Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tiểu luận truyền thông trong kinh doanh quốc tếtác động của toàn cầu hóa đối với truyền thông trong hoạt động kinh doanh quốc tế của viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.91 KB, 30 trang )

1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ
TRUYỀN THÔNG KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1 Lý thuyết về toàn cầu hoá
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào cuối những năm 80 và đầu thập
kỷ 90 đã làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới. Theo quan điểm rộng, toàn cầu hoá
là một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên nhiều
mặt của đời sống xã hội. Còn theo quan điểm hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm
kinh tế chỉ một quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những
khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và
đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể
hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của
các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ
toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp
các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn
hóa của thế giới.
Tóm lại, toàn cầu hoá là quá trình chuyển dịch hướng tới một nền kinh tế
chung (nền kinh tế toàn cầu) hội nhập hơn và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Nền
kinh tế chung này không chỉ là một sự hợp nhất các thị trường một cách giản đơn
mà là một hệ thống các thị trường tương tác lẫn nhau. Trong thế giới không có quốc
gia nào độc lập hoàn toàn.


2
1.1.2 Bản chất toàn cầu hoá
Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động


lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên
thế giới.
Toàn cầu hoá là xu hướng vận động cảu mọi nền kinh tế trên con đường phát
triển kinh tế xã hội. Toàn cầu hoá là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các
nước dù phát triển hay đang phát triển, hoặc chưa phát triển đều có một vị thế cạnh
tranh lành mạnh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra tham gia vào toàn cầu hoá hay hội nhập kinh tế khu vực các nước
đều có thể thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn với một sự ưu đãi riêng. Nhưng
cái lớn nhất các nước đang và sẽ phát triển có được đó là tiếp cận với nền tri thức
hiện đại của nhân loại với kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
1.1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hoá
"Toàn cầu hóa" có thể mang ý nghĩa là:
• Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu - dưới tác động của những tiến bộ
trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới
ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở
mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các
"công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,
• Toàn cầu hoá kinh tế - "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các
thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới
(toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong
phạm vi kinh tế.
• Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận - việc sử
dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua
giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân
công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.


3
• Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia
đang phát triển.

1.2 Toàn cầu hoá trong truyền thông kinh doanh quốc tế
1.2.1 Truyền thông và truyền thông trong kinh doanh quốc tế
Khái niệm truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin giữa hai
hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức.
Khái niệm truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích
thích sự phát triển của xã hội
Kinh doanh quốc tế là những giao dịch kinh doanh giữa các chủ thể thuộc hai
hay nhiều quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu của mình. Giao dịch kinh doanh
quốc tế là những giao dịch thương mại như xuất khẩu, nhập khẩu , BOT, licencing,
franchising và đầu tư cho những hoạt động ở nước ngoài . Hầu hết do những công
ty đa quốc gia (MNCs) – USA, CND, JP, EU thực hiện các giao dịch này. Ví dụ
như tập đoàn Coca-Cola quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt
Nam, hay công ty sữa Vinamilk tìm thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản. Một ví dụ
khác là công ty May 10 ký kết hợp đồng gia công quần áo cho Nike.
1.2.2 Xu hướng phát triền
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia
hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp
tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau. Không thể có một quốc gia nào có thể
phát triển bình thường nếu đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là xu
hướng tất yếu và ngày càng mở rộng. Tính tất yếu của toàn cầu hóa trước hết được
biểu hiện ở tính tất yếu về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọng
nhất của toàn cầu hóa; nó tác động sâu sắc đến lĩnh vực chính trị. Những thay đổi
về chính trị lại tác động về kinh tế và văn hóa.


4
Xu hướng toàn cầu hóa từ những năm đầu thế kỷ IXX trở về trước được thể
hiện qua những nét rõ ràng và tích cực. Về kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của
quan hệ thương mại quốc tế. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên

quốc gia. Sự sáp nhập, hợp nhất các công ti vừa và nhỏ thành các tập đoàn lớnnhằm
tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài. Sự ra đời
của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Trong
quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn đến sự
ra đời của tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như:
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), khu
thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur)...Cũng trong quá trình toàn
cầu hóa về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến chính trị dẫn đến sự ra đời của các tổ
chức chính trị quốc tế như Liên hợp quốc và các tổ chức của nó như UNDP,
UNFPA, UNESCO, UNICEP, INCTAD, FAO... đang tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của các nước trên phạm vi toàn cầu. tham
Chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng tại một số nơi trên thế giới.
Phương Tây, có thể coi là nơi khởi xướng tiến trình toàn cầu hóa, lại cũng chính là
nơi mà các giá trị toàn cầu hóa đang bị lung lay. Đà toàn cầu hóa dường như đang
bị chững lại khi các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy.
Châu Á đang đứng trước lựa chọn tiếp tục theo đuổi toàn cầu hóa hoặc từ bỏ
tiến trình này. Việt Nam cũng không nằm ngoài chuyển động này của kinh tế thế
giới. Brexit (việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) và kết quả bầu cử Tổng
thống Mỹ năm 2016 đã làm dấy lên những nghi ngờ về lợi ích của toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh này, xu hướng nghiêng về ưu tiên hợp tác trong khuôn khổ song
phương đang được đẩy lên tại một số nước, trong đó có Mỹ, nền kinh tế hàng đầu
thế giới.Một trong những diễn biến đáng chú ý của xu thế này là việc Mỹ rút khỏi


