Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

SO SÁNH kết QUẢ DUY TRÌ mê BẰNG sử DỤNG SEVOFLURAN HOẶC DESFLURAN TRONG PHẪU THUẬT hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÍ THỊ HOA

SO SÁNH KẾT QUẢ DUY TRÌ MÊ BẰNG
SỬ DỤNG SEVOFLURAN HOẶC
DESFLURAN TRONG PHẪU THUẬT HÀM
MẶT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

PHÍ THỊ HOA

SO SÁNH KẾT QUẢ DUY TRÌ MÊ BẰNG
SỬ DỤNG SEVOFLURAN HOẶC
DESFLURAN TRONG PHẪU THUẬT HÀM
MẶT
Chuyên ngành: Gây mê hồi sức
Mã số: 60720121

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Cao Thị Anh Đào


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà Nội, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quí thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
TS. Cao Thị Anh Đào, người thầy mẫu mực và tâm huyết, trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo, cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm quí báu trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Nguyễn Quốc Kính, Giám đốc
Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Người thầy đáng kính đã tận tình chỉ dẫn, góp nhiều ý kiến quí báu, tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình làm việc và thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng
trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng bộ môn Gây mê hồi sức đã chỉ bảo và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn các thầy trong hội đồng chấm luận văn đã góp ý để tôi
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa học này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên
Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa, khoa Tạo hình Hàm mặt Bệnh viện
hữu nghị Việt Đức đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi trân trọng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè

và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong cuộc sống và học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 7 tháng 12 năm 2016
Phí Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phí Thị Hoa, cao học XXIII, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên
ngành Gây mê hồi sức. Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Cao Thị Anh Đào.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ một nghiên cứu nào đã từng
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là chính xác và trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những cam kết trên.

Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2016.
Người viết cam đoan

Phí Thị Hoa


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASA

: American Society of Anesthesiologists
(Phân loại sức khỏe bệnh tật theo Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ)

BIS


: Bispectral Index (Điện não số hóa)

CS

: Cộng sự

Fe

: Nồng độ khí thở ra

Fi

: Nồng độ khí thở vào

HA

: Huyết áp

HATB

: Huyết áp trung bình

MAC

: Minimum Alveolar Concentration
(Nồng độ phế nang tối thiểu)

NKQ

: Nội khí quản


NTTB

: Nhịp tim trung bình

PRST

: Pressure Rate Sweating Tearing
(Bảng điểm đánh giá độ mê)

SD

: Độ lệch chuẩn

SpO2

: Statuation Pule Oxymetry (Độ bão hòa oxy)

TDKMM

: Tác dụng không mong muốn

XHT

: Xương hàm trên

XHD

: Xương hàm dưới



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. CÁC THUỐC MÊ HÔ HẤP.................................................................3
1.1.1. Thuốc gây mê sevofluran..................................................................4
1.1.2. Thuốc gây mê desfluran....................................................................8
1.1.3. Đặc tính của các thuốc mê hô hấp...................................................14
1.1.4. Nồng độ phế nang tối thiểu............................................................15
1.2. ĐIỆN NÃO SỐ HÓA BIS...................................................................16
1.3. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT HÀM
MẶT......................................................................................................18
1.3.1. Chấn thương hàm mặt.....................................................................18
1.3.2. Một số đặc điểm cần lưu ý trong gây mê phẫu thuật hàm mặt.......20
1.3.3. Đặt nội khí quản đường mũi...........................................................22
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SO SÁNH SEVOFLURAN VÀ
DESFLURAN......................................................................................23
1.4.1. Trên thế giới....................................................................................23
1.4.2. Tại Việt Nam...................................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................25
2.1.1. Đối tượng........................................................................................25
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................25
2.1.4. Tiêu chuẩn đưa bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu...............................25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................26
2.2.1. Địa điểm, thời gian, mẫu nghiên cứu..............................................26


