Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế toàn cầu hóa và chiến lược của tập đoàn xiaomi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.04 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Toàn cầu hóa
1.1.1. Một số khái niệm về toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một phong trào rộng lớn trong lịch sử phát triển của loài người
và có những hệ quả rộng lớn và sâu sắc đối với mọi mặt của đời sống con người, xã
hội và thế giới (David Held).
Toàn cầu hóa là sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ của các nền kinh tế và các xã
hội trên toàn thế giới (Thư World Bank Group).
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc
gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động
của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói
riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn
cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Tóm lại, toàn cầu hóa là sự kết nối, tương tác, hội nhập giữa các quốc gia, các
nền kình tế, nền văn hóa, các doanh nghiệp, các cá nhân thông qua các dòng chảy
xuyên biên giới về hàng hóa - dịch vụ, con người, tiền tệ, ý tưởng, thông tin, công
nghệ… trên cơ sở những tiến bộ công nghệ về giao thông vận tải, thông tin liên lạc
và truyền thông.
1.1.2. Động lực của toàn cầu hóa
Có hai động lực chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đó là việc dỡ bỏ các rào
cản trong các hoạt động thương mại và đầu tư ở các lĩnh vực; và sự phát triển của
cách mạng khoa học và công nghệ.
Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, công
nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu
cùng với sự hình thành và tăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ


2
chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế theo


hướng tự do hoá là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đối với
lĩnh vực hàng hóa, trong khuôn khổ của Hiệp định GATT, thương mại hàng hóa là
lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất việc dỡ bỏ các rào cản theo hướng tự do hóa.
Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới
quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ
của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý
thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn
sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm
thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình
thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh
theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, thương mại và trao
đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng.
1.2. Sơ lược về Xiaomi
Xiaomi được thành lập vào ngày 6/4/2010 bởi 7 đối tác, trong đó có ba tổ chức
đầu tư lớn là tập đoàn Temasek từ Singapore, quỹ IDG Capital và Qiming Venture
Partners đến từ Trung Quốc. Đây là một tập đoàn chuyên thiết kế, phát triển và bán
các mẫu smartphone, ứng dụng, đồ điện tử tiêu dùng cho thị trường Trung Quốc.
Kể từ khi phát hành của điện thoại thông minh đầu tiên của mình vào tháng 8
năm 2011, Xiaomi đã giành được thị phần tại Trung Quốc đại lục và mở rộng sang
phát triển một phạm vi rộng lớn hơn của thiết bị điện tử tiêu dùng, bao gồm cả một
hệ sinh thái thiết bị nhà thông minh (IoT). Người sáng lập công ty và giám đốc điều
hành là Lei Jun, người giàu có thứ 23 của Trung Quốc.
Theo IDC, vào tháng 10 năm 2014 Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại thông
minh lớn thứ ba thế giới, sau Samsung và Apple, và tiếp theo là Lenovo và LG.
Xiaomi đã vượt qua Samsung vào năm 2014, trở thành nhà cung cấp điện thoại
thông minh hàng đầu tại Trung Quốc, dựa theo một báo cáo của IDC. Cũng trong


3

năm này, Xiaomi đã bán được 60 triệu thiết bị di động và con số này trong năn 2015
là 70,8 triệu, chiếm gần 5% thị trường điện thoại thông minh thế giới.
Xiaomi đã gia nhập thị trường Ấn Độ vào tháng 6 năm 2014 sau đó nhanh
chóng mở rộng ở Ấn Độ. Trước đó, Xiaomi chỉ bán độc quyền trên Flipkart đến khi
hợp tác với cả Amazon.com và Snapdeal vào ngày 7 tháng 4 năm 2015. Điều này
được xem như là nỗ lực của các nhà sản xuất điện thoại thông minh để phát triển các
địa điểm bán lẻ ở Ấn Độ. Họ cũng đã hợp tác với cửa hàng AriTel và cửa hàng The
Mobile để bán một vài thiết bị họ đã chọn.
Vào quý 1 năm 2015, hãng đã bắt đầu có cửa hàng của riêng mình và đã ngừng
bán các phụ kiện của hãng trên các cửa hàng trực tuyến. Vào ngày kỉ niệm đầu tiên
ở Ấn Độ, hãng đã ra mắt Mi Store App của riêng mình. Vào ngày 11 tháng 8, năm
2015, hãng đã bắt đầu mở nhà máy đầu tiên của mình ở Sricity, Andhra Pradesh và
cộng tác với Foxconn.
CEO của Xiaomi, ông Lei Jun được đánh giá là người có những ý tưởng táo
bạo. Không lâu sau khi Xiaomi thành lập, Lei Jun đã tự tin tuyên bố: mục tiêu lớn
nhất của ông chính là tạo ra một tập đoàn smartphone đủ tiềm lực để đánh bại Apple.
Với nhiều người thì Lei Jun là một cái tên rất xa lạ, thế nhưng trong giới công nghệ
ở Trung Quốc cũng như một vài nước phương Tây, ông không phải là một nhân vật
tầm thường. Theo đó, Lei Jun từng là đồng sáng lập nên trang Joyo.com, sau này
được mua lại bởi Amazon vào năm 2004 với giá 75 triệu USD (bây giờ đã trở thành
trang Amazon Trung Quốc), ông cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của UCWeb trình duyệt web di động lớn nhất ở Trung Quốc.
Có thể nói Lei Jun là một người có tầm nhìn xa và là một nhà chiến lược quan
trọng của Xiaomi. Mong muốn của Lei Jun khi điều hành Xiaomi đó chính là phải
biến công ty trở thành một tập đoàn chuyên sản xuất các dòng smartphone với chất
lượng phần cứng cao. Lei Jun luôn luôn muốn Xiaomi có thể xoá bỏ cái dớp "điện
thoại phần cứng nghèo nàn, chất lượng thấp" khi nói về smartphone đến từ Trung
Quốc. Vào tháng 5, tại hội nghị GMIC diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Lei Jun đã
chia sẻ rằng ông đã nhào nặn nên Xiaomi dựa vào hai nguồn cảm hứng: một công ty



