Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nuôi cá tại đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.04 KB, 25 trang )

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyên nhân tự nhiên
và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.
Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng
phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội, đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí
quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất,
quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều
phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt
các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại
dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do
đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với
những biến đổi từ bên ngoài.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra
các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của Trái Đất, thay đổi thành phần và
chất lượng khí quyển, mực nước biển dâng cao, sự di chuyển các đới khí hậu, thay đổi
năng suất sinh học của các hệ sinh thái…
1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Việt Nam được dự đoán bị tác động nặng
nề nếu khí hậu tăng lên 1oC và nước biển dâng cao 1m. Trong 45 năm (1956-2000) có
1


311 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam. Mỗi năm chính phủ phải chi hàng
nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt


hại 11.600 tỷ đồng, hơn 400 người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.800 ha lúa, phá
huỷ 1.300 công trình đập, cống thủy lợi. Đặc biệt, theo các kịch bản biến đổi khí hậu của
Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương
ven biển khác sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn
thất 10% GDP. Đặc biệt, 20% diện tích TPHCM sẽ bị ngập.
Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu 20 năm
qua vì bão, lũ và sạt lở đất (chuồi), theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu do tổ chức Germanwatch
(Đức) công bố tháng 12/2015. Trong đó, ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ
bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng
bằng sông Ganges (Bangladesh). Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm
trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ
và sự phát triển bền vững. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển
dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng
đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng.
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam còn đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và
phát triển nông nghiệp: Mực nước biển dâng làm tăng diện tích bị xâm nhập mặn, mất đất
canh tác nông nghiệp, gia tăng xói lở bờ biển, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông, đô thị,
khu dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, đời sống...; Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái tự nhiên, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm tăng rủi ro an ninh lương thực. Nhiệt
độ tăng, độ ẩm cao còn làm các loài vi khuẩn phát triển mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe
con người, chất lượng các công trình, chi phí bảo quản...; Gia tăng tính cực đoan của thời
tiết, làm cho thiên tai nguy hiểm hơn: Hạn hán, thiếu nước ở nhiều nơi hơn. Đất hoang
mạc hóa mở rộng, thậm chí bị sa mạc hóa. Nguy cơ mất an ninh về nước sẽ sớm hơn dự
báo. Lũ lụt cũng nặng nề hơn…

2


Dưới tác động của biến đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như:

bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết
và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.
2. Nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
Cá tra (theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1977) là loài cá nước
ngọt, không vảy, giống cá trê nhưng không ngạnh. Ở Việt Nam, cá tra sống chủ yếu trong
lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực nam, có thân dẹp, da trơn, có râu
ngắn.
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá tra đã bắt đầu từ nửa thế kỉ 20. Khu vực đầu tiên nuôi cá tra
là ĐBSCL. Hiên nay nghề nuôi cá tra đã phát triển ở nhiều địa phương ở miền Trung và
miền Bắc. Tuy nhiên, nuôi rộng rãi và thành công nhất vẫn là khu vực ĐBSCL.
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai con sông Tiền và sông Hậu chảy
qua, với chiều dài mỗi sông khoảng 220 km nền điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt
động nuôi cá tra trong các ao ven sông, trên cồn ( dễ dang trong hoạt động lấy nước và xả
thải cộng với kỹ thuật nuôi không khó nên nghề nuôi cá tra khu vực này phát triển mạnh.
Vị trí địa lý và môi trường thuận lợi là điểm nổi bật nhất trong ngành nông nghiệp, mà
vượt trội hơn cả là nghề nuôi cá tra thâm canh. Cá tra ở ĐBSCL có thể coi là sản phẩm
độc quyền của khu vực và ngày càng được nhiều nước trên thế giới biết đến.
Các tỉnh ĐBSCL đã có truyền thống nuôi cá tra từ lâu, từ lúc loài cá này được bắt đầu
nuôi ở Việt Nam. Cá tra được nuôi chủ yếu trong các lồng bè ở các tỉnh đầu nguồn như
An Giang, Đồng Tháp. Hiện nay, cá tra đã được triển khai nuôi rộng trong ao hầm, lồng
bè của nhiều tỉnh ĐBSCL. Đặc biệt, sau khi được chúng ta chủ động cho sản xuất giống
nhân tạo cá tra, việc nuôi thâm canh cá tra thực sự trở thành nghề có đóng góp lớn cho
sản xuất thủy sản trong vùng. Năm 2003, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2,792 ha,
đến 2007 lên tới 5,429 tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 18,1% và đến năm 2017 diện tích
là 6,077 ha với tốc độ tăng trưởng chỉ là 3,1%.

