51
Các Công ty có mối quan hệ hợp tác lao kinh doanh chặt chẽ lâu dài với các nhà
cung ứng dười nhiều hình thức khác nhau và trở thành một mắt xích quan trọng
trong các kênh phân phối sản phẩm du lịch.
Với hoạt động đặc trưng là lữ hành, Công ty TIC có nhiều mối quan hệ lâu dài
với nhà cung ứng, trong đó chủ yếu là các khách sạn và các hãng hàng không quốc
gia. Các nhà cung ứng lớn mà Công ty có quan hệ lâu dài là các khách sạn Hoà
Bình (27 Lý Thường Kiệt) Kim Anh ( 132 Tôn Đức Thắng, Hà nội ), Hữu Nghị
(560 Điện Biên Phủ, Hải Phòng) Thu Bồn (10, Nguyễn Huệ, Quy Nhơn), Đồng
Khánh (2 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Hồ Chí Minh) và các hãng hàng không
Việt Nam Airlines, Pacific Airlines,. Công ty bay dịch vụ miền Bắc. Trong mối
quan hệ với các nhà cung ứng Công ty chủ yếu tham gia với vai trò trung gian
hưởng hoa hồng của họ theo phần trăm phía bán hai bên thời vụ, có thể thay đổi
trong một khoảng nhất định. Ví dụ hoa hồng đặt chỗ khách sạn thường từ 5 – 15 %
giá bán trong khi hoa hồng đặt vé máy bay quốc tế từ 5 – 10 % giá bán trong một
số trường hợp nhất định, mức hoa hồng khuyến khích có thể là các dịch vụ miễn
phí của nhà cung ứng.
Trước đây khi còn thời kỳ bao cấp, Công ty TIC đã có một hệ thống các nhà
nghỉ tại nhiều tỉnh, Thành phố trong cả nước để đáp ứng nhu cầu lưu trú của các
đối tượng lao động được thực hiện theo chế độ nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây các nhà nghỉ này xuống cấp khá nhiều, không còn đáp ứng
được các đỏi hỏi của du khách mới và thực tế cho thấy cần phải được quan tâm chú
ý hơn nữa, nâng cấp và trang bị lại để có thể tăng cường chất lượng phục vụ du
khách không chỉ trong nước mà cả khách nghiên quốc tế
Nhìn chung các nhà cung ứng có quan hệ với Công ty (chủ yếu là các khách
sạn) đều có quy mô vừa và nhỏ. Các khách sạn này đa phần là khách sạn 3 sao, nó
phù hợp với điều kiện khách hàng hiện nay với khả năng thanh toán còn hạn chế và
yêu cầu chất lượng không quá cao. Bên cạnh đó Công ty DEAWOO. Sofitel Hà
nội, Horizon nhằm phục vụ một số khách giàu có. Điều đó chứng tỏ mặc dù phạm
52
vi hoạt động không rộng lớn nhưng Công ty vẫn có uy tín nhất định do có nguồn
khách tương đối ổn định.
Trong thời gian gần đây Công ty bay dịch vụ miền Bắc đã đến mời một số
thành viên của Công ty trong bộ phận lữ hành quốc tế tham gia các chuyến đi
tham quan vịnh Hạ Long bằng máy bay trực thăng. Đó là một phương thức quảng
cáo, chào hàng để có thể liên kết với Công ty, phục vụ nhu cầu của du khách sau
này.
Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới kinh tế tại Việt Nam, cùng với sự đi lên
của nền kinh tế là cả một quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ ngày
càng đóng một vai trò quan trọng trong GDP. Thực tế đã cho thấy rằng du lịch đã
trở thành một ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tổng thể ngành
dịch vụ không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Lấy đơn cử như Thái
lan, chính nhờ có du lịch (với Amazing ThaiLand) năm 1998 vừa qua Thái Lan đã
thu về USD vực dậy cả một nền kinh tế vừa bị quật ngã bởi cơn bão khủng hoảng
tài chính Châu á. Điều này để chứng tỏ rằng kinh doanh du lịch vẫn là một ngành
béo bở đối với các nhà kinh doanh. Nó đã và đang phát triển mạnh mẽ trên khắp
thế giới. Chỉ tính riêng khu vực Châu á nghề kinh doanh du lịch đã rất phát đạt.
