Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

THỰC TRẠNG sức KHỎE và TÌNH TRẠNG GIẢM THÍNH lực của NGƯỜI LAO ĐỘNG một CÔNG TY sản XUẤT PHANH ôtô, XE máy VIỆT NAM năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.11 KB, 90 trang )

B GIO DC O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN MINH C

THựC TRạNG SứC KHỏE Và TìNH TRạNG GIảM
THíNH LựC CủA NGƯờI LAO ĐộNG MộT CÔNG TY
SảN XUấT
PHANH ÔTÔ, XE MáY VIệT NAM NĂM 2016

LUN VN THC S Y HC

H NI 2016


B GIO DC O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN MINH C

THựC TRạNG SứC KHỏE Và TìNH TRạNG GIảM
THíNH LựC CủA NGƯờI LAO ĐộNG MộT CÔNG TY
SảN XUấT
PHANH ÔTÔ, XE MáY VIệT NAM NĂM 2016
Chuyờn ngnh : Yhc d phũng


Mó s

: 60720163

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. BS. Lờ Th Thanh Xuõn
2. TS. BS. Nguyn ỡnh Dng


HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn:
-

Ban giám hiệu và Phòng đào tạo sau đại học-Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Viện Đào tạo YHDP và YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Thầy Cô giáo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tạo mọi
điều kiện để em hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
-


TS. BS. Lê Thị Thanh Xuân người Cô đã hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

-

TS. BS. Nguyễn Đình Dũng và tập thể cán bộ khoa Sức khỏe nghề nghiệp - Bệnh
viện Dệt May đã tạo mọi điều kiện cho em được tham ra cùng đoàn khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp và thu thập số liệu khám tại công ty sản xuất phanh Nissin
Việt Nam

Em xin trân trọng cảm ơn Phòng khám Yecxanh Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình lấy số liệu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Bố mẹ, gia đình, bạn
bè, cơ quan đã động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2016
Học viên

Trần Minh Đức


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
--------***-------

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-


Phòng đào tạo sau đai học trường Đại học Y Hà Nội

-

Phòng đào tạo sau đại học Viên đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.

-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên em là: Trần Minh Đức - Học viên lớp cao học Y học dự phòng khóa

XXIV- Trường Đại học Y Hà Nội
Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thực, kết quả trung
thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2016
Học viên

Trần Minh Đức


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AICB

: Hiệp hội chống tiếng ồn Quốc tế

ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

BMI


: Chỉ số khối cơ thể

BYT

: Bộ Y tế

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CXK

: Cơ – xương – khớp

dB

: Đêciben - đơn vị đo cường độ âm thanh

ĐKLĐ

: Điều kiện lao động

ĐNN

: Điếc nghề nghiệp

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu


GCLR

: Bộ phận gia công - lắp ráp

HA

: Huyết áp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

Hz

: Hertz - đơn vị đo tần số âm thanh

NLĐ

: Người lao động

RHM

: Răng hàm mặt

SK


: Sức khỏe

TCVSCP

: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

TCVSLĐ

: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

THA

: Tăng huyết áp

THTL

: Thiếu hụt thính lực

TMH

: Tai mũi họng

TNLĐ

: Tai nạn lao động

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Sức khỏe người lao động ...........................................................................3
1.1.1. Các khái niệm chung ....................................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao
động trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam và Thế
giới .................................................................................................6
1.1.3. Tổng quan về Công ty sản xuất phanh ôtô, xe máy Nissin Việt
Nam. ...............................................................................................9
1.2. Tiếng ồn và Bệnh điếc nghề nghiệp ........................................................11
1.2.1. Tiếng ồn...................................................................................... 11
1.2.2. Bệnh điếc nghề nghiệp ...............................................................14
1.2.3. Dự phòng Bệnh điếc nghề nghiệp ............................................23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........26
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................... 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................27
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.....................................................................27
2.3.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu......................................................... 27
2.3.4. Phương pháp khảo sát thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật...... 29
2.3.5. Phương pháp đo thính lực ..........................................................32
2.3.6. Nhận định kết quả ......................................................................33
2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................33
2.5. Sai số và xử lý sai số ...............................................................................34



