Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SO SÁNH kết QUẢ THAI NGHÉN GIỮA HAI NHÓM CHUYỂN PHÔI tươi và CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.53 KB, 45 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ VÂN

So s¸nh kÕt qu¶ thai nghÐn gi÷a hai nhãm
chuyÓn ph«i t¬i vµ chuyÓn ph«i ®«ng
l¹nh
t¹i BÖnh viÖn Phô s¶n Trung ¬ng

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ VÂN

So s¸nh kÕt qu¶ thai nghÐn gi÷a hai nhãm
chuyÓn ph«i t¬i vµ chuyÓn ph«i ®«ng
l¹nh
t¹i BÖnh viÖn Phô s¶n Trung ¬ng

Chuyên ngành : Sản phụ khoa
Mã số


: CK 62721301

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Hồ Sỹ Hùng
2. GS.TS. Nguyễn Viết Tiến


HÀ NỘI - 2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................3
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................10
PHỤ LỤC.......................................................................................................10
DANH MỤC BẢNG......................................................................................11
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Trải qua gần 40 năm kể từ khi em bé đầu tiên Louis Brown ra đời bằng phương pháp thụ tinh
ống nghiệm (TTTON) vào năm 1978 ở Anh, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã hình
thành và không ngừng phát triển . Một chu kỳ TTTON gồm nhiều bước khác nhau và thành
công có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như dự trữ buồng trứng, nội mạc tử cung, hệ
miễn dịch của người vợ, phác đồ kích thích buồng trứng (KTBT), chất lượng noãn - phôi, kỹ
thuật chuyển phôi, đông rã phôi…hay những vấn đề còn ít được khai phá như tâm lý khi
mang thai, gen di truyền,.... Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để cố gắng tiếp tục
khám phá, tìm tòi ra những kỹ thuật hỗ trợ, những yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn trong
TTTON vì mục đích duy nhất là đem tới hạnh phúc làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm
muộn.........................................................................................................................................1

Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Khái niệm về vô sinh...................................................................................................................3

1.2. Tình hình vô sinh.........................................................................................................................3

1.2.1. Trên thế giới...........................................................................................3
1.2.2. Tại Việt Nam..........................................................................................4
1.3. Thụ tinh trong ống nghiệm.........................................................................................................5

1.3.1. Khái niệm...............................................................................................5
1.3.2. Các chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm..............................................5
Sinh lý thụ thai bình thường diễn ra như sau: (1) sự phát triển nang
noãn và phóng noãn, (2) có sự sản xuất tinh trùng đảm bảo chất lượng,
(3) tinh trùng di chuyển trong cơ quan sinh dục nữ và gặp được noãn, (4)
sự thụ tinh, làm tổ và phát triển tại tử cung ................................................5
Khi có rối loạn bất kỳ khâu nào trong quá trình trên như bất thường
tinh trùng, rối loạn phóng noãn hay bất thường yếu tố vòi tử cung - tử


cung đều có thể dẫn tới vô sinh và có thể lựa chọn TTTON. Một số chỉ
định chính của kỹ thuật HTSS này bao gồm:Vô sinh do tắc vòi tử cung;
Vô sinh do bất thường về phóng noãn, vô sinh do lạc nội mạc tử cung; Vô
sinh do yếu tố tinh trùng; Vô sinh không rõ nguyên nhân; Các chỉ định
khác TTTON, ..................................................................................................5
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm..........................................6
Một chu kỳ TTTON phải qua rất nhiều bước và cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả
của chu kỳ này. Các yếu tố này có thể là:.................................................................................6
* Về phía người vợ: khả năng dự trữ buồng trứng hay các yếu tố về tử cung và nội mạc cho sự
chấp nhận phôi làm tổ…...........................................................................................................6
* Về kỹ thuật trong TTTON: lựa chọn phác đồ KTBT, số phôi chuyển và chất lượng phôi chuyển,
kỹ thuật chuyển phôi, đông rã phôi, sự chuẩn bị niêm mạc tử cung cho người vợ…............6
* Các kỹ thuật mới trong TTTON có thể mang tới thành công tốt hơn: chẩn đoán di truyền tiền
làm tổ, hỗ trợ phôi thoát màng….............................................................................................6

* Và nhiều yếu tố cần tìm hiểu khác: tâm lý, gen - di truyền….........................................................6
1.5. Chuyển phôi tươi........................................................................................................................6
Chuyển phôi tươi nghĩa là số phôi thu nhận được sau khi đánh giá chất lượng vào ngày 3 hoặc
ngày 5 tùy từng trung tâm sẽ được chuyển ngay trong chu kỳ chọc hút noãn [30]...............6
Ưu điểm:.............................................................................................................................................6
- Tiến hành ngay trong chu kì kích thích buồng trứng nên bệnh nhân không phải chờ đợi, tiết
kiệm được chi phí trữ lạnh và rã đông phôi, chi phí chuẩn bị niêm mạc tử cung cho chu kỳ
chuyển phôi đông lạnh.............................................................................................................6
- Phôi không phải trữ lạnh – rã đông................................................................................................6
- Chuyển phôi tươi được sử dụng từ lâu trong lâm sàng TTTON.....................................................7
Nhược điểm:......................................................................................................................................7
- Trong chu kỳ chuyển phôi tươi nồng độ hormone của người phụ nữ bị thay đổi, đặc biệt là
nồng độ Estradiol và Progesterone. Do đó, khả năng chấp nhận của niêm mạc tử cung có
thể làm giảm tỷ lệ có thai.........................................................................................................7
- Có thể gia tăng việc quá kích buồng trứng từ thể nhẹ sang thể nặng hơn khi chuyển phôi tươi.
...................................................................................................................................................7
Chuẩn bị niêm mạc cho chu kỳ chuyển phôi đông lạnh...................................................................7
- Bệnh nhân có thể được theo dõi chu kỳ tự nhiên, khi niêm mạc tử cung đủ điều kiện thì cho
dùng thêm progesterone trước khi chuyển phôi.....................................................................7
- Bệnh nhân có thể chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng estrogen ngoại sinh. Theo dõi sự phát triển
niêm mạc bằng siêu âm. Khi niêm mạc tử cung đủ điều kiện thì dùng thêm progesterone


trước chuyển phôi. Ngày chuyển phôi thường vào ngày 18-21 của chu kỳ kinh, trùng với
cửa sổ làm tổ của phôi..............................................................................................................7
1.6. Đông lạnh phôi............................................................................................................................7

