Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Kế hoạch phát triển bền vững của heineken việt nam và phương hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp sản xuất đồ uống và thực phẩm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.53 KB, 40 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi trường trong quá trình
phát triển kinh tế đã và đang tạo ra mối lo cho nhiều quốc gia và đe dọa về sự
tăng trưởng bền vững của nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, phát triển bền
vững trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia, hướng đến một nền
kinh tế xanh – đảm bảo sự phát triển lâu dài cho thế hệ tương lai bắt đầu từ ý
thức bảo vệ môi trường. Một trong những doanh nghiệp Việt Nam đi đầu về sự
phát triển của doanh nghiệp đề cao sự phát triển bền vững chính là Heineken
Việt Nam. Tiếp nối hành trình “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” trong suốt 25 năm
qua, Heineken Việt Nam với những thương hiệu bia được yêu thích mà còn vì
sức phát triển bền vững trên nền tảng nâng cao giá trị cho CON NGƯỜI, sự
THỊNH VƯỢNG và tương lai của HÀNH TINH, đồng thuận cùng các mục tiêu
phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Chính vì những lý do trên, nhóm chúng
em chọn đề tài “Kế hoạch phát triển bền vững của Heineken Việt Nam và
phương hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp sản xuất đồ uống và
thực phẩm tại Việt Nam” để phân tích và tìm hiểu hoạt động của Heineken
nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, từ đó đề xuất giải pháp theo đuổi
mục tiêu này cho các doanh nghiệp sản xuất đồ uống và thực phẩm tại Việt Nam.
Bài liệu luận gồm 2 phần chính
· Phần II: Thực trạng kế hoạch phát triển bền vững của Heineken Việt Nam
· Phần III: Đánh giá kế hoạch PTBV của Heineken và đề xuất ra phương
hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất đồ uống và thực phẩm
tại Việt Nam
Chúng em xin cảm ơn cô Bảo Trâm đã hướng dẫn để chúng em có thể
hoàn thành bài tiểu luận này. Do hạn chế về thời gian và kiến thức, bài của nhóm
có thể vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được phản hồi từ cô và
các bạn để có thể cải thiện chất lượng nội dung của tiểu luận.

1



PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.

Khái niệm phát triển bền vững

-

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại

của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ
tương lai.
-

Việc gắn kết phát triển bền vững trong chiến lược trung và dài hạn là tất

yếu, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành; đồng thời
doanh nghiệp cũng tạo dựng được hình ảnh với khách hàng, tăng sự gắn bó và
hài lòng của người lao động, từ đó các chương trình kinh doanh của doanh
nghiệp cũng dễ dàng được phát huy hiệu quả.
2.

Đặc điểm của phát triển bền vững

-

Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại

hệ sinh thái và môi trường;
-


Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới;

-

Ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa

phương;
-

Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm;

-

Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và

chất lượng cuộc sống của ngươì dân đều thay đổi theo hướng tích cực
3.

Ba yếu tố trụ cột của phát triển bền vững
Một doanh nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo được 3 phương

diện chính: Tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp đóng góp vào tăng
trưởng bền vững của nền kinh tế; Đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã
hội, chung tay bảo vệ môi trường

2


Kinh tế


Xã hội

Môi trường
Ba yếu tố trụ cột của phát triển bền vững

4.

Lợi ích & thách thức trong việc phát triển bền vững đối v ới

doanh nghiệp
b.

Lợi ích trong việc phát triển bền vững đối với doanh nghiệp

-

Cải thiện hình ảnh thương hiệu và lợi thế cạnh tranh: Gắn kết phát triển

bền vững vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời tuân thủ
những quy định đang liên tục thay đổi và có trách nhiệm , động lực và hành
động để bảo vệ môi trường tốt hơn
-

Nâng cao năng suất và giảm chi phí: Giảm thiểu chi phí bao gồm các

hoạt động tiết kiệm năng lượng đơn giản như tắt đèn khi không cần thiết hay
dùng tường cách nhiệt cho tới các biện pháp phức tạp như cài đặt hệ thống
sưởi ấm và làm mát địa nhiệt.
-


Tăng cường khả năng tuân thủ luật lệ: Gắn kết phát triển bền vững vào

hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời tuân thủ những quy định
đang liên tục thay đổi và có trách nhiệm , động lực và hành động để bảo vệ
môi trường tốt hơn.

3


-

Thu hút nhân viên và nhà đầu tư: Con người thích được gắn với những

điều tích cực. Họ không muốn dính líu tới những doanh nghiệp liên quan đến
những thảm họa sinh thái hay các vụ bê bối phúc lợi xã hội
-

Làm hài lòng cổ đông: các doanh nghiệp được đánh giá cao trong các

lĩnh vực môi trường, xã hội và quản lý thường hoạt động tốt hơn các doanh
nghiệp khác trong trung và dài hạn.
c.

Thách thức trong việc phát triển bền vững đối với doanh

nghiệp
-

Chất lượng môi trường không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững


trong hoạt động kinh doanh. Những bất ổn này có thể là sự bất ổn về nguồn
cung cho sản xuất kinh doanh, những bất ổn phát sinh từ thiệt hại do ô nhiễm
môi trường gây ra cho các chủ thể kinh doanh.
-

Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được phải ở mức thấp

hơn khả năng tái tạo chúng. Điều này tạo ra thách thức duy trì nguồn cung
bền vững cho doanh nghiệp.
-

Đối với tài nguyên không thể tái tạo lẽ ra phải được sử dụng với hiệu

quả tối ưu và ứng dụng những công nghệ mới tiết kiệm nguyên liệu. Doanh
nghiệp đứng trước bài toán về chi phí sản xuất cao.