3


CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

NGÀNH NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL
1. Những biểu hiện của BĐKH tác động đến ngành nuôi cá tra ở ĐBSCL
1.1. Khái quát đặc điểm địa hình của ĐBSCL
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như là một trong các điểm
“điểm nóng” của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng như là một hệ quả của
hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu thổ có
địa hình thấp và phẳng – cao độ trung bình với mực nước biển chỉ vào khoảng 1,0 – 1,8
m, diện tích trải rộng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên. Vùng đất nằm ở vị trí tận cùng hạ
lưu của một khu vực sông lớn là sông Mekong, với một hệ thống sông rạch và kênh
mương chằng chịt, có đường ven biển dài trên 700 km tiếp giáp hai măt cả Biển Đông và
Biển Tây. Vùng ĐBSCL có 3 vùng sinh thái chính ở ĐBSCL: vùng ngập lũ (ngập sâu và
kéo dài từ 2-3 tháng/năm), vùng giữa (vùng phù sa nước ngọt, ngập nông và nhiễm mặn
nhẹ), và vùng ven biển (trên 6 tháng bị nhiễm mặn ở các mức độ). Sự phân vùng một
cách tương đối theo nguồn nước

4


1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tác động đến ngành nuôi cá tra
1.2.1. Khô nóng
Nuôi cá tra hiện nay là một ngành rất quan trọng ở Việt Nam; tuy nhiên dự đoán do
tác động của biến đổi khí hậu trong điều kiện nhiệt độ tăng đang là nguy cơ tiềm năng
gây ảnh hưởng lớn cho nghề cá tra Việt Nam. Nhiệt độ gây ảnh hưởng đến sự trao đổi
chất ở động vật thủy sản; nhiệt độ nước tăng trong giới hạn có thể làm tăng cường hoạt
động trao đổi chất và tăng tốc độ tăng trưởng của cá; trong khi nhiệt độ thấp thường làm
giảm hiệu suất (Kemp, 2009).
Nhiệt độ trung bình khu vực đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng dần theo
thời gian ở tất cả các mùa trong năm, vùng ĐBSCL có thể sẽ tăng tới 1,5 oC, (nhiệt độ
trung bình cả nước tăng 0,62 độ C từ năm 1985-2014). Số ngày nắng nóng gia tăng đáng
kể, số đêm lạnh giảm, đồng thời xuất hiện những đợt lạnh bất thường.


5


Cá là động vật biến nhiệt vì vậy yếu tố nhiệt độ là một trong những yếu tố gây ảnh
hưởng rất nhiều đến sinh trưởng và hoạt động của cá .Nhiệt độ tăng cao làm tăng nồng độ
cortisol và glucose trong huyết tương của cá, đây là các chất nếu có nồng độ cao sẽ khiến
cá bị stress, khó phát triển.

Hàm lượng Cortisol trong huyết tương cá tra (ng/ml)
Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 292-301

Hàm lượng Glucose trong huyết tương cá tra (mg/100ml)
Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 292-301