1.6.1. Nguyên tắc trữ lạnh mô - tế bào...........................................................7
1.6.2. Các phương pháp đông lạnh phôi........................................................8
Giai đoạn trữ phôi của phương pháp hạ nhiệt độ chậm được thực hiện

khi cho phôi tiếp xúc với môi trường có nồng độ CPA tăng dần để rút bớt
nước khỏi tế bào. Tất cả thao tác đều được thực hiện ở nhiệt độ phòng.
Sau khi kết thúc thời gian trao đổi với môi trường chứa CPA, phôi được
đặt trong cọng rạ và đưa vào máy hạ nhiệt độ theo chương trình. Kết
thúc chương trình hạ nhiệt, cọng rạ chứa phôi được lấy ra khỏi máy và
nhanh chóng chuyển vào bình lưu trữ ..........................................................8
Với phác đồ này, quá trình mất nước cần được diễn ra từ từ để hạn chế
sự thành lập tinh thể nước đá, đòi hỏi mất nhiều thời gian và hệ thống hạ
nhiệt theo chương trình..................................................................................8
1.6.3. Xu hướng đông phôi thủy tinh hóa và chuyển phôi đông lạnh.......10
1.6.4. Một số nghiên cứu về chuyển phôi tươi so với chuyển phôi đông
lạnh trên thế giới............................................................................................11
Chương 2........................................................................................................15
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................15

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn............................................................................15
Tất cả các bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi được
xác định có thai tại thời điểm 14 ngày sau chuyển phôi bằng xét nghiệm
βhCG ≥ 50 UI/L, có đủ tiêu chuẩn:..............................................................15
+ Đủ thông tin nghiên cứu trong hồ sơ điều trị vô sinh.............................15
+ Có thể liên lạc được để thu thập các thông tin trong suốt thai kỳ cho
đến khi kết thúc thai nghén (sảy thai, đẻ non hoặc đẻ đủ tháng)..............15
+ Số lượng thai: 01 thai.................................................................................15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................15
Không đồng ý hợp tác nghiên cứu...............................................................15


Không đủ thông tin nghiên cứu trong hồ sơ và không liên lạc được bằng
điện thoại........................................................................................................15

2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................15
Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu khi so sánh tỷ lệ cho 2 nhóm nghiên
cứu...................................................................................................................15
.........................................................................................................................15
n: Cỡ mẫu.......................................................................................................15
α: Mức ý nghĩa thống kê (chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% thay vào
bảng ta được Z(1 – α/2) = 1,96)....................................................................15
d = 0,08: Sai số mong muốn giữa mẫu nghiên cứu và quần thể................15
p1 = 0,72: Tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm chuyển phôi tươi......................15
p2 = 0,50: tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm chuyển phôi đông lạnh.............15
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu.........................................................................16

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................16
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu – mô tả dựa trên số liệu thu thập được
trong hồ sơ điều trị vô sinh và thông tin thu thập bằng phỏng vấn qua
điện thoại hoặc gửi thư phỏng vấn cho đối tượng nghiên cứu..................16
Các đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm chuyển phôi tươi và
chuyển phôi đông lạnh bằng cách: chọn 1 bệnh nhân chuyển phôi đông
lạnh có thai đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, thì đồng thời chọn 1 bệnh nhân
chuyển phôi tươi có thai................................................................................16
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................16
Lựa chọn tất cả các bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi
tươi đủ tiêu chuẩn nghiên cứu......................................................................16
Thu thập hồi cứu các biến số nghiên cứu về đặc điểm bệnh nhân và đặc
điểm chu kỳ chuyển phôi trong hồ sơ điều trị vô sinh...............................16
Thu thập các biến số nghiên cứu về quá trình mang thai, kết quả thai
nghén bằng cách phỏng vấn đối tượng nghiên cứu qua gọi điện theo mẫu
thu thập số liệu nghiên cứu hoặc gửi thư phỏng vấn qua đường Bưu điện.
.........................................................................................................................16



2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản –
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, dự kiến trong thời gian từ 01/01/2016
đến 31/12/2016...............................................................................................17
2.3. Các biến số nghiên cứu.............................................................................................................17

Tuổi.................................................................................................................18
Thời gian vô sinh...........................................................................................18
Loại vô sinh....................................................................................................18
Nguyên nhân vô sinh.....................................................................................18
Tuổi phôi lúc chuyển: ngày thứ 2, ngày 3....................................................18
Số lượng phôi chuyển....................................................................................18
Chất lượng phổi chuyển: tốt, trung bình, kém...........................................18
Thai ngoài tử cung.........................................................................................18
Sảy thai...........................................................................................................18
Thai ngừng phát triển...................................................................................18
Thai chết lưu..................................................................................................18
Giảm thiểu......................................................................................................18
Đẻ non, đẻ đủ tháng.......................................................................................18
Các bệnh lý trong thai kỳ: đái tháo đường, tiền sản giật, rau tiền đạo….
.........................................................................................................................18
Cách thức đẻ: đẻ thường, mổ đẻ..................................................................18
Cân nặng trẻ lúc sinh....................................................................................18
Giới tính trẻ....................................................................................................18
2.4. Xử lý số liệu...............................................................................................................................18

