Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN BAO bì và KINH DOANH TỔNG hợp NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.71 KB, 61 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ
VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Mỹ Linh

Lớp

: CD33-KTD

Mã sinh viên

: 3354020104

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đỗ Ngọc Trâm

Hà Nội, tháng 05 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, và được sự
hướng dẫn của Thạc sỹ Đỗ Ngọc Trâm. Các nội dung nghiên cứu, kết quả


trong đề tài ngày là trung thực. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập được từ nguồn
nội bộ của đơn vị thực tập.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về nội dung chuyên đề của mình.


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được
bày tỏ lòng biết ơn đến giangr viên hướng dẫn và đơn vị thực tập đã tạo điều
kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các thầy cô ở Khoa Kế
toán - Kiểm toán, trường Học viện Ngân hàng đã truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô để em tích lũy vốn kiến thức ngày càng
sâu rộng hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đỗ Ngọc Trâm – người
đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này
trong thời gian qua.
Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 1 tháng. Bước
đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

GTGT

Giá trị gia tăng

TSCĐ

Tài sản cố định

BC KQHĐSXKD

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

SPS

Số phát sinh


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ


MỞ ĐẦU
Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì tiền lương là một
trong những vấn đề rất quan trọng vì đó là khoản thù lao phải trả cho người lao
động. Lao động là hoạt động tay chân hay trí óc của con người tác động biến đổicác
vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích nhằm đáp ứng nhu cầu của
conngười. Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên thì chúng ta
phải tái tạo sứclao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian
họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương chính là biểu hiện bằng
tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tươngứng với thời gian chất lượng và

kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương cũng chính là nguồn thu nhập
chủ yếu của người lao động. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một
số thu nhập khác như: Trợ cấp, BHXH,BHYT, tiền thưởng... Đối với doanh
nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản
phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, doanh nghiệp phải biết kết hợp
hai yếu tố này sao cho phù hợp và có hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với các doanh
nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng thiếty ếu nhằm đáp ứng cho nhu cầu của
xã hội thì yếu tố lao động đóng vai trò quantrọng trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm đó. Một doanh nghiệp nếu biết kết hợp hài hoà hai yếu tố tiền lương và
chi phí cấu thành nên sản phẩm thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và hoạt động có hiệu
quả. Hiểu được tầm quan trọng đó Công ty cổ phần Bao bì và Kinh doanh tổng hợp
Nghệ An là một trong những công ty đã và đang dần hoàn thiện các chế độ tiền
lương nhằm đáp ứng lợi ích thoả đáng cho người lao động. Chính vì vậy, tổ chức sử
dụng lao động hợp lý, hạch toán và tính đúng thù lao của người lao động, thanh toán
tiền lương và các khoản trích đúng, kịp thời cho người lao động sẽ kích thích người
lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động hiệu quả hơn.Từ đó nâng
cao được năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm sẽ
góp phần làm tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.
Sau khi thấy được tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích
theolương em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty cổ phần Bao bì và Kinh doanh tổng hợp Nghệ An” để làm
chuyên đề thực tập cuối khoá.


Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu còn 3 phần với kết cấu như sau:
Chương I: Giới thiệu về công ty Cổ phần Bao bì và Kinh doanh tổng hợp
Nghệ An
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
công ty Cổ phần Bao bì và Kinh doanh tổng hợp Nghệ An.
Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương tại Công ty Cổ phần Bao bì và Kinh doanh tổng hợp Nghệ An


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ KINH
DOANH TỔNG HỢP NGHỆ AN