4
thuốc 340 năm tuổi ở Trung Quốc (Tongretang) và nhà hàng lẩu Hai Di Lao. Lei Jun
nhấn mạnh rằng cả hai cửa hàng/công ty này đã dạy cho ông một điều rằng: không
bao giờ sản xuất những sản phẩm có chất lượng thấp chỉ vì muốn kiếm được nhiều
tiền, và phải nhận thức rõ tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Chính những ý tưởng mới mẻ và mang tính cách tân của mình, nhiều phương
tiện truyền thông ở các nước phương Tây đã đánh giá rất cao Lei Jun. CEO của
Xiaomi vẫn được xem là một trong những doanh nhân thành đạt và ảnh hưởng nhất
ở Trung Quốc.


5

CHƯƠNG 2: THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA XIAOMI
KHI TRỞ THÀNH TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA
2.1. Thời cơ
Thị trường rộng lớn
Khi tham gia toàn cầu hóa, Chính phủ của nhiều nước theo đuổi chính sách tự
do hóa, mở cửa thị trường và loại bỏ một số cản trở về mặt luật lệ đối với các hoạt
động kinh tế như loạt bỏ hoàn toàn hoặc giảm bớt thuế nhập khẩu của một số mặt
hàng, đơn giản hóa trong khâu thủ tục, cắt giảm kiểm soát hành chính, góp phần
giảm chi phí sản xuất đầu tư, từ đó giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng
xâm nhập vào thị trường hơn.
Toàn cầu hóa tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy việc tham gia
vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân bổ nguồn tài
lực hợp lí từ đó phát huy cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng.
Toàn cầu hóa làm tăng sự gia tăng kinh tế thế giới từ đó thúc đẩy tìm kiếm
những thị trường có lợi cho hàng xuất khẩu và nguồn nhập khẩu rẻ nhất. Đây là
những yếu tố thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia như Xiaomi phân bố lại dây
chuyền sản xuất, tiêu thụ, hình thành nên các mạng lưới toàn cầu và khu vực. Trước

đây Xiaomi chỉ tập trung ở thị trường Trung Quốc nhưng sau đó đã bắt đầu sang cá
nước khu vực châu Á như Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á, ... và hiện nay Xiaomi đã
bắt đầu xâm nhập sang khu vực các nước châu Mỹ như Brazill, Mỹ. Đặc biệt tại Ấn
Độ, Xiaomi đã lắp đặt dây chuyền sản xuất ngay tại nước này, từ đó giúp công ty
đánh bại các đối thủ lớn như Samsung, Apple trở thành hãng cung cấp các dịch vụ
về điện thoại di động lớn nhất tại nước này.
Thu hút vốn đầu tư, nguồn tài trợ từ nước ngoài
Toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các chủ
đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn, các nguồn tại trợ vốn từ các tổ chức lớn như Ngân


6
hàng thế giới, ... đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp có thể phát triển sản xuất và
giải thoát cơn khát vốn của bản thân.
Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến.
Thông qua các dự án, hợp đồng kinh doanh, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp
cận với công nghệ, máy móc hiện đại, cách quản lý tiên tiến, thêm vào đó là những
thuận lợi do toàn cầu hóa các doanh nghiệp có thể dễ dàng đổi mới công nghệ nâng
cao chất lượng sản xuất, công suất sản xuất, nâng cao trình độ quản lý.
Cơ hội khẳng định vị thế của doanh nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, một thế giới kết nối, sự bảo hộ
thương hiệu được quan tâm, cùng với hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ đa dạng
phong phú. Đây là cơ hội rõ nét để các doanh nghiệp khẳng định vị thế, quảng bá,
nâng tầm hình ảnh của bản thân trên thị trường quốc tế, với bạn bè các nước.
Cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi học hỏi với các doanh nghiệp khác trên
thế giới.
Toàn cầu hóa cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu văn hóa, học hỏi
kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với thế giới, với các doanh nghiệp khác không chỉ
trong mà cả ngoài nước.
2.2. Thách thức

