Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN của PHỤ nữ có THAI tại BỆNH VIỆN PHỤ sản hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.51 KB, 68 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN

T×NH TR¹NG DINH D¦ìNG Vµ MéT Sè YÕU Tè
LI£N QUAN CñA PHô N÷ Cã THAI T¹I BÖNH VIÖN
PHô S¶N Hµ NéI
N¡M 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 – 2017


2

HÀ NỘI – 2017


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ VÂN

T×NH TR¹NG DINH D¦ìNG Vµ MéT Sè YÕU Tè
LI£N QUAN CñA PHô N÷ Cã THAI T¹I BÖNH VIÖN
PHô S¶N Hµ NéI
N¡M 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 – 2017

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy
TS. Nguyễn Ngọc Anh


4

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố
gắng của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà
trường, Viện đào tạo Y học Dự Phòng và Y tế công cộng, bệnh viện Phụ sản
Hà Nội, các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Y
Hà Nội, ban lãnh đạo Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng đã giúp
đỡ tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện bốn năm
qua.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến

PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy và TS. Nguyễn Ngọc Anh, những người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi triển
khai nghiên cứu hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy/cô trong Viện đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế công cộng, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Dinh dưỡng và
An toàn thực phẩm. Ban lãnh đạo, các khoa phòng, đặc biệt là khoa dinh
dưỡng và khoa khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sâ sắc đến bạn bè, đặc biệt là gia đình đã
luôn ủng hộ, động viên và là chỗ dựa vững chắc để em có được kết quả như
ngày hôm nay.
Em xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân

LỜI CAM ĐOAN


Kính gửi:
-

Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Phòng Đào tạo – Quản lý khoa học – Hợp tác Quốc tế, Viện
đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng.

-


Hội đồng chấm luận văn.

Em xin cam đoan đã thực hiện khóa luận một cách khoa học, chính xác
và trung thực. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và chưa được
đăng tải trên tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CED
CS
CSDD
CSSK
IOM
NCKN
NCNLKN
PNMT
SDD
SL
TTDD
VDD
WHO


Thiếu nặng lượng trường diễn (Chronic Energy Deficiency)
Cộng sự
Chăm sóc dinh dưỡng
Chăm sóc sức khỏe
Tổ chức Di cư Quốc tế (International Organization for Migration)
Nhu cầu khuyến nghị
Nhu cầu năng lượng khuyến nghị
Phụ nữ mang thai
Suy dinh dưỡng
Số lượng
Tình trạng dinh dưỡng
Viện dinh dưỡng
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


11

ĐẶT VẤN ĐỀ


Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người.
Dinh dưỡng là một nhu cầu thiết yếu và cơ bản của cơ thể từ khi bắt đầu hình
thành phôi thai cho đến khi kết thúc chu kỳ sống của mỗi người, vì vậy dinh
dưỡng cân bằng và hợp lý không những đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
cơ thể mà còn dự phòng được rất nhiều bệnh tật. Trong chiến lược quốc gia về
dinh dưỡng ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
phụ nữ có thai, bà mẹ và trẻ em được quan tâm hàng đầu. Bởi vì đây là những
đối tượng chiếm số đông trong xã hội, nếu sức khỏe phụ nữ mang thai, bà mẹ
và trẻ em được nâng cao thì có nghĩa là sức khỏe của toàn xã hội được nâng
cao và bảo vệ [1].
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người mẹ trong thời kỳ mang thai
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng
đến tình trạng dinh dưỡng của bào thai và đứa trẻ khi ra đời. Người mẹ có tình
trạng dinh dưỡng kém trước khi sinh, thường đẻ con không chỉ có cân nặng sơ
sinh thấp, trẻ dễ bị mắc bệnh và tử vong cao hơn những trẻ của các bà mẹ
dinh dưỡng tốt [2]. Chính vì vậy, phụ nữ có thai cần có một kiến thức chăm
sóc sức khỏe đúng, đầy đủ và có một chế độ dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức
khỏe cho mình và cho đứa trẻ được sinh ra. Kết quả tổng điều tra về dinh
dưỡng cho thấy, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI  18,5) của phụ nữ
độ tuổi 18 - 49 trong cả nước năm 2000 là 26,5%, năm 2010 giảm còn 18%,
tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,2% (2000) đến năm 2010 tỷ lệ này lên
tới 36,5% [3],[4],[5]. Tỷ lệ tai biến sản khoa (như chảy máu sau đẻ, sản giật,
trẻ đẻ thấp cân, đái tháo đường thai kỳ,...) được coi là chỉ số phản ánh sự
chăm sóc sức khỏe phụ nữ, điều kiện dinh dưỡng và tình trạng kinh tế, xã hội
của một quốc gia. Do đó việc đánh giá kiến thức về dinh dưỡng của bà mẹ và


