Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phong cách lãnh đạo của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.64 KB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
“Tôi thường bị cáo buộc là can thiệp vào cuộc sống riêng tư của người dân.
Vâng, nếu tôi không làm việc đó, chúng ta sẽ chẳng có được ngày hôm nay”.
Đây là một câu nói nổi tiếng của cựu thủ tướng vĩ đại Lý Quang Diệu, người
đã giúp thay đổi vận mệnh. Nhờ ông mà Singapore đã có một chuyển mình lớn từ
một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, không có tài nguyên trở thành một quốc gia phát
triển với thu nhập bình quân đầu người thuộc top đầu thế giới. Vậy rốt cuộc điều gì
trong con người này khiến ông trở thành nhà lãnh đạo tầm vóc như vậy? Phong
cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu có gì đặc biệt và đã tác động như thế nào đến
Singapore và biến đất nước này trở thành một trong bốn “con rồng Châu Á”? Chúng
ta học hỏi được gì từ phong cách của ông? Để giải đáp các thắc mắc trên, nhóm
chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu và
bài học cho các lãnh đạo của tương lai”.
Phương pháp nghiên cứu mà nhóm sử dụng trong bài là định tính thông qua
nghiên cứu thông tin và tài liệu sẵn có và thảo luận nhóm. Các tài liệu bao gồm các
bài báo, các bài nghiên cứu, các sách giáo trình, đã được ghi tại tài liệu tham khảo.
Bài tiểu luận của nhóm có cấu trúc gồm 4 phần:
Phần I. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
Phần II. Phân tích phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu
Phần III. Ưu nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu
Phần IV. Bài học rút ra từ phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu
Do giới hạn về mặt thời gian và chuyên môn nên bài tiểu luận của nhóm
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy ThS. Hoàng Anh Duy – người
đã giúp đỡ nhóm hoàn thành tiểu luận này, có thể tiếp tục góp ý để chúng em có thể
hoàn thiện hơn nữa bài tiểu luận của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
1


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
1. Một số khái niệm liên quan


1.1 Lãnh đạo
1.1.1 Lãnh đạo
Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng lên người khác nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra. Ngoài ra, lãnh đạo còn là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các
cá nhân trong tổ chức bằng khả năng thuyết phục và dẫn đắt hành vi, tạo ra mối
ràng buộc giữa người và công việc, nhằm hướng tới mục tiêu mong muốn. Có thể
kể đến một số hoạt động thuộc về lãnh đạo như:
-

Đề ra tầm nhìn, hướng đi mới.

-

Động viên khuyến khích người khác.

-

Truyền cảm hứng.

-

Hướng dẫn, hỗ trợ, huấn luyện.

-

Giải quyết xung đột.

-

Xây dựng môi trường văn hóa hợp tác, đồng lòng, hiệu quả.

Nhà lãnh đạo là người có khả năng tác động lên người khác nhằm đạt được

mục tiêu. Họ có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt, được bổ nhiệm hoặc bản
thân nổi bật lên trong nhóm.
1.1.2 Các học thuyết về lãnh đạo
Hiện tại trên thế giới có 5 học thuyết lãnh đạo sẽ giúp ta có cái nhìn sâu hơn
về lãnh đạo và bản chất của lãnh đạo, gồm:
Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cá tính điển hình: cho rằng một số tính
cách, đặc điểm cá nhân chỉ ở nhà lãnh đạo mới có; bao gồm động lực, đam mê lãnh
đạo, tự tin, thông minh, liêm chính, hướng ngoại và am hiểu công việc. " Nếu cho
2


rằng các nhà lãnh đạo khi xuất hiện không mang những phẩm chất phi thường tức là
ngụ ý rằng mọi người trên thế giới này đều được sinh ra với năng lực và tài nghệ
như nhau" - Thomas Carlyle.
Học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi: có bốn hướng nghiên cứu
chính về năng lực hành vi của nhà lãnh đạo, đó là các nghiên cứu của Đại học Iowa;
các nghiên cứu của Bang Ohio; nghiên cứu của Đại học Michigan; Lưới quản trị.
Học thuyết về lãnh đạo theo tình huống: bao gồm thuyết tình huống của
Hersey và Blanchard, thuyết tình huống ngẫu nhiên và mô hình đường dẫn mục tiêu
của Robert House.
Học thuyết về lãnh đạo theo kỹ năng: Các kỹ năng của người lãnh đạo theo
nghiên cứu của R.Katz (1955) gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng
khái quát hóa. Cùng với đó là sự phát triển của các lý thuyết về nhu cầu và động cơ,
ví dụ như thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, thuyết ERG của Alderfer, thuyết ba
nhu cầu của Mc. Clelland, thuyết 2 nhân tố của Herzberg, thuyết kỳ vọng, thuyết
bông bằng của Stace Adam, lý thuyết thiết lập mục tiêu, thuyết X và thuyết Y của
Mc. Gregor,..
Học thuyết về lãnh đạo theo quan điểm hiện đại: Phong cách lãnh đạo lôi

cuốn, Phong cách lãnh đạo trao đổi, Phong cách lãnh đạo chuyển hoá
1.2 Phong cách lãnh đạo
1.2.1 Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo, từ
đó đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên.
Trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh
đạo. Còn xét về phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu
hiệu đặc trưng cho hoạt động và sự gây ảnh hưởng lên người khác của nhà lãnh đạo,
được quy định bởi đặc điểm cá nhân của chính họ.
3


1.2.2 Các hướng tiếp cận phong cách lãnh đạo
Từ các học thuyết lãnh đạo kể trên, khi đi phân tích phong cách lãnh đạo của
một cá nhân, ta có thể đi theo năm hướng tiếp cận như sau:
Tiếp cận theo theo phẩm chất: Với mô hình năm phẩm chất lãnh đạo quan
trọng
-

Thông minh

-

Tự tin

-

Quyết đoán, quyết tâm

-


Liêm chính

-

Kỹ năng xã hội
Tiếp cận theo kỹ năng

-

Các kỹ năng theo nghiên cứu của R.Kartz: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng

nhân sự và kỹ năng khái quát hóa.
-

Một số thuyết nhu cầu và động cơ: Thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết ERG

của Alderfer, thuyết ba nhu cầu của Mc.Clelland, thuyết hai nhân tố của Herzberg,
thuyết X và thuyết Y, thuyết kỳ vọng và thuyết công bằng.
Tiếp cận theo hành vi
-

Các nghiên cứu của Đại học Iowa gồm có phong cách lãnh đạo chuyên

quyền, phong các lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do.
-

Nghiên cứu của Đại học Michigan: đưa ra hai đặc trưng chính của hành vi

lãnh đạo là định hướng nhân viên và định hướng sản xuất.

