Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Ứng dụng các công cụ truyền thông của facebook trong kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 25 trang )

I. Tổng quan về Facebook
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Facebook
Facemask, tiền thân của Facebook, được viết ra bởi Mark
Zuckerberg vào năm 2003, khi anh đang là sinh viên năm hai của đại học
Harvard. Website này được xây dựng trên ý tưởng từ trang Hot or Not,
một trang dành riêng cho sinh viên Harvard, trang web này cho phép
người truy cập so sánh hai bức ảnh sinh viên đặt cạnh nhau và quyết
đinh xem họ có hấp dẫn hay không. Sau khi được tung ra bản online,
Facemash đã thu hút 450 lượt truy cập và hơn 22000 bức ảnh chỉ trong
vòng 4 tiếng đồng hồ đầu tiên. Tuy nhiên, website này đã bị buộc phải chỉ
trong vài ngày sau đó bởi Harvard do Zuckerberg đã vi phạm quy chế
thông tin sinh viên từ việc hack các dữ liệu sinh viên của Harvard.
Ngày 4/2/2004, Thefacebook.com, tên khai sinh của Facebook, được
ra mắt, mạng xã hội này được thành lập bởi Mark Zuckerberg cùng với
bạn cùng phòng và bạn cùng đại học Eduardo Saverin. Facebook ban đầu
chỉ giới hạn cho sinh viên đại học Harvard. Cùng với những người bạn của
mình, Zuckerberg đã quảng bá sản phẩm của mình tới các sinh viên
trong trường đại học và chỉ trong vòng 24 giờ, hơn 1200 sinh viên, hơn
50% sinh viên Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Mạng xã hội này nhanh
chóng được mở rộng sang các trường đại học ở Boston, Ivy League và
dần dần hầu hết các trường đại học tại Mỹ và Canada. Vài tháng sau khi
được tung ra thị trường, TheFacebook.com bắt đầu xuất hiện quảng cáo
nhằm chi trả cho chi phí liên quan đến máy chủ, cơ sở dữ liệu của người
dùng. Cũng trong năm 2004, Facebook có chủ tịch đầu tiên là Sean
Parker, người đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ nhạc Napster. Nhờ vào sự giới
thiệu của Parker, Zuckerberg đã gặp Peter Thiel, người sáng lập PayPal,
và vào 6/2004, Facebook lần đầu tiên nhận được một khoản đầu tư
500000 USD từ Thiel, đổi lại là 10,2% cổ phần Facebook. Đến
30/12/2004, đã có 1 triệu thành viên tạo profile trên website.
1



Tháng 5/ 2005, Facebook đã được đầu tư 12,7 triệu USD bởi ACCEL
Parters. Tháng 8/2005, TheFacebook.com đã trở thành Facebook.com sau
khi tên miền được mua với giá 200000USD. Facebook đã mở rộng hệ
thống với sự tham gia của các nhân viên Microsoft và Apple,...
11/12/2005, Facebook đã đến với các trường đại học tại Úc và New
Zealand.
Tuy nhiên, theo một số thông tin rò rỉ từ một báo cáo lưu chuyển tiền
mặt, Facebook đã lỗ 3.63 triệu USD trong năm 2005. 26/03/2006,
Facebook đứng trước nguy cơ bị mua lại bởi các tập đoàn lớn, trong đó có
Yahoo và Google, với mức giá được đưa ra lúc này là khoảng 2 tỷ USD.
Tuy nhiên Zuckerberg đã từ chối bán công ty của mình mà tiếp tục mở
rộng hệ thống của mình đến người dùng. 26/9/2006, Facebook đã cho
phép sự tham gia của tất cả các thành viên 13 tuổi trở lên và có tài
khoản email hợp lệ. Cũng trong năm 2006, News Feed ra đời, cho phép
người dùng theo dõi và cập nhật thông tin của bạn bè theo thời gian
thực. Facebook trên nền tảng di động ra mắt vào năm 2006.
Năm 2008 chứng kiến sự thay đổi giao diện quy mô lớn của Facebook.
Cũng trong năm này, smartphone bắt đầu nở rộ, đem lại lượng người
dùng lớn hơn cho Facebook.
Năm 2009 đánh dấu sự ra đời của nút like lịch sử và nhờ sự bùng nổ
của smartphone đã giúp Facebook tăng trưởng chóng mặt về doanh thu
và người dùng. Tháng 8/2009, Facebook mua lại FriendFeed. 09/2009,
Facebook thông báo lần đầu tiên có lãi. Ngày 10/9/2009, Facebook cho ra
đời tính năng tag bạn bè của người dùng vào status và bình luận.
Tháng 6/ 2010, cổ phần của Facebook được định giá khoảng 11.5 tỷ
USD, và mỗi tháng có đến 1 tỷ lượt truy cập. Đến năm 2011, Facebook đã
cho ra đời dòng timeline và cho ra mắt ứng dụng Facebook trên Ipad.
Với sự nổi lên của ứng dụng Instagram, Facebook đã nhanh chóng
mua lại với giá 1 tỷ USD vào tháng 4/2012. Tháng 5/2012, Facebook