12


thái độ thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ có thai cần được quan tâm
và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp trong chăm sóc cho phụ nữ có thai là hết
sức cần thiết.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành
phố trong lĩnh vực sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Từ năm 2010,
bệnh viện đã được bình chọn là 1 trong 6 cơ sở khám và điều trị sản phụ khoa
tốt nhất trong nước với nhận xét: là bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh
nghiệm, được đào tạo kỹ và luôn theo những khóa học nâng cao nghiệp vụ;
khả năng giải quyết các ca cấp cứu, các trường hợp biến cố rất nhanh, hiệu
quả; thái độ phục vụ chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sản phụ. Theo
thống kê của bệnh viên năm 2015, tổng số lượt khám là 637.192, tổng số lượt
bệnh nhân điều trị nội trú là 80.541, tổng số đẻ tại bệnh viện là 45.905, tổng
số bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật sinh sản có kết quả mang thai là 218.
Đã có nhiều nghiên cứu về phụ nữ có thai và trẻ em ở bệnh viện này, tuy
nhiên chưa có các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, kiến thức và thái độ
thực hành của bà mẹ mang thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Để có thể đề
xuất những giải pháp thực tế nhằm nâng cao sức khỏe và kiến thức, thực hành
về chăm sóc thai nghén cho phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện đề tài:
“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng của phụ nữ có thai
tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017” được tiến hành với 2 mục tiêu:
1.

Xác định được tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai bằng
phương pháp nhân trắc học và công cụ sàng lọc dinh dưỡng tại

2.

bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ
có thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017.



13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Nhu cầu về dinh dưỡng của phụ nữ có thai
1.1.1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ có thai
Thời kỳ bào thai, dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào dinh
dưỡng của người mẹ, không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe tốt cho người mẹ, tạo
đủ sữa cho con bú sau này mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp
cho thai nhi phát triển tốt và phòng tránh được một số khuyết tật. Sự phát
triển bào thai chậm có thể là nhẹ hoặc nặng, một trong những lý do là chế độ
dinh dưỡng của phụ nữ có thai không đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng
so với nhu cầu. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể do kinh tế khó khăn,
sự thiếu hiểu biết hoặc do tập quán ăn uống kiêng khem ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng của người mẹ và thai nhi. Những trẻ suy dinh dưỡng (SDD)
từ bào thai sẽ có nguy cơ trở thành trẻ SDD sau sinh, nguy cơ thấp bé khi
trưởng thành và nếu là bé gái thì tiếp tục vòng luẩn quẩn trở thành bà mẹ
thiếu năng lượng trường diễn và dễ sinh trẻ nhẹ cân sau này [3]. Bình thường
một cơ thể cần chế độ dinh dưỡng đáp ứng được các hoạt động sống của
mình, lao động, học tập, nghỉ ngơi,…. Đối với phụ nữ có thai chế độ dinh
dưỡng càng phải được chú trọng hơn vì lúc này thức ăn được coi như là
nguồn nguyên liệu để:
-

Nuôi dưỡng bào thai từ một tế bào phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh, khi ra
đời đứa trẻ khỏe mạnh và thông minh

-


Cung cấp đủ cho sự phát triển của rau thai, khối lượng máu cho cơ thể

-

Tăng dự trữ mỡ để tạo đủ sữa cho trẻ bú sau đẻ [6].
Để đạt được những nhu cầu trên phụ nữ có thai cần có chế độ dinh
dưỡng tăng về năng lượng phối hợp đa dạng các loại thức ăn và đầy đủ các
chất dinh dưỡng.