-

Nghiên cứu của Bang Ohio đưa ra hai hướng lãnh đạo: lãnh đạo theo cấu

trúc công việc và lãnh đạo theo sự cân nhắc/ quan tâm cấp dưới.
-

Lưới quản trị: có tất cả 81 phong cách lãnh đạo, tuy nhiên 5 phong cách

chính

4


(1,1) Quản trị nghèo nàn
(9,1) Quản trị theo nhiệm vụ
(5,5) Quản trị thỏa hiệp
(1,9) Quản trị theo câu lạc bộ
(9,9) Quản trị tổ đội, đây là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất. Nhà lãnh đạo nỗ lực
cao nhất để quan tâm đến cả con người và công việc, năng suất lao động cao, sự
thỏa mãn của cấp dưới cao.
Tiếp cận theo tình huống
-

Thuyết tình huống của Hersey và Blanchard, có bốn nhóm lãnh đạo chính:

R1: Chỉ đạo: Nhân viên không năng lực, Không sẵn sàng
R2: Bán: Nhân viên không năng lực và sẵn sàng
R3: Tham gia: Nhân viên có năng lực nhưng không sẵn sàng
R4: Ủy quyền: Nhân viên có năng lực và có sự sẵn sàng

-

Mô hình Fiedler: xác định 8 tình huống đạo:

5


-

Lý thuyết đường dẫn – mục tiêu: dựa trên thuyết kỳ vọng, chỉ ra 4 hành vi

của nhà lãnh đạo: chỉ đạo, hỗ trợ, tham vấn, mục tiêu thách thức.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo được hình thành từ kết quả của mối quan hệ giữa tính
cách cá nhân với môi trường và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh
đạo = Cá tính x Môi trường.
-

Yếu tố môi trường: như môi trường nơi đào tạo và phát triển (gia đình, nhà

trường), hoàn cảnh làm việc trong quá khứ, hiện tại (cách thức điều hành của tổ
chức, mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới,…).
-

Yếu tố con người: đặc điểm tích cách, tâm lý; trình độ và khả năng tích lũy,

học hỏi kinh nghiệm, đặc điểm ngành nghề, vị trí công việc của nhà lãnh đạo.
2. Tiếp cận theo hành vi: Nghiên cứu của Đại học Iowa
2.1 Nội dung của nghiên cứu của Đại học Iowa
2.1.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

6


-

Ra quyết định đơn phương

-

Tập trung quyền hạn

-

Giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh và chờ đợi sự phục tùng.

-

Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định.

Các nhà lãnh đạo theo phong cách này và đã rất thành công là: Kim Jong un, Bill
Gates, Steve Job, Lý Quang Diệu Hitler...
2.1.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
-

Khuyến khích cấp dưới tham gia quá trình RQĐ.

-

Phân quyền


-

Khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp.

-

Sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện nhân viên.

Một số nhà lãnh đạo theo phong cách này phải kể đến là: Obama, Johnson
Madela....
2.1.3 Phong cách lãnh đạo tự do
-

Cho phép nhóm toàn quyền quyết định.

-

Hoàn thành công việc theo bất cứ cách nào họ xem là phù hợp.

Tiêu biểu cho phong cách lãnh đạo này là Mark Zuckerberg.
2.2 Trường hợp áp dụng các phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: Thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp
trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm như thế nào, hoặc trong trường hợp
nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hay thiếu những kĩ năng cần thiết để hoàn
thành công việc.
Phong các lãnh đạo dân chủ: Nhìn chung đối với các tình huống mà không quá
phức tạp, không đòi hỏi những góc nhìn, suy nghĩ, kiến thức, kinh nghiệm đậm chất
của một người làm lãnh đạo thì lúc đó có thể sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ.

7



Phong cách lãnh đạo tự do: được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân
tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Người lãnh đạo
vắng mặt thường xuyên, bởi vậy cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định,
nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
3. Tiếp cận theo phẩm chất
Hướng tiếp cận này cho rằng khả năng lãnh đạo có được nhờ bẩm sinh chứ
không phải do rèn luyện mà ra, chỉ tập trung vào cá nhân người lãnh đạo mà không
quan tâm đến các hoàn cảnh bên ngoài.
Các nhà lãnh đạo trong thời kì này là những người đứng đầu các quốc gia, các
tướng lĩnh, các chủ doanh nghiệp, chủ trang trại,.. Họ nghĩ ra việc và cầm tay chỉ
việc cho các cấp dưới, còn những người cấp dưới chỉ biết thực thi công việc được
giao một cách thụ động. Phong cách lãnh đạo, điều hành này về thực chất là điều
hành thông qua mệnh lệnh và thuần túy định hướng công việc (The task-based
approach). Sau đây là các phẩm chất cần có ở một nhà lãnh đạo:
Thông minh
Một nhà lãnh đạo thông minh có tầm nhìn xa. Một tầm nhìn xa sẽ giúp lãnh
đạo vạch trước những chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước những biến động
có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị,tìm cách thích nghi và đón đầu cơ hội. Nhà
lãnh đạo có tầm nhìn, nhìn được các cơ hội, thách thức, biết được giải pháp. Một
người lãnh đạo thông minh giống như người cầm lái con thuyền, nhưng để con
thuyền đó đi được thì phải có sự tác động của nhiều yếu tố khác, phần lớn trong đó
là sự góp sức từ nhân viên. Vì vậy nhà lãnh đạo thông minh thường biết cách lắng
nghe nhân viên.
Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra
quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể
cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Nhà lãnh đạo hiểu
biết về tổ chức và các vấn đề của tổ chức, các nhiệm vụ.
8



