Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Phân tích một bộ chứng từ đầy đủ thanh toán bằng LC” cụ thể ở đây bên nhập khẩu là công ty amisu; bên xuất khẩu là công ty TNHH một thành viên đại nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 46 trang )

CHƯƠNG I: NỘI DUNG BỘ CHỨNG TỪ:
1. Các bên của hợp đồng
Bên xuất khẩu: Công ty TNHH một thành viên Đại Nam
Địa chỉ: Thôn Tứ Kỳ, xã Bình Dương, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Bên nhập khẩu: Amisu Co., Ltd
Địa chỉ: 20 Gwashaksanda, Gangseo-Gu, Busan, Korea
Ngân hàng phát hành L/C: Ngân hàng Nonghuyp Bank, Seoul, Republic of Korea.
Công ty Logistic: Joongwon Global Logistics Service
Địa chỉ: #901, Knk Digital Tower, 200, Yeongsin-Ro, Youngdeungpo-Ku, Seoul, Korea.
2. Nội dung thư tín dụng
Trường
điện

27
40A
20
31C

Nội dung

Cụ thể

Thời gian nhận điện

15:09 ngày 06/3/2019

Mẫu điện MT 700

- Mã lệnh được sử dụng bởi các ngân hàng phát hành khi
phát hành thư tín dụng, gửi tới ngân hàng thông báo. Nó
được sử dụng để chỉ ra các điều khoản và điều kiện của


tín dụng chứng từ được gửi bởi người gửi (ngân hàng
phát hành).
- Trong trường hợp phát hành thư tín dụng thì ngân hàng
sử dụng mẫu MT 700 hoặc MT 701. Mẫu MT 700 áp
dụng cho những bức điện có giới hạn nội dung dưới 100
dòng. Nếu trường hợp thư tín dụng quá dài thì có thể
dùng một hoặc một số mẫu điện 701 (tối đa ba MT 701
có thể được gửi cùng với MT 700).

NACFKRSEAXXX

SWIFT CODE của Ngân hàng Nonghuyp Bank (trước
đây là Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia), Fedjung-Gui
20, Tongil-Ro, Seoul.

Mức độ ưu tiên

Bình thường

Trạng thái

Đã được xử lí

Tài liệu tham khảo

ELC1903025-ADV001

Số lượng L/C

Một


Loại thư tín dụng

Không hủy ngang

Số hiệu thư tín dụng

M0339903NU00477

Ngày phát hành

06/3/2019


40E

Nguyên tắc mà L/C tuân
theo

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ và
hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo LC bản cập nhật
mới nhất

31D

Ngày và nơi hết hiệu lực
của L/C

05/4/2019 tại quốc gia người thụ hưởng, nghĩa là người
xuất khẩu phải xuất trình được bộ chứng từ muộn nhất là

vào ngày 05/4/2019 tại ngân hàng ở Việt Nam.

50

Người yêu cầu

Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C:
Amisu Co., Ltd
Add: 20 Gwashaksanda, Gangseo-Gu, Busan, Korea.
Tel: 82-51-203-3700

59

Người thụ hưởng

Tên và địa chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam:
Công ty TNHH một thành viên Đại Nam
Add: Thôn Tứ Kỳ, xã Bình Dương, huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

32B

Số tiền

USD 118848,6.

39A

Tỷ lệ dung sai số tiền tín
dụng


5%

41D

Chỉ dẫn hình thức thanh
toán

Vì chỉ dẫn là “Available with any bank by Negotiation”
nên người hưởng lợi có thể xuất trình bộ chứng từ đến
bất kỳ ngân hàng nào để có thể chiết khấu bộ chứng từ.

42C

Hối phiếu

90 ngày sau khi nhìn thấy hối phiếu

42A

Người bị kí phát

Ghi số SWIFT CODE HSBCKRSEXXX, như vậy người
bị ký phát ở đây là ngân hàng Hongkong And Shanghai
Banking.
Địa chỉ: Building 25 100 161 Seoul, Seoul, South Korea,
Korea.

43P


Giao từng phần

Cho phép

43T

Chuyển tải

Cho phép

44E

Cảng biển/sân bay đi

Cảng bất kì ở Việt Nam

44F

Cảng đến/sân bay đến

Cảng Busan, South Korea

44C

Ngày giao hàng muộn nhất 05/4/2019

45A

Mô tả hàng hóa


1. Tên sản phẩm: Vietnam Hardwood Plywood (ván gỗ
ép Việt Nam)
- Vietnam Hardwood Plywood, T-2 E2


- Mặt trước/mặt lưng: Bintangor
- Core: MLH
- 11,5mmx910mmx820mm BB/CC 457.11 260 USD/;
118,848.60 USD
2. Điều kiện giao dịch trong thương mại quốc tế: CFR
cảng Busan, South Korea, Korea.
3. Quốc gia xuất xứ: Việt Nam.
46A

Bộ chứng từ yêu cầu

- 03 bản sao hóa đơn thương mại đã ký.
- Bộ đầy đủ vận đơn đường biển hoàn hảo đã xếp hàng
lên tàu theo lệnh của Ngân hàng Nonghuyp Bank, trên
đó chỉ rõ “Freight Prepaid,” nghĩa là cước phí chuyên
chở đã được trả trước tại cảng đi và phải thông báo cho
bên yêu cầu mở L/C.
- Phiếu đóng gói 03 bản sao

47A

Các điều kiện khác

- Chấp nhận nhiều hoặc ít hơn 5% trong tổng khối lượng
và số lượng hàng hóa.

- Chấp nhận chứng từ của bên thứ ba (trừ hóa đơn và hối
phiếu).
- Mỗi miếng ván gỗ cần được dán tem đánh dấu chất
lượng.
- Phí EBS/BAF/CAF/CIC (CIS) tính vào tài khoản của
người giao hàng.
- Tất cả chứng từ nên được ban hàng bằng Tiếng Anh.

49G

Điều kiện thanh toán đặc
biệt cho người thụ hưởng

- Miễn là tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản
tín dụng này được tuân thủ, vui lòng yêu cầu ngân hàng
hoàn tiền bằng cách gửi SWIFT được xác thực đến ngân
hàng hoàn trả không kể đến kỳ hạn dự thảo, sau đó ngân
hàng hoàn trả sẽ thanh toán ngay.
- Trong trường hợp tài liệu không nhất quán, người thụ
hưởng có thể đàm phán về tài liệu trên cơ sở phê duyệt.
- Chấp nhận trả hoa hồng và phí chiết khấu cho tài
khoản của người yêu cầu.
- Phí chênh lệch 80 USD hoặc tương đương sẽ được
khấu trừ từ số tiền thu được của mỗi lần xuất trình chứng
từ có chênh lệch (IES) để thanh toán/hoàn trả theo thư
tín dụng này
- Khi ngân hàng của người yêu cầu chuyển tiền cho
người thụ hưởng hoặc khi người yêu cầu ủy quyền thanh
toán/chấp nhận/thương lượng/yêu cầu hoàn trả cho ngân
hàng số tiền 90 USD hoặc tương đương sẽ được khấu trừ

từ mỗi khoản thanh toán là phí xử lý và phí SWIFT.
Đoạn này được áp dụng bất kể xem xem các phần khác


của thư tín dụng này có quy định tất cả các khoản phí
ngân hàng là dành cho tài khoản của người thụ hưởng
hay không.
71D

Phí

Tất cả các loại phí ngân hàng ngoại trừ của ngân hàng
phát hành, bao gồm cả phí ngân hàng bồi hoàn đều do
bên thụ hưởng trả.