2.2.2. Các tiêu chí nghiên cứu...................................................................26

2.3. CÁCH TIẾN HÀNH............................................................................26
2.3.1. Chuẩn bị trước mổ..........................................................................26
2.3.2.Kỹ thuật tiến hành............................................................................29
2.3.3.Các thời điểm nghiên cứu................................................................32
2.4. CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ...................................33
2.4.1. Chỉ tiêu chung.................................................................................33
2.4.2. Một số đặc điểm trong quá trình gây mê phẫu thuật.......................33
2.4.3. Đánh giá nhịp tim, huyết áp, độ mê................................................33
2.4.4. Một số đặc điểm của thuốc mê hô hấp............................................33
2.4.5. Giai đoạn hồi tỉnh............................................................................34
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ...................................................34
2.5.1. Đánh giá phân loại sức khỏe...........................................................34
2.5.2. Phân độ đánh giá Cormack và Lehan khi soi thanh quản...............34
2.5.3. Đánh giá độ mê dựa vào chỉ số BIS................................................35
2.5.4. Tiêu chuẩn rút NKQ........................................................................36
2.5.5. Tiêu chuẩn chuyển khỏi phòng hồi tỉnh..........................................37
2.5.6. Tính các mốc thời gian trong gây mê NKQ....................................38
2.5.7. Đánh giá chất lượng hồi tỉnh...........................................................38
2.5.8. Đánh giá kết quả gây mê.................................................................38
2.5.9. Đánh giá một số TDKMM của 2 nhóm nghiên cứu........................39
2.5.10. Công thức tính lượng thuốc mê tiêu thụ.......................................40
2.6. XỬ LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................40
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.................................................................40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................41
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HAI NHÓM...........................................41
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.................................................41


3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới...........................................................42
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo chiều cao, cân nặng..................................42

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo ASA.........................................................43
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm phẫu thuật.................................43
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GÂY MÊ, PHẪU THUẬT...................44
3.2.1. Phân bố theo thời gian đặt NKQ, gây mê, phẫu thuật.....................44
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo điểm Cormack – Lehan............................45
3.2.3. Phản xạ khi đặt NKQ......................................................................45
3.2.4.So sánh lượng thuốc giảm đau và thuốc ngủ dùng trong gây mê....45
3.3. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ NHỊP TIM, HYẾT ÁP, ĐỘ MÊ................46
3.3.1. So sánh các chỉ số trước khởi mê....................................................46
3.3.2. So sánh các chỉ số trong quá trình duy trì mê.................................46
3.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GTHUỐC MÊ BỐC HƠI.....................50
3.4.1. Nồng độ phần trăm của sevofluran và desfluran.............................50
3.4.2. Giá thành thuốc bốc hơi của hai nhóm............................................50
3.5. GIAI ĐOẠN HỒI TỈNH......................................................................51
3.5.1. So sánh thời gian hồi tỉnh giữa hai nhóm.......................................51
3.5.2. Đánh giá chất lượng hồi tỉnh sau rút NKQ.....................................52
3.5.3. Đánh giá chất lượng gây mê giữa hai nhóm...................................53
3.6. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN.....................................53
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................55
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 55
4.1.1. Tuổi.................................................................................................55
4.1.2. Giới.................................................................................................56
4.1.3. Chiều cao, cân nặng........................................................................56
4.1.4. ASA.................................................................................................56
4.1.5. Đặc điểm phẫu thuật.......................................................................57


4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GÂY MÊ, PHẪU THUẬT...................57
4.2.1. Đặc điểm đặt nội khí quản..............................................................57
4.2.2. Thời gian phẫu thuật.......................................................................58

4.2.3. Thời gian gây mê............................................................................59
4.2.3. Nhu cầu sử dụng thuốc ngủ, giảm đau, giãn cơ trong gây mê........59
4.3. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ NHỊP TIM, HUYẾT ÁP, ĐỘ MÊ.............61
4.3.1. Sự thay đổi nhịp tim, huyết áp trung bình trước và sau khởi mê....61
4.3.2. Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp trung bình trong duy trì mê........63
4.3.3. So sánh độ mê giữa hai nhóm.........................................................64
4.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUỐC MÊ BỐC HƠI........................65
4.4.1. Nồng độ phần trăm khí mê..............................................................65
4.5. GIAI ĐOẠN HỒI TỈNH......................................................................66
4.5.1. Thời gian hồi tỉnh............................................................................66
4.5.2. Chất lượng hồi tỉnh.........................................................................69
4.5.3. Chất lượng cuộc mê........................................................................71
4.6. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN.....................................71
KẾT LUẬN....................................................................................................75
KIẾN NGHỊ...................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Ảnh hưởng của tuổi tác trên MAC của sevofluran.....................5

Bảng 1.2.

Ảnh hưởng của tuổi tác lên MAC của desfluran.......................10

Bảng 1.3.


Tính chất lý hóa của các thuốc mê hô hấp................................14

Bảng 1.4.

Tính tan trong máu và mô biểu thị bằng hệ số riêng phần........15

Bảng 1.5.

Tỷ lệ chuyển hóa qua gan của các thuốc mê.............................15

Bảng 2.1.

Sơ đồ quyết định Gurman.........................................................32

Bảng 2.2.