2


chính thức phát hành cổ phiếu với giá 38USD/ cổ phiếu và nâng giá trị
công ty lên 104 tỷ USD. Đến tháng 10/2012, Facebook đã đạt 1 tỷ lượt
truy cập.
Năm 2014, Facebook đã mua lại ứng dụng nhắn tin WhatsApp với
giá 19 tỷ USD. Một năm sau, Facebook đã phát triển một trang web nhắn
tin riêng biệt: messenger.com. Đến năm 2016, nhân dịp kỷ niệm sinh
nhật 12 tuổi, Facebook đã thay đổi thiết kế để đồng bộ hóa giao diện trên
nền tảng desktop với ứng dụng trên điện thoại di động.
2. Các công cụ truyền thông của Facebook:
2.1. Quảng cáo giữa cuộn video:

Giống như Youtube, người tiên phong trong quảng cáo giữa cuộn video,
Facebook đã cho phép các doanh nghiệp đưa quảng cáo về công ty, sản
phầm của công ty mình vào giữa video với các đoạn dài 90 giây.
Facebook sẽ bán những quảng cáo này và chia sẻ 55% doanh thu với các
nhà xuất bản. Khi quảng cáo liên quan đến chủ đề của video, các doanh
nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận đúng đối tượng, khách hàng tiềm năng.
Với 92% người xem video sẽ chia sẻ video trực tuyến trên timeline của
họ, những đoạn quảng cáo ngắn giữa các video sẽ là một phương thức
hiệu quả cho có chiến lược truyền thông về sản phẩm và nhãn hiệu của
các doanh nghiệp.
2.2. Hashtag:

Hashtag (Các từ khóa đi kèm với ký hiệu #) là một công cụ cần thiết cho
truyền thông xã hội, công cụ này sẽ giúp người dùng tham gia vào các
cuộc hội thoại lớn hơn. Hashtag ngày càng trở nên phổ biến, chỉ với một
dòng chủ đề ngắn gọn và thu hút người đọc, các doanh nghiệp có thể dễ

dàng giới thiệu về công ty của mình một các dễ dàng. Người dùng chỉ
bằng một cái nhấp chuột vào hashtag mà mình thấy ths vị thì đường link
sẽ dẫn người dùng đến những nội dung có liên quan.

3


2.3. Ngày của bạn trên Messenger:

Mặc dù mới ra mắt vào năm 2017, Messenger Day đã tạo thành
một trào lưu với người dùng bằng sự thuận tiện của nó khi được xuất hiện
trên ứng dụng Facebook Messenger với các hình dán, các nút thể hiện
cảm xúc và comment. Chỉ cần tương tác với các hình ảnh trên Messenger
Day, người dùng có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện. Với phương thức
giao tiếp bằng các sử dụng các nhãn dán thú vị, các nhà truyền thông
doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần gũi và cá nhân với các khách hàng tiềm
năng của mình. Và họ cũng có thể chèn quảng cáo trên Messenger Day
để tạo doanh thu và thu hút khách hàng.
2.4. Facebook 360:

Ảnh và video 360 đã thay đổi cách người dùng tiếp cận với các kênh
tryền thông. Công nghệ này được cung cấp bởi Oculus, người dùng có thể
sử dụng thiết bị này để kết nối hai hoặc nhiều hơn trong thế giới ảo. Với
việc sử dụng ứng dụng này, các nhà truyền thông có thể chia sẻ sản
phẩm và dịch vụ của mình và kết nối người tiêu dùng để họ có được
những trải nghiệm thực sự bằng việc có thể nhìn thấy không gian đa
chiều, chứ không phải chỉ là không gian một chiều. Người dùng có thể
cảm nhận đang trong thế giới ảo và biết rõ được từng chi tiết nhỏ mà họ
quan tâm.
2.5. Quảng cáo trên Facebook:


Có thể nói Facebook rất am hiểu người dùng sản phẩm của mình,
biết rõ họ quan tâm đến những vấn đề gì dựa trên lịch sử duyệt web của
người dùng và đưa ra những gợi ý có liên quan đến những điều người
dùng đang quan tâm. Với việc chạy ads trên Facebook đã giúp cho các
doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng của mình, khách
hàng chỉ cần click like một trang nào đó, ví dụ như thời trang, ngay sau
cái click đó, có hàng loạt trang liên quan đến vấn đề tương tự hiện ra.