14

1.1.2. Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của phụ nữ có thai
1.1.2.1. Nhu cầu về năng lượng
Theo ước tính, một phụ nữ tăng 12,5kg trong quá trình mang thai và cân
nặng lúc sinh của trẻ là 3,4kg thì nhu cầu năng lượng cần cho sự phát triển các
mô trong thời kỳ này khoảng 41500kcal, tương đương với 925g protein và
3,8kg mỡ [7]. Mức độ bổ sung năng lượng tăng dần theo tuổi thai và ở từng
độ tuổi thai và ở từng độ tuổi khác nhau của phụ nữ có thai thì nhu cầu năng
lượng cũng khác nhau. Bình thường, nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ
khoảng 2200kcal/ngày.
Theo khuyến nghị gần đây của FAO/WHO/UNU (2002, 2004) và tham
khảo bảng nhu cầu khuyến nghị cho người Đông Nam á [8]:
-

Trong 3 tháng đầu: có thể ăn uống sao cho năng lượng bình thường nhưng
phải chú ý ăn nhiều thức ăn động vật để cung cấp đầy đủ protein/chất đạm
giúp cho bào thai phát triển tốt nhất

-


Trong 3 tháng giữa: cần ăn nhiều hơn sao cho năng lượng cung cấp tăng thêm
360kcal/ngày và chú ý ăn đa dạng với nhiều thức ăn động vật hơn

-

Trong 3 tháng cuối: cần ăn nhiều và đa dạng hơn nữa sao cho năng lượng cung
cấp tăng thêm 475kcal/ngày.
Nhu cầu năng lượng cả ngày của phụ nữ có thai phụ thuộc vào lứa tuổi,
tình trạng sinh lý và mức độ lao động.
Căn cứ vào số liệu cân nặng thực tế của người trưởng thành Việt Nam
hiện nay, bằng cách tính toán như trên, NCNLKN cho phụ nữ Việt Nam theo
tuổi, loại lao động (LĐ) và tình trạng sinh lý, được xác định:


15

Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng của phụ nữ Việt Nam theo lứa tuổi, sinh lý
và mức độ tình trạng lao động [8]
Lứa tuổi tình trạng sinh lý
Phụ nữ 19 – 30 tuổi
Phụ nữ 31 – 60 tuổi
PNMT 3 tháng giữa
PNMT 3 tháng cuối

NCNLKN theo loại hình lao động
(kcal/ ngày)
LĐ nhẹ
LĐ vừa
LĐ nặng

2000 – 2200 2100 – 2300 2400 – 2600
2100
2200
2500
+360
+360

+ 475
+ 475


1.1.2.2. Nhu cầu về protein
NCKN protein cho người trưởng thành Việt Nam hiện nay là
1,13g/kg/ngày. So với nhu cầu của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, thì phụ nữ có thai
sáu tháng đầu tăng thêm 10g/ngày, ba tháng cuối thêm 31g/ngày [9].
Phụ nữ có thai cần được tăng cường thành phần từ protein từ cả 2
nguồn động vật và thực vật trong khẩu phần ăn. Nguồn đạm tốt nhất cho phụ
nữ có thai có trong hầu hết các thực phẩm dùng hàng ngày như: thịt, cá, trứng,
sữa, đậu các loại….
Protein nên chiếm 13 – 20 % tổng số nhu cầu năng lượng khẩu phần,
trong đó protein động vật chiếm 30 – 35 % protein tổng số.
1.1.2.3. Nhu cầu về lipid
Lipid cung cấp năng lượng rất lớn, 1g lipid cho 9kcal, bên cạnh đó lipid
đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, E,
D, K. Phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con bú cần 30% năng lượng khẩu phần
do lipid cung cấp, tối đa có thể tới 30% năng lượng khẩu phần. Trong đó lipid
động vật chiếm tối đa 60% lipid tổng số [9].
1.1.2.4. Nhu cầu về glucid