2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................35
3.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động công ty sản xuất phanh
Nissin Việt Nam năm 2016 và các yếu tố liên quan .................................38
3.2.1. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động ....................38
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của người lao
động ..............................................................................................42
3.3. Tình trạng giảm thính lực và một số yếu tố liên quan của người lao động
trong công ty ............................................................................................47
3.3.1. Tình trạng giảm thính lực của người lao động ...........................47
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến giảm thính lực của người lao động ...48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................52
4.1. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và một số yếu tố liên quan của người lao
động công ty sản xuất phanh nissin việt nam ...........................................52
4.1.1. Đặc điểm của người lao động .....................................................52
4.1.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và một số yếu tố liên quan của
người lao động công ty sản xuất phanh Nissin Việt Nam năm
2016. .............................................................................................54
4.2. Tình trạng giảm thính lực và một số yếu tố liên quan của người lao động
công ty sản xuất phanh nissin việt nam ....................................................59
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................62
KẾT LUẬN .................................................................................................64
KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Phân loại thể trạng cơ thể theo chỉ số BMI................................30

Bảng 2.2.

Phân độ tăng huyết áp JNC VII (2003)......................................31

Bảng 3.1.

Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu trong các bộ phận. 35

Bảng 3.2.

Phân bố tuổi đời và thâm niên nghề theo giới tính.....................36

Bảng 3.3.

Phân bố nhóm tuổi và nhóm thâm niên nghề của đối tượng
nghiên cứu.................................................................................37

Bảng 3.4.

Một số hình thái – thể lực của đối tượng nghiên cứu.................38

Bảng 3.5.

Phân bố chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu..........................39

Bảng 3.6.


Phân bố đối tượng nghiên cứu mắc bệnh theo nhóm bệnh.........41

Bảng 3.7.

Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với giới tính của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................42

Bảng 3.8.

Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với nhóm tuổi đời của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................43

Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với bộ phận làm việc của
đối tượng nghiên cứu.................................................................44

Bảng 3.10.

Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với chỉ số BMI của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................44

Bảng 3.11.

Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe và bệnh tăng huyết áp của
đối tượng nghiên cứu.................................................................45

Bảng 3.12.


Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với bệnh lý RHM của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................46

Bảng 3.13.

Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với bệnh lý TMH của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................46

Bảng 3.14.

Phân bố đối tượng nghiên cứu đo thính lực sơ bộ theo bộ phận
làm việc.....................................................................................47


Bảng 3.15.

Kết quả đo thính lực sơ bộ của đối tượng nghiên cứu................48

Bảng 3.16.

Mối liên quan giữa giảm thính lực với giới tính của đối tượng
nghiên cứu.................................................................................48

Bảng 3.17.

Mối liên quan giữa giảm thính lực với thâm niên nghề của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................49

Bảng 3.18.


Mối liên quan giữa Tình trạng giảm thính lực với bộ phận đúc và
gia công-lắp ráp của đối tượng nghiên cứu................................49

Bảng 3.19.

Mối liên quan giữa tình trạng giảm thính lực với dải tần số của
đối tượng nghiên cứu.................................................................50

Bảng 3.20.

Mối liên quan giữa bệnh lý TMH và tình trạng giảm thính lực
của đối tượng nghiên cứu..........................................................51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu................................36

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ nhóm thâm niên nghề của đối tượng nghiên cứu...........38

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...............39

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ tình trạng huyết áp của đối tượng nghiên cứu...............40


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:

Cấu tạo của tai...........................................................................14

Hình 1.2:

Ngưỡng nghe bình thường ........................................................15

Hình 1.3:

Biểu đồ ngưỡng nghe bệnh ĐNN .............................................17



12

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảm bảo sức khỏe người lao động là mục tiêu lớn của Nhà nước ta trên
con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước. Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 29 - CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 về
đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ CNH HĐH và hội nhập quốc tế. Ngày 25/6/2015 Quốc hội ban hành luật số
84/2015/QH13 về An toàn - Vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Luật này qui định
việc đảm bảo ATVSLĐ, chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động
và quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Điều đó là vô cùng quan trọng, vì muốn
nâng cao hiệu quả sản xuất thì phải phát huy hết khả năng lao động sáng tạo
của người lao động (NLĐ), muốn làm được điều đó phụ thuộc rất nhiều vào
sức khỏe người lao động và điều kiện lao động (ĐKLĐ).

