Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.57 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 19

BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích:
           Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ 
rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn 
nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
            Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
            Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình 
muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn 
về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng 
không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không 
phải bạn.
          Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang 
nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lý nào?
Câu 3: Nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh  
vậy.”
Câu 4: Lời khuyên “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn ” trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/  
chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
        Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự 
cần thiết của ước mơ trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)


        Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ quan niệm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về đất 
nước: 

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
                       Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
                      Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
                      Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang Bà Đen, Bà Điểm
                      Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
                      Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha


                      Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
                      Những cuộc đời đã hoá núi sông ta... . 
                             (Trích Đất Nước ­ Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, sđd, tr.120) 

 HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 19

BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần

Nội dung
ĐỌC HIỂU 
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm 

lý: day dứt, thậm chí dằn vặt.

I

Câu 3.

­ Biện pháp tu từ: so sánh.
­ Cách diễn đạt giàu tính gợi hình, gợi cảm nhằm giúp người đọc dễ hình dung ra cách 
sống chủ động, để biến ước mơ của mình thành hiện thực.
Câu 4.  Lời khuyên “Đừng để  ai đánh cắp  ước mơ  của bạn” trong đoạn trích có ý 
nghĩa: kiên định với những khát vọng của mình, đừng để  những khó khăn trong cuộc 
sống thui chột ước mơ và cũng đừng để ai đó thay đổi ước mơ của mình.
II
LÀM VĂN
     Từ  nội dung  đoạn trích   ở  phần Đọc hiểu, anh/chị  hãy viết một đoạn văn  
Câu 1
(khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của ước mơ trong cuộc sống.
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 

Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0

1,0
7,0
2,0

     Thí sinh có thể  trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân  

hợp, móc xích hoăc song hành.
̣

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của ước mơ trong cuộc sống
c) Có thể triển khai vấn đề nghị luận
+ Giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai.
+ Là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn.
+ Cuộc sống có ý nghĩa hơn: lạc quan, vui vẻ.
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e) Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

      Phân tích đoạn thơ  để  làm rõ quan niệm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa  
Điềm về đất nước.
 a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị  luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài 
nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết  
luận được vấn đề.
Câu 2
b) Xác định đúng vấn đề  cần nghị luận: Phân tích đoạn thơ  để  làm rõ quan niệm mới  
mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước
c) Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập 
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

1,0
0,25
0,5

5,0
0,25
0,25

0,5


* Khái quát cách nhìn, cách cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm 
về đất nước: 
­ Bao trùm đoạn trích Đất Nước là cảm hứng khẳng định, ngợi ca vai trò và công lao vĩ 
đại của nhân dân trong việc tạo lập, gìn giữ  đất nước. Đây là sự  tiếp nối và phát huy 
tư tưởng thân dân, trọng dân của văn học Các giai đoạn trước... 
­ Tư  tưởng  Đất nước là của nhân dân  được Nguyễn Khoa Điềm thể  hiện một cách 
sáng tạo trong đoạn trích  Đất Nước.  Đây cũng là điểm nhìn chi phối mọi chiều cảm  
nhận của nhà thơ về đất nước: từ thời gian lịch sử, không gian địa lí, bản sắc văn hóa... 

* Phân tích đoạn thơ  để  thấy quan niệm mới mẻ, sâu sắc của tác giả  về  đất 
nước: 
­ Xưa nay, nói đến điều kiện tự  nhiên và những danh lam thắng cảnh của đất nước,  
người ta thường ca ngợi sự hào phóng của Tạo Hóa. Còn đây, nhà thơ  mang đến một  
cách nhìn, cách cảm nhận khác: 
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu 
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái 
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại 
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương 
+ Qua cách nói của nhà thơ, tất cả núi sông, rừng bể ấy đều là tặng vật của nhân dân. 
Mỗi dòng thơ  là một lời khẳng định về  công lao vĩ đại của nhân dân, của những con  
người bình thường trên khắp mọi miền đất nước và trong suốt chiều dài của mấy  
nghìn năm lịch sử. Nếu không có bao nhiêu thế hệ những người vợ, người mẹ từng đợi  
chờ  thủy chung, mòn mỏi thì núi mãi chỉ  là đá, không thể  hóa thành những Vọng Phu  

vòi vọi giữa trời. Nhân dân đã truyền cả tâm hồn vào cảnh vật để Đất và Nước trở nên  
có linh hồn, có sự sống, trường tồn với thời gian... 
+ Bằng trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, nhân dân đã biến những sự  vật vô tri vô 
giác thành sống động, phi thường: “Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi  
Bút, non Nghiên/ Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”.  
+ Nhân dân góp cả tên tuổi, cả cuộc đời của mình cho quê hương, xứ sở.
“Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.  Mỗi cái 
tên gợi nhớ  những cuộc đời, những đôi bàn tay khai phá đất đai, lập nên những xóm 
làng, ruộng đồng, bờ bãi.. 
­ Hình vóc của đất nước, ở nơi đâu cũng là vóc hình của nhân dân: 
Vàở đâu trên khắp các ruộng đồng, gò bãi 
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha 
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đầu ta cũng thấy 
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta... 
­ Cách miêu tả  của nhà thơ  khiến cho không gian địa lí của đất nước không còn đơn  
thuần là những giá trị vật chất, những điều kiện tự nhiên mà trở  thành máu thịt và tâm 
hồn của ông cha. 
* Đánh giá chung 
 Đoạn thơ đã thể hiện được quan niệm sâu sắc của tác giả  về đất nước: Đất nước là 
tài sản vô giá do nhân dân tạo lập, gìn giữ và truyền lại... 
­ Đoạn thơ đã khơi gợi, đánh thức lòng biết ơn với nhân dân và ý thức về trách nhiệm, 
bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước.
­ Nghệ thuật: vận đụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian kết hợp với hình thức thơ 
hiện đại...
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 
luận.
TỔNG ĐIỂM : I + II


0,5

2,0

0,75

0,25
0,5
10,0




×