16

Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Glucid được
lấy từ gạo là chủ yếu, ngoài ra còn có trong các loại lương thực khác như ngô,
khoai, sắn,…. Năng lượng do glucid cung cấp chiếm khoảng 55 – 60 % năng
lượng tổng số, trong đó các loại glucid phức hợp nên chiếm 70% [9]. Các
glucid phức hợp có nhiều trong hoa quả, đậu tương, sữa,…có tác dụng làm
giảm năng lượng, tăng hấp thu đường đơn và đường đôi.
1.1.2.5. Nhu cầu về vitamin và khoáng chất

-

Nhu cầu về vitamin

Vitamin A: Có vai trò đặc biệt trong sự nhìn, quá trình phát triển bình thường
và chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Đối với phụ nữ có thai nhu cầu vitamin A
khuyến nghị là 800mcg/ngày [10].

-

Vitamin D: Giúp cơ thể sử dụng tốt calci và phospho để hình thành và duy trì
hệ xương, răng vững chắc. Nhu cầu khuyến nghị đối với phụ nữ có thai không
tăng so với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói chung là 5mcg/ngày [10]. Nguồn
vitamin D tốt nhất là nguồn nội sinh do cơ thể tổng hợp tại da nhờ tác dụng
của ánh sáng mặt trời, vì vậy phụ nữ có thai nên tăng cường tắm nắng vào
buổi sáng trước 9 giờ trong khoảng 30 phút.

-

Vitamin E, K: Ở phụ nữ có thai nhu cầu 2 vitamin này tương tự như ở phụ nữ

trong độ tuổi sinh đẻ [9],[11].
+ Nhu cầu vitamin E: 6,5mg/ngày.
+ Nhu cầu vitamin K: 150mcg/ngày.

-

Vitamin B1: Có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucid. Nhu
cầu vitamin B1 ở phụ nữ có thai là 1,3mg/ngày [9].

-

Vitamin B2: Rất cần cho sự phát triển và sinh sản. Vitamin B 2 có chức năng là
một phần trong nhóm enzyme phân giải và sử dụng các chất cacbonhydrat,
lipid và protein. Nhu cầu vitamin B 2 khuyến nghị cho phụ nữ có thai là
1,5mg/ngày [9].


17

-

Vitamin PP: Có vai trò sống còn cho hoạt động của hệ thần kinh, hình thành
và duy trì làn da, lưỡi và hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, cần cho sự tổng hợp
các hormone sinh dục. Nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ có thai là 18mg/ngày
[9].

-

Vitamin C: Giúp tăng cường đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn,
góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt [12]. Nhu cầu vitamin C đối với

phụ nữ có thai là 95mg/ngày [9].

-

Vitamin B9: Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật ống
thần kinh của bào thai. Nhu cầu khuyến nghị của vitamin B 9 là 600mcg/ngày
[9].


-

Nhu cầu chất khoáng

Calci: Calci là chất khoáng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người. Giúp cơ
thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và
sự đông máu bình thường. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần
calci. Lượng calci khuyến cáo trong suốt quá trình mang thai là 1200mg/ngày.
Theo Lancet 2013, sự thiếu hụt calci trong quá trình mang thai làm gia tăng
nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ và là nguyên nhân của 19% ca tử vong mẹ
trên thế giới hiện nay [13].

-

Phospho: Là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể, có vai trò hình thành
và duy trì hệ xương và răng vững chắc và duy trì các chức phận của cơ thể.
NCKN của phospho với đối tượng phụ nữ có thai là 700mg/ngày [9].

-

Sắt: Đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể. Sắt cùng với protein tạo

thành huyết sắc tố, vận chuyển O 2 và CO2 phòng bệnh thiếu máu và thiếu sắt
cho cả mẹ và thai nhi. Nhu cầu sắt phụ thuộc vào giá trị hấp thu của khẩu
phần (tính theo lượng thịt cá và lượng vitamin C trong khẩu phần), nhu cầu
khuyến nghị sắt cho phụ nữ có thai với giá trị hấp thu sinh học 10% (khẩu
phần có lượng thịt hoặc cá từ 30 – 90 g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 – 75