48

Thời hạn xuất trình chứng
từ

Trong vòng 21 ngày

49

Chỉ dẫn về việc xác nhận
thư tín dụng

Không bị ràng buộc về việc xác nhận thư tín dụng.

Ngân hàng xác nhận


HSBCKRSEXXX, ngân hàng Hongkong And Shanghai
Banking.

Chỉ dẫn thanh toán của
ngân hàng phát hành tới
ngân hàng trả tiền/chấp
nhận/chiết khấu

- Tất cả chứng từ nên được chuyển tiếp tới Trung tâm hỗ
trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Nonghuyp Bank,
bộ phận nhập khẩu, tầng 14, tòa nhà Twin Tree Tower A,
6 Yulgok-Ro, Jongno-Gu, Seoul, Korea; Post code:
03142, trong một lô hàng bằng đường hàng không đã
đăng ký hoặc chuyển phát nhanh.
- Yêu cầu phải bao gồm thông tin về: 1. Hàng hóa; 2.
Tên người yêu câu, người thụ hưởng; 3. Tên tàu; 4.
Ngày giao hàng; 5. Nơi giao hàng và nơi đến (3,4 và 5
có thể sửa đổi tùy vào phương thức vận chuyển).
- Cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện.

53A
78

CHƯƠNG II: Phân tích SWOT ngành hàng gỗ
1. Điểm mạnh của ngành gỗ Việt Nam
1.1 Về chủ thể kinh doanh trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu
Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh lâm
sản. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy: Năm 2015 Việt Nam có
khoảng 4000 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lâm sản. Trong số này có khoảng

3000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào khâu chế biến; số còn lại (khoảng 1000) là các
doanh nghiệp chuyên về thương mại. Đặc biệt, 80% trong số này là các doanh nghiệp tư
nhân Việt Nam, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trước tiếp nước ngoài và doanh
nghiệp nhà nước.
1.2 Về thị trường


Các sản phẩm gỗ Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 6,9 tỉ USD, tăng 10% so với kim
ngạch của năm 2014 và 23% so với kim ngạch năm 2013 (Tổng cục Hải quan, 2016).
Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018 gỗ và sản phẩm gỗ là một trong
tám nhóm ngành tăng trưởng mạnh nhất về giá trị xuất khẩu, Tính đến hết tháng 12/2018
trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,91 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm trước. Tháng 1
năm 2019 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 952 triệu USD,
tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2018, gỗ và sản phẩm gỗ được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị
giá 3,9 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2017; sang Nhật Bản với 1,15 tỷ USD, tăng
12,2%; sang Trung Quốc với 1,07 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4%; …

1.3 Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ
Trong nhiều năm trở lại đây, thủ tưởng chính phủ đã có nhiều chỉ thị yêu cầu các các bộ,
ngành, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp. Đó là triển khai thực hiện
nghiêm túc Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội thông qua năm 2017 với yêu cầu đơn
giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu và phát
triển lâm nghiệp bền vững.
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 08/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát
triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ
xuất khẩu.



1.4 Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực dồi dào, nhân công giá rẻ là một thế mạnh của ngành chế biến gỗ trong
nhiều năm qua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc nâng cao
trình độ, đào tạo nguồn nhân công có chất lượng chuyên môn.
Bên cạnh đó, Việt Nam có các cơ sở đào tạo về kỹ sư chế biến lâm sản như Trường Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam với 02 chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Chế biến Lâm sản và
Thiết kế chế tạo đồ mộc và nội thất, hàng năm đào tạo cho thị trường lao động khoảng
150 kỹ sư, Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức với 01 chuyên ngành Công nghệ chế biến
lâm sản đào tạo khoảng 50 kỹ sư, và 5 trường công nhân kỹ thuật, mỗi năm cung cấp
khoảng 1000 công nhân hệ chính quy cho cả nước.
1.5 Về công nghệ chế biến gỗ
Các doanh nghiệp sản xuất đã nắm lấy thời cơ, đầu tư trang thiết bị máy móc và tổ chức
sản xuất để làm nên ngành công nghiệp chế biến lâm sản ở mức cơ khí bán tự động và tự
động. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nhiều thiết bị hiện đại với hệ
thống dây truyền sản xuất tự động, sản xuất được với nhiều chi tiết sản phẩm phức tạp,
tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Trang bị máy móc hiện đại, chuyên dụng cho ngành gỗ như SCM, Big Toyo, Paul,
P.Bacci, Balestrini, Reinhardt,…có hiệu suất và độ chính xác cao từ Ý, Đức, Đài Loan,…
Qua đó tăng được công suất và chất lượng theo yêu cầu khắt khe của nước nhập khẩu.


2. Điểm yếu của ngành gỗ Việt Nam
2.1 Về năng suất và chất lượng lao động
Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung, chất lượng lao động trong ngành
gỗ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động hiện tại của ngành. Chỉ
khoảng 1-2% lượng lao động trong tổng số là lao động có trình độ đại học, 20-30% trong
tổng lao động được đào tạo bài bản, còn lại (70-80%) là lao động phổ thông. Điều này
dẫn đến chất lượng và năng suất lao động của ngành gỗ tương đối thấp: Năng suất lao
động trong ngành gỗ của Việt Nam chỉ bằng 50% năng suất lao động trong ngành gỗ của

Philipin, 40% của Trung Quốc và 20% của EU.
Chênh lệch về năng suất lao động cũng thể hiện rõ giữa các loại hình doanh nghiệp chế
biến cùng hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể, theo Báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Bình Định năm 2013, năng suất lao động của các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân chỉ
bằng khoảng 50% năng suất của các cơ sở FDI. Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp 2016
cũng đưa ra nhận xét:“[…] giá nhân công rẻ, các ưu đãi chưa thỏa đáng, nên chưa phát
huy được tối ưu tiềm năng con người trong quá trình sản xuất.” . Đây có thể là một trong
những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động trong ngành gỗ đặc biệt trong các cơ sở
có vốn sở hữu tư nhân còn thấp. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về kim ngạch xuất khẩu giữa các công ty FDI và công ty tư
nhân.
2.2. Về quy mô doanh nghiệp
Bảng dưới đây đưa ra các tiêu chí phân loại quy mô của doanh nghiệp khu vực nông lâm
thủy sản dựa trên hai khía cạnh là vốn và lao động, được quy định trong Nghị định
56/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Doanh nghiệp Doanh
siêu nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
nhỏ
Tổng số vốn
Tổng số lao độngTổng số vốn
Tổng số lao động
10 người trở xuống
20 tỉ đồng trở xuống
> 10 đến 200 người
> 20 đến 100 tỉ đồng
> 200 đến 300 người
Áp dụng tiêu chí này cho các doanh nghiệp chế biến gỗ nói chung hiện nay ở Việt Nam
cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.3. Về trình độ công nghệ trong ngành chế biến