Thứ nhất, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn.
Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ là một điều hiển nhiên mà với
mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập đã phải gặp, nhưng khi có toàn cầu hóa thì thị
trường mở rộng hơn vì thế các đối thủ cạnh tranh cũng không còn chỉ trong nước
nữa mà là thế giới, sẽ có nhiều đối thủ hơn, đối thủ có thể còn mạnh hơn mình. Vì
vậy sự canh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược
phù hợp mới có thể cạnh tranh được.
Thứ hai, thị trường biến động nhanh.
Thị trường nói chung hay thị trường dịch vụ điện thoại nói riêng luôn có
nhiều đối thủ vì vậy sự biến động cũng rất lớn. Nhu cầu sử dụng điện thoại của


7
người tiêu dùng ngày càng thay đổi. Các hãng điện thoại lớn và nổi tiếng thì luôn
tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các hãng
khác. Ví dụ năm 2018, Apple đã cho ra mắt iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone
XR. Từ đó đòi hỏi Xiaomi phải có khả năng thích ứng cao và linh hoạt mới có thể
cạnh tranh lại được.
Thứ ba, chất lượng sản phẩm.
Toàn cầu hóa đem lại cho người tiêu dùng nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm
phù hợp với mình, vì vậy sự sáng tạo, sự khác biệt về sản phẩm sẽ giúp cho doanh
nghiệp có thể dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải
đáp ứng được những tiêu chuẩn do các nước và quốc tế đặt ra thì sản phẩm đó mới
được tung ra thị trường. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những quy định
nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất và phải biết được các tiêu chuẩn đó.


8

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC CỦA XIAOMI

3.1. Chiến lược tại thị trường Châu Á, đại diện là Trung Quốc và Ấn Độ
3.1.1. Vị thế của Xiaomi tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên trở thành thị
trường smartphone hàng đầu trên thế giới. Sự xuất hiện của hàng loạt nhà sản xuất
mới đã mang đến một bộ mặt hoàn toàn khác cho thị trường này. Sức cạnh tranh
cũng vì thế mà tăng cao.
Theo báo cáo mới đây của IDC, Xiaomi hiện đang xếp thứ tư trong thị trường
smartphone Trung Quốc sau 3 tháng đầu năm 2018 với doanh số sản phẩm bán ra
trong nước đạt mức 13,2 triệu thiết bị. Điều đó đã giúp Xiaomi chiếm được 15,1%
thị phần, tăng đến 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình trạng smartphone Trung Quốc đang dần trở nên bão hòa, dẫn đến
việc các thương hiệu cần thúc đẩy và tăng tốc việc mở rộng ra nước ngoài. Xiaomi
đã xâm nhập và nhiều thị trường khác nhau, trong đó có châu Á mà đặc biệt là Ấn
Độ – thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc. Mới đây,
Xiaomi đã chứng tỏ bản lĩnh của mình khi vượt mặt Samsung, trở thành thương hiệu
dẫn đầu về smartphone ở Ấn Độ – thị trường nóng nhất hiện nay. Trong quý cuối
cùng năm 2017, Xiaomi chiếm 25% doanh số smartphone tại Ấn Độ. Con số này
của Samsung chỉ có 23%. Một thống kế khác của Counterpoint Research. Canalys
cho rằng cổ phần của thương hiệu smartphone Trung Quốc ước tính khoảng 27%,
còn của Samsung là 25%. Xiaomi được đánh giá là thương hiệu số 1 Trung Quốc và
thứ 3 thế giới (sau Apple & Samsung).
Đến thời điểm hiện tại, Xiaomi được ví von như là chú “phượng hoàng Trung
Hoa”. Trong năm vừa qua, công ty đã phát triển nhanh tới nỗi công ty nghiên cứu
Strategy Analytics cho biết Xiaomi thậm chí có thể vượt qua được cả các “ông lớn”
như OPPO, Huawei và Apple trong năm tới để trở thành nhà cung cấp smartphone
lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Samsung. Các nhà quản lý của Xiaomi đang cân