Tự tin
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi cần phải có đủ tự tin để đảm bảo rằng
những người khác sẽ tuân theo mệnh lệnh của bản thân. Nhà lãnh đạo nắm rõ điểm
mạnh điểm yếu của mình. Tư tin với quyết định của bản thân bởi nếu ngay cả bản
thân người dẫn dắt không chắc chắn về quyết định và phẩm chất của chính mình, thì
cấp dưới sẽ không bao giờ theo. Là một nhà lãnh đạo thì sự tự tin, quyết đoán sẽ
giúp họ lấy được sự kính trọng của cấp dưới.
Động lực, đam mê
Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm
năng lượng cho nhân viên,tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất cho mọi
người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến và đánh giá.
Hiểu được nhu cầu của nhân viên. Cho dù đó là đào tạo nâng cao kỹ năng,
công nghệ mới hay sự thay đổi nhiệm vụ, sẵn sàng cung cấp cho họ.
Người dẫn dắt với động lực vươn tới thành công là sự đam mê với công việc,
theo đuổi mục tiêu với nỗ lực và sự bền bỉ. Đặt ra những mục tiêu cho bản thân
mang tính thách thức và nỗ lực cao để thực hiện mục tiêu.
Liêm chính, chính trực
Chất lượng lãnh đạo tối cao chính là sự liêm chính. Không có nó thì không có
thành công thực sự có thể xảy ra, bất kể đó là ở một băng đảng, sân bóng đá, trong
quân đội hay trong văn phòng. Sự trung thực và liêm chính là hai thành phần quan
trọng tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi. Các nhà lãnh đạo thành công khi họ gắn bó với
các giá trị và niềm tin cốt lõi của họ, nếu không có đạo đức, điều này sẽ không thể
thực hiện được.
Quảng giao
Nhà lãnh đạo đồng cảm thấu hiểu cấp dưới của mình, hiểu rõ nhu cầu, tâm
trạng của nhân viên từ đó lãnh đạo nhóm tốt hơn. Lãnh đạo tốt là người biết cách

9



tạo ra môi trường làm việc thoải mái, phát triển tài năng, đặc biệt tránh được những
rủi ro như những vấn đề nhạy cảm trong môi trường đa văn hóa.
Khả năng xử lý hiệu quả các mối quan hệ và xây dựng mạng lưới, biết tìm ra
điểm chung và tạo ra sự hòa hợp. Nhà lãnh đạo có khả năng thuyết phục, hướng cấp
dưới làm theo mong muốn của bản thân. Họ là những người có khả năng xây dựng
và dẫn dắt nhóm tốt để đi tới mục tiêu chung của tổ chức.
II. Phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu
1. Đôi nét về Lý Quang Diệu
Lý Quang Diệu sinh ngày 16 tháng 9 năm 1923 trong một gia đình gốc Hoa
Ông được biết đến là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, ông đảm
nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990.
1.1 Học vấn
Lý Quang Diệu từng học tại trường tiểu học Telok Kurau. Sau đó, ông theo
học Học viện Raffles, ông đã phải nỗ lực để theo kịp vì tại đây có tới 150 học viên
đứng đầu toàn Singapore. Những năm đầu tại đại học Cambridge ông giành được
nhiều học bổng một trong số đó là học bổng John Anderson cho phép ông theo học
đại học Raffles (hiện tại là Đại học quốc gia Singapore).
Sau chiến tranh, ông theo học luật tại Đại học Fitzwilliam, Đại học Cambridge
tại Anh Quốc, và trong một thời gian ngắn, theo học tại Trường Kinh tế Luân Đôn.
Năm 1949, Lý Quang Diệu trở về Singapore và hành nghề luật sư tại Laycock
và Ong.
1.2 Con đường sự nghiệp
Ngày 21 tháng 11 năm 1954, Lý Quang Diệu cùng với một nhóm bạn hữu
thuộc giai cấp trung lưu có học vấn Anh thành lập Đảng Hành động Nhân dân

10



(PAP). Lý Quang Diệu ra tranh cử và giành được chiếc ghế đại diện cho Tanjong
Pagar trong cuộc tuyển cử năm 1955.
Trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày 1 tháng 6 năm 1959, PAP giành được 43
trong tổng số 51 ghế trong hội đồng lập pháp. Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng
đầu tiên của quốc gia này vào ngày 3 tháng 6 năm 1959, thay thế thủ tướng Lâm
Hữu Phúc.
Ngày 7 tháng 8 năm 1965, do căng thẳng giữa người gốc Hoa và người Malay
dẫn tới bạo động tại Singapore. Ông Lý Quang Diệu ký thỏa thuận rời Malaysia.
Singapore thiết lập quan hệ quân sự với các quốc gia thành viên của ASEAN
và các nước khác giúp phục hồi nền an ninh quốc gia sau cuộc triệt thoái ngày 31
tháng 10 năm 1971 của quân đội Anh.
Vào những năm 1980, Singapore đạt mức tăng trưởng cao, sân bay quốc tế
Changi được xây dựng. Các chính sách của ông Lý Quang Diệu đưa Singapore trở
thành trung tâm giao thông quan trọng của khu vực và là trọng tâm du lịch lớn.
Sau khi lãnh đạo đảng PAP giành được chiến thắng trong 7 cuộc bầu cử, ngày
28 tháng 11 năm 1990, Lý Quang Diệu về hưu và bàn giao chức vụ thủ tướng cho
Ngô Tác Đống.
Vào năm 2004, ông Lý đảm nhiệm một chức vụ mới được thành lập, Bộ
trưởng Cố vấn ngay sau khi Ngô Tác Đống rút lui để bàn giao chức vụ thủ tướng
cho Lý Hiển Long.
Ngày 23 tháng 3 năm 2015, Lý Quang Diệu qua đời tại Bệnh viện Singapore
General, Singapore, hưởng thọ 91 tuổi. Sự ra đi của ông để lại muôn vàn tiếc nuối
cho Singapore nói riêng và thế giới nói chung.
1.3 Tính cách
1.3.1 Là một người thẳng thắn
11


Các chuyên gia và những người từng tiếp xúc với ông Lý Quang Diệu thường
mô tả ông là một nhà lãnh đạo có phong cách rất phương Tây dù ông xuất thân từ

