Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thiết kế và xây dựng học liệu điện tử phục vụ yêu cầu đào tạo trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.48 KB, 7 trang )

hợp, có các biểu tượng giúp người
học hình dung và nhớ lại thông tin thường
xuyên. Với sự ra đời của các công cụ mới,
các nhà thiết kế có thể dễ dàng tạo ra các
hoạt động tương tác ở các định dạng khác
nhau, như trò chơi chữ, trò chơi hình ảnh,
điền vào các tác vụ trống, nhiều mục lựa
chọn, câu đố, mê cung, bản đồ tư duy,
video và tệp âm thanh.
Thành phần của học liệu điện
tử: Để tạo ra bộ HLĐT có tính đa dạng,
thuận tiện và đáp ứng nhu cầu người
học qua mạng, HLĐT khi sử dụng cho
các khóa học trực tuyến trên hệ thống
đào tạo trực tuyến được đề xuất với các
thành phần sau:

Bảng 1: Thành phần của học liệu điện tử
STT Thành phần học liệu
Mô tả
1 Kế hoạch học tập lớp Là tài liệu cung cấp cho sinh viên các thông tin tổng thể về lớp
môn
môn học, cấu trúc bài học, các hoạt động và nhiệm vụ học tập của
sinh viên.
2 Hướng dẫn tự học
Chỉ dẫn người học về nội dung, bố cục HLĐT và phương pháp tự
học hiệu quả, yêu cầu thời gian hoàn thành, giới thiệu những tài liệu,
nguồn thông tin tham khảo để mở rộng kiến thức.
3

4


5

Bài giảng điện tử đa Là bài giảng điện tử được tích hợp Video, Audio, Slide, Câu hỏi trắc
phương tiện
nghiệm có đánh giá tự động được tổ hợp để truyền tải đến người học
những tri thức và kỹ năng một cách tốt nhất.
Ngân hàng câu hỏi
Hệ thống ngân hàng câu hỏi dưới dạng lựa chọn phương án tốt nhất
và có phản hồi trực tiếp và giải thích.
Bài giảng Text

Là bài giảng thể hiện nội dung tương tự như bài giảng đa phương tiện
được trình bày chi tiết hơn dưới dạng văn bản. Bài giảng hỗ trợ cho
sinh viên khiếm thính học tập.


Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
6

7

8

5

Bài giảng Audio

Là bài giảng thể hiện nội dung tương tự như bài giảng đa phương tiện
được thu âm. Bài giảng Audio được dùng để cung cấp trên sóng phát
thanh của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV). Bài giảng còn sử dụng để

hỗ trợ cho sinh viên khiếm thị học tập.
Bài giảng chuyên đề bổ Các video bài giảng theo chuyên đề (không trùng lặp với bài giảng
trợ (video)
điện tử) bổ sung kiến thức thực tiễn cho sinh viên tham khảo, học
bổ trợ
Giáo trình/Tài liệu Giáo trình dạng số, có mục lục để sinh viên dễ dàng tra cứu online.
online (e-book)
Giáo trình số này có thể được dùng thay thế cho giáo trình in.

9

Tình huống dạy-học

Kiến thức được dẫn dắt, minh họa và truyền tải dưới hình thức vận
dụng tình huống thực tế, được mô tả và giải quyết. Tình huống dạyhọc có thể được sử dụng để đăng tải lên diễn đàn, phục vụ cho sinh
viên tự nghiên cứu hoặc có thể thảo luận trên diễn đàn.

10

Tình huống thảo luận

Kiến thức được dẫn dắt, minh họa và truyền tải dưới hình thức vận
dụng tình huống thực tế. Các tình huống thực tế được đặt ra để sinh
viên nghiên cứu, phân tích và tìm cách giải quyết, dưới sự dẫn dắt, hỗ
trợ của giảng viên theo kịch bản đã xác định trước.