Số liệu được làm sạch trước và đưa ra kết quả cuối cùng.........................18
Các biến số được mã hóa và nhập trên phần mềm....................................18
Dữ liệu được phân tích trên phần mềm thống kê SPSS 16.0 với các test
thống kê y học................................................................................................18

Các Test thống kê được dùng trong nghiên cứu:............................................................................18

Phép kiểm khi bình phương để so sánh hai tỷ lệ........................................18
Sử dụng kiểm định giá trị T - test để so sánh hai giá trị trung bình.........18


Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng bằng phép tính nguy cơ tương đối.
(Relative Risk/RR).........................................................................................18
Các yếu tố được xem như có mối liên quan có ý nghĩa khi giá trị p < 0,05.
.........................................................................................................................19
2.5. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................................................19

Nghiên cứu chỉ tiến hành thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án, sau đó gọi
điện thoại phỏng vấn hoặc gửi thư cho đối tượng nghiên cứu để thu thập
thông tin về kết quả thai không can thiệp trên đối tượng nghiên cứu.....19
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích đưa lại lợi ích tốt hơn cho bệnh nhân.
Đảm bảo quy định về đạo đức nghiên cứu y học của Bộ Y tế đã quy định.
.........................................................................................................................19
Các thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo bí mật theo quy
định của pháp luật hiện hành.......................................................................19
Được thông qua hội đồng đạo đức của cơ sở nghiên cứu..........................19
Chương 3........................................................................................................20
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................20
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..............................................................................................20

3.1.1. Đặc điểm tuổi vợ và thời gian vô sinh................................................20
3.1.2. Loại vô sinh..........................................................................................20
Loại vô sinh....................................................................................................20
Chuyển phôi tươi...........................................................................................20
Chuyển phôi đông lạnh.................................................................................20

n.......................................................................................................................20
%.....................................................................................................................20
n.......................................................................................................................20
%.....................................................................................................................20
Nguyên phát...................................................................................................20
Thứ phát.........................................................................................................20
Tổng số...........................................................................................................20
3.1.3. Nguyên nhân vô sinh...........................................................................21
Nguyên nhân vô sinh.....................................................................................21


Chuyển phôi tươi...........................................................................................21
Chuyển phôi đông lạnh.................................................................................21
n.......................................................................................................................21
%.....................................................................................................................21
n.......................................................................................................................21
%.....................................................................................................................21
Tắc vòi............................................................................................................21
Rối loạn phóng noãn.....................................................................................21
Lạc nội mạc tử cung......................................................................................21
Do chồng.........................................................................................................21
Do cả 2 vợ chồng............................................................................................21
Khác................................................................................................................21
Chưa rõ nguyên nhân....................................................................................21
Tổng số...........................................................................................................21
3.2. So sánh đặc điểm chu kỳ chuyển phôi.....................................................................................21

3.2.1. Ngày chuyển phôi................................................................................21
3.2.2. Số phôi chuyển và chất lượng phôi chuyển.......................................21
3.2.3. Tỷ lệ có thai..........................................................................................22

3.3. So sánh kết quả thai nghén giữa hai nhóm chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi.....23

Bệnh lý............................................................................................................23
Chuyển phôi tươi...........................................................................................23
Chuyển phôi đông lạnh.................................................................................23
n.......................................................................................................................23
%.....................................................................................................................23
n.......................................................................................................................23
%.....................................................................................................................23
TSG.................................................................................................................23
Đái tháo đường..............................................................................................23
Rau tiền đạo...................................................................................................23
Tổng số...........................................................................................................23
Chương 4........................................................................................................26


DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................26
4.1. Dự kiến bàn luận đặc điểm của hai nhómchuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh........26
4.2. Dự kiến bàn luận so sánh kết quả thai nghén giữa hai nhóm chuyển phôi tươi và chuyển
phôi đông lạnh........................................................................................................................26

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................27
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................28
Thời gian........................................................................................................33
Công việc........................................................................................................33
T4 – T5 2017...................................................................................................33
T6 – T7/2017...................................................................................................33
T8/2017 -T8/2018...........................................................................................33
T8 – T9/2018...................................................................................................33
T10- T11/2018................................................................................................33