Tiêu chuẩn chuyển khỏi phòng hồi tỉnh của Aldrete sửa đổi....37

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi...........................................41

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo chiều cao, cân nặng............................42

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo ASA...................................................43


Bảng 3.4.

Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm phẫu thuật...........................43

Bảng 3.5.

Thời gian đặt NKQ....................................................................44

Bảng 3.6.

Phân bố bệnh nhân theo điểm Cormack - Lehan......................45

Bảng 3.7.

So sánh liều thuốc giảm đau và thuốc ngủ dùng trong gây mê.45

Bảng 3.8.

So sánh các chỉ số trước khởi mê T0........................................46

Bảng 3.9.

So sánh sự thay đổi NTTB, HATB trước và sau khởi mê.........46

Bảng 3.10.

So sánh sự thay đổi NTTB giữa hai nhóm................................47

Bảng 3.11.


So sánh sự thay đổi HATB giữa hai nhóm................................48

Bảng 3.12.

So sánh giá trị BIS tại các thời điểm.........................................49

Bảng 3.13.

Nồng độ % của sevofluran và desfluran..................................50

Bảng 3.14.

Chi phi thuốc mê bốc hơi giữa hai nhóm..................................50

Bảng 3.15.

So sánh thời gian hồi tỉnh trung bình giữa hai nhóm................51

Bảng 3.16.

Chất lượng hồi tỉnh ngay sau rút NKQ.....................................52

Bảng 3.17.

Chất lượng hồi tỉnh sau rút NKQ 5 phút...................................52

Bảng 3.18.

Chất lượng gây mê giữa hai nhóm............................................53


Bảng 3.19.

Các TDKMM giữa hai nhóm....................................................53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới.......................................................42
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo phân loại chấn thương.........................44
Biểu đồ 3.3. Thay đồi nhịp tim trung bình theo các thời điểm........................48
Biểu đồ 3.4. Thay đổi huyết áp trung bình qua các thời điểm........................49
Biểu đồ 3.5. Thời gian hồi tỉnh của 2 nhóm....................................................51


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Công thức hóa học của sevofluran..............................................4

Hình 1.2.

Công thức hóa học của desfluran................................................9

Hình 1.3.

Hình ảnh gãy xương hàm trên theo Le Fort..............................19

Hình 1.4.

Hình ảnh gãy xương hàm dưới.................................................20


Hình 2.1.

Máy mê.....................................................................................27

Hình 2.2.

Máy theo dõi.............................................................................27

Hình 2.3.

Lọ thuốc sevofluran..................................................................28

Hình 2.4.

Lọ thuốc desfluran.....................................................................28

Hình 2.5.

Dụng cụ đặt nội khí quản đường mũ.........................................28

Hình2.6.

Bệnh nhân sau gây mê..............................................................28

Hinh2.7.

Theo dõi BIS trong mổ..............................................................29

Hình 2.8:


Phân độ đánh giá Cormack và Lehan khi soi thanh quản.........35

Hình 2.9.

Đánh giá độ mê dựa vào chỉ số BIS..........................................35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê viện tin y học, tỷ lệ bệnh nhân chấn thương hàm mặt ngày
càng tăng cùng với sự gia tăng của các chấn thương nói chung. Trên thế giới,
nguyên nhân gây chấn thương hàm mặt chủ yếu do bạo lực, ngã cao, tai nạn
giao thông. Ở Việt Nam, chấn thương hàm mặt chiếm khoảng 10 - 15% các
chấn thương, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông (chiếm
70%). Tỷ lệ này ngày càng có xu hướng tăng cao[1].
Chấn thương hàm mặt gây ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân. Nếu không
được phẫu thuật sẽ gây các biến chứng sớm như suy hô hấp, chảy máu, và
các biến chứng muộn như nhiễm trùng, can lệch… Những biến chứng này
có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, giải phẫu chức năng và thẩm mỹ của
người bệnh.
Gây mê cho bệnh nhân chấn thương hàm mặt cũng như hầu hết các gây
mê nói chung. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm riêng. Thứ nhất, phẫu thuật
hàm mặt không cần sử dụng nhiều giãn cơ. Điều quan trọng là bệnh nhân đủ
độ mê, giảm đau tốt, giãn cơ được sử dụng chủ yếu với mục đích đặt nội khí
quản (NKQ). Do đó việc đánh giá độmê đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nếu
gây mê quá sâu sẽ để lại các biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, gây mê nông
sẽ khiến bệnh nhân tỉnh trong mổ, để lại các sang chấn về tinh thần[2],[3],[4],
[5],[6],[7]. Thứ hai, phẫu thuật chấn thương hàm mặt yêu cầu duy trì một