5
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây thực sự là một động
thái bất ngờ đối với không chỉ các nước thành viên TPP mà còn đối với một số nền
kinh tế khác ngoài thỏa thuận này.TPP được đánh giá là một cơ chế hợp tác kinh tế

thương mại đa phương chất lượng cao, được kỳ vọng là hình mẫu cho xu thế hợp
tác kinh tế thế giới, trở nên bấp bênh khi một số nước hoài nghi về tương lai của
nó.Thậm chí, một số quốc gia, trong đó có Indonesia, thừa nhận việc Mỹ tuyên bố
rút khỏi TPP đã khiến họ không còn động lực tham gia. Tuy nhiên, cho dù có
những nghi ngờ về hiệu quả cơ chế hợp tác kinh tế đa phương, tại châu Á, các
chuyển động của tiến trình toàn cầu hóa vẫn diễn ra một cách tích cực.Các nỗ lực
nhằm thúc đẩy hoạt động của các cơ chế hợp tác đa phương như TPP, Hiệp định đối
tác toàn diện khu vực (RCEP) và Sáng kiến "Vành đai và Con đường"… vẫn đang
được triển khai mạnh mẽ.Đặc biệt, các diễn giả tham dự Hội nghị quốc tế Tương lai
châu Á lần thứ 23 cho rằng, giờ đây chính là thời điểm để châu Á, vốn được đánh
giá là khu vực năng động, cần phải gánh vác vai trò thực hiện thương mại tự do và
bình đẳng. Trong xu thế này, với tư cách là các thành viên của TPP và RCEP, hai cơ
chế đa phương quan trọng hàng đầu của khu vực, Việt Nam và Nhật Bản đang nổi
lên là những quốc gia tích cực trong các nỗ lực thúc đẩy hội nhập khu vực.
Với chủ trương hướng hội nhập một cách chủ động và tích cực, thông qua các
cơ chế hợp tác đa phương và song phương, Việt Nam đẩy mạnh các nỗ lực kết nối
với các nền kinh tế khác, tạo thêm các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa
Việt Nam.Bằng việc tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, điều chỉnh các cơ
chế chính sách để phù hợp với các tiêu chí toàn cầu, Việt Nam đang thực hiện một
cách vững chắc quá trình hội nhập kinh tế. Các nỗ lực hội nhập của Chính phủ Việt
Nam đã gặt hái những thành quả ấn tượng.
1.2.3 Tác động của toàn cầu hóa với truyền thông kinh doanh quốc tế
Xét từ những nhân tố tích cực, có thể nói rằng toàn cầu hóa tăng cường khả
năng giao lưu mọi mặt , tạo cơ hội cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau


6
hơn. Đối với Viêt nam, khi các doanh nghiệp thưc hiện mở rộng kinh doanh phạm
vi quốc tế , tác động của toàn cầu hóa lại càng trở nên rõ rệt hơn. Hệ thống thông
tin đại chúng trong nước đã được quann tâm đầu tư thỏa đáng cả về con người và

cơ sở vật chất. Đảng nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách cụ thể về phát
triểnn hệ thống truyền thông, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin đại chúng
trong nước đã mơ rộng phạm vi tuyên truyền , thônng tin trênn phạm vi quốc gia và
quốc tế, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Về số lượng, hiện nay cả nước có gần 500 đơn vị báo chí với trên 600 ấn phẩm các
loại có 60 đài phát thanh,, truyền hình, diện tích phủ sóng truyền hình 85%; diện
tích phủ sóng phát thanh trên 95%, có trên 40 nhà xuất bản,, lĩnh vực bưu chính
viễn thông phát triển mạnh, có nhiều mặt đạt trình độ tiên tiến, hệ thống internet đã
được khai thông và ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra sự trao đổi thông tin toàn
thế giới. Nhờ có toàn cầu hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông tin nhanh chóng
được áp dụng phổ biến và được áp dụng trong truyền thông., các dịch vụ thông tin
được mở rộng và cung cấp kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin trong
nước . Về chất lượng thông tin. Nhờ có toàn cầu hóa mà truyền thông quốc tế ngày
càng được nâng cao. Thông tin đã mang tính đa dạng, khách quan, có cơ sở và điều
kiện để phân tích, chọn lọc. Do quá trình toàn cầu hóa và trong cơ chế hiệ tại, các
loại hình phương tiện truyền thông đại chúng có điều kiện bùng nổ một cách mạnh
mẽ: Truyền thông xã hội (Social Media) là một trong những cách thức truyền thông
mới được các nhà báo, học giả trong và ngoài nước đề cập khá nhiều trong vài năm
gần đây. Từ sự cạnh tranh ấy, chất lượng thông tin (nôi dung, hình thức,…) ngày
càng được cải thiện. Các chương trình truyền hình, quảng cáo,.. được học hỏi từ
nhiều quốc gia từng ngày mang đến sự đổi mới, hấp dẫn cho công chúng.
Đối với những người làm công tác truyền thông, quá trình toàn cầu hóa mở ra
cơ hội học hỏi, nghiên cứu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất những kiến thức,


7
những tiến bộ của công nghệ thông tin từ đó nâng cao trình độ chuyên mô cho bản
thân, sớm hòa nhập vào sự phát triển và lớn mạnh chung của truyền thông quốc tế.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới “đa màn hình”. Có nghĩa là chúng ta
không chỉ xem ti vi, xem truyền hình mà còn có những phương tiện khác như các

smartphone thông minh. Vì vậy, một người làm marketing thông minh sẽ biết cách
đưa sản phẩm của mình truyền thông ở các phương tiện hiện đại này” - Jason Lusk


8

PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN TRUYỀN
THÔNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VIETTEL
2.1 Giới thiệu về Viettel Telecom
2.1.1 Giới thiệu chung về Viettel Telecom
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các
Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel
Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó
không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý
kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
a) Các sản phẩm, dịch vụ chính: Gói cước di động trả sau cho doanh nghiệp,
Điện thoại cố định không dây, ILL – Internet Leasedline, Bulksms – Dịch vụ nhắn
tin thương hiệu
Sứ mệnh:
Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator
Triết lý kinh doanh:
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng,
quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới,
cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền
tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho
xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động
xã hội, hoạt động nhân đạo.
Quan điểm phát triển:

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng; Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ
tầng.; Kinh doanh định hướng khách hàng; Phát triển nhanh, liên tục cải cách để
bền vững; Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.


