Tải bản đầy đủ (.doc) (259 trang)

Nghiên cứu xây dụng nội dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên trường đại học lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 259 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN QUANG SAN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
CÂU LẠC BỘ THỂ THAO GIẢI TRÍ CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN QUANG SAN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
CÂU LẠC BỘ THỂ THAO GIẢI TRÍ CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101



LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS Lâm Quang Thành

2. PGS.TS Phạm Xuân Thành

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, số liệu và kết quả trình bày trong luận án là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Quang San


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang Phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1

Chƣơng 1.............................................................................................................................................. 5
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................5
1.1. Quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển

giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trƣờng.......................................... 5
1.1.1. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường dưới sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước trong những năm qua.........................................................5
1.1.2. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường dưới góc độ điều chỉnh
của luật và chiến lược, quy hoạch phát triển thể dục thể thao......................8
1.2. Một số vấn đề liên quan đến công tác giáo dục thể chất và thể thao
trong các trƣờng Đại học hiện nay..............................................................11
1.2.1. Chương trình Giáo dục thể chất trong các trường Đại học...............11
1.2.2. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong các trường Đại học hiện nay13

1.3. Một số vấn đề liên quan đến thể thao giải trí và xây dựng câu lạc bộ thể

thao giải trí.....................................................................................................17
1.3.1. Khái niệm vui chơi thư giãn, giải trí và thể thao giải trí....................17
1.3.2. Đặc trưng, đối tượng, chức năng và phân loại thể thao giải trí........21
1.3.3. Một số vấn đề liên quan đến xây dựng câu lạc bộ thể thao giải trí....28

1.4. Khái quát về trƣờng Đại học Lâm Nghiệp và vai trò của thể thao
giải trí trong đổi mới hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá ở trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp............................................................................ 36


1.4.1. Khái quát về trường Đại học Lâm Nghiệp..........................................36
1.4.2. Vai trò của thể thao giải trí trong đổi mới hoạt động thể dục thể thao
ngoại khoá ở trường Đại học Lâm Nghiệp...................................................37
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan...............................................40

1.5.1. Những nghiên cứu phát triển thể dục thể thao trên thế giới.............40
1.5.2. Các nghiên cứu có liên quan ở trong nước........................................ 44
Chƣơng 2:......................................................................................................................................... 49
ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..........49
2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu..................................................... 49
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 49
2.1.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................... 49
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................50
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.........................................50
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm........................................................ 50
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm...................................................................... ……52
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học.................................................................52
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................... 52
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê……………………..………………..53
2.3. Tổ chức nghiên cứu................................................................................ 53
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................53
2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu :.........................................................................53
Chƣơng 3:......................................................................................................................................... 54
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.............................................. 54
3.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa ở trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp.............................................................................................54
3.1.1. Thực trạng về nội dung và thời lượng tập luyện thể thao ngoại khóa của

sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp..........................................................54
3.1.2. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thể thao ngoại
khóa tại trường Đại học Lâm Nghiệp............................................................. 57
3.1.3. Thực trạng về tổ chức, quản lý hoạt động thể thao ngoại khoá và thi đấu

thể thao ở trường Đại học Lâm Nghiệp........................................................ 62



3.1.4. Thực trạng tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa với mục đích giải trí
của SVtrường Đại học Lâm Nghiệp ….……………………………………………67
3.1.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa ở

trường Đại học Lâm Nghiệp..........................................................................71
3.2. Nghiên cứu xây dựng nội dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí
cho sinh viên trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.................................................77
3.2.1. Cơ sở xây dựng nội dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh

viên trường Đại học Lâm Nghiệp..................................................................77
3.2.2. Xây dựng nội dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên

trường Đại học Lâm Nghiệp..........................................................................88
3.2.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu xây dựng nội dung hoạt động câu lạc bộ

thể thao giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp...................... 107
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các nội dung hoạt động câu lạc bộ thể
thao giải trí cho sinh viên trƣờng Đại học Lâm Nghiệp..........................122
3.3.1. Ứng dụng nội dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên

trường Đại học Lâm Nghiệp........................................................................122
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung hoạt động

câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp.....124
3.3.3. Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên sau quá trình tập luyện tại

câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại học Lâm Nghiệp........................... 128
3.3.4. Đánh giá hiệu quả về mặt tinh thần của sinh viên sau quá trình tập
luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại học Lâm Nghiệp............135