huyết áp thấp trong giới hạn cho phép. Do vùng hàm mặt là vùng giàu mạch
máu nuôi dưỡng, các bệnh nhân đều có hàm mặt sưng nề trước phẫu thuật.
Huyết áp thấp trong giới hạn cho phép là cần thiết để tạo thuận lợi cho quá
trình phẫu thuật và tránh mất máu. Thứ ba, đa số các bệnh nhân sau mổ chấn
thương hàm mặt đều có khả năng rút ống NKQ sớm, ngay sau phẫu thuật. Từ
những đặc thù riêng biệt như trên, nên việc sử dụng thuốc mê như thế nào,
loại nào phù hợp nhất, để có thể tạo thuận lợi cho phẫu thuật,tránh những biến


2

chứng trong mổ như mất máu...có khả năng rút NKQ sớm, an toàn và chất
lượng hồi tỉnh tốt là vấn đề thách thức người gây mê [3],[8].
Ngành gây mê hồi sứcđang không ngừng phát triển và đã đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ. Trong đó sự ra đời của các thuốc mê mới ngày càng ưu việt,
đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của phẫu thuật, đặc biệt là các thuốc mê hô
hấp. Sự ra đời và phát triển của thuốc mê hô hấp giúp cho việc duy trì mê dễ
dàng hơn. Hiện nay hai thuốc sevofluran và desfluran là những thuốc mê hô
hấp được sử dụng nhiều nhất tại các bệnh viện do có nhiều ưu điểm như khởi
mê nhanh, duy trì mê dễ dàng, thoát mê nhanh [9],[10],[11],[12],[13],[14],
[15].Cùng với sự ra đời của các phương tiện theo dõi mê như BIS, Entropy
[16],[17],[18],[19],[20]… giúp cho việc đánh giá độ mê trong phẫu thuật dễ
dàng hơn.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hai loại thuốc mê sevofluran và
desfluran trên bệnh nhân phẫu thuật gan mật và phẫu thuật viêm ruột thừa
cấp, nhưng chưa nghiên cứu nào trong lĩnh vực phẫu thuật chấn thương hàm
mặt. Đối với phẫu thuật chấn thương hàm mặt việc hồi tỉnh sớm có ý nghĩa rất
quan trọng, làm phục hồi nhanh phản xạ bảo vệ đường thở, giảm đáng kể các
biến chứng đường thở sớm trong giai đoạn sau phẫu thuật. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:“So sánh kết quả gây mê có sử dụng sevofluran hoặc

desfluran trong phẫu thuật hàm mặt” với hai mục tiêu sau:
1. So sánh sự thay đổi về nhịp tim, huyết ápvà độ mê giữa hai nhóm
duy trì mê bằng sevofluran và desfluran trong phẫu thuậtchấn
thương hàm mặt.
2. Đánh giá chất lượng hồi tỉnh: thời gian mở mắt, thời gian tự thở,
thời gian rút nội khí quản, một số tác dụng không mong muốn của
hai nhóm


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÁC THUỐC MÊ HÔ HẤP
Từ thế kỷ thứ XVIII và XIX, nhờ sự phát triển vượt bậc của ngành vật lý
và hóa học, các chất gây ngủ và giảm đau lần lượt được phát hiện mở ra cuộc
cách mạng trong ngành phẫu thuật. Thuốc mê đầu tiên được sử dụng là N2O (khí
cười) do bác sỹ người Anh – Humphry Davy phát hiện vào năm 1799. Tuy
nhiên khi sử dụng đơn thuần N2O trong phẫu thuật phần lớn đều thất bại do
không đủ mạnh để gây ngủ và giảm đau [21].
Ngày 16/10/1846 William Morton sử dụng ether để khởi mê trong gây
mê toàn thân. Đó là ngày lịch sử của ngành Gây mê hồi sức và ngoại khoa khi
ca phẫu thuật xương hàm được thực hiện thành công[21]. Sau ether, thuốc mê
hơi chloroform được khám phá vào năm 1831 và đưa vào sử dụng trên lâm
sàng vào năm 1947. Sau này do một số tác dụng phụ như gây rối loạn nhịp
tim, ức chế hô hấp, nhiễm độc gan trong và sau gây mê nên ether và
chloroform ngày càng ít được sử dụng.
Thế kỷ XX là cuộc hành trình vĩ đại của ngành Gây mê hồi sức với sự ra
đời của hàng loạt các thuốc mê. Trong đó phải kể đến sự ra đời của nhóm
thuốc mê họ halogen vào thập niên 1950 (halothan được tìm ra 1951 và cho

phép sử dụng 1956), methoxyfluran (tìm ra 1958 và cho phép sử dụng 1960)
enfluran (tìm ra 1963 và cho phép sử dụng 1973), isofluran (tìm ra 1965 và
cho phép sử dụng 1981) [14],[22].
Sau đó những thuốc mê bốc hơi mới tiếp tục phát triển: như desfluran
(1972), có nhiều tính chất dược lý giống isofluran. Sevofluran được cho phép


