Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.77 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, thuật ngữ “toàn cầu hóa” không còn xa lạ, và Việt Nam cũng đang
trong quá trình hội nhập từng phần với toàn cầu hóa. Tuy nhiên khi nhắc tới các thuật ngữ
“chủ nghĩa biệt lập” “chống toàn cầu hóa” thì dường như khá mới mẻ. Mặc dù Việt Nam
cũng nhận biết được những tác động gồm tích cực và tiêu cực, những mặt trái của toàn
cầu hóa. Nhằm làm rõ thêm kiến thức và hiểu biết về “chủ nghĩa biệt lập” trong xu thế
toàn cầu hóa hiện nay giúp chúng ta nhận thức được những điểm tích cực và những mặt
chưa tích cực của toàn cầu hóa. Hơn nữa, tìm hiểu về các phong trào chống toàn cầu hóa
để luôn vững vàng trước sự tác động của nó đối với các cá nhân, tổ chức và quốc gia.
Đồng thời đây cũng là đóng góp nhất định giúp cho sự phát triển của toàn cầu hóa ngày
một hoàn thiện hơn, giảm bớt các mặt tiêu cực hơn. Chính vì vậy nhóm 3 quyết định
chon đề tài “Chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa” để làm đề tài thuyết trình sau
khi kết thúc môn học “Toàn cầu hóa kinh tế”.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA
1.1. Khái niệm về toàn cầu hóa
Bước sang giữa thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI toàn cầu hóa vẫn đang là thuật ngữ
rất nóng và đang tiếp tục được nghiên cứu. Chưa có một định nghĩa nhất quán nào để giải
thích cho thuật ngữ “toàn cầu hóa” một cách chuẩn mực nhất. Các định nghĩa của toàn
cầu hóa đến nay chỉ mang tính chất tương đối, giải thích một cách khái quát nhất nguồn
gốc, tính chất, đặc điểm...của toàn cầu hóa, giúp con người có thể dễ dàng khái quát hơn
về toàn cầu hóa. Có thể thấy rằng toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới xuất
hiện. Toàn cầu hóa thực chất là một quá trình. Từ thời xa xưa các quốc gia sống biệt lập
với nền kinh tế tự cung tự cấp cho chính quốc gia mình. Chỉ khi kinh tế hàng hóa ra đời
và phát triển các quốc gia mới bắt đầu có nhu cầu quan hệ, buôn bán, giao thương nhưng
chủ yếu dưới hình thức thương mại lẻ tẻ, từng khu vực, từng vùng chứ chưa trao đổi, giao
thương trên toàn thế giới. Tới thế kỷ XVI với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, với
nhiều phát minh mới trong khoa học kỹ thuật đã giúp cho sự giao lưu, giao tiếp của con
người trên toàn thế giới tăng lên. Sang tới thế kỉ XVIII cuộc đại cách mạng khoa học đầu
tiên biến nền sản xuất kinh tế thủ công lên nền đại công nghiệp cơ khí. Các nước lớn như


Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ đòi hỏi nguồn lực sản xuất lớn, bắt đầu đi tìm kiếm và xâm lược
thuộc địa lẫn nhau và quá trình quốc tế hóa đã dần bắt đầu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, những thập niên cuối của thế kỉ XX và
những năm đầu của thế kỉ XXI, gắn liền với sự bùng nổ cuộc cách mạng thông tin. Làn
sóng toàn cầu hóa hiện nay có nhiều yếu tố chưa từng có tiền lệ. Nhờ sự vươn xa của
internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người ở nhiều nơi hơn, với chi phí rẻ hơn bao
giờ hết – và tốc độ thay đổi đó nhanh chóng đến mức khó có thể hi vọng ghi chép lại
được. Và giai đoạn này đánh dấu một sự thay đổi về lịch sử, khi toàn cầu hóa đã bắt đầu
len lỏi vào từng quốc gia khu vực trên thế giới. Các dòng vốn chảy đi khắp nơi trên toàn
thế giới, các công ty xuyên quốc gia có mặt khắp mọi nơi. Giờ đây, khó để biết một chiếc
máy tính xách tay từ khâu sản xuất, lắp ráp và viết phần mềm đã qua bao nhiêu quốc gia,


đó là những quốc gia nào trước khi đến tay người sử dụng. Bởi sự hội nhập và liên kết
toàn cầu đã làm cho mọi thứ được chuyên môn hóa với từng khu vực, từng quốc gia khác
nhau. Với sự phát triển của mạng lưới thông tin và quản trị mạng, con người cũng dễ
dàng quản lý thông qua mạng lưới này, dù có cách nơi làm việc nửa vòng trái đất.
Nếu nhìn từ lý thuyết, toàn cầu hóa không phải xuất hiện một cách tự nhiên mà nó
phát sinh và phát triển từ chủ nghĩa tự do mới đi kèm là nền kinh tế thị trường của chủ
nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tự do mới nghĩa luôn hướng tới sự cam kết cao nhất về tự do cá
nhân, niềm tin vào thị trường tự do và phản đối sự can thiệp của nhà nước trong đó. Chủ
nghĩa tự do cho rằng việc can thiệp của nhà nước quá sâu vào thị trường sẽ làm cho thị
trường bị trì trệ và không phát triển được đồng nghĩa với việc các yếu tố xã hội khác cũng
bị suy giảm theo. Để thị trường được tự do phát triển và tự điều phối sẽ làm cho các tầng
lớp trong xã hội được cạnh tranh lành mạnh, người nghèo sẽ được giàu hơn, xã hội sẽ là
một xã hội dân chủ và văn minh.
Các “lực lượng chính của chủ nghĩa tự do mới là IMF, WB, WTO”. Đây chính là
các tổ chức hỗ trợ cho thị thị trường, giúp đỡ cho các thị trường gặp khó khăn và bất ổn
bằng cách cho mượn các khoản vay ưu đãi, các khoản trợ cấp và ràng buộc họ bởi một số
các điều khoản, yêu cầu. Do đó, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến việc chống