Nhiều tài liệu chỉ ra rằng điều kiện lao động bất lợi với nhiều yếu tố tác
hại nghề nghiệp là những nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe người lao
động, đặc biệt là tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động,
qua đó ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả lao động [1-2] .
Việt Nam đang trong tiến trình CNH - HĐH, trong đó có vai trò của
ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy và phụ
tùng. Sự phát triển của Ngành này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều nhà máy, xí
nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh góp phần giải quyết việc làm cho
một số lượng lớn người lao động, từ lao động phổ thông tới lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Vấn đề sức khỏe người lao động, ATVSLĐ và bệnh nghề nghiệp hơn bao
giờ hết cần được quan tâm và đặt ra hàng đầu. Tuy nhiên trong những năm qua
người lao động luôn phải làm việc trong những môi trường tiềm ẩn nhiều yếu
tố nguy cơ cao như: Ô nhiễm bụi, tiếng ồn, hơi hóa chất… Các yếu tố này tác


13

động trực tiếp hay gián tiếp nên người lao động và phụ thuộc thời gian tiếp
xúc có thể gây nên các bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân,
giảm năng suất lao động…
Hiện nay tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp có xu
hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2015: cả nước xảy ra 629 vụ TNLĐ
chết người, trong đó lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8% tổng số vụ tai nạn
chết người và 8,1% tổng số người chết [3]. Đây là bài toán đặt ra với các
doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong cả nước, bởi vì ngành công nghiệp cơ khí
chế tạo đang ngày càng có chỗ đứng trong nền công nghiệp quốc gia. Dù đã
có nhiều nghiên cứu về điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức
khỏe và bệnh tật của người lao động trong ngành công nghiệp cơ khí, đồng

thời đưa ra các giải pháp để phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, song còn riêng lẻ, chưa đồng bộ [4],[5],[6]. Để cung cấp các bằng
chứng cập nhật về sức khỏe, bệnh tật và sức nghe của người lao động ngành
cơ khí chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Thực trạng sức khỏe và tình trạng giảm thính lực của người lao động
một Công ty sản xuất phanh ô tô, xe máy Việt Nam năm 2016”với những
mục tiêu nghiên cứu sau:
1.

Mô tả thực trạng sức khỏe và một số yếu tố liên quan của người lao
động một công ty sản xuất phanh ô tô, xe máy tại Việt Nam năm 2016.

2.

Xác định tỷ lệ giảm thính lực và một số yếu tố liên quan của người lao
động một công ty sản xuất phanh ô tô, xe máy tại Việt Nam năm 2016.


14

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sức khỏe người lao động
1.1.1. Các khái niệm chung
1.1.1.1. Người lao động, người sử dụng lao động
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,
làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động [7].
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã,
hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [7].
1.1.1.2. Sức khỏe người lao động và một số yếu tố ảnh hưởng
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế và xã hội. Năm 1948 Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa
“Sức khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội,
chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật”. Định nghĩa này
phản ánh sức khỏe trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác nhau như các
điều kiện của cá nhân về thể chất, xã hội, tâm lý và cảm xúc, các yếu tố môi
trường và văn hóa. Định nghĩa cũng bị phê phán vì khó xác định và đo lường
được “trạng thái thoải mái” và “hoàn toàn”, và do vậy được xem là một định
nghĩa lý tưởng, khó đạt được trong thực tế.
Năm 1987, tại Hội nghị Quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu, Hội
đồng Y tế Thế giới ra tuyên ngôn Alma Ata, trong đó tái khẳng định mạnh mẽ
rằng “Sức khỏe” là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã
hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật, là một quyền


15

cơ bản của con người và khẳng định rằng việc đạt được sức khỏe ở mức độ
cao nhất có thể được là một mục tiêu quan trọng nhất có tính toàn cầu mà việc
thực hiện điều này đòi hỏi sự hành động của các ngành kinh tế và xã hội khác
bên cạnh ngành Y tế. Mục tiêu của Hội nghị Alma Ata là đến năm 2000 tất cả
mọi người phải đạt được mức độ sức khỏe cho phép họ sống một cuộc sống
hữu ích về mặt kinh tế và xã hội
Theo quan điểm này sức khỏe có ý nghĩa toàn diện gồm nhiều mặt khác
nhau như sức khỏe thể chất, tinh thần, tâm thần, tình dục, xã hội và sức khỏe
môi trường.
Sức khỏe người lao động: Là tình trạng sức khỏe của từng người lao
động trong các vị trí lao động khác nhau, chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề

nghiệp trong điều kiện lao động của họ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe và sự
thoải mái của người lao động, chúng có tác dụng tương hỗ với nhau. Các yếu
tố như: nơi làm việc (môi trường lao động, điều kiện lao động), các yếu tố tổ
chức, văn hóa nơi làm việc, nhiệm vụ của từng cá nhân và các hoạt động công
việc… tất cả đều ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Các yếu tố về lối
sống, điều kiện sống cũng như văn hóa và cấu trúc cộng đồng cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới sức khỏe NLĐ.
Trong quá trình lao động con người phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ:
Yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, điều kiện làm việc không hợp lý về ecgônômi
và một số loại hình lao động nặng nhọc về thể lực, căng thẳng về thần kinh tâm
lý phối hợp với vô số các loại vấn đề xã hội và tâm lý được xác định là các yếu
tố nguy cơ hoặc các điều kiện làm việc có hại xuất hiện thường xuyên, phối hợp
và tác động qua lại với nhau. Các yếu tố này là các nguy cơ gây tổn thương nghề
nghiệp, bệnh nghề nghiệp, căng thẳng nghề nghiệp [8].


16

1.1.1.3. Bênh tật và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Bệnh là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể sinh vật từ
nguyên nhân khởi thủy đến hậu quả cuối cùng. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra
bệnh, nhưng có thể chia thành ba loại chính.
- Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩm sinh
hay rối loạn sinh lí.
- Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá trình lạnh,
quá trình nóng, bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng.
- Bệnh do bị các sinh vật khác (nhất là các vi sinh vật) kí sinh.
Triệu chứng, điều kiện phát sinh phát triển của từng loại bệnh thường
khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và

sự thoải mái của người lao động và chúng tác động tương hỗ với nhau. Các yếu
tố nơi làm việc như môi trường lao động và các điều kiện vệ sinh, các yếu tố tổ
chức và văn hóa nơi làm việc, nhiệm vụ của từng cá nhân và các hoạt động công
việc, tất cả đều có ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Các yếu tố về lối sống và
điều kiện sống của công nhân cũng như văn hóa, cấu trúc cộng đồng đều có ảnh
hưởng đến sức khỏe của họ [8].
1.1.1.4. Môi trường, môi trường lao động, điều kiện lao động:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật [9].
Môi trường lao động là không gian của khu vực lao động trong đó
người lao động làm việc cùng với phương tiện phục vụ lao động. Sức khỏe
người lao động và môi trường cũng có mối quan hệ mật thiết mới nhau. Môi
trường lao động bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, thậm
chí có thể dẫn tới tử vong. Hiện trạng sức khỏe người lao động là thước đo
tổng hợp trạng thái của môi trường lao động [9].


17

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động,
kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi
làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao
động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại
giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình
lao động sản xuất
Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao
động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến sức khỏe người
lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như
nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi

trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện
các giải pháp cải thiện ... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới
sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao
động trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam và Thế giới
Lao động trong ngành công nghiệp chế tạo trang thiết bị phụ tùng xe
máy, ô tô có đặc thù:
- Nơi làm việc của NLĐ thường cố định theo một tư thế, làm việc theo
dây chuyền sản xuất. NLĐ làm việc trong nhà máy sản xuất ra các sản phẩm
cơ khí đa dạng, mỗi bộ phận có tính chuyên môn hóa cao.
- Nhiều sản phẩm được sản xuất theo phương pháp thủ công (mài, gò,
hàn..), tốn nhiều công sức lao động, cần sức khỏe và tỷ mỷ trong công việc.
- Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi
khí độc, tiếng ồn, dầu mỡ, hóa chất), vi khí hậu khắc nghiệt, vi khí hậu nóng,
thiếu gió, độ ẩm không thích hợp, ánh sáng kém…
- Môi trường lao động chuyên môn hóa cao, tai nạn lao động luôn đe
dọa sức khỏe của người lao động.