4

sử dụng 1995.
1.1.1. Thuốc gây mê sevofluran
Sevofluran được phát minh vào năm 1960 bởi Regan và một nhóm các
nhà khoa học của phòng thí nghiệm của Baxter và được phép đưa vào sử dụng
vào năm 1995 ở Mỹ.
Sevofluran là thuốc mê bốc hơi họ halogen, có tên hóa học là
1,1,1,3,3,3-hexafluoro-2-fluoromethoxypropane.
Sevofluran có công thức hóa học như sau

Hình 1.1. Công thức hóa học của sevofluran
 Tính chất lý hóa
Sevofluran là chất lỏng bay hơi, không cháy, mùi dễ chịu.
Sevofluran có phân tử lượng 200,05. Nhiệt độ sôi ở 760 mmHg là
58,6oC. Chỉ số khúc xạ n20 1,2740-1,2760. Tỷ trọng ở 20oC là 1,520-1,525.
 Áp suất hơi bão hòa (mmHg) :

Ở nhiệt độ 20oC là 157.
Ở nhiệt độ 25oC là 197.
Ở nhiệt độ 36oC là 317.

 Hệ số hòa tan ở 37oC:


Nước / Khí: 0,36
Máu / Khí: 0,63-0,69.
Dầu olive / Khí: 47,2-53,9
Não / Khí: 1,15.

 Hệ số hòa tan ở 25oC đối với cao su và nhựa tổng hợp:


5

Cao su ống dẫn / Khí: 14,0

Cao su butyl / Khí: 7,7.

Nhựa PVC / Khí: 17,4

Nhựa PE / Khí: 1,3.

Sevofluran không ăn mòn thép không rỉ, đồng thau, nhôm, đồng thau
mạ nikel, đồng thau mạ chrom hay hợp kim đồng beryllium.
Nồng độ thuốc mê ở phế nang tăng nhanh và không có mùi hăng nên
sevofluran là thuốc thường được chọn nhiều nhất để khởi mê hô hấp, mặt
khác với nhiệt độ sôi 58,60C và áp lực hơi vừa phải của sevofluran cho phép
có thể dùng bình bốc hơi thông thường.
So với các thuốc halothan, sevofluran là thuốc ít ổn định trong vôi sôđa, một số lượng lớn sevofluran bị giáng hóa trong vôi sô-đa ở nhiệt độ cao và
trạng thái khô (ở 220C 6,5% bị giáng hóa, ở 540C bị giáng hóa tới 57,4%).
Trong cơ thể,một phần nhỏ sevofluran bị giáng hóa, ở trong môi trường kiềm
cao sevofluran bị giáng hóa nhiều hơn (trong barylime).
Tính chất dược lý

Sevofluran là thuốc mê hô hấp được thải trừ nguyên vẹn qua phổi, chỉ
khoảng 1-5% được chuyển hóa ở các microsom gan bởi hệ thống enzym P450.
Sevofluran có độ tan trong máu lớn hơn desfluran một chút (máu/ khí
là 0,60 so với 0,42) nhưng hiệu lực gây mê lại kém hơn enfluran. Nồng độ
phế nang tối thiểu: MAC 2,0%.
MAC của sevofluran giảm dần theo tuổi[9],[23].
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của tuổi tác trên MAC của sevofluran[24]
Tuổi
<3
3-5
5-12
25
35
40
50
60

Ảnh hưởng của tuổi tác trên MAC của sevofluran
Sevofluran trong O2
Sevofluran trong 65% N2O/35% O2
3,3-2,6%
2,0%
2,5%
không có dữ liệu
2,4%
không có dữ liệu
2,5%
1,4%
2,2%
1,2%