11

Câu hỏi thường gặp


Các câu hỏi thường gặp được tập hợp trong quá trình giảng viên giải
đáp, ôn tập; được biên tập lại, đóng gói trên ứng dụng thuận tiện giúp
sinh viên học tập qua câu hỏi và giải đáp (FAQ).

12

Từ điển thuật ngữ

Cung cấp và giải thích các thuật ngữ liên quan đến môn học được thể
hiện trong HLĐT, giúp người học có thể tra cứu các khái niệm, phục
vụ tự học.

Bên cạnh các thành phần HLĐT trên, các thành phần sau được gợi ý được sử dụng bổ trợ:
Bảng 2: Học liệu bổ trợ
STT
Loại học liệu
Mô tả
1 Giáo trình đa phương tiện Là một hình thức đóng gói nội dung có tính tương tác cao có thể
(M-book)
dùng thay thế Bài giảng đa phương tiện.
Bài giảng được thiết kế và biên soạn gồm tổ hợp văn bản, audio,
hình ảnh, hoạt hình, video, và những nội dung mang tính tương
tác cao, được đóng gói dạng quyển sách giúp sinh viên có thể học
online, có thể đóng gói nội dung dùng trên các ứng dụng.
2 Các ứng dụng games làm Ứng dụng/game/phần mềm miễn phí/phần mềm mã nguồn mở sử
bài tập, luyện tập
dụng kết hợp với phần bài tập để hỗ trợ cho sinh viên luyện tập,
thực hành.
3 Bài giảng, bài luyện tập Ứng dụng phần mềm mô phỏng đối với những môn học thực hành.
mô phỏng

4 Bài giảng trực tuyến được Bài giảng trực tuyến được lựa chọn và biên tập lại để tạo sự đa dạng
ghi lại
cho học liệu và tài liệu tham khảo cho sinh viên sử dụng.
5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu dưới dạng in ấn và danh mục các nguồn/liên kết thư mục
bổ sung cho nội dung môn học (thư viện điện tử và các nguồn/liên
kết tin cậy và có bản quyền).


6

Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion

2.3. Quy trình xây dựng học liệu
điện tử

tích, kết hợp với lý thuyết và phương pháp

Quy trình xây dựng HLĐT được đề
xuất vận dụng mô hình ADDIE với 5 giai
đoạn và bổ sung thêm giai đoạn “Lập kế
hoạch và xác định nguồn tài nguyên”. Quy
trình tổng thể được gợi ý như Hình 1.

hiện hiện hoạt động học tập.

(1) Lập kế hoạch và xác định nguồn

tài nguyên: Là giai đoạn xác định nội dung
chuyên môn, nguồn tài nguyên đáp ứng
yêu cầu của môn học và nhu cầu xây dựng
HLĐT, từ đó lập kế hoạch thực hiện.
(2) Phân tích: Là giai đoạn thu thập
thông tin về đối tượng mục tiêu, môi
trường, nhiệm vụ được thực hiện. Thông
tin cần được phân loại để có thể áp dụng
nội dung vào việc thiết kế sau này.
(3) Thiết kế: Là giai đoạn sử dụng
thông tin thu thập được từ giai đoạn phân

sư phạm giảng dạy để diễn giải cách thực
(4) Phát triển: Là giai đoạn triển
khai những hoạt động đã được thiết kế, lắp
ráp những bản thiết kế ở giai đoạn trên,
tập trung tạo học liệu.
(5) Nghiệm thu: Là giai đoạn thực
hiện sau khi đã phát triển thông qua việc
kiểm tra các học liệu đã được phát triển về
nội dung, kỹ thuật và sản phẩm học liệu
hoàn thiện nhằm đảm bảo các chức năng
và phù hợp với đối tượng mục tiêu.
(6) Đánh giá: gồm đánh giá quá
trình và đánh giá tổng thể để đảm bảo
học liệu đạt được mục tiêu mong muốn,
cung cấp dữ liệu dùng để sửa đổi và cải
tiến thiết kế.