một gia đình gốc Hoa. Ông không bao giờ vòng vo tam quốc mà luôn thẳng thắn,
trực tiếp, nghĩ gì nói nấy. Có lần một nhà báo hỏi rằng ông nghĩ gì khi bị chỉ trích là
can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng tư của người dân Singapore, ông đáp lại một
cách quyết liệt: “Nếu tôi không làm như thế thì chúng tôi đã không có ngày hôm
nay, đã không thể tiến bộ về kinh tế. Tôi nói như vậy mà chẳng có gì hối tiếc cả”.
Ông khẳng định thêm: “Nếu chúng tôi không can thiệp vào những vấn đề cá nhân
như hàng xóm của bạn là ai, bạn sống thế nào, bạn gây ồn ra sao, nhổ bậy hay ăn
nói như thế nào… Chúng tôi quyết định điều gì là đúng và không cần biết người
dân nghĩ gì”. Ông Lý Quang Diệu từng tự hào nói: “Tôi từng bị buộc nhiều tội,
nhưng kể cả kẻ thù tồi tệ nhất cũng chưa bao giờ buộc tội tôi là không dám nói
thẳng suy nghĩ của mình”. Chính sự thẳng thắn này đã giúp vị thủ tướng đầu tiên
giành được niềm tin của người dân Singapore. Thử hỏi có bao nhiêu nhà lãnh đạo
đủ dũng khí để nói ra rõ ràng những suy nghĩ của mình như vậy?
1.3.2 Thủ tướng vì dân
Ở ông ta thấy được sự quan tâm, sự quan tâm hết mực đến đời sống của người
dân, từ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và quan trọng luôn biết đặt lợi ích của đất
nước và nhân dân trước lợi ích của bản thân. Khi ông Lý Quang Diệu lên nắm
quyền vào năm 1959, bấy giờ tỷ lệ thất nghiệp của Singapore rất cao, nhiều người
dân không có nhà để ở, nạn tham nhũng hoành hành. Lý Quang Diệu và các quan
chức chính phủ cùng lúc thực hiện chương trình công nghiệp hóa, xây nhà giá rẻ và
chống tham nhũng. Đến thập niên 1980, GNP bình quân đầu người Singapore tăng
hơn 10 lần lên 6.634 USD, tỷ lệ thất nghiệp xuống cực thấp và tỉ lệ người dân có
nhà ở tăng lên tới 81%. Đến đầu những năm 2000, khoảng 90% người dân
Singapore đã có nhà. Nạn tham nhũng được xóa bỏ nhờ luật chống tham nhũng.
Không chỉ vậy, Lý Quang Diệu còn là một người liêm chính, kỷ luật cao và
kiên định với những hoài bão lớn.
12


2. Phương pháp nghiên cứu phong cách lãnh đạo của Lý Quang Đạo

2.1 Tiếp cận theo phẩm chất
Ông Lý Quang Diệu thể hiện được rất nhiều đặc điểm của một nhà lãnh đạo
phi thường.
2.1.1 Thông minh
Khi nói về ông Lý Quang Diệu, giới quan sát, nghiên cứu đều cho rằng ông là
một người vừa khôn ngoan, nhạy bén, thức thời, vừa rất thực dụng.
Chẳng hạn, dù Singapore cũng từng bị thuộc địa và ông luôn muốn hòn đảo
này thoát khỏi sự phụ thuộc, cai trị của Anh, ông không chỉ không phủ nhận mà còn
biết tiếp thu, áp dụng những tiến bộ – đặc biệt về kinh tế, công nghệ – của Anh và
các nước phương Tây khác.
Mặc dù phần lớn người Singapore – và chính bản thân ông cũng là một –
người gốc Hoa, ông không chọn tiếng Hoa mà là tiếng Anh để làm ngôn ngữ chính
cho đảo quốc này. Quyết định đó không chỉ giúp người dân Singapore dễ dàng tiếp
xúc với các nước phát triển như Anh, Mỹ và học hỏi, tiếp nhận tri thức, công nghệ
cao của phương Tây mà còn bắc cầu để những tập đoàn lớn trên thế giới đến với
hòn đảo nhỏ này.
Là một trí thức, ông Lý Quang Diệu, rất coi trọng giáo dục, tri thức, trọng
dụng người hiền tài. Ông chú tâm phát triển, trọng dụng nhân tài ở trong nước và
luôn tìm cách thu hút chất xám, người tài từ các nước.
Hơn nữa, là một người hiểu biết rộng, thông minh ông Diệu không giáo điều,
máy móc. Trái lại, ông rất thực dụng. Thay vì dựa vào một chủ thuyết nào đó để
giúp Singapore tồn tại, phát triển, ông nhìn thẳng vào chính những điểm yếu, thế
mạnh của Singapore và bối cảnh chính trị khu vực và cố phát huy, tận dụng tất cả
những điểm đó, biến thành cơ hội, thế mạnh cho đất nước mình.

13


2.1.2 Tự tin
Sự tự tin của ông thể hiện ở việc biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó

dẫn dắt nhóm một cách tốt nhất.
Là một nhà lãnh đạo quyền lực nhưng Lý Quang Diệu không hoàn toàn cẩn
trọng khi đưa ra quyết định. Thực tế, nhiều người tỏ ra quan ngại về nhược điểm
này của ông. Nhưng rõ ràng, Lý Quang Diệu không quá để tâm đến những lời đồn.
Quan điểm của ông là: Không để ý quá nhiều những điều người khác suy nghĩ. Hãy
tập trung vào việc đưa ra quyết định của bạn, để nhiều người có thể học hỏi từ nó.
"Tôi thường bị cáo buộc là can thiệp vào cuộc sống riêng tư của người dân. Vâng,
nếu tôi không làm việc đó, chúng ta sẽ chẳng có được ngày hôm nay", ông Lý trả
lời phỏng vấn tờ The Straits Times, tháng 4/1987.
Ông cũng thừa nhận một số hành động chính trị của mình có thể đã “quá khắc
nghiệt” và ông “luôn luôn cố gắng để không phạm sai lầm”.
Tuy nhiên, Lý Quang Diệu luôn thể hiện thái độ mạnh mẽ về những điều ông
đề cập: “Tôi từng bị cáo buộc nhiều thứ trong cuộc đời nhưng không có kẻ thù nào
có thể cáo buộc Lý Quang Diệu sợ nói ra suy nghĩ của mình”.
Ông tự tin với tất cả những kế hoạch mình đặt ra cho đất nước, tự tin với tất cả
những hành động mình làm. Một ví dụ đó là: để chứng minh cam kết đưa Singapore
xuất hiện trên bản đồ thế giới, trong những năm 1970, ông Lý đã đặt cược 1,5 tỷ
USD vào dự án di chuyển sân bay quốc tế từ Paya Lebar tới Changi, bất chấp các
khuyến cáo của chuyên gia nước ngoài chỉ nên mở rộng Paya Lebar. Những năm
sau đó, quyết định của ông đã đem tới quả ngọt cho ngành công nghiệp hàng không
Singapore.
Một ví dụ khác chứng minh sự tự tin đối với các quyết định của mình, Lý
Quang Diệu thẳng thừng từ chối những khoản viện trợ nước ngoài để kích thích ý