Đối chiếu với thực tế mức nhiệt do được tại trạm Cà Mau, khoảng nhiệt độ phổ
biến ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là từ 25-28 oC, đây là khoảng mà tỷ lệ sống
6


và phát triển bình thường của cá tra khá thấp, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của các loại nấm gây bệnh trên cá tra đặc biệt là nấm Fusarium - tác nhân chính
gây bệnh trương bóng hơi ở cá.
1.2.2. Mưa bất thường
Đặc điểm khí hậu chính ở vùng ĐBSCL là mỗi năm 2 mùa mưa và khô rõ rệt, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. ĐBSCL có lượng mưa năm phong phú và không
biến động nhiều. Theo không gian vùng, lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 1.3002.300 mm, mùa mưa chiếm khoảng 90-92% còn mùa khô chỉ có 8-10% lượng mưa trung
bình năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có xu thế là lượng mưa giảm đi nhưng
thường xuất hiện mưa lớn, mưa bão có chiều hướng tăng lên. Mưa lớn làm độ mặn của
nước trong ao giảm đột ngột, vượt quá ngưỡng chịu đựng của cá khiến cá mất cân bằng,

bị sốc và có thể chết hàng loạt. Lượng mưa thay đổi cũng làm thay đổi độ mặn và dòng
chảy của các sông và cửa sông chính.

7


Phân bổ lượng mưa năm và lượng mưa tháng tại một số trạm ở ĐB SCL
Nguồn: Tổng cục Khí tượng thủy văn

Trước kia, bão và áp thấp nhiệt đới hầu như không xuất hiện ở ĐBSCL nhưng chỉ
riêng năm 2017 từ ngày 1-3/11 cả áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 12 đều hướng vào
ĐBSCL, tiếp sau đó ngày 25/12 cơn bão số 16, siêu bão Tembi cũng hướng vào vùng
biển ĐBSCL tạo sóng biển cao 2-4 m, nước dâng từ 4-4,5 m. Đáng chú ý nhất là hiện
tượng El Nino gây lụt kéo dài trên diện rộng.
1.2.3. Mực nước biển và hiện tượng nhiễm mặn
Mực nước biển ở ĐB SCL ngày một dâng cao đe dọa đến nguy cơ thiếu hụt nước ngọt
trầm trọng. Mực nước thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất
trong vòng 90 năm qua. Mùa khô năm 2015, mặn đã xâm nhập sâu vào ĐBSCL sớm hơn
gần 2 tháng so với cùng kì các năm, hầu như các cửa sông lớn, mặn đã xâm nhập sâu 5070km. Các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang mặn
xâm nhập đến 30-40km. Tính từ cuối năm 2015 đến nay, cả 13 địa phương thuộc ĐBSCL
8


đều đã bị nhiễm mặn, trong đó đã có 11/13 tỉnh/thành công bố tình trạng thiên tai hạn
hán, xâm nhập mặn là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh Thuận.

Chiều dài xâm nhập mặn trên các sông
Nguồn: tổng cục Khí tượng Thủy văn


Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2011
Nguồn: tổng cục Khí tượng Thủy văn

9


Theo đó, ngành nuôi cá tra cũng đang chịu nhiều tác động ảnh hưởng do tác động của
xâm nhập mặn. Tại Bến Tre, xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích cá tra có dấu hiệu cá bỏ
ăn, xuất huyết, phù đầu.Sản lượng thu hoạch cá tra 5 tháng đầu 2016 của các tỉnh ĐBSCL
giảm tới 7% so với cùng kì, các tỉnh có sản lượng giảm mạnh như: Vĩnh Long (13%), An
Giang (17%), Đồng Tháp (gần 7%).
1.3. Mối liên hệ các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.
Thực tế các biểu hiện của biến đổi khí hậu có tác động qua lại lẫn nhau. Nhiệt độ tăng
cao làm tốc độ bốc hơi của nước tăng và gây ra hiện tượng băng tan khiến mực nước biển
cũng tăng. Do tốc độ bốc hơi nước thay đổi dẫn đến mưa bất thường và lũ lụt. Đồng thời
do đặc điểm địa hình thấp, vùng ĐBSCL dễ bị ngập mặn khi mực nước dâng cao.

Theo dự báo của tổ chức biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc liên hợp quốc, khi nhiệt độ
tăng 10oC, mực nước biển tăng khoảng 20cm; khi nhiệt độ tăng từ 3-4 oC, mực nước biển
tăng thêm khoảng 1m.