2,05%
1,1%
1,8%
0,98%
1,6%
0,87%


6

80

1,4%

0,70%

Dược động học
Sevofluran được hấp thu vào máu qua đường hô hấp. Sevofluran có độ
tan thấp trong máu nên nồng độ thuốc mê trong phế nang tăng nhanh vào lúc
khởi mê và giảm nhanh sau khi ngừng thuốc mê.
Sevofluran được thải trừ chủ yếu qua phổi, khoảng 5% lượng
sevofluran bị chuyển hóa. Sevofluran bị khử fluor nhờ cytochrome P450
(CYP) 2E1, tạo ra chất chuyển hóa hexafluoroisopropanol (HFIP) và giải
phóng fluorid vô cơ và CO2 (hoặc một đoạn có 1 carbon). HFIP sau đó sẽ kết
hợp nhanh với acid glucoronic và thải trừ qua nước tiểu. Chuyển hóa của
sevofluran có thể tăng lên khi phối hợp với các chất gây cảm ứng CYP2E1
(như isoniazid và rượu) nhưng sevofluran không bị cảm ứng bởi barbiturat.
Dược lực học
 Tác dụng lên thần kinh trung ương
Sevofluran có độ hòa tan trong máu thấp nên có thể dùng để khởi mê

nhanh, thay đổi độ mê và thoát mê cũng nhanh.
Sevofluran làm tăng nhẹ dòng máu não và áp lực nội sọ tại mức CO 2
bình thường. Nhu cầu oxy cho chuyển hóa của não giảm, có thể thấy bồn
chồn, kích thích lúc thoát mê[25]. Người ta cho rằng kích thích này là do sự
thoát mê nhanh mà thuốc mê không có tác dụng giảm đau. Vì vậy cần cho
giảm đau thích hợp lúc thoát mê.
 Tác dụng lên hệ hô hấp
Sevofluran ít gây co thắt phế quản như isofluran. Khi dùng sevofluran
kéo dài sẽ làm giảm sự co thắt cơ trơn phế quản ở các bệnh nhân hen. Khi gây
mê bằng sevofluran các biểu hiện ngừng thở, ho, tăng tiết dịch và co thắt
thanh quản ít gặp, thường ở mức độ vừa phải và tạm thời, các biến chứng này


7

ít hơn so với halothan, isofluran, enfluran. Đó cũng là đặc điểm tốt cho việc
dùng sevofluran để khởi mê ở người lớn và trẻ em[26].
 Tác dụng lên hệ tuần hoàn
Sevofluran làm giảm sự co cơ tim ở mức trung bình, làm giảm huyết áp
và sức cản mạch hệ thống ít hơn isofluranvà desfluran. Ở liều lượng trên 1MAC
sevofluran không làm tăng nhịp tim nên lưu lượng không được duy trì tốt như
khi gây mê bằng isofluran hoặc desfluran. Sevofluran không làm tăng sự nhạy
cảm của cơ tim đối với catecholamin. Sevofluran không làm tăng tác dụng kích
thích giao cảm và catecholamin huyết tương khi khởi mê hoặc khi thay đổi
nhanh nồng độ thuốc mê trong khí thở vào như khi gây mê bằng desfluran. Tác
dụng làm suy yếu tuần hoàn của sevofluran bị giảm đi khi gây mê bệnh nhân thở
tự nhiên, khi phối hợp với 60% oxyd nito hoặc khi gây mê kéo dài[27].
Liều và cách dùng
Nên dùng những bình bốc hơi được chuẩn hóa đặc biệt cho sevofluran
để nồng độ thuốc được kiểm tra chính xác. Giá trị MAC của sevofluran giảm

theo tuổi và giảm nếu thêm N2O (bảng 1.1).
 Khởi mê
Có thể dùng sevofluran để khởi mê ở người lớn và trẻ em.
 Duy trì mê
Độ mê có thể được duy trì với sevofluran nồng độ 0,5-3% có hoặc
không kèm N2O.
 Hồi tỉnh
Thời gian hồi tỉnh thường ngắn.
 Chỉ định và chống chỉ định
 Chỉ định: Dùng để khởi mê và duy trì mê cho các phẫu thuật nội trú và
ngoại trú ở cả người lớn và trẻ em.


8

 Chống chỉ định: Không dùng sevofluran cho những bệnh nhân thiếu khối
lượng tuần hoàn, nhạy cảm với sốt cao ác tính, tăng áp lực nội sọ…
Tác dụng không mong muốn
Sevofluran có thể ức chế tim và hô hấp tùy thuộc liều dùng. Hầu hết
các tác dụng không mong muốn (TDKMM) từ nhẹ đến trung bình về cường
độ và thoáng qua. Thường thấy nôn và buồn nôn trong thời gian sau phẫu
thuật với một tỉ lệ tương tự các thuốc mê hô hấp khác. Những tác dụng phụ
này là những biến chứng chung của phẫu thuật và gây mê toàn thân, có thể do
thuốc mê hô hấp hoặc do các chất khác dùng trong lúc phẫu thuật và hậu phẫu
và còn do sự đáp ứng của từng bệnh nhân với quá trình phẫu thuật.
Hầu hết những TDKMM liên quan với sevofluran là buồn nôn (24%),
nôn (17%). Trẻ em thường gặp kích động (23%). Những TDKMM khác hay
gặp (trên 10%) với sevofluran là ho và hạ huyết áp.
Những tác dụng ít gặp hơn (dưới 10%): kích động, buồn ngủ, ớn lạnh,
nhịp tim chậm, chóng mặt, tăng tiết nước bọt, rối loạn hô hấp, huyết áp cao,