Đọc tài liệu......................................................................................................33
Viết đề cương và báo cáo..............................................................................33
Thu thập số liệu.............................................................................................33
Xử lý và phân tích số liệu..............................................................................33
Viết báo cáo....................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh giữa đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa....................................10
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi và thời gian vô sinh..........................................................................20
Bảng 3.2. Đặc điểm loại vô sinh...............................................................................................20
Bảng 3.3: Nguyên nhân vô sinh...............................................................................................21
Bảng 3.4: Tuổi phôi..................................................................................................................21
Bảng 3.5: Số phôi chuyển trong các chu kỳ.............................................................................21
Bảng 3.6: Số phôi chuyển trung bình và chất lượng phôi chuyển..........................................22
Bảng 3.7: Tỷ lệ thụ tinh và có thai...........................................................................................22
Bảng 3.8: Kết quả thai nghén trong 3 tháng đầu....................................................................23
Bảng 3.9: Tình trạng bệnh lý của sản phụ khi mang thai........................................................23
Bảng 3.10: Kết quả sinh...........................................................................................................24
Bảng 3.11: Kết quả trẻ sơ sinh.................................................................................................24
Bảng 3.12. Tuổi thai khi sinh....................................................................................................24
Bảng 3.13: Cân nặng của trẻ khi sinh......................................................................................24
Bảng 3.14: Giới tính thai nhi....................................................................................................25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vô sinh là một lĩnh vực chuyên sâu trong sản phụ khoa. Quyền được sinh
sản là quyền bình đẳng của mỗi người và đã được thừa nhận trong luật pháp đa
quốc gia. Khi mỗi một cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ đều chịu nhiều áp lực tâm lý
và sức ép này nặng nề từ chính gia đình, xã hội và đặc biệt là trong hệ tư tưởng
truyền thống Á Đông còn rất coi trọng việc có con cái để nối dõi tông đường như
Việt Nam. Do vậy, điều trị vô sinh không chỉ là một công việc đơn thuần mang
tính chất y học mà nó còn mang nhiều tính nhân văn sâu sắc.
Trải qua gần 40 năm kể từ khi em bé đầu tiên Louis Brown ra đời bằng
phương pháp thụ tinh ống nghiệm (TTTON) vào năm 1978 ở Anh, các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã hình thành và không ngừng phát triển . Một
chu kỳ TTTON gồm nhiều bước khác nhau và thành công có thể phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như dự trữ buồng trứng, nội mạc tử cung, hệ miễn dịch
của người vợ, phác đồ kích thích buồng trứng (KTBT), chất lượng noãn phôi, kỹ thuật chuyển phôi, đông rã phôi…hay những vấn đề còn ít được khai
phá như tâm lý khi mang thai, gen di truyền,.... Đã có nhiều nghiên cứu được
thực hiện để cố gắng tiếp tục khám phá, tìm tòi ra những kỹ thuật hỗ trợ,
những yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn trong TTTON vì mục đích duy nhất
là đem tới hạnh phúc làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Chuyển phôi là bước cuối cùng trong một chu kỳ điều trị TTTON. Có
hai cách thức chuyển phôi là chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh.
Chuyển phôi tươi được thực hiện trong cùng chu kỳ KTBT, chuyển phôi đông
lạnh thường được áp dụng nếu trong chu kỳ chuyển phôi tươi thất bại. Ngoài
ra chuyển phôi đông lạnh cũng được áp dụng trong trường trong chu kỳ kích
thích buồng trứng không thuận lợi để chuyển phôi tươi như: quá kích buồng
trứng, niêm mạc tử cung không đảm bảo hay những chu kỳ xin - cho noãn
không đồng bộ được niêm mạc tử cung. Trong những trường hợp này người
ta thường đông phôi toàn bộ.


2


Chuyển phôi đông lạnh sử dụng từ nguồn phôi trữ, bệnh nhân không cần
phải trải qua chu kỳ kích thích buồng trứng nên tiết kiệm được chi phí, thời
gian và sự chuẩn bị nội mạc tử cung cũng tốt hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra
rằng chuyển phôi đông lạnh đem lại tỷ lệ thành công cao và vượt trội hơn so
với chuyển phôi tươi thông thường (tăng 25-50% cơ hội mang thai) , ,. Một số
nghiên cứu gần đây tại Mỹ có xu hướng ủng hộ chuyển phôi trữ hơn chuyển
phôi tươi do kết quả thai nghén (tỷ lệ em bé sinh non, tỷ lệ trẻ nhẹ cân, tỷ lệ
chảy máu sản khoa...) của chuyển phôi trữ tốt hơn. Ngoài ra, nội mạc tử cung
khi chuẩn bị trong chu kỳ phôi trữ dường như tốt hơn trong chu kỳ chuyển
phôi tươi. Do đó, xu hướng chuyển phôi trữ (đặc biệt là chuyển phôi trữ toàn
bộ) trên thế giới có xu hướng gia tăng ,.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản
Trung ương có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả TTTON? Kết quả
chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh có giống hay khác gì so với các
nhận định trên? Đồng thời,kết quả mà nghiên cứu đạt được sẽ là cơ sở để tư
vấn và điều trị hiệu quả hơn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“So sánh kết quả thai nghén giữa hai nhóm
chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm của hai nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông
lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/01/2016 đến 31/12/2016.
1. So sánh kết quả thai nghén của hai nhóm chuyển phôi tươi và chuyển
phôi đông lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/01/2016 đến
31/12/2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm về vô sinh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới,vô sinh là tình trạng không có thai sau một
năm chung sống vợ chồng mà không dùng một biện pháp tránh thai nào,đồng
thời tần suất giao hợp ít nhất 2 lần mỗi tuần.Đối với phụ nữ triên 35 tuổi thì
chỉ tính thời gian là 6 tháng .
Đối với trường hợp vô sinh khi nguyên nhânđã tương đối rõ ràng thì
việc tính thời gian không còn được đặt ra. Vô sinh nguyên phát là chưa có thai
lần nào, còn vô sinh thứ phát là trong tiền sử đã từng có thai ít nhất 1 lần.
Vô sinh nữ là nguyên nhân hoàn toàn do người vợ, vô sinh nam là vô
sinh có nguyên nhân hoàn toàn do người chồng. Vô sinh không rõ nguyên
nhân là trường hợp khám và làm các xét nghiệm thăm dò kinh điển mà không
phát hiện được nguyên nhân nào có thể giải thích được , .
1.2. Tình hình vô sinh
1.2.1. Trên thế giới
Tùy từng nước, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10 – 18%, đột xuất có nơi lên
tới 40%. Về nguyên nhân vô sinh theo Tổ Chức Y tế Thế giới, năm 1985 có
khoảng 10% không rõ nguyên nhân, 10% do cả vợ và chồng, 80% có nguyên
nhân trong đó vô sinh nữ là 40%, vô sinh nam 40% .
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng vô sinh nữ là do rối loạn phóng
noãn(30%), rối loạn chức năng của vòi tử cung (30%). Rối loạn chức năng
vòi tử cung xảy ra do dính vòi tử cung sau viêm nhiễm. Nhiễm trùng lậu cầu
và Chlamydia Trachomatis là nguyên nhân chính gây nên những rối loạn
này. Các nguyên nhân khác gây nên vô sinh là do bệnh lạc NMTC, bất
thường về giải phẫu, các kháng thể kháng tinh trùng và một số yếu tố khác
chưa được biết tới .