10


Thông báo quốc gia về biến đổi khí hậu Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, tháng 2/2018

Xâm nhập mặn trong các sông bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: mưa, bốc hơi, địa
hình sông, mực nước biển dâng, nhu cầu khai thác, các công trình ngăn mặn,….


Mực nước biển dâng và diện tích ngập mặn
Như vậy, biến đổi khí hậu có nhiều tác động đến hoạt động nuôi trồng cá tra tại
ĐBSCL, đặc biệt là trên 3 khía cạnh: nhiệt độ, lượng nước, độ mặn. Đồng thời, các hiện
tượng này cũng có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra một vòng tuần hoàn.

11


2. Xây dựng mô hình hồi quy
2.1. Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp, thể hiện
thông tin của các yếu tố sản lượng cá tra, số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm, mức nước biển
của đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm
2017.
a. Nguồn số liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao:
Tên biến
Sản lượng
Số giờ nắng
Lượng mưa
Độ ẩm
Mức nước biển

Nguồn số liệu
/> /> /> /> />
b. Phương pháp xử lý số liệu
Cách xử lý data:
Tên biến
Sản lượng

Số giờ nắng
Lượng mưa
Độ ẩm
Mức nước biển

Cách xử lý
Copy data trực tiếp về excel
Copy data trực tiếp về excel
Copy data trực tiếp về excel
Copy data trực tiếp về excel
Copy data trực tiếp về excel

Data thô:
Xem trong file excel đính kèm: “BẢNG SỐ LIỆU”

12


2.1.2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu
(OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến. Từ phần mềm Stata ta
dễ dàng:
Kiểm định t để ước lượng khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình.
Dùng kiểm định F nhận xét sự phù hợp của mô hình
Xét phân tử phóng đại phương sai VIF nhận biết đa cộng tuyến.
Dùng kiểm định Breusch-Pagan để kiểm định phương sai sai số thay đổi.

2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
Dựa vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu từ trước, nhóm đã xây dựng mô
hình này để nghiên cứu mối quan hệ, ảnh hưởng của các biến số giờ nắng, lượng mưa, độ

ẩm, mức nước biển theo tháng tới sản lượng cá tra của đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL):
SL = f(N, M, A, B)

Trong đó:
SL (Sản lượng): Sản lượng cá tra theo tháng của khu vực ĐBSCL
N (Số giờ nắng): Số giờ nắng trung bình trong tháng của khu vực
ĐBSCL (giờ)
M (Lượng mưa): Lượng mưa trung bình theo tháng của khu vực
ĐBSCL (mm)
A (Độ ẩm): Độ ẩm trung bình theo tháng của khu vực ĐBSCL (%)
B (Mức nước biển): Mức nước biển theo tháng của khu vực ĐBSCL
(cm)
Để kiểm tra mối quan hệ, ảnh hưởng của các biến số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm,
mức nước biển theo tháng tới sản lượng cá tra của khu vực ĐBSCL, từ lý thuyết đã trình
bày bên trên, nhóm đề xuất dạng mô hình nghiên cứu như sau:
13


 Mô hình hàm hồi quy tổng thể:
 SL = f(N, M, A, B)
 (PRF):
SLi = β1 + β2Ni + β3Mi + β4Ai + β5Bi +ui
 Mô hình hàm hồi quy mẫu:
(SRF):
SLi = ββ1 + ββ2 Ni + ββ3 Mi + ββ4 Ai + ββ5 Bi + ûi
Mô tả các biến:
STT
1


Kí hiệu
SL

2

N

3

M

4

A

5

B

Nội dung
Sản lượng cá tra theo tháng của khu vực
ĐBSCL
Số giờ nắng trung bình trong tháng của
khu vực ĐBSCL
Lượng mưa trung bình theo tháng của
khu vực ĐBSCL
Độ ẩm trung bình theo tháng của khu
vực ĐBSCL
Mức nước biển theo tháng của khu vực
ĐBSCL


Đơn vị
Tấn

Dấu kì vọng

Giờ

_

mm

+

%

+

cm

_

Trong đó:
Biến phụ thuộc là: SL
Biến độc lập là : N,M,A,B

2.3. Mô tả số liệu mô hình
2.3.1. Nguồn dữ liệu đã sử dụng
Mẫu gồm 43 quan sát. Số liệu lấy từ website của Tổng Cục Thống Kê trang
của khu vực các trạm quan trắc Cà mau

và Vũng tàu trong 4 năm, tính từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2017.

