Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tác động của việc phá giá đồng nhân dân tệ đến thương mại việt nam 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.81 KB, 21 trang )

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái là không quá rõ
ràng đối với nền thương mại và phụ thuộc vào cấu trúc của từng nền kinh tế từ
đó dẫn tới các hiệu ứng có lợi cũng như bất lợi cho thương mại. Lizondo và
Montiel (1989) đã có một nghiên cứu sâu và Larrain và Sachs (1986) có một cái
nhìn tổng quan toàn diện về các tài liệu trước đó.
Bằng chứng thực nghiệm về tác động ngắn hạn của việc phá giá là không
thuyết phục. Trong bối cảnh các nghiên cứu sự kiện ở các nước đang phát triển,
Cooper (1971) đã tìm thấy những sự mất giá thường xuyên co lại trong khoảng
thời gian 1953-1966, trong khi Krueger (1978) tìm thấy sự suy thoái chỉ 3 trong
22 sự kiện. Trong một nghiên cứu về 195 cuộc khủng hoảng tiền tệ trong giai
đoạn 1970-98, Gupta, Mishra và Sahay (2003) đã tìm thấy 60% sự kiện đã bị thu
nhỏ lại. Trong các nghiên cứu kinh tế lượng, nhiều kỹ thuật ước lượng đã được
sử dụng (ví dụ: Edwards (1986), Kamin và Klau (1997)) thường tìm thấy các
hiệu ứng co rút ngắn hạn sau đó bị đảo ngược, không ảnh hưởng lâu dài.
Magendzo (2002) đã áp dụng phương pháp ước tính phù hợp để tránh sự sai lệch
lựa chọn, việc tìm kiếm hiệu ứng trả trước tiêu cực biến mất.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Bài báo cáo nghiên cứu liệu việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ có ảnh
hưởng thực sự lớn tới nền thương mại Việt Nam hay không. Các bài nghiên cứu gần
đây, thông qua một số phương pháp – nghiên cứu thực nghiệm và phân tích hồi quy
– thấy rằng ảnh hưởng của sự mất giá đồng nhân dân tệ không thực sự rõ

6


rệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên điều này cũng được nhận định là
cơ hội đối với Việt Nam từ những khoản đầu tư từ đồng nhân dân tệ.


2. Cơ sở lý thuyết về phá giá đồng nội tệ
2.1. Khái niệm
Phá giá là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền đối với các
ngoại tệ và có thể xem là một sự điều chỉnh tỷ giá bình thường ở điểm cơ bản là
việc làm thường xuyên với mức độ nhỏ về thay đổi tỷ giá, không gây ra sự biến
động lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Ta cũng có thể hiểu phá giá
đồng tiền là tình hình nghang giá của một đồng tiền được ấn định ở mức thấp
hơn. Phá giá là một hành động chính thức của chính phủ làm tỷ giá giảm đáng kể
thường chỉ sau một đêm
Về nguyên lý, mục đích của phá giá là để tăng cường kha năng cạnh tranh
quốc tế và cải thiện tình hình cán cân thương mại trong tài khoản vãng lai. Lập
luận này được nêu ra là phá giá sẽ giúp tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá
hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá giá thành công cũng cần phải
có hàng loạt các điều kiện đi kèm
Thứ nhất là điều kiện Marshall – Lenner thì không bao giờ việc phá giá làm
tăng xuất khẩu lên, làm giảm nhập khẩu cũng điều cải thiện cán cân vãng lai.
Điều kiện này cũng chỉ ra rằng khi nào mà độ co giãn của đường cầu xuất khẩu
cộng với độ co giãn của đường nhập khẩu lớn hơn một thìpg mới góp phần cải
thiện cán cân thương mại. Điều kiện Marshall – Lenner cũng hàm chỉ việc chọn
thời điểm phá giá cũng rất quan trọng. Nếu giá hàng nhập khẩu đang thấp và có
xu hướng hạ, phá giá sẽ có lợi vì hàng nhập khẩu sẽ không tăng giá lên nhiều
nhờ đó hạn chế tăng giá thành sản xuất nội địa với đầu vào nhập khẩu, và hạn
chế mặt trái của phá giá là gây nên lạm phát.