3.3.5. Bàn luận về kết quả đánh giá hiệu quả ứng dụng các nội dung hoạt
động câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp 137

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................148
A. KẾT LUẬN............................................................................................. 148
B. KIẾN NGHỊ............................................................................................ 148


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BM

Bộ môn

CLB

Câu lạc bộ

CĐ, CS

Chế độ, chính sách

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐHLN

Đại học Lâm Nghiệp

GDTC


Giáo dục thể chất



Hoạt động

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

HSSV

Học sinh, sinh viên

RLTT

Rèn luyện thân thể

TDTT

Thể dục thể thao

TTNK

Thể thao ngoại khóa

TT ĐH&CN

Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp


TTGT

Thể thao giải trí

GV

Giảng viên

SV

Sinh viên

VĐV

Vận động viên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung bảng

Trang

3.1

Kết quả khảo sát nội dung và số lượng sinh viên tập luyện thể
thao ngoại khoá ở trường Đại học Lâm Nghiệp
Thời lượng tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa trong

tuần của sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp
Tính thường xuyên tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh
viên trường Đại học Lâm Nghiệp
Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học giáo dục
thể chất tại trường Đại học Lâm Nghiệp
Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ phục vụ học tập môn
giáo dục thể chất và tập luyện thể thao ngoại khóa tại trường
Đại học Lâm Nghiệp
Đánh giá về điều kiện giảng dạy giáo dục thể chất của GV
Bảng tổng hợp kinh phí dành cho hoạt động thể thao ngoại
khóa thường xuyên cho sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp
Các giải thi đấu thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường
Đại học Lâm Nghiệp
Sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp tham gia thi đấu giải
thể thao do Hội thể thao ĐH&CN Hà Nội tổ chức
Thành tích thi đấu của SV trường Đại học Lâm Nghiệp tại
các giải thể thao do Hội thể thao ĐH&CN Hà Nội tổ chức
Hình thức tổ chức tập luyện TTNK với các môn thể thao
giải trí của SV trường Đại học Lâm Nghiệp
Thực trạng địa điểm tập luyện TTNK với các môn thể thao
giải tsrí của sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp về vai
trò tác dụng của thể thao giải trí
Sự cần thiết tổ chức hoạt động thể thao giải trí cho sinh viên
trường Đại học Lâm Nghiệp
Đánh giá về tính cần thiết tổ chức câu lạc bộ thể thao giải trí
cho sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp
Nhu cầu tham gia câu lạc bộ thể thao giải trí của SV trường
Đại học Lâm Nghiệp
Nhu cầu về hình thức tổ chức tập luyện của SV sẵn sàng tham

gia câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại học Lâm Nghiệp
Kết quả khảo sát nhu cầu về thời gian và thời lượng tập luyện
của SV sẵn sàng tham gia câu lạc bộ thể thao giải trí
Nhu cầu về nội dung tập luyện của SV sẵn sàng tham gia
câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại học Lâm Nghiệp theo
tổng thể và giới tính (n=1592)
Kết quả phân tích độ tin cậy nội tại của thang đo về các điều

54

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20


56
56
57
59
60
61
64
65
66
70
70
78
79
80
82
83
84
Sau trang
84
86


kiện đảm bảo cho hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí (n = 68)
3.21 Kết quả khảo sát về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động
Sau trang
câu lạc bộ thể thao giải trí
86
3.22 Kết quả phân tích độ tin cậy nội tại của thang đo xây dựng
Sau trang
nội dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên

88
trường Đại học Lâm Nghiệp (n=68)
3.23 Kết quả đánh giá các nội dung xác định nhu cầu, xây dựng
90
kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên
trường Đại học Lâm Nghiệp (n=32)
3.24 Kết quả đánh giá các nội dung xây dựng quy định tổ chức
91
hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí cho sinh viên trường
Đại học Lâm Nghiệp (n=32)
3.25 Kết quả đánh giá các nội dung nội dung đào tạo bồi dưỡng
93
hướng dẫn viên, cộng tác viên trọng tài, cán bộ quản lý câu
lạc bộ thể thao giải trí (n=32)
3.26 Kết quả đánh giá các nội dung nội dung tuyên truyền mục
95
đích ý nghĩa của câu lạc bộ thể thao giải trí và vận động sinh
viên tham gia
3.27 Kết quả đánh giá các nội dung xây dựng chương trình hoạt
97
động câu lạc bộ thể thao giải trí
3.28 Kết quả đánh giá các nội dung biên soạn tài liệu hướng dẫn
98
tập luyện các môn thể thao trong câu lạc bộ thể thao giải trí
3.29 Kết quả đánh giá các chương trình hướng dẫn chuyên môn
100
cho các hội viên
3.30 Kết quả đánh giá các nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức
101
các cuộc thi đấu giao lưu trong và ngoài câu lạc bộ

3.31 Kết quả đánh giá các nội dung xây dựng kế hoạch chuẩn bị
103
VĐV đại diện câu lạc bộ tham gia giải do các cấp tổ chức
3.32 Kết quả đánh giá các nội dung quy định về tài chính và chế
104
độ chính sách cho các hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí
3.33 Kết quả đánh giá các nội dung kế hoạch sử dụng cơ sở vật
105
chất phục vụ hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí
3.34 Kết quả đánh giá các nội dung tổng kết đánh giá và xây
106
dựng phương hướng hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí
3.35 Tổ chức ứng dụng các nội dung hoạt động câu lạc bộ thể
Sau trang
thao giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp
123
3.36 Kết quả kiểm định phiếu hỏi về lựa chọn test, chỉ tiêu đánh giá
126
thể chất cho sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp (n=68)
3.37 Kết quả kiểm định phiếu hỏi về lựa chọn các tiêu chí đánh
Sau trang
giá sự cảm nhận của SV sau quá trình tập luyện tại câu lạc
127
bộ thể thao giải trí trường Đại học Lâm Nghiệp
3.38 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
Sau trang
SV nam trước TN giữa nhóm TN1 và nhóm ĐC.
128



3.39 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nam trước TN giữa nhóm TN2 và nhóm ĐC

3.40 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
3.41
3.42
3.43
3.44
3.45

SV nam trước thực nghiệm giữa nhóm thực nghiệm 1 và
nhóm thực nghiệm 2
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV trước thực nghiệm giữa nhóm thực nghiệm 1 nữ và
nhóm đối chứng nữ.
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV trước thực nghiệm giữa nhóm thực nghiệm 2 nữ và
nhóm đối chứng nữ
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV trước thực nghiệm giữa nhóm thực nghiệm 1 nữ và
nhóm thực nghiệm 2 nữ
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nam sau thực nghiệm giữa nhóm thực nghiệm 1 và
nhóm đối chứng
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nữ sau TN giữa nhóm TN1 và nhóm ĐC.

3.46 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nam sau TN giữa nhóm TN2 và nhóm ĐC


3.47 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nữ sau TN giữa nhóm TN2 và nhóm ĐC

3.48 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nam sau TN giữa nhóm TN1 và nhóm TN2

3.49 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nữ sau TN giữa nhóm TN1 và nhóm TN2

3.50 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
của SV nam trước và sau TN của nhóm TN1

3.51 So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
3.52
3.53
3.54
3.55
3.56

của SV nam trước và sau TN của nhóm TN2
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
của SV nam trước và sau TN của nhóm ĐC
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nữ trước và sau TN của nhóm TN1
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nữ trước và sau TN của nhóm TN2
So sánh kết quả kiểm tra các test, chỉ tiêu đánh giá thể chất
SV nữ trước và sau TN của nhóm ĐC
So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test, tiêu chí đánh
giá thể chất của nam sinh viên Nhóm TN1, TN2 và ĐC


3.57 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể

Sau trang
128
Sau trang
128
Sau trang
128
Sau trang
128
Sau trang
128
Sau trang
131
Sau trang
131
Sau trang
131
Sau trang
131
Sau trang
131
Sau trang
131
Sau trang
133
Sau trang
133
Sau trang

