Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM TIỂU học và một số yếu tố LIÊN QUAN tại 2 xã HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.28 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ KIM HUẾ

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM TIỂU HỌC
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 2 XÃ HUYỆN
PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2016-2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 - 2017

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ KIM HUẾ

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM TIỂU HỌC
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 2 XÃ HUYỆN
PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2016-2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA


KHÓA 2013 - 2017

Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Trần Thúy Nga
2. TS. Trần Thị Thoa


HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Các thầy/cô và cán bộ Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
trường Đại học Y Hà Nội, các thầy/cô Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cùng các
thầy cô bộ môn Dinh dưỡng-An toàn thực phẩm và sức khoẻ môi trường
Trường đại học Y Hà Nội đã truyền thụ những kiến thức vô cùng quý báu
trong thời gian tôi là sinh viên giúp cho tôi có được hành trang để làm việc
sau này.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt tới: TS.BS.Trần Thuý NgaTrưởng khoa vi chất dinh dưỡng Viện dinh dưỡng quốc gia và TS.Trần Thị ThoaGiảng viên bộ môn sức khoẻ môi trường Trường đại học Y Hà Nội trong
những năm qua đã tận tình hết mình hướng dẫn tôi những bước đi đầu tiên
trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những điều tra viên đã hết sức nhiệt
tình và trách nhiệm giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lí số liệu. Bên
cạnh đó là những bạn sinh viên đã ủng hộ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn sát cánh
và ủng hộ tôi hết mình trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn bạn bè, anh chị đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Bùi Thị Kim Huế



LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Bộ môn Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng trẻ
em tiểu học và một số yếu tố liên quan tại 2 xã huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên năm học 2016-2017” lấy một phần số liệu điều tra ban đầu của đề tài
“Đánh giá hiệu quả Sữa Vinamilk 100% Sữa tươi – học đường và Sữa
Vinamilk ADM GOLD – Học đường bổ sung vi chất dinh dưỡng ở trẻ em
tiểu học” và đã được sự đồng ý của tác giả đề tài. Các kết quả, số liệu trong
khóa luận đều có thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Thị Kim Huế


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAZ


Z-score BMI theo tuổi
(BMI Age Z-score)

CB,CNVC
HAZ

Cán bộ, công nhân viên chức
Z-score chiều cao theo tuổi
(Heigh Age Z-score)

HFA

Chiều cao theo tuổi

SD

(Heigh For Age)
Độ lệch chuẩn

SDD
TB
UNICEF

(Standard deviation)
Suy dinh dưỡng
Trung bình
Qũy bảo trợ nhi đồng Liên Hợp Quốc

VDD
WAZ


(United Nations Children’s Fund)
Viện Dinh dưỡng
Z-score cân nặng theo tuổi

WFA
WHO

(Weigh Age Z-score)
Cân nặng theo tuổi(Weigh For Age)
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Vai trò của dinh dưỡng với sức khỏe con người
1.2. Tình trạng dinh dưỡng

3

4

1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng.....................................................4

1.2.2. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan................................4
1.3. Các phương pháp đánh giá TTDD

8

1.3.1. Các phương pháp đánh giá TTDD.......................................................8
1.3.2. Nhân trắc học dinh dưỡng...................................................................8
1.3.3. Các phương pháp định lượng khác thường sử dụng trong đánh giá tình
trạng dinh dưỡng................................................................................9
1.4. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em

10

1.4.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em trên thế giới..................................10
1.4.2. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam.................................11
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học
13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu

16

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu

16

16

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu


17

2.4.1. Cỡ mẫu.............................................................................................17
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................17
2.5. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu và đánh giá

20

2.5.1. Các kĩ thuật và công cụ thu thập số liệu.............................................20


2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá...............................................................................20
2.6. Xử lí số liệu 21
2.7. Sai số và hạn chế sai số 21
2.7.1. Sai số thu thập thông tin....................................................................21
2.7.2. Sai số nhớ lại.....................................................................................22
2.7.3. Sai số không trả lời............................................................................22
2.8. Đạo đức nghiên cứu

22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

23

3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 25
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 29
3.3.1. Tình hình bệnh tật và một số hành vi dinh dưỡng...............................29

3.3.2. Một số yếu tố liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố..31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng dinh dưỡng

36
36

4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ......................................................36
4.2. Tình trạng thừa cân béo phì

39

4.3. Mối liên quan đến dinh dưỡng 40
KẾT LUẬN

44

KHUYẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo địa điểm và giới

23

Bảng 3.2. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ học sinh.