18

mg/ngày), giá trị hấp thu sinh học 15% (khẩu phần có thịt hoặc cá >
90mg/ngày hoặc lượng vitamin C > 75mg/ngày) lần lượt là 41,1mg/ngày,
34,8mg/ngày. Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ có thai
trong suốt thai kỳ [9].
-

Kẽm: Có vai trò quan trọng với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản,…
của con người ngày càng được quan tâm. NCKN cho phụ nữ có thai với mức
hấp thu kém (khẩu phần ít hoặc không có protein động vật hoặc cá) vừa (khẩu
phần có vừa phải protein động vật hoặc cá), tốt (khẩu phần có nhiều protein
động vật hoặc cá) lần lượt là 20mg/ngày, 10mg/ngày, 6mg/ngày [9].

-

Iốt: Nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ có thai trong suốt thai kỳ là
220mcg/ngày [9].

-

Chất xơ: Có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các loại hạt toàn phần),
khoai củ có tác dụng nhuận tràng, tăng khả năng tiêu hóa, thải chất độc,…nhu

cầu chất xơ khuyến nghị cho phụ nữ có thai là 28g/ngày [9].
1.1.2.6. Phối hợp các nhóm thực phẩm hợp lý
Phụ nữ có thai nên có hiểu biết cơ bản về giá trị dinh dưỡng của các
nhóm thực phẩm, cách bảo quản, chế biến phối hợp các loại thực phẩm với
nhau một cách khoa học và hợp lý. Nên ăn đa dạng đầy đủ các loại thực phẩm
trong ngày, bữa ăn cần có đủ cả 4 nhóm thực phẩm giàu glucid, protein, lipid,
vitamin và khoáng chất. Theo nhu cầu khuyến nghị của VDD, tỷ lệ cân đối
giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần ăn protein: lipid: glucid (P: L:
G) là 14: 20: 66.
Ba bữa chính nên ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa. Sử dụng các thực
phẩm tươi sống sạch không sử dụng thực phẩm ôi thiu không rõ nguồn gốc.
Ngoài bữa ăn chính phụ nữ có thai nên bổ sung thêm 2 ly sữa mỗi ngày, các
bữa phụ ăn thêm các loại hoa quả, các loại bánh kẹo, sữa chua,... và nên nghỉ
ngơi sau khi ăn.


19

Trong chế độ ăn phụ nữ có thai không cần ăn kiêng khem, những cũng
cần chú ý hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… giảm ăn
các gia vị như ớt, hạt tiêu…
1.2. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi hầu hết ở các cơ
quan nhưng đáng quan tâm nhất là sự thay đổi về khối lượng, thành phần của
máu và sự thay đổi về khối lượng, cấu trúc cơ thể. Có nhiều phương pháp để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bao gồm: điều tra khẩu phần và tập quán ăn
uống, phương pháp lâm sàng, phương pháp nhân trắc học, phương pháp hóa
sinh. Nhưng đối với phụ nữ có thai tình trạng dinh dưỡng thường được đánh
giá qua mức tăng cân hay phương pháp nhân trắc học. Vì mức tăng cân đáp
ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị sẽ cung cấp đủ các chất dinh

dưỡng: protein, lipid, glucid, đặc biệt là canxi, phospho, sắt, các vitamin tan
trong dầu (A, E, D, K), vitamin B1, B2, PP, C,… đảm bảo cho sự dự trữ các
chất dinh dưỡng của mẹ khi có thai. Tuy nhiên trong những tháng đầu đời của
thời kỳ có thai, người mẹ đã có một lượng chất dinh dưỡng nhất định dự trữ ở
rau thai và nhất là ở các kho dự trữ của mẹ [14]. Do vậy không chỉ tăng cân
trong lúc có thai là chỉ số quan trọng mà cân nặng của mẹ trước khi có thai
cũng rất quan trọng.
1.2.1. Cân nặng của phụ nữ trước có thai
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI – Body
Mass Index) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ và của người trưởng thành nói chung [15].
Công thức tính chỉ số BMI:
BMI =


