Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiêu luận nguyên lý kế toán kế toán tài sản cố định và tài sản thuê tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.58 KB, 18 trang )

A

- TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ THUÊ TÀI CHÍNH

1. Tài sản cố định
a)

Khái niệm





b)

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian dài được sử
dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: nhà cửa, vật
kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
Tài sản: là một nguồn lực:

-

DN kiểm soát được.

-

Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN.

Đặc điểm của tài sản cố định
-


TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình
thái vật chất lúc ban đầu.

-

Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao
mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm, dịch
vụ mới tạo ra.

c)

Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ


-

TSCĐ hữu hình:
Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động
SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Các tài sản được ghi nhận là
TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

-

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

-

Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy

-


Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

-

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.


-

TSCĐ vô hình:
Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do Doanh nghiệp
nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.


-

Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời:Định nghĩa về
TSCĐ vô hình; và bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:


Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;



Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy




Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.



Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

2. Tài sản thuê tài chính
a)

Khái niệm
-

Tài sản cố định thuê tài chính được hiểu đơn giản là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê
từ những công ty cho thuê tài chính có tài sản, nhưng không có nhu cầu sử dụng tới.

-

Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp đi thuê được quyền ưu tiên chọn mua lại tài sản
thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Số tiền để thuê
TSCĐ quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài
sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

-

Đặc biệt, loại tài sản này còn là sự chuyển giao phần lớn giữa lợi ích và rủi ro cho doanh
nghiệp đi thuê (bên đi thuê), thời gian cho thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích.

b)

Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê tài chính

-

Là hợp đồng thuê tài chính cần thoả mãn 1 trong 5 điều kiện dưới đây:

-

Hết thời hạn thuê, bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê;

-

Thời điểm bắt đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức
giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;

-

Cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu thì thời hạn thuê tài sản tối thiểu vẫn
phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản;

-

Ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;

-

Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần
tới sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

-


Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn ít nhất 1 trong
3 điều kiện sau:


Bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng
này cho bên cho thuê;
3




Thu nhập hay tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê,
sẽ gắn với bên thuê;



Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền
thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

B - PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ THUÊ TÀI CHÍNH
1. Tài sản cố định
a)

Trường hợp nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình
Nợ TK 211
Có TK 411

b) Trường hợp TSCĐ được mua sắm
❖ Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 211

Nợ TK 133
Có các TK 111, 112,…



Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế



GTGT.
Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư

Nợ TK 441
Có TK 411
c) Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp
❖ Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho
SXKD

❖ Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán,
ghi: Nợ TK 331


Có các TK 111, 112


Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ,
ghi: Nợ TK 635
Có TK 242

d)


Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐHH sử dụng ngay cho SXKD
Nợ TK 211
Có TK 711

e) Trường hợp TSCĐ hữu hình tự sản xuất


Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất để chuyển thành TSCĐ hữu hình,
ghi: Nợ TK 211
Có TK 155
Có TK 154

f) Trường hợp đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi, khi hoàn thành đưa vào sử dụng
cho hoạt động văn hóa, phúc lợi
Nợ TK 211
Có các TK 111, 112, 331, 3411,…
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3532
Có TK 3533
g) Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải
tạo, nâng cấp


Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐHH sau khi ghi nhận ban đầu,
ghi: Nợ TK 241
Nợ TK 133




Có các TK 112, 152, 331, 334,…
Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:



Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Nợ TK 211


Nếu không thoả mãn các điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
5


Nợ TK 242
Có TK 241
h) Kế toán giảm TSCĐ hữu hình

Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh

❖ Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 211
i) Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án
❖ Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 466
Nợ TK 214
Có TK 211
j)


Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu
hình Nợ các TK 221, 222
Nợ TK 214
Nợ TK 811

Có TK 211
Có TK 711
Ví dụ về TSCĐ:
Tình hình tăng tài sản cố định trong tháng Ba tại doanh nghiệp T&T như sau:
1.

Doanh nghiệp mua sắm mới một TSCĐ, giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là
38.000.000đ, thuế GTGT thuế suất 10% đã được DN trả bằng TGNH. Chi phí lắp đặt và
chạy thử đã trả bằng tiền mặt là 880.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%. Tài sản
này được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB.