9
2.1.2 Hoạt động truyền thông trong kinh doanh quốc tế của Viettel
2.1.2.1 Tại thị trường nước ngoài
Kể từ năm 2006 đến nay, gia đình nước ngoài của Viettel đã là 10 nước, với
dân số 230 triệu người, lớn gấp 2,5 lần dân số Việt Nam. Doanh thu là 1,4 tỷ
USD/năm, tốc độ tăng trưởng trên 25%/năm, tạo việc làm cho trên 10.000 người
nước ngoài. Tại Châu Á có 4 nước là: Campuchia, Lào, Đông Timor và Myanmar.
Tại Châu Phi có 4 nước là: Mozambique, Cameroon, Burundi và Tanzania. Tại
châu Mỹ có 2 nước là: Haiti và Peru.
Viettel hầu như chỉ mất 2-3 năm để kinh doanh có lãi ở các nước và là nằm
trong top 2 các công ty viễn thông lớn nhất. Hiện nay chỉ còn hai nước lỗ là
Cameroon và Tanzania, do mới đưa vào kinh doanh được 1-2 năm.
Nếu như ở Việt Nam, Viettel lập kỷ lục của thế giới là trong vòng 4 năm, từ
nhà mạng thứ 4, vươn lên thứ nhất. Thì tại Campuchia - thị trường nước ngoài đầu
tiên, Viettel chỉ mất 3 năm, tại Mozambique - thị trường nước ngoài thứ tư, Viettel
mất 1 năm và tại Burundi - thị trường thứ 9 Viettel chỉ mất 6 tháng để có được vị trí
số 1. Đến nay, trong tổng số 10 thị trường đã kinh doanh, Viettel đứng ở vị trí số 1
tại 5 thị trường là: Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique và Burundi. Tốc độ
tăng trưởng hàng năm của các thị trường đều đạt 20-30%, cao gấp gần 10 lần so với
tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành viễn thông thế giới.
Nếu như tại nhiều thị trường, các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu thế giới
và khu vực như Vodafone, Telefonica, Orange, Digicel... đã có mặt trước Viettel cả
chục năm trời, nhưng hầu như không đầu tư nhiều cho hạ tầng băng rộng cáp
quang, vùng phủ sóng chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thì Viettel, ngay khi mới
có mặt, đã tạo ra vùng phủ dịch vụ sâu rộng khắp mọi vùng miền và luôn là doanh

nghiệp dẫn đầu thị trường về hạ tầng viễn thông cáp quang, băng thông rộng.
Trong quý 1/2011, doanh thu của Viettel từ thị trường nước ngoài đã tăng
200% so với cùng kỳ quý 1/2010. Năm 2010, doanh thu viễn thông từ thị trường


10
nước ngoài Campuchia và Lào của Viettel là trên 220 triệu USD, trong đó
Campuchia đạt 161 triệu USD, (tăng 2,8 lần so với năm 2009 và Lào gần 61 triệu
USD, tăng 4,5 lần.
Có thể nhận thấy chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Viettel là chiến lược
xuyên quốc gia. Việc lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu của Viettel là “đánh”
vào những thị trường khó, những thị trường các nước đang phát triển, thậm chí là
bất ổn về chính trị và khó khăn về tự nhiên. Điều đó khẳng định rằng Viettel “đánh”
ra nước ngoài với tham vọng trở thành số 1 của các thị trường đó. Để làm được
điều này, Viettel đã áp dụng chiến lược Đại dương xanh – nghĩa là họ đang tự tạo ra
một ngành kinh doanh, một thị trường mới, một “đại dương” các dịch vụ mới ở một
vùng đất còn chưa được ai khai phá.
a,

Đầu tư tại Lào
Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối

tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm
bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong
giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ
không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh.
Tại thị trường Lào, Viettel cũng đã khai trương mạng Unitel với cơ sở hạ tầng
tương đối lớn và khoảng 1,4 triệu thuê bao.
b,


Đầu tư tại Peru
Viettel dự định đầu tư khoảng 27 triệu USD để xây dựng mạng di động mới tại

Peru. Cuộc đấu thầu giấy phép di động thứ 4 ở Peru có sự tham gia của 4 nhà
mạng, gồm Viettel, Americatel (công ty con thuộc tập đoàn Entel của Chile), Hits
Telecom (công ty của Kuwait) và Winner Systems, liên doanh của Nga.
Viettel thắng thầu nhờ cam kết phục vụ miễn phí cho 4.025 tổ chức giáo dục ở
Peru trong vòng 4 năm, nhiều gấp hơn 2 lần so với cam kết của hai đối thủ tham gia
đấu thầu giấy phép di động này. Các điều kiện khác của giấy phép mà Viettel sẽ


11
phải đáp ứng là có tối thiểu 15.000 kết nối trong năm đầu tiên và 338.000 kết
nối trong năm thứ 3 cũng như phủ sóng 5 tỉnh ngoài khu vực thủ đô Lima và Callao
trong vòng hai năm.
c,

Đầu tư tại Mozambique
Chính phủ Mozambique vừa cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di

động cho Movitel. Movitel đã đánh bại hai nhà thầu khác là Uni-Telecom, một liên
doanh giữa Unitel SA của Angola và Energy Capital SA của Mozambique; và
TMM, công ty của hãng viễn thông Bồ Đào Nha (Portugal Telecom).
Cuộc đấu giá đưa ra các điều kiện là các công ty tham gia phải có ít nhất 2
triệu khách hàng tại những quốc gia mà họ đã hoạt động kinh doanh và phải chứng
minh doanh thu đạt trên 50 triệu USD/năm. Movitel đã chi 28 triệu USD để đấu giá
giấy phép di động thứ ba ở Mozambique. Cuộc đấu giá giấy phép di động thứ
3 ở Mozambique có tới 22 công ty tham gia. Với giấy phép này, trong vòng 12
tháng, Movitel phải bắt đầu cung cấp dịch vụ. Trong 5 năm tới, Movitel sẽ đầu tư
400 triệu USD để phát triển kinh doanh đồng thời đảm bảo phủ sóng đến 85% dân

số của Mozambique.
Movitel là một liên minh giữa Viettel và SPI, một công ty cổ phần của
Mozambique.
d,