18

Chính những yếu tố đó là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ốm
đau, bệnh tật và tai nạn cho NLĐ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng môi
trường, điều kiện làm việc không đảm bảo là nguyên nhân phát sinh các bệnh
nghề nghiệp. Do đặc thù của ngành công nghiệp cơ khí luyện kim là NLĐ
thường xuyên làm việc ở môi trường nóng, ngột ngạt, tiếng ồn lớn và bụi
nhiều nên dễ phát sinh các bệnh như: Bệnh bụi phổi, điếc nghề nghiệp [10].
Tại hội nghị quốc tế lần thứ 7 năm 1998 về Bệnh bụi phổi, theo báo cáo
của các nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic của công nhân cơ khíluyện kim ở một số quốc gia như Hàn Quốc 3,5%; Ấn Độ 30,4%; Thái Lan
21%; Zimbabue 20%; Brazil 27%; Bolivia 7,6%... [4].

Một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic trên công nhân đúc
gang cho thấy: Theo Landrigan và cộng sự (1986) là 9,6%; Theo Rees D
(1994) là 10,3%. Cũng theo nghiên cứu của Rees D (1994) công nhân tiếp xúc
với bụi có hàm lượng silic dioxit từ 23- 58%, nồng độ bụi 6,6 mg/m 3 thì tỷ lệ
mắc bệnh bụi phổi silic từ 24 - 33% [4].
Nghiên cứu của Magari S.R năm 2013 cho thấy ở công nhân phải thường
xuyên tiếp xúc với nóng ẩm cao có tỷ lệ Bệnh mạch vành và tăng huyết áp lần
lượt là 11,6% và 27,7%, cao hơn so với người không tiếp xúc thường xuyên
với tỷ lệ là 6,7% và 15,7% [11].
Kempf K. trong nghiên cứu tác động thừa cân và béo phì trên nguy cơ
tim mạch ở nhân viên công ty Boehringer Ingelheim năm 2013, kết quả cho
thấy ở 90% đối tượng tham gia (n= 2849): tỷ lệ thừa cân và béo phì là 40% và
18%, cao hơn đáng kể ở nam giới và người lao động ≥ 50 năm. Mức độ nguy
cơ tim mạch và tỷ lệ nhiễm các bệnh tim mạch tăng lên đáng kể với tỷ lệ BMI
của cơ thể và cao hơn ở người thừa cân và béo phì [12].
Theo Capingana DP trong nghiên cứu tỷ lệ yếu tố nguy cơ tim mạch và
mức độ kinh tế xã hội trong công nhân khu vực công tại Angola năm 2013,


19

kết quả cho thấy sự tồn tại của một tỷ lệ cao của nhiều yếu tố nguy cơ tim
mạch ở công nhân khỏe mạnh, người lao động trong các nhóm kinh tế xã hội
thấp có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, hút thuốc lá và phì đại thất trái [13].
Kết quả phân tích tình hình thương tích do lao động ở Việt Nam của
Nguyễn Thị Hồng Tú và cộng sự (2008) cho thấy, trong các ngành công
nghiệp, trung bình hàng năm có 4.639 tai nạn nơi làm việc, trong đó 2.617
người bị thương nặng và 499 người tử vong. Các ngành công nghiệp có tỷ lệ
tử vong cao là cơ khí, xây dựng, khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thương tích do lao động chiếm 5,5% số trường hợp tử vong do mọi nguyên

nhân thương tích, 85% trường hợp tử vong do lao động là nam, 71% là ở
nhóm tuổi 15 - 34 tuổi [14].
Theo Phan Bích Hòa và Đỗ Hàm, nghiên cứu trên công nhân nhà máy xi
măng La Hiên, Thái Nguyên (2008), tỷ lệ công nhân có sức khỏe (SK) tốt
giảm, SK kém tăng lên so với năm 2005 (SK loại IV và V: 5/ 10,15). Một số
chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường vẫn có tỷ lệ cao: bệnh hô
hấp 3-5%, tai mũi họng 68-69% [15].
Nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân nhà
máy xi măng Bút Sơn, Hà Nam của Lê Thị Thu Hằng (2010), cho thấy công
nhân lao động mắc các bệnh thông thường khác nhau, cao nhất là bệnh đường
tai mũi họng (49,62%), răng hàm mặt (47,54%), tiêu hóa (13,83%), phụ nữ
với bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ đáng kể (25,37%). Có 2 bệnh nghề nghiệp mà
chúng ta cần quan tâm: bệnh bụi phổi silic (2,46%) và điếc nghề nghiệp
(0,19%) [16].
Theo nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngân và cộng sự (2011) về ảnh
hưởng của môi trường lao động và điều kiện lao động tới SK công nhân xây
dựng, cho kết quả như sau: CN có SK đạt loại II và III chiếm chủ yếu, trong
đó loại II chiếm tỷ lệ cao nhất (57,3%); 10,6% có vấn đề về tim mạch - huyết