133
Sau trang
133
Sau trang
133
Sau trang
133

Sau trang
133
Sau trang


3.58
3.59
3.60
3.61
3.62
3.63
3.64
3.65

chất của nữ sinh viên Nhóm TN1, TN2 và ĐC
Cảm nhận của SV nam, nữ nhóm TN1 về mặt tinh thần sau
quá trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại
học Lâm Nghiệp (n=150).
Cảm nhận của nam SV nhóm TN1 về mặt tinh thần sau quá
trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại học
Lâm Nghiệp (n=88)
Cảm nhận của nữ SV nhóm TN1 về mặt tinh thần sau quá

trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại học
Lâm Nghiệp (n=62)
Cảm nhận của SV nam, nữ nhóm TN2 về mặt tinh thần sau
quá trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại
học Lâm Nghiệp (n=150)
Cảm nhận của nam SV nhóm TN2 về mặt tinh thần sau quá
trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại học
Lâm Nghiệp (n=80)
Cảm nhận của nữ sinh viên nhóm TN2 về mặt tinh thần sau
quá trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại
học Lâm Nghiệp (n=62)
Cảm nhận của SV nam, nữ nhóm ĐC về mặt tinh thần sau
quá trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí trường Đại
học Lâm Nghiệp (n=150)
Cảm nhận của nam sinh viên nhóm ĐC về mặt tinh thần sau
quá trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí

3.66 Cảm nhận của nữ SV nhóm ĐC về mặt tinh thần sau quá
trình tập luyện tại câu lạc bộ thể thao giải trí

3.67 Cảm nhận của SV các nhóm theo hai xu hướng tích cực và
tiêu cực về mặt tinh thần sau quá trình tập luyện tại câu lạc
bộ thể thao giải trí trường Đại học Lâm Nghiệp
3.68 So sánh cảm nhận của SV giữa nhóm TN1 và nhóm ĐC
theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực về mặt tinh thần sau
quá trình thực nghiệm
3.69 So sánh cảm nhận của SV giữa nhóm TN2 và nhóm ĐC
theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực về mặt tinh thần sau
quá trình thực nghiệm


133
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136
Sau trang
136


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ


Nội dung sơ đồ

Trang

1.1

Vị trí chiến lược của giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

9

1.2

Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

9

Trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý và phát triển giáo
1.3

10
dục thể chất và thể thao trong nhà trường

1.4

Những đặc trưng cơ bản của thể thao giải trí

21

1.5


Những yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của thể thao giải trí

23

1.6

Các yếu tố tác động đến đối tượng thể thao giải trí

23

1.7

Đối tượng của thể thao giải trí

24

1.8

Chức năng sức khỏe của thể thao giải trí

24

1.9

Chức năng xã hội của thể thao giải trí

25

1.10


Chức năng kinh tế của thể thao giải trí

26

1.11

Sơ đồ quản lý thể thao giải trí theo phạm vi rèn luyện thân thể

28

1.12

Sơ đồ quản lý thể thao giải trí theo hoàn cảnh thể thao

29

1.13

Sơ đồ quản lý thể thao giải trí theo hoạt động

29

1.14

Sơ đồ quản lý thể thao giải trí theo kinh doanh

30

3.1


Tổ chức quản lý hoạt động thể thao ngoại khóa ở trường Đại học
Lâm Nghiệp

60


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung biểu đồ

2.1 Trình độ chuyên gia được lựa chọn trưng cầu ý kiến

Trang
51

3.1

Các môn thể thao chuyên môn sâu của giảng viên giáo
dục thể chất tại trường Đại học Lâm Nghiệp

58

3.2

Các loại hình giải trí của nam SV trường Đại học
Lâm Nghiệp

67


3.3

Các loại hình giải trí của nữ SV trường Đại học Lâm Nghiệp

68

3.4

Mức độ lựa chọn môn thể thao giải trí của nam SV
trường Đại học Lâm Nghiệp trong tập luyện TTNK

69

3.5

Mức độ lựa chọn môn thể thao giải trí của nữ SV
trường Đại học Lâm Nghiệp trong tập luyện TTNK

69

3.6

Những khó khăn trở ngại khi tham gia các hoạt động thể
thao giải trí của nam sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp

81

3.7

Những khó khăn trở ngại khi tham gia các hoạt động thể

thao giải trí của nữ sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp

81

3.8

So sánh nhu cầu tham gia câu lạc bộ thể thao giải trí của
sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp theo giới tính

82

3.9

Mức độ đánh giá tính cấn thiết và tính khả thi của các nội
dung xác định nhu cầu xây dựng kế hoạch thành lập câu

90

lạc bộ thể thao giải trí
3.10

Mức độ đánh giá tính cấn thiết và tính khả thi của các nội
dung xây dựng quy định tổ chức hoạt động câu lạc bộ thể

92

thao giải trí
3.11

Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nội

dung đào tạo bồi dưỡng hướng dẫn viên, cộng tác viên

94

3.12

Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nội
dung tuyên truyền mục đích ý nghĩa của câu lạc bộ thể

96


thao giải trí
3.13 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nội
dung chương trình hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí

97

3.14 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của nội
dung biên soạn tài liệu hướng dẫn tập luyện các môn

99

thể thao trong câu lạc bộ thể thao giải trí
3.15 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các
chương trình hướng dẫn chuyên môn cho các hội viên

100

3.16 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nội

dung tổ chức cuộc thi đấu giao lưu trong và ngoài câu lạc bộ

102

3.17 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nội
dung Chuẩn bị vận động viên đại diện câu lạc bộ tham gia

103

giải do các cấp tổ chức
3.18 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các
nội dung xây dựng chế độ chính sách và tài chính cho

105

các hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí
3.19 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nội
dung kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động

106

câu lạc bộ thể thao giải trí
3.20 Mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các nội
dung tổng kết đánh giá nội dung hoạt động

107

3.21 So sánh nhịp tăng trưởng của 3 nhóm nam tham gia TN

134


3.22 So sánh nhịp tăng trưởng của 3 nhóm nữ tham gia TN

135

3.23 Cảm nhận của SV các nhóm theo hướng tích cực

Sau trang
136


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường là một mặt giáo dục quan
trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện
mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất
nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [2].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 xác định: “Xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện. Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn
hoá và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân
cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội,
nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật….” [25].

Ngày 17 tháng 06 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể
chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025
với mục tiêu: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao
trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị

kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể
dục, thể thao thường xuyên cho học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể
thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng
nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho học sinh, sinh viên, đồng thời góp
phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước” [55].
Giáo dục thể chất trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt đối với tương lai
của mỗi con người, bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng về tâm – sinh lý
và nhận thức xã hội. Quá trình giáo dục thể chất trong nhà trường có thể tác
động tích cực không chỉ góp phần phát triển thể chất, mà còn tác động tích
cực, hiệu quả tới sự hình thành và phát triển nhân cách cho những công dân
tương lai của đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của GDTC và thể thao trong
nhà trường là nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ
thể học sinh, sinh viên; phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ


2

bản của con người; hình thành thói quen RLTT, giữ gìn về sinh và rèn luyện
đạo đức, ý chí cho người học. Phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường
có tầm quan trọng đặc biệt cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [21].
Trong xã hội hiện đại, quan điểm về phát triển TDTT được xác định lại rõ
ràng hơn với 3 chức năng cơ bản là: Tạo cơ hội cho mọi người tham gia các
hoạt động thể thao nhằm mục đích giải trí và cải thiện sức khỏe; tạo cơ hội
cho mọi người tham gia các cuộc thi đấu thể thao và phát triển thể thao thành
tích cao; dùng thể thao để góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội
qua việc tham gia các hoạt động thể thao và tăng GDP của mỗi quốc gia. Từ
quan điểm trên, UNESCO đã phân chia 3 lĩnh vực phát triển là: giáo dục thể
chất, thể thao và trên nền tảng của 2 lĩnh vực này là sự phát triển TTGT trong
xã hội hiện đại [49], [90].