Đầu tư tại Haiti
Trong thời gian vài tháng sau triển khai dịch vụ, các cuộc gọi khác vào nội

mạng di động và cố định của Natcom cũng được thử nghiệm thành công. Trong
thời gian tới, Natcom sẽ thực hiện việc kết nối với các mạng viễn thông khác tại
Haiti. Dự kiến trong năm 2011, Natcom sẽ phát sóng 1.000 trạm BTS để tiến hành
kinh doanh dịch vụ.
Vào ngày 4/5/2010, chính phủ và ngân hàng trung ương Haiti đã ký thỏa thuận
đồng ý cho Viettel đầu tư vào hãng viễn thông sở hữu nhà nước


12
Telecommunications d’Haiti (Teleco). Theo thỏa thuận này, Viettel sẽ đầu tư một
gói trị giá 99 triệu USD vào Teleco.
Sau khi có đầu tư của Viettel, Teleco sẽ trở thành liên doanh viễn thông mới có
giấy phép và băng tần cung cấp đủ loại dịch vụ viễn thông gồm cố định hữu tuyến,
cố định không dây, cáp quang biển quốc tế, băng rộng không dây WiMAX và di
động. Trong đó, Viettel chiếm 60% cổ phần của liên doanh và 40% cổ phần còn lại
thuộc về Teleco và các đối tác cũ của hãng viễn thông này.
2.1.2.2 Tại thị trường Campuchia
e,

Lý do lựa chọn thị trường Campuchia
Quan hệ Việt Nam - Campuchia đang phát triển về mọi mặt theo phương


châm: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu
dài”, là nền tảng quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tận dụng các
cơ hội tăng cường đầu tư và thúc đẩy thương mại.
Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia hơn Thái
Lan, Trung Quốc, do vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hoá thuận lợi khi có cả
đường sông, đường bộ, đường biển….cùng nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho
di chuyển nhân sự, hàng hoá qua lại giữa hai nước một cách nhanh chóng.
Thị trường Campuchia với thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng với
thị trường trong nước, và rất phù hợp với sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp Việt
Nam làm ra từ chất lượng đến giá cả, cộng đồng người Việt đông đảo tại
Campuchia cũng là đối tượng tiêu dùng quan trọng cho hàng hóa Việt Nam. Đến
nay, đã có trên 500 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kinh doanh chính thức tại
Campuchia. Viettel có thể tận dung chiến lược kinh doanh đã áp dụng tại Viet Nam
sang Campuchia.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành
chính mở cửa, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tăng cường
đầu tư từ nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân.


13
Đầu tư đầu tư vào Campuchia sẽ được nhận được nhiều ưu đãi về thuế, vì hiện
Campuchia còn nhận được các ưu đãi từ GPS về ưu đãi thương mại tối huệ quốc
(MFN) từ hơn 40 quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược cạnh tranh
+ Chiến lược chi phí thấp:

Người cung cấp dịch vụ ra đời sau bao giờ cũng phải có cái tốt hơn người đi
trước. Một trong những cái tốt hơn đó là giá cả. Cước gọi của các đối thủ cao
nhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút. Mà Viettel còn phải cạnh

tranh với các nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 1-2


cent/phút.
Với Viettel, kết quả nghiên cứu kỹ càng và kinh nghiệm chiếm tới 80% giá
thành. Nếu chỉ áp dụng ở Việt Nam toàn bộ chi phí này sẽ không được san
sẻ. Thế nhưng, nếu mang những nghiên cứu và kinh nghiệm này ra nhiều thị
trường khác thì giá thành đã được giảm đi rất nhiều và sẽ có giá thành tốt.
Viettel đã mang những kinh nghiệm có được tại thị trường VietNam sang
nước ngoài. Milicom cũng đang thành công ở Campuchia khi mật độ điện
thoại đang ở mức 10 – 15% và đang có doanh thu trên mỗi thuê bao cao.
Nhưng Viettel lại có kinh nghiệm thành công ở thị trường có doanh thu trên



mỗi thuê bao thấp.
Hiện tại, giá của Viettel rẻ hơn của các nhà cung cấp dịch vụ khác từ 2025%.
+ Chiến lược khác biệt hóa



Chiến lược về chất lượng sản phẩm với việc phủ sóng cân bằng ở tất cả các
vùng với giá thành tốt nhất. Giá trị không phải định nghĩa bằng đồng tiền mà
giá trị nằm ở chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của doanh nghiệp đối với
khách hàng. Ngoài ra, Viettel còn có nhiều chính sách tốt hơn với thuê bao là
kiều bào Việt Nam tại Campuchia và thuê bao là kiều bào Campuchia tại Việt
Nam. Đó được xem như là sự tri ân để cảm ơn khách hàng. Những khách


14

hàng của Viettel phải được hưởng sự lớn mạnh của công ty. Ban lãnh đạo
Tổng công ty sẽ có chính sách cho tất cả khách hàng của Viettel, không kể
người Việt hay người Campuchia. Đã là khách hàng của Viettel thì phải được


hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm.
Hơn nữa, Viettel Campuchia còn thực hiện đúng triết lý kinh doanh của
Viettel là "kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội", đẩy mạnh những hoạt
động xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các bệnh viện...
Chính những hoạt động xã hội đó đã giúp thương hiệu Viettel đi sâu vào đời
sống người dân Campuchia, chiếm được thiện cảm của người dân để từ đó có

chỗ đứng vững chắc trên đất nước Campuchia.
- Chiến lược phát triển
Viettel sử dụng chiến lược phát triển tập trung


Trên thực tế đến thời điểm này, thế mạnh nhất của Viettel chính là lĩnh vực
di động. Viettel dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn, bắt đầu từ



các thị trường mới mẻ và còn kém phát triển, cơ may thành công sẽ lớn hơn.
Viettel với thế mạnh về tài chính và kinh nghiệm phát triển thị trường viễn
thông từ thị trường trong nước đã đầu tư ồ ạt, phát triển cơ sở hạ tầng mạng
tại Campuchia. Tập trung phát triển vào các tuyến cáp quang và mạng lưới
các trạm BTS phủ sóng tới khắp các huyện, thị xã. Làm cơ sở để phát triển
các dịch vụ viễn thông băng rộng trong tương lai, chiếm ưu thế so với các
đối thủ khác.