7


Thứ hai là các điều kiện kinh tế trong nước. Ngoài việc thỏa mãn điều kiện
Marshall – Lenner, để thực hiện phá giá thành công cần thiết phải có một số các
điều kiện kinh tế đi kèm như Chi phí sản xuất trong nước nói chung và tiền

lương nói riêng không được chỉ số hóa theo tỷ giá danh nghĩa, chính phủ phải
kiên quyết thực thi một chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt.
Thứ ba là dự trữ ngoaị tệ. Một quốc gia khi điều kiện Marshall – Lenner và
các điều kiện khác khi thuận lợi thì trong thực tế có thể tiến hành việc phá giá
nhằm giúp cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, tiến tới lập lại mục tiêu cân
bằng ngoại. Tuy nhiên, khi thực hiện phá giá cán cân vãng lai sẽ càng bị xấu đi
trong thời gian đầu và chỉ phục hồi sau một thời gian cố định.
2.2. Tại sao chính phủ phải phá giá tiền tệ
Nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với
cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái đi kèm với mức lạm
phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên. Trong trường hợp
cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dự trữ mua ngoại tệ vào
nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và điến khi ngoại tệ dữ trữ cạn kiệt thì không còn
cách nào khác cho chính phủ.
2.3. Tác động của việc phá giá tiền tệ
Trong ngắn hạn: Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức
việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức
cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu
rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương
đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không
phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có
thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc

8


dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng
được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và
số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong
nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá

hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân
thanh toán vãng lai có thể xấu đi.
Trong trung hạn: GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu
dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu
ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh
như sau:
Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn
rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung. Và khi nền kinh tế đã ở mức sản
lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng
cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền
lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong
trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng
thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm
mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên
của giá cả trong nước.
Trong dài hạn: nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài
khóa thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các
yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối
và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn
đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu
tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền
lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên

9


cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ
4 đến 5 năm.
3. Phương pháp nghiên cứu phá giá đồng tiền:
3.1. Nguyên tắc chung:

Nguyên tắc chung là khi đồng tiền nào đó giảm là nhắm đến mục đích hạn chế
nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu. CNY giảm, các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ
tăng cường xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài để tăng lợi nhuận.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng nghiên cứu định tính để đánh giá sự tương quan giữa
sự phá giá của đồng CNY đến các biến số kinh tế vĩ mô. Ngoài ra bài nghiên cứu
còn sử dụng Phương pháp tiến cận của trường phái mục tiêu thực Chính sách tỷ giá
phải ủng hộ cán cân thanh toán và mở rộng xuất khẩu. Có nghĩa là, đồng nội tệ nên
duy trì ở mức giảm giá. Sự lên giá của đồng nội tệ sẽ càng ngày càng thu hẹp sức
cung của hàng hóa xuất khẩu cũng như hàng hóa thay thế giá của Tỉ giá hối đoái
còn có thể đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu bởi vì hàng hóa phi mậu dịch có thể
được phát triển để xuất khẩu. Nền kinh tế nên duy trì Tỉ giá hối đoái hiện hành khi
có bất cứ thay đổi có lợi nào trong giá thế giới. Phá giá đồng nội tệ phối hợp tự do
hóa thương mại, các chính sách giảm và chuyển đổi chi tiêu và các chính sách tiền
tệ và tài khóa sẽ giảm đi áp lực lạm phát, vẫn duy trì được mức đầu tư cho khu vực
xuất khẩu, không làm giảm đầu tư nước ngoài và tăng khả năng trả nợ nền kinh tế.
Hàng hóa xuất khẩu có thể thay thế cao trong các nước đang phát triển. Nếu sự lên
giá kéo dài của đồng nội tệ, thị trường thế giới có thể thay thế xuất khẩu của nước
nhà và các xí nghiệp trong nước sẽ có khuynh hướng thay thế nguyên liệu nhập cho
nguyên liệu và lao động trong nước. Cán cân thương mại có thể được cải tiến sau
năm đầu tiên phá giá.