14


Bảng số liệu
Xem trong file excel đính kèm: “BẢNG SỐ LIỆU”

2.3.2. Mô tả thống kê
Chạy lệnh sum SL N M A B ta được kết quả sau:

Hình 1: Mô tả dữ liệu
Mô tả kết quả thu được:
Biến
SL
N
M
A
B

Số quan sát
43
43
43
43
43

Trung bình Độ lệch chuẩn
99600.85
47652.58

174.5512
49.52453
204.593
158.2328
80.97674
3.955035
267.1268
16.9999
Bảng 1 : Mô tả kết quả thu được

2.3.3. Ma trận tương quan giữa các biến
Chạy lệnh corr SL N M A B ta được kết quả sau:

15

Min
17904.4
72.5
3.2
74
242

Max
209998.1
284.2
645.3
88
297



Hình 2 : Ma trận tương quan giữa các biến
Dựa vào ma trận hệ số tương quan, ta có:
 N có hệ số tương quan tương đối thấp là 0.2441 và có tác động âm lên biến phụ
thuộc
 M có hệ số tương quan tương đối thấp là 0.3836 và có tác động dương lên biến
phụ thuộc
 A có hệ số tương quan trung bình là 0.4158 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc
 B có hệ số tương quan tương đối thấp là 0.2019 và có tác động âm lên biến phụ
thuộc
 Kết luận
Tương quan về dấu của các biến độc lập với biến phụ thuộc giống như kì vọng.
Nhìn chung, các biến độc lập có tương quan thấp đối với biến phụ thuộc là sản lượng
cá tra và có tác động theo chiều dương (đối với các biến M, A), tác động theo chiều
âm (đối với các biến N, B)

16


3. Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
3.1. Bảng kết quả thu được
Bước đầu tiên ta sử dụng lệnh reg để chạy mô hình hồi quy với cấu trúc câu lệnh reg SL
N M A B thu được kết quả là hình sau:

Hình 3 : Kết quả chạy hồi quy trên phần mềm Stata

3.2. Phân tích kết quả
Sau khi chạy Stata được toàn bộ dữ liệu như trình bày ở trên, chúng ta tiến hành
đọc và phân tích số liệu.
3.2.1. Mô hình hồi quy mẫu

Ta có mô hình hồi quy mẫu (SRF):
SLi = ββ1 + ββ2 Ni + ββ3 Mi + ββ4 Ai + ββ5 Bi + ûi

17


Trước hết, chúng ta thành lập được một bảng số liệu như sau:
Tên biến
Hệ số hồi quy
Thống kê t
P-value
Khoảng tin cậy
Hệ số tự do -532005
-1.13
0.343
[-1484018 ;420008]
N
261.9631
0.96
0.989
[-290.1359 ; 814.062]
M
1.343627
0.01
0.134
[-186.6926 ; 189.3798]
A
7551.889
1.53
0.838