f,

Chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia
Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn CSH để thâm nhập vào một thị

trường đang phát triển ở Campuchia.
Triết lý: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia xuất phát đầu tiên từ sự
nhận thức của ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang thị trường này. Khi đến
một quốc gia nào ta cũng phải "nhập gia tùy tục". Ngoài ra, khi xây dựng mạng
Metfone thì lực lượng chính để xây dựng mạng này là người dân Campuchia, được


15
xây dựng trên đất nước Campuchia. Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những
người Campuchia được hưởng. Sang nước bạn, ta phải tuân thủ theo đúng luật pháp
Campuchia, theo văn hóa, phong tục tập quán của Campuchia. Nếu không xác định
được Metfone là mạng của người Campuchia, phục vụ người dân Campuchia thì sẽ
không phát triển được.
Ngoài ra, những chương trình khuyến mãi, an sinh xã hội và đóng góp cho
ngân sách chính phủ cũng nằm trong kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, khiến
Viettel thành công nhiều hơn trên thị trường này.
g,

Xây dựng và triển khai chiến lược
Xây dựng cơ cấu tổ chức:
Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ

máy, đào tạo và chuyển giao tri thức.
Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi
chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh.

Xây dựng cơ sở hạ tầng
Tại Campuchia, Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan
trọng bậc nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông. Xây dựng các trạm thu phát
sóng di động (BTS).). Tính đến hết năm 2008 đã có được 1.000 trạm BTS, hết năm
2009 là 3.000 trạm. Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng
truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng
giáo dục điện tử...
Kết quả thực hiện chiến lược
Mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí
mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Tổng số cáp đường trục
của toàn Campuchia đã tăng gần 17 lần trong vòng 5 năm qua, đạt 20.300km.
Trong đó, Metfone đóng góp tới gần 80% với 16,000 km cáp quang đã được triển
khai. Mạng lưới do công ty Metfone triển khai lớn gấp 13 lần tổng số cáp quang mà


16
toàn bộ thị trường Campuchia phát triển được trong vòng 10 năm trước đó. Tập
đoàn Viettel cũng đã cam kết đầu tư dài hạn, và Metfone đã xây dựng được hệ
thống truyền dẫn dung lượng lớn nhất, vùng phủ rộng và sâu nhất Campuchia.
Chỉ sau 2 năm ra nhập thị trường, Metfone cung cấp dịch vụ viễn thông đến
cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc, nâng mật độ xâm nhập di động
tăng 3 lần từ 14% lên 42%, điện thoại cố định từ gần như chưa có gì lên 20%, thuê
bao Internet tăng hơn 10 lần. Kể từ khi có Metfone với hạ tầng mạng lưới hoàn
chỉnh, rộng khắp đã mang cơ hội tiếp cận các dịch vụ viễn thông đến mọi gia đình
người Campuchia. Bên cạnh đó, Metfone còn tạo việc làm cho hàng ngàn nhân
viên và có chương trình hỗ trợ an sinh xã hội tại xứ này.
Metfone cũng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đóng góp cho ngân
sách chính phủ Campuchia. Trong năm 2010 giá trị lên đến hơn 30 triệu USD.
Viettel Campuchia cũng thực hiện tốt các chương trình xã hội hỗ trợ cho chính phủ,
các bộ ngành, sinh viên và người nghèo thông qua các chương trình cung cấp hệ

thống cầu truyền hình cho chính phủ điều hành đất nước. Đưa Internet miễn phí tới
trường học cùng các dự án nhân đạo như phẫu thuật hàm ếch, đoàn tụ người thất
lạc với tổng giá trị lên tới gần 19 triệu USD.
2.2 Tác động của toàn cầu hóa tới truyền thông kinh doanh quốc tế của
Viettel
2.2.1 Tác động tích cực
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các phương tiện truyền thông phát triển mạnh
mẽ: báo chí, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng,.. giúp cho
Viettel dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng của các nước sở tại. Nhờ vậy mà chiến
lược xâm nhập các thị trường mới của Viettel từng bước thành công với tốc độ
“thần tốc”. Ở hầu hết các thị trường mà công ty đầu tư, Viettel rất “được lòng” giới
truyền thông địa phương. Có rất nhiều bài viết về các mạng di động của Viettel ở
nước ngoài đã vươn lên vị trí số 1 chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, và


17
những nỗ lực đưa “món hàng xa xỉ” viễn thông đến với người dân nông thôn của
Viettel.
+ Tại Campuchia: Dựa trên bảng xếp hạng của Brand Finance, Metfone đã có
bước nhảy vọt khi tăng liền 10%, tiếp tục nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông
giá trị trong khu vực. Cụ thể giá trị thương hiệu Metfone đã tăng từ 85 triệu USD
năm 2015 lên 94 triệu USD năm 2016, gần gấp đôi so với đối thủ liền kề. Sự xuất
hiện của thương hiệu Metfone phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện thông tin
của Campuchia như: Tờ Cambodia Daily, các trang mạng xã hội (youtube,
facebook,..)
+ Tại Mozambique: Theo hãng thông tấn CAJ News Agency của Nam Phi,
Movitel là mạng di động đầu tiên ở Mozambique đã tăng gấp đôi mức độ phủ sóng
so với mức cam kết trong hồ sơ xin cấp giấy phép di động tại Mozambique. Tại
thời điểm Viettel khai trương mạng di động Movitel ở Mozambique, trang Biz Tech
Africa cho biết Movitel đặt mục tiêu đạt 2 triệu thuê bao trong năm đầu tiên hoạt