Thể thao giải trí là một dạng thể thao đặc thù nhằm thỏa mãn nhu cầu
giải trí vui chơi của bản thân, ít tính toán đến thắng bại, có sức hút đặc biệt,
nhất là giới trẻ, không chỉ mang lại niềm vui khi chiến thắng đối phương trong
các cuộc thi đấu hay khắc phục khó khăn mà còn tăng thêm thể lực và sức
khỏe. Vì vậy mà TTGT phát triển rộng khắp, từ những nước có nền kinh tế
phát triển đến những nước đang phát triển hay kém phát triển. Phạm vi và các
loại hình của TTGT cũng được mở rộng, mục tiêu của nó cũng được nâng cao
hơn [13].
Trên cơ sở xu hướng phát triển của TDTT nói chung và TTGT nói
riêng, điều 18 của Luật thể dục, thể thao (2006) quy định: “Nhà nước tạo điều
kiện phát triển các môn TTGT nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội. Cơ
quan quản lý nhà nước về TDTT có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn hoạt động
TTGT” [42].
Đến năm 2007, một số nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu và đưa ra
những cơ sở lý luận về TTGT như: Lâm Quang Thành, Dương Nghiệp Chí,
Phạm Ngọc Viễn (2007), sách chuyên khảo “Tài sản TDTT – Kinh doanh và


3

Quản trị”; Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung và Lê Tấn Đạt (2008), giáo
trình “Thể dục thể thao giải trí”; Bùi Trọng Toại (2011), đề tài KHCN TP.HCM
“Thực trạng và giải pháp phát triển TTGT ở TP HCM”; Lê Tấn Đạt (2011),
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sự phát triển TDTT giải trí ở các tỉnh miền trung và
Tây Nguyên để xây dựng môn học chuyên ngành TDTT giải trí của Trường Đại
học TDTT Đà Nẵng”. Trong những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu
về TTGT ở các địa phương như Lê Quý Phượng (2015), đề tài KHCN TPHCM
“Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển TTGT cho công nhân tại các khu
Công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM giai đoạn 2013-2020”; Lê Hoài Nam
(2016), luận án tiến sĩ ”Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải

trí ở Hà Nội” [13], [24], [39], [40], [45], [56].

Từ sự chuyển biến về nhận thức, hình thành động cơ, ngày càng có
nhiều người tự giác tham gia các hoạt động thể thao để rèn luyện sức khoẻ và
giải trí và đây là hoạt động có ý thức, giúp cho con người tự hoàn thiện và
phát triển. Chính vui chơi, giải trí và TTGT là phương thức hữu hiệu góp phần
giúp cho con người, xã hội thích nghi với môi trường tự nhiên để tồn tại. Trên
cơ sở tham gia TTGT, con người có được: Thể lực, trí lực khỏe mạnh là điều
kiện ưu tiên của một cuộc sống hạnh phúc - Giải trí lành mạnh là chỉ tiêu quan
trọng của chất lượng cuộc sống [46].
Cùng với giờ học GDTC nội khóa, thể dục thể thao ngoại khoá hay gọi
là thể thao ngoại khoá có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể
lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho sinh viên trong các trường đại
học, đồng thời là môi trường thuận lợi, đầy tiềm năng để phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu thể thao. Những năm qua, trường Đại học Lâm nghiệp đã
quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học GDTC
nội khoá và ngoại khoá, bước đầu hình thành một số hoạt động tập luyện thể
thao ngoại khoá mang tính giải trí, thu hút nhiều sinh viên tham gia tập luyện.
Tuy nhiên, các hoạt động thể thao ngoại khóa có tính giải trí hiện nay chủ yếu
mang tính tự phát gồm những người có cùng chung sở thích tập hợp lại thành
nhóm chơi, chưa có người hướng dẫn nên hiệu quả thu hút người tập còn hạn


4

chế, chất lượng chuyên môn chưa cao và nội dung tập luyện chưa phong phú,
hấp dẫn. Để giải quyết các vấn đề thực tiễn nâng cao chất lượng GDTC trong
trường ĐHLN, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, vui chơi, giải trí cho
sinh viên, đề tài luận án: “Nghiên cứu xây dựng nội dung hoạt động Câu lạc
bộ Thể thao giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp” được lựa