4


PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA HEINEKEN VIỆT
1.

Tổng quan về Heineken Việt Nam

a.

Heineken toàn cầu
Heineken là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng trên toàn thế


giới xuất xứ từ Hà Lan, ra đời vào năm 1873, khi Gerard Adrian Heineken
thành lập nên Heineken & Co và là công ty gia đình cho đến tận ngày nay.
Vào thời gian đầu, nhà máy chỉ sản xuất bia cho thị trường trong nước. Năm
1912, Heineken xuất khẩu sang các nước Bỉ, Anh, Tây Phi, Ấn Độ….
Heineken có mặt ở 170 nước trên thế giới với 120 nhà máy ở hơn 60
quốc gia, khối lượng bia sản xuất lên đến 109 triệu hectolit hàng năm. “Dòng
họ” Heineken trở thành tên gọi phổ biến. Và cho đến bây giờ khi nhắc đến
Heineken, không ai là không nghĩ đến một dòng bia cao cấp với màu xanh lá
cây đặc trưng đi kèm với một logo hình ngôi sao đỏ nổi bật và câu slogan nổi
tiếng : ‘‘Chỉ có thể là Heineken – It could be only Heineken’’
Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng
năm về 100 thương hiệumạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá đến
2.4 tỉ USD, được ADSA xếp vào “Beer Category Launch of the year”, chiếm
3 giải thưởng về PR, bao bì và quảng bá qua radio của giải thưởng hàng năm
của tạp chí Grocer cho quảng cáo và tiếp thị.
b.

Heineken tại Việt Nam



Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam (Tên trước đây:

Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam) được thành lập vào năm 1991 là
công ty liên doanh giữa Công ty TNHH Heineken Châu Á Thái Bình Dương
(HAP) có trụ sở chính tại Singapore và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn
(SATRA). Với các nhà máy đang hoạt động tại Thành phố Đà Nẵng, Thành
5



phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Quảng Nam và Tỉnh Tiền Giang, sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm bia mang thương hiệu Heineken, Tiger, Tiger Crystal,
Desperados, Strongbow Cider, Biere Larue, Biere Larue Export, BGI và
Bivina tại thị trường Việt Nam


Tác động đến kinh tế xã hội của Heineken được mô tả trong hình minh

hoạ dưới đây:

Hình mô tả tác động đến kinh tế xã hội của Heineken Việt Nam

2.

Các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới kế hoạch

phát triển bền vững của Heineken
a.

Điều kiện tự nhiên

-

Điều kiện khí hậu của Việt Nam: Khí hậu Việt Nam rất đặc biệt với:

+

Miền Bắc có 4 mùa thì vào những ngày mưa dầm gió rét sản phẩm bia

tiêu thụ chậm, nhu cầu về bia giảm đi rõ rệt. Đến mùa hè thì nhu cầu sản


6


phẩm bia lại tăng lên rất nhiều, do nhu cầu khách hàng tiêu thụ rất lớn. Do
vậy mà sản lượng tăng gấp ba đến bốn lần so với mùa đông.
+

Miền Nam chỉ có mùa nóng quanh năm, bia được tiêu thụ một cách đều

đặn hơn và trải đều cả năm.
Chính sự co giãn của cung cầu này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản
xuất của công ty, phải có kế hoạch rõ ràng cho từng vùng để đạt hiệu quả cao
nhất.
-

Môi trường ngày càng ô nhiễm đòi hỏi phải đầu tư quy trình công nghệ

hiện đại để xử lí chất thải đúng với tiêu chuẩn quy định, việc đó đòi hỏi chi
phí đầu tư của hãng sẽ phải tăng lên rất nhiều.
-

Tình hình mưa bão, lũ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển

sản phẩm từ các nhà máy sản xuất đến nơi tiêu thụ.
-

Hiện nay không nguyên liệu nông sản nào trong nước ngoại trừ gạo

được Heineken mua, do điều kiện thời tiết Việt Nam không phù hợp trồng

những loại nguyên liệu đặc thù để sản xuất bia ví dụ như lúa mạch.
-

Nguồn nước tại Việt Nam hiện nay ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn

chính vì vậy nguồn cung nước đầu vào cho các nhà máy bia đặc biệt là cho 2
nhà máy tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh muốn sử dụng được đòi hỏi
Heineken phải tốn thêm nhiều chi phí cho việc xử lí nước. Hơn thế nguồn
nước thải đầu ra môi trường cũng phải qua rất nhiều quá trình . Điều này
khiền chi phí tăng cao nhiều lần.
b.

Điều kiện xã hội



Xu hướng phát triển bền vững
Trước những tác động xấu của biến đổi khí hậu những năm gần đây,

Việt Nam đứng thứ 5 trên toàn cầu về thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu và mực nước biển dâng. Đặc biệt, trong năm 2016, những sự cố về môi
trường liên quan đến các doanh nghiệp sản xuất đã trở thành tâm điểm chú ý
của chính phủ và người dân.
7


Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường
Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng Việt Nam là sử dụng những sản
phẩm không chỉ đáp ứng được các tính năng, chức năng cần thiết; mà còn
thân thiện với môi trường, các sản phẩm xanh như các thiết bị tiết kiệm điện,

năng lượng mặt trời; sử dụng xăng sinh học,...
17 mục tiêu Phát triển Bền vững của thế giới
Để ứng phó với các vấn đề toàn cầu trong 15 năm tới như nghèo đói,
bất bình đằng, biến đổi khí hậu,… ngày 25/9/2015, lãnh đạo 154 nước thành
viên Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững
(Sustainable Development Goals - SDGs). SDGs là một phần của chương
trình Phát triển Bền vững, để thay cho Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên đã
hết hạn vào cuối năm 2015. Có 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể cho giai
đoạn 2015 – 2030. Dưới đây là một mục tiêu Phát triển Bền vững của thế giới
mà kế hoạch phát triển bền vững của Heneiken hướng đến:
Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi
người ở mọi lứa tuổi.
Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các
điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm
đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.
Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở
và bền vững, khuyến khích đổi mới.
Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Hoạt động của các doanh nghiệp nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển
bền vững

