Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở việt nam và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.67 KB, 24 trang )

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất có thể được hiểu là sự biến đổi hoặc thải vào các chất ô
nhiễm làm thay đổi các thành phần của môi trường đất không phù hợp với tiêu chuẩn của
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật hoặc làm suy thoái chất
lượng môi trường. Đất được coi là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an
toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.
1.1.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất
Khi tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất thì theo nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra và xác nhận là do 2 yếu tố: do con người và do tự nhiên.
Sự gia tăng hàm lượng các chất tự nhiên trong đất cùng việc có thêm nhiều chất độc
lạ (vượt quá tiêu chuẩn cho phép), sẽ gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường, nơi ở của
nhiều loài sinh vật trong đất và làm xấu đi cảnh quan thiên nhiên. Để có thể phân loại ô
nhiễm môi trường đất thì các chuyên gia về môi trường đã phân theo mức độ ô nhiễm
nguồn gốc phát sinh và theo các tác nhân gây ô nhiễm cho đất:
 Theo nguồn gốc phát sinh gồm: ô nhiễm môi trường đất do hoạt động nông nghiệp,
do chất thải công nghiệp và do tác động từ các hoạt động sinh hoạt dân cư.
 Theo tác nhân gây ô nhiễm gồm: Ô nhiễm do sinh học, hóa học và ô nhiễm do vật

Đặc biệt, ô nhiễm môi trường đất hiện nay phân theo hình thành thì lại được phân loại:


Nguyên nhân nhân tạo:
 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp: Các chất bảo vệ thực vật: Phân bón hóa học,

chất điều hòa sinh trưởng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu thường chứa kim loại nặng và vi



4
sinh vật gây hại cho đất, làm đất chai cứng, độ thoáng khí giảm, diệt vi sinh vật có lợi;
nông dược gồm nhiều chất độc hại xâm nhập, lưu lại lâu dài trong đất tiêu diệt sinh vật có
lợi, ngấm dần vào đất và tạo ra môi trường sống độc hại của các sinh vật trong đất.
 Chất thải từ các hoạt động công nghiệp như: Chất thải xây dựng (như gạch, ngói,
xi măng, thủy tinh, nhựa, dây cáp, thép…) bị biến đổi trong đất theo các cách khác nhau
và đều rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại (như thủy ngân, chì, đồng, cadimi, niken…)
thường có nhiều ở khu khai thác hầm mỏ, khu công nghiệp và khu đô thị. Chất thải khí từ
hoạt động công nghiệp, thao thông vận tải và quá trình sinh hoạt lắng đóng xuống tích tụ
gây ô nhiễm đất, các chất như SO2, CO2, NO2 là nguyên nhân gây ra mưa axit, làm thúc
đẩy quá trình chua hóa đất. Chất thải hóa học (chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, pin và các chất thải từ ngành công nghiệp hóa chất khác) có khả
năng gây ô nhiễm ở mức độ lớn. Khi các chất thải vào môi trường nước, không khí tưởng
như vô hại với môi trường đất nhưng trong quá trình vận chuyển, lắng đọng lại và ngấm
dần vào đất, gây ra hiện tượng ô nhiễm đất.
 Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người như phân, rác, đồ ăn,
túi nilon sử dụng, nước thải… Do thải trực tiếp lên mặt đất hoặc chôn lấp rác thải sinh
hoạt đặc biệt là túi nilon sẽ rất khó phân hủy được.
 Ngoài ra có các nguyên nhân như: Các hoạt động từ việc khai thác khoáng sản, đất,
cát ven sông, làm xáo trộn tầng đất dẫn đến oxy hóa đất phèn, đồng thời còn làm tăng sự
xâm nhập mặn từ biển vào các vùng khai thác làm nhiễm mặn đất và nước ngầm. Nạn phá
rừng làm mất đi lớp phủ thực vật, dẫn đến đất đai bị cằn cỗi, đồi trọc, tầng phong hóa suy
giảm. Các hiện tượng sa mạc hóa cũng dần tăng lên làm cho diện tích đất cằn cỗi tăng, đất
sản xuất không có. Các hoạt động nuôi tôm nước lợ/mặn vùng ven bờ cũng gây ra sự
nhiễm mặn đất canh tác nông nghiệp. Sự nhiễm mặn tăng lên cũng có thể gây nhiễm phèn
làm chua đất (hay suy giảm chất lượng đất).


Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất từ tự nhiên
 Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác theo mạch nước ngầm dưới lòng đất di


chuyển đến. Chủ yếu là đã bị nhiễm các chất Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm
nên gây ngộ độc cho cây, con vật sinh sống và phát triển ở trong môi trường đó.


5
 Nhiễm mặn: do lượng muối trong nước biển, nước triều dâng cao hay từ các mỏ
muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý cho
giới thực vật phát triển.
 Gley hóa trong đất cũng sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2,
H2S, FeS…). Những sản phẩm dùng trong nông nghiệp nếu không biết sử dụng hợp lý
như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… sẽ trôi theo nước ngầm vào đất hoặc
rơi xuống mặt đất, ngấm vào đất tạo thành hợp chất gây nguy hại cho vi sinh vật và động
vật sống trong đất (giun, sâu bọ,…) gây nên sự ô nhiễm môi trường đất.
 Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm như không khí, nước từ xác bã thực vật
và động vật. Bụi chì từ khí thải của xe máy dọc hai bên đường dần dần thấm vào đất.
Hàm lượng chì và kẽm cao ở những khu vực gần mỏ quặng. Tất cả cũng đều là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

1.2

Tình hình nghiên cứu
Quả thực, vấn đề ô nhiễm môi trường đất đã và đang nhận được sự quan tâm của

đông đảo người dân cũng như được truyền thông báo chí, các chuyên gia môi trường, các
học giả từ cả trong và ngoài nước.
Về công trình nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu là tác phẩm “Soil Pollution. From
Monitoring to Remediation” của nhóm tác giả Armando Duarte Anabela Cachada Teresa
Rocha-Santos (2017). Bằng phương pháp thảo luận, phản biện, cuốn sách đã cung cấp
nhiều thông tin toàn diện về nguyên nhân, sự lây lan của tình trạng ô nhiễm đất, sự biến