động. Tháng 11/2012 tức sau 6 tháng hoạt động, Movitel đã chiến thắng tại Giải
thưởng Truyền thông Châu Phi (AfricaCom 2012) ở hạng mục Doanh nghiệp có
giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông cho khu vực nông thôn Châu Phi.
+ Tại Lào: Theo hãng thông tấn KPL của Lào, mạng Unitel – sản phẩm của
Star Telecom, liên doanh giữa Laos Asia Telecom và Viettel – đã trở thành “số 1”
trên thị trường viễn thông Lào vào cuối năm 2011, theo xếp hạng đánh giá của công
ty nghiên cứu Anh Business Monitor International. Unitel cũng đã vượt qua nhiều
tên tuổi lớn trong lĩnh vực viễn thông và giành giải thưởng Hãng viễn thông tốt
nhất tại thị trường đang phát triển trong lần đầu tham dự Giải thưởng Truyền thông
Thế giới 2012 (World Communication Awards – WCA) 2012.
-Cùng với toàn cầu hóa truyền thông quốc tế phát triển mạnh mẽ giúp cho
Viettel dễ dàng lắng nghe, nhận được phản hồi trực tiếp của người tiêu dùng về các


18
dịch vụ mình cung cấp, đồng thời đổi mới và rút kinh nghiệm phát triển sản phẩm
tốt hơn.
- Thương hiệu của Viettel tại nước ngoài có tốc độ lan tỏa vô cùng lớn. Nhờ
phát triển truyền thông, Viettel có thể phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh
để đưa ra phương án đối phó hiệu quả. Mặc dù mạo hiểm trong chiến lược “mỗi
nước một thương hiệu” nhưng nhờ truyền thông đúng hướng mà Viettel thậm chí
không cần mất thêm chi phí để giới thiệu lại tên doanh nghiệp Viettel tại Việt Nam.
Chị Lưu Ly, Trưởng phòng Truyền thông của Viettel Global đã có chia sẻ với cộng
đồng doanh nghiệp câu chuyện “mang chuông đi đánh xứ người” của Viettel:
“Viettel chỉ có duy nhất ở Việt Nam”. Theo đó, ở mỗi đất nước mà tập đoàn đến
đầu tư thì sẽ có một mạng di động với một tên gọi riêng, logo riêng. Ví dụ Nexttel
tại Cameroon, Bitel ở Peru, Metfone ở Campuchia… Cách làm này của Viettel
khác hoàn toàn các nhà mạng khác trên thế giới, như là Airtel của Ấn Độ với hình
ảnh chuyên nghiệp, format giống nhau tại tất cả những điểm đến của tập đoàn này.
“Khi chúng tôi đến những nước này thì họ đã có rất nhiều nhà mạng. Nếu chúng tôi

cũng như họ, bắt đầu giới thiệu Viettel là gì, đến từ đâu thì không có gì khác biệt
cả. Thậm chí, nhiều người còn không biết Việt Nam ở đâu, hay chỉ nhớ đến một
Việt Nam chiến tranh”,
2.2.2 Tác động tiêu cực
- Toàn cầu hóa, khi thế giới bắt đầu phẳng, sự lan tỏa thông tin là không biên
giới sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp và
Viettel cũng không thể thoát ra khỏi vòng xoáy chung ấy. Trong cuộc chiến dành thị
phần, truyền thông đóng một vai trò quan trọng giống như những chiến binh đi đầu.
Thách thức đặt ra với Viettel là phải xây dung được một chiến lược truyền thông
đúng đắn, chạm được đến nhu cầu và trái tim người tiêu dùng. Tuy nhiên không ít
lần Viettel vấp phải đối thủ mạnh, đã dày dặn kinh nghiệm trong việc truyền thông
và quảng cáo. Đặc biệt ho là những thương hiệu đã quá quen thuộc với người tiêu


19
dùng nước sở tại trong khi Viettel chỉ là “lính mới” vừa chân ướt chân ráo bước vào
ngành.
+ Năm 2014, khi khai trương Bitel tại Peru, Viettel cũng bị các đại gia viễn
thông hàng đầu thế giới là Telefonica và America Movil cạnh tranh dữ dội. Thậm
chí, để “ngăn” khách hàng dùng Bitel, họ còn tặng iPhone cho khách hàng. Bitel đã
tồn tại chật vật, khó khăn trong thời gian đầu, nhưng sau đó đã tìm được đường đi
của mình, hướng tới nhóm khách hàng trẻ dùng nhiều Internet mobile và khách
hàng vùng quê qua hệ thống cáp quang.
- Bước đầu tham gia thâm nhập thị trường nước ngoài, có rất nhiều thách thức
và cả mạo hiểm, hơn nữa trước đó Viettel cũng chưa có kinh nghiệm trong truyền
thông tại nước ngoài. Viettel phải tạo dựng các mối quan hệ với truyền thông từ
đầu, thậm chí là phải đào tạo đội ngũ nhân lực về truyền thông quốc tế từ đầu dẫn
đến tốn kém chi phí vô cùng lớn. Trong khi đó, tỉ lệ thành công vốn không cao khi
vấp phải nhiều đối thủ mạnh, và chưa thực sự am hiểu thị hiếu, yêu cầu của người
tiêu dùng nước ngoài.

- Tham gia vào toàn cầu hóa, xuất khẩu dịch vụ viễn thông ra nước ngoài,
không chỉ tiêu tốn chi phí đầu tư xây dựng, Viettel còn tốn chi phí nghiên cứu thị
trường, chi phí truyền thông vô cùng lớn. Tuy nhiên truyền thông là một lĩnh vực
vô cùng mạo hiểm, không phải chiến dịch nào tung ra cũng sẽ thành công. Trong
các chiến dịch truyền thông đã tung ra của Viettel không hẳn là tất cả đều hiệu quả.
Tại Mozambique, đối tượng khách hàng Viettel hướng tới là dân cư vùng nông
thôn, vì thế mà chiến lược truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng của
Viettel bước đầu thất bại, khi những người dân ở đây không được tiếp xúc nhiều
với công nghệ thông tin. Sau này, chiến lược “door to door”, phục vu tại nhà và
truyền thông miệng của Viettel đã mang lại kết quả tốt hơn.