20

áp; 16,4% có bệnh về mắt. Bên cạnh đó tỷ lệ tai nạn lao động cũng rất cao,
trong đó TNLĐ do ngã chiếm tỷ lệ cao nhất (86,2%); do điện giật (72,4%); do
cháy nổ (69,5%), ngoài ra chiếm tỷ lệ cao là do vật đè, va chạm với phương
tiện lao động…[17].
Gần đây theo Trịnh Tuấn Anh về thực trạng sức khỏe công nhân lao
động trực tiếp tại công ty sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Machino cho thấy
công nhân có chỉ số BMI trung bình là 21,1± 2,4, thừa cân độ I là 4,0%, thừa
cân độ II là 0,5%. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh về mắt và tai mũi họng là

cao nhất tương ứng là 21,0% và 20,5%, sau đó là các bệnh lý nội khoa như
tiêu hóa (9%), tim mạch (7%) và hệ thống vận động (4%)… Tỷ lệ công nhân
đạt sức khỏe loại IV tăng dần theo tuổi nghề (chiếm 9,5%) [18].
Theo nghiên cứu của Trần Trọng Hiếu (2013) về tình hình sức khỏe công
nhân nhà máy cơ khí công ty Yamazaki cho kết quả không có công nhân nào có
sức khỏe loại IV, V. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh lý về răng hàm mặt (chiếm
53,6%), tai mũi họng (50%), sau đó là các bệnh lý phụ khoa (17,1%), bệnh về
mắt (15,1%)… Trong đó các bệnh phụ khoa chiếm tới 1/3 trong tổng số công
nhân nữ. Tuổi đời và tuổi nghề của công nhân càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh về
tai mũi họng, răng hàm mặt cũng như các bất thường trong các xét nghiệm máu
càng cao [5].
1.1.3. Tổng quan về Công ty sản xuất phanh ôtô, xe máy Nissin Việt Nam.
Công ty sản xuất phanh Nissin Việt Nam là công ty 100% vốn của Nhật
Bản, thuộc tập đoàn Nissin Kygyo Nhật Bản, nằm trên địa bàn xã Quất Lưu,
huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Công ty được thành lập ngày 19/10/1996 với
tổng số vốn đầu tư ban đầu là 2 triệu đô la Mỹ. Tổng diện tích của công ty là
144.296 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 122.176 m2 (chiếm 84,7% tổng
diện tích). Trong suốt 20 năm, Nissin đã không ngừng mở rộng sản xuất và
hiện tại có 3 nhà máy với trên 2.000 người lao động.


21

Công ty là nhà cung cấp các linh kiện phanh xe máy và ôtô cho thị
trường Việt Nam và xuất khẩu, trong đó thị phần hàng nội địa chiếm tới 70%,
30% số lượng hàng còn lại xuất sang tập đoàn Nissin Kygyo Nhật Bản. Khách
hàng nội địa chủ yếu của Nissin chủ yếu là các công ty của Nhật Bản như
Honda, Yamaha, Suzuki, Vietnam Arai, trong đó hàng xuất cho Honda chiếm
50% tổng số hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa.
Trong thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng khủng hoảng tài chính kinh tế

toàn cầu nhưng Công ty vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009, doanh thu của Công ty đạt 1.278
tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2008. Trong giai đoạn 2009-2010, doanh thu
của công ty tăng trên 35%. Hàng năm, công ty đạt sản lượng là 5 triệu sản
phẩm, trong đó cung cấp linh kiện cho 1,7 triệu xe máy của Honda và khoảng
730.000 xe của Yamaha. Sản phẩm của Nissin luôn giữ vững và chiếm lĩnh thị
trường trong nước và xuất khẩu.
Song song với việc phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh, công ty
còn đặc biệt chú trọng chăm lo và cải thiện đời sống của người lao động vì “
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty” theo Phó
Tổng Giám đốc Kiyoshi Sakashita. Tất cả các chế độ cho người lao động như:
BHXH, BHYT, BHTN, tăng lương, tiền thưởng, tiền tăng ca, chế độ trợ cấp
độc hại cho từng vị trí công việc đều được Công ty thực hiện đầy đủ, đảm bảo
quyền lợi cho người lao động. Không những vậy, Công ty còn dành sự quan
tâm đặc biệt tới vấn đề ATLĐ cho nhân viên. Các đội an toàn thường xuyên,
đôn đốc kiểm tra y thức thực hiện các quy định về ATLĐ của nhân viên trong
Công ty. Các khóa đào tạo về vệ sinh an toàn lao động luôn được công ty tổ
chức một cách nghiêm túc, riêng các công nhân mới vào làm tại công ty được
đích thân Phó Tổng Giám đốc đào tạo.