4


Quảng cáo trực tiếp trên Facebook giúp cho doanh nghiệp có thể
tạo ra một danh mục sản phẩm tùy theo sở thích của khách hàng. Các
doanh nghiệp có thể tạo ra một list các sản phẩm và tự động có hình
ảnh, giá cả và sự miêu tả sản phầm trên quảng cáo của họ. Khách hàng
sẽ xem các sản phẩm đã được phân ra theo sở thích và nhu cầu của họ,
từ đó cơ hội để bắt đầu cuộc hội thoại với khách hàng cao hơn. Những
quảng cáo có hình ảnh và thông tin chi tiết về sản phẩm ảnh hưởng trực
tiếp đến quyết đinh mua hàng và sự hài lòng của khách hàng.

2.6. Livestream trên Facebook:

Ngày 22/3/2017, Facebook đã cho ra mắt tính năng livestream cho
người dùng. Họ có thể phát trực tiếp video trên News Feed từ máy tính
hoặc điện thoại của họ. Một đoạn video livestream rất có lợi cho những
nhà làm marketing trong rất nhiều cách thức. Các doanh nghiệp có thể
kết nối với người xem trực tiếp và tương tác online với họ như các đoạn
vlog, các chương trình Q&A để giải đáp thắc mắc của khách hàng hoặc
phát các đoạn hướng dẫn sử dụng về sản phẩm của mình.

2.7. Tạo fanpage trên Facebook:

Hầu hết các doanh nghiệp đều tạo fanpage của công ty mình trên
facebook để có thể tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng của mình. Bằng
5


việc cập nhật các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh
nghiệp hoặc một chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp, người dùng
có thể dễ dàng theo dõi hoạt động của công ty ngay khi họ click like
trang fanpage của doanh nghiệp. Thông qua đây, doanh nghiệp sẽ dễ
dàng cho khách hàng thấy được văn hóa doanh nghiệp của mình và đưa
các sản phẩm của mình đến với khách hàng dễ dàng hơn.
Sự tương tác trên page cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp,
khách hàng tiềm năng có thể xem xét đến quyết định mua hàng thông
qua các comment, nhận xét của các khách hàng đã mua sản phẩm và cả
mức độ chấm điểm cho doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh
mà họ đang gây dựng. Chỉ một lời nhận xét chê bai và mức điểm kém
cũng sẽ khiến khách hàng e ngại khi đưa ra quyết định có nên mua hay
không.
2.8. Group trên Facebook:

Việc tạo ra các nhóm để những người có cùng điểm chung tham gia
vào cũng là một mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp để họ giới thiệu
sản phẩm của mình. Ví dụ như nhóm Tự học IELTS 8.0 của trung tâm dạy
IELTS Ngọc Bách với hơn 100 triệu người tham gia, các trung tâm tiếng
anh khác dễ dàng có thể quảng cáo sản phẩm, hình ảnh trung tâm mình
với những người tham gia nhóm bằng những bài chia sẻ.

6



3. Hoặc một group là hội Nhiếp ảnh cũng giúp Canon giới thiệu những
thiết kể máy ảnh mới nhất đến những khách hàng tiềm năng của mình.

II.

Ứng dụng các công cụ truyền thông của Facebook

trong kinh doanh quốc tế
1. Trên thế giới
1.1. Tổng quan tình hình ứng dụng facebook vào kinh doanh quốc tế trên thế
giới