9
nhắc phát hành cổ phiếu IPO vào năm 2018, và nó có thể trở thành một trong những

cổ phiếu có giá trị cao nhất từ trước đến nay.
3.1.2. Chiến lược tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
3.1.2.1. Chiến lược về nhân sự và nhà sản xuất
a. Nhân sự
Xiaomi là một tập đoàn smartphone Trung Quốc, thế nhưng đội ngũ nhân viên
và ban quản trị của hãng đều là những "tay lớn" trong làng công nghệ. Xiaomi được
đồng sáng lập bởi tám đối tác vào ngày 6 tháng 4 năm 2010. Trong vòng đầu tiên
của tài trợ, các nhà đầu tư bao gồm Temasek Holdings, một công ty đầu tư của chính
phủ Singapore, các quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Trung Quốc Capital và Qiming
Venture Partners, và phát triển bộ vi xử lý di động Qualcomm.
Công ty có hơn 8.000 nhân viên, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục, Ấn Độ,
Malaysia, Singapore và đang mở rộng sang các quốc gia như Indonesia, Philipines,
Brazail và Nam Phi.
Cụ thể hơn, Xiaomi đã thuê rất nhiều nhân viên giỏi đến từ những tập đoàn lớn
ở Mỹ như Microsoft, Motorola và Google. Một điều đặc biệt trong ban lãnh đạo của
Xiaomi chính là vị chủ tịch của hãng, ông Lin Bin - người trước đó từng giữ chức
Phó Viện trưởng viện nghiên cứu kỹ thuật của Google Trung Quốc và giám đốc
mảng kỹ thuật của Google. Và với những kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cực
kỳ xuất sắc, Lin Bin trở thành nhà đồng sáng lập và chủ tịch của Xiaomi cho đến tận
bây giờ.
Thế nhưng, đó chưa phải là "nhân vật" chủ chốt nhất của Xiaomi, bởi tập đoàn
này còn có một người khác với những ý tưởng táo bạo hơn nữa, đó chính là vị CEO
Lei Jun. Với nhiều người thì Lei Jun là một cái tên rất xa lạ, thế nhưng trong giới
công nghệ ở Trung Quốc cũng như một vài nước phương Tây, ông không phải là
một nhân vật tầm thường. Theo đó, Lei Jun từng là đồng sáng lập nên trang
Joyo.com, sau này được mua lại bởi Amazon vào năm 2004 với giá 75 triệu USD
(bây giờ đã trở thành trang Amazon Trung Quốc), ông cũng là chủ tịch hội đồng


10

quản trị của UCWeb - trình duyệt web di động lớn nhất ở Trung Quốc. Chính điều
này giúp cho ban lãnh đạo của Xiaomi có cái nhìn sâu rộng và có những chiến lược
mang tính toàn cầu hóa.
b. Nhà sản xuất
Hiện tại, Xiaomi có tổng cộng 6 nhà máy sản xuất ở Ấn Độ, tất cả đều sản xuất
smartphone. Công ty tuyên bố 95% số lượng smartphone lên kệ tại Ấn Độ sẽ được
sản xuất ở nước này.
Xiaomi còn công bố ba nhà máy sản xuất smartphone mới ở Ấn Độ, được xây
dựng thông qua sự hợp tác với Foxconn, tại các cơ sở ở Sri City, Andhra Pradesh và
một khuôn viên mới ở Sriperumbudur, Tamil Nadu.
Ngoài ra, Xiaomi cũng sẽ sản xuất smartphone tại nhà máy Noida, Uttar
Pradesh, được xây dựng thông qua sự hợp tác với Hipad. Các nhà máy hợp tác với
Foxconn sẽ sử dụng hơn 10.000 công nhân, trong đó hơn 95% là phụ nữ. Tất cả các
công việc lắp ráp cũng được thực hiện bởi phụ nữ.
3.1.2.2. Chiến lược về giá
Trước khi Xiaomi xuất hiện, trên thị trường Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã
xuất hiện nhiều điện thoại giá rẻ. Tuy nhiên, những sản phẩm đó có chất lượng thấp
và gắn cho thị trường điện thoại Trung Quốc một cái nhìn kém thiện cảm. Giờ đây,
Xiaomi đang mang lại những tín hiệu tích cực cho thị trường này bằng cách bán sản
phẩm cao cấp với giá phải chăng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại hai quốc
gia này.
Cũng có thể nói, chìa khóa chính tạo nên sự thành công của Xiaomi chính là
nhờ giá cả sản phẩm mà hãng bán ra. Các sản phẩm chủ lực của hãng tung ra chỉ có
mức giá tầm trung nhưng lại sở hữu đầy đủ các tính năng mạnh mẽ cạnh tranh trực
tiếp với những thiết bị thuộc phân khúc hàng cao cấp của các ông lớn trong ngành di
động.