4

Nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh nam là do suy giảm sinh tinh, có

thể do di truyền, hoặc do di chứng của bệnh quai bị và các vết sẹo ở thừng
tinh xuất hiện sau các nhiễm trùng lây qua đường sinh dục .
Nghiên cứu phân tích tổng quan hệ thống của Maya N. Mascarenhas và
cộng sự cho thấy tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%. Khu vực
châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất và tỷ lệ vô sinh cao
nhất .
1.2.2. Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến (2012), tỷ lệ vô sinh ở Việt
Nam là 7,7% . Đây là nhiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung
ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định
tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ
700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là
3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ
chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30 .
Theo công bố của Trần Thị Trung Chiến, Trần Văn Hanh, Lê Văn Vệ và
cộng sự thì nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm 40,8%.Theo nghiên cứu
của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự tại VBMVTSS trong các năm 1993 – 1997
trên 1000 trường hợp vô sinh có đầy đủ các xét nghiệm thăm dò về độ thông
đường sinh dục nữ, về phóng noãn, về tinh trùng, thống kê tỷ lệ vô sinh nữ
chiếm 54,4%, vô sinh nam chiếm 35,6% và không rõ nguyên nhân 10%, trong
đó vô sinh nữ theo tác giả, nguyên nhân do tắc vòi tử cung 46,7%. Nghiên
cứu của Phạm Như Thảo (2003) tại BVPSTW cho thấy nguyên nhân vô sinh
nữ do tắc vòi tử cung là 58,6% .
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vô sinh nam là do rối loạn sinh
tinh.Ngoài ra vô sinh nam còn do một số nguyên nhân khác như: rối loạn về


5


tình dục và xuất tinh, rối loạn nội tiết, tắc ống dẫn tinh. Theo Trần Đức Phấn
(2001) trong số các cặp vợ chồng vô sinh có 44% có tinh dịch đồ bất thường .
Theo Phạm Như Thảo (2003) trong các cặp vợ chồng vô sinh có 58,4% có
tinh dịch đồ bất thường .
1.3. Thụ tinh trong ống nghiệm
1.3.1. Khái niệm
TTTON là cho tinh trùng thụ tinh với noãn trong ống nghiệm, đây là
phương pháp điều trị chủ yếu cho các cặp vợ chồng vô sinh khi đã được can
thiệp bằng các kỹ thuật khác mà không đạt kết quả. Phác đồ điều trị bao gồm
kích thích nang noãn, chọc hút noãn, cho tinh trùng thụ tinh với noãn và nuôi
cấy thành phôi trong ống nghiệm. Sau đó, một số phôi sẽ được chuyển trở lại
vào buồng tử cung. Quá trình phát triển của phôi và thai sẽ diễn ra hoàn toàn
bình thường trong tử cung người mẹ , .
Kỹ thuật này được thực hiện thành công trên thế giới lần đầu tiên năm
1978 và thành công lần đầu tiên ở Việt nam 1998.
1.3.2. Các chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm
Sinh lý thụ thai bình thường diễn ra như sau: (1) sự phát triển nang
noãn và phóng noãn, (2) có sự sản xuất tinh trùng đảm bảo chất lượng, (3)
tinh trùng di chuyển trong cơ quan sinh dục nữ và gặp được noãn, (4) sự thụ
tinh, làm tổ và phát triển tại tử cung .
Khi có rối loạn bất kỳ khâu nào trong quá trình trên như bất thường
tinh trùng, rối loạn phóng noãn hay bất thường yếu tố vòi tử cung - tử cung
đều có thể dẫn tới vô sinh và có thể lựa chọn TTTON. Một số chỉ định chính
của kỹ thuật HTSS này bao gồm:Vô sinh do tắc vòi tử cung; Vô sinh do bất
thường về phóng noãn, vô sinh do lạc nội mạc tử cung; Vô sinh do yếu tố
tinh trùng; Vô sinh không rõ nguyên nhân; Các chỉ định khác TTTON, .
1.3.3. Chỉ định


6


- Các trường hợp vô sinh do tắc vòi tử cung;
- Vô sinh do lạc nội mạc tử cung;
- Vô sinh do bất thường về phóng noãn (không phóng noãn, kém phóng
noãn, buồng trứng đa nang, người bệnh lớn tuổi);
- Vô sinh do tinh dịch đồ bất thường;
- Vô sinh không rõ nguyên nhân;
- Đã áp dụng bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhưng không có kết quả.
Chống chỉ định: Các trường hợp vô sinh do nguyên nhân buồng tử cung.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm
Một chu kỳ TTTON phải qua rất nhiều bước và cũng có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng tới kết quả của chu kỳ này. Các yếu tố này có thể là:
* Về phía người vợ: khả năng dự trữ buồng trứng hay các yếu tố về tử
cung và nội mạc cho sự chấp nhận phôi làm tổ…
* Về kỹ thuật trong TTTON: lựa chọn phác đồ KTBT, số phôi chuyển
và chất lượng phôi chuyển, kỹ thuật chuyển phôi, đông rã phôi, sự chuẩn bị
niêm mạc tử cung cho người vợ…
* Các kỹ thuật mới trong TTTON có thể mang tới thành công tốt hơn:
chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, hỗ trợ phôi thoát màng…
* Và nhiều yếu tố cần tìm hiểu khác: tâm lý, gen - di truyền…
1.5. Chuyển phôi tươi
Chuyển phôi tươi nghĩa là số phôi thu nhận được sau khi đánh giá chất
lượng vào ngày 3 hoặc ngày 5 tùy từng trung tâm sẽ được chuyển ngay trong
chu kỳ chọc hút noãn [30].
• Ưu điểm:
- Tiến hành ngay trong chu kì kích thích buồng trứng nên bệnh nhân không
phải chờ đợi, tiết kiệm được chi phí trữ lạnh và rã đông phôi, chi phí chuẩn bị
niêm mạc tử cung cho chu kỳ chuyển phôi đông lạnh.
- Phôi không phải trữ lạnh – rã đông.