đổi, dự báo con đường phát triển của các chất gây hại trong tương lai, bao gồm cả chất
hữu cơ và vô cơ. Từ đó, các tác giả chỉ ra ảnh hưởng từ con người đến đất và ngược lại,
cũng như đề xuất các chiến lược bảo vệ, phục hồi đất.
Về tư liệu trong nước liên quan đến ô nhiễm môi trường đất, ta có thể kể đến nhiều
công trình giá trị, chứng tỏ sự chuyên tâm, tiếp cận được những kiến thức bao quát lẫn cụ
thể. Nghiên cứu “Phòng chống ô nhiễm đất và nước ở vùng nông thôn” của nhóm tác giả
Chu Thị Thơm; Phan Thị Lài; Nguyễn Văn Tó (2006) đã trình bày các nguyên nhân gây ô


6
nhiễm đất và nước nói chung và ở vùng nông thôn Việt Nam nói riêng. Cụ thể, các tác giả
chỉ ra rằng sự thiếu hiểu biết trong phương thức canh tác, lạm dụng phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu, xả phế thải một cách bừa bãi ra môi trường chính là những thủ phạm quan
trọng; qua đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao đời sống của người lao động, bảo vệ môi
trường nông thôn đang ngày một xuống cấp trầm trọng hơn.
Đề cập ở một khía cạnh khác, trong Dự án xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa
chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu tại Việt Nam, Tổng cục Môi trường công bố Báo cáo
“Hiện trạng ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó
phân hủy tại Việt Nam”. Ban quản lý dự án đã rà soát các báo cáo, kết hợp với khảo sát
thực tế tại một số địa phương nhằm đưa ra bức tranh tổng quan về hiện trạng: Tính đến
tháng 6/2015, trên cả nước có hàng trăm điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức
độ rủi ro cao, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở ấy, nhóm tác giả đã đúc rút các bài học
kinh nghiệm, phương pháp tiến hành thu gom tập kết chất thải tại một khu vực tập trung
và khu vực đó dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Cách tiếp cận này được nhiều chuyên gia quốc
tế khuyến nghị áp dụng đối với trường hợp ở nước ta, vì ở thời điểm ấy, công nghệ xử lý,
cải tạo và phục hồi môi trường chưa sẵn sàng và kinh phí xử lý chưa phù hợp với ngân
sách.
Từ những dẫn chứng nêu trên, ta nhận thấy có không ít những nghiên cứu về ô
nhiễm môi trường đất, trên nền tảng những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy thuyết phục,

cùng những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường đất đi đôi với tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy, nhóm sẽ tập trung phân tích kỹ lưỡng tình trạng ô nhiễm nặng hơn và
những tác động tiêu cực, cũng như đề xuất những giải pháp thiết thực trên nhiều phương
diện, với mục đích cải thiện chất lượng môi trường và hướng đến phát triển bền vững.

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài tiểu luận “Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam và đề xuất
giải pháp” chúng em đã lựa chọn phương pháp thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và xử


7
lý thông tin một cách đa dạng thông qua các phương pháp như so sánh, đối chiếu; phân
tích, tổng hợp...
Đối với việc thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng chủ
yếu. Các nguồn tài liệu trong sách giáo trình, sách tham khảo về chuyên môn được nghiên
cứu để phục vụ việc xây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết. Thêm vào đó nhằm nắm bắt rõ
ràng về tình hình ô nhiễm đất tại Việt Nam, nhóm cũng tiến hành thu thập số liệu trên các
trang mạng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thống kê, các báo cáo thống kê
số liệu thường niên được các bộ, ngành cung cấp, các trang báo điện tử: báo dân trí, báo
chính phủ. Các số liệu thu thập được này sẽ phục vụ cho việc nêu bật thực trạng ô nhiễm
đất tại Việt Nam và ngoại ứng tiêu cực của tình trạng ô nhiễm đất gây nên. Ngoài ra,
nhóm tham khảo những luận văn, bài viết nghiên cứu cụ thể liên quan đến ô nhiễm môi
trường đất và tác động của nó để hiểu rõ hơn về cách triển khai nội dung và khai thác
những khoảng trống nghiên cứu.
Đối với việc xử lý nguồn thông tin, chúng em đã sắp xếp lại các thông tin một cách
hệ thống ứng với các phần cụ thể trong tiểu luận. Đồng thời, các số liệu thu thập được
không chỉ được thể hiện ở dạng số liệu đơn thuần mà được thể hiện đa dạng thông qua
các bảng, biểu đồ phân tích. Cụ thể là với những số liệu thu thập được ở các website, số
liệu thu được từ những báo cáo thống kê được thể hiện trên biểu đồ, bảng...; những số liệu
trong các bài báo, bài viết trên mạng nhóm đã tổng hợp số liệu ở dạng rời rạc là chủ yếu

để phân tích hiện trạng ô nhiễm môi trường đất. Sau khi đã tiến hành phương pháp mô tả
thông tin, số liệu, nhóm cũng thực hiện phương pháp so sánh đối chiếu theo thời gian để
thấy được những khác biệt, từ đó rút ra được những thay đổi, những đánh giá về ảnh
hưởng của việc ô nhiễm môi trường đất và đề xuất giải pháp.


8

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng ô nhiễm đất ở Việt Nam
2.1.1 Tình trạng sử dụng đất tại Việt Nam
Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 33.123,6 nghìn ha gồm 3 nhóm: phần lớn
là nhóm đất nông nghiệp 27.105,3 nghìn ha ( chiếm 82.32%), diện tích nhóm đất phi nông
nghiệp là 3.749,7 nghìn ha ( chiếm 11.32%), và diện tích nhóm đất chưa được sử dụng
hơn 2 triệu ha. Kết quả đánh giá sơ bộ Tổng điều tra dân số tính đến 1/4/2019, Việt Nam
hiện có hơn 96,2 triệu dân, đứng thứ 15 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á, trong khi nguồn
tài nguyên đất đai thì hạn hẹp.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất (Tính đến 31/12/2017)
Đơn vị: Nghìn ha

