hoặc do số lượng giun quá nhiều, pH của ruột bị thay đổi hoặc
cũng có thể do thuốc, người bệnh bị sốt, ăn các chất kích thích… làm cho
giun bị kích động. Khi đó giun di chuyển trong đường tiêu hóa và vị trí dễ bị
giun chui vào nhất là ống mật, ống tụy. Trong quá trình di chuyển giun có thể
gây ra viêm đường mật cấp, viêm túi mật cấp, áp xe đường mật [14],[15],[21].



19

Người ta cũng nghiên cứu có sự tương quan giữa giun chui ống mật và
sỏi mật. Yếu tố ứ đọng mật do trứng giun hay một phần xác giun kết hợp với
các thành phần có trong dịch mật lắng đọng và tạo thành sỏi [22]. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Công Hoan trên những bệnh nhân mổ sỏi mật tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho thấy có tới 26% bệnh nhân tìm thấy xác
giun và trứng giun trong sỏi mật [23].
Với những người bị giun kí sinh với số lượng lớn và đặc biệt là đối
tượng trẻ em, tình trạng tắc ruột dễ dàng bắt gặp. Tuy nhiên hiện nay tắc ruột
đã không còn phổ biến như trước kia nữa [14],[15].
Năm 1962, tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã phải xử lí 115 trường
hợp giun gây tắc ruột, 336 trường hợp giun chui ống mật [14].
Theo thông báo của Lê Văn Hốt và CS (1997), trong một cuộc phẫu
thuật ở ổ bụng đã gặp 1 giun đũa dài 15 cm nằm ở hố chậu phải [24].
1.3.2. Tác hại của giun tóc
1.3.2.1. Tác hại tại vị trí kí sinh
Khi kí sinh, giun tóc cắm sâu phần đầu mảnh như sợi chỉ của mình vào
manh tràng, trực tiếp hút máu làm tổn thương và gây viêm niêm mạc ruột. Tại
nơi kí sinh thường thấy niêm mạc bị hoại tử và chảy máu. Mỗi ngày một con
giun tóc hút 0,05 ml máu. Trường hợp nhiễm nặng thường thấy thâm nhiễm,
viêm, phù niêm mạc, chảy máu, loét và hoại tử. Nếu nhiễm nhẹ thì chỉ gây
đau bụng, buồn nôn, khó tiêu và táo bón [14],[15].
Đỗ Dương Thái kiểm tra những người nhiễm giun tóc ở mức độ 200
trứng/1 gam phân thì không thấy triệu chứng lâm sàng, mức đô trên 500
trứng/1 gam phân mới có biểu hiện lâm sàng. Những trường hợp lâm sàng
điển hình có thể đi ngoài 20 - 30 lần/ ngày, nếu kéo dài gây hiện tượng sa trực
tràng [14].



20

Ngoài các hại hại trên, từ tổn thương niêm mạc có thế dẫn tới hậu quả
nhiễm khuẩn thứ phát, bội nhiễm vi khuẩn thương hàn, lao, tả, các vi khuẩn
sinh mủ. Giun tóc có thể vào ruột thừa và có thể là nguyên nhân gây viêm
ruột thừa, trong nhiều trường hợp mổ tử thi thấy giun tóc trong ruột thừa
nhưng không thấy hiện tượng viêm [14].
1.3.2.2. Tác hại toàn thân
Giun tóc tuy có hút máu của cơ thể tại vị trí kí sinh nhưng lượng máu
bị mất đi không đáng kể nên những người bị nhiễm một số lượng lớn giun
tóc mới có biểu hiện lâm sàng. Biểu hiện điển hình nhất là thiếu máu nhược
sắc, hồng cầu dưới 1triệu/mm³ máu, bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng
hoặc không tăng. Ngoài ra người nhiễm giun tóc có thể bị nhiễm khuẩn dị
ứng, tim có tiếng thổi tâm thu và bệnh nhân bị phù nhẹ. Theo nghiên cứu của
Graig, Faust và Hoeppli, giun tóc có thể tiết ra những men phân giải tổ chức
[14].
1.3.3 Tác hại của giun móc/mỏ
1.3.3.1. Tác hại do ấu trùng giun móc/mỏ
Đường lây truyền của giun móc/mỏ là qua da và niêm mạc, vì thế khi
xâm nhập vào cơ thể chúng đã gây ra tổn thương tại những cơ quan này trước
tiên. Ấu trùng giai đoạn III đi qua da (thường là những nơi dễ tiếp xúc như
mu bàn chân, kẽ ngón chân, ngón tay ), ấu trùng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó
chịu. Bệnh diễn biến 3 - 5 ngày rồi hết nhưng có thể kéo dài hàng tuần [13],
[14],[15].
1.3.3.2. Tác hại do giun móc/mỏ trưởng thành
Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng và phần đầu ruột non, đây là nơi giàu
mạch máu, hơn nữa phương thức hút máu của giun móc/mỏ lại rất lãng phí,
sau khi hút no máu chúng thải luôn máu ra hậu môn đồng thời tại chỗ hút máu
tiết ra chất chống đông làm cho máu tại đó tiếp tục chảy khi chúng rời sang vị