7

- Chuyển phôi tươi được sử dụng từ lâu trong lâm sàng TTTON.
• Nhược điểm:
- Trong chu kỳ chuyển phôi tươi nồng độ hormone của người phụ nữ bị thay
đổi, đặc biệt là nồng độ Estradiol và Progesterone. Do đó, khả năng chấp nhận
của niêm mạc tử cung có thể làm giảm tỷ lệ có thai.
- Có thể gia tăng việc quá kích buồng trứng từ thể nhẹ sang thể nặng hơn khi
chuyển phôi tươi.
• Chuẩn bị niêm mạc cho chu kỳ chuyển phôi đông lạnh
- Bệnh nhân có thể được theo dõi chu kỳ tự nhiên, khi niêm mạc tử cung đủ
điều kiện thì cho dùng thêm progesterone trước khi chuyển phôi.
- Bệnh nhân có thể chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng estrogen ngoại sinh.
Theo dõi sự phát triển niêm mạc bằng siêu âm. Khi niêm mạc tử cung đủ điều
kiện thì dùng thêm progesterone trước chuyển phôi. Ngày chuyển phôi
thường vào ngày 18-21 của chu kỳ kinh, trùng với cửa sổ làm tổ của phôi.
1.6. Đông lạnh phôi
Trữ lạnh phôi là kỹ thuật trong đó phôi được đông lạnh và lưu giữ trong
môi trường bảo quản lạnh. Khi người phụ nữ sẵn sàng để mang thai, phôi sẽ
được rã đông và chuyển vào buồng tử cung.
Trữ lạnh phôi chỉ định trong các trường hợp: phôi dư thừa sau khi
chuyển phôi, bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng hoặc bị quá kích
buồng trứng, các trường hợp cho nhận noãn mà chưa chuẩn bị tốt niêm mạc tử
cung hoặc niêm mạc tử cung không thuận lợi .
1.6.1. Nguyên tắc trữ lạnh mô - tế bào
Nguyên tắc trữ lạnh là làm giảm nhiệt độ của môi trường chứa mẫu tế
bào xuống nhiệt độ rất thấp, thường là -77°K (độ Kelvin) hoặc -196 oC (nhiệt
độ sôi của ni-tơ lỏng). Ở nhiệt độ này, hầu hết các hoạt động sinh học bên
trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa và hoạt động trao đổi chất bị



8

ngừng lại. Nhờ đó, tế bào sống ở dạng tiềm sinh và được bào quản trong thời
gian rất dài .
1.6.2. Các phương pháp đông lạnh phôi
Một chương trình đông lạnh - rã đông bao gồm các công đoạn chính:
(1) tiếp xúc với môi trường có chất bảo quản lạnh, (2) hạ nhiệt độ, (3) lưu trữ,
(4) rã đông và (5) loại bỏ CPA để đưa tế bào về điều kiện sinh lý.
Dựa vào nồng độ CPA được sử dụng và tốc độ hạ nhiệt trong quá trình
đông lạnh, người ta chia kỹ thuật trữ lạnh phôi thành 2 phương pháp là hạ
nhiệt độ chậm và thủy tinh hóa.
1.6.2.1. Đông phôi chậm (slow freezing)
Trong phương pháp này, mẫu tế bào được làm lạnh với tốc độ hạ nhiệt
chậm (1-3°C/phút) từ nhiệt độ sinh lý xuống, quá trình xâm nhập và loại bỏ
các chất bảo vệ đông lạnh được diễn ra qua nhiều bước nhỏ.
CPA có khả năng thẩm thấu thường được sử dụng trong đông lạnh
chậm là PROH (1,2 - propanediol), DMSO (dimethyl sulphoxide) hay glycerol.
Loại CPA không có khả năng thẩm thấu dùng kết hợp với CPA có khả năng
thẩm thấu trong trữ lạnh chậm thường sử dụng nhất nhất hiện nay là sucrose.
Giai đoạn trữ phôi của phương pháp hạ nhiệt độ chậm được thực hiện
khi cho phôi tiếp xúc với môi trường có nồng độ CPA tăng dần để rút bớt
nước khỏi tế bào. Tất cả thao tác đều được thực hiện ở nhiệt độ phòng. Sau
khi kết thúc thời gian trao đổi với môi trường chứa CPA, phôi được đặt trong
cọng rạ và đưa vào máy hạ nhiệt độ theo chương trình. Kết thúc chương trình
hạ nhiệt, cọng rạ chứa phôi được lấy ra khỏi máy và nhanh chóng chuyển vào
bình lưu trữ .
Với phác đồ này, quá trình mất nước cần được diễn ra từ từ để hạn chế
sự thành lập tinh thể nước đá, đòi hỏi mất nhiều thời gian và hệ thống hạ nhiệt

theo chương trình.
1.6.2.2. Đông phôi thủy tinh hóa (vitrification)