đối nhằm vào các tổ chức này ở nhiều nơi trên thế giới. Vì họ cho rằng các tổ chức này
đại diện cho một số nước, dùng tiền thông qua các tổ chức để buộc các nước khác phải có
những điều chỉnh hay có những chính sách không hợp lý để làm lợi cho các nước thâu
tóm thông qua các tổ chức kia. Nghĩa là để nhận được viện trợ từ các tổ chức, các quốc
gia tiếp nhận phải tái cấu trúc nền kinh tế và xã hội của họ phù hợp với lý thuyết của chủ
nghĩa tự do mới và điều này gây ra sự cưỡng ép, bất bình đẳng, thiếu dân chủ cho các
nước chịu viện trợ từ các tổ chức này.
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan. Toàn cầu hóa là một lực lượng quá đa
dạng, phổ biến và mạnh mẽ đến nỗi sự sụp đổ kinh tế quy mô lớn hiện nay cũng không
thể làm chậm tiến trình hay đảo chiều hoàn toàn được nó. Dù là được ủng hộ hay phê
phán, toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Những cuộc khủng hoảng tài chính 1997 hay 2008 là


những ví dụ rõ nét nhất cho tính chất phụ thuộc và ràng buộc của toàn cầu hóa. Giờ đây
sự khủng hoảng của một nước có thể kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán hay
nền tài chính của một quốc gia. Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình xuyên suốt và phát
triển mạnh mẽ nhất vào cuối thể kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, nó đề cao phát triển theo chủ
nghĩa tự do mới, và tự do thị trường . Qua đó các hoạt động thương mại được mở rộng,
giao lưu trên nhiều lĩnh vực với quy mô toàn cầu. Là xu thế khách quan và phụ thuộc lẫn
nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Sau đây là khái niệm
phổ biến nhất: “Toàn cầu hoá kinh tế chínhlà sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh
tế vựt qua mọi biên giới quốc gia,khu vực,tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.sự gia tăng
của xu thế nàyđược thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới,sự lưu
chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.”
1.2. Tình hình Toàn cầu hóa hiện nay
Trong phần này, nhóm sẽ xem xét qua góc độ từ Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba bắt
đầu từ năm 1980 cho đến nay vì đây là một giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế nổi rõ nhất với những đặc trưng sau đây:
A, Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu

Bước vào nửa cuối thập kỷ 80, tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn cầu đạt
mức độ cao hơn chưa từng thấy. Trong thời kỳ này các giao dịch ngoại tệ đã lớn hơn 100
lần giá trị của những trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trung bình mỗi ngày doanh số trao đổi
ngoại hối đạt hơn 20 tỷ USD/ ngày năm 1973; tăng lên 590 tỷ USD/ngày năm 1989;
1.500 tỷ USD/ngày năm 1998, và hiện nay khoảng trên 2000 tỷ USD/ngày. Tổng giá trị
tài chính được trao đổi trên thị trường toàn cầu năm 1980 là 5000 tỷ USD, đến năm 1996
tăng vọt lên 35.000 tỷ, năm 2000 là 83.000 tỷ, gấp gần 3 lần GDP của các nước OECD.
B, Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia
Các công ty xuyên quốc gia kinh doanh toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng và ngày
càng trở thành những chủ thể cơ bản chi phối nền kinh tế toàn cầu. Nếu năm 1914, tại 14


nước đứng đầu thế giới có 7,3 ngàn công ty xuyên quốc gia với 27,3 ngàn chi nhánh tại
nước ngoài, thì năm 2005 đã tăng lên tới 70 ngàn với 690 ngàn chi nhánh và tập trung
chủ yếu ở các nước phát triển. Ngày nay, các nước đang phát triển cũng có các công ty
này. Theo báo cáo đầu tư thế giới 1998 của LHQ, thì các nước đang phát triển đã có
10.165 công ty xuyên quốc gia, 500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới tập trung ở
các nước phát triển, nhiều nhất ở Mỹ và Nhật. Ngày nay không chỉ có các đại công ty
mới hoạt động xuyên quốc gia, mà ngày càng xuất hiện các công ty nhỏ và vừa cũng hoạt
động kinh doanh xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò chi phối trong
các quan hệ toàn cầu về thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ và công nghệ với tỷ trọng
vào khoảng 60- 90% tổng giá trị toàn cầu.
C, Các nhà nước quốc gia với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế đang ngày
càng trở thành những chủ thể quan trọng của toàn cầu hoá
Từ cuối thập kỷ 80, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nhà nước quốc
gia đi theo kinh tế kế hoạch từ chối mở cửa hội nhập quốc tế đã bắt đầu thời kỳ chuyển
đổi sang kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế.
Các Nhà nước quốc gia nói chung cho đến nay đã chấp nhận toàn cầu hoá và Hội
nhập kinh tế quốc tế, do vậy đã tham gia IMF, WB và WTO, và các tổ chức kinh tế khu
vực.

D, Gia tăng hoạt động Các tổ chức kinh tế toàn cầu
Tháng 12/1945 Hiệp định chính thức thành lập các tổ chức: Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển (IBRD) tiền thân của Ngân hàng thế giới
(WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), tiền thân của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đã được ký kết. IBRD đã chính thức đi vào hoạt động tháng
6/1946. IMF chính thức hoạt động 3/1947. GATT cũng chính thức hoạt động vào 1947.
Những tổ chức kinh tế toàn cầu này đã thu hút hầu hết các quốc gia và các nền kinh tế lớn
nhỏ tham gia, có chức năng điều tiết các hoạt động tiền tệ, tài chính, thương mại toàn cầu
theo các nguyên tắc đã được thoả thuận.


Hơn nữa, IMF, WB, WTO đang tự đổi mới theo hướng tăng cường thông tin, dự
báo, ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; phòng ngừa
khủng hoảng lây lan bằng cách hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho các nước có thể bị lây lan
khủng hoảng; gia tăng quản lý giám sát các rủi ro; tiếp tục thực hiện các chương trình cải
cách cơ cấu nhưng theo hướng phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể của từng nước và chú
trọng nhiều hơn tới xoá đói giảm nghèo ...
Một điều không thế không nhắc đến với Toàn cầu hóa chính là việc hội nhập kinh
tế khu vực. Trong những năm gần đây xu hướng hội nhập kinh tế khu vực đã phát triển
mạnh mẽ thu hút ngày càng nhiều nước tham gia, đã có tới hàng trăm khối xuất hiện.
Theo thống kê của WTO, đến tháng 2013 có khoảng 400 Hiệp định thương mại khu vực
được thông báo tới WTO. Tuy có nhiều khối kinh tế ra đời nhưng những khối thực sự
phát triển theo xu hướng tự do hoá kinh tế, kiến lập những thể chế kinh tế khu vực lại
không có nhiều, dường như chỉ có 3 khối nổi bật đó là: Liên minh Châu Âu (EU), khối
mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), BRICS
(liên minh Brazill, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi).