21

trí khác. Một giun móc/mỏ trong một ngày hút khoảng 0,07 - 0,26ml máu.
Roche có nhận xét với người nhiễm 500 giun móc một ngày có thể mất từ 40 80ml máu [14].TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: do bệnh giun, người dân Việt Nam
phải mất 1.500.000 lít máu và tốn 15 tấn lương thực mỗi năm [25].
Ngoài tác hại hút máu, giun móc/mỏ tiết ra chất chống đông máu và
chất ức chế cơ quan tạo máu nên gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng
cho cơ thể vật chủ. Thiếu máu do giun móc/mỏ là loại thiếu máu nhược sắc:
hồng cầu nhỏ, hồng cầu không đều [26]. Ngoài ra còn làm giảm protein, đặc
biệt là gamma - globulin. Ở một số vùng nhiệt đới, tình trạng thiếu máu do
giun móc/mỏ kèm theo thiếu axit folic. Xét nhiệm thấy hemoglobin giảm còn
40 - 60%, hồng cầu giảm dưới 1triệu/mm³ máu và có hồng cầu dị hình. Bạch
cầu chủ yếu là bạch cầu axit cũng tăng cao trên 50% lúc mới nhiễm, cũng có
thể giảm ở cơ thể đã suy nhược. Fukushima (1952) đã định lượng sắt trong
huyết thanh thấy giun móc/mỏ làm giảm lượng sắt huyết thanh rõ rệt [27].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề [28] trên 478 người bị nhiễm giun
móc/mỏ (tuổi từ 1 - 70) thấy: hồng cầu giảm 74,6%, hematocrit giảm 3,4%,
sắt huyết thanh giảm 12,3%, bạch cầu ái toan tăng 76,1%, hemoglobin giảm ở
người nhiễm giun nhẹ là 51,9% và hemoglobin trung bình là 9,7g/dl, ở người
nhiễm giun móc nặng là 91% và hemoglobin trung bình là 8,8/dl.
Theo nghiên cứu của Cao Bá Lợi và Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện ở
các nữ công nhân trên nông trường chè tỉnh Phú Thọ cho thấy hàm lượng
ferritin của nhóm nữ công nhân nhiễm giun móc/mỏ giảm hơn nhiều so với
nhóm không nhiễm (32,5 ± 22,5 ng/ml so với 65,3 ± 22,9 ng/ml), tỷ lệ thiếu
máu do thiếu ferritin chung là 44,3% [29].
Thiếu máu kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy tim, trong số bệnh nhân
thiếu máu do nhiễm giun có đến 5 - 9% bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân có biểu



22

hiện khó thở, mạch nhanh, có thể bị phù trước xương chày, mắt cá. Triệu
chứng tim xuất hiện sớm trên điện tâm đồ rồi đến X quang sau đó mới đến
lâm sàng. Tình trạng suy tim chỉ được giải quyết khi điều trị khỏi giun
móc/mỏ [30].
Giun móc/mỏ cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa biểu hiện
sớm như biếng ăn, đau bụng thượng vị không theo giờ giấc, ỉa lỏng. Khi nội
soi dạ dày có thể thấy hình ảnh viêm loét, nguyên nhân là do kích thích cơ
học, hóa học tại chỗ làm niêm mạch bị tổn thương. Hội chứng viêm loét hành
tá tràng thường gặp ở những người bị nhiễm giun mỏ hơn giun móc, bệnh
nhân có thể gầy sút, phân lẫn máu đen [14].
1.4. Tình hình nhiễm giun đường ruột trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nhiễm giun đường ruột trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, trên thế giới có hơn 1,5
tỷ người tương đương 24% dân số đang mắc các bệnh giun đường ruột.
Nhiễm giun phân bố rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, với tỷ
lệ cao ở châu Phi, châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á [31].
Hơn 270 triệu trẻ em mầm non và hơn 600 triệu học sinh đang sống ở
những nơi có tỷ lệ nhiễm giun cao cần được điều trị và can thiệp phòng ngừa.
Theo ước tính trên thế giới có khoảng 807 triệu người nhiễn giun đũa và số
chết do giun đũa gây nên là 60.000 người. Số nhiễm giun tóc là 604 triệu
người trong đó có khoảng 10.000 người tử vong. Nhiễm giun móc/mỏ là 576
triệu người,khoảng 65.000 người chết hàng năm [32].
Đánh giá của tổ chức y tế thế giới về thực trạng nhiễm giun trên toàn cầu [33].