8


Kể từ khi 17 mục tiêu phát triển bền vững (SCGs) được thông qua,
nhiều doanh nghiệp Việt đã khẳng định tầm nhìn và quyết tâm theo đuổi con
đường phát triển xanh cùng nhân loại.
Panasonic Việt Nam sử dụng những giải pháp tổng thế và công nghệ
xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện các chiến dịch vì cộng

đồng như Chuỗi hoạt động giáo dục môi trường mang đến những kiến thức
môi trường cho hơn 13,000 học sinh trên cả nước. Chương trình trồng cây
xanh thường niên “Panasonic vì một Việt Nam Xanh” với trên 70,000 cây
xanh được trồng tại địa bàn 4 tỉnh.
Coca-Cola đã đầu tư 4 triệu USD để cung cấp nước sạch cho hơn
65.000 người tại 7 tỉnh trong 10 năm. Coca-Cola cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) đã triển khai sáng
kiến 5by20 thông qua các khóa đào tạo trực tuyến (e-learning) được thực hiện
tại các trung tâm cộng đồng EKOCENTER.
Còn với Unilever, công ty không làm CSR, mà theo đuổi mục tiêu phát
triển bền vững bằng cách xây dựng mô hình kinh doanh USLP (Unilever
sustainable living plan) kế hoạch phát triển bền vững của Unilever có ba mục
tiêu lớn: Cam kết cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho 20 triệu người
dân Việt Nam. Giảm thiểu tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào việc tiết kiệm nước, giảm
thiểu chất thải và giảm thiểu tiêu phí nguyên liệu.


Trình độ dân trí ngày càng cao, thu nhập bình quân tăng.
Thu nhập bình quân của Việt Nam tăng khá nhanh, cụ thể GDP tăng

bình quân giai đoạn 2005-2015 là 6,5 %/năm. Trình độ dân trí ngày càng cao
của Việt Nam cùng với xu hướng dùng bia thay rượu đã tạo thuận lợi để thực
hiện mục tiêu “tuyên tuyền uống có trách nhiệm.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm sản
phẩm thay thế như: nước trái cây, rượu, đặc biệt là thị trường nước uống dinh

9



dưỡng. Thu nhập tăng cao cũng khiến lượng tiêu dùng hàng hóa thực phẩm và
đồ uống nhập khẩu tăng lên, thêm đối thủ cạnh tranh thị phần với Heineken.



Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được cải thiện bao gồm hệ thống thông tin, đường xá,

phương tiện vận chuyển, …tạo thuận lợi cho khâu sản xuất, phân phối và tiêu
thụ sản phẩm của Heineken, làm cơ sở cho mục tiêu trở thành “nhà máy bia
xanh” nhờ việc giảm bớt lượng khí thải trong khâu vận chuyển, đồng thời hỗ
trợ thực hiện mục tiêu “sức khỏe và an toàn”. Nhiều trung tâm thương mại,
khu du lịch, nhà hàng… xuất hiện cũng làm tăng độ lan tỏa của chiến lược
“uống có trách nhiệm”.


Môi trường văn hóa mở
Việt Nam là một trong các quốc gia có thể tiếp thu nền văn hóa ngoại

nhanh. Vấn đề bình đẳng giới, phụ nữ Việt Nam nhìn chung đã có vai trò
tương đương với nam giới, nhiều người còn đóng vai trò quan trọng trong các
tổ chức kinh tế xã hội. Điều tạo thuận lợi để Heineken tiến hành tuyên truyền
ý thức cộng đồng để thực hiện mục tiêu “hỗ trợ cộng đồng”
3.

Kế hoạch phát triển bền vững của Heineken Việt Nam

a.

Mục tiêu Heineken đặt ra:

Dựa trên chiến lược phát triển bền vững toàn cầu của Heineken, Vì Một

Thế Giới Tốt Đẹp Hơn, tập trung vào sáu lĩnh vực mà hãng này và các bên
liên quan tin tưởng sẽ tạo được sự khác biệt lớn nhất. Chiến lược này được áp
dụng các tiêu chuẩn của Tổ Chức Nhà Máy Bia Đẳng Cấp Thế Giới (World
Class Brewery Organisation – WCBO) để đạt hiệu quả cao.
Chiến lược Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn phủ toàn bộ chuỗi giá trị “Từ
nguyên liệu đến tiêu dùng”.

10




Bảo vệ nguồn nước

-

Giảm lượng nước tiêu thụ trong sản xuất bia theo tiêu chuẩn đẳng cấp

của ngành công nghiệp sản xuất bia châu Âu (2.5l nước cho ra 1l bia)
-

Lắp đạt hệ thống xử lí nước thải nhằm đảm bảo toàn bộ nước thải của

nhà máy được xử lí bằng quy trình khép kín trước khi trả về môi trường
-

Tuyên truyền và hợp tác với cộng đồng địa phương để bảo vệ chất


lượng nguồn nước


Giảm khí thải CO2
Giảm mức độ khí thải CO2 có liên quan đến quá trình sản xuất của

hãng nhiều nhất. Ngoài ra còn các mục tiêu khác như tái chế nguyên liệu, xử
lí phế phẩm và giảm ô nhiễm tiếng ồn, sử dụng năng lượng tái chế.


