Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.1 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 6
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng  
kêu lên: “Chết rồi, làm thế  nào bây giờ". Cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ  mất rồi, còn  
làm thế nào được nữa, lau đi thôi!". Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang  
đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị  hất đổ  là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau  
sạch nó. Thế  nhưng trong thực tế  cuộc sống, không nhiều người có thể  nắm bắt được triết lý  
này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn  
suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác  
đơn giản đó là lau sạch. 
Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc  
sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng  
ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu,  
mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe... Không mất đi thì sẽ không có tương lai.  
Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong  
quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể  tiến về  
phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một  
môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ  khi chấp nhận sự  thay đổi  
diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.
Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như  
bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm  
tràn ngập những ánh sao.
(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB LĐ)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống, nhiều người đã có cách xử lí tiêu cực như  thế nào  
khi rơi vào tình huống chẳng may làm đổ ly nước?
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả  lại cho rằng: “Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan  


trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống”?
Câu 4:  Anh/chị  hiểu như  thế  nào về  ý kiến: Nếu như  mãi khóc vì bỏ  lỡ  vầng dương, vậy bạn  
cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao?
II.  LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ  nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)  
về cách thức giúp chúng ta vượt qua nỗi đau từ những mất mát trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về tiếng lòng của người cán bộ về xuôi trong đoạn thơ:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016, trang 110)


 HẾT

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 6
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Phầ
n

Câu


Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3,0

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5

I
1

2

3

4

II

Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống, nhiều người đã có cách 
xử  lí tiêu cực khi rơi vào tình huống “chẳng may làm đổ  ly  
nước” là:
Khi ly nước bị  đổ, nếu không tự  oán trách thì họ  sẽ  chuyển  
sang tìm nguyên nhân, tự  làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí  
thời gian và sức lực  của bản thân, mà quên không làm một  

động tác đơn giản đó là lau sạch.
“Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng  
rất khó thực hiện trong cuộc sống” vì:
­ Trong cuộc sống có những điều xảy ra không như mong muốn 
– đó là tất yếu, cần phải chấp nhận điều đó nhưng ta lại không 
đủ mạnh mẽ để đối diện với mất mát.
­ Thay vì thoát ra, tìm cách giải quyết chúng ta lại hay luẩn  
quẩn tự trách hoặc khư khư ôm lấy quá khứ..
Ý kiến Nếu như  mãi khóc vì bỏ  lỡ  vầng dương, vậy bạn cũng  
sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao được hiểu là:
­ Nếu không mạnh mẽ  chấp nhận hiện thực mất mát của quá 
khứ thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội được đón nhận những điều  
tốt đẹp, có giá trị trong tương lai.
­ Ý kiến hướng chúng ta đến thái độ  sống tích cực, lạc quan,  
dũng cảm chấp nhận và vượt qua hiện thực không như  mong 
muốn.
LÀM VĂN

1

   Viết đoạn văn về cách thức giúp chúng ta vượt qua được 
nỗi đau từ những mất mát trong cuộc sống.
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 
tổng­ phân­ hợp, móc xích hoặc song hành.
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận
Cách thức giúp chúng ta vượt qua được nỗi đau từ  những mất 
mát trong cuộc sống.

0,5


1,0

1,0

7,0 
2,0
0,25
0,25


2

c) Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn thao tác nghị  luận phù hợp để triển khai vấn  
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ biện pháp, cách 
thức giúp mỗi người vượt qua được nỗi đau từ những mất mát  
trong cuộc sống . Có thể theo hướng sau:
­ Xác định tư  tưởng vững vàng, sáng suốt rằng dù bạn có thừa 
nhận hay không thì cuộc sống vẫn biến đổi không ngừng, theo 
đó, những đổi thay, mất mát là điều khó tránh khỏi. Chủ  động 
chấp nhận nó, chúng ta mới có thể  trưởng thành và có được  
một cuộc sống mới mẻ, một tương lai tốt đẹp . 
­ Rút kinh nghiệm, bài học từ những sai lầm (nếu có); tự an ủi,  
vỗ  về  bản thân bằng cách để  cho mình được khóc khi buồn,  
được tìm kiếm niềm vui, sự bình an trong những thú tiêu khiển 
lành mạnh  như  nấu  ăn,  nghe   nhạc,  trồng vườn,…;  dồn  thời 
gian, công sức vào những công việc, hoạt động đòi hỏi sự  tập  
trung cao độ; chia sẻ, tâm sự với những người mà bạn tin cậy,


d) Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e) Sáng tạo
Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề  nghị  luận; có cách diễn đạt 
mới mẻ.
     Cảm nhận tiếng lòng của người cán bộ  về  xuôi trong 
đoạn thơ: “Ta với mình, mình với ta…Sớm khuya bếp lửa  
người thương đi về” (trích Việt Bắc­ Tố Hữu) 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
Đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
­ Mở bài: dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề.
­ Thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ 
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề.
­ Kết bài: khái quát được vấn đề; bày tỏ được nhận thức, cảm 
xúc cá nhân.
b) Xác định vấn đề nghị luận
Tiếng lòng của người cán bộ  về  xuôi  trong đoạn thơ  Ta với  
mình, mình với ta…Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể  triển khai theo nhiều cách nhưng vận dụng tốt  
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, 
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc”, 
vấn đề nghị luận.
*  Tóm lược ngắn gọn nội dung đoạn trước, chuyển dẫn vào 
đoạn cần phân tích; giới thiệu vị  trí, nội dung, cảm xúc bao  
trùm đoạn thơ.
* Cảm nhận tiếng lòng của người cán bộ về xuôi
­ Giải thích: tiếng lòng là những tâm tư, tình cảm từ  sâu thẳm 
trong cõi lòng được bộc lộ, giãi bày.

­ Cảm nhận:
+ 4 câu đầu: Người cán bộ  khẳng định tấm lòng thủy chung,  

1,0

0,25
0,25

5,0

0,25

0,5

0,5
0,25
2,5


bền chặt, nỗi nhớ mênh mông, dạt dào cùng lòng tri ân sâu nặng  
hướng về Việt Bắc.
+ 4 câu sau: Người cán bộ  bộc lộ  cụ  thể  nỗi nhớ  da diết, cồn  
cào, đậm sâu về  một Việt Bắc gần gũi, quen thuộc mà tươi 
đẹp, thân thương  ở  nhiều không gian, nhiều thời điểm. Thiên  
nhiên, cảnh vật  yên bình, nên thơ  với trăng lên đầu núi, nắng  
chiều lưng nương, với  bản khói cùng sương; hình  ảnh  người  
thương chăm chỉ, cần mẫn lao động sớm khuya đi về.
+ Nghệ thuật đặc sắc: Thể thơ lục bát với giọng thơ  tha thiết,  
ngọt ngào; ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian, dân tộc, đặc biệt sử 
dụng sáng tạo đại từ xưng hô mình­ ta quen thuộc trong ca dao; 

hình ảnh thơ giàu sức gợi; biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp 
từ, điệp cấu trúc,…
­ Đánh giá chung: Đoạn thơ  tiêu biểu cho khúc tình ca về  cách  
mạng,   về   kháng   chiến   và   con   người   kháng   chiến   trong   tác  
phẩm Việt Bắc cũng như  phong cách thơ  đậm đà tính dân tộc  
của Tố Hữu. 
* Khẳng định giá trị, sức sống của đoạn thơ  nói riêng,  bài thơ 
Việt Bắc nói chung; liên hệ bản thân.
d) Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e) Sáng tạo
Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề  nghị  luận; có cách diễn đạt 
mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM

­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­

0,25
0,25
0,5
10,0



×