1.3. Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế các nước
Chúng ta không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa là một xu hướng hiện diện trong
thế kỷ XXI và mang lại cho thế giới nhiều lợi ích kinh tế và kèm theo đó cả những mặt

tiêu cực và hạn chế. Đánh giá tác động của toàn cầu hóa sẽ rất khác nhau giữa các nước,
nhóm nước và các nhóm xã hội trong mỗi nước chủ yếu tùy thuộc vào nhận thức và lợi
ích mà họ được hưởng hay mất đi trong quá trình này. Có thể nói có nhiều quan điểm
khác nhau nhìn nhận về tác động của toàn cầu hóa.
Tác động tích cực của toàn cầu hóa
Quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ra
những khả năng mới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh; mở rộng được thị trường quốc tế cho hàng hóa, dịch vụ và các


yếu tố sản xuất; do vậy tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá
trình sản xuất kinh doanh quốc tế (nguyên liệu, vốn, công nghệ…), tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống trên toàn thế giới nhờ tăng trưởng kinh tế và
tăng cường khả năng mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đa
dạng phong phú với giá cả và chi phí hợp lý hơn.

Đối với các nước phát triển
Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không
chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông
tin ngày càng gia tăng. Sự dịch chuyển này dường như có lợi cho các nền kinh tế tiên
tiến, nơi có những ngành công nghiệp đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ số
trong các sản phẩm và quy trình vận hành của mình.
Các nền kinh tế phát triển thống trị bảng Chỉ số Mức độ Kết nối gần đây nhất của
MGI. Chỉ số này xếp hạng các nước dựa vào dòng chảy vào và ra của hàng hóa, dịch vụ,
tài chính, con người, và dữ liệu so với kích cỡ của nước đó cũng như tỉ trọng của nó trong
từng dạng dòng chảy toàn cầu. Những dòng chảy này tập trung chủ yếu vào một nhóm


nhỏ các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Đức, và Singapore, với khoảng cách khổng lồ giữa
những người dẫn đầu này và những nước bị bỏ lại phía sau.




Đối với các nước đang phát triển
Liệu các nước đang phát triển có bị bỏ lại phía sau?
Toàn cầu hóa cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển. Trong hàng thập kỷ, với
các nước thu nhập thấp, ganh đua để thu hút các doanh nghiệp sản xuất với chi phi thấp
có vẻ là phương pháp hứa hẹn nhất để vươn lên. Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng từ
13,8% GDP toàn cầu năm 1985 (2.000 tỷ USD) lên đến 26,6% GDP (16.000 tỷ USD)
năm 2007. Tính đến 2014, các nước này chiếm hơn một nửa khối lượng giao dịch thương
mại toàn cầu.
Dòng chảy số đem lại cho các nước đang phát triển phương thức tương tác mới
với nền kinh tế toàn cầu. Chí phí cận biên xấp xỉ bằng không của giao tiếp và giao dịch số
tạo ra những khả năng mới để kinh doanh xuyên biên giới ở một quy mô khổng lồ.
Alibaba, Amazon, eBay, Flipkart, và Rakuten đang biến hàng triệu doanh nghiệp nhỏ trên
khắp thể giới trở thành các nhà xuất khẩu “đa quốc gia siêu nhỏ”. Các công ty nằm tại các
nước đang phát triển có thể vượt qua những ràng buộc của thị trường địa phương và kết
nối với khách hàng, nhà cung ứng, nguồn tài chính, và nhân tài khắp toàn cầu. 12% lượng
thương mại hàng hóa toàn cầu đã được hoàn thành ở các kênh thương mại điện tử.
Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa
Quan điểm chống lại toàn cầu hóa cho rằng quá trình này gây ra nhiều tác động
tiêu cực về kinh tế, chính trị và xã hội đối với các nước và những tầng lớp dân chúng
trong xã hội. Những lập luận của những người theo quan điểm này chủ yếu tập trung vào:
+ Toàn cầu hóa làm cho nhiều công ty, doanh nghiệp bị phá sản và hàng loạt người
lao động mất việc làm. Ngay chính những người lao động tại các nước phát triển cũng bị
mất việc vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển;
+ làm gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước,


+ làm gia tăng sự phân hóa giầu nghèo giữa các tâng lớp dân cư trong xã hội và

giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển; đe dọa nền dân chủ và sự ổn định
xã hội;
+ can thiệp và uy hiếp tính độc lập tự chủ của mỗi quốc gia;
+ phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc;hủy hoại môi trường và làm
cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Toàn cầu hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và kinh tế trên khu
vực và thế giới.
+ Nhiều nhà phân tích và các chính trị gia của các nước đang phát triển còn cho
rằng các nước đang phát triển phải gánh chịu nhiều thua thiệt và bất lợi trong quá trình
toàn cầu hóa. Những luật chơi của quá trình toàn cầu hóa hiện nay chủ yếu do Hoa Kỳ và
các nước phát triển đặt ra nhằm phục vụ lợi ích của các nước phát triển. Có người còn so
sánh toàn cầu hóa đồng nghĩa với chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Đối với các nước phát triển
Mặc dù người được lợi nhiều nhất trong toàn cầu hoá là các nước phát triển, đặc
biệt là nước Mỹ, song, không nên nghĩ rằng, các nước phát triển khi tham gia toàn cầu
hoá chỉ gặp toàn những thuận lợi, mà không gặp một thách thức nào cả. Những thách
thức đó là chung đối với tất cả các nước và chúng có khá nhiều, chúng thể hiện trên tất cả
các mặt, từ những thách thức về chính trị đến những thách thức về kinh tế, từ những
thách thức về văn hoá - xã hội đến những thách thức về môi trường sống… Hệ thống và
cơ chế quyền lực quốc tế gây ra cho các quốc gia này nhiều mối lo ngại, vì nó được sử
dụng như là cơ sở để cộng đồng quốc tế, hoặc nhân danh cộng đồng quốc tế, can thiệp
trực tiếp và thách thức chủ quyền chính trị truyền thống. Ngay cả những quyền định ra
chính sách và mục tiêu kinh tế, kiểm soát, điều hoà nguồn tài nguyên và nguồn thông tin,
quyền quản lý các hoạt động kinh tế và khả năng hành động của một nước cũng sẽ bị tác
động và bị các tổ chức kinh tế quốc tế và các công ty xuyên quốc gia ràng buộc chặt chẽ,
do đó khó có thể phát triển kinh tế dân tộc theo chiến lược riêng. Những quy tắc thị


trường toàn cầu, buôn bán toàn cầu, tiền tệ toàn cầu, hoạt động kinh tế toàn cầu đã trở
thành lực lượng mang tính cưỡng chế về mặt pháp luật quốc tế đối với một nước.