Nguồn cung bền vững
95% các nhà cung cấp tuân thủ Quy trình 4 bước của Bộ Quy tắc Nhà

cung cấp. Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam áp dụng Quy trình Bộ quy tắc
Nhà cung cấp nhằm đảm bảo thực hành các thông lệ đúng trong toàn chuỗi
cung ứng, từ đó đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu được đồng nhất, bao
gồm các bước Ký kết – Phân tích rủi ro nhà cung cấp – Giám sát nhà cung
cấp – Kiểm toán


Tuyên truyền uống có trách nhiệm
Mục tiêu của Heineken là sản xuất những sản phẩm bia chất lượng, an

toàn cho người tiêu dùng thưởng thức và tiếp thị có trách nhiệm.


Sức khỏe và an toàn
Trong chiến lược phát triển bền vững, Heineken luôn hướng sức khỏe

và an toàn của người lao động. Mục tiêu của Heineken là giảm tầm suất tai

nạn tại các nhà máy, huấn luyện các nhân viên thuộc nhóm đối tượng hoàn
thành các khóa học trực tuyến về an toàn và đảm bảo an toàn đường bộ với hệ
thống xe vận chuyển


Hỗ trợ cộng đồng
11


Heineken xác định sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp được xây
dựng trên nền tảng của một cộng đồng ổn định và thịnh vượng. Hãng hiểu rõ
việc kinh doanh của sẽ tạo tác động đến cộng đồng theo nhiều cách nên luôn
tìm cách đầu tư và hợp tác, đồng thời có những hình thức đóng góp trực tiếp
cho cộng đồng để tạo nên những thay đổi lâu bền và tích cực cho xã hội.
b.

Cách thức tiến hành



Quản trị Phát triển bền vữngC
Bằng cách giữ vững các cam kết Mục tiêu Phát triển bền v ững

(SDG), Heineken đã và đang thực hiện những chiến lược và biện pháp
hiệu quả cho kế hoạch phát triển bền vững của mình tại Việt Nam. Phát
triển bền vững hợp nhất với hoạt động kinh doanh c ủa Công ty TNHH
Nhà máy bia Heineken và được chỉ đạo từ cấp lãnh đạo cao nhất đ ể đề
ra những định hướng chiến lược cho kế hoạch Vì Một Việt Nam Tốt Đẹp
Hơn. Các ban thuộc bộ phận Chuỗi Cung ứng của công ty gi ữ vai trò then
chốt trong việc thúc đẩy các nỗ lực liên quan đến môi tr ường và s ử dụng

nguồn nguyên liệu có trách nhiệm tại các nhà máy và cùng v ới bộ ph ận
Nhân sự, phụ trách chương trình Sức khỏe và An toàn. Hàng quý, Công ty
tiến hành đối chiếu kết quả thực hiện với các cam kết trong chiến lược
phát triển bền vững của mình, và báo cáo tiến độ lên ban quản tr ị Phát
triển bền vững toàn cầu.


Quản lý khủng hoảng
Các trường hợp khẩn cấp sẽ do Đội Quản lý khủng hoảng được

đào tạo chuyên nghiệp của HEINEKEN Việt Nam xử lý và giải quyết theo
đúng các quy trình hành động chuẩn và các biện pháp đặc bi ệt đ ược nêu
rõ trong Cẩm nang Giải quyết khủng hoảng của công ty. C ẩm nang này
nhất quán với Cẩm nang Giải quyết khủng hoảng của HEINEKEN Toàn
cầu, bao gồm các mục tiêu chính sau:
12


1. Bảo vệ và bảo toàn sinh mạng, sức khỏe, và an sinh của con
người.
2. Giảm thiểu thiệt hại gây ra cho môi trường tự nhiên.
3. Giảm thiểu tổn thất, thiệt hại, hoặc gián đoạn đối với uy tín, c ơ
sở vật chất, nguồn lực và hoạt động của công ty.
4. Quản lý việc truyền đạt và thông tin tức thời về việc giải quy ết
các tình huống khẩn cấp và vấn đề an toàn.


Giá trị và Hành vi
Các giá trị và hành vi chính yếu xác định và h ướng d ẫn chúng tôi


hành động để đạt các mục tiêu đề ra trên cương vị một doanh nghi ệp
phát triển bền vững. Các giá trị và hành vi này được truyền đạt đến mọi
nhân viên để cùng chung tay vì một Việt Nam tốt đẹp h ơn.
-

Các giá trị cốt lõi

+

Tôn trọng con người và hành tinh

+

Niềm vui cuộc sống

+

Chất lượng sản phẩm

+

Khát vọng thành công

-

Năm hành vi để thành công

+

Hãy đặt an toàn lên trên hết


+

Hãy thành công như một doanh nhân

+

Hãy cộng tác thông qua sự tin cậy

+

Hãy đơn giản hóa mọi việc

+

Hãy luôn học hỏi để hoàn thiện

-

Quy tắc ứng xử trong kinh doanh của Heineken

13


+

Bộ Quy tắc Heineken (Heirules) được xây dựng dựa trên Bộ Chuẩn

mực và Quy tắc của Heineken và hướng dẫn chi tiết cách th ức th ực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày.