2.

Doanh nghiệp mua lại một TSCĐ, giá mua chưa có thuế GTGT là 70.000.000đ, thuế suất
GTGT 10%, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyến chi bằng tiền mặt là l.lOO.OOOđ, trong
đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.


3.

Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một TSCĐ có giá trị ghi trên sổ của đon vị cấp nguyên giá
là 90.000.000đ, đã hao mòn 10.000.000d. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt là
1.760.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.


4.

Nhận vốn góp liên doanh của đơn vị khác bằng một TSCĐHH, hội đồng liên doanh định giá
là 35.000.000đ.

5.

Công tác xây dựng cơ bản bàn giao một TSCĐ có giá trị quyết toán là 100.000.000d. Chi phí
trước khi sử dụng trả bằng tiền mặt 1.000.000đ.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và xác định nguyên giá của TSCĐ

ở mỗi nghiệp vụ.
1/
Nợ TK 211 38.000.000
Nợ TK 133 3.800.000

Có TK 112 41.800.000
Nợ TK 211 800.000
Nợ TK 133 80.000

Có TK 111 880.000
Nợ TK 441 38.800.000
Có TK 411 38.800.000
2/
Nợ TK 211 70.000.000
Nợ TK 133 3.500.000

Có TK 331 73.500.000
Nợ TK 211 1.000.000

Nợ TK 133 100.000

Có TK 111 1.100.000
Nợ TK 211 80.000.000
Có TK 411 80.000.000
Nợ TK 211 1.600.000
Nợ TK 133 160.000

Có TK 111 1.760.000
Nợ TK 211 35.000.000
7


Có TK 411 35.OOO.OOO
Nợ TK 211 100.000.000
Có TK 2412 100.000.000
Nợ TK 211 1.000.000
Có TK 111 1.000.000
2. Tài sản thuê tài chính
a) Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi
nhận tài sản thuê

b) Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:

c) Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ
có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào

d) Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính
i. Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 635

Nợ TK 341
Có các TK 111, 112, ...
Nợ TK 635
Có các TK 111, 112, ...
e) Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán

ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi
Nợ TK 214
Có TK 212
Ví dụ về TS Thuê tài chính




Căn cứ vào Hợp đồng thuê tài chính bên thuê Công Ty A với bên cho thuê là Công Ty
B, thời hạn thuê tài chính là 25 tháng. kỳ hạn thanh toán theo tháng, lãi xuất cho thuê tính
theo tháng là 11.5%/năm.



Bên cho thuê Công Ty B chịu trách nhiệm ký hợp đồng và thanh toán tiền mua tài sản,
nếu TS nhập khẩu thì phải ghi rõ quyền sở hữu TS cho bên đi thuê đồng thời phải có
trách nhiệm làm thủ tục và mua bảo hiểm tài sản. Ghi rõ trên giấy tờ bên được hưởng là
bên cho thuê, sau đó bên cho thuê phải nộp đầy đủ thuế trước bạ và đăng ký xe trước khi
giao xe cho bên đi thuê. Tất cả công ty cho Thuê chịu



Khi thanh toán tiền thuê TSCĐ thuê TC phải được ghi rõ ( tiền lãi thuê Tài Chính) và
khoản phải trả nợ gốc từng kỳ. có hóa đơn đây đủ




Bên Đi thuê phải đặt cọc 55.000.000đ sau khi ký hợp đồng này



Bên đi thuê có trách nhiệm tính khấu hao TSCĐ và CP SXKD theo định kỳ.

*Ví Dụ :

Nguyên Giá Tài sản Xe ô tô: 927.272.727


Thuế GTGT 10% : 92.727.273



Kỳ hạn thanh toán: 25 tháng



Số tiền lãi được tính từ ngày 05/03/2016: 927.272.727+92.727.273=1.020.000.000 x

31 ngày x 11.5%/360 ngày= 10.100.833 đ (lãi được tính theo kì hạn giảm dần)
Giá bán lại khi hết hạn hợp đồng là 2.000.000đ
*Cách hạch toán :





Ngày 01/01/2016: Đặt cọc tiền mặt để thương thảo và ký hơp đồng cho thuê tài chính