9

Thủy tinh hóa là kỹ thuật đông lạnh cực nhanh, được dựa trên sự tiếp
xúc trực tiếp giữa môi trường thủy tinh hóa có chứa phôi với ni-tơ lỏng. Trong
quá trình thủy tinh hóa, tế bào và môi trường bao quanh đông đặc trực tiếp
thành trạng thái như thủy tinh mà không hình thành các tinh thể nước đá.
Loại CPA có khả năng thẩm thấu được sử dụng phổ biến trong thủy
tinh hóa hiện nay là ethylene glycol (EG) kết hợp với DMSO. Sucrose được
xem là thành phần CPA không có khả năng thẩm thấu chuẩn và được sử dụng
nhiều nhất hiện nay. Ngoài hai loại CPA chính được sử dụng trong hỗn hợp
thủy tinh hóa, một số hợp chất cao phân tử (polymer) cũng được thêm vào để
tăng áp suất thẩm thấu của môi trường trong pha khử nước tế bào.
Các dụng cụ chứa phôi trong kỹ thuật thủy tinh hóa có thể chia làm hai
nhóm: có tiếp xúc trực tiếp với ni-tơ lỏng (hệ thống hở) và không tiếp xúc
trực tiếp với ni-tơ lỏng (hệ thống đóng). Hiệu quả đông lạnh của hai hệ thống
là tương đương. Tuy nhiên, hệ thống hở có hạn chế là có nguy cơ lây nhiễm
giữa các mẫu trữ với nhau thông qua ni-tơ lỏng đã nhiễm khuẩn do các dụng
cụ chứa trong hệ thống này tiếp xúc trực tiếp phôi với ni-tơ lỏng. Sử dụng hệ
thống đóng giúp cô lập hoàn toàn môi trường chứa phôi với ni-tơ lỏng trong
suốt quá trình thủy tinh hóa và lưu giữ mẫu.
Giai đoạn đông lạnh của phương pháp thủy tinh hóa gồm hai giai đoạn
chính là giai đoạn cân bằng và giai đoạn thủy tinh hóa. Đầu tiên, phôi được
cân bằng với môi trường có chứa CPA có nồng độ rất cao để khử toàn bộ
nước bên trong tế bào. Sau đó, phôi được cho vào những dụng cụ chứa, toàn
bộ mẫu được nhúng trực tiếp trong ni-tơ lỏng và chuyển vào bình lưu trữ,
không qua quá trình hạ nhiệt độ theo từng bước như trong đông chậm.

Thời gian cho toàn bộ quy trình đông lạnh chỉ tốn 15-20 phút, nồng độ các
chất bảo quản cao (5-7M) và tốc độ hạ nhiệt nhanh (2000-2500°C/phút) .


10

Có thể so sánh về đặc điểm kỹ thuật của hai phương pháp bằng bảng
dưới đây:
Bảng 1.1: So sánh giữa đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa
Đặc điểm
Đông chậm
Thời gian hoàn tất
Khoảng 2h
Hệ thống hạ nhiệt độ bằng hơi ni-tơ lỏng Cần → chi phí cao
Lượng ni-tơ lỏng sử dụng cho 1 lần
Khoảng 10 lít
thực hiện
Nồng độ CPA
Thấp hơn

Thủy tinh hóa
15-20 phút
Không cần
Khoảng 0,5 lít
Cao hơn: 5-7M

1.6.3. Xu hướng đông phôi thủy tinh hóa và chuyển phôi đông lạnh
* Năm 1983, thế giới chào đón sự ra đời của em bé đầu tiên từ phôi trữ
lạnh và ngay sau đó trữ lạnh phôi trở thành một hướng không thể thiếu trong
lĩnh vực HTSS. 16 năm sau vào ngày 20/06/1999, em bé đầu tiên từ phôi trữ

lạnh bằng kỹ thuật thủy tinh hóa ra đời. Hiện nay, thủy tinh hóa đang là một
kỹ thuật được các trung tâm TTTON đưa vào ứng dụng và dần thay thế
phương pháp đông chậm.
Bảng 1.1 cho thấy thủy tinh hóa có nhiều ưu điểm so với đông chậm
như không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, sử dụng ít ni-tơ lỏng, không tốn
nhiều thời gian. Hơn thế, phương pháp này cho tỷ lệ sống sau rã đông của
phôi cao hơn rất nhiều so với phương pháp đông chậm. Tỷ lệ sống sau rã của
thủy tinh hóa trung bình là 95%, nhiều trung tâm còn có thể đạt kết quả lên tới
100% ,,,,.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2015), tỷ lệ sống sau rã của
phương pháp đông chậm nhóm phôi ngày 2 là 62,5% và của nhóm phôi ngày
3 là 56,5% ; trong khi đó, tỷ lệ sống của 2 nhóm phôi theo phương pháp thủy
tinh hóa lần lượt là 80,7% và 79,8% .
Có một vấn đề là thủy tinh hóa sử dụng nồng độ CPA rất cao giúp cho
quá trình khử nước bên trong tế bào xảy ra nhanh và hoàn toàn hơn. Tuy


11

nhiên, nồng độ cao CPA có sợ gây độc tế bào và tính an toàn của phương
pháp thủy tinh hóa? Thực tế, độc tính hóa học của CPA được hạn chế bằng
kết hợp nhiều loại CPA và thời gian tiếp xúc với CPA trong thủy tinh hóa
cũng rất ngắn. Tính an toàn thủy tinh hóa đã được chứng minh qua một số
nghiên cứu, các tác giả đã không tìm thấy sự khác biệt nào về các yếu tố sản
khoa cũng như tỷ lệ dị tật của trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh bằng thủy tinh
hóa so với chuyển phôi tươi (trình bày bên dưới: chuyển phôi lạnh thay thế
chuyển phôi tươi)
Thủy tinh hóa thay cho đông chậm sẽ tối ưu hóa hiệu quả trữ phôi cho
bệnh nhân. Tại Trung tâm, 100% phôi được trữ lạnh theo phương pháp thủy
tinh hóa.