23


Bảng 3.3. Một số đặc điểm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình trẻ
24
Bảng 3.4. Chiều cao, cân nặng trung bình theo giới của trẻ 25
Bảng 3.5. Tỷ lệ SDD theo tuổi 26
Bảng 3.6. Tỷ lệ SDD theo mức độ và giới 27
Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì theo giới

28

Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ nhiễm một số bệnh thường gặp trong 2 tuần qua.
29
Bảng 3.9. Tần suất tiêu thụ thực phẩm của trẻ 30
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa số con trong gia đình và tình trạng dinh
dưỡng 31
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kinh tế gia đình và tình trạng dinh dưỡng
32
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ văn hóa của mẹ và
tỷ lệ SDD của trẻ

32

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa mắc một số bệnh thường gặp và tình trạng
dinh dưỡng của trẻ 33
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn sáng và tình trạng dinh
dưỡng của trẻ

33

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tần suất tiêu thụ thực phẩm và tình trạng

suy dinh dưỡng của trẻ

34

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa bữa ăn đa dạng thực phẩm với tình trạng
dinh dưỡng của trẻ 35



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ SDD chung 25
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ SDD theo giới

27

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ trẻ ăn bữa sáng

29

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trẻ ăn đa dạng thực phẩm theo giới 31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước được
đánh giá có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng đang đối diện với
nhiều thách thức. Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em cũng đang

được cải thiện đáng kể, tuy nhiên việc tiếp tục hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em và hạ thấp một cách đồng đều giữa các vùng vẫn còn là một nhiệm vụ
khó khăn [1]. Đặc biệt trong các giai đoạn phát triển của trẻ, giai đoạn tiểu
học nói chung và giai đoạn tiền dậy thì nói riêng đang chưa nhận được sự
quan tâm đúng mức. Hơn nữa, theo công bố của Qũy Nhi đồng Liên hiệp
Quốc (UNICEF) năm 2011, giai đoạn tiền dậy thì là “cửa sổ” rất tiềm năng để
các can thiệp về y tế có hiệu quả cao và tạo nền tảng tốt cho sức khỏe [2].
Mặc dù vậy, theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 cũng đã cho
thấy ở trẻ 5-10 tuổi, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân lên tới 24,2%, tỉ lệ SDD thể thấp
còi là 23,4%, các tỷ lệ này vẫn nằm trên ngưỡng 20% và được coi là vấn đề
sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng [3]. Mặt khác, ở lứa tuổi này, trẻ cũng đã
bắt đầu có ý thức và khả năng tự chăm sóc bản thân nên sự quan tâm của cha
mẹ bắt đầu ít đi [4]. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh
mạn tính liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng tạo nên “gánh nặng kép” về
dinh dưỡng ở nước ta [1].
Một phần quan trọng không thể thiếu trong chăm sóc trẻ độ tuổi tiểu học
chính là chế độ dinh dưỡng. Trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao để phục vụ
cho quá trình tăng trưởng và vận động. Đây là những năm quan trọng trong
quá trình phát triển của trẻ, trẻ phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng
chính vì thế khi chế độ dinh dưỡng không hợp lí sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ, trước hết là sự tăng trưởng thể lực và sau là sự phát triển trí tuệ.
Sự thiếu hụt về tăng trưởng thể lực lúc nhỏ rất khó khắc phục, do vậy những


2

đứa trẻ thấp còi sớm trở thành những người trưởng thành thấp còi và kém khả
năng lao động thể lực gây tổn thất lớn về kinh tế. Tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ở tuổi dậy thì và những trẻ còi cọc sẽ có nhiều
khả năng sẽ còi cọc lúc trưởng thành [1]. Học sinh tiểu học là những đối