chọn nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá, đẩy
mạnh phong trào tập luyện thể thao phù hợp với đặc thù ngành nghề, đáp ứng
với nhu cầu giải trí của sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập môn học GDTC tại trường ĐHLN.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa và xây dựng nội
dung hoạt động câu lạc bộ thể thao giải trí, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh
viên trường Đại học Lâm nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa ở
trường ĐHLN.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng nội dung hoạt động câu lạc bộ thể
thao giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung hoạt động câu lạc
bộ thể thao giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp.
Giả thuyết khoa học
Từ thực tiễn hoạt động thể thao ngoại khoá, nếu đổi mới nội dung hoạt
động có tính hấp dẫn, thiết thực và tạo sự hứng thú, hăng say tập luyện cho
sinh viên thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao giải trí được nghiên cứu xây
dựng mang tính khoa học, hệ thống, phù hợp sẽ góp phần đổi mới hoạt động
thể thao ngoại khóa, tác động đến nâng cao chất lượng rèn luyện thể chất, vui
chơi giải trí cho sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp.


5

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về
phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trƣờng

1.1.1. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường dưới sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước trong những năm qua
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo
bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 xác định nhiệm
vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể
thao trong trường học [5].
Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về việc Ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TW. Xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất
và hoạt động thể thao trường học. Đổi mới chương trình và phương pháp
GDTC, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc
phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên; thực hiện
tốt GDTC theo chương trình nội khóa và phát triển mạnh các HĐ TTNK của
HSSV; tiếp tục phát triển các trường lớp năng khiếu thể thao để phát hiện, đào
tạo tài năng thể thao quốc gia. Tăng cường đầu tư xây đựng, đảm bảo đủ cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho công GDTC trong nhà trường; sử dụng có hiệu quả
các công trình thể thao trên địa bàn phục vụ HĐ TTNK của học sinh, sinh
viên [20].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế đã quán triệt sâu sắc và cụ
thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào


6

tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người

học, phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề [1].
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới xác định “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi
người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa
vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của hệ thống chính trị và toàn xã hội….”
với mục tiêu “Nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, tầm vóc, tổi thọ, chất
lượng cuộc sống…. Đổi mới căn bản giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập
luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài trường” [3].
Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ

ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20 –
NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, giao Bộ GDĐT chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án đổi mới căn bản về giáo
dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp
chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường [22]. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể trong các cơ quan, nhà
trường và cộng đồng dân cư. Khai thác hiệu quả các thiết chế thể dục thể thao.
Vận động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, không gian để người dân tham gia
luyện tập, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể
thao với nhiều hình thức tổ chức hoạt động [11].
Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ về việc
Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường một lần
nữa khẳng định “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt
buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm
trang bị cho học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình
thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể



7

lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” và “hoạt động thể
thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của HSSV, được tổ chức theo
phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới
tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực
hiện mục tiêu GDTC thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều
kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng
khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao” [21].

Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án tổng thể phát triển Giáo dục thể chất và thể thao trường học
giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 tiếp tục khẳng định sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước với mục tiêu cụ thể cải thiện tầm vóc thân thể của
học HSSV các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường đại học, học viện, đại học
vùng và đại học quốc gia với quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản: “Nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trong trường học theo
định hướng ưu tiên là nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục ý chí, đạo đức, lối
sống lành mạnh…”; ”Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học bảo
đảm tính khoa học, thực tiễn và có lộ trình triển khai thực hiện, phù hợp với
điều kiện thực tiễn…” [55].
Đề án tổng thể phát triển Giáo dục thể chất và thể thao trường học giai
đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 đã đưa ra các nhiệm vụ và giải
pháp tổ chức thực hiện, trong đó nhiệm vụ phát triển hoạt động thể thao trường
học đã ghi rõ: “Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường
học theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể
của từng địa phương, nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độ đào
tạo của học sinh, sinh viên…”; “Phát triển các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể
thao trong trường học; chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến

khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa” [55].