Theo Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp năm 2016: “Đa số các cơ sở chế biến gỗ trong
nước ở quy mô nhỏ có trình độ công nghệ thấp, máy móc thiết bị lạc hậu nên sản phẩm
sản xuất đạt chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mà đa số chỉ


thực hiện gia công ở công đoạn sơ chế.” Đặc biệt, nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ
mỹ nghệ chủ yếu sản xuất theo công nghệ thủ công với công cụ truyền thống như xẻ tay,
đục, chạm khắc bằng tay...Trong khi đó, nhóm các doanh nghiệp FDI và các doanh
nghiệp lớn thường sử dụng công nghệ hiện đại với thiết bị nhập khẩu chủ yếu từ EU, Đài
Loan... Đổi mới công nghệ trong sản xuất và chế biến là thách thức với nhiều doanh
nghiệp bởi điều này đòi hỏi những khoản đầu tư lớn mà nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam chưa thể đáp ứng.
2.4. Về thương hiệu
Hầu hết các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đều được gắn tên của các công ty của
nước ngoài. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được thương hiệu riêng
của mình trên thị trường.
2.5. Về nguồn nguyên liệu đầu vào
Mặc dù cả nước hiện có 3 triệu ha rừng nhưng các nhà chế biến, xuất khẩu đồ gỗ trong
nước đã phải nhập đến 80% gỗ nguyên liệu. Điều này không chỉ phản ánh sự không ổn
định về nguyên liệu mà còn cho thấy giá trị gia tăng của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam không
cao. Đó là chưa kể các thông tin về gỗ nhập khẩu khó lòng đáp ứng tiêu chuẩn của nước
nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm. Rất nhiều doanh nghiệp sản
xuất trong ngành chế biến gỗ đang gặp phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua nguyên
liệu. Nhiều nước trong khu vực cũng đã ban bố chính sách thắt chặt nguồn nguyên liệu từ
rừng, đặc biệt như Lào, Capuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc…, dẫn đến tình trạng
thiếu hụt gỗ nguyên liệu trong khu vực một cách rõ rệt.
Để dần làm chủ được nguồn nguyên liệu thì điểm cốt lõi là phải phát triển rừng.
Nhưng trong thực tế quỹ đất lâm nghiệp cơ bản giao cho các hộ nhỏ lẻ. Rừng phát triển
theo kiểu da báo (thiếu vùng chuyên canh), hiệu quả trồng rừng thấp.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, công tác nghiên cứu chọn tạo giống hiện nay chủ yếu
là các loài cây nhập nội sinh trưởng nhanh, chưa quan tâm đúng mức nghiên cứu, cải
thiện giống cây bản địa, cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao để đưa
vào sản xuất. Hiện nay chúng ta có khoảng 171 giống cây lâm nghiệp, nhưng số lượng
đưa vào sản xuất còn rất thấp (56 giống, chiếm tỷ lệ 32,7%). Nguyên nhân là do các địa
phương sợ rủi ro khi sử dụng giống mới; diện tích trồng rừng thâm canh còn hạn chế.
Công tác quản lý và cung ứng giống cây đầu dòng cho sản xuất còn những khó khăn, bất
cập.


3. Cơ hội của ngành Gỗ ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến những biến động lớn của
nền kinh tế toàn cầu qua căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc Mỹ- Trung liên tục
leo thang. Cùng với đó, mới đây Việt Nam đã đàm phán và ký kết thành công Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA), tiếp cận một thị trường tiềm
năng và khổng lồ. Thương mại tự do trong khu vực ASEAN, Hiệp định Thương mại Tự
do giữa Việt Nam- Hàn Quốc ngày càng được thắt chặt và đề cao. Những sự kiện đó đã
tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh trong nước, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu
không ngừng tại các doanh nghiệp nội địa trong suốt thời gian qua. Ngành gỗ Việt Nam
cũng không nằm ngoài sự tác động rõ rệt đó. Nền kinh tế mở đã tạo cho các các ngành
sản xuất nội địa nói chung, ngành gỗ Việt Nam nói riêng những cơ hội lớn để vươn mình
ra thế giới, đến tay không chỉ người tiêu dùng trong khu vực mà còn các khách hàng đầy
tiềm năng trên toàn cầu. Những cơ hội ấy như thế nào, sẽ được cụ thể hóa trong các phân
tích dưới đây.
3.1. Hưởng mức thuế suất ưu đãi:
Khi xuất khẩu gỗ ép sang thị trường Hàn Quốc, cũng như các sản phẩm khác cùng đặc
tính, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước được áp dụng các mức thuế sau đây:
Bảng 1: Thuế áp dụng với sản phẩm gỗ ép xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc:
Chế độ thuế quan


Thuế áp dụng

Hiệp định

Thuế đối xử quốc gia (MFN
duties)

Thành viên WTO

Thuế suất ưu đãi trong ASEAN

FTA, Hàn Quốc- ASEAN

Thuế suất ưu đãi cho Việt Nam1.6%

FTA, Hàn Quốc- Việt Nam

(Nguồn: Market Access Map, ITC)
Mã HS: 441231
Tên sản phẩm: Gỗ ép, bề dày không quá 6 mm, gồm một lớp gỗ nhiệt đới, độ dày không
nhỏ hơn 15 mm.
Đối với mức thuế thông thường là thuế MFN dành cho các thành viên trong Tổ chức
thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp XK có thể áp dụng khi xuất trình giấy tờ cơ
bản theo quy định của Hải quan Hàn Quốc mà không có điều kiện nào kèm theo.


Tuy nhiên, để xuất khẩu gỗ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt là 1,6%, thì còn
cần phải xuất trình giấy Chứng nhận xuất xứ (C/O). Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần
tuân theo mẫu VK và quy trình xin cấp C/O như quy định trong FTA giữa Việt Nam- Hàn
Quốc. Dưới đây là một ví dụ về mẫu C/O hàng hóa xuất khẩu đi Hàn Quốc:



Như vậy, đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Trước tiên ta
nhận xét, thuận lợi là được hưởng mức thuế nhập khẩu vô cùng ưu đãi, giúp hạ giá thành


sản phẩm và thu hút nhu cầu mua sắm của khách hàng Hàn Quốc. Nhưng ngược lại, khó
khăn tồn tại là nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ chưa đủ điều kiện hoặc đủ khả năng để
xin cấp C/O cho hàng hóa của mình. Hiện nay, phần lớn giao dịch mới chỉ thực hiện
“chay”, tức là chưa có điều khoản yêu cầu về giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy
định trong Hợp đồng mua bán. Điều đó tác động cả hai chiều, đối với bên mua và bên
bán đều có thể gặp rủi ro về hàng hóa. Điều này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần
thách thức của ngành hàng sản xuất gỗ Việt Nam.
3.2. Thị trường tiêu thụ khổng lồ:
Gỗ là một ngành hàng đầy tiềm năng để xuất khẩu sang các nước khu vực và trên toàn
thế giới. Đặc biệt, ngành sản xuất, chễ biến gỗ ở Việt Nam luôn ghi điểm với bạn hàng
quốc tế về sản phẩm với chất lượng cao, lao động thạo tay nghề, cũng như độ tinh xảo
của các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ. Trong những năm gần đây, theo thống kê, tổng
số lượng gỗ và các sản phẩm từ gỗ được nhập khẩu tại các quốc gia trên thế giới liên tục
tăng cao, thể hiện nhu cầu tiêu thụ/dùng lớn đến từ người dân ở mọi nơi. Bảng dưới đây
cung cấp thông tin về 10 quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất thế giới xếp
hạng theo các năm.
Bảng: Nhập khẩu gỗ ở các nước trên thế giới (%)
Quốc gia