20
2.3 Đánh giá hiêu quả truyền thông kinh doanh quốc tế của Viettel trong bối
cảnh toàn cầu hóa
Viettel được đánh giá là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất
Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc
độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn
cầu về số lượng thuê bao. Có thể dễ dàng nhận thấy được thành công của Viettel
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay phần lớn phụ thuộc vào sự nỗ lực phát triển
trong hoạt động truyền thông kinh doanh quốc tế. Viettel đã thực sự thành công
trong việc tận dụng thế mạnh của mình, cũng như những cơ hội mà toàn cầu hóa
mang lại để nâng hình ảnh công ty lên tầm quốc tế, đồng thời truyền tới các nơi
trên thế giới những thông điệp về sứ mệnh và giá trị cốt lõi của mình. Hoạt động
truyền thông kinh doanh quốc tế của Viettel hiệu quả nhờ sự mạnh mẽ táo bạo trong
chiến lược, sự “thần tốc” trong thực hiện, những nỗ lực tìm hiểu và thích nghi ở
nước sở tại và trên hết là sự thấu hiểu, sẻ chia với khách hàng quốc tế. Những thành
tựu về truyền thông của Viettel được kể đến như: sự xuất hiện của thương hiệu
Metfone phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện thông tin của Campuchia;
Movitel tại Mozambique đã chiến thắng tại Giải thưởng Truyền thông Châu Phi

(AfricaCom 2012) chỉ sau 6 tháng hoạt động. Cùng năm đó, mạng Unitel – sản
phẩm liên doanh giữa Laos Asia Telecom và Viettel giành giải thưởng Hãng viễn
thông tốt nhất tại thị trường đang phát triển trong lần đầu tham dự Giải thưởng
Truyền thông Thế giới 2012...là minh chứng rõ nhất cho sự đúng đắn và hiệu quả
trong từng bước chinh phục truyền thông quốc tế của Viettel.
Tuy nhiên, truyền thông kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng
nghĩa với việc Viettel phải chạm mặt và chấp nhận bị các ông lớn trong ngành và
các đối thủ khác cạnh tranh dữ dội. Sức lan tỏa quá lớn và nhanh chóng của thương
hiệu Viettel đã tạo nên những áp lực vô hình buộc Viettel phải duy trì sự ổn định và
tiếp tục xây dựng những chiến lược truyền thông mang tính đổi mới, sáng tạo và


21
đánh đúng tâm lý người tiêu dùng hơn nữa để có thể chinh phục được khách hàng
nước ngoài khó tính, thắng thế trước các đối thủ quốc tế. Trong bối cạnh hiện nay,
con đường vươn ra thế giới vô cùng dài và phức tạp đòi hỏi tập đoàn Viettel phải nỗ
lực ngày càng nhiều trong hoạt động truyền thông nhằm mục đích vươn xa hơn,
cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên bản đồ thế giới với mục tiêu trở thành 1 trong số 10
công ty viễn thông lớn nhất toàn cầu.


22

PHẦN 3: THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
3.1 Đánh giá hiêu quả truyền thông kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt Nam đã phát triển
rộng khắp trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào đứng thứ nhất trong
tổng số 70 quốc gia DN Việt Nam triển khai đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn

đăng ký là trên 5 tỷ USD. Vốn giải ngân của Việt Nam sang Lào đạt khoảng 1,5 tỷ
USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp…Từ 18
dự án trước khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì đến tháng 1/2017 đã có 1.188 dự án đầu tư ra
nước ngoài của các DN Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là gần 21,4 tỷ USD tại
70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào Danh sách gia nhập Spikes Asia 2013 trong đó là
danh sách các nước đến từ Đông Nam Á cho thấy, so với các nước láng giềng trong
khu vực thì Việt Nam còn rất ít chiến dịch truyền thông được gia nhập, đánh giá
cao. Tại Việt Nam có sự xuất hiện của các chiến dịch: Close up, nước tăng lực,
hãng Sam Sung, Pepsi, sữa tắm Unilever. Trong số này chỉ có nước tăng lực là
thuộc Tân Hiệp phát của Việt Nam, còn lại là các hãng của nước ngoài vào Việt
Nam. Chiến dịch close up – “Hãy để tình yêu dẫn lối" được đánh giá là chiến dịch
mang đẳng cấp thế giới. Cùng với đó chiến dịch "Tìm người Việt Nam thứ hai bay
vào vũ trụ" của AXE Apollo được thực hiện tại 62 thị trường của AXE cũng được
đánh giá cao. Thông thông điệp này thực sự đã chạm đến niềm tự hào dân tộc của
giới trẻ Việt Nam bởi ai cũng muốn là người thứ hai được bay vào vũ trụ.
Thứ nhất, vn chưa xây dựng được mạng lưới gồm các chuyên gia theo từng
lĩnh vực marketing. Nếu bạn đến từ một công ty truyền thông lớn, bạn có thể thuê
agency media và trả tiền cho các chiến dịch truyền thông của mình. Tuy nhiên, nếu


23
bạn đến từ một công ty nhỏ hơn, bạn phải tìm được tài năng trong chính công ty
của mình để có thể xây dựng được chiến lược marketing hiệu quả.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt chưa tìm được chuyên gia xây dựng chiến dịch
cho mình, bạn cần phải xây dựng để làm sao họ có thể làm việc cùng nhau hiệu quả
nhất. Cuối cùng, bạn sẽ phải thực hiện như thế nào để có được chiến lược
marketing hiệu quả.
Theo ông Jason Lusk, trước khi tìm được nhiều chuyên gia để xây dựng chiến