10


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÁ GIÁ ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ ĐẾN TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1. Diễn biến tình hình đồng nhân dân tệ giai đoạn 2015-2017
Năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong
24 năm trở lại khi chỉ đạt 7,5% so với mức tăng trưởng 7,7% của năm 2013. Giới

chuyên gia cho rằng, việc tăng trưởng kinh tế nước này sẽ tiếp tục sụt giảm trong
trạng thái “bình thường mới”. Bằng chứng là trong kỳ họp Lưỡng hội, thủ tướng
Lý Khắc Cường đã hạ thấp mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7,5% xuống 7%. Hai
quý đầu năm 2015, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã ghi nhận các dấu hiệu
giảm đà tăng trưởng rõ rệt.
Cũng trong năm 2015, Trung Quốc nỗ lực để đưa Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ
SDR được IMF đánh giá 5 năm một lần nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị
trường tài chính. Từ 2009, Trung Quốc đã dần dần nới lỏng các giới hạn đối với
Nhân dân tệ, nhưng vẫn còn một quãng đường rất dài phía trước. Nếu trong năm
nay Trung Quốc không đạt được mục tiêu, nước này sẽ phải đợi thêm 5 năm nữa.
Do đó, Trung Quốc cần tiến thêm một bước nữa tới việc đáp ứng các yêu cầu
“vào cửa” của IMF. Ngày 11/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) áp
dụng cơ chế xác định tỷ giá tham chiếu mới: công bố tỷ giá hằng ngày trên thị
trường ngoại hối liên ngân hàng dựa trên tỷ giá đóng cửa bình quân trên thị trường
liên ngân hàng ngày hôm trước. Các ngân hàng được phép giao dịch trong biên độ
±2% xung quanh tỷ giá tham chiếu. Áp dụng tỷ giá thả nổi giữa đồng nhân dân tệ và
USD là một bước đi quan trọng trong công cuộc cải cách tỷ giá của Trung Quốc
nhằm cho phép thị trường đóng vai trò lớn hơn trong quyết định tỷ giá, dần tiến tới
bỏ việc can thiệp của nhà nước, quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Sau khi PBOC chủ động điều chỉnh hạ giá 1,9% theo mục tiêu điều hành vào
ngày 11/8 (đây là đợt giảm sâu nhất trong 20 năm trở lại), thì liên tiếp sau đó, đồng

11


Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá 1,6% trong ngày 12/8 và 1,1% trong ngày 13/8.
Như vậy, chỉ trong 3 ngày giữa tháng 8/2015, đồng nhân dân tệ đã mất giá tổng
cộng 4,6%, làm dấy lên lo ngại rằng tỷ giá đồng tiền này sắp tới sẽ rơi tự do.
Để ổn định Nhân dân tệ, PBOC cũng đã can thiệp vào việc bán ngoại tệ, chỉ
đạo các NHTM Nhà nước bán USD để hạn chế mức tăng của tỷ giá CNY/USD.

Thông cáo trên website của PBOC khẳng định nhân dân tệ sẽ không giảm giá
thêm do kinh tế Trung Quốc đang phát triển tốt, cán cân vãng lai tiếp tục thặng
dư, xu hướng quốc tế hóa và mở cửa thị trường tài chính và dự trữ ngoại hối rất
lớn là nền tảng hỗ trợ rất tốt cho đồng Nhân dân tệ.
Tại buổi họp báo ngày 13/8 của PBOC, trợ lý Thống đốc PBOC thông báo việc
thị trường điều chỉnh những ngày qua đã thu hẹp chênh lệch 3% giữa tỷ giá tham
chiếu với kỳ vọng tỷ giá của thị trường; giá trị Nhân dân tệ đang dần phục hồi sau 3
ngày giảm và sẽ giữ ở mức cao, không có cơ sở để tiếp tục giảm mạnh. PBOC cũng
tuyên bố sẽ không để thị trường ngoại tệ biến động quá mức và khẳng định mức tỷ
giá hiện nay của Nhân dân tệ là phù hợp với các yếu tố kinh tế vĩ mô. Kết quả là
đến chiều ngày 13/8, nhân dân tệ phục hồi nhẹ: tỷ giá CNY/USD giao dịch đóng
cửa giảm khoảng 0,03% so với mức công bố đầu ngày.

Ngày 19/8, IMF công bố chưa bổ sung thêm đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ
SDR ít nhất là một năm và tiếp tục giữ nguyên bốn đồng tiền trong giỏ, gồm
đồng USD, yên Nhật, bảng Anh và đồng euro. Như vậy, những nỗ lực của Trung
Quốc trong việc đưa đồng nội tệ của quốc gia này vào giỏ tiền tệ của IMF trong
năm 2015 đã không thành công và nước này phải chờ thêm ít nhất là tới tháng
9/2016 khi IMF đưa ra quyết định mới. Mặc dù Bắc Kinh đã phác thảo kế hoạch
để tự do hóa thị trường tài chính song đồng nhân dân tệ đến nay vẫn chưa đáp
ứng được các tiêu chuẩn của IMF về yêu cầu đồng tiền trong giỏ dự trữ phải
được "sử dụng tự do".
12


Ngày 30/11/2015, sau khi Nhân dân tệ được IMF đưa vào rổ tiền dự trữ ngày,
PBOC đã cho phép đồng tiền này mất giá liên tục. Hệ thống Giao dịch Ngoại hối
Trung Quốc (CFETS) cũng vừa giới thiệu chỉ số đo sức mạnh đồng Nhân dân tệ
mới, gồm 13 tiền tệ. Động thái này được coi là tạo nền tảng cho Nhân dân tệ mất
giá mạnh nữa so với USD.