2014

2015

2016


2017

2018

Trung Quốc

15,5

14,1

14,9

16,4

16,0

Hoa Kỳ

11,8

13,7

14,8

14,8

14,5

Nhật Bản


7,9

7,8

7,6

7,2

7,1

Đức

6,2

6,1

6,2

6,1

6,2

Anh

4,7

5,3

5


4,9

4,9

Ý

3,4

3,2

3,3

3,2

3,2

Pháp

3,1

2,8

3,0

2,9

3,0

Hà Lan


2,3

2,3

2,3

2,5

2,6

Hàn Quốc

2,3

2,4

2,5

2,4

2,4

Bỉ

2,1

2,1

2,2


2,0

2,1

(Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế- INTRACEN và tính toán của tác giả)
Nhìn chung, sản lượng gỗ được nhập khẩu vào các quốc gia trong giai đoạn 2014-2018
khá ổn định và gia tăng đều qua các năm. Năm 2014, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 9


về nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đến năm 2015 và 2016, Hàn Quốc vươn lên số
8, và giá trị gỗ được nhập khẩu vào nước này lên tới 3.787.644 USD vào năm 2018, tăng
hơn 400.000 USD so với năm 2014.
Khuynh hướng nhập khẩu gỗ chính đến từ 3 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Trong đó, Trung Quốc chiếm vị trí đầu về sản lượng gỗ nhập khẩu vào quốc gia này mỗi
năm, trung bình trên 15% tổng sản lượng của toàn thế giới. Năm 2018, tổng giá trị gỗ
được nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 24.914.415 USD, một con số khổng lồ. Xếp sau đó
là Mỹ đứng thứ hai với tỷ lệ trung bình là 14% tổng sản lượng nhập khẩu gỗ của cả thế
giới và thứ ba là Nhật Bản chiếm hơn 7%. Điều đáng nói ở đây là những con số ấy liên
tục tăng trưởng qua các năm và được giới hoạch địch kỳ vọng là sẽ tiếp tục tăng trưởng
với tỷ trọng tương đối trong thời gian tới. Có thể thấy, các thị trường tiềm năng nhất hiện
tại đối với ngành sản xuất gỗ Việt Nam chính là 3 quốc gia này. Việc phân tích sơ bộ về
nhu cầu của mỗi quốc gia sẽ đem lại cái nhìn tổng quát về lợi thế cạnh tranh tại quốc gia
đó, đồng thời mở ra nhiều cơ hội trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường.
● Trung Quốc
Trong 4 tháng đầu năm 2013, khối lượng nhập khẩu cả gỗ tròn và gỗ xẻ của Trung Quốc
đều tăng lên tương ứng là 12% và 19% so với năm 2012. Theo nguồn thống kê quốc gia
Trung Quốc, ngành xây dựng nhà ở là nơi tiêu thụ chủ yếu gỗ xẻ nhập khẩu, đặc biệt
trong năm 2013, khi giá nhà mới tại 70 thành phố ở Trung Quốc tăng trung bình hơn 4%
trong tháng 4, và tăng 3,1% trong tháng 3 năm 2013. Vì vậy trong năm nay, lĩnh vực xây

dựng nhà ở đã tốt hơn so với các lĩnh vực khác như sản xuất, thương mại, đầu tư và tiêu
dùng cá nhân. (The Wood Resource Quarterly Report, 2013).
Hơn thế nữa, vấn đề gia tăng ô nhiễm môi trường khiến chúng ta dự đoán rằng Trung
Quốc sẽ trở thành cường quốc nhập khẩu gỗ. Vào những tháng cuối năm 2015, cả đại lục
hoang mang trước tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, từ các nguồn nước, rác thải
cho đến không khí khi Bắc Kinh liên tiếp lên tiếng “ báo động đỏ”. Chính phủ Trung
Quốc phải liên tục thông qua các hướng dẫn bảo vệ, phục hồi các cánh rừng, cắt giảm hạn
ngạch khai thác gỗ 6,8% và mở lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc. Nhu
cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ từ nước ngoài tăng cao hơn bao giờ hết. Chính phủ dự đoán
đến năm 2020 Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 40% gỗ. Thậm chí, năm 2013 Trung
Quốc mua đến 90% gỗ xuất khẩu từ Mozambique và tăng gấp ba lần khối lượng gỗ hồng
mộc quý hiếm nhập khẩu từ Myanmar (Thu Cúc, 2016).
● Mỹ
Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất bằng
gỗ của Mỹ trong tháng 1 đạt 1,73 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.


Trong đó, Mỹ chi khoảng 755,3 triệu USD nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường
Trung Quốc, giảm 8,8% so với cùng kỳ. Kết quả, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm
xuống 43,6% trong tháng 1, từ 49,2% của tháng đầu năm 2018.
Việt Nam là quốc gia cung cấp đồ gỗ lớn thứ 2 cho Mỹ. Trị giá nhập khẩu đồ nội thất
bằng gỗ của Mỹ từ Việt Nam trong cùng kỳ đạt 437,1 triệu USD, tăng 28,4% so với cùng
kỳ năm 2018. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam theo đó tăng lên 25,2%, từ mức 20,2%
của cùng kỳ năm ngoái (Phan Vũ, 2019).
Theo Furniture Today, tại Mỹ, xu hướng lựa chọn thị trường cung cấp thay thế cho thị
trường Trung Quốc ngày càng tăng trong phân khúc thị trường đồ nội thất phòng ngủ,
nên nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đang chuyển nguồn cung từ Trung Quốc sang các thị trường
khác như Việt Nam, Đài Loan, Indonesia và Malaysia.
Trong đó, các sản phẩm giường tùy chỉnh, giường hộp đang tăng trưởng mạnh tại Mỹ. Vì
vậy, doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất

khẩu mặt hàng trong thời gian tới, Bộ Công Thương đánh giá. Mỹ hiện là thị trường nhập
khẩu chủ yếu đối với mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam.
Đối với mặt hàng đồ nội thất văn phòng, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này được dự báo tiếp
tục tăng trong năm 2019 và 2020. Cụ thể, nhu cầu đồ nội thất văn phòng trên toàn cầu
được dự báo tăng trưởng 3% trong năm 2019 và 2020, trong đó khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đặc biệt ở thị trường Trung Quốc và Ấn
Độ (Phan Vũ, 2019).
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam mở rộng thị
phần xuất khẩu trên thị trường thế giới.
● Nhật Bản
Thị phần nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam tăng thêm 0,8 điểm phần trăm trong
tổng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản, trong khi đó lại giảm nhập khẩu đồ gỗ
nội thất từ Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 350,7 triệu USD, tăng 2,3% so với
cùng kỳ năm 2017 (Duyên, 2018).
“Điều này cho thấy, các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật
Bản đang dần đáp ứng được các yêu cầu và quy định của thị trường này. Chính phủ Nhật
Bản cũng đã có những quy định nhằm đảm bảo các sản phẩm gỗ được tiêu thụ tại thị
trường này là hợp pháp", Bộ Công Thương đánh giá.