[-2437.603 ; 17541.38]
B
-97.02842
-0.21
0.265
[-1053.587 ; 859.5299]
Bảng 2 : Kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm Stata
Theo kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm Stata, ta có
hàm hồi quy mẫu (SRF) như sau:
SLi = -532005 + 261.9631*N + 1.343627*M +7551.889*A – 97.02842*B + ûi
3.2.2. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
ββ1: Trong trường hợp các yếu tố khác đều bằng 0, sản lượng cá tra là -53200. Ở đây
ta có thể hiểu sản lượng cá bằng 0 thì sản lượng luôn lớn hơn hoặc bằng 0.
ββ2 : Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, trung bình số giờ nắng tăng 1giờ
trong tháng thì sản lượng cá tra tăng 261.9631 tấn
ββ3 : Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, trung bình lượng mưa tăng 1 mm
trong tháng thì sản lượng cá tra tăng 1.343627 tấn
ββ4 : Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, trung bình độ ẩm tăng 1% trong
tháng thì sản lượng cá tra tăng 7551.889 tấn
ββ5 : Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, trung bình mức nước biển tăng
1cm trong tháng thì sản lượng cá tra giảm 97.02842 tấn
3.2.3. Phân tích các số liệu liên quan
Số quan sát Obs = 43
Bậc tự do của phần được giải thích Dfm = 4
Bậc tự do của phần dư Dfr = 38
Hệ số xác định R2 (r-squared) = 0.1190 thể hiện mức độ phù hợp của hàm hồi quy
mẫu ở mức thấp. Bên cạnh đó, giá trị 0.1190 còn thể hiện sản lượng cá tra được giải thích
bởi các biến độc lập gồm: số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm và mức nước biển trung bình
trong tháng. Nghĩa là các biến độc lập N, M, A, B giải thích được 11.9 % sự thay đổi
trong giá trị của biến SL, còn lại là các yếu tố khác.