+

Chính sách lên tiếng (Speak Up): cho phép nhân viên bên ngoài báo

về Heineken một cách ẩn danh và được bảo mật về bất kỳ hành vi nào
nghi ngờ vi phạm quy tắc ứng xử.
Lĩnh vực 1: Tuyên truyền uống có trách nhiệm
Tuân theo cam kết Mục tiêu SDG 3.5: Tăng cường các hoạt động
ngăn ngừa và giải quyết việc lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm lạm
dụng ma túy và lạm dụng thức uống có cồn, Heineken th ực hiện k ế
hoạch tuyên truyền uống có trách nhiệm, ngăn ngừa việc lạm dụng th ức
uống có cồn bằng cách thay đổi hành vi người tiêu dùng thông qua chiến
lược 3 cấp như sau:


Sử dụng nhãn hiệu của chính mình – công cụ hữu hiệu nhất để

truyền tải thông điệp uống có trách nhiệm: Năm 2016, Công ty th ực
hiện chiến dịch với chủ đề: “Moderate Drinkers Wanted” (Uống chừng
mực mới hấp dẫn) khi lần đầu tiên đặt phụ nữa vào tâm điểm của thông
điệp với ý tưởng là những người uống chừng mực luôn được ph ụ n ữ ưa
thích hơn. Tận dụng lợi thế về khả năng tiếp cận khách hàng thông qua
thương hiệu của mình tại các sự kiện lớn như Tiger Mix và Heineken
Green Room, Heineken đã mang thông điệp của mình tới hàng triệu
người dùng qua các bảng truyền thông, bao bì sản phẩm của mình, qua
fanpage hơn 131.000 lượt theo dõi của mình. Thông điệp “Uống có trách
nhiệm” đã được chia sẻ thành công trên mạng xã h ội 3,6 triệu l ần tính
đến cuối năm 2016.



Xây dựng các chương trình hợp tác chiến lược với Chính ph ủ

để giải quyết vấn đề lạm dụng thức uống có cồn: Heineken tiến hành
hợp tác với Chính phủ và các Tổ chức phi chính phủ nh ư Ủy ban An toàn
14


Giao thông quốc gia, Trung tâm quốc tế về Chính sách Chất có cồn tại
Việt Nam (ICAP).


Nâng cao ý thức về uống có trách nhiệm trong nhân viên, các

đối tác kinh doanh và giới trẻ nói chung:
Ý thức được việc phải bắt đầu từ chính đội ngũ nhân viên của
mình – những đại sứ uống có trách nhiệm, Công ty liên tục nhắc nh ở
nhân viên của mình về vai trò quan trọng của họ, cụ thể là:
-

Truyền đạt và áp dụng quy tắc “Đã uống rượu bia thì không lái xe”,

tổ chức xe đưa đón cho nhân viên khi đi thăm th ị tr ường và cấp phiếu
taxi cho 2000 nhân viên trong năm 2016.
-

Huấn luyện về An toàn giao thông cho hơn 4300 nhân viên tiếp th ị

sản phẩm, tổng thời gian huấn luyện là hơn 17000 giờ.



Ngoài ra, Heineken còn đưa nội dung huấn luyện “Uống có trách

nhiệm” vào chương trình ngày về Sức khỏe An toàn , giới thiệu
chương trình “Uống có trách nhiệm” tới hơn 250 nhà phân ph ối tại Hội
nghị các nhà phân phối thường niên. Heineken cũng đã đưa chương trình
đến với hai trường Đại học Sài Gòn và Đại học Sư phạm kỹ thuật với
thông điệp “Chừng mực để sống vui khỏe” thông qua bài nói chuyện của
các bác sỹ dinh dưỡng nhằm tạo văn hóa uống có trách nhiệm trong
cộng đồng người trẻ với sự tham gia của 1504 sinh viên và 1200 nhân
viên.
Lĩnh vực 2: Bảo vệ nguồn nước
Heineken thực hiện giáo dục và hợp tác với các cộng đồng đ ịa ph ương
để bảo vệ chất lượng nguồn nước và ngăn ngừa n ạn khan hiếm n ước,
tạo điều kiện để mọi người được tiếp cận với nguồn nước uống an
toàn.


Giảm mức tiêu thụ tại các nhà máy bia:
15


Trong năm 2016, Heineken đã tiết kiệm được trên 118.000 m 3
nước, tiết kiệm được khoảng 295 triệu đồng. Để đạt được thành tích
này, Heienken liên tục đổi mới và áp dụng các biện pháp chiến lược đều
khắp các nhà máy bia cụ thể như sau:
-

Thay đổi hành vi: Tăng cường việc sử dụng việc sử dụng nước có

trách nhiệm và khuyến khích nhân viên các nhà máy luôn l ưu ý và báo

ngay khi có rò rỉ, khuyến khích nhân viên đóng góp sáng ki ến và trao
thưởng các sáng kiến của họ.
-

Cải tiến quy trình vận hành

+

Tái sử dụng nước dư đã qua xử lý từ khu vực nấu bia sang dây

chuyền đóng chai cho quy trình vệ sinh.
+

Chuyển nước nóng dư thừa từ nhà nấu sang cho công đoạn thanh

trùng và vệ sinh công nghiệp.
+

Thay đổi kích cỡ thiết kế đầu phun của hệ thống phun n ước r ửa

chia
+

Thực hiện nhanh và hiệu quả các thao tác lau dọn nhà x ưởng đ ể

tiết kiệm lượng nước sử dụng.
+

Tối ưu hóa tần suất vệ sinh máy chiết bia (6 giờ 1 lần thay vì 4 giờ


1 lần)
+

Kiểm tra việc sử dụng năng lượng và nước tại Quảng Nam m ỗi

tháng hai lần, 5 đại diện chính của các bộ ph ận phat hiện các đi ểm b ất
thường (như rò rỉ, sử dụng nước không đúng mục đích) và theo dõi th ực
hiện biện pháp khắc phục.
+

Tối ưu hóa thời gian lưu chuyển nước nóng trong quy trình thnah

trùng tại dây chuyền đóng lon ở Tiền Giang.