Facebook Ads đang dần trở nên ngày một phổ biến và được hàng triệu
nhà quảng cáo trên khắp thế giới chọn để quảng bá cho thương hiệu và
sản phẩm của mình.
Các doanh nghiệp, công ty đang dần giảm lựa chọn những kiểu quảng
cáo truyền thống thay vào đó là đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo trên
Facebook, giúp họ tiếp cận khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Rất
dễ hiểu tại sao Facebook lại được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều đến
vậy để quảng cáo, là bởi Facebook có lượng người dùng siêu khủng: hơn
1,8 tỷ người sử dụng facebook mỗi tháng; trung bình mỗi 5 phút trôi qua,
một người Mỹ lại sử dụng facebook 1 phút;… Đây là con số rất đáng ấn
tượng và trong số hàng tỷ người sử dụng đó, chắc chắn sẽ có những
người trở thành khách hàng của mỗi doanh nghiệp và ta hoàn toàn có
thể tiếp cận họ qua Facebook Ads.
Facebook cùng với các công cụ truyền thông của mình đang liên tục thúc
đẩy khả năng quảng cáo, sử dụng những loại hình sáng tạo để thu hút
người xem, điều này ngày một làm tăng sức hút đầu tư quảng cáo của

các doanh nghiệp tới Facebook và thực sự trở thành một nơi đẻ quảng bá
đầy hấp dẫn, cảm giác giống như Facebook là đòn bẩy rất vững chắc và
tiềm năng cho các doanh nghiệp vậy.
Cụ thể, theo số liệu thống kê:

7


Facebook chiếm hơn 9% tổng chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số và 18,4%
quảng cáo di động số toàn cầu.
92% các nhà tiếp thị sử dụng Facebook để quảng cáo.
Hơn 30 triệu doanh nghiệp hiện đang có trang Facebook riêng cho doanh
nghiệp của mình. Trong đó 19 triệu doanh nghiệp đã đồng bộ hóa trang
Facebook của họ với thiết bị di động và có 1,5 triệu doanh nghiệp đã đầu
tư tiền vào quảng cáo qua thiết bị di động.
Các doanh nghiệp phải trả thêm 122% với mỗi đơn vị quảng cáo trên
Facebook so với một năm trước.
Loại quảng cáo
CTR( click through
rate)
CPM(cost per 1000
impressions)
CPC(cost per click)

Quý 2 năm 2013
0,14%

Quý 2 năm 2014
0,36%


$0.61

$1.95

$0.42

$0.55

Doanh thu quảng cáo trên điện thoại di động bằng Facebook chiếm 62%
tổng doanh thu quảng cáo.
Tất cả những số liệu trên đã cho thấy được sự phổ biến rộng khắp của
Facebook và sức hút của nó tới các doanh nghiệp trên toàn cầu như thế
nào; cũng như việc Facebook chiếm một tỷ lệ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt
động quảng cáo của các doanh nghiệp khi nó thu về doanh thu khổng lồ
từ việc quảng cáo qua các công cụ truyền thông của mình.
1.2. Ứng dụng Facebook vào truyền thông trong kinh doanh quốc tế của một
số doanh nghiệp tiêu biểu

Và thực sự bằng công cụ truyền thông của mình, Facebook đã giúp rất
nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu thực hiện chiến lược quảng bá thành
công. Một vài ví dụ được đưa ra để có thể chứng minh cho điều này như
sau:
8


1.2.1 Overnightprint

Khi KlientBoost tiếp nhận một trường hợp của khách hàng là
Overnightprints.com vào đầu tháng 11 năm2017, họ đặt ra mục tiêu là
giúp OvernightPrints gia tăng các cuộc đối thoại với các khách hàng mục

tiêu.
Dưới đây là những kết quả từ ngày 12/10/2017 đến ngày 31/10/2017:

-

Việc thực hiện:

Overnightprints đã phải tiến hành các nỗ lực tái quảng cáo các tấm bưu
thiếp của họ trên website chính thức, nhưng có vẻ chúng giới hạn sự tập
trung của họ quá nhiều.
KlientBoost đã sử dụng cùng một quảng cáo từ các chiến dịch trước đó,
nhưng đã thiết lập lại để tăng khả năng tiếp cận đến những nơi mới.
Công ty này đã bắt đầu tận dụng quảng cáo trên Newfeed trên cả máy
tính lẫn điện thoại, mở rộng không gian ngoài những cách quảng cáo cũ
trên website.
-

Kết quả:

Overnightprints.com đã chứng kiến sự mua hàng tăng từ 208 đến 641,
tăng 200%. Không chỉ có vậy, chi phí trên mỗi lần mua hàng giảm từ 42
xu/lần xuống còn 12xu/ lần; tất cả sự thay đổi này chỉ trong vòng 1 tháng
(12/11-30/11).
9


1.2.2 Sumo

Sumo biết rằng nếu chỉ cạnh tranh bình thường thì rất khó khăn bởi vì có
rất nhiều

bài viết có chất lượng cao có sẵn, vì vậy họ đã cố gắng để những bài viết
của họ được đọc bằng việc tập trung nỗ lực trong việc phân phối- một
lĩnh vực mà họ nghĩ rằng họ có thể tác động nhiều nhất đến hiệu suất
của họ.
-