Đối với các nước đang phát triển
Toàn cầu hóa là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các thành viên tham gia,
chủ yếu là giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển với các nước phát triển (đứng
đầu là Mỹ). Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là tham gia vào việc định ra và thực
hiện "luật chơi chung". Để đảm bảo cho các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập,
đòi hỏi các bên tham gia phải hợp tác với nhau. Do có ưu thế về vốn, công nghệ, thị
trường, kinh nghiệm quản lý và thực lực chi phối thị trường thế giới trong quá trình toàn
cầu hóa, các nước phát triển luôn nắm quyền quy định và khống chế những luật chơi
chung có lợi cho họ. Mặc dù "luật chơi" có vẻ "công bằng", nhưng thực chất chúng luôn
đem lại lợi thế cho những kẻ mạnh (các nước tư bản phát triển và các công ty siêu quốc
gia). Các nước đang phát triển, các nước nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi,
thiệt thòi về phía mình.
Thực tế cho thấy, nếu như toàn cầu hóa đem lại cho các nước phát triển những
nguồn lợi khổng lồ và tăng nhanh sự giàu có của họ một cách vô độ, thì nó cũng làm cho
nhiều nước đang phát triển ngày càng tụt hậu và phần lớn dân chúng trên thế giới ngày
càng nghèo đi, tạo ra sự phân phối lợi ích không đều, làm gia tăng sự phân hóa giàu
nghèo giữa các nước. Theo “Báo cáo phát triển con người” năm 2005 của Liên hợp quốc
đã chỉ rõ: 500 cá nhân giàu nhất thế giới hiện có tổng thu nhập lớn hơn cả 416 triệu người
nghèo nhất. Hơn thế nữa 2,5 tỷ người hiện đang sống ở mức dưới 2 đô la/ngày, chiếm
40% dân số thế giới với chỉ bằng 5% thu nhập toàn cầu. 10% những người giàu nhất, hầu
hết sống ở các nước có thu nhập cao, hiện chiếm 54%.



CHƯƠNG 2. CHỦ NGHĨA BIỆT LẬP
2.1. Định nghĩa
Chủ nghĩa biệt lập là niềm tin rằng một quốc gia nên đứng ngoài không quan tâm
đến chiến tranh và xung đột, nó khẳng định rằng lợi ích tốt nhất của quốc gia này là giữ

các công việc của các nước khác ở xa. Chủ nghĩa biệt lập chủ trương hạn chế sự tham gia
của quốc tế là để tránh gây những tranh cãi nguy hiểm và không mong muốn giữa các
nước.
Chủ nghĩa biệt lập cho rằng một quốc gia cố gắng cô lập quốc gia của mình khỏi
công việc của các quốc gia khác bằng cách từ chối liên minh, từ chối cam kết kinh tế với
nước ngoài, thoả thuận quốc tế và cố gắng làm cho kinh tế hoàn toàn tự chủ; tìm cách
cống hiến toàn bộ nỗ lực của đất nước cho sự tiến bộ của chính mình, cả ngoại giao và
kinh tế, trong khi vẫn ở trong tình trạng hòa bình bằng cách tránh xa những vướng mắc
và trách nhiệm của nước ngoài.
2.2. Quan điểm của chủ nghĩa biệt lập
Chủ nghĩa biệt lập, theo quan điểm chung, là niềm tin rằng một quốc gia nên tránh
khỏi các cuộc chiến tranh và xung đột, không quan tâm đến chúng. Trong một chính sách
cụ thể hơn, chủ nghĩa biệt lập là một tập hợp các chính sách dẫn đến không can thiệp:
tránh các liên minh chính trị / quân sự có thể dẫn đến chiến tranh, hoặc có khuynh hướng,
như George Washington đã nói, "vướng vào hòa bình và thịnh vượng của chúng ta" trong
những vấn đề của tham vọng, thù địch, quan tâm, hoặc sự nghiêng về các quốc gia khác.
Nhiều người kết hợp chủ nghĩa biệt lập với hai khái niệm rất giống nhau là chủ
nghĩa không can thiệp và chủ nghĩa bảo hộ, nhưng không chính xác. Chẳng hạn như
không can thiệp, có nghĩa là tránh các liên minh quân sự có thể dẫn đến chiến tranh; đây
là loại được thực hiện nổi tiếng nhất của Thụy Sĩ. Chủ nghĩa bảo hộ, theo cách khác, có
nghĩa là sử dụng thuế cao đối với hàng nhập khẩu, được gọi là thuế quan, để ngăn chặn
thương mại nước ngoài ảnh hưởng đến thương mại trong nước.