18


Bảng số liệu
STT

THỜI
GIAN

SẢN
LƯỢNG

SỐ GIỜ
NẮNG

LƯỢNG
MƯA

MỨC NƯỚC
ĐỘ ẨM BIỂN

1

T1-2014

22,126

175

8.3


76

281

2

T4-2014

70,382

244.1

61.2

76

264

3

T5-2014

93,673

196

153.6

81


257

4

T6-2014

171,449

109.8

190.3

85

245

5

T7-2014

61,810

128.9

388.6

85

243


6

T8-2014

102,816

190.9

341.7

82

247

7

T9-2014

160,808

156.3

273.3

84

252

8


T10-2014

25,442

145.9

254.4

84

278

9

T11-2014

112,155

172.2

291.3

85

285

10

T12-2014


117,558

154.3

103

79

292

11

T1-2015

24,446

192

43.6

79

280

12

T2-2015

112,624


237

15.7

76

271

13

T3-2015

57,608

268.8

11.1

75

264

14

T4-2015

96,012

267.5


6.4

74

263

15

T5-2015

94,606

219.3

131.6

76

248

16

T6-2015

142,594

134.5

466.6


84

246

17

T7-2015

79,343

167.2

200.7

83

242

18

T8-2015

102,760

186.5

250.6

83


245

19

T9-2015

151,888

154.4

645.3

86

256

20

T10-2015

51,431

160.3

231.4

83

278


21

T11-2015

209,998

185.2

272.4

83

284

19


22

T12-2015

17,904

200.7

48.6

78


289

23

T3-2016

61,952

278.8

3.2

75

274

24

T4-2016

87,111

284.2

4

74

258


25

T5-2016

88,460

168.9

161.4

79

261

26

T6-2016

163,706

144.3

230.8

84

249

27


T7-2016

137,988

158.5

432.2

84

252

28

T8-2016

20,283

159.8

271.9

83

251

29

T9-2016


167,233

109.3

345

85

262

30

T10-2016

90,147

72.5

501.1

88

276

31

T11-2016

158,835


156.6

183.6

82

293

32

T12-2016

29,938

112.4

171.8

80

296

33

T1-2017

90,031.50

156.1


15.8

76

294

34

T2-2017

61,136.5

188

54.3

76

288

35

T3-2017

67,886.0

238.5

12.5


76

277

36

T4-2017

128,049.0

245.1

98.1

77

272

37

T5-2017

124,160.0

165.4

272.4

82


265

38

T6-2017

114,413.0

147.6

148.6

82

253

39

T7-2017

112,007.0

143.7

251.4

84

252


40

T8-2017

152,682.0

152.3

383.1

86

253

41

T9-2017

86,019.0

140.9

291.5

83

265

42


T10-2017

95,633.9

110.2

453.8

86

290

43

T11-2017

165,731.1

125.8

121.3

83

297

20


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Đối với ĐBSCL, các yếu tố bền vững của nông nghiệp càng trở nên bức thiết, gắn kết
chặt chẽ với nhau, khi khu vực này do đặc thù địa lí, đang phải chịu những tác động cộng
hưởng của biến đổi khí hậu. Giải pháp ứng phó để triển khai ngành nuôi cá tra bền vững
ở ĐBSCL phải là tổng hòa của nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp về hạ tầng
thủy lợi, giải pháp về tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu và các giải pháp khác thuộc
nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội…
Để phát triển nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL nói chung và nuôi trồng cá tra nói
riêng, chúng ta cần thống nhất nhận thức, rằng biến đổi khí hậu là quá trình không thể
đảo ngược, việc bất lợi là không tránh khỏi. Từ đó phải tìm ra những giải pháp tối ưu
trong xây dựng và vận hành các hệ thống thủy lợi, cống, đập, hồ để giảm thiểu, khắc chế
những tác động bất lợi nói trên, đồng thời phải thay đổi tư duy nuôi cá cả trong cách tổ
chức sản xuất và lựa chọn cơ cấu mùa vụ, cá giống.
Nhóm xin phép được cụ thể hóa giải pháp cho vấn đề này bằng những biện pháp cụ
thể sau, tuy chưa bao hàm hết tất cả giải pháp và hoàn toàn mang tính đồng bộ.
1. Nâng cấp hệ thống thủy lợi
Nuôi trồng thủy sản chỉ có thể phát triển khi có 1 hệ thống thủy lợi phát triển phù hợp
với nó; đáp ứng yêu cầu cung cấp đủ nước ngọt với chất lượng đảm bảo; tiêu thoát hết
nước thải và có khả năng cách ly các nguồn nước thải với nguồn nước cung cấp cho nuôi
cá tra. Nâng cấp hệ thống thủy lợi còn bao gồm việc nạo vét kênh, mương, khơi thông
dòng chảy các công trình thủy lợi từ đó giúp phòng chống nắng nóng kéo dài ảnh hưởng
đến thủy sản nuôi trong mùa khô, xây dựng hệ thống ao chứa nước để dự phòng khi thiếu
nước, thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ.
2. Mô hình nuôi cá tuần hoàn nước

21


Ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật luôn là một giải pháp được ưu tiên.
Nhóm xin đề xuất mô hình áp dụng công nghệ Đan Mạch: mô hình nuôi cá tuần hoàn
nước.

Dự án được nuôi thí điểm ở 2 môi trường khác nhau là trong bể xi măng (từ tháng
1.2016) và ở ao nuôi thông thường bên ngoài (từ tháng 6.2015). Cả 2 mô hình đều được
kiểm soát một cách kỹ lưỡng để có sự so sánh đối chứng với những ao nuôi truyền thống.
Sự khác biệt cơ bản với nuôi thông thường là mô hình nuôi cá tra của dự án áp dụng
công nghệ sục khí ô xy trong ao. Đặc biệt, mô hình nuôi ở Khoa Thủy sản (Trường ĐH
Cần Thơ) đã thí điểm thành công nuôi cá tra thương phẩm trong bể xi măng theo công
nghệ nuôi tuần hoàn nước. Bể nuôi xi măng rộng hơn 300 m2 được lắp đặt hệ thống sục
khí ô xy, hệ thống lọc sinh học, tuần hoàn nước, thu gom chất thải tự động... Tập tính của
cá tra là phải ngoi lên mặt nước lấy ô xy nên khi ao có sục khí, ô xy hòa tan nhiều hơn
giúp cá sẽ hạn chế vận động, năng lượng sẽ dành để tăng trưởng. Cùng với đó, khả năng
chuyển hóa thức ăn cũng tốt hơn, qua đó giảm chi phí thức ăn - vốn chiếm tới 75 - 80%
giá thành.
Điểm tối ưu khác là nước trong ao nuôi tuần hoàn được lọc liên tục, không phải thay
nước nên hạn chế ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài, giảm thiểu quá trình lây bệnh từ
bên ngoài, cá ít phụ thuộc vào thời tiết hơn, đồng thời không nhất thiết phải nuôi cá tra
gần sông. Phân cá thải ra được lắng và thu gom có thể dùng cho trồng trọt, làm biogas...
3. Chuyển đổi một số đối tượng thủy sản
Dòng cá tra vốn đa dạng. Nhìn chung, họ cá tra thích hợp sống môi trường nước ngọt,
được nuôi nhiều trong ao hồ hay nuôi tập trung theo lồng, bè. Tuy nhiên hiện nay, do tình
trạng khô nóng và nhất là xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, người dân nên chuyển đổi
mô hình cá. Một số loài trong họ cá tra có thể chịu được nước lợ với nồng độ muối
khoảng 12 và môi trường nước phèn có độ pH > 5,5. Cá bông lau là 1 loại cá tra, tuy
nhiên có thể sống trong môi trường nước lợ, có khả năng phát triển, thích nghi với thay
đổi độ mặn và nhiệt độ. Theo sự đánh giá của P. Cacot và J. Lazard năm 2004, cá bông
22


