Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích nhu cầu sử dụng phần mềm hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trên điện thoại thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 470 (Kì 2 - 1/2020), tr 46-49

PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Phạm Kim Chung - Lê Thanh Huyền
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 12/02/2019; ngày chỉnh sửa: 25/4/2019; ngày duyệt đăng: 14/5/2019.
Abstract: The article studies the need to use software to support teacher’s professional activities.
On the basis of research on the use of mobile phones to support teachers such as “virtual assistants”
in the world and in Vietnam, and survey of teachers at schools by questionnaire according to the
Technology Acceptance Model (TAM) developed by FDDavis (1989) based on the theory of
“Reasoning Action”, the study has determined the functions that the teachers want from smart
phone software to support teachers' professional activities.
Keywords: Smart phone, teacher’s professional standards, need, software.
1. Mở đầu
Với sự phát triển nhanh chóng của điện thoại thông
minh (ĐTTM) nói riêng và các thiết bị điện tử thông
minh cầm tay nói chung, nhu cầu người sử dụng thiết bị
trên ngày càng tăng. Từ năm 2010, Việt Nam đã đứng
vào nhóm hàng đầu các nước ASEAN về mức độ kết nối
Internet trong ngành Giáo dục. Ước tính, có hơn 25 triệu
thầy cô, học sinh, sinh viên của các trường, cơ sở giáo
dục trên cả nước có điều kiện tiếp cận với Internet để
phục vụ trong công tác quản lí, giảng dạy và học tập.
Năm 2015, với dân số hơn 93 triệu, Việt Nam có gần 40
triệu người sử dụng internet; 123,8 triệu thuê bao điện
thoại di động, khoảng 32,4 triệu người sử dụng ĐTTM
chiếm tỉ lệ khoảng 36% dân số. Tỉ lệ người sử dụng


ĐTTM tăng lên rất nhanh: 36,5% vào năm 2016 và
43,7% dân số vào 2017 [1].
Những con số của các nghiên cứu về xu hướng sử
dụng smart phone của người dùng tại Việt Nam, đặc biệt
là xu hướng truy cập Internet bằng ĐTTM đã làm cơ sở
cho việc xây dựng và triển khai các hệ thống hỗ trợ giảng
dạy và học tập trên điện thoại ngày càng phổ biến và trở
nên đa dạng hơn. Việc sử dụng điện thoại di động mở ra
hướng chuyển từ việc sử dụng máy vi tính sang sử dụng
ĐTTM trong dạy học [2]. Đây cũng là lí do cần quan tâm
và chú trọng hơn việc khảo sát thực trạng và nhu cầu sử
dụng phần mềm dạy học trên nền tảng mobile, từ đó đưa
ra các giải pháp, thiết kế phần mềm để có các chức năng,
giao diện thân thiện với người dùng, phù hợp với cả máy
vi tính và nhiều thiết bị cầm tay như iPad, iPhone, Galaxy
Tab và đặc biệt là ĐTTM.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sử dụng điện thoại thông minh trong hoạt động
nghề nghiệp của giáo viên

46

ĐTTM là một điện thoại di động ngoài chức năng
truyền thống như thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn văn
bản, nó còn được trang bị khả năng hiển thị hình ảnh,
chơi game, xem video, lướt web, tích hợp camera, ghi
âm, gửi/nhận e-mail… có thể cài đặt các ứng dụng mạng
xã hội [3], [4]. Do vậy, ĐTTM có thể giúp giáo viên
(GV), sinh viên kết nối với nhau và kết nối với môi
trường ngoài lớp học, dữ liệu trên internet,... Nhiều phần

mềm trên thế giới đang được phát triển theo hướng “biến
ĐTTM thành trợ lí cá nhân” với các ứng dụng cung cấp
khá nhiều chức năng hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp và các
công việc khác của GV và cơ sở giáo dục yêu cầu [5].
Những ứng dụng như: điểm danh, quản lí học sinh như
TeacherKit, iAnnotate…, quản lí thời gian như
Reminder với tính năng sắp xếp các việc cần làm và cảnh
báo khi nhiệm vụ sắp hết hạn; kết nối với các GV cũng
như học sinh, chia sẻ tài nguyên như Edmodo, LinkedIn;
quản lí lớp học ClassDojo, Google classroom…; hỗ trợ
các hoạt động dạy học trên lớp như Flashcards, Kahoot…
Nhiệm vụ của GV trong thực hiện các hoạt động nghề
nghiệp của GV phổ thông được quy định tại điều 34,
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về
Điều lệ trường tiểu học và Thông tư số 12/2011/TTBGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong
đó quy định GV có nhiệm vụ: Giảng dạy, giáo dục đảm
bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy
học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh;
quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà
trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu
trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo
dục… Đồng thời, GV còn có trách nhiệm tham gia đánh
giá theo chuẩn nghề nghiệp được quy định tại Thông tư số
20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD-ĐT.
Email:


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số 470 (Kì 2 - 1/2020), tr 46-49

Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã
phát triển đa dạng các phần mềm trên điện thoại di động
hỗ trợ GV và các cơ sở giáo dục cho nhiều mục đích khác
nhau như: hỗ trợ học tập, giao tiếp, thông tin liên lạc, hệ
thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trên ĐTTM còn chưa
đáp ứng nhu cầu, khả năng của GV và học sinh. Nhiều
cơ sở đang triển khai e-learning dựa trên phần mềm mã
nguồn mở (open source) nhằm tiết kiệm chi phí trong quá
trình triển khai nhưng vẫn đảm bảo những tính năng cơ
bản, nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dễ sử dụng với
giao diện trực quan, cho phép giảng viên tạo, quản lí và
cung cấp bài giảng trên môi trường web một cách rất dễ
dàng [6].
Tuy nhiên, việc có quá nhiều phần mềm với các chức
năng riêng có thể lại là một khó khăn cho GV khi khai
thác hiệu quả ứng dụng trên ĐTTM phục vụ hoạt động
nghề nghiệp của mình. Cần có nghiên cứu một cách tổng
thể nhu cầu của GV để
phát triển các phần mềm
có hệ thống hơn hoặc đề
xuất các mô hình sử dụng
ĐTTM trong dạy học
được hiệu quả hơn.
2.2. Điều tra nhu cầu
phần mềm trên điện thoại
thông minh của giáo viên
phổ thông
Việc điều tra thực

trạng sử dụng phần mềm
trợ lí GV ảo và ĐTTM hỗ
trợ dạy học, từ đó đề ra
giải pháp xây dựng phần mềm hỗ trợ GV dạy học và
phát triển nghề nghiệp. Phương thức điều tra là phỏng
vấn, sử dụng phiếu hỏi đối với 297 GV ở trường phổ
thông trên địa bàn Hà Nội (trong đó có 30 GV tiểu học,
120 GV THCS, 147 GV THPT tại các quận Hoàn
Kiếm, Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Thạch Thất) bằng
phiếu khảo sát theo mô hình tiếp cận công nghệ
(Technology Acceptance Model - TAM) do F.D. Davis
(1989) phát triển.
Những giả thuyết của Davis có thể được phát biểu
dưới góc độ day học như sau: Nếu nhận thấy dễ sử dụng
người học sẽ nhận thấy sự hữu ích; Nếu nhận thấy dễ sử
dụng người học sẽ có ý thức sử dụng; Nếu nhận thấy hữu
ích người học sẽ có ý thức sử dụng; Nếu nhận thấy hữu
ích người học sẽ muốn sử dụng; Nếu có ý thức sử dụng
người học sẽ muốn sử dụng; - Nếu muốn sử dụng người
học sẽ tìm cách để học cách sử dụng [7], [8].
Kết quả điểu tra theo các lĩnh vực như sau:
+ Về việc sử dụng máy tính và ĐTTM.

47

Bảng 1. Tình hình sử dụng thiết bị máy tính
và ĐTTM trong dạy học
Số
Số GV sử
Tỉ lệ

lượng
dụng thiết bị
Thiết bị
(%)
GV
trong dạy học
ĐTTM
297
78
26
Máy tính xách
tay (Laptop)
297
162
55
Máy tính để bàn
297
30
10
Máy tính bảng
297
27
9
Bảng 1 cho thấy tỉ lệ 55% GV sử dụng máy tính sách
tay trong dạy học, chỉ có 26% GV sử dụng ĐTTM, trong
khi 100% GV có ĐTTM (các loại điện thoại ở hình 1),
điều này cho thấy GV vẫn có thói quan sử dụng máy tính
sách tay trong công việc nhiều hơn, một phần là do màn
hình máy tính lớn hơn, dễ sử dụng hơn.