Chủ nghĩa không can thiệp là một loại chính sách ly khai bên ngoài, nhằm mục
đích giữ cho một quốc gia xa các quốc gia khác có thể sẽ làm hại nó. Chủ nghĩa bảo hộ là
một chính sách ly khai trong nước, được thiết kế để thúc đẩy ngành công nghiệp của
riêng mình và các lợi ích thương mại, đồng thời hạn chế tác động của thương mại hoặc
kinh doanh nước ngoài. Tính trung lập quốc tế là một phần hiếm hoi, và chủ nghĩa biệt
lập, khi nó được nói đến, thường được mô tả là một nguyên nhân gây ra cho một số vấn

đề toàn cầu (Thế chiến II).
2.3. Nguyên nhân xuất hiện trở lại của chủ nghĩa biệt lập
Trong nhiều thập kỷ đã có một sự đồng thuận rằng toàn cầu hóa mang lại nhiều
việc làm, lương cao hơn và giá cả thấp hơn - không chỉ tại các quốc gia giàu có mà còn
với cả các nước nghèo và đang phát triển. Vậy nhưng hiện nay đang có một phong trào
thể hiện sự thất vọng, thậm chí giận dữ đe dọa sự đồng thuận trên toàn cầu. Vậy là toàn
cầu hóa đã có vấn đề, dẫn đến sự “xuất hiện trở lại” của chủ nghĩa biệt lập ở một số quốc
gia.
Những mâu thuẫn nội tại trong vỏ bọc toàn cầu hóa
Lấy ví dụ, cuối năm 2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng đã công bố Chương
trình Giám sát cá da trơn của Việt Nam, buộc phải áp dụng tiêu chuẩn của Mỹ ngay từ
quy trình nuôi cá da trơn tại Việt Nam. Điều đó thực ra là một biện pháp bảo hộ, giúp các
công ty cá da trơn của Mỹ cạnh tranh được với những nhà nhập khẩu cá da trơn của Việt
Nam, như lời nhận định của Thượng nghị sĩ John McCain.
Tháng 5/2016 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo nâng thuế nhập khẩu
đối với các nhà sản xuất thép Trung Quốc lên hơn 5 lần sau khi cáo buộc họ bán dưới giá
thị trường. Theo đó, thuế suất được áp lên tới 522% cho thép cuộn nguội được dùng trong
chế tạo xe hơi, thùng container và xây dựng được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Việc áp thế chống bán phá giá, từ sản phẩm cá da trơn của Việt Nam đến sản phẩm
thép cuộn nguội của Trung Quốc và Nhật Bản, đều là những biện pháp phi thị trường,
thậm chí là bảo hộ mậu dịch. Chỉ có điều nó lại diễn ra dưới thời chính quyền Tổng thống


Obama vốn luôn rất ủng hộ thương mại tự do toàn cầu. Điều đó chứng tỏ toàn cầu hoá
chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
Những mâu thuẫn nội tại trong các thực thể kinh tế, giữa các thực thể kinh tế được
bảo bọc bởi toàn cầu hóa ngày càng phát triển và đến giai đoạn bùng phát thì chiếc áo
toàn cầu hóa sẽ có nhiều lỗ thủng. Đó chính là cơ hội cho chủ nghĩa biệt lập tái hiện.
Sự lệch pha giữa các thực thể khiến toàn cầu hóa triệt tiêu lợi thế so sánh của
các quốc gia

Trong hoạt động kinh tế, tập quán và nguồn nhân lực là 2 yếu tố quan trọng
tạo nên lợi thế so sánh của một hay một số quốc gia trong một hay một số lĩnh vực sản
xuất nào đó. “Trăm hay không bằng tay quen” luôn là một yếu tố tạo ra sự khác biệt cho
tập quán sản xuất, truyền thống sản xuất, dù ở bất cứ thời đại nào, giai đoạn nào trong
sản xuất – kinh doanh.
Cho dù ngày nay công nghệ hiện đại có thể tạo ra hiệu quả, hiệu suất gấp
nhiều lần lao động của con người, nhưng khi khoa học được vận dụng và trở thành “tay
quen” thì hiệu quả công việc vẫn sẽ luôn cao hơn hẳn.
Lấy một ví dụ đơn giản, đó là hoạt động sản xuất thủy hải sản xuất khẩu
của Việt Nam, cụ thể là tại đồng bằng sông Cửu Long. Tập quán, lối sống vùng sông
nước đã tạo nên những khả năng riêng có của người dân vùng này. Khi ứng dụng khoa
học - kỹ thuật vào nuôi trồng thì tạo ra hiệu quả rất lớn, mà cụ thể là năng suất cao và
đương nhiên giá thành rẻ và người dân có lãi.
Vậy nhưng với toàn cầu hóa thì trong trong nhiều trường hợp lợi thế so
sánh đó lại không được ghi nhận, chấp nhận và thành quả khai thác được từ lợi thế so
sánh đó đã bị tước bỏ, mà việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cá da trơn
của Việt Nam là một thực tế. Và hậu quả đó được xem là lý do khiến cho chủ nghĩa biệt
lập tái hiện.


Có thể thấy rằng, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Israel, Singapore,
Hàn Quốc, Đài Loan hay Hong Kong đều từng là những hiện tượng trong xây dựng và
phát triển, mà việc biến lợi thế so sánh thành lợi thế tuyệt đối được xem là nguyên nhân
quan trọng nhất tạo nên thành quả ấy.
Phương thức đó cũng được Trung Quốc vận dụng và đã thành công, mà
việc chiếm lĩnh, rồi xây dựng được vị thế độc tôn trên thị trường hàng giá rẻ toàn cầu
được xem là thành quả tuyệt vời của người Trung Quốc. Điều đó cho thấy, việc triệt tiêu
lợi thế so sánh là một trong những khiếm khuyết lớn của toàn cầu hóa.
2.4. Những tư tưởng phản đối toàn cầu hóa


• “Toàn cầu hóa và những mặt trái” - Joseph E. Stiglitz
Thông điệp chính của cuốn “Toàn cầu hóa và những Mặt trái” là: vấn đề không
phải là do toàn cầu hóa, mà là do cách người ta quản lý quá trình này. Thật không may là
cơ chế quản lý này đã không thay đổi. 15 năm sau, những sự bất mãn mới đã mang thông
điệp này đến với các nền kinh tế phát triển.

• “Chiếc xe Lexus và cây Oliu” (1999) – Thomas Friedman
Chiếc xe Lexus và cây Ôliu (1999) miêu tả khá kỹ các nguyên nhân của sự chống
đối, tâm lý chống đối và hành vi chống đối toàn cầu hóa. Phân tích hiện tượng chống đối
một cách khái quát, toàn diện và đưa ra các định hướng giúp nhân loại có thể thích nghi
được với toàn cầu hóa, không bị lùi lại phía sau.

• “Thế giới phẳng” (2004) – Thomas Friedman
Cho thấy những đặc điểm, tính chất toàn cầu hóa dẫn tới những tác động đối với
con người và tốc độ đổi thay rất nhanh của toàn cầu hóa.