11
3.1.2.3. Chiến lược về chất lượng sản phẩm

Cạnh tranh về giá không phải là điều mà Xiaomi chọn lựa là chiến lược cốt lõi.
Điện thoại của họ có thể rẻ hơn Iphone, Samsung, nhưng cho đến nay không phải là
rẻ nhất trên thị trường. Có hàng trăm loại điện thoại thông minh “Made in China”
ngoài thị trường, nhưng tất cả đều là hàng kém chất lượng. Về cơ bản nhưng điện
thoại này là bản sao chép từ Samsung với chất lượng tốt hơn.
Tung ra thị trường một loạt điện thoại chất lượng tốt và giá hợp lý giúp Xiaomi
có tên trên bảng đồ thị trường điện thoại thông minh. Vỏ điện thoại mạnh mẽ, màn
hình chất lượng cao và pin hợp lý đã giúp Xiaomi khác biệt những loại điện thoại rẻ
tiền khác. Với hệ điều hành MIUI được xây dựng trên cơ sở OS Android đã mang
đến cho Xiaomi nhiều ứng dụng thú vị vì có nhiều lựa chọn phát triển.
Đến nay, những thiết bị đã ra lò của Xiaomi đều rất ấn tượng. Chất lượng sản
phẩm Xiaomi cung cấp đáng giá hơn nhiều so với khoản tiền phải bỏ ra để sở hữu
nó. Có thể thấy được những dẫn chứng rõ ràng, ngoài những điện thoại thuộc phân
khúc hàng cao cấp như Mi3 và sắp tới là Mi4 thì sản phẩm thuộc phân khúc hàng
trung cấp như máy tính bảng Redmi Note cũng dễ dàng thỏa mãn người dùng với
những tính năng như màn hình 5,5 inch, vi xử lý 8 nhân, … Ngoài ra, Xiaomi cũng
thường cung cấp những sản phẩm chất lượng cao khác như các thiết bị định tuyến và
UHD TV được bán rất chạy ở Trung Quốc.
Một điểm khá quan trọng trong chiến lược sản phẩm của Xiaomi chính là xây
dựng hệ sinh thái Xiaomi. Giải pháp của họ là tạo ra một hệ sinh thái bao gồm 100
đối tác startup để cung cấp cho Xiaomi các sản phẩm gia đình và các sản phẩm công
nghệ kết nối internet khác có thể thu hút khách hàng đến các cửa hàng của họ.
3.1.2.4. Chiến lược truyền thông
Giống như nhiều doanh nghiệp trong thời đại internet, Xiaomi ban đầu đã dựa
dẫm vào mô hình kinh doanh kép để bán sản phẩm phần cứng và các dịch vụ trực
tuyến. Hầu hết doanh thu của hãng đến từ việc bán điện thoại giá rẻ và Tivi thông
minh, làm nền tảng cho các dịch vụ trực tuyến của Xiaomi. Các sản phẩm phần cứng


12

có lợi nhuận thấp, và vì thế hầu hết lợi nhuận của Xiaomi đến từ các dịch vụ trực
tuyến. Các dịch vụ này bao gồm phim và truyền hình online, được tính phí theo
doanh mục hoặc trả theo phí tháng 7,5 USD cho mỗi tháng; và thêm vào đó còn có
các trò chơi điện tử và các dịch vụ khác. Xiaomi thậm chí còn điều hành một dịch vụ
trực tuyến cung cấp các khoản vay nhỏ cho người dùng điện thoại Xiaomi, ứng dụng
công cụ trí tuệ nhân tạo tinh vi để đánh giá mức độ tin cậy của người vay vốn.
Hơn nữa, có một cộng đồng online được Xiaomi xây dựng từ những ngày đầu
thành lập, gọi là MIUI. Đây là diễn đàn nơi người dùng Xiaomi – các Mi Fan – cập
nhật tất tần tật các thông tin về hãng: hướng dẫn sử dụng, các ứng dụng mới… MIUI
còn là nơi diễn ra các cuộc thi online, nơi fan Xiaomi rủ nhau tham gia các cuộc gặp
mặt.
Xiaomi tích cực tương tác với các fan của mình thông qua MIUI. Các kỹ sư
của hãng luôn dành thời gian để giải thích về các tính năng kỹ thuật hay các ứng
dung mới. Những lãnh đạo cấp cao cũng thường xuyên trả lời các câu hỏi trực tuyến
trên nền tảng này. Và họ không chỉ lắng nghe suông.
Có một câu chuyện được kể lại về cách lắng nghe khách hàng của Xiaomi: Một
khách hàng uống say đến nỗi không tìm được app đèn pin trên điện thoại để tìm chìa
khóa và sau đó đề nghị liệu Xiaomi có thể làm được điều đó bằng cách giữ phím
cảm biến vân tay được không. Ý tưởng này được các fan khác ủng hộ và sau đó, trở
thành hiện thực trên hệ điều hành Mi UI.
Tại Trung Quốc, các bữa tiệc dành cho các fan của Xiaomi được tổ chức vài
tuần một lần. Xiaomi còn thực hiện các festival và buổi gặp mặt, xây dựng những
mối liên hệ với cộng đồng địa phương và phát triển lượng fan bằng khuyến khích
bạn bè đi cùng. Trên thực tế, mô hình Mi Fan khá thành công tại Ấn Độ, góp phần
giúp Xiaomi vào top 2 thương hiệu smartphone phổ biến tại thị trường này (cùng với
Samsung) vào cuối năm 2017, theo Forbes.