20

Bảng 1.2: Phân loại tình trạng dinh dưỡng cho người trưởng thành
theo Tổ chức Y tế Thế Giới năm 2000
Tình trạng dinh dưỡng
Gầy (thiếu năng lượng trường diễn) (Chronic
Enery Deficiency – CED)
Bình thường
Thừa cân, béo phì

BMI
< 18,5
18,5 – 24,99
≥ 25,0


Cân nặng của người phụ nữ trước khi có thai là một yếu tố quan trọng,
nó thể hiện thể lực, tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của người phụ nữ trước
khi có ý định sinh con. Cân nặng của người phụ nữ trước khi có thai mà thấp
quá so với chuẩn sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân (< 2500gram), đẻ non.
Nghiên cứu của Lê Bạch Mai (2003) thấy những phụ nữ có thai có
chiều cao < 145cm có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bị SDD bào thai gấp 4,5
lần và sinh ra những đứa trẻ bị thiếu máu sơ sinh gấp 1,8 lần so với bà mẹ có
chiều cao ≥ 145cm [16].
Chăm lo sức khỏe tốt để tăng cân hợp lý cho bà mẹ trước khi có thai là
rất cần thiết.
1.2.2. Tăng cân của bà mẹ khi có thai
Khi mang thai nhu cầu năng lượng của phụ nữ có thai tăng lên để đáp
ứng các yêu cầu:
-

Sự phát triển và hoạt động sinh lý của thai nhi

-

Sự phát triển của tử cung

-

Cơ thể của người mẹ tăng trọng lượng

-

Người mẹ phải thêm những hoạt động để mang thai nhi, và mang
thêm khối lượng cơ thể


-

Chuyển hóa cơ bản tăng lên trong thời kỳ thai nhi.

Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai được đánh giá qua mức tăng
cân của bà mẹ trong qua trình mang thai. Tính theo tỷ lệ phần trăm cân nặng,


21

mức tăng cân của phụ nữ trong thời kỳ có thai nên đạt trung bình 15 – 25 %
so với cân nặng trước có thai, tương đương với 10 – 12 kg với phân bố trong
thai kỳ thành 3 giai đoạn như sau: ba tháng đầu: tăng 1kg hoặc không; ba
tháng giữa: tăng 4 – 5 kg; ba tháng cuối: tăng 5 – 6 kg theo giáo sư Hà Huy
Khôi đưa ra khuyến nghị năm 1998 [32].
Cân nặng cần thiết tăng lên của người mẹ phụ thuộc nhiều vào tình
trạng dinh dưỡng sẵn có của người phụ nữ trước khi mang thai, năm 2009,
theo IOM đã đưa ra khuyến cáo về mức tăng cân cho phụ nữ có thai theo tình
trạng dinh dưỡng của người phụ nữ trước khi mang thai theo BMI [17],[18].
Một nghiên cứu trên gần 3000 PNMT tại Nha Trang năm 2008 đã chứng minh
mức tăng cân theo khuyến nghị của IOM là phụ hợp với người Việt Nam [19].
Mức tăng cân phù hợp theo BMI được trình bày ở bảng [17].
Bảng 1.3: Cân nặng tăng lên trung bình của phụ nữ có thai và BMI
TTDD trước có thai
CED
(BMI < 18,5)
Bình thường
(18,5 ≤ BMI< 24,99)
Thừa cân
(25 ≤ BMI < 29,99)

Béo phì
(BMI ≥ 30)

Cân nặng nên tăng
Cân nặng tăng trong
Cân nặng tăng vào 6
toàn bộ thai kỳ (kg)
tháng cuối (kg/tuần)
12,5 – 18

0,5 – 0,6

11,5 – 16

0,4 – 0,5

7 – 11,5

0,2 – 0,3

5–9

0,2 – 0,3

1.3. Một số yếu tố liên quan đến TTDD của phụ nữ có thai
1.3.1. Kiến thức, thực hành của phụ nữ có thai về vấn đề CSDD
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai rất quan trọng có ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe của trẻ khi sinh ra và là kho dự trữ năng lượng để tạo sữa của bà
mẹ sau khi sinh vì vậy phụ nữ có thai cần có kiến thức đúng để thực hiện