* Chuyển phôi đông lạnh thay thế chuyển phôi tươi
Bên cạnh sự phát triển của kỹ thuật trữ phôi, hiện nay có nhiều bằng
chứng cho thấy kết quả chuyển phôi đông lạnh ngày càng vượt trội so với
chuyển phôi tươi.
1.6.4. Một số nghiên cứu về chuyển phôi tươi so với chuyển phôi đông lạnh
trên thế giới
Năm 2011, Sapiro và cộng sự so sánh trên hai nhóm gồm 53 chu kỳ
chuyển phôi tươi và 50 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ
thai lâm sàng trên nhóm chuyển phôi đông lạnh là 84% cao hơn nhiều nhóm
chuyển phôi tươi là 54,7% . Năm 2012, các tác giả tiếp tục tiến hành nghiên
cứu trên 1460 chu kỳ chuyển phôi tươi và 690 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh
cũng cho thấy kết quả tương tự tỷ lệ thai nhóm chuyển phôi đông lạnh cho kết
quả tốt hơn rất nhiều (84,1% và 62,3%) .
Aflatoonian (2010) so sánh tỷ lệ thai tiến triển giữa chu kỳ chuyển phôi
đông lạnh và chuyển phôi tươi trên 374 bệnh nhân. Tỷ lệ có thai tiến triển là
39% và 27,8% tương ứng nhóm chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi .


12

Hơn thế, các biến chứng sản khoa và tình trạng trẻ sau khi sinh từ
những chu kỳ chuyển phôi đông lạnh cho kết quả tốt hơn so với các chu kỳ
chuyển phôi tươi.
Một nghiên cứu của Maheshwari năm 2012 so sánh kết quả thai kỳ của
các chu kỳ đơn thai sau chuyển phôi tươi và phôi trữ trên 11 tài liệu thu thập
từ nhiều tạp chí nổi tiếng như Medline, EMBASE, thư viện Cochrane,
CINAHL và DARE lấy từ năm 1984 đến năm 2012. Theo đó, phụ nữ mang
thai với phôi trữ lạnh có xu hướng sinh ra những đứa con khỏe mạnh và ít
biến chứng hơn so với chuyển phôi tươi. Chu kỳ chuyển phôi đông lạnh giảm
nguy cơ chảy máu trong thai kỳ, giảm nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân .

Hồi cứu của Shapiro và cộng sự (2012) còn cho thấy quá trình kích
thích buồng trứng còn có thể làm gia tăng nguy cơ thai ngoài tử cung trong
chuyển phôi tươi hơn các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh .
Năm 2016, Ali Aflatoonian và cộng sự tiến hành nghiên cứu “Kết quả
thai nghén ở nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh trong các chu
kỳ ART”. Cỡ mẫu nghiên cứu bao gồm: 1134 phụ nữ nhận chuyển phôi tươi
và 285 phụ nữ nhận chuyển phôi đông lạnh đã được điều tra về các thông tin
như kết quả thai nghén,tuổi thai, cân nặng khi sinh, giới tính, tình trạng đa
thai, thai ngoài tử cung, sinh non và sự mất cân bằng khi mang thai. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: không có sự khác biệt tỷ lệ thai sống giữa hai nhóm
chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi (65,6% so với 70,4%). Tuổi thai
trung bình là thấp hơn đáng kể trong nhóm chuyển phôi đông lạnh so với
nhóm chuyển phôi tươi (p = 0,047). Tỷ lệ sinh non trong nhóm chuyển phôi
đông lạnh (19,6%) cao hơn so với nhóm chuyển phôi tươi (12,8%) (p =
0,037). Tác giả đã kết luận rằng không có sự khác biệt lớn về kết quả thai
nghén giữa hai nhóm chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi .


13

Một nghiên cứu gần đây nhất của Sun L và cộng sự (2017), nghiên cứu
“Kết quả mang thai và sinh đẻ của việc chuyển phôi tươi so với chuyển phôi
đông lạnh ở phụ nữ dưới 35 tuổi”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tuổi trung
bình của bệnh nhân nhận chuyển phôi đông lạnh có độ tuổi trẻ hơn đáng kể so
với bệnh nhân nhận chuyển phôi tươi (29,5 so với 30,2 tuổi, p <0,05). Các sản
phụ chyển phôi đông lạnh có mức estradiol cao hơn đáng kể so với ngày kích
hoạt (12973 pmol/L so với 8673 pmol/L) và số lượng tế bào trứng tăng cao
hơn (12,7 so với 8,7). Tỷ lệ hội chứng tăng xơ cứng buồng trứng thấp hơn
đáng kể ở những sản phụ chuyển phôi đông lạnh so với nhóm chuyển phôi
tươi (p<0,05). Không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ có thai giữa 2 nhóm

(59,5% so với 56,0%, p> 0,05), tỷ lệ trẻ sống (50,3% so với 47,0%, p> 0,05) .
Trong khi đó, một nghiên cứu tổng quan hệ thống, phân tích gộp của
Roque M và cộng sự gợi ý kết quả IVF có thể được cải thiện bằng cách thực
hiện chuyển phôi đông lạnh so với chuyển phôi tươi. Kết quả này có thể được
giải thích bằng sự đồng bộ của phôi-nội mạc tử cung tốt hơn với chu kỳ chuẩn
bị nội mạc tử cung.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao thai kỳ sau chuyển phôi trữ lạnh cho kết
quả tốt hơn chuyển phôi tươi? Một số ý kiến cho rằng chính sự chủ động trong
chuẩn bị nội mạc tử cung của các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh đã giúp phôi
làm tổ thuận lợi và mang lại kết quả cao hơn. Hơn nữa, có thể tác động vật lý
trong việc đông lạnh và rã đông phôi đã giúp loại bỏ những phôi chất lượng
kém và chỉ cho những phôi tốt tồn tại, kết quả là phôi sẽ phát triển tốt hơn.
Tình hình chuyển phôi đông lạnh tại Việt Nam hiện nay: với phương
pháp thuỷ tinh hoá, nhiều trung tâm đã mở rộng chỉ định đông phôi và chuyển
phôi đông lạnh. Các Trung tâm hỗ trợ sinh sản trong và ngoài nước đều có xu
hướng đông lạnh phôi toàn bộ để chuyển đông lạnh vào chu kỳ sau. Chính vì


14

những lý do trên nên cần thiết phải có nghiên cứu so sánh về kết quả chuyển
phôi đông lạnh và phôi tươi.


×