STT

Tổng diện tích

Đất đã giao

Đất đã giao cho

cho các đối


các đối tượng

tượng sử dụng

quản lý

CẢ NƯỚC

33.123,6

26.818,6

6.305

I

Đất nông nghiệp

27.268,6

24.437,3

2.831,3

1

Đất sản xuất nông nghiệp

11.508


11.397,2

110,8

6.969,3

6.909,5

59,8

1.1

Đất trồng cây hàng năm

1.1.1

Đất trồng lúa

4.126,4

4.108

18,4

1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

2.842,9


2.801,5

41,4

4.538,7

4.487,7

51

14.910,5

12197,6

2.712,9

1.2
2

Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp

2.1

Rừng sản xuất

7.479,4

6.078,4


1.401

2.2

Rừng phòng hộ

5.239

4.014,6

1.224,4

2.3

Rừng đặc dụng

2.192,1

2.104,6

87,5

796,1

789,2

6,9

3


Đất nuôi trồng thuỷ sản


9
4

Đất làm muối

17,2

16,7

0,5

5

Đất nông nghiệp khác

36,8

36,6

0,2

II

Đất phi nông nghiệp

3.749,7


1.868,3

1.881,4

1

Đất ở

714,9

712,9

2

158,9

158

0,9

556

554,9

1,1

1.874,3

926,5


947,8

95,6

93,2

2,4

1.1

Đất ở đô thị

1.2

Đất ở nông thôn

2
2.1

Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp

2.2

Đất quốc phòng, an ninh

297,6


297,4

0,2

3

Đất sản xuất, kinh doanh phi

274,5

272

2,5

1.206,6

263,9

942,7

nông nghiệp
4

Đất có mục đích công cộng

5

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

18,6


18,6

..

6

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

103,9

93

10,9

7

Đất sông suối và mặt nước chuyên

986,7

664

920,3

51,3

50,9

0,4


2.105,3

513

1.592,3

213,9

17

196,9

dùng
8

Đất phi nông nghiệp khác

III

Đất chưa sử dụng

1

Đất bằng chưa sử dụng

2

Đất đồi núi chưa sử dụng


1.722,8

488,8

1.234

3

Núi đá không có rừng cây

168,6

7,2

161,4

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo nghiên cứu về biến động diện tích các loại đất giai đoạn 1994-2016 của Viện
Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy, trong số trên 33,1 triệu ha đất đai
của cả nước, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đang sử dụng 27,3 triệu ha chiếm 81% tổng
diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp tăng đều trong suốt cả giai đoạn 1994-2016
từ 18,3 triệu ha lên 27,3 triệu ha. Thay đổi lớn nhất là đất chưa sử dụng đã giảm mạnh từ
11,7 triệu ha xuống còn 2,1 triệu ha trong cùng kỳ, điều này cho thấy việc khai thác và sử
dụng nguồn lực đất đai vào các mục đích khác nhau đã và đang được đẩy mạnh.


10
Biểu đồ 2.1 Biến động diện tích các loại đất giai đoạn 1994 -2016 (Triệu ha)


35
30
25

20

8.5

11.7

5.1

4.7

3.3

3.4

3.2

3.1

2.9

2.3

3.7

3.7


3.8

4

2.1
3.7

2.9

3

15

10

21.5

18.3

24.7

25

26.2

26.3

26.4

26.8


27.3

2006

2008

2010

2012

2013

2015

2016

5
0
1994

2000

Đất chưa sử dụng

Đất phi nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Nguồn: CIEM (2017)

Bảng 2.2 Diện tích, dân số và mật độ dân số 2018
Diện
2

(Km )

tích Dân số trung bình

Mật

độ

dân

số

2

(Người/km )

CẢ NƯỚC

33.1235,7

(Nghìn người)
94.666,0

Đồng bằng sông Hồng

21.260,0


21.566,4

1.014,0

95.222,2

12.292,7

129,0

95.876,0

20.056,9

209,0

40.816,4

17.804,7

436,0

286,0

Trung du và miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
Đồng bằng sông Cửu

Long

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mật độ dân số ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long khu vực tập trung đông dân cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất. Bên cạnh đó, Việt


11
Nam được đánh giá là một trong những nước bị tác động nặng nhất của biến đổi khí hậu.
Bão lũ, hạn hán, mưa cực đoan, nắng nóng bất thường gây ra do biến đổi khí hậu cùng với
việc khai thác sử dụng đất không hợp lý và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở một số vùng
miền đã tác động đến tài nguyên đất với các biểu hiện chính: đất bị xói mòn, sạt lở, rửa
trôi ở vùng đồi núi; đất bị mặn hóa, phèn hóa, ngập úng xói lở xâm thực bờ biển, mất đất
do nước biển dâng ở dải ven biển; ngập úng, sạt lở ven sông ở vùng đồng bằng; đồng thời
đất bị khô hạn ở hầu hết các vùng miền trong cả nước.
2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam
Với tình hình trạng sử dụng đất ở Việt Nam, môi trường đất cũng đang xảy ra hiện
tượng ô nhiễm nặng nề. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như rác thải sinh hoạt, y tế, chất
thải rắn, chất thải nông nghiệp và công nghiệp... ô nhiễm môi trường đất thực sự là một
vấn đề đáng lo ngại. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) báo cáo tổng hợp cuối
tháng 8/2016 tại Hội nghị toàn quốc bảo vệ môi trường: Hàng năm, cả nước tiêu thụ hơn
100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7
triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử
lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường bùng phát, xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng lớn đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự xã hội
2.1.2.1 Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hàng năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của
cả nước gần 16 triệu tấn, lượng rác thải nhựa thải ra mỗi ngày ước tính khoảng gần 18
nghìn tấn. Với tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon như hiện nay, Việt Nam được xếp vào

nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp, chất thải
nhựa và túi nilon ở nước ta chiếm khoảng từ 8 đến 12% trong chất thải rắn sinh hoạt.
Nhưng hiện tại hầu hết các địa phương, việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng hình thức phổ
biến là chôn lấp, chiếm trên 70%, và đốt thủ công chiếm 28%. Trong tổng số 660 bãi chôn
lấp có quy mô lớn hơn 1 ha, mới có 120 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Những bãi chôn