8

Từ những dẫn chứng trên có thể khẳng định rằng công tác GDTC và thể
thao trong nhà trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và được thể hiện
rõ trong các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Đây là những
văn bản quan trọng giúp định hướng phát triển công tác GDTC và thể thao
trong trường học các cấp ở Việt Nam.
1.1.2. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường dưới góc độ điều
chỉnh của luật và chiến lược, quy hoạch phát triển TDTT
Luật Thể dục, thể thao và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ có liên quan đến TDTT đã làm rõ vai trò vị trí của công tác GDTC và thể
thao trong nhà trường, cụ thể là: Cấu trúc của nền TDTT Việt Nam bao gồm
TDTT cho mọi người và thể thao thành tích cao. TDTT cho mọi người bao
gồm: TDTT tự nguyện (của mọi đối tượng trong xã hội không phân biệt lứa
tuổi, giới tính, chức vụ nghề nghiệp, địa bàn sinh sống và làm việc) và GDTC
bắt buộc (dành cho học sinh sinh viên và các sỹ quan, binh sỹ trong lực lượng
vũ trang) [42], [43].
Điều 20, Luật TDTT quy định giáo dục thể chất và thể thao trong nhà
trường như sau:
“Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục
nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các
bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”.

“Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người
học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính,
lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui
chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”.

Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường là một bộ phận quan
trọng của toàn bộ công tác giáo dục, là cơ sở phát triển nhân tài thể thao cho xã
hội hiện đại (sơ đồ 1.1).


9

Sơ đồ 1.1: Vị trí chiến lƣợc của GDTC và thể thao trong nhà trƣờng [49]
Luật sửa đổi năm 2018 qui định: “Nhà nước có chính sách dành đất đai,
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao
trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các
cấp học và trình độ đào tạo; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các
môn thể thao dân tộc (sơ đồ 1.2) [43].

Sơ đồ 1.2: Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trƣờng [49]
Quy định trách nhiệm trong quản lý GDTC và thể thao trong nhà trường
theo các quy định tại điều 21 đến điều 26 của Luật thể dục thể thao được trình
bày theo sơ đồ dưới đây:


10

Sơ đồ 1.3: Trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý và phát triển
GDTC&TT trong nhà trƣờng [49]
Luật sửa đổi năm 2018 đã bổ sung 3 nội dung quan trọng sau:
“Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trách nhiệm
phối hợp các cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử
dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong
nhà trường”.
“Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển môn bơi, võ cổ

truyền và các môn thể thao dân tộc; thành lập câu lạc bộ thể thao của học sinh,
sinh viên”.
“Nhà trường có trách nhiệm tổ chức thi đấu thể thao ít nhất một lần trong
mỗi năm học. Nội dung, hình thức và các quy định về thi đấu thể thao phải phù
hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật
chất của nhà trường” [43].
Với những quy định về GDTC&TT trong nhà trường của Luật TDTT,
Quyết định 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng chính phủ về
“Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020” đã đưa ra
mục tiêu cụ thể: “Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học,


11

bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể
thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp
thanh – thiếu niên” [53].
Với những quy định về GDTC&TT trong nhà trường của Luật TDTT và
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch
phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra
mục tiêu, giải pháp và chính sách phát triển GDTC&TT trong nhà trường như
sau: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất và thể thao
trong nhà trường, nhằm phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản cho học sinh, sinh viên, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng hệ thống giáo dục thể
chất và thể thao trong nhà trường thành cơ sở đào tạo nhân tài thể thao cho
quốc gia; Đảm bảo các điều kiện cho công tác giáo dục thể chất và thể thao
trong nhà trường về đất đai, cơ sở vật chất, giáo viên, giảng viên thể dục thể
thao ở các bậc học.
Từ các mục tiêu trên, các giải pháp và chính sách phát triển giáo dục thể

chất và thể thao trong nhà trường, trong đó nêu rõ: Đổi mới hệ thống quản lý
công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; tăng cường xây dựng
hệ thống câu lạc bộ TDTT trường học làm đơn vị cơ sở và được coi là tế bào
của hệ thống giáo dục thể chất thanh thiếu niên. Nghiên cứu thành lập các trung
tâm TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên để thu hút ngày càng nhiều
thanh, thiếu niên tham gia vào hoạt động TDTT, từ đó nâng cao sức khỏe của
những công dân tương lai và phát hiện tài năng thể thao [54].
1.2. Một số vấn đề liên quan đến công tác giáo dục thể chất và thể
thao trong các trƣờng Đại học hiện nay
1.2.1. Chương trình Giáo dục thể chất trong các trường Đại học
Chương trình Giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Học viện được xây
dựng theo Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc Quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình


×