Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài làm (module1): Đường lối phát triển giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.12 KB, 7 trang )

[ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ]

QLGD 2020

Câu hỏi: Dựa trên những quan điểm cơ bản về giáo dục đào tạo của Đảng,
Nhà nước và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; với cương vị
của người lãnh đạo, quản lý nhà trường, Thầy/Cô hãy xây dựng mục tiêu và đề
xuất giải pháp phát triển nhà trường của Thày/Cô giai đoạn 2020 – 2025.
Trả lời:
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
Kế thừa, phát triển các quan điểm của Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII,
nghị quyết của các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI về Giáo dục Đào tạo, Hội nghị lần thứ tám ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ra Nghị
quyết “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013) hệ
thống bảy quan điểm chỉ đạo:
Một là, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên
đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo là đổi mới những
vấn đề cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đang, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở Giáo dục - Đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Ba là, phát triển Giáo dục - Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Bốn là, phát triển Giáo dục - Đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học – công nghệ, phù hợp quy


luật khách quan.
Năm là, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn
hóa, hiện đại hóa Giáo dục - Đào tạo.
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

1/7


[ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ]

QLGD 2020

Sáu là, chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển Giáo dục - Đào tạo.
Bảy là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển Giáo dục - Đào
tạo, đồng thời Giáo dục - Đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát
triển đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) xác định: “Phấn
đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát
triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Để thực hiện theo các quan điểm chỉ đạo trên, Đảng và Nhà nước ta đã đặt
ra những nhiệm vụ trọng tâm phát triển Giáo dục - Đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực trong thời gian tới, gồm:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của Giáo
dục - Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người

học. Đổi mới chương trình, nội dung Giáo dục - Đào tạo theo hướng tinh giảm,
hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, ngành nghề. Đa dạng hóa nội
dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu các cấp bậc học. Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy, học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả Giáo dục - Đào tạo bảo đảm trung thực, khách quan, không tạo ra những
áp lực ảo.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo
dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Phải quy hoạch lại mạng
lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển
kinh tế – xã hội của cả nước, của từng địa phương, quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực, tránh lãng phí, mất cân đối trong Giáo dục - Đào tạo. Xây dựng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực cho cả nước, từng ngành, từng lĩnh vực với
những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giai pháp đào tạo nguồn lực
trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất. Phát triển hợp lý, hiệu quả
các loại hình trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

2/7


[ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ]

QLGD 2020

đại học.
Thứ ba, đổi mới căn bản công tác Giáo dục - Đào tạo, bảo đảm dân chủ thống nhất; tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở Giáo dục Đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan quản lý Giáo dục - Đào tạo. Thực hiện nghiêm túc Luật Giáo dục (2005,
sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, Luật Giáo
dục nghề nghiệp (2014). Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong Giáo dục Đào tạo.
Thứ tư, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải đáp ứng yêu

cầu đổi mới Giáo dục - Đào tạo. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là nhân tố
quyết định chất lượng Giáo dục - Đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà
giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Vì vậy, cần củng cố, đầu tư, nâng
cấp các trường sư phạm. Có chính sách thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm
để đào tạo đội ngũ nhà giáo có đức, có tài, tâm huyết phấn đấu cho sự nghiệp
Giáo dục - Đào tạo. Nâng cao địa vị xã hội và địa vị kinh tế của đội ngũ nhà giáo.
Thứ năm, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng
góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo dục - Đào
tạo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển Giáo dục - Đào tạo,
ngân sách Nhà nước chi cho Giáo dục - Đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi
ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đổi mới và hoàn
thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ Giáo dục - Đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa,
trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, huy động xã hội
tham gia vào quá trình Giáo dục - Đào tạo, tạo điều kiện và cơ hội để mọi người
dân được hưởng thụ thành quả của Giáo dục - Đào tạo. Tiếp tục thực hiện mục
tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ
thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học,
công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Khuyến khích
thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp
khoa học – công nghệ. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa
học và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập.

Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

3/7


[ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ]


QLGD 2020

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐỊA
PHƯƠNG
Thượng Vực là một xã thuộc khu vực phía nam của huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội. Xã có diện tích 4,79 km², với dân số ước tính khoảng hơn
7.268 người, mật độ dân số đạt 1.516 người/km². Đơn vị thôn, xóm: An Mỹ, An
Thượng, Đồng Luân, Trung Vực Ngoài, Trung Vực Trong.
Xã thuộc khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng đặc biệt khó khăn của
huyện Chương Mỹ nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung. Vì đời sống kinh
tế còn nhiều khó khăn nên trình độ dân trí và nền giáo dục còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên khoảng chục năm trở lại đây, sau khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào
Thành phố Hà Nội năm 2008 thì bộ mặt của xã có nhiều đổi thay. Với sự cố
gắng, nỗ lực của cán bộ và nhân dân đến năm 2016 xã Thượng Vực đã về đích
“Nông thôn mới” sớm hơn dự kiến 4 năm. Chính vì thế và đời sống tinh thần
cxũng như vật chất của nhân dân được cải thiện, cơ sở vật chất, Điện - Đường Trường - Trạm được đầu tư khang trang, sạch đẹp, kéo theo đó nền giáo dục của
xã được đầu tư và chất lượng ngày càng một đi lên.
Với những quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ vào thực tiễn nền giáo dục và tình hình phát triển kinh tế tại địa
phương, sau đây tôi xin xây dựng các mục tiêu và những giải pháp phát triển nhà
trường trong giai đoạn 2020 - 2025:
III. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản
lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học

tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân
chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

4/7


[ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ]

QLGD 2020

- Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại
ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Tiếp tục
duy trì PCGD tiểu học Mức độ 3 và xóa mù mức độ 2.
- Tập trung chỉ đạo củng cố, xây dựng và bổ sung những tiêu chuẩn, tiêu
chí còn thiếu để hoàn thành xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức 1 giai
đoạn 2020 - 2025.
2. Những giải pháp phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025:
Thực hiện Nghị quyết số: 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào
tạo trong giai đoạn hiện nay.
Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của Bộ
GD&ĐT; Sở GD&ĐT Hà Nội; Phòng GD&ĐT Chương Mỹ.
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, tình hình phát triển kinh tế của địa
phương, tôi xin xây dựng một số giải pháp phát triển nhà trường giai đoạn 2020
- 2025, cụ thể như sau:

2.1. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực:
- Xây dựng nguồn nhân lực về đội ngũ theo quy định của Luật giáo dục và
đào tạo năm 2018, phải đảm bảo về trình độ chuyên môn vững vàng; nghiệp vụ
sư phạm tốt; năng lực, phẩm chất, đạo đức nhà giáo phải được coi trọng;
- Có chiến lược, dự báo khả năng phát triển của học sinh để dự báo khả
năng đảm bảo và phát triển của đội ngũ, bao gồm: lãnh đạo, giáo viên và nhân
viên để không bị thiếu hoặc thừa làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào
tạo cuủa nhà trường;
- Xây dựng đội ngũ cần phải chú trọng về trình độ tin học và ngoại ngữ để
không những ứng dụng tốt các thành tựu của khoa học công nghệ mà còn trở
thành những nhà giáo của tương lai, thời kì của cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0”.
2.2. Đảm bảo duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh:
- Mục tiêu đầu tiên, xuyên suốt của nhà trường vẫn phải là không những
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

5/7


[ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ]