1.1 Khái quát chung về công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Bao bì và Kinh doanh Tổng hợp Nghệ An được thành lập vào năm
1998, giấy phép thành lập số 2900326262 - cấp ngày 30/09/1998, do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 30/10/2000.
Địa chỉ: Km số 10 Quốc lộ 1A - Xã Nghi Liên - Nghi Lộc - Nghệ An
Điện thoại: 0383.611152 - Fax: 0383.611152
Tên viết tắt: Bao bì Nghệ An
Giám đốc: Nguyễn Đức Chương
Mã số thuế: 2900326262
Địa chỉ: Km số 10 Quốc lộ 1A - Xã Nghi Liên – Thành phố Vinh - Nghệ An
Điện thoại: 0383.611152
Fax: 0383.611152
Công ty CP Bao bì và KDTH Nghệ An chuyên kinh doanh về các sản phẩm
bao bì xi măng, bao bì nông sản, nhận đặt hàng bao bì các loại, kinh doanh tổng
hợp, kinh doanh mực in, nhựa. Vừa qua, Công ty đã tổ chức kỉ niệm 15 năm ngày
thành lập và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước.
Đây là phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã ghi nhận sự phấn đấu không
mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, CBCNV Công ty đã đạt được trong những năm qua.

9


Kinh tế xã hội ngày càng phát triển cao, đời sống vật chất tinh thần ngày càng

được cải thiện, con người ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ, thái độ phục vụ và các dịch vụ sau sản xuất sản phẩm.
Trong những năm qua bằng những cố gắng của mình Công ty CP Bao bì và
kinh doanh tổng hợp Nghệ An đã giành được vị thế của mình trên thương trường
với độ tin cậy cao.
Với phương châm: "phục vụ khách hàng tôt nhất để phát triển", Công ty CP
Bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An luôn nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và phương thức phục vụ nhằm đáp ứng một cách tốt
nhất các nhu cầu của khách hàng với mục tiêu "Đảm bảo quyền lợi chính đáng của
khách hàng"
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất của
Công ty
• Chức năng

Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An cũng như mọi công
ty kinh doanh thương mại, sản xuất khác, chức năng chính là cung cấp sản phẩm
dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc sản phẩm của của Công ty tới tay khách hàng (các cơ
quan doanh nghiệp, các đơn vị, trường học, các cá nhân, tổ chức… có nhu cầu).
Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An đóng vai trò là cầu nối
giữa khách hàng với nhà sản xuất, thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, cung
cấp các sản phẩm công nghệ, các dịch vụ, đồng thời Công ty cổ phần bao bì và kinh
doanh tổng hợp Nghệ An đóng vai trò là nhà tư vấn sáng suốt cho khách hàng. Như
vậy chức năng chính của Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An
là đem lại cho khách hàng các sản phẩm , dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
• Nhiệm vụ.

10



- Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An có nhiệm vụ nhập

những mặt hàng có chất lượng tốt với mức giá hợp lý, được kiểm định chất lượng…
mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Tuân thủ pháp luật kinh doanh, các quy chế, quy định hiện hành của nhà

nước và các cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ những quy định trong các hợp đồng
kinh doanh với các bạn hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về mặt hàng công ty

đã và đang cung cấp…
- Xây dựng các văn bản, quy chế quản lý để công ty hoạt động ổn định và

hiệu quả.
- Khai thác tốt các tài sản về đất đai, thiết bị, nguồn vốn hiện có của công ty.
- Tăng cường công tác hạch toán kinh doanh, quản lý chặt chẽ các chi phí sản

xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
có tích luỹ vốn.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của cán bộ công

nhân viên. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc văn hoá Công ty cổ phần
bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An
• Ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty nằm trong phạm vi theo giấy đăng kí
kinh doanh số 2900326262 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp.
Trong phạm vi các nghành nghề đăng kí kinh doanh của Công ty thì lĩnh vực
mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu là bán các sản phẩm bao bì do công ty sản
xuất. Các sản phẩm của công ty bao gồm:

Sản xuất
- Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
- Sản xuất bao bì xi măng
- Sản xuất bao bì nông sản

11


- Nhận đặt hàng bao bì các loại
Kinh doanh:
- Kinh doanh sản xuất bao bì
- Kinh doanh tổng hợp (Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa);
kim loại và quặng kim loại; vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng).
- Kinh doanh mực in, nhựa
- Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
 Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

Giám đốc

Phòng
Tài
chính
Kế toán

Phòng kinh doanh thị trường

Phòng tổ chức hành chính


Phân xưởng

Phòng kỹ thuật

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng.