Trung Quốc có 3.000 hãng , Nhật Bản có hơn 1.000 hãng, Malaysia có hơn 2.000
hãng du lịch quốc tế cũng lên tới 86 hãng. Đối với người kinh doanh thì nếu như tại
lĩnh vực nào, thị trường nào có nhiều thuận lợi thì đương nhiên họ sẽ nhảy vào và
ra sức giành giật thị phần bằng giá cả và chất lượng. Trong hoàn cảnh đó các Công
ty cần phải:
+ Mở rộng Khối lượng sản xuất Công ty để giảm chi phí
+ Dị biệt hoá sản phẩm
+Mở rộng khả năng cung cấp vốn
+ Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống, tăng đầu tư vốn.
+Mở rộng các dịch vụ bổ sung.
53
Mặc nhiên, các công việc này là cần thiết đối với mỗi Công ty, bao gồm cả
Công ty TIC. Trong việc cạnh tranh của mình Công ty TIC cũng gặp nhiều khó
khăn đó là vốn ít, nhân lực thiếu, phương tiện cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, đã
đẩy Công ty tới chỗ cạnh tranh rất yếu ớt trong làng du lịch Việt Nam. Với các
hãng kinh doanh du lịch mới bước vào hoạt động họ đã có rất nhiều kinh nghiệm
từ các hãng khác, phần nào được chuẩn bị đầy đủ về vốn, cơ sở vật chất cũng như
con người, do vậy nhân tố này sẽ gây không ít khó khăn đối với Công ty TIC
Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế:
Đây là nhân tố đòi hỏi Công ty TIC cần có sự điều chỉnh hợp lý nếu Công ty
không muốn gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh sau này. Đối với Công ty
TIC với đặc điểm là một Công ty nhỏ cả về nguồn vốn nhân sự và cơ sở vật chất thì
việc các chương trình du lịch dập theo khuôn mẫu của các hãng lớn là một điều khó
tránh khỏi. Kinh doanh lao động là một ngành có tính chất đặc thù rất riêng, ngoài
việc phải đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách các Công ty du lịch còn phải
gây được ấn tượng với du khách về sản phẩm của mình để khách có thể nhớ và đi
du lịch với hãng. ấn tượng về hãng có thể là: tour du lịch rất hay và thú vị; nhân
viên phục vụ của hãng nhiệt tình, hiểu biết; chi phí và gía cả của tour hợp lý; thời
gian làm các thủ tục nhanh gọn, thuận tiện và chu đáo Việc tạo dựng nên một ấn
tượng tốt hình ảnh của hãng trong lòng du khách cũng đồng nghĩa với việc hãng đã
đạt một sự thành công nhất định. Song nếu như việc thực hiện các chương trình
du lịch không tốt thì chính hãng đã tự đặt mình vào tình huống khó khăn cho việc
phát triển sau này. Đó là do sau khi đi du lịch khách hàng sẽ kể với bạn bè về
chuyến du lịch của mình nếu như sản phẩm của hãng du lịch không tốt, không có gì
đặc biệt thì sẽ không gây được nhiều hướng thú cho họ và tất yếu họ sẽ chuyển
sang tiêu dùng sản phẩm khác, có thể thay vì đi du lịch nước ngoài chuyển sang đi
du lịch trong nước, đi một nước khác hoặc chuyển nhu cầu du lịch thành một nhu
cầu khác thú vị hơn. Việc này sẽ làm cho Công ty mất đi lượng khách phục vụ
giảm doanh thu và cuối cùng là phá sản.