12
rác tại các thành phố luôn trong tình trạng quá tải, thường trực nguy cơ gây ô nhiễm đất,
nước và không khí.
2.1.2.2 Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với diện
tích đất nông nghiệp tăng từ 18,3 triệu ha (1994) lên hơn 27 triệu ha (2017) – chiếm hơn
82% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Tuy nhiên, phần lớn số diện tích chưa được sử
dụng đều đã và đang bị suy thoái, hoang mạc hóa do không được khai thác hợp lý. Không
ít diện tích đất thuộc quỹ đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng bị ô nhiễm
nghiêm trọng trước xu hướng gia tăng dân số và phát triển đô thị, công nghiệp.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), mỗi năm, hoạt động sản xuất nông
nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo
vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độc tố cao bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nước
còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa
chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý. Về rác thải nông
nghiệp, mỗi mùa vụ nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1-1.5kg bao bì, chai lọ đựng
thuốc bảo vệ thực vật, nilon để quây ruộng lúa chống chuột, thiên địch, bọc quả như trồng
ổi, … là những loại khó phân hủy và được xếp vào danh mục chất thải nguy hại.
Đặc biệt là nông dân sử dụng tràn lan phân hóa học, không coi trọng các loại phân
hữu cơ theo kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO) cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45 – 50%, lượng phân bón
bị rửa trôi mà cây không hấp thụ được chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm đất,
một số loại phân bón có tồn dư axit, làm chua đất, khiến hệ sinh vật trong đất giảm dần,

đất bị chai cứng, kết cấu đất bị phá vỡ, giảm khả năng giữ nước, biến đổi dinh dưỡng, gây
thoái hóa đất, giảm năng suất cây trồng, tăng độc tố trong đất.
Theo Cục Chăn nuôi, chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm.
Mỗi con bò có thể thải ra 10 -15kg phân/ngày, 1 con lợn thải 2,5-3,5kg phân/ngày; mỗi
gia cầm thải 90g phân/ngày. Vậy khối lượng chất thải chăn nuôi khoảng 73 triệu tấn/năm
nhưng một số địa phương, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn với việc xử lý và quản
lý chất thải chăn nuôi ngày càng khó khăn. Cả nước có 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia


13
đình, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, song mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công
trình khí sinh học (hầm biogas).
2.1.2.3 Chất thải từ các khu công nghiệp, Khu chế xuất, Đô thị hóa và các làng
nghề


Chất thải từ các khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX)

KCN đầu tiên được thành lập năm 1991, tính đến cuối năm 2019, cả nước có 330
KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt gần 97 nghìn ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp đạt khoảng 65,9 nghìn ha. Trong 330 KCN được thành lập, có 258
KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 68,8 nghìn ha và 72
KCN đang xây dựng với tổng diện tích khoảng 28,1 nghìn ha.Tỷ lệ lấp đầy của các KCN
đang hoạt động đạt 74,3% (theo Bộ kế hoạch và đầu tư ).
Mặc dù có luật quy định về bảo vệ môi trường, KCN khi xây dựng các cơ sở sản
xuất phải đồng thời với việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải (XLNT) công
nghiệp và khu xử lý chất thải công nghiệp. Tuy nhiên một số KCN lại không đảm bảo môi
trường khi thải chất thải ra môi trường, điển hình là KCN Phong Điền, Thừa Thiên Huế
vẫn chưa có hệ thống XLNT tập trung dẫn đến tình trạng nước thải từ các nhà máy sau
khi xử lý chảy thẳng ra môi trường. Theo người dân, lượng nước thải công nghiệp tại

KCN Phong Điền chủ yếu từ nhà máy của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P với khoảng
1.200m3/ngày đêm. Công ty này đã xây dựng trạm XLNT nội bộ, song KCN lại thiếu hệ
thống XLNT tập trung, cùng với việc các cơ quan chức năng buông lỏng công tác kiểm
tra, giám sát nên công ty và một số nhà máy… vẫn cứ xả thẳng nước thải chảy ra các
kênh mương, sông Ô Lâu gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của
người dân. Cũng ở Thừa Thiên Huế cuối năm 2019, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT)
có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Thừa ThiênHuế tại xã Phong An, huyện Phong Điền, với tổng số tiền 474 triệu đồng do xả nước thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; chưa lót bạt chống thấm cho hố lắng cát, 2 hồ sinh
học; chưa đấu nối nước thải sinh hoạt về hệ thống XLNT để xử lý.


14
Việt Nam hiện có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất giấy, bột giấy, hầu hết sử dụng
công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do phải trải qua
nhiều quy trình như: tẩy mực, băm nhuyễn, làm trắng… sử dụng nhiều loại hóa chất và
bản thân các phế phẩm từ giấy cũng chứa nhiều chất gây ô nhiễm có độc tính cao; 23 nhà
máy nhiệt điện than, thải ra khoảng 12,2 triệu tấn tro xỉ mỗi năm; lượng tro, xỉ tồn trữ tại
các bãi chứa khoảng 25,2 triệu tấn và phải sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700
ha, chứa nhiều tạp chất ô nhiễm, gây áp lực không nhỏ lên môi trường không khí; khoảng
65 dự án sản xuất gang thép có công suất 100.000 tấn/năm trở lên, sản lượng sắt thép thô
năm 2018 ước đạt hơn 17,7 triệu tấn, thép cán ước đạt 5,8 triệu tấn, thép thanh, thép góc
ước đạt 6,4 triệu tấn. Quá trình sản xuất gang thép thải ra môi trường một lượng lớn chất
thải. Theo tính toán, sản xuất 01 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5 – 01 tấn xỉ, l0.000 m3 khí thải,
l00 kg bụi… nếu không được quản lý, xử lý tốt sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường cao. Đối với ngành dệt nhuộm, đặc biệt nước thải tại các làng nghề dệt nhuộm gần
như chưa được xử lý một cách hiệu quả, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn còn
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.