Phiếu thu tiền bên Bán
Và các chứng từ khác liên quan đến thủ tục thuê tài chính của Bên cho thuê yêu
cầu Nợ TK 244: 55.000.000
Có TK 111 : 55.000.000


Ngày 05/01/2016 Khi ứng trước giá trị TSCĐ theo Hợp Đồng cho thuê :

Hợp đồng cho thuê tài chính
UNC thanh toán sang tài khoản Bên bán đặt cọc
Nợ TK 341: 150.000.000
Nợ TK 1111 55.000.000
Có TK 112 150.000.000
9


Có TK 244 55.000.000


Ngày 05/03/2016 Kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê Tài Chính và các chứng từ liên
quan để phản ánh giá trị thuê của TSCĐ.

Nợ TK 212 927.272.727
Có TK 341 927.272.727


Cuối kỳ 05/04/2016 khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính

o

Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:

o

Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất,
kinh doanh, ghi: thời gian trích theo thông tư 45/2013/TT-BTC là 06 năm



Đến 5/4/2018 Doanh nghiệp tiến hành thanh lý hợp đồng và các thủ tục để mua lại
TSCĐ thuê tài chính theo trong thỏa thuận của hợp đồng

C - SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS) VÀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ
(IAS)
*Tài sản cố định
I) Tài sản cố định hữu hình (VAS 03 và IAS 16)
1)

Điểm giống
-

Tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ
tài sản đó, nguyên giá xác định một cách đáng tin cậy, có hình thái vật chất cụ thể.

-

Ghi nhận nguyên giá TSCĐ hữu hình theo giá mua hay tương đương số tiền phải trả tại
thời điểm mua. Đồng thời tiền trả lãi góp sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh

doanh theo kỳ.

-

Đều xác định giá trị ban đầu của TSCĐ hữu hình theo nguyên giá

-

Đều sử dụng các phương pháp tính khấu hao: khấu hao theo đường thẳng, khấu hao
theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm.


2)

Điểm khác
Các quy định về tài sản cố định



-

IAS 16 yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán này đối với các bất động sản đang được
xây dựng/ phát triển để sử dụng trong tương lai như là bất động sản đầu tư nhưng chưa
thỏa mãn điều kiện của bất động sản đầu tư. VAS 03 không quy định về vấn đề này.

-

IAS 16 giải thích hai thuật ngữ bổ sung là giá trị đặc thù của doanh nghiệp và tổn thất do
sụt giảm giá trị. Theo IAS 16, giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giá bán ròng của một
tài sản và giá trị sử dụng của tài sản đó. Theo VAS 3, giá trị có thể thu hồi là giá trị


được thu hồi từ việc sử dụng trong tương lai của tài sản đó, bao gồm giá trị còn lại của
tài sản khi thanh lý.


Điều kiện ghi nhận


-

IAS 16

Ghi nhận PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) được mua, mà các tài sản PPE này bản thân
chúng không tạo ra lợi ích kinh tế nhưng cần thiết để khiến cho các tài sản khác có khả
năng tạo ra lợi ích kinh tế (ví dụ: vì lý do an toàn hoặc thuộc về môi trường).

-



Đề cập việc sử dụng bất động sản, máy móc thiết bị trong hơn một niên độ kế toán.
VAS 03

-

VAS 03 chỉ quy định về các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản.

-

VAS 3 yêu cầu 2 điều kiện bổ sung đối với việc ghi nhận tài sản hữu hình so với IAS

16: Thời hạn sử dụng hữu ích là hơn 1 năm, đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện
hành (giá trị tối thiểu là 30 triệu đồng)

❖ Ghi nhận ban đầu



Trong phạm vi VAS 03 không bao gồm việc đo lường và ghi nhận các chi phí tháo rời,
loại bỏ và khôi phục tài sản. Trong việc xác định chi phí của một hạng mục thuộc PPE,
VAS 03 chỉ bao gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt hạng mục đó.
❖ Khấu hao và thanh lí


-

IAS 16

Yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thành phần trọng yếu
của một hạng mục PPE.