Ngày 15/12/2015, tỷ giá tham chiếu CNY/USD là 6,4559 thấp nhất trong 4
năm trở lại đây. ABN Amro dự báo con số này sẽ vào khoảng 6,55 Nhân dân tệ
vào cuối năm.
Rạng sáng 17/12, FED đã quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1
thập kỷ, đồng thời phát tín hiệu rằng lãi suất sẽ được nâng lên “từ từ” và phù hợp
với các dự báo trước đây. Nhân dân tệ và các tiền tệ khác lại chịu thêm chịu sức
ép giảm giá. Tính đến phiên 6/1/2016 trên thị trường quốc tế, đồng tiền này đã
giảm xuống mức 6,6915 CNY/USD, mức thấp nhất kể từ quý IV/2010.
18/1/2016, PBOC nâng giá nhân dân tệ lên 6,559 CNY/USD, trong bối cảnh
Trung Quốc vừa công bố biện pháp mới nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ tiền
tệ. PBOC cũng cho biết sẽ yêu cầu các tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động
tại Trung Quốc dự trữ nhân dân tệ (hiện bằng 0%) nhằm ổn định đồng tiền này.
2. Các tác động đến nền kinh tế của Trung Quốc
2.1. Tăng trưởng chậm, xuất khẩu ròng suy giảm.
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2015 của nước này đạt 67,6708 tỉ Nhân dân tệ tính
theo giá so sánh, tốc độ tăng trưởng là 6,9% - mức thấp nhất kể từ năm 1990. Riêng
GDP quý IV/2015 của Trung Quốc chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái
- thấp hơn mức dự báo 6,9%. Một đồng Nhân dân tệ rẻ hơn sẽ giúp cho xuất khẩu
Trung Quốc bớt đắt đỏ hơn, tiềm năng thúc đẩy doanh thu từ nước ngoài. Hiện nước
này là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 13,7% tỷ trọng xuất

13


khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, số liệu cho thấy thặng dư thương mại của nước này không
tăng trưởng nhiều trong những tháng tiếp đó. Tháng 9/2015, kim ngạch xuất khẩu
của Trung Quốc giảm 1,1%, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 17,7% so với
cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm
3,6%, kim ngạch nhập khẩu giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, thặng dự thương
mại đạt 61,9 tỉ USD. Xuất siêu tháng 11 chỉ đạt 54,1 tỷ USD, thấp hơn mức 61,6 tỷ

USD của tháng trước và mức 54,47 tỷ USD cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cũng
giảm 6,8% và là tháng giảm thứ 5 liên tiếp, nhập khẩu giảm 8,7% so với cùng kỳ
năm trước xuống 143,14 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách của Trung Quốc đã tăng lên
mức tương đương 2,3% GDP năm 2015, so với 2,1% GDP năm 2014. Một quan
chức của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa cho biết nước này có thể chấp
nhận mức thâm hụt ngân sách tăng lên tương đương 4% GDP hoặc cao hơn nữa, để
hỗ trợ cho việc cải cách trên diện rộng. Nếu so với cùng kỳ năm trước, cán cân
thương mại của Trung Quốc đã suy giảm tháng thứ 13 liên tiếp.
Ngoài việc kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp cao lại là một vấn đề
khác, nghiêm trọng hơn mà giới chức Trung Quốc phải đối mặt. Theo báo cáo Chỉ
số thất nghiệp Trung Quốc của Fathom Consulting (Anh) vừa công bố, năm 2016
chỉ số thất nghiệp của nước này đã tăng gấp 3 với năm 2012 và đạt đến mức 12,9%.