16


-

Đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm nước: Hệ thống ống để tái sử

dụng nước đã qua xử lý cho công đoạn vệ sinh các máy ép bùn và s ử
dụng các công cụ tiết kiệm nước để vệ sinh các bồn chứ và các hệ thống
lọc.
-

Hợp tác để thay đổi:

+


Sử dụng hệ thống tham khảo cách làm tốt “Horizontal Expansion

Good Practice Zero-Loss System” để giải quyết các vấn đề của công ty.
+

Luân chuyển trao đổi giữa các nhân viên tài năng đ ể chia s ẻ bí

quyết và cải tiến trong các nhà máy bia (Nhà máy bia Vũng Tàu đac gi ảm
được 68% lượng nước tiêu thụ nhờ sáng kiến này).



Quản lý nước thải:

-

Đầu tư vào cơ sở vật chất xử lý nước thải:

+

Lắp đặt hệ thống theo dõi trực tuyến hệ thống xử lý nước thải tại

Tiền Giang
+

Áp dụng tại Đà Nẵng và Quảng Nam công nghệ tiên tiến của hệ

thống xử lý nước thải đã được triển khai tại các nhà máy đạt chuẩn A+.
-


Cải tiến quy trình vận hành: Giảm thất thoát chiết xuất tại các nhà

máy làm lượng chiết xuất thải ra giảm theo.
Lĩnh vực 3: Giảm khí thải CO2
Heineken đã và đang thực hiện những biện pháp giúp gia tăng
đáng kể tỉ lệ năng lượng tái tạo trong tổng nhu cầu năng l ượng cần
trong sản xuất bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng c ấp công
nghệ. Các biện pháp chiến lược chính:

17


-

Thay đổi hành vi:

+

Chiến dịch Sáng kiến Tiết kiệm năng lượng, Sáng kiến không thất

thoát và các buổi thảo luận tìm ý tưởng được tổ chức hai lần mỗi năm
nhằm khuyến khích nhân viên tìm ra các ý tưởng m ới mẻ để c ải tiến
công việc vào trao thưởng cho các ý tưởng đó.
+

Điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa tại các nhà máy.

-

Sử dụng năng lượng sạch


+

Sử dụng hơi nước từ các nồi hơi đun bằng nhiên liệu sinh kh ối là

trấu và mùn crưa để cung cấp nhiệt năng nấu bia.
+

Dùng khí sinh học, chủ yếu là mê-tan, tạo ra từ các hệ th ống x ử lý

nước thải để làm nguồn nhiệt năng nấu bia.
+

Lắp đặt pin mặt trời tại khu vực đón khách tham quan nhà máy

Heineken Experience tại Hồ Chí Minh.
-

Chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng ít phát thải: Sử dụng khí

thiên nhiên thay cho dầu đi-ê-zen để vận hành xe nâng.
-

Đầu tư vào thiết bị tiết kiệm năng lượng:

+

Cải thiện tần suất sục khí tại hệ thống xử lý nước thải bằng cách

thay thiết bị cũ hiệu suất thấp bằng thiết bị mới có tính năng tiết kiệm

năng lượng.
+

Sử dụng hệ thống theo dõi trực tuyến hệ thống xử lý nước thải để

theo dõi chất lượng và hiệu suất xử lý, giúp giảm tiêu hao năng l ượng.
+

Cách nhiệt hệ thống nước nóng giúp hạn chế thất thoát năng

lượng và từ đó giảm mức năng lượng cần thiết để gia nhiệt.
+

Các lò hơi và các bộ biến tốc cho máy bơm và quạt hi ệu qu ả cao

giúp tối ưu hóa việc điều khiển và giảm tiêu thụ năng lượng.

18


+

Thiết bị kiểm soát bốc hơi dịch nha được lắp đặt trong hệ th ống

thu hồi nhiệt giúp giảm lượng nhiệt năng dùng để đun dịch nha và nâng
cao chất lượng bia.
+

Sử dụng đèn LED tiết kiệm điện tại các dây chuyền đóng gói.


+

Công nghệ Equiterm tại nhà máy bia TP Hồ Chí Minh thu hồi nhi ệt

ở nhiệt độ cao sau khi đun dịch nha. Nhiệt lượng này sau đó đ ược s ử
dụng lại cho các quy trình khác khi cần nhiệt độ th ấp h ơn nhi ệt đ ộ đ ể
đun sôi dịch nha như hệ thống Vệ sinh công nghiệp.
-

Cải thiện quy trình vận hành

+

Giảm nhiệt độ máy rửa chai từ 80oC xuống 75oC mà vẫn đảm bảo

chuẩn vệ sinh.
+

Tối giản thời gian ủ lạnh và giữ bia và men thừ a trong các hệ

thống ướp lạnh.
+

Tăng năng suất tại các dây chuyền đóng chai và lon.

+

Kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng và nước thải mỗi tháng hai l ần

tại nhà máy bia Quảng Nam.