14


chí của nhân dân.“Thế giới không ai nợ nần chúng ta. Chúng ta không thể cầm bát
đi ăn mày để sống”, nhà lập quốc của Singapore nói.
Thay vì nhận sự hỗ trợ, chính phủ Singapore tận dụng những tài sản mà quân

Anh để lại, biến thành khu công nghiệp, điểm du lịch, bỏ qua các nước châu Á láng
giềng để mời gọi đầu tư từ phương Tây. Tinh thần tự lực ấy là một trong những yếu
tố tạo nên thành công của nền kinh tế Singapore. Đó cũng là thành công của Lý
Quang Diệu.
2.1.3 Quảng giao
Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu thường xuyên có những bài diễn văn
đầy nhiệt huyết, lay động lòng người do chính ông viết trước công chúng. Khi ông
nói, rất khó để không lắng nghe. Sự trọng vọng mà người dân dành cho ông một
phần xuất phát từ những điều như vậy. Và ông cũng cho rằng lời nói cần có sức
mạnh của nó, đã nói là phải làm. Cố gắng nỗ lực trong hành động để đạt được
những gì mình mong muốn. Và lời nói là một cách để ông truyền tải thông điệp của
mình đến với mọi người.
Theo ông Heng Swee Keat, một người từng có cơ hội làm việc dưới quyền thủ
tướng Lý, câu hỏi mà ông thường xuyên đặt ra là “thì sao nữa?”. Nếu bạn báo cáo
cho ông ấy một thông tin nào đó mới mẻ, ông sẽ ngay lập tức đáp lại bằng câu hỏi
“thì sao nữa” và lặp lại những câu tương tự như: “vậy nên?” hay “kết quả là?” để
dồn bạn tiến thẳng vào cốt lõi của vấn đề và đúc rút ra ý nghĩa của từng mẩu thông
tin. Thói quen của ông là bỏ qua tất cả những chi tiết gây nhiễu, không liên quan, để
trực tiếp đi vào trọng tâm, xác định điểm mấu chốt của vấn đề. Ông Heng từng có
lần viết bản báo cáo dài ba đoạn để trả lời một câu hỏi mà ông Lý đưa ra. Theo
Heng, câu trả lời của ông khá toàn diện. Nhưng thay vì khen ngợi, thủ tướng chỉ
hỏi: “Tôi yêu cầu một lời giải đáp ngắn gọn, tại sao anh lại đưa lên một bản trình
bày quá dài như vậy”.

15


Những người trước khi tiếp xúc với ông thường nghĩ về ông như một lãnh tụ
có tính quyết đoán cao, rất tự tin vào những quyết định của mình và vì vậy, chắc
phải là người rất nghiêm khắc. Người ta thường truyền tụng một câu nói của ông,

đại ý ngay cả khi trên đường người ta đưa ông ra nghĩa trang, nếu ai có ý tưởng gì
mới chứng minh ông sai, ông cũng sẽ bật dậy ngay để tranh luận. Hay ông thích
được người ta sợ hơn là được người ta thương..., nhưng khi được tiếp xúc với ông,
người ta lại cảm nhận được thần thái của một con người rất hiền hòa, nhân hậu. “Dù
tuổi cao, nhưng trí nhớ của ông còn rất tuyệt vời và điều lý thú là trong cách nói
chuyện, ông luôn tỏ ra là một người thích hài hước.” - theo GS, TSKH Vũ Minh
Giang- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, là một trong những đại
biểu đã tham dự buổi tiếp xúc với ông Lý Quang Diệu trong chuyến thăm Việt Nam
năm 2009. Có thể thấy trong cách nói chuyện của ông luôn có cái gì đó rất cuốn hút
người nghe, khiến người đối diện không thể xao nhãng.
2.1.4 Liêm chính
Là con người liêm chính, ông duy trì một chính phủ trong sạch khác thường.
Các bộ trưởng, công chức nhà nước được trả lương cao. Ngày nay, dưới thời Thủ
tướng Lý Hiển Long, chính quyền vẫn duy trì trật tự và trong sạch. Không như
nhiều nhà lãnh đạo độc lập khác, ông Lý đã thiết kế một hệ thống có thể duy trì kể
cả khi ông không còn. Chính phủ Singapore tuyên bố họ phải đối mặt với bầu cử
cạnh tranh đủ để giữ bộ máy liêm chính, nhưng không quá nhiều để có nguy cơ mất
quyền lực.
Lý Quang Diệu quyết tâm chống tham nhũng triệt để. Ông nói: “Sự sống còn
của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và
quan chức cao cấp của Chính phủ”. Ông nhiều lần khẳng định “nhân dân quyết
không thể dung tha những phần tử đầu cơ và lưu manh”. Nhưng, muốn chống tham
nhũng tốt và muốn thu hút được nhân tài, quan chức chính phủ phải được trả lương
xứng đáng.

16


Trong một cuộc phỏng vấn vài năm trước, tạp chí Đức Der Spiegel đặt câu
hỏi với ông Lý Quang Diệu rằng liệu Singapore có tồn tại nạn con ông cháu cha,

khi mà con trai ông là Lý Hiển Long trở thành thủ tướng. Ông Lý Quang Diệu trả
lời quyết liệt: “Chúng tôi điều hành một chế độ nhân tài. Nếu gia đình họ Lý ưu ái
con ông cháu cha thì hệ thống của Singapore đã sụp đổ. Nếu tôi không làm thủ
tướng thì con trai tôi có thể trở thành thủ tướng từ vài năm trước nữa. Tôi không
cho phép bất kỳ thành viên gia đình nào không có trình độ được giữ chức vụ quan
trọng. Đó sẽ là thảm họa đối với Singapore và di sản của tôi”. Nếu xét tới các bằng
cấp của ông Lý Hiển Long và những thành tựu ông đã đạt được với cương vị thủ
tướng, chắc chẳng ai cáo buộc ông Lý Quang Diệu ưu ái con trai.
2.1.5 Quyết tâm
Sinh năm 1923 trong bối cảnh Singapore là thuộc địa của Anh và trải qua
những năm tháng khó khăn khi chịu sự chiếm đóng của phát xít Nhật, cựu Thủ
tướng Lý quyết định theo ngành luật của Đại học Cambridge. Trước khi trở về quê
hương theo nghiệp luật gia và bước chân vào vũ đài chính trị, ông đã tốt nghiệp tại
Anh với tấm bằng sáng giá.
Bấy giờ, mơ ước của ông là có thể đưa Singapore thoát khỏi kiếp thuộc địa và
hợp nhất với Liên bang Mã Lai. Chính vì thế, ông trở thành nhà lãnh đạo trong cuộc
chiến chống thuộc địa và sáng lập nên Đảng Nhân dân Hành động (PAP). Năm
1959, Singapore giành quyền tự trị, ông trở thành Thủ tướng. Ông là người theo
đuổi quyết sách sát nhập Singapore vào Malaysia. Năm 1963, nỗ lực thành công.
Tuy nhiên, hai năm sau, sự căng thẳng giữa người gốc Hoa và người Malai đã dẫn
tới bạo động, Malaysia quyết định trục xuất Đảo quốc Sư tử ra khỏi liên bang.
Trước sự việc trên, ông đã bật khóc trên sóng truyền hình. Sự việc xảy ra không
khiến ông nản chỉ, vị chính trị gia này đã không ngần ngại đối mặt và sẵn lòng đốt
đuốc, vạch lối cho con đường mới. Câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu: “Tôi
không đến đây để chơi trò chơi của ai đó. Tôi có trách nhiệm với cuộc sống của vài
triệu người. Singapore sẽ tồn tại”. Có thể thấy mục tiêu cả đời của Lý Quang Diệu
17