lau này tuy chưa có mô hình nuôi diện rộng nhưng thịt của loài này được xếp vào hàng
ngon nhất trong dòng cá tra, có giá trị kinh tế rất cao. Đây là giải pháp lâu dài để thích
nghi với biến đổi khí hậu khi mà mực nước biển ngày càng dâng cao và tình trạng xâm

nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long có quy mô càng rộng.

KẾT THÚC
Tiểu luận đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nuôi trồng cá
tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long thông qua cả đánh giá cơ bản định tính và
phương pháp mô hình lượng. Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu diễn ra với mức độ ngày
càng trầm trọng với biểu hiện là những diễn biết bất thường và cực đoan của thời tiết, sản
xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng cá tra nói riêng gặp phải nhiều bất lợi. Những
đánh giá chính xác cho thấy tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng một phần không
nhỏ trong sản lượng nghề cá. Cá tra bị tác động trực tiếp như bị bệnh dịch, thậm chí chết
cá hoặc chịu các tác động gián tiếp từ ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến người dân nuôi
trồng, đến cơ sở vật chất.
Biến đổi khí hậu không phải vấn đề ngày một ngày hai, đây là một vấn nạn mà
người nông dân phải làm quen thích nghi với nó. Cần có những giải pháp dài hạn để hạn
chế phấp nhất những tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam từ vấn nạn thế
kỉ này.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “ Biến đổi khí hậu là gì?”, khoahoc.tv
/>2. Hoàng Minh, 2018, “ Việt Nam hành động ứng phó với biến đổi khí hậu”, Báo Thế
giới và Việt Nam
/>3. Ngọc Hà, “báo cáo đặc biệt 1,5oC và nguy cơ ĐBSCL ngập vĩnh viễn”,
/>4. Thanh tâm, 2016, “ Sản lượng cá tra Đòng bằng Sông Cửu Long giảm 7% so với cùng
kì’, Vietnamplus
/>5. Bùi Văn Danh, “Hạn, mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long: Ảnh hưởng đến chuỗi cung
ứng gạo, thủy sản”, VietNam Logistic Review
/>6. “Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh lý và tăng trưởng của cá tra giống”, tạp chí khoa học

trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 292-301
7. Đoàn Tuân và Phạm Nguyễn Kim Tuyến, “Tác động của quá trình biến đổi khí hậu đến
các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Khoa học Môi trường, Đại học Sài
Gòn
24


/>8. Đình Tuyển, “ Nuôi cá tra theo công nghệ Đan Mạch”, Báo Thanh Niên
/>9. ktnt, “ Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản tại Cần Thơ”, Kỹ
Thuật Nuôi Trồng,
/>10. Lê Nghĩa, “ Tìm giải pháp căn cơ ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL”, Báo Tin
Tức,
/>11. “ Môi trường sống và thức ăn của cá tra và cá basa”, Farmvina-Thư viện nông nghiệp,
/>
Hình ảnh:
Tổng cục thống kê
Tổng cục khí tượng thủy văn

25


×