• “AntiGlobalization and the Genealogy of Dissent” (2010) - White Riot


Trong cuốn sách của ông, ông đã viết về các cuộc biểu tình chống lại toàn cầu hóa
với những cuộc chiến bạo lực thực sự . Qua đó, cho thấy những góc tối của toàn cầu hóa
và sự bùng nổ của con người những mặt trái mà toàn cầu hóa mang tới.

• “The battle of the story of: The battle of Seattle” - David Solnit and
RBbBeca Solnit
Miêu tả rất kỹ về cuộc chiến ở Seattle, để cho thấy rõ bức tranh chống đối của toàn
cầu hóa tại nơi được coi là dấu ấn lịch sử chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, một mảng
tối của nhân loại trong những năm đầu thế kỉ XXI.

• “Policing Dissent Social Control and the Anti-Globalization Movement” Luis A. Fernadez

Đưa các phong trào xã hội liên quan tới việc chống đối toàn cầu hóa phân tích cụ
thể, sau đó đã chỉ ra những phương thức để kiểm soát nó không biến những cuộc chống
đối hòa bình thành những cuộc bạo loạn trên toàn thế giới.

• “Globalizations from below: Transnational Activists and Protest Networks”
Cuốn sách viết rất hay về sự toàn cầu hóa từ bên dưới, đó là những tầng lớp thấp
kém hơn, chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và các mạng lưới chống đối toàn cầu hóa.
Đây được cho là những thành phần chính yếu trong các phong trào chống đối toàn cầu
hóa.
2.5. Chủ nghĩa biệt lập ở một vài quốc gia
Chẳng hạn, Trung Quốc trở nên cô lập hơn sau cuộc nội chiến, kết thúc vào năm
1950. Khi kết hợp chủ nghĩa cộng sản, Trung Quốc đang hướng tới sự độc lập về kinh tế
và tự lực. Điều này đặc biệt khó khăn để duy trì, tuy nhiên, và trong những thập kỷ gần
đây, Trung Quốc đã trở thành một thế lực kinh doanh toàn cầu.
Nhật Bản đã trải qua hơn 200 năm, từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, với biên
giới đóng cửa có hiệu quả, nó chứng minh rằng dễ dàng hơn để bị cô lập khi bạn đang


sống trên một hòn đảo. Điều này xảy ra sau một thời kỳ tương tự cuộc chiến tranh dân sự,
gần như phong kiến, và chỉ kết thúc sau khi Commodore Matthew C. Perry, vào năm
1853, đã đưa thời đại hiện đại vào Tokyo bằng cách châm ngòi sử dụng bốn tàu hải quân
của Hoa Kỳ.
Thụy Sĩ có lẽ là nước trung lập nổi tiếng nhất trên thế giới, và nó là cổ nhất kể từ
năm 1815. Mặc dù Thụy Sĩ duy trì quân đội và vẫn phục vụ trong một số sứ mệnh quốc
tế, nổi tiếng nhất với tư cách là người bảo vệ chính thức của Vatican, bảo vệ Đức Giáo
Hoàng, quan sát bất kỳ liên minh quân sự quốc tế nào. Điều này đã thành công khá tốt,
giữ Thụy Sĩ ra khỏi cả Thế chiến I và Thế chiến II.
Ngay cả Vương quốc Anh đã phát triển tách biệt theo chủ nghĩa biệt lập, bất chấp
việc phát triển một đế chế toàn cầu, dẫn đến cụm từ "mặt trời không bao giờ lặn trên đất
nước Anh" và hỗ trợ nó với hải quân tốt nhất thế giới.

Một tháng trước ngày bỏ phiếu về việc nước Anh sẽ ở lại hay rời khỏi Liên minh
châu Âu (EU), được gọi một cách ngắn gọn là “Brexit”, sự phân vân vẫn được thể hiện
rất rõ trong tâm trạng xã hội. Song, chắc chắn đây không thể là chuyện có thể thờ ơ hay
lãnh đạm.
Theo những kết quả thăm dò do hãng ICM tiến hành và được tờ Người bảo vệ
(The Guardian) đăng tải ngày 16/5/16, qua khảo sát trực tuyến: 47% chọn “Brexit”, 43%
ủng hộ “ở lại”, và 10% còn cân nhắc, trong tổng số 2048 người tham gia. Khi nghiên cứu
về mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu, chúng ta không thể không
nhắc đến các vấn đề kinh tế. EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh. Đồng thời,
Anh Quốc cũng có vai trò quan trọng trong EU. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng
khoản đóng góp hằng năm của Anh cho EU là một gánh nặng đối với quốc gia này. Họ
cũng tin rằng những đạo luật khắt khe của EU làm quốc gia này tiêu tốn hàng tỉ Bảng
Anh mỗi năm. Cụ thể, một nghiên cứu của Open Europe đã ước tính rằng top 10 đạo luật
“gây phiền hà” nhất của EU làm Anh hằng năm tiêu tốn 33,3 tỉ Bảng.


BBC ngày 27/1/2017 bình luận, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ kết thúc thương
mại tự do toàn cầu – toàn cầu hóa. Tự do thương mại và toàn cầu hóa đã có một năm
2016 rất xấu, nhưng năm 2017 có thể còn tồi tệ hơn. Đó là thực trạng hoạt động thương
mại toàn cầu sụt giảm và mất dần sự kết nối. Tổng thống Trump muốn làm "nước Mỹ vĩ
đại trở lại" với chủ nghĩa biệt lập.