13
3.2. Xiaomi và tham vọng "Tây tiến" từ thị trường Mỹ

Xiaomi - công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, sẽ bắt đầu bán tai nghe, thiết
bị đeo tay thông minh và phụ kiện trực tuyến tại Mỹ vào tháng tới. Đây là bước đi
đầu tiên của Xiaomi nhằm lấn sân vào thị trường Mỹ, làm nổ ra cuộc tranh giành thị
phần với Apple ngay trên “sân nhà” của thương hiệu này.
3.2.1. Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ
Xiaomi hiện là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Samsung và
Apple. Hiện thương hiệu này được định giá 45 tỷ USD và chính thức trở thành công
ty tư nhân lĩnh vực công nghệ có giá trị lớn nhất.
Với những kế hoạch “hoành tráng” để tấn công thị trường mua sắm trực tuyến
Mỹ, Xiaomi đang đe dọa sự thống lĩnh của Apple. Chiến lược thăm dò thị trường
của Xiaomi khá thông minh khi không mang những chiếc smartphone sang thị
trường này.
Người dùng Mỹ sẽ không bỏ chiếc iPhone của mình để bắt đầu tìm hiểu sử
dụng một chiếc smartphone được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, họ sẽ rất sẵn
sàng để trải nghiệm một loại tai nghe mới. Và đó là cách để Xiaomi từng bước thâm
nhập vào Mỹ.

Những chiếc tai nghe Xiaomi sẽ thu hút người dùng Mỹ


14
Cuối tháng 4 vừa qua, Apple công bố doanh số bán iPhone tăng đến 72% tại
Trung Quốc và sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại quốc gia đông dân nhất hành tinh
này. Trong khi đó, Xiaomi sẽ tiến vào Mỹ như một đòn đáp trả của nền kinh tế thứ 2
thế giới.
Trong báo cáo của Asia Society - Tổ chức giáo dục phi chính phủ chuyên
nghiên cứu các vấn đề hợp tác về mọi mặt giữa các nước châu Á và Mỹ - kể từ
2010, mỗi năm Trung Quốc đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ cao tại Mỹ.
Những khoản đầu tư “nặng ký” có thể kể đến như: ứng dụng tin nhắn WeChat
mở văn phòng tại Mỹ và đầu tư vào Snapchat; Alibaba chi 220 triệu USD mua ứng

dụng video cho thiết bị di động của Tango; Baidu – được xem là Google của Trung
Quốc – mở một trung tâm R&D ngay tại trung tâm Thung lũng Silicon…
Joel Backaler, tác giả quyển “China Goes West" nhận định: “Các công ty
Trung Quốc xem Thung lũng Silicon là thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp
Trung Quốc bước chân vào thủ đô công nghệ của thế giới”.
Chinh phục thị trường Mỹ là ước mơ của rất nhiều công ty và doanh nhân
Trung Quốc. Đó là thị trường truyền cảm hứng cho bất cứ doanh nhân nào trên thế
giới”, ông Edith Yeung - chuyên gia kinh tế của Quỹ 500 Mobile Collective nói trên
CNBC.
3.3. Cuộc đổ bộ vào các nước Mỹ La-tinh
Giấc mộng “tây tiến” của Xiaomi không dừng lại ở Mỹ khi các nước Mỹ
Latinh cũng lọt vào tầm ngắm của công ty này.
Trao đổi với CNBC, ông Margaret Myers - Giám đốc Chương trình Đối thoại
Trung Quốc - Mỹ Latinh cho biết: “Các nước Mỹ Latinh rất quan tâm đến thiết bị
điện tử tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm giá rẻ”.
Với mức giá khoảng 200 USD/sản phẩm, Xiaomi có lợi thế để đón đầu nhu
cầu này, và trên thực tế đã tấn công mạnh mẽ vào Brazil và Ấn Độ – thị trường
smartphone lớn thứ 3 và thứ 4 thế giới. Hãng cũng vừa giới thiệu chiếc Mi4i tại Ấn


15
Độ. Chiếc điện thoại thông minh này đã ra mắt lần đầu với người dùng thế giới thay
vì tại thị trường nội địa như trước đây.
CNBC dẫn lời ông Hugo Barra – Phó chủ tịch các hoạt động toàn cầu của
Xiaomi rằng hãng này đang tiến hành các biện pháp, chiến lược cũng như thỏa thuận
với chính quyền Brazil để đưa smartphone vào thị trường này. Được biết, Brazil
đánh thuế khá cao đối với các sản phẩm công nghệ ngoại nhập. Điều này đặt ra
nhiều thách thức cho người khổng lồ Trung Quốc.
Bước đi của Xiaomi cũng phù hợp với mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng đến
khu vực này của Chính phủ Tập Cận Bình. Năm 2014, ngân hàng Trung Quốc đã

cho các nước Mỹ Latinh vay 22 triệu USD, và năm 2013, đầu tư của Trung Quốc
vào các nước này tăng 133%.