đều là vì nhân dân, vì một Singapore mạnh mẽ, kiên cường. Từ một đất nước không

có gì trong tay đến một con rồng vàng của châu Á, đó là cả một quá trình nỗ lực
không ngừng nghỉ của vị lãnh đạo nhiệt huyết Lý Quang Diệu.
Ông luôn kiên định với lựa chọn dù đi ngược số đông. Ông Lý được cho là đã
áp dụng nhiều biện pháp tương đối cực đoan trong quá trình xây dựng, kiến thiết
Singapore. Nhưng ông làm tất cả những điều đó chỉ nhằm một mục đích duy nhất:
kiến tạo sự phú cường, đưa đất nước đi lên từ khốn khó, trở thành một đô thị phát
triển vượt bậc, theo Vulcan Post. Trong hơn 30 năm cầm quyền, ông Lý áp dụng rất
nhiều chính sách khác nhau và gặt hái không ít thành công. Ông tiến hành đổi mới
đô thị và xây dựng nhà ở công cộng mới, giao quyền hạn lớn hơn cho phụ nữ, cải
cách giáo dục và công nghiệp hóa. Ông biến Singapore thành trung tâm vận tải và
dịch vụ tài chính lớn với một trong những bến cảng tấp nập nhất thế giới. Theo
Trung tâm Tăng trưởng và Phát triển Groningen, GDP đầu người của Singapore khi
ông Lý lên nắm quyền năm 1959 là hơn 2.100 USD, và hơn 2.600 USD vào năm
1965, khi Singapore trở thành quốc gia độc lập. Con số này tăng lên hơn 14.200
USD vào năm 1990, khi ông rời ghế thủ tướng. Tuy nhiên, một số chính sách của
ông cũng vấp phải sự chỉ trích của dư luận. Các nhóm nhân quyền cho rằng ông
kiểm soát quá chặt chẽ truyền thông trong nước và hạn chế tự do dân sự, thông qua
các quy định nghiêm ngặt về phát ngôn và tụ tập ở nơi công cộng. Nhưng ông kiên
định con đường của mình. “Tôi kiên định với suy nghĩ của mình. Tôi mạnh tay để
mọi việc trở nên đúng đắn, đúng là khắc nghiệt nhưng rất nhiều giá trị đang bị đe
dọa. Cuối cùng cái mà tôi đạt được là gì? Một Singapore thành công”.
2.2 Tiếp cận theo hành vi: Nghiên cứu của đại học IOWA
2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nổi tiếng là người làm nhiều hơn nói, qua cách
ông tạo ra các chính sách tác động lên tất cả các khía cạnh của đất nước Singapore
và đời sống của những người dân ở đây. Bởi vậy nhóm đã lựa chọn Cách tiếp cận

18



theo hành vi để tìm hiểu về phong cách lãnh đạo của ông, cách tiếp cận này được
cho là rất phù hợp với một vị chính khách tích cực tham gia vào nhiều hoạt động.
Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán
Dựa trên nghiên cứu từ Đại học Iowa của Kurt Lewin, dễ dàng nhận thấy Lý
Quang Diệu là nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo độc đoán/ chuyên quyền. Bảng
sau đây phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu thông qua sự
tóm lược về hành vi của ông trong khoảng thời gian đương nhiệm:

CHUYÊN QUYỀN
RA QUYẾT
ĐỊNH

Ra quyết định đơn phương

Lý Quang Diệu đã tự mình đề ra các quyết sách mà hầu hết
không để tâm đến sự đồng thuận hay không của số đông, dù luôn
tham khảo ý kiến của người dân nhưng bản thân ông vẫn là
người ra quyết định cuối cùng. Ông từng nhiều lần bất chấp sự
phản đối của một bộ phận dân chúng, nghiệp đoàn, các phe đối
lập... và tự ra quyết định dựa trên phân tích cá nhân.
SỬ DỤNG
QUYỀN LỰC

Tập trung quyền lực (tối đa)

Trong khoảng thời gian đương nhiệm, ông Lý là người đứng đầu
nhà nước Singapore, mọi quyết sách đều cần có sự đồng ý của
ông. Ông đứng đầu PAP - Đảng cầm quyền tại Singapore, về cơ
bản Singapore vẫn luôn do đảng phái của ông Lý chi phối và
thống trị từ khi PAP được thành lập đến nay (1959-2015).