Chất thải từ Đô thị hóa và các làng nghề


Quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa theo kịp tốc độ
phát triển của đô thị dẫn đến nhiều hệ quả đi theo đặc biệt là chất lượng môi trường giảm
sút. Ô nhiễm đất do lượng rác thải quá lớn càng trở thành một vấn đề bức xúc, chỉ riêng
rác thải sinh hoạt, mỗi ngày thủ đô Hà Nội thải ra khoảng 5.400 tấn, cao điểm lên tới
7.000 tấn, nhưng nhiều quận năng lực thu gom và xử lý rác thải chỉ đạt 70%, lượng lớn
rác thải tồn đọng, lưu cữu trong không gian đô thị, còn ở thành phố Hồ Chí Minh, con số
là 7.000 tấn mỗi ngày. Bên cạnh rác thải sinh hoạt, thì trong các đô thị còn những loại rác
thải khác như rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải xây dựng góp phần không nhỏ
gây ô nhiễm. Trong khi năng lực xử lý chất thải rắn còn rất hạn chế với công nghệ lạc hậu
(chủ yếu là chôn lấp) thì lượng rác thải tăng liên tục mỗi ngày do sự phát triển và dân số
tăng. Dự báo quy hoạch đô thị dường như cũng không theo kịp thực tiễn cuộc sống đang
đổi thay chóng mặt. Các dự án giải toả mặt bằng, thi công hạ tầng thải vào môi trường
một lượng khổng lồ phế thải xây dựng. Điều đáng nói là nhiều nơi hạ tầng làm đi làm lại,


15
bới lên bới xuống gây lãng phí không nhỏ và gây nguy hại tới môi trường một thời gian
dài.
Các làng nghề đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương nhưng tình trạng ô nhiễm làng
nghề cũng đang ở mức báo động. Hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề, trong đó trên
1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban
Khoa học công nghệ của Quốc hội, chỉ có 26,7% cơ sở làng nghề là có thu gom nước thải
công nghiệp và có 20,9% số làng nghề là có thu gom chất thải rắn công nghiệp và có đến
46% số làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
cũng đã khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề. Kết quả cho thấy
60/65 làng nghề ô nhiễm môi trường, chỉ có 6/65 làng nghề đạt các tiêu chuẩn an toàn
môi trường. Các làng nghề hầu hết có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và
lạc hậu, hệ thống hạ tầng chưa đạt yêu cầu đặc biệt là quy trình thu gom, xử lý chất thải,

và hệ thống thoát nước, thải chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, dẫn tới tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng.
2.1.2.4 Cháy rừng, chặt phá rừng bừa bãi:
Rừng được coi là phần không thể thiếu, là lá phổi xanh của trái đất. Những năm gần
đây, sự thay đổi rõ rệt của khí hậu, trái đất nóng lên nhiệt độ cũng thay đổi thất thường.
biên độ nhiệt ngầy càng dao động mạnh lên và luôn giữ mức cao, rất dễ cháy rừng. Các
vụ cháy thiêu rụi cả thảm thực vật, đẩy nhiều sinh vật vào danh sách nguy cơ tuyệt chủng,
gây mất đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái. Ngoài ra, đối với các cánh rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ khi không còn sẽ dẫn đến lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, lũ quét.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 6
tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 930 ha,
số vụ cháy rừng tăng 61 vụ (tăng 64%), diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng 705 ha (hơn 4
lần) so với cùng kỳ năm 2018 tập trung chủ yếu ở miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng…
Diện tích rừng ngày càng giảm do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao và do ý thức
của người dân: đốt rừng làm nương dãy, chặt phá rừng bừa bãi. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2018, lực lượng chức năng đã phát hiện


16
trên 12.900 vi phạm pháp luật về rừng. Điều đáng nói là số vụ phá rừng giảm nhưng số vụ
bị xử lý, khởi tố hình sự lại tăng mạnh với 363 vụ, tăng 51 vụ ( tăng 16%) so với năm
2017, trên 16.027 m3 gỗ các loại bị tịch thu (giảm 7% so với năm 2017). Cũng trong năm
2018, có 4.967 vụ vận chuyển, mua bán trái pháp luật gỗ, lâm sản ( giảm 25% so với năm
2017) bị phát hiện và xử lý, tịch thu 16.027 m3 gỗ.
2.1.2.5. Chất độc hóa học từ thời chiến
Một số vùng của nước ta vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến
tranh (đặc biệt là dioxin) còn tồn lưu trong đất. Từ năm 1961-1971, Quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc
hoá học, bao gồm chất độc màu da cam có chứa dioxin, chất độc màu trắng để tàn phá rừng và chất độc màu xanh
để tàn phá mùa màng. Dioxin kể cả khi chỉ có hàm lượng rất nhỏ (một phần tỉ) cũng liên quan đến việc tàn phá sức

khỏe và những thế hệ kế tiếp trong tương lai, ba điểm nóng nhất là sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, hậu quả
gây ra đối với con người và môi trường rất nặng nề.

TT

Tên

Khối lượng

1

Chất da cam

49,3 triệu lít (63.000 tấn)

2

Chất trằng

20,6 triệu lít (23.000 tấn )

3

Chất xanh

4,7 triệu lít (6.200 tấn)

4

Chất tím, chất hồng, xanh mạ


2,4 triệu lít (2.600 tấn)

Nguồn: Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Người dân sống ở các điểm nóng dioxin

có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với dioxin trong môi trường, đặc biệt là do tiêu thụ thực phẩm
nguy cơ cao được nuôi trồng tại khu vực ô nhiễm. Các chất độc hóa học/dioxin thông qua
chuỗi thức ăn (tích lũy trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người
và gây ra các bệnh về tim mạch,

thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư....
2.1.2.6 Ô nhiễm đất do thoái hóa đất , xói mòn và xâm nhập mặn
Các tỉnh miền núi, địa hình dốc và chia cắt mạnh, thung lũng hẹp có nhiều hang hốc,
nên có nguy cơ cao về thoái hóa xói mòn và sạt lở đất. Theo Điều tra thoái hóa đất lần đầu
trên địa bàn tỉnh Sơn La của UBND tỉnh Sơn La cuối năm 2017 với tổng diện tích điều tra
thoái hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh là 1.264.068 ha. Kết quả, tổng diện tích đất bị thoái