Tiến hành:

Sumo.com đã sử dụng cách thức phân mục tiêu theo lớp và xác định lại
một mục tiêu tập trung hướng những người đọc các bài viết trên blog để
hướng họ đến diễn đàn cùng với một đề xuất có lợi. Đầu tiên, những
phương tiện truyền thông phải đảm bảo những bài viết phải đến được
những người phù hợp. Sau đó, những người đọc này sẽ được định hướng
tiến tới việc đăng ký tài khoản và cung cấp thông tin liên lạc.
-

Kết quả:

Chris Von Wilpert đã đánh giá giá trị của Sumo từ 5 triệu USD lên 10 triệu
USD chỉ với những nỗ lực quảng cáo có trả tiền.
1.2.3 Antonia Saint New York

ASNY, một thương hiệu giày công nghệ cao muốn khuyến khích người
dùng đặt mua trước những đôi giày thông qua chiến dịch gây quỹ từ cộng
đồng Kickstarter.

10


-


Thực hiện:

Họ thưc hiện một chiến dịch hai phần trên Facebook.
Phần đầu chủa chiến dịch là nhắm vào những thông tin của khách hàng.
Thương hiệu sử dụng nhiều link, videos và những link dẫn tới quảng cáo
để đưa mọi người tới page kickstarter và nhắm vào cả những khán giả
khách hàng và những người gần giống khách hàng. Sau đó, nếu ai đó
điền những thông tin được hướng dẫn và thăm website hoặc trang
facebook hay có tương tác với bất kỳ cavans hay video quảng cáo thì anh
ấy hoặc cô ấy sẽ được nhắm tới để thúc đẩy việc mua hàng.
-

Kết quả:

Chiến dịch quảng cáo kickstarter được chạy từ 6/7 tới 27/8/2017 và kết
quả là họ thu được doanh thu gấp 7 lần tiền chi cho quảng cáo và đã ghi
nhận 1796 đơn hàng trực tiếp từ Facebook.
1.2.4 Kitterly

Kitterly, một trang bán hàng điện tử về hàng len và hàng thêu, đã thách
thức chính mình để bắt kịp với những phương thức tốt hơn để tái định
hướng tới những người làm thủ công ở Mỹ để bán những đồ của họ trong
khi có một ngân sách hạn hẹp.
-

Tiến hành:

Dù cho mục tiêu của chiến dịch là gì: nhận diện thương hiệu, giao thông,
bán hàng, họ đã tối ưu hóa tất cả những chiến dịch cho việc phát triển;

họ tùy thuộc vào giữa nội dung xem, đăng ký hoàn chỉnh và mua hàng.
Họ đã áp dụng nhiều thứ: link, sự lôi kéo và video quảng cáo. Nhưng
không chỉ là vậy, họ sử dụng những quảng cáo bùng nổ cho nỗ lực tái
định hình để thực sự cá nhân hóa quảng cáo của họ cho trải nghiệm của
từng người.

11


Họ đã sử dụng nhiều phương pháp định hướng như là việc sử dụng thông
tin chi tiết khách hàng. Sự tái định hướng khách hàng được dựa trên
những hành động của khách hàng đã làm trên website như là xem sản
phẩm hay mua hàng.
-

Kết quả:

Qua quý đầu của năm 2017, Kitterly đạt được 3,4 lần lợi nhuận so với số
tiền sử dụng cho quảng cáo và 2,2 lần tăng trong doanh thu, tăng 24%
lượng khách ghé thăm trang web. Điều đó có thể được gọi là thành công
trong chiến dịch quảng cáo trên facebook.
Có thể nói, các công cụ truyền thông của Facebook đã và đang trải rộng
khắp toàn thế giới và đang dần chiếm ưu thế cũng như trở thành một
phương tiện thiết yếu cho công tác quảng bá đối với các doanh nghiệp.
2. Tại Việt Nam
2.1. Tổng quan tình hình Facebook tại Việt Nam

Số liệu do Facebook công bố mới đây cho thấy, tính đến tháng 7/2017, có
đến 4 nước Đông Nam Á nằm trong Top 10 quốc gia có đông người dùng
Facebook nhất. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 7 với 64 triệu người dùng và

vẫn đang không ngừng tăng lên, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook
toàn cầu. Thái Lan đứng ngay sau Việt Nam, ở vị trí số 8 với 57 triệu
người dùng. Indonesia và Philippines lần lượt xếp vị trí số 4 và số 6 với
126 triệu và 69 triệu tài khoản