Giám đốc:
Là người đứng đầu công ty, có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm sắp xếp

12


bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trực tiếp giám sát việc thực hiện chức
năng của các phòng ban, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị và là người quyết định chiến lược phát triển của công ty.
Phòng Tài chính kế toán:
Tổ chức hạch toán kế toán thống kê toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp đúng đắn và chính xác theo quy định của pháp luật. Thường xuyên cập nhật
thông tin về các thông tư, nghị định liên quan đến kế toán doanh nghiệp để kịp thời
điều chỉnh hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

Quản lý chặt chẽ tài sản, hàng hoá, vốn, đặc biệt là tiền mặt phải kiểm tra quỹ
hàng ngày. Giữ chức năng lập kế hoạch thu - chi, bảo đảm Công ty có đủ vốn để
kinh doanh. Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn và đảm bảo sử dụng chúng đúng mục
đích và có hiệu quả. Thực hiện thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp, tiến hành hạch
toán đầy đủ và chi tiết, xác định lỗ lãi hàng tháng, quý, năm một cách chính xác,
cùng các phòng ban khác tổ chức lập kế hoạch chi phí sản xuất, chiến lược giá bán,
phát lương cho cán bộ công nhân viên. Có vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho
giám đốc trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời

tổng kết tình hình quản lý sử dụng tài sản, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh,
thực hiện chức năng giám đốc bằng đồng tiền với mọi hoạt động kinh doanh giúp
lãnh đạo đề ra các giải pháp có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng Kinh doanh:
Kinh doanh phân phối: làm công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam với đại diện là các đơn
vị tin học lớn.
Kinh doanh bán lẻ: Trở thành một địa chỉ tin cậy của khách hàng tiêu dùng với
phương châm : Chất lượng - Dịch vụ - Giá cả. Giữ nhiệm vụ quản lý Showroom,
trưng bày, giới thiệu sản phẩm và sản xuất sản phẩm cho các khách lẻ, lập báo cáo
tình hình sản xuất sản phẩm theo ngày.
Dự án: Đã tư vấn, thiết kế và triển khai nhiều dự án lớn cho các doanh nghiệp
Nhà nước và nước ngoài.

13


Phòng Tổ chức hành chính:
Là phòng lập các chương trình công tác của giám đốc, tổ chức công tác hậu
cần, mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho các bộ phận của công ty, quản lý trang
thiết bị văn phòng .
Xây dựng và áp dụng các chế độ, quy định nội bộ về quản lý, sử dụng lao
động toàn công ty.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty trong việc thực hiện các chính sách
đối với người lao động theo quy định của pháp luật cũng như về mọi diễn biến trong
công tác quản lý nhân sự.
Các phòng ban trong công ty giữ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng
lại có mối liên hệ rất mật thiết với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung cuối
cùng của doanh nghiệp đó là làm sao thu được lợi nhuận lớn nhất. Sự phối hợp ăn ý
giữa các phòng ban sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu một

cách hiệu quả nhất.
Phòng kỹ thuật:
- Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến
độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty.
- Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
- Đồng thời kiêm công việc quản lý phân xưởng.
Phân xưởng sản xuất:
Là nơi thực hiện các nghiệp vụ sản xuất sản phẩm, phản ánh kịp thời về phòng
kinh doanh thị trường về nhu cầu hàng hóa bán ra.
1.1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty năm trong 2 năm 2017, 2018
Bảng 1.1. Phân tích các chỉ tiêu trong bảng BC KQHĐSXKD
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
1.DTBH,CCDV
2.Giảm trừ DT
3.DTT