-

Giá trị còn lại của tài sản sẽ được xét vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu các số liệu kỳ
vọng khác xa các ước tính trước đó thì (các) thay đổi sẽ được giải trình là thay đổi về
11


ước tính kế toán. Giá trị còn lại của tài sản có thể tăng đến một giá trị bằng hoặc lớn
hơn giá trị ghi sổ của tài sản. Từ đó, chi phí khấu hao của tài sản bằng “0”.
-


Không dừng việc khấu hao khi tài sản trở nên nhàn rỗi hoặc không còn được sử dụng
trừ khi tài sản đó đã được khấu hao hoàn toàn. Tuy nhiên, chi phí khấu hao có thể bằng
0 theo phương pháp của các đơn vị sản xuất khi không có hoạt động sản xuất.

-

Trình bày rõ hơn về ngày thanh lý một khoản mục và cách thức hạch toán thu nhập từ
tiền thu thanh lý tài sản hoãn lại.

✓ VAS 03
-

Không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quan trọng của PPE.

- Không đề cập đến việc soát xét giá trị còn lại.
❖ Giá trị sau ghi nhận ban đầu
✓ IAS 16 cho phép hai cách kế toán ghi nhận tài sản: theo giá gốc (cost) hoặc đánh giá lại
theo giá trị hợp lý (fair value).
-

Mô hình giá gốc (Cost): Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó trừ đi khấu hao lũy kế
và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế.

-

Mô hình đánh giá lại (Revaluation model): Tài sản được ghi theo số tiền đánh giá lại.
Theo số tiền đánh giá lại (revalue amount) là giá trị hợp lý (fair value) tại ngày đánh
giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế. Chuẩn mực kế toán
IAS 16 yêu cầu mô hình này chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo

lường được một cách đáng tin cậy (be measured reliably).

✓ VAS 03: chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at cost).
II) Tài sản cố định vô hình (VAS 04 và IAS 38)
1)

Điểm giống
-

Điều kiện ghi nhận

-

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;

-

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

-

Cách xác định giá trị ban đầu

-

Cả IAS 38 và VAS 04 đều xác định giá trị ban đầu của tài sản trên nguyên tắc giá gốc.

-

Giống nhau trong cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình



-

Đánh giá giá trị sau khi ghi nhận chi phí ban đầu: Áp dụng phương pháp giá gốc: Sau
khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định vô hình được xác định
theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại

2)

Điểm khác
❖ Điều kiện ghi nhận


VAS 04 bổ sung thêm 2 điều kiện:

-

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

-

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là từ 30.000.000 trở lên.
❖ Xác định giá trị ban đầu của tài sản cố định


Trường hợp 1: Mua tài sản cố định vô hình riêng biệt

IAS 38


Nguyên giá tài sản cố định riêng biệt:
✓ Giá mua bao gồm thuế nhập khẩu
và các khoản thuế không được hoàn lại

VAS 04

Nguyên giá tài sản cố định riêng biệt:


Giá mua (trừ các khoản được chiết

khấu thương mại hoặc giảm giá), các

trừ các khoản được chiết khấu thương

khoản thuế (không bao gồm các

mại hoặc giảm giá
✓ Chi phí liên quan trực tiếp đến việc

khoản thuế được hoàn lại) và các chi

đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính

tài sản vào sử dụng theo dự tính.

phí liên quan trực tiếp đến việc đưa

I) Trường hợp 2: Mua tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp
IAS 38


VAS 04

13


Tham chiếu giá niêm yết trên thị
trường:


Giá trị thị trường thích hợp thường là
giá mua tại thời điểm hiện tại. Nếu
không có giá mua, tham chiếu giá theo
giao dịch tương tự gần nhất, miễn là
không có một sự thay đổi trọng yếu

Theo VAS 04, “Giá trị hợp lý” có thể là:
✓ Giá niêm yết tại thị trường hoạt động;
✓ Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐVH
tương tự.

trong bản chất kinh tế trong khoảng thời
gian giữa ngày giao dịch và ngày mà tài
sản được ước tính giá trị hợp lý.