(Nguồn: Hải quan Nhật Bản).
Nói chung, đứng đầu danh sách các thị trường tiềm năng của ngành xuất khẩu gỗ Việt
Nam, Nhật Bản luôn tạo những cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể
đáp ứng và đưa sản phẩm của mình vào thị trường trong nước. Các hàng rào kỹ thuật
đang dần được giảm bớt, thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác đã được đơn
giản hóa một phần, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài nói chung, và
doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói riêng.
● Hàn Quốc
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ, đặc biệt gỗ ép tại Hàn Quốc

gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, khách hàng Hàn Quốc rất có thiện chí làm ăn với Việt
Nam, nhấn mạnh rằng các sản phẩm làm từ gỗ của Việt Nam phù hợp với nhu cầu trang
trí nội thất đa dạng, các sản phẩm gỗ ép có độ bền, chắc chắn và có tính thẩm mỹ. Họ gửi


các chuyên gia và các đoàn nghiên cứu tới các cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ của Việt
Nam để tham quan và thực hiện ký kết hợp đồng tại chỗ. Kết quả, năm 2018, kim ngạch
xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 288,8 triệu USD, tăng mạnh
45,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hàn Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu gỗ từ
Việt Nam với sản lượng cao nhất.
Bảng: Tỷ lệ nhập khẩu gỗ từ Việt Nam của các nước giai đoạn 2015-2018:
Quốc gia

2015

2016

2017

2018

Trung Quốc

33,5

36,6

35,7

28,5


Hàn Quốc

13,7

17,9

19.9

23,7

Nhật Bản

26,1

24

22,8

21,6

Mỹ

4,2

5,1

6,4

10,1


(Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế và tính toán của tác giả)

4. Thách thức của ngành gỗ Việt Nam
Song song với những cơ hội là những thử thách, khó khăn dành cho doanh nghiệp Việt
khi tham gia vào thị trường xuất khẩu gỗ trên toàn cầu. Đó là sự cạnh tranh gay gắt về
cung sản phẩm, những quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong khu vực châu Á cạnh tranh
với Việt Nam trong xuất khẩu gỗ đó là ai? Thứ hai là các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, các nước áp dụng yêu cầu gì đối với hàng hóa gỗ nhập khẩu. Đó là hai mối quan
tâm chính của doanh nghiệp, cùng với một số hạn chế, khó khăn khác khi đưa các sản
phẩm gỗ ra thị trường nước ngoài.
4.1. Đối thủ cạnh tranh:
Theo Báo cáo từ Trung tâm thương mại quốc tế- INTRACEN, Việt Nam xếp hạng thứ 14
toàn thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đứng đầu bảng xếp
hạng là Trung Quốc, với tỷ lệ sản lượng gỗ xuất khẩu hàng năm trên 10% tổng sản lượng
cả nước. Năm 2018, Trung Quốc xuất khẩu gỗ tổng trị giá 14.888.330 USD, tăng hơn
400.000 USD so với năm 2014. Xếp thứ hai là Canada, tổng giá trị xuất khẩu 14.282.132
USD năm 2018, tỷ lệ trung bình là 9,5% của thế giới. Thứ ba là Đức với 9.869.766 USD
trong cùng năm, trung bình chiếm 6,5% tổng sản lượng xuất khẩu gỗ thế giới.
Đối với thị trường mục tiêu là Hàn Quốc, Việt Nam hiện nay là quốc gia top đầu cung
cấp các sản phẩm từ gỗ cho nước này. Ngoài ra, còn có những thị trường mạnh khác cùng
tham gia cung cấp gỗ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Điều đó được thể hiện trong bảng
sau:



Bảng: Tỷ lệ các thị trường cung cấp gỗ vào Hàn Quốc giai đoạn 2014-2018
Quốc gia

2014


2015

2016

2017

2018

Việt Nam

10,4

11,1

13,7

14,8

20,8

Trung Quốc

21,3

21,1

19

15,5


13

Indonesia

7,1

8,9

10,6

10,6

12,1

New
Zealand

11,4

10,2

11,1

10,5

8,9

Malaysia


9,1

8,7

8,6

8,3

8,2

Thái Lan

5,2

4,9

4,8

6,2

7,2

Nga

3,6

4,3

4,4


4,5

4,4

Canada

8,6

7,5

6,4

5,9

4,4

Chile

3,9

4,2

3,7

4

3,7

Mỹ


5,5

4,1

3,4

3,5

2,9

(Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế- INTRACEN)
Năm 2014, Việt Nam đứng thứ ba các quốc gia có sản lượng gỗ xuất sang Hàn Quốc lớn
nhất, chiếm 10,4%. Nhưng sau 4 năm, con số ấy đã gấp đôi tới 20,8%, đưa Việt Nam trở
thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
xuất hiện đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp sản xuất gỗ đến từ Indonesia, Malaysia
và Thái Lan.
● Indonesia
Indonesia là một trong những ngành xuất khẩu đồ nội thất lớn trên thế giới. Theo tính
toán của hải quan nước này, ngành công nghiệp đồ nội thất của Indonesia có khoảng
3.500 công ty với trên 2 triệu nhân công.
Những năm gần đây, ngành gỗ Indonesia không chỉ mở rộng thị trường trong khu vực
ASEAN mà còn dấn sâu vào thị trường châu Âu. Các nhà cung cấp Indonesia đã có lô
hàng đầu tiên có các giấy phép từ cơ quan EU có thẩm quyền là Foreign Law
Enforcement Governance and Trade (FLEGT), theo đó chứng nhận rằng sản phẩm gỗ này
có nguồn gốc hợp pháp.
Phát biểu tại Bộ Môi trường và Rừng, ông Darmin cho biết các sản phẩm gỗ Indonesia
hiện có khả năng tiếp cận tốt hơn với thị trường châu Âu có tính cạnh tranh cao và


khuyến khích các doanh nghiệp nắm lấy cơ hội. “Thành công của Indonesia trong phát