22

những hành vi về chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ về số lượng, chất lượng
và cân đối khẩu phần, chế độ nghỉ ngơi lao động hợp lý.
Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ có thai cao hơn bình
thường đòi hỏi bà mẹ cần phải ăn nhiều hơn bình thường nhưng không có
nghĩa là ăn nhiều quá. Việc tiêu thụ quá nhiều năng lượng dẫn đến bà mẹ thừa
cân và nặng nề, đẻ khó, đẻ mổ, khó giảm cân sau sinh,… Theo khuyến nghị
của VDD, năng lượng cần thêm cho phụ nữ có thai ba tháng cuối là
450kcal/ngày tương đương với ăn thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày [9]. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang (2010)
cho thấy chỉ có 28% phụ nữ có thai thực hành ăn nhiều hơn lúc chưa mang
thai, 43% ăn uống như bình thường và 28,3% ăn uống ít đi [20].
Khi mang thai phụ nữ có thai cần ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm trong
các bữa ăn chính bao gồm: nhóm thực phẩm giàu protein, lipid, glucid,
vitamin và khoáng chất nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn.
Bổ sung thêm chất đạm và chất béo giúp cơ thể thai nhi phát triển [10]. Tăng
cường các thực phẩm có nguồn đạm động vật như thịt, cá, tôm, cua, trứng,
sữa bên cạnh đó bổ sung đa dạng các thực phẩm nguồn gốc thực vật như đậu
đỗ, lạc, vừng, rau có màu xanh sẫm,… là nguồn thực phẩm cung cấp đạm có
độ cao, nhiều vitamin, dễ chế biến.
Bên cạnh đó, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm
không tốt cho thai nhi như cà phê, rượu, bia, nước chè đặc, các loại gia vị gây
kích thích như hạt tiêu, ớt. Theo nghiên cứu của Đăng Thị Hạnh năm 2012 có
72,0% phụ nữ có thai có kiến thức cho rằng kiêng thực ăn cay, kiêng rượu bia
có 78,3% [21]. Phụ nữ có thai cũng nên ăn nhạt nhất là những phụ nữ có thai
bị phù nề khi mang thai giúp giảm phù và tai biến khi sinh. Không nên kiêng
khem quá các loại thực phẩm.
1.3.2. Kiến thức, thực hành của phụ nữ có thai về khám thai



23

Khi có thai người mẹ cần được nhân viên y tế theo dõi sức khỏe, theo
dõi thai nghén, tư vấn khi cần thiết. WHO khuyến cáo tối thiểu khám thai 3
lần với các nội dung: đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và
đo chiều cao cân nặng [22]. Khám thai định kỳ ít nhất 3 lần vào ba giai đoạn
của thời kỳ mang thai là lúc 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần [23]. Người mẹ nên
đi khám thai sớm và đầy đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tránh rủi
ro khi mang thai cũng như khi sinh. Có điều kiện nên khám thai 1 tháng 1 lần
cho đến khi thai được 28 tuần tuổi, sau đó khám 2 tuần/lần đến khi thai được
36 tuần tuổi và khám 1 lần/ tuần đến khi sinh, chất lượng bảo vệ thai tăng lên
theo số lần khám thai [24]. Theo báo cáo điều tra các mục tiêu phụ nữ và trẻ
em năm 2011 cho thấy trong số những phụ nữ đã sinh con 2 năm trước điều
tra có 77,5% phụ nữ được đo huyết áp, 64,1% được xét nghiệm nước tiểu,
48% được xét nghiệm máu và chỉ có 42,5% được làm cả ba loại hình dịch vụ
y tế trên khi khám thai [22].
1.3.3. Vấn đề nghỉ ngơi, lao động khi mang thai
Chế độ lao động và nghỉ ngơi của phụ nữ có thai cần phải được chú ý.
Phụ nữ có thai nên tránh các loại hình lao động nặng nhọc và lao động quá
sức. Phụ nữ có thai cần thiết ngủ đầy đủ bởi giấc ngủ là hình thức nghỉ ngơi
tốt nhất, mỗi ngày không được ngủ dưới 8 tiếng. Thời gian nghỉ ngơi trước đẻ
cũng rất quan trọng. Nghỉ ngơi trước đẻ 30 ngày, cân nặng của trẻ có thể tăng
thêm 230 – 300 gam, còn nếu được nghỉ ngơi 40 ngày có thể trẻ tăng được
350 – 400 gam [25]. Nghiên cứu của Phạm Văn Khang năm 2012 có 95,1%
phụ nữ có thai cho rằng nên giảm lao động khi mang thai, 86,6% giảm vào ba
tháng đầu, 73,2% giảm vào ba tháng giữa và ba tháng cuối có 94,3% [26].
1.3.4. Uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu ở phụ nữ có thai
Ở Việt Nam tỷ lệ phụ nữ có thai có thiếu máu do thiếu sắt năm 2008 là