16

CHƯƠNG 4: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC RÚT
RA
4.1. Thành tựu đạt được
Năm 2017 là một nắm thành công vô cùng với tập đoàn Xiaomi. Đây cũng là lần
đầu tiên Xiaomi đạt cột mốc doanh thu 100 tỷ Nhân dân tệ (15,8 tỷ USD) với thời
gian kỷ lục 7 năm phát triển.
CEO Lei Jun cho biết: “Vào tháng 10 năm 2017, chúng ta đã vượt qua cột mốc
doanh thu 100 tỷ Nhân dân tệ đặt ra từ đầu năm. Tôi đã phát hiện ra rằng để đạt
được cột mốc quan trọng này, Apple đã phải mất 20 năm, Facebook mất 12 năm,
Google mất 9 năm, Alibaba mất 17 năm, Tencent mất 17 năm và Huawei mất 21
năm. Trong khi đó, Xiaomi chỉ mất hơn 7 năm để đạt được. Chúng ta có thể sẽ vào
top danh sách Fortune 500 trong năm nay. Đó thực sự là một thành tựu đáng ghi
nhận”.
Tham vọng trở thành công ty dẫn đầu trên lĩnh vực smartphone của Xiaomi dựa
trên đà tăng trưởng ấn tượng của họ tại Trung Quốc trong những năm qua.
Xiaomi, hiện là nhà cung cấp smartphone lớn thứ tư ở Trung Quốc sau Huawei,
Oppo và Vivo. Công ty hiện đã có mặt ở hơn 70 thị trường quốc tế và trở thành một
trong năm nhà cung cấp hàng đầu tại 16 quốc gia.


17

Theo số liệu vừa được công bố bởi Gartner, doanh số smartphone toàn cầu trong
quý I/2018 đạt 383,5 triệu chiếc, tăng nhẹ so với 378,5 triệu chiếc của cùng kỳ 2017.

Samsung và Apple vẫn là hai hãng dẫn đầu thị trường smartphone. Công ty điện
tử Hàn Quốc đứng đầu với 78,5 triệu máy, chiếm 20,5% nhưng đã giảm nhẹ thị phần
so với mức 20,8% của năm ngoái. Trong khi đó, Apple đứng thứ hai, tăng nhẹ thị
phần từ 13,7% lên 14,1%.
Ba hãng điện thoại Trung Quốc chiếm top 5, trong đó Huawei và Xiaomi có
bước tăng trưởng mạnh trong quý đầu năm 2018. Với hơn 40 triệu máy bán ra,
Huawei đứng thứ ba với thị phần 10,5%. Trong khi đó, Xiaomi đã bứt phá với mức
tăng trưởng lên tới 124% để vươn lên vị trí thứ ba, từ 3,4% lên 7,4%. Oppo giảm
nhẹ từ 8,2% xuống còn 7,3%.
Xiaomi đã thu hút được sự phục vụ của rất nhiều chuyên gia marketing, các
nhân tài hàng đầu thế giới bao gồm cả Hugo Barra, hay mới nhất là cựu giám đốc
của Qualcomm, Wang Xiang.
Xiaomi đang phát triển mạnh chưa từng thấy. Chỉ trong vòng 8 năm, công ty
công nghệ này của Trung Quốc đã đi từ hai bàn tay trắng cho tới danh hiệu startup
công nghệ tư nhân có giá trị lớn nhất trên thế giới.


18
4.2. Bài học rút ra
Chiến lược kinh doanh tốt.
Thành lập vào năm 2010, đến giờ Xiaomi đã bỏ xa các đối thủ cùng thời trên thị
trường. Các thương hiệu Tây Âu thường quá đắt tiền, trong khi ở Trung Quốc, hàng
nhái và hàng giả luôn được tiêu thụ nhanh chóng mặt. Cho dù từng bị cáo buộc ăn
cắp thiết kế của Apple nhưng Xiaomi đã giải quyết ổn thỏa, và giờ đây thương hiệu
này đã có tên tuổi “ăn đứt” các bản sao “tầm thường” khác. Xiaomi bắt đầu nổi lên
từ khi cho ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên của mình vào năm 2011 với niềm tự hào
“chạy mượt hơn iPhone trong khi chỉ bằng nửa giá”.
Ngay từ khi bắt đầu, công ty đã có một chiến lược marketing rất đáng nể.
Xiaomi đã tự xây dựng một cộng đồng mạng rộng rãi có đóng góp không nhỏ trong
doanh số bán hàng của công ty. Thương hiệu này còn tổ chức “ngày hội” định kỳ