triển một hệ thống chứng nhận rõ ràng cho thấy tính hợp pháp của sản phẩm gỗ phải
đóng vai trò như một kim chỉ nam theo hướng cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị
trường toàn cầu và cũng chứng minh cam kết của Indonesia trong đảm bảo tính bền vững
của các nguồn lực tự nhiên”. Ông Darmin ám chỉ hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của
sản phẩm gỗ quốc gia với cái tên SVLK, nhằm đáp ứng chứng nhận FLEGT.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Indonesia tăng lên 10,6 tỷ USD trong năm 2015
sau khi tiêu chuẩn SVLK được triển khai vào năm 2013. Hiện ngành lâm sản đóng góp
1% trong GDP của Indonesia.
Các rào cản thương mại hiện tại cho xuất khẩu gỗ của Indonesia đã được dỡ bỏ tại châu
Âu, các thách thức mới nổi lên cho các nhà xuất khẩu Indonesia chính là đáp ứng thị hiếu
và các tiêu chuẩn sản phẩm của châu Âu. (Mỹ Hằng, 2016)
● Malaysia
Mỹ, EU và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu chính của Malaixia. Xuất khẩu đồ gỗ nội
thất của Malaysia sang thị trường Mỹ suy giảm do sức mua tại thị trường này giảm sút và
do phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước sản xuất có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam
và Trung Quốc. Để thoát khỏi tình trạng mới cho mình, Ấn Độ nổi lên như một điểm
sáng mới trên bản đồ xuất khẩu của họ.
● Malaysia, Thái Lan và Indonesia hợp tác phát triển sản phẩm trang trí nội thất và
đồ gỗ
Theo Tổng giám đốc Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) Rachane Potjanasuntorn,
Malaysia, Indonesia và Thái Land đã đồng ý hợp tác trong việc phát triển sản phẩm, đặc
biệt các sản phẩm trang trí nội thất và đồ gỗ, với mục đích định vị sản phẩm trên các thị
trường thế giới.
Lãnh đạo của ba quốc gia này đã thảo luận những mối quan tâm liên quan đến vấn đề
này trong suốt hội nghị Asean đã được tổ chức ở khu nghỉ mát Cha-am, Thái Lan. Theo
ông, mặc dù nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng
sản phẩm đồ gỗ Thái Lan vẫn có nhiều cơ hội và nhu cầu về các mặt hàng này trên thế
giới trong năm nay vẫn còn mạnh. Xuất khẩu của ngành công nghiệp này có khả năng sẽ
tăng trưởng 3-5% với tổng doanh số 45 tỉ baht trong năm nay.
Như vậy, muốn đưa ngành gỗ xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc và xa hơn là các quốc

gia châu Âu và châu Mỹ tiềm năng, trước hết các doanh nghiệp Việt Nam nên xác định
đối thủ cạnh tranh của mình tại thị trường ấy, sau đó phân tích và rút ra bài học kinh
nghiệm cho chính doanh nghiệp mình.
4.2. Yêu cầu kỹ thuật:


Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường Hàn Quốc một cách thuận lợi,
chúng ta cần tìm hiểu yêu cầu tiêu chuẩn về mặt hàng này tại Hàn Quốc nhằm đáp ứng đủ
tiêu chuẩn, thực hiện đúng quy định, tránh gặp khó khăn trong quá trình xuất khấu.
Theo thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, thông báo về hàng rào kỹ thuật trong thương
mại, Hàn Quốc đặt ra hệ thông tiêu chuẩn cho hàng hóa, 1 số sản phẩm nhựa, xe đạp và
phụ tùng và trong đó có cả mặt hàng gỗ...khi nhập vào Hàn Quốc phải tuân theo Luật
kiểm tra an toàn và quản lý chất lượng của Hàn Quốc, các luật này nhằm bảo vệ người
tiêu dùng tránh khỏi rủi ro, nguy hiểm gây ra do các sản phẩm kém chất lượng hoặc bị
nhập lậu.
Để thực hiện các luật trên, Hàn Quốc xây dựng rất nhiều các quy định áp dụng cụ thể cho
từng nhóm sản phẩm nhập khẩu. Đối với nhập khẩu sản phẩm gỗ, phải có Giấy giám định
của cơ quan có thẩm quyền, Giấy phép lưu thông....Mặt hàng gỗ nhập khẩu chỉ được
thông qua khi nhà nhập khẩu xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của Hải
quan. Để được tiêu thụ trên thị trường Hàn Quốc, mặt hàng gỗ phải được các cơ quan
kiểm tra của Hàn Quốc cấp giấy chứng nhận an toàn sử dụng. Ký hiệu an toàn theo quy
định của luật được dán trên sản phẩm hay bao bì đóng gói. Dán nhãn hàng hóa trên sản
phẩm gỗ được yêu cầu dán nhãn viết bằng tiếng Hàn Quốc và phải ghi rõ nước xuất xứ
của hàng hóa. Nội dung chính của nhãn hàng hóa phải được bao gồm: Nước sản xuất,
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, Tên sản phẩm, Ngày sản xuất và số
thứ tự của lô sản phẩm, Số lượng, Số đơn vị, Phương pháp bảo quản, Thành phần các
chất.
Các nhà nhập khẩu gỗ Hàn Quốc rất quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm
nhăm đảm bảo lợi ích của người mua hàng. Những yêu cầu chung đối với ngành xuất
khẩu đồ gỗ vào Hàn Quốc bao gồm:

-

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Nhà sản xuất có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để
đảm bảo chất lượng sản phẩm
Đảm bảo sản phẩm không gây hại cho môi trường
Bao bì hợp lệ, đúng quy cách.

Từ những nghiên cứu trên, có thể khẳng định rằng ngành gỗ và các sản phẩm gỗ
của Việt Nam nói chung cũng như sản phẩm gỗ dán nói riêng có những thế mạnh lớn để
phát triển và nhiều cơ hội rõ ràng mở ra để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị
trường lớn trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc.Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam
hoạt động trong ngành hàng tiềm năng này vẫn còn nhiều hạn chế ở nội tại doanh nghiệp,
mà có lẽ vấn đề cấp thiết nhất vẫn là quy mô công nghệ. Bên cạnh đó, hội nhập cũng
khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về cạnh tranh. Các


doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lâm sản Việt Nam ở hiện tại vẫn còn nhiều vấn đề
để trăn trở trên con đường đưa lâm sản Việt ra thị trường thế giới.
CHƯƠNG III: ÁP DỤNG VÀO BỘ CHỨNG TỪ:
1. Phân tích các điều khoản Hợp đông:
1.1 Đánh giá chung về hợp đồng
Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi ký kết một hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế đó chính là chọn nguồn luật để điều chỉnh nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng của các bên tham gia. Tuy nhiên trong trường hợp này, ta thấy hai
chủ thể tham gia vào hợp đồng này là hai doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại
Việt Nam và Hàn Quốc. Theo điều 1 của Công Ước của Liên Hợp Quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có nêu rõ: “Công ước này áp dụng đối với các hợp
đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác
nhau khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước này. Bên cạnh