Quan điểm cầm quyền của ông Lý Quang Diệu là pháp trị chứ
không phải đức trị. Mô hình nhà nước mà ông Lý Quang Diệu đã
xây dựng ở Singapore là xã hội dựa trên nền tảng là gia đình mà
đứng đầu là một uy quyền về đạo đức, có phần gia trưởng nhưng
thực sự gương mẫu và luôn phấn đấu vì hạnh phúc của mọi thành
viên trong gia đình. Xã hội ấy khuyến khích học hành và thật sự
trọng thưởng cho những con người ưu tú nhất có ý thức trách
nhiệm phục vụ đất nước.
19


KIỂM SOÁT
CẤP DƯỚI

Kiểm soát cấp dưới chặt chẽ

Để đạt được thành tựu, ông đã duy trì việc kiểm soát chính trị
một cách gắt gao đối với mọi khía cạnh ở thành phố quốc đảo
này, khiến nơi đây trở thành một trong những xã hội được điều
tiết, quản lý chặt chẽ nhất. Ông Lý bắt giữ một số người dám chỉ
trích ông mà không cần qua xét xử, hạn chế truyền thông và ấn
phẩm nước ngoài, và bắt giữ một số phóng viên. "Tự do báo chí,
tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ
sự toàn vẹn của Singapore," ông nói. Ông biện hộ cho những
hành động của mình bằng cách nói các tờ báo là được tài trợ bởi
các thế lực thù nghịch ở nước ngoài. Ông Lý cho rằng để phát
triển một quốc gia, một số quyền tự do cần phải bị hy sinh, kiểm
soát nghiêm ngặt cả ý thức và lẫn hành động của công dân trong
nước, hướng tới mục tiêu phát triển quốc gia bền vững.Lựa chọn
thay thế cho chủ nghĩa chống cộng chính là chủ nghĩa cộng sản,

và mô hình phương Tây về tự do dân chủ là không thể áp dụng
được. Tuy nhiên, một số người chỉ trích nói rằng việc giữ toàn bộ
ghế trong quốc hội khiến ông có đủ sức mạnh an ninh để không
cần phải dùng đến các biện pháp đàn áp đó.
ĐÒI HỎI Ở
CẤP DƯỚI

Đòi hỏi cấp dưới tuân thủ mệnh lệnh

- Ông luôn đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối ở những người dưới
quyền và sự tuân thủ nghiêm ngặt từ phía người dân đối với
những quyết sách mà ông đã đưa ra. Yêu cầu do ông đưa ra hầu
như được tuân thủ một cách tuyệt đối, bởi dựa trên hệ thống
pháp luật nghiêm ngặt, những người chống lại mệnh lệnh hay vi
phạm quy định do ông đưa ra đều phải chịu mức phạt rất nặng.
Điều này được thể hiện rất rõ trong việc các quy định rất nhỏ
nhặt tại Singapore đều được người dân tuyệt đối thực hiện và đã
dần trở thành thói quen của mỗi người dân ở đây.
- Một trong những chính sách nổi tiếng mà Chính phủ của ông
áp dụng là chính sách cấm nhai kẹo cao su trên đường phố - một
trong những quy định nhằm giữ cho đường phố tránh khỏi tình
trạng khạc nhổ, vứt rác bừa bãi. Ngoài ra còn không được hút
thuốc, không ăn uống khi đi trên các phương tiện công cộng,
không được di chuyển bên phải,...
Singapore là một đất nước đặc biệt. Người dân tộc Hoa chiếm đa
số ở nước này, nhưng họ đều nói tiếng Anh. Singapore có những
nhà vệ sinh công cộng siêu sạch, cảnh sát ở Singapore không
nhận tiền hối lộ - rất khác so với ở các nước Đông Nam Á khác.
20



- Nếu không thực hiện, người dân có thể bị phạt. Những hành vi
như khạc nhổ chất nhầy ra đường phố và các địa điểm công cộng
cũng bị coi là phạm pháp với mức phạt cho lần đầu vi phạm là
2.000 đô la Singapore, và mức phạt lên tới 10.000 đô la nếu vi
phạm lần thứ ba. Người vi phạm còn phải mặc một chiếc áo màu
xanh và làm vệ sinh trên đường phố.

Các biểu hiện khi ông áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán
Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1965, Singapore đã đạt được những
bước chuyển mình không tưởng. Chỉ trong vòng 20 năm sau đó, nền kinh tế
Singapore phát triển gấp 8 lần và mức tăng trưởng bình quân GDP/người cũng tăng
gấp 4 lần. Và để làm được như vậy, Lý Quang Diệu đã dùng quyền lực của mình tác
động vào mọi khía cạnh cuộc sống của người dân.
Nhân khẩu học
Để hạn chế gia tăng dân số, ông quy định phụ nữ sinh con thứ ba trở đi sẽ
được hưởng thời gian nghỉ thai sản ngắn hơn, đồng thời phải chi trả mức viện phí
cao hơn và quyền giảm trừ thuế của họ cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, chính phủ
nước này còn thưởng 5.000 SGD cho bất cứ cặp vợ chồng nào chấp nhận triệt sản
sau đứa con thứ hai. Họ cũng sẽ được ưu tiên đăng ký mua nhà ở giá thấp và con cái
của họ được chọn trường dễ dàng hơn.
Văn hóa xã hội
Không chỉ tham gia vào mọi quyết định của chính phủ mà còn xây dựng nên
một “nhà nước vú em” thúc giục sinh viên đại học sinh con, cấm kẹo cao su, phạt
người nào không xả nước bồn cầu, và – trong những năm đầu – buộc nam thanh
niên để tóc dài phải cắt tóc.
Ông Lý cũng là nhà lãnh đạo Singapore đầu tiên tuyên chiến với thuốc lá.
Trong những tuần lễ “Không Thuốc lá”, bảng quảng cáo điện tử ở các trung tâm
thương mại đều phải hiển thị các thông điệp kêu gọi ngừng hút thuốc. Cùng với
21



nhiều biện pháp nghiêm khắc, tỉ lệ người dùng thuốc lá trong dân số nước này đã
giảm từ 23% xuống chỉ còn khoảng 13%. Những hành vi như xả rác, hút thuốc hay
khạc nhổ nơi công cộng đều bị phạt tiền.
Ông thậm chí còn thay đổi cả quốc ngữ của người dân nơi đây. Các trường học
chuyển sang dạy chủ yếu bằng tiếng Anh, ông còn khiến phần đông dân chúng
người Trung Quốc phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình (như tiếng Quảng Đông hay
Phúc Kiến) ngay ở trong gia đình để chuyển sang dùng tiếng quan thoại.
Chính trị - Pháp luật
Ông còn ban hành 1 đạo luật là việc người lao động phải tiết kiệm 1/4 số tiền
lương nhận được mỗi tháng. Khoản tiền này sẽ chỉ được rút ra khi họ đến 55 tuổi.
Trong thời gian đó, Quỹ Tiết kiệm Trung ương do Chính phủ quản lý sẽ dùng số
tiền này để xây dựng đường sá, trường học, bệnh viện và các cơ sở quan trọng khác
phục vụ cộng đồng.
Kinh tế
Vào những năm đầu tiên lên nắm quyền Thủ tướng của Singapore, đất nước
này đang lâm vào tình cảnh túng quẫn, và đương nhiên cái ăn là thứ đầu tiên mà
một người mẹ trong nhà phải tính tới. Nền kinh tế của Singapore lúc bấy giờ lệ
thuộc chủ yếu vào các căn cứ quân sự sắp đóng cửa của Anh. Chiến thuật cơ bản
của Lý Quang Diệu ngay từ đầu là ra sức "mời gọi" các công ty nước ngoài đến mở
các xưởng nhỏ ở Singapore, dù thường là họ trả những đồng lương rẻ mạt. Giữa
thời điểm các nước đang phát triển ra sức dèm pha đế quốc kinh tế, nhà lãnh đạo
Singapore trả thảm đỏ mời các "tên đế quốc" đó vào Singapore. Đã từng có thời
gian học luật và hành nghề luật sư bảo vệ quyền lợi của nghiệp đoàn, Lý Quang
Diệu lúc này kìm hãm nghiệp đoàn không thương tiếc vì sợ họ làm cản bước các
nhà đầu tư. Vào 1976, ông bị một nghiệp đoàn rất hùng mạnh thách thức. Lý Quang
Diệu lúc đó đã đưa ra câu trả lời rất dứt khoát: bắt luôn 15 lãnh đạo nghiệp đoàn,
xóa sổ nghiệp đoàn và tuyên bố các công nhân biểu tình đã tự sa thải họ.
22