Năm 2017

Năm 2018

24.523.949.985 26.984.665.264

Chênh lệch
Tuyệt đối

Tương đối


2.451.715.279

109,99

8.893.057.204

816.520.639

110,11

16.447.413.420 18.091.608.060

1.644.194.640

109,99

8.076.536.565

14


4.GVHB
5.LN gộp

14.495.807.325 14.994.052.515

498.245.190

103,44


1.951.606.095

3.097.555.545

1.145.949.450

158,72

6.CP QLKD

988.825.061

1.107.731.375

118.906.314

112,02

7.LN từ HĐKD

962.781.034

1.989.824.170

1.027.043.136

206,67

8.TN khác


43.056.095

42.879.324

-176.771

99,59

9.Chi phí khác

18.567.874

16.056.340

-2.511534

86,47

10.LN khác

24.488.221

26.822.984

2.334.763

109,53

11.Tổng LNTT


987.269.255

2.016.647.154

1.029.377.899

204,26

12.Thuế TNDN

112.044.260

188.420.680

76.376.600

168,16

13.Tổng LNST
875.224.995 1.828.226.474
953.001.497
208,88
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm
2018 so với năm 2017 ta thấy:
- Doanh thu sản xuất sản phẩm & cung cấp dịch vụ tăng hơn năm trước:
+ về số tuyệt đối tăng 2.451.715.279đ
+ về số tương đối tăng 109,99% tức là vượt 9,99%
- Doanh thu thuần cũng tăng so với năm trước:
+ về số tuyệt đối tăng 1.644.194.640đ
+ về số tương đối tăng 109,99% tức là vượt 9,99%

- Lợi nhuận gộp cũng tăng hơn so với năm trước:
+ về số tuyệt đối tăng 1.145.949.450đ
+ về số tương đối tăng 158,72% tức là vượt 58,72%
- Lợi nhuận từ HĐKD cũng tăng so với năm trước:
+ về số tuyệt đối tăng 1.027.043.136đ
+ về số tương đối tăng 206,68%
- Sau khi trừ Thuế TNDN phải nộp, Tổng Lợi nhuận sau thuế của công ty năm
2018 tăng so với năm 2017:
+ về số tuyệt đối tăng 953.001.497đ
+ về số tương đối tăng 208,88%.
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên, ta có thể thấy công ty
ngày càng lớn mạnh và làm ăn có lãi, tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên,

15


giúp họ hăng say trong công việc tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty và làm cho
cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao.
1.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Phòng Tài chính - kế toán của Công ty Cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp
Nghệ An bao gồm 3 nhân viên được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung và có sự
phân chia rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành. Tuy nhiên, công ty
vẫn đang còn gộp các phần hành làm việc chung cho nhân viên kế toán và được thể
hiện qua sơ đồ sau:

Kế toán trưởng

Kế toán thanhKếtoán
toán vât tư, Tai san cô

Kế đinh
toán tiền lương
Kế toán san xuất san phẩmThủ quỹ

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Kế toán trưởng: chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán, tổ chức hướng dẫn, kiểm
tra toàn bộ công tác kế toán của công ty. Tham mưu cho giám đốc về các hoạt động
kinh doanh tài chính, đôn đốc các khoản công nợ, phải thu để bảo toàn và phát triển
vốn. Lập quyết toán vào mỗi quý, năm.
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán
và tình hình thanh toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần
công nợ phải trả. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng
từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi (đối với tiền mặt),
16


séc, uỷ nhiệm chi….(đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lâp
bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ,
sổ phụ ngân hàng, lâp kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có
quan hệ giao dịch. Quản lý các tài khoản 111, 112 và các tài khoản
chi tiết của nó. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu,
phải trả trong Công ty và giữa công ty với khách hàng… phụ trách
tài khoản 131,141, 331, 333.
- Kế toán vật tư- tài sản cố định: Ghi chép, theo dõi, hạch toán nghiệp vụ vật
tư hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Đôn đốc, thực hiện chế độ kiểm kê
vật tư, hàng hóa tồn kho, kiểm kê TSCĐ và CCDC. Lập các báo cáo nội bộ về tăng,
giảm TSCĐ, về CCDC tồn kho. Cung cấp số liệu thống kê về TSCĐ, hàng tồn kho.
- Kế toán tiền lương: Tính lương, lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản
trích theo lương cho các Phòng Ban, Bộ phận như BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ….Lập bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương. Lập

các báo cáo nội bộ về quỹ lương và tình hình thay đổi quỹ lương.
- Kế toán sản xuất sản phẩm: Hàng ngày căn cứ vào các hóa đơn sản xuất sản
phẩm kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết doanh thu, giá vốn, thuế GTGT phải nộp, sổ
chi tiết hàng hóa…Định kì lập các báo cáo sản xuất sản phẩm theo quy định của
công ty.
- Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu chi tiền, đi ngân hàng và nộp báo cáo.
Với một mô hình tổ chức bộ máy kế toán khá linh hoạt , phòng Tài chính kế toán
của công ty đã đáp ứng hiệu quả các yêu cầu đặt ra, tạo được uy tín đối với nội bộ công
ty nói riêng và các cơ quan quản lý chức năng, các đối tác làm ăn nói chung.
1.2.2. Hình thức kế toán, hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán công ty đang vận
dụng