17
hóa là 777.688 ha, chiếm 61,52% tổng diện tích điều tra. Diện tích đất thoái hóa nặng là
409.750 ha, chiếm 52,69% diện tích đất bị thoái hóa. Diện tích đất nông nghiệp bị thoái
hóa chiếm hơn 71% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Đất lâm nghiệp bị thoái
hóa là 204.915/643.766 ha đất lâm nghiệp, chiếm 315 diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh.
Diện tích đất chưa sử dụng có tới 312.292 ha/334.769 ha bị thoái hóa, chiếm tới 935 diện
tích đất chưa sử dụng của tỉnh. Thời tiết khắc nghiệt và việc sử dụng đất chưa hợp lý là
nguyên nhân chủ yếu, ngoài ra đốt nương làm rẫy, sử dụng quá lượng thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón hóa học… đã tác động đến môi trường đất tại đây, khu vực miền núi và diện
tích đất trên cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nhưng hiện tại tình
trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt diễn ra ngày càng gay

gắt mặn đã xâm nhập vào sâu trong đất liền từ 40 km đến hơn 60 km, ảnh hưởng đến 7
tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Long An. Dự
báo cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn là 3 tháng đầu năm 2020, tại các cửa sông Vàm Cỏ
Đông, Vàm Cỏ Tây, Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Hậu, sông Cái Lớn
ranh mặn sẽ vào sâu trong nội đồng từ 60 – 110 km, sâu hơn năm 2016 tới gần 10km, tác
động tới 10 trong số 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Tổng diện tích tự nhiên của vùng ảnh hưởng
xâm nhập mặn sẽ cao hơn năm lịch sử năm 2016 khoảng 50.000 ha.

2.2 Tác động do ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
Các hoạt động gây ảnh hưởng làm suy thoái môi trường đất, ô nhiễm môi trường đất,
suy giảm chất lượng tài nguyên và môi trường, tác động xấu đến sức khỏe, các hoạt động
sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp.. ô nhiễm môi
trường đất đã tạo ra ngoại ứng tiêu cực. Cụ thể việc ô nhiễm môi trường đất đã mang lại
những ảnh hưởng như sau:
2.2.1 Sức khỏe và sinh hoạt của người dân:
Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính chúng ta khi tiếp xúc
trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất, nguy


18
hiểm hơn là sự xâm nhập của các chất độc hại chứa trong ô nhiễm đất thấm sâu vào mạch
nước ngầm được sử dụng trong sinh hoạt. Khi cơ thể phải tiếp xúc nhiều với crom, chì,
các kim loại nặng khác, xăng dầu, … và nhiều thuốc hóa học trừ sâu và diệt cỏ có thể gây
ung thư, các căn bệnh mãn tính. Có nhiều chất độc hại làm gan, thận thay đổi và hệ thống
thần kinh trung ương hoạt động không linh hoạt gây đau nhức đầu, chóng mặt buồn nôn,
luôn mệt mỏi, mờ mắt và các bệnh liên quan đến da liễu hoặc trường hợp tiếp xúc với
cường độ cao sẽ gây tử vong.
Tác hại của ô nhiễm môi trường đất không chỉ ảnh hưởng đến sinh vật mà chính
chúng ta cũng đang phải gánh chịu hậu quả. Một số hậu quả tiềm ẩn bao gồm dị tật bẩm
sinh, sự phát triển của rối loạn hô hấp, bệnh ngoài da và ung thư. Hầu hết trong số này

phát triển sau khi tiếp xúc với chất thải từ ngộ độc nước và ô nhiễm đất. Theo đánh giá
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô
nhiễm đất; thông qua sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm. Ô nhiễm kim
loại nặng trong đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.
Asen là chất gây ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi; chì gây tác hại đến hệ
thần kinh (đặc biệt là trẻ em), gây chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển thể chất.
Đặc biệt, tại một số làng nghề tái chế kim loại, mức độ phơi nhiễm của cộng đồng
đã đến mức báo động. Các bãi tro xỉ thô của các nhà máy nhiệt điện hay các bãi thải sau
khai thác của khu vực khai thác khoáng sản chứa một loạt kim loại nặng có hại như asen,
chì, kẽm, nikel, đồng, mangan, cadmi, crom và selen. Đây là những nguồn gây ô nhiễm
đất và là nguyên nhân của một loạt các bệnh có liên quan. Cụ thể, báo cáo của Viện Sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế, đã kết luận về mức độ nguy hiểm cho sức khỏe
người dân tại thôn Đông Mai nằm trên địa bàn xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên,
hàng chục năm nay chuyên nghề tái chế chì. Tại địa phương này, từ những năm 70 của thế
kỷ trước, người dân nơi đây đã chuyển sang thu mua ắc quy cũ hỏng về tháo dỡ để lấy
chì. Họ đun nấu bằng dụng cụ thô sơ, bình ắc quy thải bỏ ngay trong khuôn viên gia đình.
Khói từ những lò đun nấu phát tán ra môi trường, ảnh hưởng đến không khí, đất, nước và
sức khỏe con người. Cuối năm 2014, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã xét
nghiệm mẫu đất, nước, không khí, thực phẩm nuôi trồng trên đất tại thôn Đông Mai. Kết


19
quả cho thấy nơi đây bị nhiễm độc chì rất nặng. Nước bề mặt tại các con kênh, rạch quanh
làng có nồng độ chì cao gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn. Rau muống cũng nhiễm chì
cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. Thời điểm ấy thôn có 335 trẻ thì 317 em được lấy mẫu xét
nghiệm chì. Kết quả cho thấy 207 cháu (65%) bị nhiễm độc chì, cần phải điều trị thải
độc...
2.2.2 Hoạt động nông nghiệp
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật ảnh hưởng đến năng suất cây