54
Mặc dù vậy điều này cũng đặt ra một vấn đề là làm thế nào để tự mình nghiên
cứu và xây dựng chương trình là điều rất cần thiết. Thực tế cho thấy số nhân viên
trong phòng du lịch quốc tế chỉ có 6 người một nửa tuổi đời còn rất trẻ, thiếu kinh
nghiệm họ cùng lúc đạt nhiều công việc khác nhau từ điều hành quản lý,
Marketing tới hướng dẫn viên vì thế việc tự xây dựng chương trình là rất khó
khăn nếu có cũng chưa chắc hiệu quả. Chính vì thế trong quá trình phát triển Công
ty cần phải chú ý nhiều hơn nữa tới tính hiệu quả công việc mà có sự sắp xếp nhân
lực hợp lý, thay đổi lại hướng đi của mình.
Cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh lữ hành hiện tại:
Như đã trình bày ở trên, tại Việt Nam hiện nay có tới 86 hãng được phép kinh
doanh lao động quốc tế, chưa kể có hàng trăm hãng kinh doanh du lịch nội địa.
Phạm vi của nó kéo dài từ nam ra bắc, từ các đơn vị kinh tế nhà nước tới các đơn
vị tư nhân. Điều đó cho thấy việc cạnh tranh của Công ty TIC là vô cùng khốc liêt.
Trên thị trường các hãng cạnh tranh lành mạnh có, không lành mạnh có gây ra một
tình trạng lộn xộn giữa các đơn vị kinh tế nhà nước với tư nhân. Trong hoàn đó, để
tồn tại Công ty TIC đã có những lợi thế và những thách thức nào?
*Về mặt lợi thế:
Thứ nhất: đây là một công ty kinh doanh du lịch do Tổng liên đoàn lao động
Việt Nam thành lập nên Công ty thừa hưởng nhiều ưu đãi nhất định về vốn, uy tín.
Hoạt động của Công ty là kinh doanh nhưng lại mang tính chất xã hội với mục đích
phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng, tham quan quốc tế trong cả nước, Công ty
TIC có đủ tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
nước ngoài trong việc thu hút khách quốc tế vào Việt Nam và đưa người Việt Nam
đi du lịch nước ngoài, tham gia vào các diễn đàn và hội chợ, gia nhập các tổ chức
quốc tế về du lịch như PATAIAST chính từ đây Công ty có khả năng mở rộng
thị trường thu hút khách du lịch đồng thời quảng bá sản phẩm của mình.
Là một đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế, Công ty có lợi thế hơn so với các
doanh nghiệp chỉ kinh doanh nội địa là Công ty được làm đầu mối xin xét duyệt
nhân sự xuất nhập cảnh cho cơ quan số lượng suất nhập cảnh. Chính vì thế ngoài
55
các nhiệm vụ chính là tổ chức xây dựng các chương trình du lịch, Công ty còn
tham gia làm các dịch vụ bổ sung như làm visa lưu niệm, đặt phòng khách sạn hay
đặt vé máy bay
Thứ ba: Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động và có
trình độ đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch liên đoàn lao động Việt
Nam, lại được sự lãnh đạo của ban Giám đốc giàu kinh nghiệm và có năng lực,
điều này sẽ góp phần rất lớn trong quá trình hoạt động của Công ty.
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể đến vị trí của Công ty TIC: nằm
giữa thủ đô Hà nội trung tâm kinh tế chính trị,văn hoá là một thuận lợi lớn trong
việc giao dịch ký kết các hợp đồng với du khách, các hãng trao đổi khách cũng
như với các nhà cung ứng. Hơn nữa việc xây dựng khách sạn 14B Trần Bình
Trọng đang tiến hành rất thuận lợi cùng với các phòng ban khác trong Công ty thì
rất có thể Công ty sẽ không chỉ đơn thuần là kinh doanh lữ hành mà sẽ trở thành
một công ty kinh doanh du lịch tổng hợp, có đầy đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu
đa dạng của du khách và của chính bản thân Công ty.