-

Hợp tác để thay đổi: Sử dụng hệ thống “Horizontal expansion good

pratice Zero-Loss System” và luân chuyển các nhân viên tài năng.
-

Giảm phát thải từ các tủ lạnh: Cung cấp các tủ lạnh xanh có thể

tiết kiệm trung bình tới 45% lượng điện tiêu thụ cho các nhà bán lẻ của
Heineken.
-

Quản lý chất thải và tuân thủ về môi trường:

+

92% các phụ phẩm được tái chế thành thức ăn gia súc và phân

bón, 1,1% còn lại được tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất và đem đốt
thu hồi năng lượng hoặc chôn lấp.
+

Sử dụng hệ thống màng lọc Membrance (BMF) tại các nhà máy

giúp giảm bớt lượng chất thải phải đốt hoặc chôn lấp, giảm bớt việc s ử

19



dụng bột lọc kieselguhr gây hại cho môi trường. Nhà máy bia Hà Nội
trong năm 2016 đã giảm được 55% lượng chất th ải công nghi ệp không
được tái chế nhờ cải tiến quy trình xử lý chất thải.
Các số liệu:
Năm 2016, năng suất tại các nhà máy tăng thêm 17-22% nh ưng
năng lượng sử dụng đã giảm 16%, lượng khí thải CO 2 giảm khoảng 38%
so với năm 2015.
Việc sử dụng mùn cưa và vỏ trấu thu mua từ các nông dân địa
phương của nhà máy bia Đà Nẵng và thu khí sinh học từ hệ thống x ử lý
nước thải tại nhà máy bia TP Hồ Chí Minh để làm nhiên li ệu tái t ạo đã
được nhân rộng sang các nhà máy khác. Đến cuối năm, Heineken có 4
trên 6 nhà máy bia sử dụng 100% khí sinh h ọc và nhiên li ệu sinh kh ối
cho nhu cầu nhiệt năng. Chỉ riêng nhà máy bia Hà Nội đã gi ảm đ ược
40,9% lượng CO2, tiết kiệm được 2,7 tỷ đồng và tạo ra 6,3 tỷ đồng cho
thu nhập cộng đồng.
Đồng thời, năng lượng mặt trời cũng đã bắt đầu được sử dụng đ ể
phát điện tại nhà máy HEINEKEN Experience tại TP H ồ Chí Minh.
Heineken đã đầu tư tổng cộng 80.000 USD để lắp 197 tấm pin m ặt tr ời
tại mái của HEINEKEN Experience và đây là nguồn năng lượng phát điện
chính của HEINEKEN Experience, giúp tiết kiệm khoảng 56.000 kWh
điện một năm.
Lượng tiêu thụ nhiệt năng lẫn điện năng của nhà máy bia tại Vũng
Tàu đã giảm khoảng 60% nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà máy bia
của Heineken Việt Nam khi điều chuyển các nhân sự quản lý tại các nhà
máy khác về huấn luyện cho khoảng 100 nhân viên sản xuất về các n ội
dung: Thay đổi hành vi – các giá trị cốt lõi của Heineken và Năm hành vi
20


của Heineken; các công nghệ và kỹ năng làm bia đẳng cấp th ế gi ới; h ệ

thống quản lý.
Lĩnh vực 4: Sức khỏe và an toàn
HEINEKEN Việt Nam khẳng định: Con người là yếu tố trọng tâm
của công ty, và không gì quan trọng hơn là s ức khỏe và s ự an toàn c ủa
nhân viên. Cam kết của công ty được thể hiện bằng việc xây d ựng văn
hóa “An toàn Trên hết” nhằm nâng cao an toàn qua việc đầu tiên là thay
đổi hành vi và thói quen của mỗi cá nhân.
Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban An toàn và được hỗ trợ bởi 32 Đại s ứ
An toàn, Công ty thực hiện vấn đề an toàn tại HEINEKEN Việt Nam tuân
theo các tiêu chuẩn của HEINEKEN Toàn cầu và các quy đ ịnh c ủa Việt
Nam. Sau đây là các sáng kiến chính:
Các sáng kiến chính tại các nhà Các sáng kiến chính trên toàn
máy

công ty

Tháp an toàn

Chương trình Phần mềm Báo

• Một phương pháp tư duy nhằm

cáo và Điều tra tai nạn (ARISO)

thúc đẩy văn hóa an toàn lao động • Một chương trình nhằm đảm bảo
bằng cách tập trung vào các biện mọi tai nạn xảy ra tại tất cả các
pháp phòng ngừa (các chỉ số hành phòng ban của công ty được báo
vi chủ động được ghi ở phần đáy cáo và điều tra đầy đủ, kịp thời.
tháp) thay vì chỉ chú trọng các biện
pháp khắc phục sau khi sự cố đã

xảy ra (các chỉ số hành vi bị động
được ghi ở phần đỉnh tháp).

• Tích hợp dữ liệu các biện pháp
ngăn ngừa và khắc phục đã thực
hiện trên toàn HEINEKEN Việt Nam
để chia sẻ lại thông qua hệ thống

• Các chỉ số này phải được cập Cảnh báo An toàn
nhật và cộng gộp mỗi tháng để
21


theo dõi tiến độ cập nhật
Hệ thống STOP - Chương trình Báo cáo các trường hợp cận nguy
Huấn luyện Quan sát Hành vi An
toàn

• Báo cáo và phân tích kịp thời
nguyên nhân các trường hợp cận

• Là một hệ thống nhằm khuyến nguy, và thực hiện các biện pháp
khích ý thức an toàn cao trong nhân ngăn ngừa để những tai nạn như
viên xuất phát từ tinh thần quan thế không xảy ra trong tương lai.
tâm thay vì các hình thức kỷ luật.
• Một nhân viên có hành vi nguy cơ
rủi ro sẽ được nhắc nhở tại chỗ
bởi một toán tuần tra quan sát để
ngăn ngừa hành vi đó không tái
diễn trong tương lai

Quy trình Giảm thiểu Rủi ro Lao Huấn luyện An toàn Giao thông
động (ORR) Là một quy trình sáu và Dịch vụ Đưa đón an toàn
bước nhằm giảm bớt các rủi ro
về an toàn trong môi trường làm
việc, gồm:

• Huấn luyện (tổng cộng khoảng
17.300 giờ) để nhân viên ý thức
được tầm quan trọng trong việc

• Thu thập dữ liệu về các hoạt tuyên truyền “đã uống rượu bia thì
động và môi trường làm việc của không lái xe”
mỗi nhà máy.