 Hình thức kế toán:
Công ty cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An áp dụng các chế độ
17


kế toán theo quyết định số 200/2014/QĐ – BTC ngày 26/08/2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính.
Phòng kế toán của công ty thực hiện mọi công tác kế toán từ việc thu thập xử
lý chứng từ luân chuyển ghi sổ, tổng hợp lập báo cáo tài chính, phân tích tình hình
kinh tế.
Cụ thể:
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để tiện cho việc ghi chép
và quản lý công ty thường xuyên, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
Đây là hình thức kế toán đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các doanh
nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các đơn vị hành
chính sự nghiệp có quy mô lớn trong những năm gần đây, đặc biệt là những doanh
nghiệp có sử dụng máy tính trong công tác kế toán.
Chứng từ gôc


Nhật ký Chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái

Bang tổng hợp
chi tiết

Bang cân đôi SPS

Báo cáo TC
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại công ty
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

18


Đối chiếu, kiểm tra.
• Trình tự ghi sổ kế toán:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán kiểm tra đảm bảo tính
hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm
tự động vào Nhật ký chung theo trình tự thời gian và theo mối quan hệ đối ứng tài
khoản. Sau đó phần mềm kế toán sẽ tự động vào Sổ cái các tài khoản liên quan.
Các số liệu liên quan đến các đối tượng kế toán chi tiết cũng được đồng thời
ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết tương ứng.
Với các chứng từ kế toán là thu chi tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.

Cuối tháng cộng các số liệu trên Sổ cái, tính số dư để lập Bảng cân đối số phát
sinh. Các số liệu trên sổ kế toán chi tiết cũng được tổng hợp để lập ra các Bảng tổng
hợp chi tiết.
Số liệu ở Sổ quỹ cuối tháng thực hiện đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh.
Cũng vào cuối tháng số liệu trên các Bảng tổng hợp được đối chiếu với Sổ cái
tài khoản liên quan.
Các số liệu sau khi kiểm tra thấy khớp sẽ được sử dụng để lập báo cáo kế toán.

 Hệ thống sổ sách kế toán, vận dụng chứng từ và tài khoản kế toán
* Hệ thống sổ sách:
Công ty sử dụng mẫu sổ sách theo quyết định số 200/2014/QĐ-BTC ngày 14
tháng 09 năm 2006 của bộ trưởng Bộ tài chính, thông tư 60/2007/TT-BTC ngày
14/06/2007 của Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế
toán doanh nghiệp.
Theo hình thức Nhật ký chung mà công ty đang áp dụng, phù hợp với yêu cầu
quản lý, công tác hạch toán kế toán, mẫu sổ gồm 2 loại:
- Sổ kế toán tổng hợp: sổ Nhật ký chung mẫu số S03a-DNN, sổ Cái các tài

khoản (sổ tài khoản cấp 1). Sổ tổng hợp nhằm hệ thống hóa thông tin, ghi chép,
phản ánh kịp thời toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của doanh nghiệp.
- Sổ kế toán chi tiết: các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: sổ chi tiết doanh thu, vật

tư, sổ chi tiết phải thu khách hàng, phải trả người bán, thẻ TSCĐ, thẻ kho,...
Sổ kế toán chi tiết là sổ kế toán ghi chép, phản ánh tình hình và sự biến động
của từng đối tượng kế toán chi tiết, cụ thể hóa số liệu kế toán đã ghi ở sổ kế toán
19


tổng hợp.
* Vận dụng chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản

Doanh nghiệp vận dụng chứng từ, hệ thống tài khoản theo QĐ số 200/2014
BTC, các tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp 1) được mở chi tiết thành các tài khoản
cấp 2 cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
 Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do bộ tài chính ban hành theo
quyết định số 200/2014/QD-BTC ngày 26/08/2014 của Bộ trường Bộ tài chính:


Niên độ kế toán 1 năm (bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12), kỳ lập báo cáo tài chính
theo tháng, quý, năm.



Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ (đồng Việt Nam), các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ để ghi sổ.



Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: là phương pháp kê khai thường xuyên.



Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho, hàng tồn kho được ghi nhận theo gía gốc



Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền




Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá.



Nguyên tắc ghi nhận khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế toán TSCĐ.



Phương pháp khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu khao đường thẳng.



Phương pháp tính thuế GTGT: công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.



Hệ thống báo cáo tài chính của công ty Cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp
Nghệ An áp dụng theo QĐ số 200/2014/QĐ BTC ngày 26/08/2014 của Bộ trưởng
Bộ tài chính, bao gồm:
(1) Bảng cân đối kế toán, Mã số B01 - DNN
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Mã số B02 - DNN
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Mã số B03 - DNN
(4) Thuyết minh báo cáo tài chính, Mã số B09 – DNN

20


* Các chứng từ chủ yếu sử dụng trong kế toán sản xuất sản phẩm:
- Hoá đơn giá trị gia tăng

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
- Phiếu thu, chi tiền mặt
- Giấy báo Có, báo Nợ của Ngân hàng
- Hợp đồng mua bán
- Các chứng từ liên quan khác.

21


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ KINH
DOANH TỔNG HỢP NGHỆ AN
2.1. Quy định của Nhà nước về Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo
lương
2.1.1. Khái niệm

 Tiền lương
Lương trước hết là số tiền mà nguời sử dụng lao động (người mua sức lao
động) trả cho nguời lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của
tiền lương. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương
không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng, liên
quan đến đời sống và trật tự xã hội. Đó là quan hệ xã hội
Trong quá ttrình hoạt động, nhất là trong hoạt động kinh doanh, đối với các
chủ doanh nghiệp tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, tiền lương luôn luôn được tính toán quản lý chặt chẽ. Đối với người
lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ phần thu nhập chủ yếu
với đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng đến mức sống của họ. Phấn đấu
nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động. Mục đích này tạo
động lực để người lao động phát triển trình độ và khẳ năng lao động của mình.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện

nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần kinh tế
+ Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp (khu
vực lao động được nhà nước trả lương), tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp
quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế
chính sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang lương, bảng lương
do nhà nước qui định.
+ Trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chụi sự tác động chi
phối rất lớn của thị trường và thị trường sức lao động. Tiền lương khu vực này dù
vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của chính phủ và là
những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm
thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này tác động trực tiếp đến
phương thức trả công.

22


Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ
về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất tiêu dùng, quan hệ trao đổi. Do vậy chính
sáh tiền lương thu nhập luôn luôn là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia.
Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm của tiền lương:
+Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng xuất lao động, phụ
thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc . . .ngay trong quá trình lao động.
+ Tiền lương thực tế: Được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các
loại dịch vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương và có thể mua được
bằng tiền lương thực tế đó.

 Các khoản trích theo lương
• Bảo hiểm xã hội:



Khái niệm:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những nội dung quan trọng của chính

sách xã hội mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân nói chung và
người lao động nói riêng. BHXH là sự đảm bảo về mặt vật chất cho người lao động,
thông qua chế độ BHXH nhằm ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ.
BHXH là một hoạt động mang tính chất xã hội rất cao . Trên cơ sở tham gia,đóng
góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự quản lý bảo hộ của nhà
nước. BHXH chỉ thực hiện chức năng đảm bảo khi người lao động và gia đình họ
gặp rủi ro như ốm đau, tuổi già, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết.
Theo công ước102 về BHXH và tính chất lao động quốc tế gồm:
+ Chăm sóc y tế
+ Trợ cấp ốm đau
+ Trợ cấp thất nghiệp
+ Trợ cấp tuổi già
+ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+Trợ cấp gia đình
+ Trợ cấp thai sản, tàn tật
Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện các loại nghiệp vụ bảo hiểm sau:
+ Trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau
+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
+ Trợ cấp mất sức lao động, Trợ cấp tàn tật
23




Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH):
Là một khoản tiền trích lập người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao


động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, nghỉ hưu . Quỹ BHXH
được trích lập theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của chế độ tài chính Nhà nước quy
định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên được tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ theo mức độ phát triển của nền kinh
tế quốc dân, tuỳ theo chế độ tài chính của mỗi quốc gia mà quy định một tỷ lệ trích
BHXH. Như chế độ hiện nay trích BHXH là 20%, trong đó 15% được trích vào chi
phí SXKD, còn 5% trừ vào thu nhập của người lao động.


Bảo hiểm Y tế (BHYT):
Là một khoản trợ cấp tiền thuốc men, khám chữa bệnh cho người lao động,

khi ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại công ty. Quỹ BHYT được trích
theo tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên và
đưọc tính vào chi phí SXKD. Chế độ trích ở nước ta hiện nay là 3%, trong đó 2%
trích vào chi phí SXKD, còn 1% trích vào thu nhập của người lao động.


Kinh phí công đoàn (KPCĐ):
Quỹ được xây dựng nên với mục đích chi tiêu cho các hoạt động công đoàn,

hàng tháng doanh nghiệp phải trích theo một tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số
tiền lương thực tế phải trả cho người lao động. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích
kinh phí công đoàn là 2% được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh.


Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động giải quyết tình


trạng thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho người lao động trong thời gian chưa
tìm kiếm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới.
Hàng tháng, doanh nghiệp đóng 1%, người lao động đóng 1% tiền lương tháng.
2.2.1. Các hình thức trả lương tại công ty:
Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương đó là:
-

Hình thức trả lương thời gian đối với bộ phận văn phòng Doanh nghiệp.

-

Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với phân xưởng sản xuất.
+ Đối với phân xưởng sản xuất sẽ có lương làm thêm giờ

24




Hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận văn phòng
Lương thời gian của công ty được áp dụng cho bộ máy quản lý điều hành theo
ngày công làm việc thực tế bao gồm đầy đủ các chế dộ quy định của Nhà nước.
Bộ máy quản lý của công ty gồm:
-

Giám đốc công ty, Phó giám đốc, các Trưởng phòng

-

Nhân viên các phòng ban

Lương thời gian được áp dụng với các đối tượng này do công việc của họ
không tiến hành định mức một cách chặt chẽ vì tính chất công việc không trực tiếp
sản xuất ra sản phẩm, vì thế không thể đo lường 1 cách chính xác.
Lương thời gian được tính theo công thức:
Mức lương
Tháng

=

Lương cơ bản
Thời gian làm việc trong tháng

*

Thời gian làm
việc thực tế
trong tháng

Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho các nhân viên văn
phòng. Bộ phận này áp dụng mức lương thời gian theo Nghị định số 205/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy đinh về hệ thống thang lương và chế độ
phụ cấp lương trong công ty nhà nước và Nghị định số 97/2009/ NĐ- CP của Chính
phủ ngày 30/10/2009 quy định về mức lương tối thiểu vùng.


Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với nhân viên trực tiếp sản xuất.
Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản
phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức
lao động và đơn giá sản phẩm được giao. Thời gian quy định làm việc tiêu chuẩn là
200 giờ/tháng.
Trong đó, đơn giá các sản phẩm như sau:

+ Bao bì xi măng (mã BBXM): 2.000đ/chiếc
+ Bao bì nông sản (mã BBNS): 1.400đ/chiếc
+ Túi nilon lót bao bì (mã TLBB): 10.000đ/cuộn
+ Nhựa qua chế biến (mã NCB): 5.500đ/tấm
Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm
Nếu ngoài giờ tiêu chuẩn doanh nghiệp, cơ quan có yêu cầu làm thêm số lượng,
khối lượng sản phầm, công việc ngoài định mức hoặc những công việc phát sinh chưa

25


×