đó, khi hợp đồng mua bán hàng hóa không nêu rõ nguồn luật điều chỉnh thì chúng
ta sẽ ưu tiên áp dụng Công ước quốc tế.
Chính vì thế, nhóm chúng em sẽ dựa vào những quy định của Công ước của Liên
Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) để đánh giá hợp
đồng này.
1.2 Đánh giá hình thức hợp đồng
Trong luật Thương Mại Việt Nam 2005 không có điều khoản nào quy định
về khái niệm về hợp đồng bán hàng hóa, theo điều 23 CISG 1908, “Một hợp đồng
được ký kết tại thời điểm chấp nhận một chào hàng trở thành có hiệu lực tuân theo
các điều khoản của Công ước này”. Dựa hình thức của hợp đồng xuất khẩu giữa
Công ty TNHH một thành viên Đại Nam và Công ty Amisu thông qua “Sales
Confirmation” thì ta có thể thấy hợp đồng này là hình thức hợp đồng nhiều văn
bản. Ta có thể thấy hợp đồng này hình thành bằng “Purchase Order” và “Sales
Confirmation”. Trong thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế, khi các bên là bạn
hàng và đã thực hiện giao dịch nhiều lần thì các hợp đồng thường được giao kết
dựa trên hình thức nhiều văn bản. Ví dụ cụ thể có thể là bằng: Chào hàng cố định
và chấp nhận chào hàng hoặc đơn đặt hàng cộng với xác nhận bán hàng như
trường hợp mà chúng ta đang phân tích. Ưu điểm của việc giao kết hợp đồng
thông qua hình thức nhiều văn bản này là giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời
gian và công sức để thực hiện ký kết hợp đồng khi hai bên đã tin tưởng lẫn nhau,
hoặc có thể các doanh nghiệp đang bỏ qua rủi ro trong việc ràng buộc trách nhiệm
các bên để có cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác mới và tiềm năng. Tuy nhiên,
có một sự thật là khi đã trở thành bạn hàng thân thiết thì việc đàm phán và giao kết
hợp đồng sẽ dễ dàng hơn nhưng các doanh nghiệp vẫn luôn sơ sót trong việc soạn
thảo hợp đồng. Việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho dù đối tác có là bạn hàng thân
thiết. Đánh giá chung dựa trên hình thức của hợp đồng, nhóm chúng em xin kiến
nghị doanh nghiệp về việc thay đổi hình thức hợp đồng như sau: Doanh nghiệp
nên soạn thảo sẵn một hợp đồng khung cùng với đối tác trong đó cố định sẵn



những điều khoản thường xuyên lặp đi lặp lại trong các hợp đồng một cách kỹ
lưỡng như: điều khoản khiếu nại, điều khoản trọng tài, điều khoản luật áp dụng,
điều khoản tên hàng, chất lượng. Cùng với đó sẽ để lại những điều khoản số
lượng, giá và giao hàng đàm phán lại thông qua các lần giao dịch khác nhau. Như
thế sẽ bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khỏi những rủi ro tiềm ẩn.
1.3 Đánh giá chi tiết các điều khoản trong hợp đồng
a. Điều khoản tên hàng
Ở hợp đồng này, chúng ta không nhìn thấy điều khoản tên hàng mà chỉ thấy
điều khoản “Description” để mô tả chung hàng hóa hàm chứa trong đó rất
nhiều điều khoản như: tên hàng, quy cách chính, chất lượng. “Tên hàng hóa
là một nội dung cơ bản của hợp đồng bán hàng hóa, nó thể hiện là đối
tượng của hợp đồng và là đối tượng điều chỉnh của luật áp dụng” (Đinh
Xuân Trình, 2017) và khi tên hàng hóa không rõ ràng có thể dẫn đến sự
hiểu lầm trong tên hàng hóa có thể dẫn đến việc không thể thực hiện hợp
đồng. Trong điều khoản mà doanh nghiệp soạn ta có thể tìm ra tên hàng hóa
chính là “Plywood, E2, MLH core”, đây là cách đặt tên hàng theo quy cách
chính bao gồm mô tả lõi và keo của gỗ, theo tìm hiểu của nhóm chúng em
thì đây là cách đặt tên thường gặp cho mặt hàng này. Tuy nhiên, lưu ý đối
với doanh nghiệp cho điều khoản này là cần đặt tên ngắn gọn và tách riêng
với các điều khoản khác.
b. Điều khoản số lượng
Số lượng hàng hóa là một nội dung cơ bản của hợp đồng bán hàng
hóa bởi vì nó ảnh hưởng quyết định đến tổng giá trị hợp đồng. Yêu cầu
pháp lý đối với số lượng như thế đòi hỏi phải được quy định: tên số lượng
hàng hóa là trọng lượng hay khối lượng; đơn vị tính số lượng; phương pháp
quy định số lượng; phương pháp xác định dung sai, quyền chọn dung sai;
phương pháp xác định trọng lượng (Đinh Xuân Trình, 2017).
Đầu tiên ta thấy hợp đồng trên của doanh nghiệp đang thiếu đi
phương pháp xác định trọng lượng. Vì ta nhìn thấy trong mô tả hàng hóa có
nêu ra hàng sẽ được đóng trong 10 container HC, mỗi công có 240 thùng gỗ

với mỗi thùng gỗ đựng 100 đơn vị hàng hóa. Doanh nghiệp chưa chỉ ra
được phương pháp tính trọng lượng là trọng lượng cả bì hay trọng lượng
tịnh. Bởi vì bao bì đóng gói của hàng có thùng gỗ (crts) và pallets, hai loại
bao bì này có cùng chất liệu với hàng hóa nên trọng lượng của nó sẽ lớn,
ảnh hưởng đến dung trọng của hàng hóa. Chính vì thế điều khoản này,
doanh nghiệp cần bổ sung thông tin về phương pháp xác định trọng lượng
hàng hóa.
Điều thứ hai cần lưu ý trong điều khoản này của hợp đồng đó là thời
gian xác định trọng lượng, doanh nghiệp chỉ đưa ra tổng trọng lượng hàng
hóa (457.11 m3) và dung sai (10%) mà không đưa ra thời gian để xác định
trọng lượng hàng hóa. Một thực tế phổ biến trong giao dịch mua bán hàng
hóa quốc tế với điều kiện giao hàng nhóm C là các doanh nghiệp thường
nhầm lẫn địa điểm giao hàng và địa điểm chuyển giao rủi ro. Chính vì thế


sẽ xảy ra trường hợp khiếu nại về hàng hóa sau khi người mua nhận hàng
tại cảng của nước người nhập khẩu. Do đó, quy định rõ địa điểm và thời
gian xác định số lượng giúp doanh nghiệp xuất khẩu có bằng chứng về việc
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng phòng trường hợp người nhập khẩu khiếu
nại sau khi nhận hàng.
Điều thứ ba trong điều khoản này mà chúng ta có thể dễ dàng nhận
thấy là doanh nghiệp không quy định khối lượng cho một đơn vị hàng hóa
mà chỉ tính tổng khối lượng hàng hóa là 457.11 m3. Điều khoản này không
rõ ràng bởi nếu cùng một sản phẩm với kích thước như nhau nhưng khối
lượng khác nhau có thể dẫn đến chất lượng khác nhau. Mặc dù đây là sản
phẩm gỗ chế biến sản xuất theo dây chuyền, chất lượng hàng có thể tương
đương nhau nhưng doanh nghiệp cũng nên chỉ rõ khối lượng của từng đơn
vị hàng hoặc khối lượng trung bình cho từng đơn vị hàng.
c. Giá cả hàng hóa
Theo Đinh Xuân Trình, 2017 chỉ ra: “Giá cả hàng hóa là một nội