• Dịch vụ Đưa đón an toàn là hình

• Khôi phục các điều kiện làm việc thức đi lại an toàn cho nhân viên
cơ bản theo các chuẩn về an toàn (đặc biệt các nhân viên tiêu thụ)
mới nhất.
• Nhận dạng rủi ro và kiểm soát

để hạn chế các trường hợp lái xe
sau khi uống bia rượu.

22


rủi ro thông qua phân tích 5
nguyên nhân (5 Whys)
• Đánh giá chi tiết rủi ro an toàn.

• Xây dựng và thực hiện các biện
pháp ngăn ngừa.
• Chuẩn hóa đồng bộ toàn nhà máy
thông qua các hoạt động giám sát
và kiểm tra an toàn
Ngày Hội Sức khỏe An toàn thế giới (“WHSD”)
Một sự kiện thường niên để tập trung nhân viên và nâng cao nh ận th ức
cho họ về an toàn và sức khỏe. Nổi bật trong năm 2016 là việc áp dụng
các Quy tắc Bảo vệ Bản thân
Chăm sóc Sức khỏe và An sinh
• Khám sức khỏe cho nhân viên và nhà phân phối: Dựa trên các ph ản hồi
của nhân viên, chúng tôi cải thiện các chuẩn y tế và tạo đi ều ki ện cho
mọi nhân viên được khám sức khỏe miễn phí bằng cách h ợp đ ồng v ới
các trung tâm y tế và sắp xếp lịch khám nhiều h ơn để tất c ả nhân viên
đều có thể tham gia khám sức khỏe. Nhờ vậy, tỉ lệ nhân viên được khám
sức khỏe rất cao, đạt 98%. Cuối cùng, chúng tôi đã m ở rộng d ịch v ụ
khám sức khỏe này đến các nhà phân phối của chúng tôi.
• Chiến dịch chống hút thuốc lá: Chiến dịch này hỗ trợ cho nhân viên bỏ
hút thuốc bằng cách cung cấp cho họ các miếng dán nicô-tin giảm d ần
theo thời gian, đồng thời gửi tin nhắn nhắc nhở họ giảm hút thuốc, và t ư
vấn trực tiếp từng người một.

23


Bộ Quy tắc Bảo vệ bản thân với 12 quy tắc được áp dụng vào năm 2016
với chủ trương “An toàn trên hết” hướng dẫn nhân viên những cách đảm
bảo an toàn cho bản thân và nhấn mạnh việc áp dụng các biện pháp k ỷ
luật nếu không tuân thủ.
Đối


tượng

áp Mức độ/Tần suất

Hình thức kỷ luật

dụng
Nhân viên

3 mức độ vi phạm

Mức độ 1: Cảnh cáo bằng văn
bản
Mức độ 2: Hoãn tăng lương
tối đa 6 tháng hoặc cho thôi
việc
Mức độ 3: Cho thôi việc

Nhà thầu

Mỗi thnág 2 lần

Cấm vĩnh viễn không cho vào
công ty

Lĩnh vực 5: Nguồn cung ứng bền vững
HEINEKEN Việt Nam hợp tác với các nhà cung cấp để cùng tăng
trưởng toàn diện và bền vững như một cộng đồng chung, đồng th ời đảm
bảo nguồn cung ứng đồng nhất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày

càng tăng. Các mục tiêu này đạt được bằng việc thực hiện các thông lệ
tốt trong suốt chuỗi cung ứng – qua nỗ lực sử dụng nguồn cung ứng đ ịa
phương và áp dụng Bộ Quy tắc Nhà cung cấp.
-

Sử dụng nguồn cung ứng địa phương: Từ năm 2015 HEINEKEN

Việt Nam đã tăng tỉ lệ nguyên liệu bao bì từ nguồn cung ứng trong n ước,

24


cụ thể từ 75% năm 2015 đến 100% năm 2016. Kết quả này th ể hiện
quyết tâm của công ty trong việc chọn các nhà cung cấp trong n ước và
hỗ trợ cùng tăng trưởng với các đối tác bất cứ khi nào có th ể. Nh ờ v ậy,
HEINEKEN Việt Nam góp phần tạo công việc và của cải ở Việt Nam.
-

Áp dụng Bộ Quy tắc Nhà cung cấp: HEINEKEN Việt Nam áp dụng

Quy trình bốn bước của Bộ Quy tắc Nhà Cung cấp của HEINEKEN trong
tất cả các hoạt động và cho tất cả các nhà cung c ấp nguyên li ệu và d ịch
vụ. Quy trình này là một hướng dẫn với các chuẩn tối thiểu ph ải tuân
thủ liên quan đến các lĩnh vực Liêm chính và Ứng xử trong kinh doanh,
Nhân quyền, và Môi trường. Tính đến năm 2016, sau khi t ất c ả các nhà
cung cấp đã ký Bộ Quy tắc Nhà Cung cấp, Heineken đã chuy ển lên b ước
3 - giám sát nhà cung cấp, và bước 4 - kiểm tra. 400 nhà cung c ấp đã
được kiểm tra và đạt chuẩn.
Các bước trong Bộ Quy tắc Nhà Cung cấp:
Bước 1: Ký kết:

o

Phân loại nhà cung cấp

o

Nhà cung cấp kí cam kết

o

Lưu trữ và theo dõi trên hệ thống
Bước 2: Phân tích rủi ro nhà cam kết

o

Phân loại rủi ro

o

Rủi ro cụ thể của nhà cung cấp

o

Xác định các nhà cung cấp có rủi ro tiềm ẩn cao
Bước 3: Giám sát nhà cung cấp:

o

Quản lý nhà cung cấp


25


×