12


.
Cũng theo như khảo sát gần đây nhất của Facebook, với hơn 90 triệu dân
thì 1/3 dân số Việt Nam biết đến mạng xã hội Facebook. Điều này chứng
tỏ Facebook đã tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin cực kì rộng lớn.
Giờ đây Facebook không chỉ còn là nơi để chia sẻ những bức ảnh thường
ngày của cá nhân mà đã trở thành một công cụ đắc lực cho một ngành
mới - thương mại điện tử. Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng tại Việt Nam giờ
đây Facebook đã trở thành một kênh thông tin bán hàng online bổ trợ cực
kì hiệu quả cho kênh bán hàng offline truyền thống. Thông qua việc bán
hàng online này mà hơn 3,2% số người đang trong độ tuổi lao động của
Việt Nam có việc làm. Không chỉ những công ti lớn mà ngay cả những cá
nhân nhỏ, giờ đây nhờ Facebook mà hoàn toàn có thể tập tành kinh
doanh chỉ với số vốn rất nhỏ và không mất quá nhiều chi phí ban đầu. Có
thể nói tại Việt Nam Facebook đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi
hoàn toàn cục diện và bộ mặt kinh doanh.

13


Facebook thống kê lượng người dùng tại Việt Nam
2.2. Những ứng dụng của công cụ trên facebook đối với kinh doanh quốc tế
tại Việt Nam

2.2.1 Fanpage và group trở thành kênh truyền thông đắc lực

Facebook có tính năng cho phép người dùng tạo các fanpage. Những
fanpage này có thể là do cá nhân hoặc tổ chức thành lập, được dùng với
những mục tiêu và mục đích khác nhau. Điển hình như các công ti nói
chung và các công ti đa quốc gia lớn ( thường có lượt theo dõi cao ) nói
riêng thì fanpage trên facebook chính là một kênh truyền thông vừa ít tốn
kém mà còn thân thiện với người dùng. Chúng ta có thể xét tới những ví
dụ điển hình như Unilever hay Pepsico… đều có fanpage riêng trên
14


facebook. Tại đây các công ti này không chỉ chia sẻ giới thiệu về doanh
nghiệp mình mà còn là một kênh tuyển dụng cực kì hiệu quả. Ngày càng
nhiều bạn trẻ sử dụng công cụ facebook như một kênh thường xuyên để
cập nhật thông tin về mọi thứ từ giải trí cho đến các cơ hội nghề nghiệp.
Không cần phải truyền thông trên các phương tiện đắt đỏ như Print ad,
TVC, … mà giờ đây các công ti này có thể truyền thông trên chính những
fanpage của mình với chi phí rẻ hơn nhiều mà vẫn mang lại hiệu quả cực
kì cao, nhất là đối với người trẻ.

Fanpage chuyên đăng tin tuyển dụng của Unilever tại Việt Nam
Fanpage này có hơn 1 triệu người theo dõi. Rõ ràng rằng, không phải bỏ
ra chi phí quảng cáo và khoanh vùng đối tượng khách hàng mục tiêu,
công ti đã có sẵn một kênh thông báo tuyển dụng của mình với độ cập
nhập nhanh và lan tỏa vô cùng cao. Kênh này vừa tiết kiệm chi phí, thời
gian cập nhập phổ biến thông tin vô cùng nhanh mà cũng rất hiệu quả,
nhắm ngay được vào đối tượng mục tiêu - những người trẻ ( hay lướt
facebook và cũng mong muốn tìm việc )
15



Ngoài fanpage ra còn có một công cụ khác là group để bổ trợ. Thông
thường fanpage là nơi để đăng các thông tin chính thống còn trong group
thông tin sẽ được công bố, chia sẻ, thảo luận một cách thoải mái hơn,
thông tin sẽ được đi từ nhiều chiều chứ không phải là một chiều như ở
fanpage. Ngày nay các doanh nghiệp thậm chí còn ứng dụng hình thức
group nhóm này nhiều hơn cũng với mục tiêu quảng bá sản phẩm, danh
tiếng … của mình nhưng với một cách kín đáo và đáng tin hơn fanpage.
2.2.2 Quảng cáo trên Facebook