trồng bằng cách làm suy yếu quá trình trao đổi chất của cây từ đó làm giảm năng suất cây
trồng, cũng như làm cho cây trồng không an toàn khi tiêu thụ. Thống kê của Viện Thổ
nhưỡng - nông hóa Việt Nam cũng cho biết trong 10 triệu tấn phân bón hóa học được bón
vào đất mỗi năm có đến 2 triệu tấn phân đạm với 50% được cây hấp thu, 50% còn lại sẽ
chui thẳng vào đất và thẩm thấu vào mạch nước ngầm. Với 1ha đất trồng rau, lượng thuốc
trừ sâu sẽ được người nông dân sử dụng 100-150 lít... 50% lưu lượng thuốc trừ sâu sẽ
ngấm vào đất và đi vào nguồn nước.
Bên cạnh đó thì việc sản xuất nông nghiệp quanh vùng đất này cũng sẽ gặp nhiều
khó khăn do đất bị biến đổi khiến cho các loại cây trồng, nông sản khó thích nghi và sinh
sống, phát triển được, làm thay đổi quá trình sinh trưởng. Điều này sẽ làm giảm trọng
lượng năng suất cây trồng. Mặt khác, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp không những không mang lại hiệu quả,
sẽ sản xuất các thực phẩm vẫn còn dư lượng thuốc gây biến đổi gen cũng có tác động
không nhỏ tới sức khoẻ con người. Nguy cơ gây ung thư cao do chất glyphosate-một
thành phần trong thuốc diệt cỏ sử dụng để phát triển các loại thực vật biến đổi gen gây ra
tế bào ung ở con người, việc ăn thường xuyên các loại thực phẩm biến đổi gen gây ra
những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh, rối loạn miễn dich, lão hóa nhanh, đột biến,…
mà ngược lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất. Theo lý giải, trong phân
bón có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp
hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý
như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation


20
kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al 3+, Fe 3+, Mn 2+ giảm
hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
2.2.3. Hệ sinh thái bị đe doạ
Chất độc hại gây ra ô nhiễm môi trường đất ở mức nồng độ thấp vẫn ảnh hưởng đến
hệ sinh thái: làm chết các sinh vật hữu cơ, động vật thân đốt có ích như là giun … khiến
cho chuỗi thức ăn của các loài sinh vật bị mất đi, làm suy yếu vỏ trứng của nhiều loài

động vật, tăng số động vật chết non và nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật làm mất
cân bằng hệ sinh thái, nhiều loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường
sống và làm nguy hại cho các loài khác làm giảm đa dạng sinh học.


21

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ thực trạng trên cho thấy ô nhiễm môi trường đất đang trong tình trạng báo động,
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chúng ta và hệ sinh thái, vì
vậy cần có những biện pháp khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường nói chung và ô
nhiễm đất nói riêng
3.1 Hạn chế rác thải thải ra môi trường
+

Hạn chế sử dụng rác thải nhựa , túi nilon và tái sử dụng lại chúng: Tái chế

những món đồ công nghệ đã lỗi thời. Theo cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ, người Mỹ
đang vứt đi 2 triệu tấn rác điện tử mỗi năm. Bạn có thể tránh góp phần tăng lượng rác thải
này bằng cách tái chế những món đồ công nghệ cũ của mình.
+

Giảm thiểu lượng rác thải y tế: như trong đợt dịch Virus Corona, người bình

thường khi ra ngoài nên dùng khẩu trang vải để dành những chiếc khẩu trang y tế cho
những y- bác sỹ sử dụng, thu gom rác thải y tế đúng nơi quy định.
+

Khuyến khích sử dụng túi vải, túi giấy hoặc giỏ đựng mang theo khi đi chợ


thay vì đựng túi nilon. Ví dụ:· VinMart và VinMart+ vừa chính thức khởi động Chương
trình "Đồng hành bảo vệ môi trường" bằng hàng loạt giải pháp tổng thể "3 XANH", gồm:
VinMart xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp xanh. Tặng 1.000 đồng cho khách hàng
tự sử dụng túi đựng nhiều lần của mình, bán hàng không lợi nhuận cho các nhà cung ứng
"xanh", 2.114 siêu thị VinMart và VinMart+ trở thành điểm thu hồi pin qua sử dụng… là
một số hành động trong chương trình bảo vệ môi trường tổng thể của chuỗi siêu thị thuộc
họ Vingroup. Cụ thể, 2.200 điểm bán lẻ VinMart và VinMart+ đồng loạt giảm thiểu hoặc
thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường
trong hoạt động vận hành của mình. Các sản phẩm này bao gồm: Toàn bộ túi siêu thị là
túi tự hủy sinh học đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; các quầy
phục vụ ăn uống – giải khát sử dụng ống hút giấy, cốc giấy thay thế cho các vật dụng
nilon và nhựa trước đây; găng tay dùng trong sản xuất, vận hành cũng là loại tự hủy sinh
học. Đặc biệt, các loại khay xốp đang sử dụng cho sản phẩm tươi sống sẽ được thay thế


22
từng bước bằng khay bã mía với màng bọc thực phẩm tự huỷ sinh học. Đây là một trong
những cải tiến lớn nhất tại VinMart và VinMart+.
+

Phân loại rác thải sinh hoạt: rác dễ phân hủy, rác khó phân hủy và rác tái chế.

Người Đức luôn cảm thấy vui vẻ khi họ cẩn thận, tỉ mỉ phân loại rác thải của mình vào
những thùng chứa có màu sắc khác nhau để tiện lợi cho việc tái sử dụng hoặc xử lý theo
cách thân thiện với môi trường. Chính vì thế người Đức đã đạt được tỷ lệ tái chế rác tới
mức 65%. Người Hàn Quốc đứng thứ 2 với 59%, nước Mỹ chỉ đạt 35%, cao hơn một chút
so với các quốc gia đang phát triển. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kì lại có tới 99% số rác thải bị
chôn xuống đất.
+


Xây dựng nhà máy xử lí rác thải tập trung, đạt tiêu chuẩn: Singapore là một

trong những quốc gia có nhà máy xử lí rác thải thân thiện với môi trường. Đầu tiên họ thu
gom toàn bộ rác thải của cả đất nước và vận chuyển đến nhà máy sau đó thiêu hủy. Lò đốt
ở trong nhà máy có nhiệt độ 1000 độ C sẽ tiêu hủy toàn bộ rác này tạo ra nhiệt và năng
lượng để thắp sáng cho hàng ngàn ngôi nhà. Nhưng quan trọng là các lò đốt ở đây vô
cùng thân thiện với môi trường. Rác đốt xong thành tro họ chuyển đến đảo nhân tạo và đổ
xuống sông.
3.2 Giảm thiểu và sử dụng phân bón thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật
+

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hoá các loại cây trồng –

luân phiên thay đổi giống cây trồng trong các năm, là một trong những biện pháp nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ
sâu, phân bón.
+