nhịp tim nhanh, viêm thanh quản, sốt, nhức đầu, hạ thân nhiệt, tăng SGOT.
Hiếm gặp hơn: loạn nhịp tim, tăng LDH, tăng SGPT, giảm oxy, ngừng thở,
tăng bạch cầu, ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu trên thất, hen, lú lẫn, tăng
creatinin, ứ nước tiểu, glucose niệu, rung nhĩ, blốc nhĩ thất hoàn toàn, nhịp đôi,
giảm bạch cầu, sốt cao ác tính, suy thận cấp, viêm gan sau mổ [8],[12],[28]…
1.1.2. Thuốc gây mê desfluran
Desfluran được phát minh vào cuối năm 1972 bởi Baxter và đăng kí
bản quyền năm 1992. Thuốc được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ năm
2000.


9

Desfluran là thuốc mê bốc hơi họ halogen, có tên hóa học là 1,2,2,2tetrafluoroethyl difluoromethyl ether, có công thức hóa học là CF3CHF.O.CHF2 và
có cấu trúc như sau:

Hình 1.2. Công thức hóa học của desfluran
Desfluran có cấu trúc giống như isofluran, trong đó nguyên tử clo ở vị
trí C1 được thay bằng nguyên tử flo. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng lên đặc
tính của thuốc.
 Tính chất lý hóa
Desfluran là chất lỏng không màu, có mùi cay nhẹ, có tính bốc hơi
mạnh, sôi được ở nhiệt độ phòng.Ở dạng dung dịch dễ bay hơi dưới nhiệt độ
22,80C.




Áp suất bay hơi (mmHg):


669 mmHg ở 200C

731 mmHg ở 220C

757 mmHg ở 22,80C

764 mmHg ở 230C

798 mmHg ở 240C

869 mmHg ở 260C

Hệ số hòa tan ở 370C:Máu/khí :

0,424

Dầu olive/khí: 18,7
Não/khí:


0,54

Hệ số hòa tan với các thành phần trung gian
Polypropylene (đầu ống nối chữ Y)

6,7

Polyethylene (ống dẫn)

16,2


Túi cao su

19,3

Ống nối cao su

10,4


10

Polyvinylchloride (ống nội khí quản)

34,7

Desfluran là chất hóa học ổn định. Phản ứng thoái biến chỉ được nhận
biết khi desfluran tiếp xúc lâu dài với vôi sô-đa tạo ra một lượng nhỏ
flouroform (CHF3). Lượng CHF3 thu được tương đương với lượng được sinh
ra ở nồng độ tối thiểu của isoflurantại phế nang (MAC).
Desfluran không ăn mòn thép không rỉ, đồng thau, nhôm, mạ nhôm, mạ
nikel, mạ đồng hay berylium.
Do desfluran tan ít trong máu và tổ chức nên nồng độ desfluran ở phế
nang (FA) đạt tới nồng độ thở vào (Fi) nhanh hơn các thuốc mê bốc hơi khác, nó
cho phép người gây mê kiểm soát tốt hơn mức độ mê, thời gian thoát mê cũng
nhanh bằng nửa thời gian của isofluran . Điểm đặc trưng nhất của desfluran là có
áp lực bốc hơi cao, thời gian tác động cực ngắn, hiệu lực gây mê vừa phải.
Tính chất dược lý
Desfluran là thuốc mê hô hấp ít bị chuyển hóa sinh học tại gan. Dưới
0,02% desfluran được hấp thu và tìm thấy dưới dạng chất chuyển hóa trong

nước tiểu (so với 0,2% của isofluran). Nồng độ tối thiểu trong phế nang
(MAC) của desfluran trong oxy cho người lớn tuổi là 7,3%, MAC của
desfluran giảm khi tuổi bệnh nhân càng tăng và trong trường hợp thêm thuốc
giảm đau nhóm opioid hay benzodiazepin.
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của tuổi tác lên MAC của desfluran[29].
Tuổi
Desfluran trong 100% O2
2 tuần
9,2±0,0%
10 tuần
9,4±0,4%
9 tháng
10,0±0,7%
2
9,1±0,6%
3
4
8,6±0,6%
7
8,1±0,6%
25
7,3±0,0%
45
6,0±0,3%
70
5,2±0,6%

