Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

thị trường tài chính phái sinh việt nam trang nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.44 KB, 6 trang )

I) Lý thuyết chung về công cụ phái sinh và thị trường tài chính phái sinh
1) Công cụ tài chính phái sinh
a) Khái niệm
- Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các tài
sản cơ sở. Chẳng hạn, phái sinh hàng hóa thì cà phê, đường, cao su, hay sắt thép, vàng bạc, kim loại
quý... là tài sản cơ sở tạo lập nên các phái sinh này; hoặc phái sinh chứng khoán thì cổ phiếu, tín
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... là những tài sản cơ sở cho các phái sinh, còn phái sinh tiền tệ thì
tỷ giá, lãi suất, ngoại hối... là tài sản cơ sở.
b) Đặc điểm
- Thứ nhất, các công cụ tài chính phái sinh có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các tài sản
cơ sở chính là điều kiện hình thành các công cụ tài chính phái sinh.Thứ nhất, các công cụ tài
chính phái sinh có giá trị thay đổi theo sự thay đổi giá trị của các tài sản cơ sở (lãi suất, giá công cụ
tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng). Sự thay
đổi của các tài sản cơ sở chính là điều kiện hình thành các công cụ tài chính phái sinh. Có thể nói
giá trị các công cụ tài chính phái sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi giá trị của tài sản cơ sở.
- Thứ hai, công cụ tài chính phái sinh không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu
nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có
các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường.
- Thứ ba, khác với mua bán giao ngay, các nhà đầu tư khi tham gia thị trường phái sinh có
quyền thanh toán (đôi khi là từ chối thanh toán trong các hợp đồng quyền chọn) tại hoặc trước một
thời điểm nhất định theo thỏa thuận (đối với thị trường phi tập trung) hoặc theo quy định (đối với
thị trường tập trung). Đây cũng được coi là một đặc điểm nổi bật của các công cụ tài chính phái
sinh.
c) Các loại công cụ tài chính phái sinh


Hợp đồng kỳ hạn ( Forwards):
- Là hợp đồng thỏa thuận đồng ý mua/ bán tài sản cơ sở với mức giá và thời điểm giao hàng
được xác định trước tại thời điểm phát sinh giao dịch.
- Trong hợp đồng kỳ hạn, giá hàng hóa vào thời điểm đáo hạn hợp đồng có thể thay đổi tăng
hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua hoặc bán


sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn ( với bên bán) hoặc cao hơn( với bên mua) so
với giá thị trường.
 Hợp đồng tương lai ( Futures)
- Hợp đồng tương lai là một thỏa ước giữa một bên là người mua (hoặc người bán) và một
bên là sở giao dịch hoặc trung tâm thanh toán về việc giao và nhận một khối lượng tài sản xác định
tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn.
- Hợp đồng tương lai được niêm yết tại các Sở giao dịch, các điều khoản của hợp đồng
tương lai được chuẩn hóa.
 Hợp đồng hoán đổi ( Options)
- Là hợp đồng thỏa thuận trong đó 2 bên đồng ý hoán đổi chuổi dòng tiền vào những thời
điểm xác định trong một giai đoạn của tương lai.
- Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng tiền tệ của mình và
hợp đồng hoán đổi không được niêm yết tại các Sở giao dịch.
 Hợp đồng quyền chọn ( Swaps)


- Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt
buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở trong một khoảng
thời gian hoặc tạimột thời điểm xác định trong tương lai với mức giá xác định ngay tại thời điểm
thỏa thuận hợp đồng.
- Vị thế mua là người mua quyền có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền, còn vị thế
người bán phải có nghĩa vụ thực hiện quyền khi bên mua yêu cầu. Người mua quyền phải trả cho
người bán quyền một khoản tiền cược được xem như giá của quyền chọn.
 Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập
trung ( OTC), hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên sàn giao dịch
tập trung.
2) Thị trường tài chính phái sinh
d) Khái niệm
- Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các loại sản phẩm
tài chính phái sinh, với các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh như: quyền mua

cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, Hợp đồng hoán đổi...Thị trườngnày
chỉ được hình thành khi thị trường chứng khoán phát triển đến một mức độ nhất định về qui mô, tổ
chức, cơ chế họat động, trình độ hiểu biết của nhà đầu tư, ......
e) Các chủ thể giao dịch trên thị trường tài chính phái sinh
- Nhà tự bảo hiểm: Là những người nắm trong tay tài sản gốc như hàng hóa, chứng khoán,...
và sử dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro tiềm tàng do sự biến động giá cả
của các tài sản do mình nắm giữ. Nhà tự bảo hiểm có thể là bất cứ ai, các tổ chức như công ty,
doanh nghiệp sản xuất hoặc những cá nhân như người nông dân, hộ sản xuất nhỏ.
- Nhà đầu cơ: Là những người sẵn sàng đối mặt với sự rủi ro, tham gia mua bán nhằm thu
lợi nhuận từ sự biến đổi của tài sản gốc, họ không hứng thú tới sở hữu sản phẩm mà chỉ chú ý tới
biến động giá cả của nó.
- Nhà kinh doanh chênh lệch giá: Là những người sẽ quan sát thi trường và sau khi thấy sự
chênh lệch giá giữa hai hay nhiều thi trường họ sẽ tham gia vào thị trường để hưởng những khoản
lợi nhuận không rủi ro.
f) Vai trò của thị trường tài chính phái sinh
* Thị trường phái sinh, với các công cụ phái sinh như Forward, Future, Option, Swap...tùy theo
đặc điểm của từngcông cụ và việc sử dụng mỗi công cụ vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể khác
nhau như : sử dụng trong hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán...đến cả
trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa, sẽ có vai trò và tác dụng khác nhau. Tuy
nhiên, chúng đều mang lại một lợi ích cơ bản và quan trọng là phòng chống rủi ro tài chính, nhờ
hạn chế được sự biến động của giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất...Mặc dù ra đời sau các loại thị
trường tài chính, nhưng thị trường công cụ phái sinh đã thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với thị
trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
* Đối với các doanh nghiệp:
- Khi sử dụng các dịch vụ phái sinh sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế các loại rủi
ro có liên quan do những biến động của các yếu tố thịtrường: do biến động giácả, tỷ giá, lãi
suất...Qua đó, doanh nghiệp không phải chịu các khoản lỗ do biến động bất lợi từ các yếu tố trên.
Đảm bảo lợi nhuận và duy trì kết quả kinh doanh theo đúng kế hoạch.



- Sử dụng các dịch vụ phái sinh giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng sử dụng vốn hiệu
quả nhờ cân đối được luồng tiền, giúp cơ cấu lại tài sản nợ-tài sản có và giảm bớt chi phí vốn cho
doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệpnâng cao khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin hiệu
quả, qua đó nângcao trình độ quản lý doanh nghiệp của các nhà quản trị.
* Đối với các tổ chức tín dụng:
- Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ, phát triển và đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao hiệu quả kinh doanh: phát triển dịch vụ phái sinh và
cung cấp các công cụ này cho doanh nghiệpnhằm phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp.
- Phát triển và cung ứng các dịch vụ phái sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không chỉ
giúp các ngân hàng nângcao khả năng phân tích, đánh giá và dự báo diễn biến thị trường, rất có lợi
cho hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn nâng cao uy tín cho các ngân hàng nhờ cung cấp sản
phẩm dịch vụ hiện đại, góp phần hình thành thương hiệu ngân hàng mạnh.

II) Thực trạng thị trường tài chính phái sinh Việt Nam .
3) Thực trạng thị trường tài chính phái sinh Việt Nam
- Ngày 10/08/2017, sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được ra mắt, đánh
dấu sự ra đời của thị trường phái sinh Việt Nam. Sau hai năm hoạt động, thị trường chứng khoán
phái sinh đã được công chúng đầu tư đón nhận và có bước phát triển ấn tượng. Theo Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX), sau hai năm hoạt động, chứng khoán phái sinh Việt Nam đã có những
kết quả tăng trưởng đáng ghi nhận khi có hơn 36 triệu hợp đồng được giao dịch. Khối lượng giao
dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 bình quân/phiên trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt xấp
xỉ 100.000 hợp đồng/phiên, tăng gấp 1,27 lần so với năm 2018 và tăng gần 10 lần so với năm 2017.
- Hiện tại, trên thị trường phái sinh, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước
chiếm 85,77% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Ngược lại, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ
chức trong nước đạt 13,22%, trong đó tỷ trọng giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán chỉ
chiếm một phần nhỏ (1,59%), phần còn lại là của các tổ chức khác. Số lượng tài khoản giao dịch
phái sinh mới liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có 153 tài khoản mới được mở. Theo thống kê của
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tính đến hết năm 2019, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh

đạt 92.202 tài khoản.
- Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã thể hiện một bước phát triển vượt trội.
Trong khi các nước thường mở cửa thị trường phái sinh sau 30 năm kể từ ngày mở cửa thị trường
chứng khoán cơ sở thì tại Việt Nam, giai đoạn này đã rút xuống còn 17 năm.
4) Những tồn tại, hạn chế của việc phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam
- Mức độ tham gia thị tường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, nhà quản trị doanh nghiệp
chưa có nhu cầu và cũng chưa có hiểu biết nhiều về bản chất của các loại công cụ tài chính phái
sinh. Có thể thấy hiện nay trên thị tường khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế.
Các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối lượng
giao dịch này ở các Ngân hàng thương mại còn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách
hàng.
- Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối, còn lại các thị trường khác vẫn chưa
hình thành hoặc trong giai đoạn phôi thai. Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân về khung


pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách
nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định
chế tài chính cũng như các nhà đầu tư khi tham gia trên thị trường chứng khoán, trong vận dụng các
biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lời.
- Các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại thì nguồn nhân lực còn hạn
chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển, đối tác mua, bán công cụ tài chính phái sinh với
ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp còn hạn chế.
- Về khuôn khổ pháp lý của Việt Nam: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn
thiếu, cơ chế nghiệp vụ chưa có. Các giao dịch phái sinh mà các ngân hàng thương mại kinh doanh
trên thị trường ngoại hối được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước, còn lại
trên các thị tường khác vẫn chưa có văn bản pháp lý. Hiện nay trên thế giới, khi các doanh nghiệp
sử dụng các sản phẩm phái sinh, họ không phải chịu thuế. Nhưng ngược lại ở Việt Nam, vẫn đang
tồn tại những quy định về việc tính thuế đánh lãi thu được từ việc thực hiện hợp đồng hoán đổi.
- Thị trường thiếu hụt, thông tin chưa minh bạch. Các công ty đại chúng sử dụng hợp đồng
phái sinh thao túng thị trường do thông tin bất cân xứng. Khi các công ty đại chúng biết trước tình

trạng tài chính thật của mình đang thua lỗ nhưng do thị trường chưa nắm bắt được thông tin này, họ
có thể đặt lệnh bán khống trên các hợp đồng giao sau hoặc quyền chọn, đến khi giá xuống, họ sẽ
thực hiện hợp đồng để kiếm lời.
5) Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam
- Phát triển đồng bộ thị trường tài chính tiền tệ. Giao dịch tài chính phái sinh không thể tách
rời các giao dịch về công cụ tài chính cơ sở. Do vậy để hình thành các hợp đồng phái sinh trước hết
cần có các công cụ tài chính cơ sở phục vụ cho việc trao đổi trong mỗi hợp đồng. Mặt khác các
công cụ tài chính cơ sở phải đa dạng để thúc đẩy thị trường tài chính phái sinh phát triển. Mức độ
đa dạng của công cụ tài chính cơ sở lại hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường
tài chính.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài chính, tiền tệ và các sản phẩm tài chính
phái sinh. Do tính chất phức tạp của giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh khiến cho hoạt động của
các công cụ này nhạy cảm với hành vi gian lận, tiêu cực. Trên thị trường phái sinh có nhiều đối
tượng tham gia như: các nhà kinh doanh, nhà đầu cơ, nhà môi giới… Mỗi người tham gia trên thị
trường đều vì mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy nguy cơ rủi ro cũng như khả
năng thu lợi trên hợp đồng phái sinh là rất lớn. Do đó ngoài việc ban hành mới và bổ sung hoàn
thiện các văn bản pháp luật để quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt động của thị trường phái sinh,
thì việc điều hành và giám sát hoạt động của thị trường cũng rất cần thiết.
- Phát triển hệ thống các trung gian tài chính. Các hợp đồng phái sinh được thực hiện thông
qua các nhà môi giới trung gian và qua sàn giao dịch để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia. Với vai trò trung gian trong các hợp đồng, những nhà môi giới sẽ kết nối
người mua và người bán với nhau, đồng thời yêu cầu người mua người bán ký quỹ nên khả năng
thực hiện hợp đồng phái sinh cao.
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thông tin hiểu
biết về sản phẩm phái sinh. Thị trường phái sinh là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức,
trình độ chuyên môn cao, nhưng hiện nay còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Cho nên việc đào tạo phải
gắn kết với hoạt động mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng
chính sách phát triển và quản lý thị trường.



III) Kết luận
Thị trường phái sinh Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Bởi việc phát triển thị trường phái sinh là xu thế tất yếu không chỉ với thị trường chứng khoán Việt
Nam mà đó là xu thế chung của thế giới. Mặc dù quy mô thị trường và số lượng tài khoản phái sinh
đã tăng trưởng tốt trong thời gian qua, song với nhà đầu tư tổ chức thì quy mô của thị trường phải
phát triển đủ lớn họ mới tham gia. Do vậy, thị trường phái sinh sẽ cần phát triển thêm về quy mô, từ
đó thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức. Khi có nhiều nhà đầu tư tổ chức tham gia, khối lượng mở
cũng sẽ tăng và duy trì ở mức cao hơn, thay vì thiên hướng giao dịch trong ngày của nhà đầu tư cá
nhân như hiện nay.


IV) Tài liệu tham khảo
1. />fbclid=IwAR1k51_t2AACC8vSBjMGAAqPyr7FUAFXYDZ7Z0DOMYudo97MFTVbjJShHKc#_
=_
2. GS.TS Dương Thị Bình Minh (1995), “Giáo trình Lý thuyết tài chính”,
Nhà xuất bản Giáo dục.
3. />5. Bài báo: Thị trường chứng khoán phái sinh sau 2 năm hoạt động
/>


×