2.2. Thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm
Trong vòng gần 2 tuần (11-24/8/2015) TTCK Thâm Quyến và TTCK Thượng
Hải giảm tương ứng 17,5% và 18,2%. Tính riêng tháng 8/2015, chứng khoán đã
giảm kỷ lục 12,49% và vẫn chưa thể quay lại thời kỳ tăng trường như trước đây. Để
cứu vãn thị trường tài chính và thị trường tiền tệ, PBOC đã phải sử dụng kho dự trữ
ngoại hối nhằm bơm tiền giữ tỷ giá và mua cổ phiếu. Động thái này khiến kho dự
trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm nhanh chóng xuống 3,43 tỷ USD

14


trong tháng 12/2015, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2013. Chính quyền Bắc Kinh
đã phải tuyên bố hàng loạt những biện pháp can thiệp mạnh tay nhằm chấm dứt
tình trạng bán tháo ồ ạt của nhà đầu tư cũng như xu thế rút vốn khỏi thị trường.
Tuy nhiên, niềm tin của nhà đầu tư đã mất khi chỉ số Shanghai Composite Index
giảm 3,9% trong ngày đầu tiên giao dịch 4/1/2016 và thị trường đã buộc phải
đóng cửa sớm theo quy định nhằm ngăn cản đà bán tháo.

2.3. Tiền chảy ra nước ngoài
Động thái giảm tỷ giá đột ngột này có thể khiến người dân “cảnh giác”
chuyển tiền ra nước ngoài trong tương lai để tránh bị thất thoát tài sản. Nhiều
người Trung Quốc lo sợ đợt phá giá đồng Nhân dân tệ trong vài ngày tháng
8/2015 chỉ là bước khởi đầu trong sự lao dốc của đồng tiền này, dù PBOC đã nói
rằng không có cơ sở nào để tiếp tục hạ giá.
Nếu như có thêm các đợt phá giá đồng Nhân dân tệ thì PBOC sẽ phải đối mặt
với lựa chọn khó khăn là nên để đồng Nhân dân tệ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu
hay ngược lại, giữ giá nội tệ để đảm bảo dòng tiền chảy ra nước ngoài không
tăng đột biến.

15


3. Phân tích định tính về mối quan hệ giữa việc phá giá đồng nhân dân tệ
và tình hình thương mại Việt Nam
a.

Xuất khẩu – Nhập khẩu

Bảng 1. Giá trị xuất – nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc (USD)

Do ảnh hưởng của thay đổi trong tỷ giá VND/CNY, hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam tăng giảm thất thường với biên độ không lớn tứ tháng 6/2015 đến
tháng 12/2015, biến động tương đối rõ ràng so với năm trước đó. Bắt đầu từ
tháng 3/2016, giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Trung Quốc có tăn trưởng rõ
rệt so với cùng kì năm 2015, đến tháng 12/2016, giá trị xuất khẩu đạt hơn 2,3 tỷ
USD, tăng xấp xỉ 43% so với cùng kì năm trước. Năm 2017, xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc tăng mạnh mẽ, riêng tháng 12, giá trị xuất khẩu đã lên
đến hơn 4,5 tỷ USD, gần gấp đôi tháng 12/2016.


16


Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Việt Nam kể từ
thời điểm đồng CNY phá giá tháng 8/2015 không tăng mà còn giảm nhẹ, đến
tháng 2/2016, giá trị nhập khẩu giảm 15,3% so với cùng kì năm 2015. Khi đồng
CNY phá giá, Một số người lo ngại rằng nhập siêu từ Trung Quốc sẽ gia tăng
mạnh, vì hàng Việt Nam sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn. Tuy nhiên những số liệu
thống kê định lượng chỉ ra, lo ngại này không xảy ra. Năm 2017, nhập khẩu của
Việt Nam đã có những tăng trưởng rõ ràng hơn so với năm 2016, tăng 20,8%.
Thực tế, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, về cơ bản, mang
tính bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc,
thiết bị cho đầu tư cũng như nguyên vật liệu, phụ kiện cho xuất khẩu. Ngược lại,
Trung Quốc cũng nhập khẩu nhiều nông sản, nguyên liệu thô để phục vụ sản
xuất. Quy mô xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, những hàng hóa mang tính cạnh
tranh, lại không nhiều. Vì vậy, các tác động của sự thay đổi tỷ giá đến thương
mại giữa 2 nước sẽ không quá lớn.
b.