QLGD 2020

duy trì được chất lượng giáo dục của nhưững năm trước mà còn phải nâng cao
dần để mặt bằng giáo dục của nhà trường hòa nhập kịp với các trường khác trên
cùng địa bàn hoặc trong toàn huyện;
- Để thực hiện được mục tiêu đó, nhà trường cần xâ được kế hoạch ngắn
hạn và dài hạn phù hợp với tình hình chung của Ngành Giáo dục và Đào tạo
cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi nhà trường đặt
địa điểm. Trước hết cần phải bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên về

thực hiện nhiệm vụ năm học, từ đó xây dựng các giải pháp căn bản, đồng thời
cũng cần nghiên cứu và đưa ra được những giải pháp mang tính đột phá để hoàn
thành mục tiêu đã đề ra của nhà trường.
- Ngoài ra, việc chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy và học của giáo viên và học
sinh mang tính quyết định đên chất lượng giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo
viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kể cả về chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm; về năng lực, phẩm chất và đạo đức nhà giáo. Đặc biệt là
phải tiếp cận và mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới, có yếu tố của công
nghệ thông tin. Chú trọng xây dựng nền nếp của học sinh để các em học sinh
không những được học, được chơi mà còn được trải nghiệm, được tự thể hiện,
khẳng định bản thân. Qua đó hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
2.3. Xây dựng nhà trường hiện đại, văn minh và tiến bộ:
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bước vào giai đoạn đầu tiên, nền
kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta đã và đang hội nhập sâu và rộng. Điếu đó
có tác động vô cùng to lớn đến định hướng phát triển giáo dục nói chung và
chiến lược đầu tư, xây dựng về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường nói
riêng. Một xã hội hiện đại sẽ kéo theo một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến. Một
nền giáo dục muốn tiên tiến, hiện đại thì cần phải được đầu tư về cơ sở hạ tầng
và trang bị những thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến để việc dạy và học của
thầy và trò có nhiều cách tiếp cận mới hiệu quả; để nhà trường quản lí một cách
tích cực hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn.
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng cần phải thực hiện song song với việc xây
dựng phong cách làm việc, xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vùng miền nhưng hiện đại, văn minh theo cuộc vận
động của Ngành GD&ĐT: “Xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu
Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

6/7



[ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ]

QLGD 2020

mực - học sinh thanh lịch”.
2.4. Xây dựng thương hiệu của nhà trường:
Việc phát triển của nhà trường cũng được tiến hành song song với việc xây
dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của nhà trường với học sinh, phụ huynh,
với nhân dân địa phương và với toàn xã hội, muốn làm tốt việc này thì chúng ta
cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội;
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại hướng tới học sinh được học
trong một phòng học chất lượng cao, một môi trường học tập tiên tiến, hiện đại;
- Hợp tác, liên kết với các Trung tâm, như: Tin học, Ngoại ngữ (có yếu tố
giáo viên bản ngữ), Kỹ năng sống, Hoạt động trải nghiệm,…
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong hoạt động dạy
học và giáo dục để phụ huynh học sinh cùng đồng hành với nhà trường;
- Làm tốt việc tham mưu với cấp trên, các cấp lãnh đạo địa phương trong
mọi hoạt động của nhà trường;
- Xây dựng trang thông tin điện tử, các kênh mạng xã hội để trao đổi, chia
sẻ thông tin và quảng bá thương hiệu, hình ảnh của nhà trường để thu hút học
sinh, kéo theo sự thu hút của phụ huynh và các nhà đầu tư, liên doanh, liên kết.
Qua đó quy mô phát triển của nhà trường ngày càng đươợc mở rộng và nâng cao.
Trên đây là những giải pháp phát triển của trường Tiểu học Thượng Vực,
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội để nhằm mục đích cuối cùng là hoàn
thành các mục tiêu đã đề ra. Và để thực hiện được điều đó, là người lãnh đạo của
nhà trường cần phải biết được đâu là mục tiêu ngắn hạn, đâu là dài hạn; giải
pháp nào là căn cơ, giải pháp nào mang tính đột phá; việc nào cần làm trước,
việc nào phải làm sao. Có như thế thì chiến lược phát triển của nhà trường mới

thành công được.

Name: Nguyễn Văn Binh;Trường TH Thượng Vực-Chương Mỹ-Hà Nội

7/7



×