lược của mình, bạn phải làm “bài tập về nhà”, nghĩa là phải kêu gọi được toàn thể
nhân viên của mình đưa ra được ý tưởng trước, thế nhưng đây là hạn chế lớn nhất
mà các doanh nghiệp Việt gặp phải trong sử dụng hiệu quả và triệt để nguồn nhân
lực. Nhân viên của chính công ty bạn sẽ phải tìm ra đối tượng khách hàng, ngân
sách, định vị thương hiệu… Sau khi tổng hợp được, bạn sẽ đưa ra giả thuyết cho
chiến dịch. Giả thuyết này sẽ giúp các bạn hiểu được chiến dịch sắp tới nên được
xây dựng trên những kênh nào.
3.2 Xu hướng phát triển trong tương lai
Các doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hoá đã và đang bị chi phối, ảnh
hưởng bởi các xu hướng truyền thông mới, trong số đó các xu hướng sau được dự
báo sẽ là những xu hướng chính, tác động mạnh mẽ đến hoạt động truyền thông
quốc tế của họ.
Một là, xu hướng contentmarketing – xu hướng sử dụng nội dung để làm
marketing. Xu hướng này có nghĩa là doanh nghiệp phát triển các câu chuyện có
nội dung nhất định, thường là hữu dụng, có ích đối với các đối tượng khách hàng
của họ, sử dụng các công cụtruyền thông để truyền tải, từ đó, tác động gián tiếp về
thương hiệu lên các đối tượng khách hàng.
Hai là, xu hướng tích hợp nhiều phương tiện truyền thông (integrated media).
Xu hướng này xuất hiện từ sự phát triển của cái gọi là “khách hàng lai” (hybrid
customers), loại khách hàng thông minh, biết sử dụng nhiều kênh truyền thông


24
khác nhau để kiểm chứng, chọn lựa và quyết định mua hàng. Đáp ứng xu hướng
này, doanh nghiệp tạo nhiều kênh đa dạng để truyền thông cho sản phẩm, bao gồm
cả các kênh thương mại điện tử và truyền thống.
Với xu hướng này, doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều kênh truyền thông khác
nhau, kể những góc nhìn, những mảng miếng của một câu chuyện, để người tiêu
dùng nhận được một bức tranh toàn cảnh từ nhiều kênh truyền thông, từ đó sẽ gia
tăng tính thuyết phục đối với nhãn hàng họ muốn quảng bá.

Ba là, xu hướng mạng xã hội. Xu hướng này đặc biệt nổi trội khi Facebook
được mở cửa phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 20 triệu người
sử dụng Facebook ở Việt Nam, là một thị trường vô cùng lớn đối với bất cứ một
sản phẩm/dịch vụ nào. Bên cạnh đó, các mạng xã hội khác cũng đang phát triển hết
sức nhanh chóng, như Google+, Instagram, Twitter và sắp tới là YouTube, với tư
cách là một mạng xã hội bằng video.
Phương pháp tiếp cận thị trường tiêu dùng trên mạng xã hội là giới thiệu
truyền miệng, từ những mối liên hệ thân thiết hoặc có ảnh hưởng xã hội. Thay vì
đọc báo mạng bằng cách gõ vào giao diện một địa chỉ quen biết, người tiêu dùng đã
chuyển sang xu hướng đọc các bài báo (hoặc website thông tin khác) bằng cách
nhấp vào các đường link được giới thiệu trên mạng xã hội.
Như vậy là, phương thức quảng cáo mù quáng bằng cách đặt các banner trên
các trang mạng, dựa trên một con số thống kê khô cứng số lượng truy cập đã hoàn
toàn lỗi thời. Thay vào đó, doanh nghiệp cần lựa chọn phương án quảng cáo theo
ngữ cảnh, hoặc đầu tư cho nội dung sẽ xuất hiện trực tiếp trong các bài báo.
Bốn là, xu hướng di động. Chúng ta có 134 triệu thuê bao di động, nhiều hơn
cả dân số thực tế, trong đó hơn 30% sử dụng điện thoại thông minh. Dự báo, trong
năm 2014, tỉ lệ này tăng lên 35% và còn có xu hướng tăng nữa, do sự bùng nổ chạy
đua của tất cả các hãng điện thoại di động trong các dòng điện thoại thông minh, dù
cho đó là phân khúc cao cấp hay bình dân. Chưa kể máy tính bảng. Điều này có


25
nghĩa rằng, phương thức tiếp cận với tất cả các nền tảng truyền thông số đang thay
đổi cực mạnh, dù cho đó là các tờ báo điện tử, hay các website cá biệt, hoặc mạng
xã hội.
Điện thoại thông minh, tích hợp công nghệ OTT và mạng xã hội đang trở
thành một công cụ đa tác vụ tuyệt vời thay thế toàn diện khái niệm truyền thông.
Hiện nay, Facebook trên nền tảng di động đang chiếm ưu thế, với nhiều tiện ích
thông minh, có khả năng thay thế cả tính năng đàm thoại thông thường, hoặc truyền

tải thông tin đa phương tiện. Sắp tới, chúng ta sẽ còn thấy nó trở thành công cụ
thanh toán, phục vụ mục đích thương mại di động (M-commerce).
Như vậy, cả doanh nghiệp và báo chí đều phải thay đổi cách nhìn mới về
truyền thông, theo đó, phải cập nhật với công nghệ di động và các tiện ích mà nó
mang lại. Một tờ báo thiếu đi giải pháp di động độc đáo và hữu hiệu, hoặc một
doanh nghiệp thờ ơ với kênh truyền thông di động sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi
tiếp cận với đối tượng khách hàng thời thượng này.
Các xu thế truyền thông mới đang đặt cả doanh nghiệp và báo chí trong những
thách thức không nhỏ, nhưng đồng thời là những cơ hội lớn. Chỉ khi các doanh
nghiệp và các cơ quan truyền thông bắt kịp xu thế thời đại, biết hợp tác cùng khai
thác các xu thế này, thì mới có thể mang lại hiệu quả quảng bá cho doanh nghiệp,
cũng như đảm bảo sự tồn vong và phát triển của các cơ quan truyền thông.
3.3 Đề xuất giải pháp
3.3.1 Giải pháp cho Viettel
- Xác định đúng thị trường mục tiêu để xây dựng kế hoạch truyền thông đúng
hướng, đánh trúng vào các đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
- Lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp
- Xây dựng kế hoạch truyền thông chi tiết, cụ thể, cần có kế hoạch dự phòng
nếu người tiêu dùng có phản hổi không tích cực


×