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI)

Hình 1. Thống kê dòng vốn FDI vào – ra của Trung Quốc và Việt Nam

17


Theo thống kê của United Nations Conference on Trade and Development
(UNCTADSTAT), trong năm 2015, dòng chảy FDI vào Việt Nam tăng mạnh so
với năm 2013-2014 trước đó, lên tới 28%. Như vậy, đồng CNY giảm giá không

gây ảnh hưởng rõ rệt đến Việt Nam, thậm chí kể từ năm 2015, dòng vốn FDI từ
Trung Quốc vào Việt Nam đã đẩy Trung Quốc từ một vị trí khiêm tốn vào TOP
10 quốc gia đầu tư lớn vào Việt Nam. Từ năm 2015 trở lại đây, cùng với việc
Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP),
Trung Quốc thường nằm trong top 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam
để đón đầu cơ hội thâm nhập thị trường TPP béo bở và hoặc sau này là thị trường
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Đây
cũng là một chiến lược khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn đầu tư ra
nước ngoài để thu lợi từ cổ tức, bù đắp cho những khó khăn ở trong nước. Bởi
thực tế, cầu tiêu dùng của Trung Quốc chỉ loanh quanh ở mức 50% GDP và sự
cố gắng này dường như đã tới hạn với nợ công ngày càng có xu hướng tăng cao.
c.

Du lịch

Bảng 1. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam phân loại theo quốc tịch

18


Năm 2015, do việc phá giá đồng nhân dân tệ, lượng khách du lịch quốc tịch
Trung Quốc đến Việt Nam giảm 8,5% so với năm 2014. Khách du lịch từ Trung
Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các khách quốc tế đến Việt Nam
(gần 25%). Nhân dân tệ mất giá liên tiếp khiến những người có thu nhập trung
bình hoặc khá ở Trung Quốc hạn chế đi du lịch hoặc mua sắm ở nước ngoài, do
chi phí đắt đỏ hơn. Sang đến năm 2016, khi tỉ giá ổn định hơn, lượng khách du
lịch đến từ Trung Quốc tăng mạnh mẽ (tăng 125,07% so với năm 2015).

Hình 2. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam phân loại theo Quốc tịch


Tổng cục Thống kê cũng cho biết mặc dù chiếm tỷ lệ cao nhưng khách du
lịch Trung Quốc lại là đối tượng chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế khác tại
Việt Nam. Khách du lịch Trung Quốc tự tổ chức đi du lịch có mức chi tiêu bình
quân khoảng 90 USD mỗi ngày. Chi tiêu trung bình ngoài tour của khách Trung
Quốc là 41,28 USD một ngày.

19


CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Tổng kết nghiên cứu
Theo phân tích về ảnh hưởng của việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ
đối với thương mại Việt Nam trên, có thể thấy tỉ giá VND/CNY không tạo ra ảnh
hưởng tiêu cực hay tích cực rõ rệt đối với ngành xuất nhập khẩu và luồng vốn
FDI của Việt Nam. Ngành du lịch tuy bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch đến
từ Trung Quốc giảm đáng kể trong năm 2015, tuy nhiên xét về tỉ trọng đóng góp
trong GDP thì thu nhập từ khách du lịch đến từ Trung Quốc không chiếm tỷ
trọng cao. Có thể thấy việc sử dụng thay đổi tỷ giá hối đoái để tác động đến tình
hình thương mại – kinh tế vẫn có những hạn chế nhất định và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác. Mối quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và
Việt Nam cũng là một yếu tố quan trọng để xác định ảnh hưởng của sự kiện phá
giá đồng nhân dân tệ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, việc phá giá đồng nhân dân tệ
sẽ khiến thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên nghiêm
trọng hơn vì chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu.
2. Những giải pháp đề xuất để Việt Nam đối phó với sự mất giá của đồng
Nhân dân tệ
2.1. Thận trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Tháng 8/2015, sau động thái phá giá đồng nhân dân tệ 1,9% của Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc (PBOC), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã
nới biên độ của tỷ giá VND/USD từ +/-1% lên +/-2%. Với tỷ giá bình quân liên

ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, biên độ tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến
động trong phạm vi mức tỷ giá trần là 22.106 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.240
VND/USD. Động thái trên của NHNN là hoàn toàn phù hợp khi mà tỷ lệ tăng tỷ
giá vẫn duy trì là không quá 2% theo đúng cam kết của NHNN từ đầu năm 2015