36,5% [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang trên 60 phụ nữ có thai


24

tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang (2010) thấy tỷ lệ phụ nữ có thai có uống bổ
sung viên sắt trong thời gian có thai chỉ đạt 55%, nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thanh Tâm trên 223 phụ nữ có thai tại Duy Tiên, Hà Nam (2014) thấy tỷ lệ
uống bổ sung viên sắt chiếm 86,1% [20],[27]. Thiếu máu có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi như làm tăng tỷ lệ tai biến
sản khoa đối với mẹ, một trong những yếu tố nguy cơ gây sinh non và tử vong
ở trẻ sơ sinh, thiếu máu do thiếu sắt khiến dự trữ sắt của trẻ thấp tăng nguy cơ
thiếu máu và chậm phát triển cho trẻ [28],[13]. Uống bổ sung viên sắt dự
phòng thiếu máu ở phụ nữ có thai là cần thiết.
Qua các tài liệu và nghiên cứu trên cho thấy tình trạng dinh dưỡng của
phụ nữ có thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đề tài được tiến hành để đưa ra
những đánh giá nhận xét về tình trạng dinh dưỡng, một số yếu tố ảnh hưởng
đến tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe của phụ
nữ có thai. Để có những đề xuất giải pháp đối với những phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ, phụ nữ mang thai có nguy cơ về dinh dưỡng, kiến thức và thực hành
chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe chưa tốt cho nhóm phụ nữ đến
khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhằm nâng cao sức khỏe cho cả mẹ cũng
như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu


25


- Tất cả những phụ nữ có thai đến khám và kiểm tra định kỳ tại khoa
khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong thời gian thu thập số liệu.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Những phụ nữ có thai đếm khám và kiểm tra
định kỳ tại khoa khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phỏng vấn lần đầu
tiên trong nghiên cứu này.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Các phụ nữ đang có thai không đồng ý phỏng
vấn, đã từng tham gia phỏng vấn hoặc có vấn đề về bệnh tâm thần, rối loạn trí
nhớ, không có khả năng trả lời phỏng vấn...
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội địa chỉ đường La Thành – Ngọc Khánh – Ba
Đình – Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố Hà Nội trong
lĩnh vực sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Từ năm 2010, bệnh viện đã
được bình chọn là 1 trong 6 cơ sở khám và điều trị sản phụ khoa tốt nhất
trong nước với nhận xét: Là bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm,
được đào tạo kỹ và luôn theo những khóa học nâng cao nghiệp vụ, khả năng
giải quyết các ca cấp cứu, các trường hợp biến cố rất nhanh, hiệu quả; thái độ
phục vụ chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sản phụ.
Bệnh viện bao gồm phòng khám, phòng đẻ, phòng mổ, khu vực dịch vụ
và nhiều khoa phòng khác. Phương tiện chẩn đoán và điều trị bao gồm các kỹ
thuật mới đều được áp dụng để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh bao gồm
các máy siêu âm thế hệ mới, nội soi, các phương pháp hỗ trợ sinh sản, các kỹ
thuật mũi nhọn như phẫu thuật nội soi, sàng lọc trước sinh, hỗ trợ sinh sản…
Là địa chỉ tin cậy của nhiều chị em phụ nữ đến khám từ nội và ngoại thành Hà
Nội và các khu vực lân cận.
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa khám bệnh tự nguyện và khoa
khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 11/2016 đến 05/2017



×