Desfluran trong 60% N2O/ 40% O2
7,5±0,8%
6,4±0,4%

4,0±,3%
2,8±0,6%
1,7


11

Dược động học
Desfluran hấp thu vào máu qua đường hô hấp. Do độ tan trong máu của
desfluran thấp nhưng lại có áp lực bốc hơi cao, thời gian tác dụng ngắn nên
đây là thuốc cho phép khởi mê nhanh, dễ kiểm soát độ mê và thoát mê nhanh.
Nồng độ tối thiểu trong phế nang của desfluran là MAC 6%.
Desfluran thải trừ hầu như hoàn toàn qua phổi, chỉ một lượng nhỏ
của thuốc được chuyển hóa ở gan và một phần rất nhỏ qua da, cũng do
chuyển hóa ít nên không có tổn thương gan thận sau khi gây mê bằng
desfluran.
Dược lực học

 Tác dụng lên thần kinh trung ương
Desfluran có tính tan trong máu và tổ chức thấp, áp lực bốc hơi cao,
thời gian tác dụng ngắn, cho phép khởi mê nhanh và thoát mê nhanh hơn so
với halothan và enfluran, đồng thời dễ kiểm soát độ mê.
Desfluran làm giảm sức cản của mạch não, làm tăng dòng máu não và
làm tăng áp lực nội sọ ở mức huyết áp và PaCO2 bình thường.

 Tác dụng lên hệ hô hấp
Desfuran làm giảm thể tích khí lưu thông và tăng tần sốhô hấp. Nó làm
giảm toàn bộ thông khí phế nang do đó làm tăng sự tích lũy CO 2 (PaCO2
tăng), desfluran làm giảm phản ứng thông khí đối với sự gia tăng PaCO2.
Desfluran có mùi hăng cay kích thích đường thở vì vậy khi khởi mê

bằng desfluran có biểu hiện gây ho, gây tăng tiết nước bọt, gây ngừng thở,
thậm chí gây co thắt thanh quản khi khởi mê.

 Tác dụng lên hệ tim mạch
Desfluran làm suy yếu cơ tim, nhưng ít hơn halothan và enfluran. Làm
giảm huyết áp do gây giãn mạch, giảm sức cản hệ thống mạch, mức độ giảm
huyết áp phụ thuộc vào liều lượng.


12

Cũng giống như các thuốc mê dễ bay hơi, desfluran làm biến đổi
hằng định nội môi calcium và không làm suy yếu chức năng tâm trương ở
người khỏe mạnh.
Tính ổn định tim mạch trong phẫu thuật đạt được với huyết áp trung
bình (HATB) và nhịp tim (NT) duy trì khoảng 20% giá trị của đường nền. Ở
liều < 1 MAC thì lưu lượng tim hầu như không đổi hoặc chỉ giảm nhẹ. Ở liều
cao > 1MAC, nhịp tim tăng vừa phải[27].
Nếu tăng nhanh nồng độ desfluran sẽ làm tăng tạm thời nhịp tim, tăng
huyết áp và mức catecholamin. Sự tăng này là rõ ràng hơn so với isofluran,
nhưng không làm tăng lưu lượng máu động mạch vành.
Có thể dùng epinephrin với liều lượng 4,5µg/kg khi gây mê bằng
desfluran mà không làm tăng sự nhạy cảm của cơ tim với tác động gây loạn
nhịp của epinephrin.

 Chuyển hóa và độc tính
Desfluran thải trừ nguyên vẹn qua phổi, chỉ có một lượng rất nhỏ
chuyển hóa qua gan, nhưng không đáng kể. Có một phần rất nhỏ mất qua da.
 Liều lượng và cách dùng


 Khởi mê
Khi desfluran được thử nghiệm trên lâm sàng như thuốc khởi mở mê
đầu tiên, tác động gây kích thích đường hô hấp trên xuất hiện cao (ngừng thở
tạm thời, nín thở, co thắt thanh quản, ho và tăng tiết). Trong giai đoạn khởi
mê ở người lớn, nói chung tác động giảm nồng độ oxyhemoglobine (SpO 2<
90%) là 6%. Do vậy ít dùng desfluran để khởi mê ở người lớn và trẻ em.

 Duy trì mê
Độ mê phẫu thuật của người lớn có thể được duy trì ở nồng độ 2,5% 8,5% desfluran kết hợp hay không kết hợp với nitơ oxyd. Ở trẻ em, độ mê


×