Hình 1: Quy trình xây dựng HLĐT và vai trò của các đối tượng tham gia



Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Để thực hiện xây dựng học liệu điện
tử cần sự tham gia của các nhân sự sau:
Giảng viên chuyên môn - SMEs
(Subject Matter Experts): chịu trách
nhiệm và cung cấp kiến thức chuyên môn
của môn học, cung cấp các tài nguyên cần
thiết cho bộ phận thiết kế giảng dạy.
Người thiết kế giảng dạy - IDs
(Instructional Designers): là người có
kiến thức sư phạm e-learning và am hiểu
kỹ thuật làm nhiệm vụ thiết kế giảng dạy kết hợp kiến thức chuyên môn và các yếu
tố kỹ thuật công nghệ để tạo ra kịch bản
kỹ thuật (storyboard), đây là bản phác hoạ
của học liệu điện tử, đồng thời xác định
các định dạng và hình thức học liệu được
xây dựng đi kèm với bài giảng điện tử.
Người phát triển nội dung – MDs
(Media Developer): thực hiện xây dựng
và phát triển dữ liệu đa phương tiện, các
thành phần tương tác, sản xuất các học
liệu theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Sản
phẩm là học liệu điện tử ở các định dạng
khác nhau CD-Rom, SCORM, HTML5,
video… Người phát triển nội dung còn
thực hiện các công việc ghi âm, ghi hình
tại trường quay.
Người quản lý (Manager): là người

lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và điều hành
toàn bộ quá trình xây dựng HLĐT đảm bảo
đúng quy trình, yêu cầu chất lượng, thực
hiện kết nối các nhân sự tham gia và giải
quyết những phát sinh. Đồng thời người
quản lý thực hiện giám sát quá trình và
kiểm tra khi sản phẩm hoàn thành trước khi
gửi đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu.
3. Kết luận
Việc xây dựng HLĐT không đơn
thuần là đáp ứng yêu cầu chuyên môn mà
còn phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp thiết kế bài giảng phù hợp
với đối tượng và môi trường học tập. Để

7

xây dựng được bộ HLĐT cho ĐTTT, bên
cạnh quy trình xây dựng, thiết kế HLĐT
còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa các thành viên của nhóm thực
hiện (giảng viên, cán bộ thiết kế giảng
dạy, cán bộ kỹ thuật). Tuy nhiên, các cơ
sở giáo dục cần xây dựng các tiêu chí cần
thiết và tiêu chí đánh giá HLĐT một cách
cụ thể để đảm bảo chất lượng. Đồng thời,
trong môi trường đào tạo trực tuyến các
chiến lược sư phạm ngày càng được áp
dụng, mở rộng và cải tiến thì các cơ sở
giáo dục cần chú ý đến việc cập nhật, nâng

cấp HLĐT tương ứng nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Nguyễn Huy Chương, Tôn Quốc Bình,
Lâm Quang Tùng (2008), Giáo dục điện tử,
HLĐT và vai trò của thư viện số, NXB Đại
học Quốc Gia.
[2]. Nguyễn Trung Hiếu (2015), “Nguồn HLĐT
với việc dạy và học trong trường đại học”,
Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.
[3] Trịnh Lê Hồng Phương (2012), “Xây dựng
HLĐT hỗ trợ việc dạy và học một số nội dung
hóa học ở trường trung học phổ thông” Tạp
chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 37.
[4] Đặng Thị Thu Thủy (Chủ biên) - Phạm Văn
Nam - Hà Văn Quỳnh - Phan Đông Phương Vương Thị Phương Hạnh (2011), Phương tiện
dạy học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Giáo dục.
[5]. Hao Shi (2010), “Developing E-learning
Materials for software development course”,
International Journal of Managing Information
Technology (IJMIT), 2 (2), 15.
[6]. Michael Grahame Moore,‎ William
G. Anderson (Eds.) (2003), Handbook of
Distance Education, Routledge Publisher.
Địa chỉ tác giả:Trung tâm Elearning, Trường
Đại học Mở Hà Nội
Email: ,




×