Tự nhiên
Hơn 50 năm trước, khi Singapore đang trong thời kỳ đầu độc lập, khi đó đất
nước Singapore chưa chắc chắn về sự tồn vong kinh tế và gặp muôn vàn khó khăn,
với một tầm nhìn rằng hình ảnh Singapore sẽ không lẫn vào các nước Thế giới thứ 3
và ông đã ra một quyết định táo bạo: trồng nhiều cây cối để phủ xanh đảo quốc.
Ông đã cử người đi khắp nơi, đến các vùng xích đạo, vùng nhiệt đới, vùng cận nhiệt
đới, để tìm những giống cây hoặc dây leo mới. Họ đến châu Phi, vùng Caribbean,
châu Mỹ và mang về một số giống cây mới. Thủ tướng lập quốc của Singapore
chọn thời điểm trồng cây vào mùa hè, mùa hạn hán, để nhấn mạnh tầm quan trọng
của chiến dịch phủ xanh cả nước.
2.2.2 Liên hệ so sánh với nhà lãnh đạo Steve Jobs
Sau đây là so sánh về sự tương đồng và nét riêng biệt trong phong cách lãnh
đạo của Lý Quang Diệu và Steve Jobs:

Lý Quang Diệu
Giống

Steve Jobs

- Cả Lý Quang Diệu lẫn Steve Jobs đều là những nhà độc tài theo
cách riêng của mình. Tuy nhiên, họ gặp nhau ở một điểm chung
là đều hướng sự độc đoán của mình đến lợi ích tập thể và đã
thành công. Ông Lý đã tận dụng quyền lực của mình để áp đặt
những nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển đến hoàn thiện của
Singapore. Còn Jobs thì tuyệt đối tin tưởng vào tầm nhìn của
mình và đã định hướng cho Apple đi theo con đường đó một cách
hoàn hảo.
- Cả hai đều áp đặt những suy nghĩ của mình với cấp dưới và đưa

ra những quyết định độc đoán trong chớp mắt giúp tận dụng thời
gian, giải quyết nhanh chóng những việc khẩn cấp mà nếu chần
chừ sẽ gây ra những bàn cãi không cần thiết.
- Các đạo luật nghiêm khắc xuất phát từ sự độc đoán của hai nhà
lãnh đạo: luật im lặng và luật pháp của Singapore chính là hai ví
dụ điển hình.
23


- Cả hai đều nắm quyền khi một bên là đất nước, một bên là công
ty đang trong tình trạng vô cùng khó khăn. Chính sách điều hành
độc đoán đã mang đến sự thay đổi trong môi trường làm việc hay
hướng phát triển.
- Đều hướng sự độc đoán của bạn thân đến lợi ích tập thể và đạt
được những thành công to lớn:
Ông Lý đã tận dụng quyền lực để áp đặt những nền tảng tốt đẹp
cho sự phát triển đến hoàn thiện của Singapore
Steve Jobs thì tin tưởng vào tầm nhìn của mình và đã định hướng
cho Apple đi theo con đường đó một cách hoàn hảo.
Khác

- Lý Quang Diệu luôn tỏ ra khá
linh hoạt trong các chính sách
của mình, đặc biệt là trong
công tác giáo dục và phát triển
bộ máy nhà nước.
- Lý Quang Diệu luôn coi trọng
những người tài năng, ông đã
từng khẳng định về vai trò của
những thế hệ sau rất nhiều lần.

Hiện nay, Singapore cũng có
một hệ thống giáo dục phát
triển và lớp kế cận tài năng.

- Việc bảo mật thông qua luật
im lặng không còn phù hợp
trong thời đại hiện nay khi "sự
minh bạch ngày càng trở nên
quan trọng và cung cấp nhiều
thông tin hơn".
- Steve nổi tiếng với thái độ
thiếu tôn trọng nhân viên thuộc
cấp đồng thời cũng là người
luôn làm cho bầu không khí trở
nên áp lực, căng thẳng.

2.2.3 Thành tựu khi áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán
Có thể nói Lý Quang Diệu là một trong số rất ít những nhà độc tài thành công
và được ngưỡng mộ trên thế giới trong thế kỷ 20. Một trong những minh chứng rõ
nét nhất đó là ông nắm quyền Thủ tướng trong suốt năm 1959 đến 1990, kéo dài
hơn 30 năm, không có một Thủ tướng nào được tại vị lâu hơn ông. Kể cả sau khi
ông thoái vị thì với chức bộ trưởng danh dự (senior minister) và người hướng dẫn
các bộ trưởng khác (minister mentor), ông tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong việc định
hướng phát triển cho Singapore. Sự độc đoán trong các chính sách của ông trong
những ngày đầu làm Thủ tướng đã giúp Singapore được cả thế giới nhìn nhận là
một đảo quốc thịnh vượng, an toàn và sạch sẽ. Các tập đoàn đa quốc gia đều có mặt
24


tại đây. Và nếu không có một nhà lãnh đạo như Lý Quang Diệu, Singapore sẽ phải

mất nhiều thời gian hơn để đạt được những thành tựu như bây giờ.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cho sự thay đổi của Singapore trước và
sau dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu.

25


×