Nếu không có thị trường đối với
TSCĐVH đó, căn cứ vào kỹ thuật ước
tính giá trị hợp lí của tài sản


II) Trường hợp 3: Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
IAS 38



VAS 04


Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo
cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô
hình vào sử dụng theo dự tính hoặc
để bán



Doanh nghiệp dự định hoàn thành
tài sản vô hình để sử dụng hoặc để

bán



Doanh nghiệp có khả năng sử dụng

hoặc bán tài sản vô hình đó



Tài sản vô hình đó phải tạo ra được


lợi ích kinh tế trong tương lai

Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ
thuật, tài chính và các nguồn lực
khác để hoàn tất các giai đoạn triển
khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô
hình đó;

✓ Có khả năng xác định một cách
chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai
đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô
hình đó;
✓ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời
gian sử dụng và giá trị theo quy
định cho TSCĐ vô hình.


❖ Đánh giá lại giá trị sau khi ghi nhận chi phí ban đầu



IAS 38 cho phép thêm 1 phương pháp xác định đó là: Phương pháp thay thế hay đánh
giá lại. Theo phương pháp này tài sản cố định vô hình được theo dõi theo giá trị đánh
giá lại bằng giá trị thị trường trừ khấu hao lũy kế và giá trị tổn thất lũy kế.
❖ Giá trị còn lại có thể thu hồi


-

Theo IAS 38


Doanh nghiệp nên ước tính giá trị thu hồi của những tài sản cố định vô hình ít nhất vào
cuối mỗi năm tài chính, ngay cả khi tài sản không có biểu hiện giảm giá trị:

-

Tài sản cố định vô hình không trong trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng

-

Tài sản cố định vô hình đã khấu hao quá 20 năm tính từ ngày sẵn sàng đưa vào sử dụng

*Tài sản thuê tài chính
1. Giống nhau
❖ Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được sửa đổi bổ sung và xây dựng dựa
trên Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
Trong định hướng chung thì Thuê tài sản trong VAS 06 và IAS 17 được hạch toán tương
đối giống nhau. Cả hai chuẩn mực này đều trình bày cách hạch toán kế toán cho bên
thuê và bên cho thuê đều thống nhất về những điểm sau :
-

Chuẩn mực kế toán quốc tế đã quy định điều kiện một tài sản thỏa mãn là thuê tài
chính là thời hạn cho thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Chuẩn mực kế toán mới ban hành ở Việt nam cũng quy định điều này.

-

Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh theo
định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài
sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê (theo quy định của Chuẩn mực kế

toán ‘Tài sản cố định hữu hình' và chuẩn mực kế toán' Tài sản cố định vô hình').

-

Bên thuê tính khấu hao khoản thuê tài chính, giá trị tài sản thuê tài chính được ghi
nhận theo giá trị hợp lý của tài sản thuế thấp hơn giá trị ghi nhận tại thời điểm khởi
đầu thuê tài sản và theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

-

Việc kế toán của bên thuê cũng hạch toán như nhau: Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản,
tài sản và nợ tương ứng cho việc thanh toán tiền thuê sau này được ghi nhận theo cùng
một giá trị trong bảng cân đối kế toán. Các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt

15


động thuê được vốn hoá vào tài sản. Thanh toán tiền thuê bao gồm chi phí tài chính và
nợ phải trả.
-

Bên thuê cần tính khấu hao tài sản đi thuê trong thời gian sử dụng ước tính đối với hợp
đồng thuê tài chính (trong VAS 06 phần thời gian sử dụng ước tính được tham khảo
trong VAS 03 Tài sản cố định hữu hình)

-

Đối với bản cho thuê, các khoản cho thuê tài chính cái được ghi nhận là các khoản
phải thu.


-

Yêu cầu phải có trình bày Báo cáo tài chính chi tiết của hợp đồng cho thuê hoạt động
và cho thuê tài chính lại với bên thuê và bên cho thuê.

2. Khác nhau
Nội dung
Phạm vi

IAS 17
Không áp dụng cho :

VAS 06
Các đối tượng còn lại giống với IAS



Tài sản thuê do bên thuê năm
giữ được hạch toán là bất động
sản đầu tư Bất động sản đầu tư
do bên cho thuê cung cấp theo
điều khoản của hợp đồng thuê

hoạt động.