20


và tăng biên độ giao dịch của tỷ giá USD/VND từ 1% lên 2% nhằm tăng tính
linh hoạt hơn trong việc sử dụng công cụ tỷ giá và phù hợp với diễn biến của thị
trường để đối phó với việc giảm giá của không chỉ đồng nhân dân tệ mà còn
đồng nội tệ của các nước Châu Á khác, tiếp tục chủ trương khuyến khích xuất
khẩu, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới (đặc
biệt là các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như khu vực EU, ASEAN,
Mỹ,...). Việc nới rộng biên độ giao dịch của tỷ giá USD/VND lên 2% không hẳn
là sự phá giá của đồng Việt Nam, mà lúc đó tỷ giá USD/VND có thể lên hoặc
xuống trong biên độ mà NHNN cho phép.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy
sản và gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị xuất khẩu
của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả
năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, năng lực
sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt
Nam đều còn hạn chế. Do vậy, việc giảm giá VND không chắc đã làm tăng khả
năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu bởi năng lực cạnh tranh chịu tác động bởi
nhiều yếu tố đan xen nhau.
2.2. Sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ khác
Theo các phân tích ở trên, có thể thấy rằng tác động của việc điều chỉnh tỷ giá
USD/VND đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước là thấp trong
điều kiện của Việt Nam hiện nay. Do đó, để ứng phó kịp thời với diễn biến của
việc giảm giá các đồng nội tệ của các nước trong khu vực đang diễn ra dưới sự

tác động của việc phá giá đồng nhân dân tệ của PBOC, NHNN không chỉ sử
dụng một công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT) là tỷ giá mà cần nhanh chóng
phối hợp với các công cụ khác trong CSTT, điển hình như:

21


- Công cụ lãi suất: giảm lãi suất với các khoản cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp xuất khẩu.
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng

trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Khi đó,
khả năng cho vay của các NHTM tăng lên và làm cho lãi suất cho vay
giảm, từ đó làm cho lượng cung ứng tiền tăng.
Bên cạnh đó, ngoài công cụ của CSTT thì Nhà nước hoàn toàn có thể phối
hợp với các chính sách khác như: thuế, hỗ trợ thông tin và tìm kiếm thị trường
cho các doanh nghiệp xuất khẩu, thủ tục hải quan,…
Tuy nhiên, nhằm tăng cường tính hiệu quả trong điều hành CSTT, NHNN cần
tiếp tục sử dụng các công cụ khác của CSTT và phối hợp đồng bộ với các chính
sách, nhằm phát huy tốt hơn ưu điểm của các công cụ trong điều hành kinh tế vĩ
mô phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới.

22


KẾT LUẬN
Chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc giúp đồng nhân dân tệ trở
nên phổ biến hơn trên thế giới, là bước đầu trong kế hoạch biến nhân dân tệ
thành đồng tiền giao dịch tự do của Trung Quốc. Là một nước lệ thuộc Trung
Quốc về thương mại với tỷ trọng 22% hàng xuất khẩu và 32,3% về hàng nhập

khẩu, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng đầu tiên khi Trung Quốc thay đổi tỷ giá
CNY/USD. Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là cán cân thương mại của Việt Nam,
thâm hụt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do đồng nhân dân tệ giảm giá, hàng hóa
Trung Quốc rẻ hơn, dễ dàng tràn vào Việt Nam với số lượng lớn. Bên cạnh đó thì
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị giảm sức cạnh tranh vì ảnh
hưởng của tỷ giá khiến giá của hàng Việt Nam cao hơn. Ngành du lịch của Việt
Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng vì khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng ¼ trên tổng số
lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra còn một số ngành kinh tế khác cũng
sẽ bị ảnh hưởng như bất động sản, xây dựng…
Tuy nhiên, việc đánh giá sức ảnh hưởng của sự kiện Trung Quốc phá giá đồng
nhân dân tệ còn cần phải cân nhắc đến các yếu tố ngoài tỷ giá hối đoái, như độ
mở của nền kinh tế, quan hệ thương mại song phương giữa nước phá giá và nước
được nghiên cứu, phản ứng của nước được nghiên cứu trước biến động về tỷ giá
hối đoái. Đây là những yếu tố định tính có sức ảnh hưởng đáng kể trong việc
khắc phục hệ quả do tỷ giá hối đoái thay đổi gây ra. Bỏ qua những yếu tố trên sẽ
khiến việc đánh giá trở nên cứng nhắc, phiến diện và thiếu tính thực tế, đặc biệt
là trong năm 2015, Việt Nam có nhiều thay đổi trong quan hệ thương mại hội
nhập với thế giới.
Việc phá giá VND theo CNY trong trường hợp này không hẳn là một phương án
phù hợp. Điều mà tất cả đều nhìn thấy là kỳ vọng của thị trường về việc VND tiếp
tục bị phá giá đã gia tăng, đồng thời gây sức ép khiến NHNN phải điều chỉnh