+ Về việc sử dụng các hệ quản lí bài giảng (hình 2).
Trên biểu đồ cho thấy 43% GV sử dụng Google
Classroom trong dạy học và Website trường học kết nối
của Bộ GD-ĐT, chỉ có gần 6% GV có sử dụng hoặc
trường có hệ quản lí bài giảng riêng.
+ Về chức năng muốn có của phần mềm trên ĐTTM
hỗ trợ dạy học, nghiên cứu đã xác định và điều tra nhu
cầu của GV về các chức năng của phần mềm theo hai
phương diện: về kĩ thuật CNTT (như quản lí, lưu trữ, tìm
kiếm, trao đổi thông tin) và nội dung của thông tin theo
bốn mức độ (theo các mức độ: 4. Rất muốn, 3. Khá
muốn, 2. Muốn có, 1. Không muốn có)
Bảng 2 cho thấy những chức năng GV muốn có nhất
trong 15 chức năng nêu ra là “Cho phép tạo và quản lí hồ
sơ bài giảng riêng cho cá nhân”, “Cho phép sưu tầm, lưu
trữ các minh chứng để đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp”
và “Cho phép tạo và quản lí các nhóm học sinh”; những
chức năng muốn có thứ hai là “Cung cấp thông tin” như
các đề kiểm tra, bài tập cho các môn học như là nguồn


VJE

STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15

Tạp chí Giáo dục, Số 470 (Kì 2 - 1/2020), tr 46-49

Hình 2. Tình hình sử dụng các phần mềm quản lí bài giảng
Bảng 2. Các chức năng của phần mềm trên ĐTTM GV muốn
Chức năng
Điểm trung bình
Có khả năng chạy cả trên thiết bị di động và máy tính
3,1
Cung cấp các kế hoạch dạy học của các môn học
3,1
Cung cấp các bài giảng điện tử các môn học
3,1
Cung cấp các video làm tư liệu cho các bài giảng
3,1
Cung cấp các đề kiểm tra, bài tập các môn học
3,2
Cung cấp các phần mềm dạy học môn học
3,2
Cho phép tạo và quản lí hồ sơ bài giảng riêng cho cá nhân
3,2

Trợ giúp tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của GV phổ thông
3,0
Cho phép xây dựng, lưu trữ các minh chứng, thiết lập hồ sơ để đánh
3,0
giá theo chuẩn nghề nghiệp
Cho phép chia sẻ bài giảng với các GV khác
2,8
Cho phép tạo diễn đàn, Forum để trao đổi với các GV khác
2,9
Cho phép tạo và chia sẻ lịch công tác
2,8
Cho phép liên lạc như Zalo
2,7
Cho phép tạo sổ liên lạc điện tử
2,8
Cho phép tạo và quản lí các nhóm học sinh
3,0

tài liệu tham khảo hữu ích cho dạy học, “Trợ giúp tự đánh
giá theo chuẩn nghề nghiệp của GV phổ thông” và “Cho
phép tạo diễn đàn, Forum để trao đổi với các GV khác”.

Xếp hạng
7
6
4
4
2
2
1

2
1
4
2
3
3
2
1

(PPSP) và Công nghệ. Cấu trúc tương tác của mô hình
giảng dạy APT được thể hiện trong hình 3.

2.3. Đề xuất các chức năng cần có của phần mềm hỗ
trợ giáo viên thực hiện hoạt động nghề nghiệp trên
điện thoại thông minh
Ngày nay, các thiết bị di động có giao diện và chức
năng mà hầu hết các GV có thể sử dụng dễ dàng. Điện
thoại màn hình có cảm ứng đã ứng dụng nhiều hơn, thân
thiện với người dùng và dễ học hơn các công nghệ kĩ
thuật số trước đó. Theo xu hướng phát triển công nghệ
giáo dục, Liu (2017) đề xuất Mô hình giảng dạy APT
(Assessment, Pedagogy and Technology) [9]. Mô hình
này bao gồm ba chiều: Đánh giá, Phương pháp sư phạm

48

Hình 3. Mô hình APT trong dạy học


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số 470 (Kì 2 - 1/2020), tr 46-49

Đánh giá bao gồm đánh giá chẩn đoán, đánh giá
tức thời, đánh giá hồ sơ điện tử, đánh giá hiệu suất,...
Các dữ liệu như phần mềm phân tích, phần mềm trình
bày đa phương tiện, mạng xã hội mạng và thực tế ảo,...
Mô hình giảng dạy APT có tính đến sinh viên và học
tập nội dung cùng lúc để tối ưu hóa việc giảng dạy
trong lớp và thay đổi học tập của học sinh. Việc lưu
trữ, truyền tải các dữ liệu đòi hỏi cấu hình và dung
lượng bộ nhớ của điện thoại. Nghiên cứu cũng giới
thiệu kiến trúc mới trong một hệ thống lưu trữ và
truyền tải dữ liệu trên thiết bị di động với công nghệ
điện toán đám mây với điện thoại di động và các thiết
bị không dây. Trong đó, GV có thể chia sẻ tài nguyên,
làm cho tài nguyên giảng dạy được phong phú hơn.
Đa phương tiện di động lớp học có lợi thế là không
giới hạn thời gian và địa điểm thông qua việc kết hợp
di động phần mềm và mạng Internet [10].

Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Xuân Nghĩa - Phan Thị Minh Phương - Đinh
Thị Kim Ánh - Nguyễn Thị Trang (2017). Sinh viên
và điện thoại thông minh (Smartphone): Việc sử dụng
và những ảnh hưởng đến học tập và quan hệ xã hội.
Tạp chí Khoa học xã hội, số 2 (222), tr 13-29.
[2] Trịnh Thị Phương Thảo (2013). Sử dụng điện thoại
di động hỗ trợ học sinh trung học phổ thông tự học
Toán. Tạp chí Giáo dục, số 323, tr 49-52.

[3] Lusekelo Kibona - Juma Mdimu Rugina (2015). A
Review on the Impact of Smartphones on Academic
Performance of Students in Higher Learnung
Institutions
in
Tanzania.
Journal
of
Multudissciplinary Engineering Science and
Technology (JMEST), Vol. 2, Issue 4, pp. 673-677.
[4] Muhammad Sarwar - Tariq Rahim Soomro (2013).
Impact of Smartphone’s on Society. European
Journal of Scientific Research, Vol. 98, No. 2, pp.
216-226.
[5] Ernst, H. - Harrison, J. - Griffin, D. (2013).
Anywhere, anytime, with any device: scenariobased
mobile learning in biomedical sciences.
International Journal of Mobile Learning and
Organisation,
7
(2),
pp.
99-112,
DOI::10.1504/IJMLO.2013.055617.
[6] Trần Thanh Điện - Nguyễn Thái Nghe (2017). Các
mô hình E-learning hỗ trợ dạy và học. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Công
nghệ thông tin, tr 103-111.
[7] Kukulska-Hulme, A - Tracler, J. (2007). Designing
for mobile and wireless learning. London

Routledge.
[8] Nguyễn Thị Linh Yến - Tôn Quang Cường (2018).
Tích hợp công nghệ di động trong dạy học tiếng
Anh: Nghiên cứu trường hợp của Trường Đại học
Ngoại ngữ và Trường Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc
gia Hà Nội, tập 34, số 2, tr 1-8.
[9] Hussain Mohammad Abu-Dalbouh (2013). A
Questionnaire Approach Based on the Technology
Acceptance Model for Mobile Tracking on Patient
Progress Applications. Journal of Computer
Science 9(6), pp. 763-770, DOI: 10.3844/jcssp.
2013.
[10] Youguo Shi - Shuqin Chen - Haitao Wang (2017).
Mobile Multimedia Classroom Construction for
Rhythmic Gymnastics Based on APT Teaching
Model. iJET - Vol. 12, No. 7, 2017, pp. 80-89, DOI:
10.3991/ijet.v12i07.7216.

Trên cơ sở mô hình APT, chúng tôi đề xuất các
chức năng của các phần mềm trên điện thoại di động
như sau:
+ Tạo và quản lí các nhóm học sinh;
+ Cho phép sưu tầm, lưu trữ các minh chứng để
đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp;
+ Cho phép tạo và quản lí hồ sơ bài giảng riêng cho
cá nhân;
+ Tạo diễn đàn, Forum để trao đổi với các GV
khác;
+ Cho phép tạo sổ liên lạc điện tử liên hệ với học

sinh và cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ;
+ Cung cấp các phần mềm dạy học môn học;
+ Cho phép tạo và chia sẻ lịch công tác.
3. Kết luận
Để có được các phần mềm có tính hệ thống hoặc
phát triển các mô hình sử dụng ĐTTM trong dạy học
cần phân tích nhu cầu của GV khi sử dụng ĐTTM.
Trên cơ sở điều tra nhu cầu của GV phổ thông, nghiên
cứu đã xác định các chức năng mà GV mong muốn
các phần mềm trên ĐTTM hỗ trợ cho hoạt động nghề
nghiệp của GV. Qua nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất
Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp công
nghệ thông tin xây dựng một hệ thống phần mềm dùng
chung đáp ứng nhu cầu cho tất cả GV phổ thông.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ thực hiện
bởi Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà
Nội trong khuôn khổ đề tài mã số QS.17.12.

49



×