22

Hàng năm công ty luôn tạo cơ hội giao lưu học hỏi cho các nhân viên
thông qua các hoạt động tập thể để tăng tính gắn kết giữa công ty và người lao
động, coi công ty là mái nhà chung. Các hoạt động nổi bật bao gồm giao lưu,
văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao như Ngày hội Gia đình, Giải bóng đá các
doanh nghiệp Việt - Nhật toàn miền Bắc, tham quan du lịch cho toàn bộ nhân
viên trong Công ty”. Đây là cơ hội tốt cho người lao động có thể giao lưu,
hiểu biết thêm về đồng nghiệp, về công ty, đồng thời cũng là dịp để Công ty

tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có những đóng góp và thành
tích cao trong lao động, lắng nghe những ý kiến, tâm tư của người lao động,
từ đó tạo ra tiếng nói chung gắn kết doanh nghiệp và người lao động.
Công ty luôn xem xét việc tăng lương cho người lao động. Không những
vậy, Công ty còn có chính sách giải ngân vay vốn cho người lao động để mua
đất, làm nhà, sửa sang nhà cửa, cử các nhân viên đi học tập và bồi dưỡng kiến
thức trong nước và nước ngoài để phục vụ Công ty.Nhìn chung, với những
chiến lược kinh doanh vững vàng, những chính sách tốt trong quản lý người
lao động và sự cố gắng hết mình của Ban Giám đốc và của tất cả cán bộ, nhân
viên trong Công ty Nissin đang trở thành một mô hình doanh nghiệp kiểu
mẫu, gây được uy tín lớn đối với chính quyền địa phương và người lao động.
1.2. Tiếng ồn và Bệnh điếc nghề nghiệp
1.2.1. Tiếng ồn
1.2.1.1. Định nghĩa tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,
sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng
xấu đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Tiếng ồn là một trong
những yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
Theo Hiệp hội chống tiếng ồn Quốc tế (AICB) mức độ gây hại của tiếng
ồn là 90 ± 2,5 dB. Ở Việt Nam, giới hạn tiếng ồn cho phép là 85dB [19]. Nếu


23

tiếp xúc với tiếng ồn trên mức gây hại trong một thời gian dài (3 tháng) mà
không có các biện pháp bảo vệ sẽ dẫn đến điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn là một
khái niệm tương đối, tùy từng người sẽ có cảm nhận về tiếng ồn khác nhau,
và chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn khác nhau.
1.2.1.2. Nguyên nhân gây tiếng ồn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiếng ồn khác nhau. Một số tiếng ồn

thường gặp trong cuộc sống như là tiếng ồn do giao thông, tiếng ồn do xây
dựng, tiếng ồn trong công nghiệp và sản xuất, tiếng ồn do sinh hoạt.
Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp cũng như các rối loạn sinh lý ở người
tiếp xúc với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn, các yếu tố
độc hại kết hợp mà còn bởi khả năng đáp ứng của cơ thể người tiếp xúc có
tính mẫn cảm, cơ địa... nhìn chung những người bị các bệnh ở tai dễ bị điếc
nghề nghiệp, trừ các trường hợp bị xốp xơ tai, cứng khớp bàn đạp trong hệ
thống dẫn truyền âm của tai. Những người lao động trong môi trường luyện
cán thép, các máy nghiền quay và rèn búa máy... đều có thể bị tác động gây
hại của tiếng ồn. Ở nước ta, các ngành sản xuất như dệt, cơ khí, điện máy,
luyện kim đều xuất hiện một tỷ lệ điếc nghề nghiệp cao.
1.2.1.3. Phân loại tiếng ồn
* Theo tính chất vật lý:
- Tiếng ồn ổn định: Cường độ thay đổi dưới 5 dB trong suốt thời gian có
tiếng ồn
- Tiếng ồn không ổn định: Có mức thay đổi về cường độ trên 5 dB trong
suốt thời gian có tiếng ồn. Trong đó có 3 loại khác nhau
+ Tiếng ồn dao động: Mức âm thanh thay đổi không ngừng theo thời
gian.
+ Tiếng ồn ngắt quãng: Âm thanh không liên tục, có những lúc ngắt
quãng cường độ âm thanh giảm xuống một vài lần (thời gian ngắt
quãng từ 1 giây trở lên)