2.6. Tình hình hiện nay của chủ nghĩa Biệt Lập trong xu thế Toàn cầu hóa
Do những chính sách và những đòi hỏi bất hợp lý được phát ra từ các nước phát
triển, đặc biệt là từ Mỹ như: tự do đầu tư, tự do cạnh tranh, v.v… đang là những vấn đề
gay gắt trong đó ẩn chứa những nội dung chính trị bất lợi cho lợi ích quốc gia, vai trò
điều tiết của Nhà nước, chủ quyền kinh tế của đất nước mà các nước đang phát triển phải
đối mặt, một phong trào chống toàn cầu hóa đã bùng nổ cách đây trên năm năm, phong
trào này nhanh chóng mở rộng và đã thu hút hàng trăm ngàn người có cảm tình và hoạt
động trên quy mô thế giới, từ Xingapo đến San Francisco. Phong trào khởi đầu năm 1995

khi các công ty đa quốc gia cùng chính phủ các nước phát triển và các tổ chức tài chính
quốc tế thầm lặng thương lượng một hiệp định đa phương về đầu tư nhằm tạo ra những
quyền hạn cực kỳ rộng rãi cho các tập đoàn đầu tư lớn, gây thiệt thòi cho những quốc gia
muốn bảo vệ môi trường và người lao động, sức khỏe của công dân nước mình. Nhưng
tài liệu bị lộ ra ngoài; lập tức báo động được phát ra, bản dự thảo được công bố trên
Internet. Các nhóm phản đối được hình thành trong nhiều nước, tạo một áp lực mạnh trên
các chính phủ ở châu Âu, buộc họ cuối cùng phải tạm gạt bỏ ý đồ.
Mùa thu năm 1989, khi Bộ trưởng các nước từ khắp thế giới họp hội nghị của
WTO ở Seattle, 50.000 người chống toàn cầu hóa đã kéo đến đấy. Tổ chức đứng ra phối
hợp hành động là “Diễn đàn quốc tế về toàn cầu hóa” có trụ sở ở California. Chiến thuật
của họ khá mới mẻ và có hiệu quả: không có biểu tình đông người mà phân tán thành
từng toán nhỏ chặn đường ở các ngã tư, trước cửa các khách sạn có đại biểu đang trú tại
đấy, lối vào hội trường nơi diễn ra hội nghị, khiến cho nhiều đại biểu không đến được hội
nghị.


Phong trào đã mang lại một số kết quả. Theo Business Week, 52% người Mỹ được
hỏi đã tuyên bố ủng hộ những hoạt động chống đối ở Seattle. Một số tập đoàn đã phải cải
tiến các điều kiện lao động. Và mưu đồ của nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton mở rộng
vùng tự do mậu dịch đến châu Mỹ Latinh đã vấp phải sự khước từ mãnh liệt. Các chính
phủ châu Âu đã chống lại việc xem văn hóa phụ thuộc duy nhất vào quy luật thị trường.
Với động cơ có thể rất khác nhau, các nhóm trong phong trào ít nhất cũng nhất trí
một điều: các công ty đa quốc gia và tài chính đang xây dựng một trật tự mới, trong đó
một thiểu số giàu có lên trong khi đại đa số nghèo đi. Họ tố cáo những mặt tiêu cực của
toàn cầu hóa: những thụt lùi về xã hội, thất nghiệp hàng loạt, dân chủ bị xói mòn, cảnh
khốn quẫn tinh thần, chiến tranh sắc tộc do đói kém và tài nguyên giảm sút. Họ đòi xóa
nợ cho các nước nghèo. Họ xem WB và IMF là “những tay sai của các tập đoàn”.
Phong trào chống toàn cầu hóa cứ tiếp tục được duy trì cho đến lần họp Diễn đàn
kinh tế Đavốt hồi đầu năm nay. Diễn đàn này, được thành lập từ năm 1971, là một thể chế
độc lập với các tổ chức quốc tế khác, trong đó các chính khách, các nhà kinh doanh, các

học giả thảo luận và đề xuất chính sách đối với những vấn đề kinh tế thế giới và những
vấn đề có liên quan. Ngay sau khi mới ra đời, Diễn đàn kinh tế Đavốt đã nhanh chóng
đóng vai trò một động lực quan trọng thúc đẩy các chính sách tự do hóa thương mại, trở
thành nơi tụ họp của hơn 1000 công ty và tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều đáng lưu ý là chưa bao giờ tại Hội nghị của Diễn đàn kinh tế Đavốt, vốn
được xem là nơi khởi xướng và thúc đẩy tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, người ta
lại nói nhiều đến mặt trái của quá trình này nhiều như thế. Cũng chưa bao giờ ở bên ngoài
Hội nghị lại diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối toàn cầu hóa quyết liệt đến như
thế. Tại nơi diễn ra Hội nghị, có rất nhiều người đã từng xuống đường biểu tình ở Seattle
phản đối toàn cầu hóa, nhân Hội nghị của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nay lại có
mặt tại Đavốt. Nhưng đáng lưu ý hơn cả là lần đầu tiên có hẳn cả một “Diễn đàn xã hội”
hay còn gọi là diễn đàn chống Đavốt diễn ra cách đó ¼ vòng trái đất ở Pooctô Alêgri
(Braxin). Tuy không có mục tiêu làm đảo lộn chương trình nghị sự như các cuộc biểu tình
trước đây đã làm bên Hội nghị của WTO tại Seattle, nhưng “Diễn đàn xã hội” lần đầu


tiên này lại tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều. Nó được đánh giá như mốc khai sinh của một
phong trào quốc tế mới chống lại những bất công do quá trình toàn cầu hóa gây ra.
Số lượng người tham gia Diễn đàn này đã vượt quá mức dự đoán của những người
tổ chức. Theo dự kiến, sẽ có 2.500 người đến dự Diễn đàn, nhưng trên thực tế đã có tới
hơn 10.000 đại biểu từ 120 nước tham dự cùng hơn 1000 nhà báo. Tuy Diễn đàn xã hội
thế giới Pooctô Alêgri không đưa ra một bản tuyên ngôn quan trọng nào, nhưng đây sẽ là
bước khởi đầu của một giai đoạn mới trong việc khẳng định vai trò của các tổ chức xã hội
thế giới trong cuộc đấu tranh chống mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Mục tiêu đầu tiên
của Diễn đàn xã hội thế giới về cơ bản đã thành công: đó là nâng cao nhận thức đầy đủ và
toàn diện hơn về toàn cầu hóa cũng như phát triển mạng lưới hoạt động chống lại mặt
tiêu cực của quá trình này. Diễn đàn đã nhận được sự hậu thuẫn tích cực của khoảng 500
nghị sĩ đại diện cho hơn 100 quốc gia từ cả năm châu lục có mặt tại Diễn đàn về quyết
định thành lập một mạng lưới nghị viện quốc tế ủng hộ đối với các phong trào xã hội và
quần chúng phản đối toàn cầu hóa.