tượng đặc biệt. Đây là lứa tuổi cơ thể và tâm lí trẻ bắt đầu chuyển qua một
giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu có ý thức và khả năng tự chăm sóc bản thân nên
sự quan tâm của cha mẹ bắt đầu ít đi. Vì vậy mà với trẻ tiểu học, vấn đề quan
trọng không chỉ là chế độ dinh dưỡng cho trẻ mà còn cả những nhận thức về
sức khỏe và hành vi dinh dưỡng của trẻ.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
nhưng chủ yếu là lứa tuổi dưới 5, nghiên cứu ở đối tượng học sinh tiểu học
nói chung vẫn còn ít. Cũng theo tổng điều tra Viện Dinh dưỡng năm 2010 thì
tỷ lệ SDD thể thấp còi ở vùng núi và cao nguyên phía Bắc còn cao (33,7%).
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng trẻ em tiểu
học và một số yếu tố liên quan tại 2 xã huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
năm học 2016-2017” nhằm mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em tiểu học tại 2 xã của huyện
Phú Bình tỉnh Thái Nguyên năm học 2016-2017.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
tiểu học tại 2 xã của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên năm học
2016-2017.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Vai trò của dinh dưỡng với sức khỏe con người
Nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu quan trọng nhất của mọi
cơ thể sống, kể cả con người. Dinh dưỡng là một nhu cầu hàng ngày, một
nhu cầu cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể sống không thể
thiếu [5].
Ngày nay các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy rằng cả
thiếu và thừa dinh dưỡng đều dẫn tới bệnh tật. Trước đây, người ta quan niệm
rằng vấn đề dinh dưỡng là không có gì đáng quan tâm ở các nước phát triển,
có mức thu nhập bình quân cao. Tuy nhiên những nghiên cứu dinh dưỡng gần
đây cho thấy dư thừa về dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tật và
các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh ung thư
và bệnh tiểu đường [6],[7].
Ở các nước nghèo và đang phát triển, song song với các bệnh thiếu dinh
dưỡng vẫn còn tồn tại ở một bộ phận khá lớn trong cộng đồng thì các bệnh
liên quan đến thừa dinh dưỡng mà điển hình là thừa cân béo phì đang gia tăng
nhanh chóng đặc biệt ở các vùng đô thị lớn. Ở các nước này tỉ lệ trẻ bị thiếu
cân và thấp còi thường cao tuy nhiên khi điều kiện sống được cải thiện, thu
nhập tăng cao thì những trẻ này rất dễ bị thừa cân, béo phì [6],[8]. Bên cạnh
đó tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng còn khá phổ biến, thiếu máu và thiếu
sắt là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng ở phụ nữ và trẻ em ở
các nước đang phát triển [9].
Như vậy, cơ thể cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí để đảm bảo phát
triển khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật [10].


4

1.2. Tình trạng dinh dưỡng
1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm về cấu trúc,

chức phận và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ
thể [5].
Đánh giá TTDD là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về
TTDD và nhận định tình hình trên cơ sở các thông tin, số liệu [6].
1.2.2. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan
Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe học đường là một bộ phận quan
trọng trong cộng đồng, số lượng trẻ học đường chiếm một bộ phận không nhỏ
trong tháp dân số, chiếm 24% dân số ở các nước đang phát triển và khoảng
16% dân số các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển, số lượng trẻ
học sinh tiểu học không chỉ cao hơn ở các nước phát triển mà với tốc độ gia
tăng dân số cao như hiện nay thì số học sinh tiểu học còn có xu hướng tăng và
khó kiểm soát [11]. Các nghiên cứu cho thấy vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em học
đường là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu
iod và nhiễm kí sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên, tình trạng dinh dưỡng của
lứa tuổi tiểu học cũng rất quan trọng vì đây là giai đoạn dự trữ cho sự phát
triển nhanh chóng của cơ thể trong giai đoạn dậy thì. Mặt khác tình trạng dinh
dưỡng và sức khỏe của trẻ học đường có ảnh hưởng đến sự tập trung và khả
năng học tập của học sinh. Theo số liệu của IAEEA (International Association
for the Evaluation of Educational Achivement) và một số nguồn khác cho biết
kết quả thử nghiệm các test toán học, đọc và khoa học thì học sinh ở các nước
đang phát triển chỉ trả lời đúng 40% các câu hỏi mà đáng ra các em phải trả
lời được. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng học tập của học sinh như phương tiện học tập, giáo viên… tuy nhiên
dinh dưỡng và sức khỏe là một yếu tố chi phối [12].