24

+ Tiếng ồn xung động: Cường độ âm thanh tăng lên đột ngột trong
thời gian từ 1 giây trở xuống
* Theo năng lượng âm:
- Tiếng ồn giải rộng: Khi năng lượng âm thanh phân bố đều ở các giải

tần số. Còn gọi là tiếng ồn trắng.
- Tiếng ồn giải hẹp: Khi năng lượng âm thanh phân bố không đều ở tất cả
các giải tần số (mức chênh lệch trên 6 dB). Còn gọi là tiếng ồn âm sắc. Gây
kích thích mạnh hơn ở tiếng ồn giải rộng.
1.2.1.4. Tác hại của tiếng ồn
- Tiếng ồn 50dB: Làm mất tập trung, giảm năng suất lao động
- Tiếng ồn 70dB: Gây tăng nhịp thở, nhịp tim, tăng huyết áp, mệt mỏi,
giảm sức tập trung và hứng thú với công việc
- Tiếng ồn 90dB: Mệt mỏi, mất ngủ, mất cân bằng cơ thể, tổn thương
thần kinh thính giác.
- Tiếp xúc với tiếng ồn cường độ lớn trong thời gian dài gây nhiều tác
động xấu đến sức khỏe, gây suy kiệt cơ thể, tổn thương thần kinh, có
thể để lại hậu quả không thể hồi phục được.
1.2.1.5. Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn:
- Bản chất vật lý của tiếng ồn: Tác hại của tiếng ồn sẽ càng tăng khi tần số
càng cao, biên độ sóng âm càng lớn và khi tiếng ồn không ổn định có xung.
- Tác dụng phối hợp của tiếng ồn với các yếu tố khác: Tác hại của tiếng
ồn càng tăng khi trong môi trường có thêm tác động của nhiệt độ cao,
của hơi khí độc...
- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong ngày càng kéo dài
càng có hại, thời gian tối thiểu để tiếng ồn gây ra bệnh điếc nghề
nghiệp là phải 3 tháng. Nếu dưới 3 tháng mà tiếng ồn đã gây hại thì coi
là tai nạn lao động do tiếng ồn.


25

- Tính cảm thụ cá nhân: Tùy tính cảm thụ của từng cá nhân trong từng
thời điểm khác nhau mà tiếng ồn gây hại nhiều hay ít [19] .
1.2.2. Bệnh điếc nghề nghiệp

1.2.2.1. Đại cương sức nghe và điếc nghề nghiệp
Sinh lý quá trình nghe: Loa tai tập trung sóng âm trong không khí và
hướng sóng âm đi dọc ống tai ngoài để tới được màng nhĩ. Sóng âm làm rung
màng nhĩ, và rung động này lại được chuỗi xương con truyền từ màng nhĩ đến
cửa sổ tiền đình. Chuyển động của xương bàn đạp trên cửa sổ tiền đình gây ra
sóng rung động của ngoại dịch trong thang tiền đình. Sóng rung động từ ngoại
dịch trong thang tiền đình tiếp tục truyền đến ngoại dịch trong thang nhĩ rồi
trở về tai giữa qua cửa sổ ốc tai. Rung động của ngoại dịch ấn lõm ống ốc tai,
gây nên rung động của nội dịch, kích thích các tế bào thượng mô của cơ quan
xoắn tạo nên xung động thần kinh. Xung động này được phần ốc tai của thần
kinh sọ VIII truyền về não [20].
Ống tai ngoài

Tai trong

Vòi nhĩ
Vành tai

Tai giữa
Màng nhĩ

Hình 1.1: Cấu tạo của tai [20]
Sức nghe bình thường: Người có sức nghe bình thường là người có
ngưỡng nghe ở điều kiện âm thanh chuẩn dưới 20dB (điều kiện âm thanh nền


×