Hiện nay xu thế toàn cầu hóa hiện nay trên toàn cầu vẫn đang được mở rộng và
phát triển nhưng dường như các “ông lớn” như Mỹ, Anh, Pháp có những động thái “phục
vụ riêng lợi ích cho mình hơn là chung” để thể hiện chủ nghĩa biệt lập riêng của mỗi quốc
gia.
Kể từ sau Thế chiến thứ 2, nhiều quốc gia có sự đồng thuận về mặt kinh tế, duy trì
nền hòa bình, xóa bỏ các rào cản thương mại để thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng hơn.
Ai cũng nhận ra được thương mai toàn cầu thúc đẩy kinh tế, nhưng lại tước đi nhiều lớp
sản xuất, khiến nhiều quốc gia phải tham gia kí kết các thỏa thuận thương mại tự do đa
phương và cùng lúc đối mặt với nhiều thách thức.
Kể từ khi tổng thống Donald Trump trúng cử, Mỹ đã rút khỏi TTP, xóa bỏ xu
hướng thỏa thuận song phương giữa ta và họ. Tổng thống đã đưa ra quan điểm về các
thỏa thuận thương mại ngoài để giúp các mối quan hệ quốc tế, cần phục vụ được các lợi


ích của Mỹ. Chính ông cũng lên án NATO là lỗi thời, không muốn tham gia vào các tổ
chức toàn cầu.
Mặt khác Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì cấm vận chống lại Nga vì xung đột
ở Ukraina, nhưng các nhà lãnh đạo mới của châu lục này hiện nay đang tìm cách cài đặt
lại quan hệ của họ với Moscow.
Và, không phải các giá trị cơ bản ràng buộc châu Âu với Bắc Mỹ đã bị loại bỏ, mà
là nền dân chủ tự do phương Tây dường như đang ở thế thủ và bất trắc. Trên toàn châu
Âu và ở khắp Bắc Mỹ, tranh cãi về sự hòa hợp ngày càng gay gắt. Có một sự dịch chuyển
theo hướng khuyến khích sự đồng hóa, làm cho người nhập cư mới chấp nhận các giá trị
tự do đang tồn tại. Ở Đức, sự cảm thông đối với willkommenskultur - tức văn hóa đón
nhận người nhập cư – ngày càng thu hẹp. Sẽ không còn những dòng người tị nạn hướng
tới nước này như hồi năm 2015 nữa.
Ở Mỹ, Ông Trump cam kết sẽ trục xuất những người nhập cư không giấy tờ, trong
đó có lời thề "xây môt bức tường lớn ở biên giới phía nam đất nước". Và hiện tại sẽ tiếp
tục trận chiến giữa hai tư tưởng cạnh tranh nhau. Một bên là những người quyết tâm bảo
vệ đất nước và có thiên hướng dựng lên những bức tường chắn chống lại thế giới nguy

hiểm và bất ổn. Một bên là những người tin vào chủ nghĩa quốc tế tự do, vào tính cởi mở,
thương mại tự do và các thể chế quốc tế.
Chủ nghĩa biệt lập được nhắc đến trong mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và
cộng đồng các nước châu Âu. Đã từng có những người gọi đây là cuộc “hôn nhân” của
Anh và EU, kết hôn từ năm 1973 nhưng dường nhưng không có nhiều ưng thuận, chấp
nhận nhiều mặt của nhau.
Điều có thể nhận ra nhanh chóng chính là suốt thời gian qua Anh không từ bỏ
đồng tiền Bảng Anh để dùng chung đồng tiền Euro với các nước thành viên trong liên
minh Châu Âu. Và ngay chính trong suy nghĩ của những người Anh không có nhiều khái
niệm về đồng tiền chung Euro, thái độ của người Anh không tích cực hay mặn mà về xu
thế hòa nhập với cộng đồng chung Châu Âu.


Ông Stephen Clarke, nhà văn Anh, nói: “Lúc đầu, người Pháp không muốn chúng
tôi vào EU. Cuối cùng Anh vẫn gia nhập nhưng hơi miễn cưỡng vì chúng tôi là những
người đến sau. Đương nhiên là những cuộc chiến tranh trong quá khứ vẫn khiến chúng
tôi phần nào không tin tưởng nhau trong hiện tại. Có những điều không thể nào quên”.
Ngược lại, bà Agnes Poirier, nhà văn Pháp, nói: “Sự thật nước Anh là một hòn đảo, điều
này có thể giải thích cho thái độ kỳ lạ của người Anh, những người không xem mình là
một phần của châu Âu”.
Và gần đây nhất chính là sự kiện Anh bắt đầu cuộc đàm phán, khởi động những
hoạt động đầu tiên để Anh chính thức rời khỏi Liên Minh Châu Âu sau nhiều năm cùng
chung sống. Sự kiện Anh rời khỏi liên minh Châu Âu sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2019,
trước đó Anh cũng đã có hoạt động trưng cầu ý dân chúng, và tỷ lệ dân chúng đồng ý cho
hoạt động này lên tới 51,9% ủng hộ. Sự kiện Brexit này lại một lần nữa đặt lên tiếng nói
về “chủ nghĩa biệt lập” rõ ràng của Anh đối với cộng đồng chung châu Âu.

2.7. Tác động của chủ nghĩa Biệt Lập trong xu thế toàn cầu hóa
Ngay trong chính môi trường toàn cầu hóa được đánh giá là làm tăng thêm sự
thịnh vượng cho nền kinh tế toàn thế giới, thì chủ nghĩa biệt lập lại chỉ ra được phần đông

dân số các nước tiên tiến không sống được tốt trong xu thế ấy: tại Mỹ, 90% người dân
phải trải qua giai đoạn trì trệ lương kéo dài 1/3 thế kỉ. Thu nhập trung bình của lao động
nam toàn thời gian thực chất thấp hơn (do điều chỉnh theo lạm phát) 42 năm trước. Thu
nhập thực của những người tầng lớp thấp dưới đáy chỉ bằng với thu nhập của 60 năm
trước.
Như vậy chủ nghĩa biệt lập đã chỉ ra được sự bất bình đẳng của cuộc sống con
người trong xu thế ấy, nhận ra sự bất bình đẳng để có hướng giải quyết cho chính người
dân của mỗi quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, những người được lợi là những nhà tài
phiệt chỉ chiếm 1% dân số thế giới và tầng lớp trung lưu ở những nền kinh tế mới nổi.


×