Lợi dụng thiên địch và ký sinh: Các loại thiên địch khác như bọ niễng, sống

trên mặt nước của ruộng lúa, khi các loài sâu hại như : bọ rầy, sâu non của sâu đục thân,
sâu cuốn lá bò từ lá này sang lá khác bị rơi xuống mặt nước và sẽ bị bọ niễng và các loài
thiên địch tương tự tấn công ngay.
+ Tăng cường công tác dự báo thời tiết, dự tính


23
3.3 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ môi trường
+


Đăng các bài tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội,

truyền miệng về tình trạng ô nhiễm hiện nay
+ Tổ chức các cuộc thi, các chương trình tình nguyện bảo vệ môi trường
Với vai trò là Nhà bảo trợ vận chuyển hàng không của Cuộc thi ảnh Di sản Việt
Nam, Vietjet truyền thông điệp đến cộng đồng về phát hiện, gìn giữ, bảo tồn những di sản
văn hóa của đất nước và bảo vệ môi trường. Hãng hàng không thế hệ mới cũng mang đến
nhiều giải thưởng hấp dẫn, khuyến khích các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước tham gia
quảng bá giá trị văn hóa, tinh thần đậm bản sắc Việt.
Năm thứ 7 đồng hành cùng Cuộc thi, Vietjet dành tặng giải thưởng đặc biệt “SKY
Prize” - một năm bay miễn phí khắp Việt Nam - cho tác phẩm xuất sắc về thiên nhiên, văn
hóa, du lịch có hình ảnh đồng hành với hãng. Nhà bảo trợ vận chuyển hàng không cũng
dành tặng những cặp vé máy bay miễn phí cho các tác giả tiềm năng được vinh danh
trong hạng mục Vietnam Heritage Junior Photo Awards để tạo thêm cơ hội trải nghiệm
cho các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi.
+

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng, hưởng ứng giờ Trái đất, khám phá các

nguồn năng lượng tái tạo,thân thiện bảo vệ môi trường.
+ Báo cáo lên các đơn vị chức năng khi phát hiện ra hành vi chặt phá rừng bừa
bãi, đốt rừng, đổ dầu,… các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất
Bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất, đa dạng các biện pháp bảo vệ môi trường
đồng thời với sự phối hợp giữa người dân, doanh nghiệp và chính phủ sẽ có thể cải thiện
môi trường đất, tránh nguy cơ suy thoái môi trường đất cũng là bảo vệ chính sức khoẻ của
cộng đồng.


24


KẾT LUẬN
Khi môi trường đất bị ô nhiễm, thì không chỉ khiến các hoạt động sinh hoạt, sản
xuất liên quan trực tiếp đến đất đai bị đình trệ, tác động xấu, mà sẽ kéo theo cả những loại
ô nhiễm khác thành một chuỗi ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng như từ ô nhiễm đất có
thể gây ô nhiễm nước do những chất thải độc hại lâu ngày ngấm xuống mạch nước ngầm
và chảy ra sông,.. Đất bị ô nhiễm mà không có cách xử lý và khắc phục kịp thời, hiệu quả,
lâu ngày sẽ càng gây thêm nhiều ngoại ứng tiêu cực cho chính bản thân chúng ta.
Ô nhiễm đất do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu lại đến từ chính những
hoạt động của con người: từ chất thải sinh hoạt, sản xuất công- nông nghiệp,... và theo
thời gian, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn, việc phát triển các hình thức xử
lý rác thải theo đúng quy chuẩn thân thiện với môi trường không phát triển nhanh bằng
việc sáng chế và tốc độ sản xuất hàng hóa, dẫn đến việc tình trạng ô nhiễm đất càng ngày
càng khó để xử lý. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ô nhiễm đất cũng có thể bắt nguồn từ
tự nhiên như: thảm họa địa hình, chất thải động vật, nguồn ô nhiễm mang đến từ các hình
thức khác (như mưa acid rửa trôi vi chất và tiêu diệt các vi sinh vật có ích trong đất)
Thế giới những ngày gần đây đang đối mặt với khủng hoàng toàn cầu trên nhiều
phương diện, do dịch bệnh Corona hoành hành. Nhân loại đang đối mặt với rất nhiều
những thách thức khác nhau: y tế, kinh tế, thương mại, giáo dục,... đều đang là những lĩnh
vực được quan tâm hàng đầu trong thời điểm hiện nay, tuy nhiên việc ô nhiễm đã, đang và
sẽ vẫn là một vấn đề cần được xử lý đúng đắn và kịp thời, vì một tương lai phát triển bền
vững. Dẫu gặp nhiều khó khăn, nhưng các cơ quan chức năng cũng như người dân cần
phải có những biện pháp hợp lý và kịp thời trong thời điểm này như: Có những quy chế
xử phạt công bằng đối với các trường hợp cố tình gây ô nhiễm đất; Đầu tư hơn vào khoa
học công nghệ xử lý rác thải và ô nhiễm môi trường đất; Tuyên truyền để doanh nghiệp
và người dân có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình. Nếu ý thức của cộng
đồng cùng nâng cao với những biện pháp xử lý phù hợp, thì vấn đề ô nhiễm môi trường
đất của nước ta sẽ được cải thiện đáng kể, sức khỏe và chất lượng sống của người dân
cũng sẽ được nâng cao hơn nhiều.



25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CIEM (2017), Các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp: Vấn đề và
giải pháp.
2. Vắt kiệt sức đất: />3. Báo động ô nhiễm rác thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp:
/>4.Ô nhiễm đất do hóa chất nông nghiệp: />5. 4 năm cả nước mất 6.400ha rừng do cháy: />6. Tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp Việt Nam vẫn nóng:
/>7. Bộ kế hoạch và đầu tư:
/>8. Bộ Tài nguyên và Môi trường: />9. Tổng cục thống kê: />10. Vấn nạn cháy rừng ở Việt Nam: />12.

Tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp Việt Nam vẫn nóng

/>

26
13. Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp: Trầm trọng và đáng báo động
/>14. Góc nhìn đại biểu: rác thải - tài nguyên hay thảm họa?
/>15. Cùng suy ngẫm đô thị – Muôn mặt ô nhiễm
/>16. Sơn La: Gần 780.000ha đất bị thoái hóa
/>


×