Tài sản sinh học do bên đi thuê
năm giữ theo điều khoản của
hợp đồng thuê tài chính.Tài Sản

sinh học do bên cho thuê cung

cấp theo điều khoản của họ đồng
thuê hoạt động.
Phương pháp

Khi tài sản đi thuê bị giảm giá , áp

kế toán trong

dụng theo chuẩn mực kế toán quốc

Báo cáo tài
chính bên

tế về tổn thất tài sản

Không đề cập vấn đề này


thuê - thuê tài
chính
Phương pháp

Các khoản ưu đãi dành cho hợp đồng Không đề cập vấn đề này

kế toán trong

thuê hoạt động mới, hoặc ký lại phải


Báo cáo tài

được hạch toán giảm trừ chi phí tiền

chính của bên

thuê trong thời hạn hợp đồng bất kể

thuê-thuê hoạt nội dung, hình thức của khoản ưu đãi
động

cũng như thời hạn thanh toán

Trình bày báo

Đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc

cáo tài chính
đối với bên

trình bày các khoản mục thuê tài
chính và thuê hoạt động

Tượng tự IS , ngại trừ các mục



Giá trị còn lại của từng loại tài sản
thuê tại ngày lập Báo cáo tài chính




thuê

Đối chiếu giữa tổng của các khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu tại
ngày lập Báo cáo tài chính , và giá

trị còn lại của các khoản đó
Bên cho thuê phản ánh tài sản cho

Không có hướng dẫn hạch toán các

Phương pháp

thuê tài chính trong BCĐKT như

khoản doanh thu và giá vốn cho doanh

kế cáo tài

khoản phải thu và có giá trị bằng chi

nghiệp sản xuất hoặc công ty thương mại

chính của bên

phí đầu tư ròng cho tài sản đó

cho thuê tài sản tại thời điểm bắt đầu thời


cho thuê

hạn thuê tài chính

Thuê tài sản

Đất thường có thời gian sử dụng kinh

Yếu tố đất đai và nhà cửa của việc thuê

là đất và các

tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không

đất và nhà được xem xét riêng biệt theo

công trình

chuyển giao cho bên thuê khi hết

mục đích phân loại thuê tài sản. Nếu cả

xây dựng

thời hạn thuê, bên thuê không nhận

hai được chuyển giao cho bên thuê vào

phần rủi ro và lợi ích gắn liền với


cuối thời hạn thuê thì cả hai yếu tố được

quyền sở hữu đất do đó thuê tài sản

hạch toán là thuê tài chính trừ khi có sự

là quyền được sử dụng đất được hạch
toán là thuê hoạt động.

xác định rõ ràng hợp đồng thuê không
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn

17


liền với quyền sở hữu của một hoặc hai
yếu tố. Khi đất không có thời gian sử
dụng kinh tế xác định thì thuê đất được
phân loại là thuê hoạt động trừ khi được
chuyển cho bên thuê vào cuối thời điểm
thuê.
Phân loại tài

Việc phân loại chỉ mang tính hướng

Việc phân loại tài sản thu nên dựa vào

sản thuê


dẫn , phần lớn các tiêu thức này chỉ

bản chất của hợp đồng chứ không nên

mang tính chất định tính

đưa vào hình thức của hợp đồng .


TÀI LIỆU THAM KHẢO
➢ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: />kpDLk
➢ Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 theo chuẩn mực kết toán quốc tế IAS 16:
/>
16.htm?fbclid=IwAR3GEnIKXqNQ5Y7btCKLMWk2ZtnpfgkxIkpuiCka9yAVw77ImRsnY3
5ybKg

➢ So sánh VAS 03 và IAS 16: huuhinh/?fbclid=IwAR1YR-RB8UqQUqbNYZf4TcIcKyrz4ZafTQtGrkcxWPGhpXB1j2uVk5y64Ek
➢ So sánh VAS 04 và IAS 38: hinh/
➢ Kế toán tài sản cố định: san-codinh-la-gi-Cach-hach-toan-tai-san-co-dinh-theo-thong-tu-133
➢ Cách hoạch toán mua và ghi tặng TSCĐ theo thông tư 200: toanmua-va-ghi-tang-tscd-theo-tt200-va-tt133.html

19



×