23


Hình 1.4. Thực trạng nhiễm giun đường ruột trên toàn cầu


24

Bảng 1.1. Ước tính nhiễm giun đường ruột theo vùng trên thế giới
Global estimates of number of soiltransmitted helminth infections by
region (millions of cases) [1]

1.4.2. Tình hình nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam
Theo Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam là
khá cao và phân bố trên nhiều vùng của cả nước.
Tổng hợp số liệu điều tra của Viện SR - KST - CT Trung ương cho thấy
tỷ lệ nhiễm chung của các bệnh giun đường ruột ở cộng đồng tại vùng Trung
du và miền núi phía Bắc khoảng 65,3%, Đồng bằng sông Hồng là 58,2%, Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 42,2%, Tây Nguyên là 30,2%, Đông
Nam Bộ là 29% và Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12 - 14% [4].
Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm chung tương đối cao như Thanh Hóa năm
2009 là 75%, một số vùng của Thanh Hóa lên tới 100%. Trong số đó, nhóm
đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun đường ruột cao như trẻ em từ 2 - 5 tuổi
và phụ nữ độ tuổi sinh sản có tỷ lệ cao. Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở trẻ 2 5 tuổi tại Nghệ An là 77,9%, Thanh Hóa 76,4%, Điện Biên 54%, Lạng Sơn
63%, Hà Tĩnh 44,5%, Kon Tum 37%, Lào Cai 26%, Sơn La 23%..., tỷ lệ
nhiễm chung ở các tỉnh điều tra là 34% [4].


25

Tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh tiểu học đã giảm tương đối tốt tại các địa
phương vì đã triển khai điều trị hàng loạt cho các đối tượng này từ năm 2001 2005, tuy nhiên tỉ lệ tái nhiễm tương đối cao, tại Thừa Thiên Huế tỷ lệ nhiễm
giun ở học sinh tiểu học trước can thiệp là 70,2% sau can thiệp 2 tuần tỉ lệ

24,32%, sau 3 tháng 15,93%, sau 4 tháng 35,27% và sau 6 tháng đã gần trở lại
với tỷ lệ ban đầu 68,49% [4].
Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở phụ nữ độ tuổi sinh sản rất cao dựa trên
kết quả nghiên cứu của Viện SR - KST - CT Trung ương: tại Yên Bái là
75,9%, Sơn La là 68,2%, Nghệ An 40,4%, Thanh Hóa 61,7 - 90,5%, Hà Nội
19,5%, Thừa Thiên Huế 67,36%, Trà Vinh 12,9%, Tây Ninh 45,6% [4].
1.4.3. Tình hình nhiễm giun trên đối tượng sinh viên
Theo điều tra của Lê Thị Tuyết [7] trên sinh viên khối Y1 năm học
2005 tại trường Đại học Y Thái Bình cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung của
sinh viên là 55,9%, trong đó nhiễm giun đũa là 46,9%, giun tóc là 35,8%,
giun móc/mỏ là 7,5%. Cũng tại trường Đại học Y Thái Bình, Lê Thị Tuyết [6]
tiến hành nghiên cứu trên sinh viên khối Y3 năm học 2005, kết quả điều tra
cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 37,3% trong đó nhiễm giun đũa là 34,5%,
giun tóc 23,4%, giun móc là 3,6%. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thao [8] và
CS (2002) tiến hành trên sinh viên Khoa Y Đại học Tây Nguyên cho biết tỷ lệ
nhiễm giun chung là 43,1% trong đó nhiễm giun đũa là 25,2%, giun móc/mỏ
là 22,7% và giun tóc là 3,4%. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm giun trên đối tượng
sinh viên thấp hơn so với các đối tượng khác như trẻ em hay người dân vùng
trồng màu tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức cao.


×