Facebook còn có tính năng tạo quảng cáo vô cùng đơn giản giành cho
người dùng. Bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để tạo một tin
quảng cáo giành cho mình, đơn giản đôi khi là biến chính những bài đăng
thông thường trở thành một tin quảng cáo. Bằng cách sử dụng thuật toán
của mình Facebook sẽ đảm bảo bạn có thể tiếp cận đến những đối tượng
mong muốn sao cho quảng cáo đó mang lại hiệu quả cao nhất mà chi phí
cũng rất rẻ. đơn giản chỉ với vài trăm hay chục nghìn là bạn có thể quảng
cáo với độ tiếp cận lên đến một ngàn người. Vì mạng lưới người dùng của
Facebook trải dài trên khắp thế giới thế nên thậm chí bạn nếu bạn ở Việt
Nam bạn hoàn toàn có thể quảng cáo và bán hàng cho những người ở
phái bên kia biên giới hay cách nửa vòng trái đất. Facebook gần như đã
tạo ra một môi trường thương mại không biên giới. Ví dụ nếu bạn là một
công ti sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể chào
hàng sản phẩm của mình bằng các bài quảng cáo nhờ facebook mà có
thể xuất hiện tại các bản tin của những người ở Mỹ hay Anh. Điều này
hoàn toàn có thể xảy ra và vô cùng dễ dàng. Chỉ cần trả một khoản phí
nhỏ, Facebook sẽ đảm bảo bạn sẽ nhận được đúng những gì bạn kì vọng
và mong muốn.
2.2.3 Hướng dẫn người dùng bắt đầu kinh doanh xuyên biên giới một cách bài bản


Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh xuyên biên giới thì chằng có gì là khó
khăn cả. Facebook đã tạo hẳn một chương trình để hướng dẫn một cách
16


tỉ mỉ làm thế nào bạn có thể kinh doanh quốc tế từ những bước bài bản
nhất cho người dùng tại Việt Nam.
Link: />Tại đây mọi câu hỏi của bạn sẽ được trả lời, facebook sẽ hướng dẫn bạn
một cách tỉ mỉ, từ việc làm thế nào để khoanh vùng khánh hàng mục tiêu
một cách hiệu quả nhất cho đến những giải pháp tiếp thị toàn cầu đơn
giản. Hơn thế nữa tại website này Facebook còn cung cấp cho bạn những
sổ tay hướng dẫn, các khóa học online về kinh doanh quốc tế hoàn toàn
miễn phí và cả những kinh nghiệm được rút ra từ các công ti có lĩnh vực
liên quan đến công ti của bạn. Đây chính xác là một bộ công cụ vừa chi
tiết tỉ mỉ mà còn giúp người dùng nhanh chóng áp dụng và thực hiện.

III. Uber và truyền thông trên facebook
1. Sơ lược về Uber

17


2. Cách thức truyền thông của Uber thông qua Facebook

2.1. Fanpage

Fanpage với tên ngắn gọn “Uber” nhưng tên miền là @uberVN, chỉ cho
phép người dùng Facebook ở Việt Nam truy cập và cập nhật những thông
tin của Uber Việt Nam. Điều này không chỉ được áp dụng tại Việt Nam mà

ở tất cả các quốc gia Uber có mặt trên thế giới. Cho thấy sự chú trọng
của Uber với tầm quan trọng của mạng xã hội Facebook.
Đây thực chất là kênh thông tin chính đối với khách hàng (riders), với
lượng truy cập và tương tác cao hơn rất nhiều trang web chính thức
www.uber.com. Sau gần 3 năm đặt chân vào thị trường Việt Nam,
fanpage đã có gần 18 triệu lượt thích, mỗi bài viết bình quân đạt từ vài
chục đến vài trăm nghìn lượt thích, cùng hàng nghìn lượt chia sẻ.
2.2. Group

“CLB đối tác UBER ô tô Hà Nội” – Nhóm kín cho các tài xế đối tác của
Uber

18


Nếu như fanpage là đầu mối trao đổi thông tin của Uber với các hành
khách đi xe thì nhóm kín này là kênh chính để Uber giao tiếp với các tài
xế. Quản trị viên của nhóm là nhân viên làm việc tại văn phòng Uber Hà
Nội, mọi thông tin Uber muốn chuyển đến các tài xế như những chương
trình thưởng, mini game, thông tin về ứng dụng và hỗ trợ đều được đăng
tải lên nhóm này.

Bên cạnh đó, nhóm còn là nơi Uber nhận lại những đóng góp, phản hồi,
thắc mắc của các tài xế. Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hệ thống tổng đài
gần như luôn bận rộn của Uber tại văn phòng.