dung cơ bản của hợp đồng bán hàng hóa, nó kết hợp với số lượng cho kết
quả tổng trị giá hợp đồng, một yếu tố quan trọng của một hợp đồng có giá
trị hiệu lực, ngoài ra giá cả là một đơn giá để tính giá trị tiền phạt hoặc tổng
giá trị bồi thường cho bên vi phạm hợp đồng”.
Đầu tiên, trong điều khoản này, doanh nghiệp mắc lỗi sai sót khi chỉ
ghi tổng số tiền bằng số mà không ghi tổng số tiền bằng chữ. Trong thực
tiễn, ghi số tiền bằng số dễ xảy ra sai sót nên người ta thường yêu cầu số
tiền bằng chữ để xác minh lại một lần nữa, khi hai số tiền này không trùng
nhau thì theo pháp luật sẽ chấp nhận số tiền bằng chữ. Việc làm này sẽ tiềm
ẩn rủi ro cho doanh nghiệp khi chỉ ghi số tiền bằng số. Chính vì thế, đề xuất
cho doanh nghiệp chính là ghi đầy đủ cả số tiền bằng số và bằng chữ.
Điều thứ hai mà các doanh nghiệp thường mắc phải khi soạn điều
khoản giá đó là không ghi rõ giá trên là giá theo điều kiện cơ sở giao hàng
nào, hoặc nếu có đều không ghi rõ phiên bản. Chúng em xin chỉ ra một
cách rõ ràng như sau: Các doanh nghiệp thường không cập nhật các tập
quán thương mại quốc tế mà chỉ lặp lại những điều kiện cơ sở giao hàng cũ
và không ghi rõ phiên bản. Cụ thể là ở đây doanh nghiệp sử dụng giá CNF
và không cụ thể là CNF theo phiên bản Incoterms năm bao nhiêu vì điều
kiện CNF tồn tại ở nhiều phiên bản Incoterms trước năm 2010. Điều này
tiềm ẩn rủi ro trong quá trình giao hàng, một điều dễ so sánh nhất trong sự
khác biệt của điều kiện CNF ở các phiên bản Incoterms trước 2010 và sau
năm 2010 đó là địa điểm chuyển giao rủi ro khi đã bỏ đi khái niệm lan can
tàu. Chính vì thế khuyến cáo cho doanh nghiệp trong điều khoản này đó là
nên sử dụng điều kiện CFR phiên bản Incoterms 2010 để giảm thiểu rủi ro
cho doanh nghiệp trong quá trình giao hàng. Tuy nhiên ưu điểm mà ta có
thể thấy từ điều khoản này là doanh nghiệp đã giành được quyền vận tải,
chủ động trong việc giao hàng và thu được lợi nhuận cao hơn từ việc giành
quyền vận tải.



Điều thứ ba mà chúng ta nhận thấy đó là điều khoản này chưa ghi
đầy đủ giá đã bao gồm những chi phí gì, đã bao gồm chi phí đóng gói cho
hàng hóa, cước phí vận tải. Chính vì thế đề xuất cho doanh nghiệp trong
điều khoản này là ghi đầy đủ các chi phí đã bao gồm trong giá hàng.
d. Điều khoản giao hàng
Ở điều khoản này, như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp xuất khẩu
đã giành được lợi thế khi đàm phán được điều kiện cơ sở giao hàng theo
điều kiện CNF Incoterms. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu còn giành
được thêm lợi thế khi đàm phán cảng bốc hàng là bất kỳ cảng nào của Việt
Nam để linh hoạt trong việc thuê phương tiện vận tải và giao hàng. Tuy
nhiên còn một điểm mà doanh nghiệp chưa đề cập và đàm phán đó là hình
thức vận tải. Đó là quyền chuyển tải hoặc quyền giao hàng từng phần.
Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không thể chuẩn bị đủ
hàng vào thời hạn giao hàng mà không phải trường hợp bất khả kháng thì
quyền giao hàng từng phần sẽ giúp đỡ doanh nghiệp xuất khẩu không phải
chịu trách nhiệm vì không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Chính vì thế, đề
xuất cho doanh nghiệp là nên đàm phán thêm về hình thức giao hàng trong
điều khoản này.
e. Điều khoản thanh toán
Ở hợp đồng này, doanh nghiệp đã có lợi thế về thanh toán hơn khi
đàm phán được hình thức thanh toán bằng L/C. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại
quy định rất sơ sài cho điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình.
Đầu tiên, doanh nghiệp chưa quy định hình thức của L/C là gì, Là
thư tín dụng trả ngay hay trả chậm. Mỗi doanh nghiệp đều muốn được bảo
vệ quyền lợi được thanh toán của mình khi sử dụng thư tín dụng. Tuy
nhiên, doanh nghiệp Đại Nam lại bỏ qua điều rất quan trọng này. Chính vì
thế đề xuất cho doanh nghiệp chính là cần chỉ ra cụ thể hình thức của L/C là
gì.
Điều thứ hai chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn quy định mà doanh nghiệp
nêu ra trong điều khoản này “This contract deems to be automatically

canceled if the buyer do not open LC within 10 work days”. Ở đây doanh
nghiệp chỉ yêu cầu L/C phải được phát hành trong 10 ngày làm việc, tuy
nhiên không chỉ ra mốc thời gian tính 10 ngày đấy là thời điểm nào, là
trước ngày giao hàng hay kể từ ngày nhận được “Sales Confirmation” này.
Nếu không quy định rõ mốc thời gian thì quyền hủy hợp đồng có quy định
vào cũng không thể thực hiện được bởi đây chắc chắn sẽ là điểm để phía
doanh nghiệp nhập khẩu đưa ra để phản biện.
f. Điều khoản liên quan đến pháp lý và trọng tài
Trong hợp đồng này không quy định nguồn luật điều chỉnh tuy nhiên
hai doanh nghiệp này thuộc Hàn Quốc và Việt Nam đều là thành viên của
Công Ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
1980 nên nguồn luật áp dụng cho hợp đồng này sẽ là CISG 1980.


Trong hợp đồng doanh nghiệp chỉ quy định như sau: “The right of
final interpretation of this contract should be belongs to the seller”. Điều
này tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc giải thích hợp đồng nhưng vẫn
tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp không chọn nguồn luật phù hợp để
điều chỉnh. Nếu không nắm vững nguồn luật thì dù có lợi thế trong việc
phản biện các điều khoản hợp đồng cũng không có nhiều giá trị.

2. Đối chiếu L/C với Hợp đồng, Hóa đơn thương mại, B/L, Phiếu
đóng gói:
2.1 Đối chiếu L/C với Hóa đơn thương mại:

CONG TY TNHH MOT THANH VIEN DAI NAM,
THON TU KY, XA BINH DUONG, HUYEN BINH XUYEN
TINH VINH PHUC, VIETNAM

COMMERCIAL INVOICE

S/C NO.: JM-K1908
INVOICE NO.: 20190408-3
DATE: MAR. 08, 2019
TO : AMISU CO.,LTD

20 GWAHAKSANDA, GANGSEO-GU, BUSAN, KOREA

SHIPMENT FROM HAIPHONG PORT VIETNAM TO BUSAN,
KOREA PAYMENT TERM: BY L/C
LC NO.:M0339903NU00477 DATE OF ISSUE: 190306

Shipping
Mark

Name and description of goods

Quantity
(m³)

Unit price
(USD/m³)

Amount
(USD)

VIETNAM HARDWOOD
PLYWOOD,
T-2 E2
AMISU


CFR BUSAN, KOREA

FACE/BACK: BINTANGOR,
CORE: MLH
TERMS OF PRICE : CFR
BUSAN, SOUTH KOREA

IN
DIAMOND

COUNTRY OF ORIGIN :
VIETNAM
11. 5MMX910MMX1820MM
BB/CC

91.42m³

TOTAL

91.42m³

USD260.00/m³

USD
23,769.20
USD
23,769.20



×