5

1.2.2.1. Các vấn đề chung về suy dinh dưỡng
• Khái niệm về suy dinh dưỡng-protein năng lượng

Suy dinh dưỡng (SDD) protein-năng lượng là tình trạng chậm lớn,
chậm phát triển xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng, thường
kèm theo tác động của nhiễm khuẩn và ngược lại tạo điều kiện cho nhiễm
khuẩn phát triển là, nặng thêm tình trạng thiếu dinh dưỡng [10]. Đây là vấn đề
sức khỏe quan trọng và phổ biến nhất của trẻ em trong các nước đang phát
triển như nước ta hiện nay.
• Nguyên nhân của suy dinh dưỡng
Từ lâu người ta đã nhấn mạnh đến hai nguyên nhân trực tiếp cơ bản
dẫn đến SDD trẻ em. Nguyên nhân thứ nhất là chế độ ăn của trẻ không đủ cả
về số lượng, thiếu năng lượng, protein cũng như các chất dinh dưỡng khác
nhau như vitamin và các yếu tố vi lượng. Nguyên nhân trực tiếp thứ hai là các
bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng kèm theo [10]. Nhờ các nghiên cứu dịch tễ
học dinh dưỡng người ta đã tìm ra hàng loạt yếu tố liên quan đến tình trạng
SDD trẻ em ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Đó là các yếu tố
về sinh học, di truyền (chủng tộc, dân tộc, tình trạng sức khỏe bệnh tật khi mẹ
mang thai), yếu tố về hành vi, lối sống và bà mẹ trẻ (nuôi con bằng sữa mẹ;
cho con ăn bổ sung, theo dõi, chăm sóc trẻ khi khỏe và khi trẻ ốm…), các yếu
tố về môi trường như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống, tập
quán, môi trường gia đình, nhà trường và yếu tố về loại hình và chất lượng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn [13].
Những trẻ học đường có nguy cơ bị suy dinh dưỡng là: trẻ từ các gia
đình nghèo, có bố hoặc mẹ bị chết hoặc bị bệnh, trẻ thường phải tự lo cho bản
thân mình do bố mẹ đi làm xa, trẻ sống trong vùng bị thiếu ăn, trẻ ăn quá
nhiều quà vặt như kẹo hoặc nước ngọt, thường là những trẻ ở thành thị mà bố
mẹ thường đi làm xa hoặc thường vắng nhà [14].


6

Như vậy, SDD protein-năng lượng thực chất là tình trạng bệnh lí do thiếu

nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu protein và năng lượng đơn thuần.
• Hậu quả của suy dinh dưỡng
Hậu quả của tình trạng SDD trẻ em là sự hạn chế về chiều cao, suy
giảm về thể lực dẫn đến học hành kém, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
sau này và lại tiếp tục sinh ra những thế hệ thấp bé. Trẻ bị SDD dễ mắc các
bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng và dễ dẫn đến tử vong.
- SDD và tình trạng bệnh tật tử vong.
SDD thể nặng gây hậu quả nghiêm trọng. Qua phân tích 7,6 triệu trường
hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong năm 2010 trên thế giới có đến 1/3 trường
hợp tử vong liên quan đến SDD (khoảng 2,8 triệu). Năm 2010 trên toàn thế
giới có 20 triệu trẻ em bị SDD nặng, 171 triệu trẻ em bị SDD thể thấp còi và
104 triệu trẻ em SDD thể nhẹ cân [15].
- Thiếu dinh dưỡng với phát triển hành vi và trí tuệ.
Có thể thấy mối liên quan giữa thiếu dinh dưỡng và kém phát triển trí tuệ
hành vi qua cơ chế sau:
+ Do thiếu nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc, trong đó có các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí tuệ như iot, sắt…
+ Trẻ em thiếu dinh dưỡng thường lờ đờ, chậm chạp, ít năng động nên ít
tiếp thu được qua giao tiếp với cộng đồng và người chăm sóc.
Với sự hiểu biết hiện nay, người ta thấy SDD sớm trong bào thai và
những năm đầu cuộc đời có ảnh hưởng xấu đến phát triển trí tuệ ít nhất là suốt
cả thời niên thiếu [16].
- Suy dinh dưỡng và sức khỏe khi trưởng thành
Những trẻ thấp bé sẽ trở thành những người trưởng thành có tầm vóc bé
nhỏ, năng lực sản xuất kém. Gần đây người ta thấy sự liên quan giữa SDD
trước đó và thừa dinh dưỡng về sau và đó là sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm


7


[16],[17]. Đối với SDD thể thấp còi người ta cũng nhận thấy có mối liên quan
giữa thấp còi và thừa cân ở trẻ em [14]. Ở các nước nghèo, số đông trẻ em bị
thấp còi và thiếu cân, nhưng khi thu nhập tăng, điều kiện sống thay đổi, chúng
dễ dàng trở nên béo phì, mà chúng ta đều biết phòng chống béo phì ở trẻ em
cũng vất vả không kém phòng chống SDD, thiếu cân [14].
1.2.2.2. Các vấn đề về thừa cân và béo phì
• Định nghĩa về béo phì và thừa cân: Là hiện tượng tích lũy thái quá lipid
trong tổ chức mỡ, có thể cục bộ hay toàn thể. Thừa cân là tình trạng cân nặng
vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao [18].
• Nguyên nhân của thừa cân và béo phì
Có hai nhóm nguyên nhân chính: Béo phì đơn thuần và béo phì bệnh lý.
Béo phì đơn thuầnlà béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học rõ ràng
và béo phì bệnh lí là béo phì có các vấn đề bệnh lí liên quan bao gồm: bệnh lí
nội tiết, bệnh lí do các bệnh ở não, do sử dụng thuốc…
Nguyên nhân béo phì đơn thuần ở trẻ em: 80% có liên quan đến chế độ
ăn, bao gồm: Ăn quá nhiều năng lượng, trẻ em ăn nhiều dầu, mỡ, gạo, tỉ lệ
chất béo trong khẩu phần ăn quá cao. Các thói quen ăn nhanh, ăn thêm bữa
phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ, thích ăn các món xào, uống nhiều nước
ngọt. Kèm theo đó là giảm các hoạt động thể lực để tiêu hao năng lượng như:
hoạt động thể thao, nhảy dây, đá cầu. Trẻ thường bị nhốt trong nhà, thiếu sân
chơi, chương trình học quá căng thẳng, xem tivi nhiều, chơi trò chơi điện tử…
• Hậu quả của thừa cân và béo phì
Béo phì ở trẻ em là nguy cơ béo phì ở người lớn, là loại béo phì khó điều
trị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Béo phì là một bệnh dinh dưỡng đồng thời
là một trong nguy cơ chính của bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch
vành, cao huyết áp và đột quỵ, bệnh đái tháo đường typ II thể không phụ
thuộc insulin. Béo phì còn làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và các


8


giới so với người có cân nặng bình thường nhất là nhưng người béo bụng. Các
bệnh mạn tính này đã tiêu tốn rất nhiều kinh phí để điều trị và những ảnh
hưởng rõ ràng của nó tới tuổi thọ của con người và cũng ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển tâm lí và khả năng học tập của trẻ, trẻ thường sống cô lập, dễ
mặc cảm, tự ti khó hòa nhập với cộng đồng, trẻ chậm chạp nên dễ bị tai nạn
[16],[18].
1.3. Các phương pháp đánh giá TTDD
1.3.1. Các phương pháp đánh giá TTDD
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [5].
Ngày nay, nhờ phát hiện về vai trò của các chất dinh dưỡng và tiến bộ
của khoa học kĩ thuật, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, người ta sử dụng
một số phương pháp dưới đây:
1.3.2. Nhân trắc học dinh dưỡng
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng các chỉ số nhân trắc là một phương
pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng có khả năng phát hiện những thiếu hụt
dinh dưỡng ở thời kì bệnh lý lâm sàng và được áp dụng rộng rãi ở cộng đồng
[6],[5].
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và
cấu trúc cơ thể theo tuổi và TTDD. Năm 2006, Tổ chức y tế thế giới (WHO)
đã đưa ra chuẩn phát triển mới áp dụng cho trẻ 0-5 tuổi. Chuẩn này còn gọi là
chuẩn WHO 2006 hoặc MGRS (Multicentre Growth Reference Study). Các
tiêu chuẩn mới là kết quả của một nghiên cứu liên quan đến hơn 8000 trẻ em
từ Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Hoa Kỳ. Chuẩn phát triển mới này
đã khắc phục những hạn chế kỹ thuật và sinh học của quần thể tham chiếu cũ
(NCSH), cụ thể các hạn chế đó là: Số lần đo trẻ ở giai đoạn đầu - giai đoạn trẻ


9


tăng trưởng nhanh nhất - không đầy đủ (3 tháng/lần), phương pháp phân tích
không đáp ứng được cho một chuẩn chung, dựa trên một mẫu giới hạn của trẻ
em từ một quốc gia (chủ yếu là trẻ em Mỹ). Các tiêu chuẩn mới xác nhận rằng
trẻ em sinh ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới nếu được nuôi dưỡng hợp lí và
điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng phát triển là như nhau.
Năm 2007, trên cơ sở phân tích những nhược điểm của quần thể tham
chiếu NCHS năm 1977 mà một trong số đó là chỉ số BMI chỉ áp dụng cho trẻ
9 tuổi trở lên và khoảng giới hạn percentile chỉ từ 5-95%. WHO đã thiết lập
chuẩn phát triển tăng trưởng mới cho trẻ từ 5-19 tuổi [19],[20]. Đây là sự
chuyển tiếp từ chuẩn phát triển mới của WHO năm 2006 (dành cho trẻ 0-5
tuổi) với trẻ ở độ tuổi lớn hơn (5-19 tuổi) [20]. Trong đó theo khuyến cáo của
WHO năm 2007, để nhận định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi đi
học và tuổi vị thành niên (5-19 tuổi), các chỉ số nhân trắc thường được sử
dụng là cân nặng theo tuổi (weight for age), chiều cao theo tuổi (height of
age) và BMI theo tuổi (BMI for age). Chỉ số chiều cao theo tuổi và BMI theo
tuổi áp dụng cho trẻ 5-19 tuổi. Riêng chỉ số cân nặng theo tuổi chỉ áp dụng
cho trẻ dưới 10 tuổi [21].
1.3.3. Các phương pháp định lượng khác thường sử dụng trong đánh giá
tình trạng dinh dưỡng
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng (hóa sinh, huyết học, các chất bài tiết).
- Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do
thiếu hụt dinh dưỡng.
- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong.
- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến TTDD và sức khỏe.