19


2.3. Kênh bảo trợ truyền thông cho các sự kiện


Các sự kiện tri ân lái xe và hành khách mà nhà bảo trợ truyền thông
chính thức là ... facebook

Uber luôn thể hiện mình là một thương hiệu nhanh nhạy với các xu
hướng, trào lưu trong xã hội. Với mỗi sự kiện được tổ chức, Uber luôn cập
nhật đều đặn và lên kế hoạch truyền thông trước đó khá tỉ mỉ trên
fanpage và nhóm đối tác. Như các sự kiện UberIscream, UberGorogue (sự
kiện tặng vé xem phim Star World tại CGV khi đặt xe Uber) hay
Driverslove, ở các hoạt động offline, Uber luôn ghi lại hình ảnh mọi người
20


chụp cùng những bảng in hashtag đồng nhất với fanpage Facebook và
cập nhật ngay lập tức lên các kênh thông tin của mình.

3. Sự cố truyền thông “Sài Gòn thất thủ, Uber không thất thủ”
Trong trận mưa lớn tại TP HCM hôm 26/9/2016, Uber cũng áp dụng biểu
giá linh động do điều kiện thời tiết xấu, giao thông tắc nghẽn, nhiều hành
khách cùng yêu cầu xe... khiến giá cước tăng mức kỷ lục, gấp 3-5 lần, lên
hơn 70.000 đồng một km. Cùng thời điểm đó, trên fanpage Facebook tại
Việt Nam, Uber quảng cáo "Sài Gòn thất thủ nhưng Uber không thất thủ".
Cục Văn hóa Cơ sở cho rằng cụm từ “Sài Gòn thất thủ” là cách gọi của
báo chí phương Tây gắn với sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975, khi chính
quyền Việt Nam cộng hòa sụp đổ. Còn hiện nay, TP HCM là trung tâm
kinh tế của Việt Nam, đang phát triển vững mạnh. Do vậy, việc sử dụng
cụm từ này để quảng cáo cho dịch vụ của Uber khiến người tiếp nhận liên
21



tưởng đến chiến tranh và gắn với sự suy thoái, sụp đổ của chính quyền
trước đây là “không phù hợp”. Bà Thủy cũng cho biết việc sử dụng cụm
từ này của Uber vi phạm Luật Quảng cáo.

Sau sự việc này, bên phía Uber nhanh chóng có lời xin lỗi chính thức trên
fanpage và thay cụm từ “Sài Gòn thất thủ” thành “Sài Gòn mùa mưa”.
Dù bị các cơ quan pháp luật và báo chí lên án gay gắt nhưng cách xử lý
sự cố của Uber phần nào cải thiện được tình hình vì khách hàng chủ yếu
của Uber là những người trong độ tuổi 20 – 45, họ cảm thấy hài lòng với
việc Uber chủ động nhận lỗi và nhanh chóng sửa chữa. Hơn nữa, phần
lớn khách hàng nhận định sự cố xảy ra là do sự thiếu hiểu biết của đội
22


ngũ quản lý fanpage chứ Uber không hề có chủ ý gợi lại lịch sử đau buồn
hay xúc phạm nhân dân Sài Gòn qua việc sử dụng cụm từ này.

23


Lời kết
Thông qua đây chúng ta có thể một lần nữa khẳng định rõ hơn việc vì sao
Facebook đã trở thành một công cụ không thể không nhắc tới khi bàn về
truyền thông trong kinh doanh quốc tế. Một công cụ hữu hiệu đắc lực,
vừa hiệu quả mà lại không tốn kém. Với mức độ sử dụng rộng rãi và được
ứng dụng nhiều như ngày nay thì chúng ta sẽ không thể nói trước được
đâu mới là giới hạn của Facebook và tiềm năng mà nó có thể mang lại
cho chúng ta có thể lớn đến nhường nào. Tuy nhiên điều gì thì cũng sẽ có
hai mặt của nó. Chính vì vậy chúng ta phải tỉnh táo để sử dụng Facebook
một cách thật hợp lí để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh biến nó trở

thành con giao hai lưỡi ảnh hưởng đến việc truyền thông và kinh doanh
của chính cá nhân cũng như tổ chức đang sử dụng nó từng ngày từng giờ.

24


Danh mục tài liệu tham khảo
-

/> />
-

dung-moi-ngay-tai-viet-nam-2070
/>
-

thu-7-the-gioi/c/22753961.epi
/> />
25


×