23


tỷ giá cũng như nới biên độ giao dịch. Việc này khiến tâm lý đầu cơ USD đã gia
tăng ngay sau đó và buộc NHNN phải đưa ra cam kết không điều chỉnh tiếp tỷ
giá cho đến đầu năm 2016. Mặc dù tỷ giá VND/USD đã giảm trở lại, nhưng
niềm tin của thị trường vào các cam kết của NHNN đã không còn mạnh như
trước. Thêm nữa, những biến động về tỷ giá trong thời gian gần đây đã khiến cho

lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm tăng từ mức 5,4% hồi tháng 4/2015
lên 6,7%. Việc phát hành trái phiếu chính phủ vì thế càng trở nên khó khăn. Đó
là chưa kể nợ công cũng sẽ gia tăng khi VND mất giá.
Theo một số tính toán, nếu tỷ giá VND/USD tăng 1%, GDP sẽ tăng tổng cộng
khoảng 0,08 điểm phần trăm trong 3 năm tiếp theo, nhưng nếu lãi suất tăng 1%,
GDP sẽ bị giảm 0,24 điểm phần trăm trong cùng giai đoạn. Một số tính toán khác
của chúng tôi cho thấy, việc phá giá VND ở mức 1% có thể dẫn đến lãi suất tăng
0,3%. Như vậy, nếu phá giá mà dẫn lãi suất gia tăng, các tác động của việc phá
giá đến tăng trưởng kinh tế sẽ bị triệt tiêu.
Có thể thấy, phản ứng của NHNN trong tình hình này là tương đối nhanh và
hợp lý khi nới biên độ giao dịch từ +/-1% lên +/-2% để giảm thiếu áp lực phá giá
đồng VND. Cam kết không tiếp tục điều chỉnh tỷ giá sau đó cũng đã trấn an
được thị trường Việt Nam. Như vậy, sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân
tệ năm 2015 đã không gây ra tác động nào quác lớn cho nền thương mại, kinh tế
Việt Nam.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Acevedo, S., Cebotari, A., Greenidge, K. and Keim, G. (2015). External

Devaluations: Are Small States Different?. IMF working papers, 15(240), pp.112.

Bankota, R. and Adhikari, S. (2015). Devaluation Of Chinese Currency

(Yuan). Jalandhar, India.
3.

Trade

Bloomberg. (2018). China Is Studying Yuan Devaluation as a Tool in
Spat.

[online]

Available

at:

[Accessed 25 Sep. 2018].
4.

Bùi Trinh, Tô Trung Thành (2015). “Một số ý kiến về việc phá giá Nhân

dân tệ”. Tài liệu tọa đàm “Tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối
đoái của Việt Nam hiện nay”.
5.

Nguyễn Đức Độ, 2015. Đồng Nhân dân tệ giảm giá và những tác động tới

nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 23 09, 1(616), pp. 20-22.
6.

Nguyễn Đức Độ (2015). “Đồng USD mạnh và những tác động đến xuất

khẩu của Việt Nam”. Tạp chí Tài chính. Số 5/2015 (kỳ 1). Tr. 50-52
7.


Phạm Thế Anh, 2015. Hiệu ứng chuyển và chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt

Nam. Hà Nội, Tọa đàm “Tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối

đoái của Việt Nam hiện nay”.
8.

Nguyễn Đức Độ (2014). “Phá giá đồng Việt Nam: Bao nhiêu thì đủ?“ Tạp

chí Nghiên cứu Kinh tế. Số 9/2014. Tr. 3-10
9.

Takagi, S., & Shi, Z. (2011). Exchange Rate Movements and Foreign

Direct Investment (FDI): Japanese Investment in Asia, 1987-2008. Japan and
the World Economy, 265-272
10.

The Guardian. (2015). China ends three days of yuan devaluation. [online]

Available at: />
25


yuan-devaluation-with-slight-official-rise-against-us-dollar [Accessed 25
Sep.
2018].
11.

Tổng cục Thống Kê, 2018. Tổng cục Thống kê. [Online] Available at:


[Accessed 25 09 2018].
12.

Vietdata. (2018). 1. [online] Available at:

[Accessed 25 Sep. 2018].

26



×