10


Trong đó, phương pháp hay được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trong cộng đồng là phương pháp nhân trắc học mà các số đo nhân trắc
là các chỉsố đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng.
1.4. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em
1.4.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em trên thế giới
SDD vẫn đang là gánh nặng trên toàn cầu. Năm 2000, trên thế giới có
khoảng 800 triệu người bị thiếu dinh dưỡng. Tại các nước đang phát triển,
khoảng 150 triệu trẻ bị SDD [22].
Số lượng trẻ SDD trên toàn thế giới có xu hướng giảm dần, ví dụ như
tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm giảm từ 47% vào năm 1980 xuống còn 33% năm
2000.Tuy nhiên, xu hướng này không như nhau ở các khu vực.Nghiên cứu ở
Malaysia năm 1997 cho thấy tỷ lệ trẻ em học đường vùng nông thôn nghèo bị
SDD thể thấp còi và gầy còm lần lượt là 45,8% và 43% [23]. Một nghiên cứu
được tiến hành trên 2.866 trẻ học đường nông thôn tại các nước đang phát
triển bao gồm Ghana, Tanzania, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam năm 1998 cho
thấy nhìn chung trẻ học đường ở các nước đang phát triển thấp hơn và nhẹ
cân hơn một cách đáng lo ngại so với quần thể tham khảo NCHS. Ngoài ra,
mức độ và tỷ lệ thấp còi, nhẹ cân có chiều hướng gia tăng theo tuổi. Ví dụ
như tại Việt Nam, chỉ số Z-score theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi ở những trẻ
trai 16 tuổi là 1,5SD thấp hơn ở những trẻ trai 7 tuổi. Một nghiên cứu khác ở
Ấn Độ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ tiểu học năm 2011 cho thấy tỷ lệ SDD
thể nhẹ cân độ 1 chung cho trẻ 6-14 tuổi là 36,6 và độ 2 là 12,9 [24].
Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân (overweight) ở trẻ đang có xu hướng
gia tăng. Ở các nước đang phát triển, béo phì tồn tại song song với SDD, gặp
nhiều ở đô thị hơn nông thôn. Tỷ lệ người trưởng thành béo phì ở Hoa Kỳ là
20% ở nam và 25% ở nữ, ở Canada là 20% chung cho hai giới và ở Vương
Quốc Anh là 16%. Ở các nước đang trong thời kì kinh tế chuyển tiếp, khi kinh



11

tế tăng trưởng, tỷ lệ người béo cũng tăng lên cùng với tỷ lệ người gầy giảm
dần. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ béo phì cao ở tầng lớp nghèo thu nhập
thấp, nông thôn nhiều hơn thành thị. Đáng chú ý là tình hình béo phì ở trẻ em
không ngừng tăng. Ở Hoa Kỳ, tỉ lệ thừa cân của trẻ em và thanh thiếu niên 524 tuổi Bang Lousiana tăng gấp đôi trong khoảng 1973-1994. Ở Nhật, tỉ lệ
học sinh thừa cân tăng từ 5% đến 10% trong khoảng 1973-1993. Tỉ lệ tăng
cao nhất ở trẻ em học sinh 9-11 tuổi.
1.4.2. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng từ năm 1999 đến năm 2011,
tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ rệt [25]. Việt Nam được đánh giá là
quốc gia duy nhất trong khu vực đạt tốc độ giảm SDD nhanh theo tiến độ của
WHO và UNICEF. Tuy vậy, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2011,
trong năm 2010, tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của nước ta là 17,5% (chỉ tiêu
cân nặng/tuổi). 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức
cao theo phân loại của WHO). Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi
(SDD thể thấp còi) năm 2010 toàn quốc là 29,3%,trong đó xét theo phân loại
của WHO có tới 31 tỉnh có tỷ lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất
cao). Mức giảm trung bình SDD thấp còi trong 15 năm qua (1995-2010) là
1,3%/năm. Tỷ lệ SDD thể gầy còm (chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao) là 7,1%.
SDD trẻ em vẫn còn ở mức cao so với phân loại của WHO và phân bố không
đều giữa các vùng, miền trong cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc, nhất là suy dinh dưỡng thấp còi
(29,3% năm 2010), ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam
[26].
Đặc biệt tình trạng SDD ở lứa tuổi học đường nói chung và lứa tuổi tiểu
học nói riêng hiện đang là một vấn đề nổi cộm. Theo cuộc tổng điều tra dinh
dưỡng năm 2010 của Viện Dinh dưỡng, ở trẻ 5-10 tuổi, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân



12

là 24,2%, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 23,4%, tỷ lệ SDD thể gầy còm là 16,8%.
Trong đó, ở nam luôn có tỷ lệ cao hơn ở nữ. Ngoài ra, tỷ lệ SDD lứa tuổi 6-10
tuổi khu vực nông thôn (28,2%) cao hơn thành thị (19,7%) [3].
Trong những năm gần đây, khi tỷ lệ SDD còn cao thì tỷ lệ thừa cân và
béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia
tăng dẫn đến thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong. Tỷ lệ thừa cân và béo phì
ở trẻ em hiện nay là 4,8%; ở người lớn là 6,6% [27]. Kết quả điều tra
SEANUTS năm 2011 trên trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi tại 6 tỉnh thành ở nước ta
cho thấy: Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và SDD thấp còi
tương ứng là 14,0% và 8,6%; có tới 15,6% trẻ học đường bị SDD thấp còi và
tỷ lệ thừa cân, béo phì tuổi này cũng đáng lo ngại, chiếm tới 22,2% [28].
Nghiên cứu mới đây tiến hành trên 2425 trẻ tiểu học tại 6 trường tiểu học của
huyện Nghĩa Đàn cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ nam là 18,9% và trẻ
nữ là 16,7%; tỷ lệ chung ở cả 2 giới là 17,8%; cao hơn so với tỷ lệ thấp còi
của trẻ lứa tuổi 6-9 tuổi của 6 tỉnh thành của Việt Nam (13,7% điều tra
SEANUTS năm 2011), tỷ lệ SDD thể gầy còm ở trẻ nam là 10,4% và ở trẻ nữ
là 9,7%; tỷ lệ chung là 10,1%; tỷ lệ thừa cân ở trẻ nam là 3,3% và ở trẻ nữ là
3,5%; tỷ lệ chung là 3,4%. Tỷ lệ béo phì ở trẻ nam là 2,2% và trẻ nữ là 1,2%,
tỷ lệ chung là 1,7% [29]. Kết quả 1 nghiên cứu năm 2007 được Nguyễn
Quang Dũng, Viện Dinh dưỡng báo cáo cho thấy học sinh từ 9-11 tuổi tại 4
trường của Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ béo phì là 1,1%; 7,1%; 10,8%; có
trường cá biệt lên tới 41,1%. Các em học sinh nam có tỷ lệ béo phì cao hơn
học sinh nữ ở cùng lứa tuổi [27].
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn dinh
dưỡng là chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Bữa ăn của trẻ không chỉ là nguồn
cung cấp năng lượng mà nó còn là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
khác nhau để cơ thể phát triển và có sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng với



13

nhau. Có như vậy bữa ăn mới làm tròn chức năng của nó là cung cấp nguyên
liệu cho mọi hoạt động và sự phát triển của cơ thể. Ở Việt Nam, các số liệu
nghiên cứu trong thập kỷ qua cho tới gần đây cho thấy, bữa ăn của trẻ lứa tuổi
học đường phụ thuộc vào bữa ăn gia đình, thiếu và mất cân đối về giá trị các
chất dinh dưỡng là những yếu tố dẫn đến thiếu các vi chất dinh dưỡng ở trẻ
tuổi học đường. Gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn, nơi chưa có mạng
lưới nhà ăn học đường cho bậc học này. Mặc dù bữa ăn của học sinh nông
thôn hiện nay đã có chiều hướng cải thiện hơn về mặt chất lượng, song nhìn
chung thực phẩm chủ yếu vẫn là gạo, thức ăn động vật còn thấp, đặc biệt
lượng sữa tiêu thụ không đáng kể, lượng rau dao động theo mùa; quả chín tiêu
thụ hàng ngày cho bữa ăn rất ít.
Điều tra khẩu phần ăn của trẻ từ 6-11 tuổi tại 6 tỉnh thành năm 2011
(Nghiên cứu SEANUTS) cho thấy khẩu phần năng lượng đạt khoảng 76%
nhu cầu đề nghị, khẩu phần canxi ở nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt 59% nhu cầu đề
nghị và ở nhóm tuổi 9-11 tuổi đạt 45% nhu cầu đề nghị, khẩu phần sắt của
nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt 68% nhu cầu đề nghị và nhóm tuổi 9-11 tuổi đạt 54%
nhu cầu đề nghị, khẩu phần vitamin A của nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt 54% nhu
cầu đề nghị và nhóm tuổi 9-11 tuổi đạt 43% nhu cầu đề nghị, khẩu phần
vitamin C sau chế biến của nhóm tuổi 6-9 tuổi đạt 61% nhu cầu đề nghị và
nhóm tuổi 9-11 tuổi đạt 49% nhu cầu đề nghị, khẩu phần vitamin D của nhóm
tuổi 6-9 tuổi đạt18% nhu cầu đề nghị và nhóm tuổi 9-11 tuổi đạt 13% nhu cầu
đề nghị [28].
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của
học sinh tiểu học
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tuổi
học đường. Sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi này phản ánh mức sống, tình
trạng kinh tế xã hội và văn hóa giáo dục.