cho các “Mi-Fan” (biệt hiệu chỉ các “tín đồ” Xiaomi).
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Xiaomi từ một hãng điện thoại chuyên đi sao chép thiết kế và công nghệ, đã trở
thành một trong những công ty đi tiên phong. Thiết kế của Mi Mix đã tạo ra một
trào lưu mới trong ngành công nghiệp smartphone, đó chính là màn hình không
viền.
Bên cạnh đó, Xiaomi cũng bắt đầu tập trung vào R&D. Hãng điện thoại này đã
tự nghiên cứu và sản xuất chip xử lý Surge S1, trở thành nhà sản xuất thứ 4 trên thế
giới có thể tự sản xuất chip xử lý cho smartphone của mình. Số lượng bằng sáng chế
toàn cầu của Xiaomi tăng lên 24.000, một nền tảng vô cùng vững chắc để thực hiện
các tham vọng mới.
Theo đuổi chất lượng.
Vào đầu năm 2017, Xiaomi thành lập Ban Kiểm tra chất lượng sản phẩm do
CEO Lei Jun làm Chủ tịch. Chất lượng sản phẩm được Xiaomi chú trọng bất chấp
chi phí có thể tăng cao. Nhu cầu của người sử dụng ngày càng tăng cao, đặc biệt là
vấn đề an toàn, do đó chất lượng sản phẩm phải được quan tâm một cách đặc biệt.


19
Mở rộng kinh doanh toàn cầu
Xiaomi đã có một năm thành công trên thị trường quốc tế, có mặt tại hơn 70
quốc gia trên toàn cầu và có mặt trong top 5 tại 16 quốc gia. Ấn Độ là một ví dụ,
Xiaomi thậm chí vượt mặt cả Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 tại
đây.
Các thị trường Đông Nam Á, Nga và Tây Ban Nha cũng tăng trưởng vượt bậc.
Cùng với việc mở rộng các cửa hàng bán lẻ trong nước, Xiaomi đã bước đầu xây
dựng thành công một đế chế gần giống với Apple Store.
Sau năm 2017 vô cùng thành công, Xiaomi sẽ tiếp tục cuộc hành trình mới của
mình trong năm 2018 đầy thách thức. Trong năm 2018, Xiaomi sẽ quay trở lại tập
trung vào thị trường trong nước. Bởi theo CEO Lei Jun, Trung Quốc vẫn là thị

trường điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới và cũng cạnh tranh khốc liệt nhất.


20

LỜI KẾT
Kế hoạch của Xiaomi trong thời gian tới vẫn sẽ là bán những dòng smartphone
cao cấp với giá thành chỉ nhỉnh hơn một chút so với số tiền gia công mà hãng phải
bỏ ra - hiện giá của những chiếc smartphone của Xiaomi nằm trong khoảng từ 130$
đến 278$. Xiaomi nói rằng họ chỉ thực sự kiếm được nhiều tiền thông qua mảng
phần mềm và dịch vụ. Mặc dù không tiết lộ rõ lợi nhuận của mình, nhưng theo nhà
đầu tư Hans Tung, một đối tác của Qiming Venture Partners, Xiaomi kiếm được
khoảng 10% lợi nhuận từ mảng thiết bị cầm tay.
Như vậy, có thể thấy rằng Xiaomi sẽ vẫn sống dựa hơi vào mảng phần mềm,
dịch vụ, cũng như sự tin tưởng từ phía khách hàng nội địa. Thế nhưng, theo một số
chuyên gia, Xiaomi cần sáng tạo hơn nữa nếu như muốn chứng tỏ rằng hãng có thể
kiếm được nhiều tiền từ mảng dịch vụ phần mềm - nơi mà họ sẽ phải gặp rất nhiều
sự cạnh tranh từ hai đối thủ cực kỳ lớn ở Trung Quốc là Alibaba và Tencent.
Bên cạnh đó, việc tập trung thị phần chủ yếu tại Trung Quốc vẫn là một yếu
điểm của Xiaomi. Rất may là có vẻ như tập đoàn đã nhận thức rõ điều này, và với
việc thuê phó chủ tịch phụ trách quản lí sản phẩm Android của Google, ông Hugo
Barra, Xiaomi được kỳ vọng sẽ tiến ra thị trường quốc tế trong thời gian không xa,
và tất nhiên đây sẽ là một đối thủ rất đáng gờm đối với bất kỳ ông lớn nào trên thị
trường smartphone.



×