14

Yếu tố kinh tế có mối quan hệ qua lại với tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển có tỉ lệ trẻ SDD cao hơn hẳn các
nước phát triển. Trên thế giới, trẻ SDD tập trung chủ yếu ở hai châu lục là
Châu Phi và Châu Á.
Thu nhập là một biểu hiện quan trọng phản ánh tình trạng kinh tế xã hội.
Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế xã hội
đến sự phát triển của trẻ em học đường ở Bangladesh cho thấy trẻ từ các gia
đình có thu nhập cao có cân nặng và chiều cao theo tuổi cao hơn trẻ từ các gia
đình có thu nhập thấp [30]. Nghiên cứu mới đây tại Brazil cho thấy tỷ lệ thiếu
cân và thấp còi cao hơn trong các hộ gia đình tình trạng kinh tế xã hội thấp và
trong hộ gia đình có điều kiện vệ sinh kém [31].
Cơ cấu nhân khẩu ảnh hưởng đến sự phân bố và tiêu thụ thực phẩm
trong gia đình [32]. Kích cỡ gia đình cũng ảnh hưởng tới tình trạng dinh
dưỡng của trẻ đặc biệt ở các nước đang phát triển. Một nghiên cứu trên trẻ em
học đường ở Mexico đã đưa ra kết luận rằng có mối liên hệ giữa yếu tố kinh
tế xã hội với khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Gia đình đông
con có chế độ ăn nghèo nàn hơn gia đình ít con, đặc biệt là thức ăn có nguồn
gốc động vật. Cũng trong nghiên cứu này tác giả còn thấy rằng trình độ học
vấn của cha mẹ có liên quan đến chất lượng bữa ăn của trẻ và những đứa trẻ
có bố cao tuổi hơn thì có lượng calo ăn vào thấp hơn so với trẻ cùng lứa tuổi
mà có bố trẻ hơn [33].
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu năm 2004 của Nguyễn Công Khẩn
và cộng sự cũng cho thấy mối liên quan giữa SDD ở trẻ em với các yếu tố
kinh tế xã hội. Những hộ có thu nhập cao hơn thì thường là trẻ được ăn uống
tốt hơn, do đó tình trạng dinh dưỡng trẻ em tốt hơn. Bên cạnh đó, một bộ
phận gia đình có thu nhập cao nhưng vẫn có trẻ bị SDD điều này gợi ý cho

các phân tích về sử dụng thu nhập ở hộ gia đình cũng cần được quan tâm. Các


15

hộ gia đình nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đói lương thực, thực phẩm có tỉ lệ
SDD cao. Yếu tố vùng trong đó có cả yếu tố dân tộc được phân tích cho thấy
ở những vùng khó khăn hay xảy ra thiên tai trẻ em bị SDD nhiều hơn. Tuy
nhiên yếu tố vùng và yếu tố thu nhập thường đi đôi với nhau. Điều này phản
ánh rõ sự phân hóa giữa các vùng kinh tế của nước ta hiện nay. Trình độ văn
hóa bố mẹ có liên quan với tỷ lệ SDD giữa các nhóm trẻ. Con của các gia đình
mà bố mẹ biết chữ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn gia đình bố mẹ không biết
chữ. Tuy nhiên, khi đưa trình độ văn hóa lên cao dần và phân tích từng bộ số
liệu cho thấy sự khác biệt không lớn về tỉ lệ SDD giữa nhóm gia đình có bố mẹ
có từ 7-10 năm đi học và nhóm gia đình mà bố mẹ có trình độ văn hóa cao hơn.
Điều này có thể giải thích nhóm bố mẹ có trình độ văn hóa cao hơn thường bận
rộn hơn với công việc và ít có thời gian chăm sóc con [33].


×