* Về mặt khó khăn:
Mặc dù là một Công ty có uy tín trong ngành du lịch Việt Nam song công ty
lại có một cơ sở vật chất chưa tương xứng, quy mô trụ sở quá nhỏ hẹp phòng du
lịch quốc tế chỉ có diện tích chừng 30m2 bao gồm 5 người trong đó có trưởng
phòng làm công tác quản lý. với số lượng người ít ỏi như vậy cùng lúc phải thực
hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ việc Marketing, điều hành đến hướng dẫn viên
họ cũng không thể nào hoàn tất mọi công việc đều có hiệu quả. Đồng thời do hạn
chế và nguồn nhân lực và điều kiện hoạt động thì Công ty khó có thể phục vụ được
một lượng khách qúa đông. Điều này đã được chứng minh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Một số Công ty du lịch tại Hà nội
Năm 1995 1996
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà nội
4.595 5.412
Công ty Du lịch dịch vụ Toserco 1.590 2.416
Công ty Du lịch Cựu chiến binh 1.475 2.400
56
Công ty Du lịch đường sắt 980 1.210
Công ty Du lịch và tư vấn đầu t
ư
QT
330 392
Nguồn: Tổng cục du lịch.
Qua bảng số liệu này chúng ta đã nhận thấy rằng số khách mà công ty đã
phục vụ còn quá ít ỏi so với các công ty đó. Điều này phần nào phản ánh được
năng lực phục vụ khách của các công ty là rất nhỏ bé, lý do cũng bởi số lượng nhân
viên của phòng còn hạn chế.
-Hệ thống nhà nghỉ trước đây tuy có số lượng lớn song nay đã xuống cấp khá
nhiều, không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách. Vì vậy công
ty phải thực hiện gửi khách đến các khách sạn quen biết, hưởng hoa hồng làm cho
thu nhập công ty giảm đi đáng kể.
Mối liên hệ giữa trụ sở chính của công ty và các chi nhánh tại các tỉnh thành
khá rời rạc, việc nhận và gửi khách trong nội bộ công ty còn ít.
Các chương trình du lịch do công ty tự chuyển còn thiếu và yếu đôi khi còn
dập khuôn từ các công ty lớn.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DU
LỊCH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TIC HÀ NỘI.
1.Tình hình kinh doanh du lịch trên thế giới trong những năm qua.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự “bùng nổ “ về du lịch diễn ra trên
phạm vi toàn thế giới; không chỉ bởi mối quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng cho
phép các dân tộc xích lại gần nhau để tìm hiểu giá trị văn hoá, chiêm ngưỡng vẻ
đẹp của nhau , mà còn bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo dài thời gian nghỉ ngơi
của người lao động, do vậy , gia tăng hoạt động du lịch là đòi hỏi khách quan của
đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay,gần như không nước nào trên thế giới không
phát huy thế mạnh của loại hình kinh doanh có hiệu qủa này.Du lịch đã trở thành
nhu cầu phổ biến với mọi người dân và là nghành kinh tế được suy tôn là “ công
nghiệp không khói” “con gà đẻ trứng vàng” đang lôi cuốn nhiều doanh gia trên thế
57
giới. Hoạt động du lịch ngày nay đã thâm nhập vào nhau để khai thác hết tiềm năng
du lịch ở mỗi quốc gia và từng vùng làm phong phú thêm các loại hình du lịch .
Cùng với sự thay đổi về thời gian , tình hình du lịch trên thế giới có những
thay đổi đáng kể. Số lượng khách du lịch trên thế giới liên tục tăng với tốc độ
nhanh chóng. Nếu năm 1950 số khách du lịch quốc tế trên thế giới là 25,282
triệu người thì năm 1975 là 214,357 triệu người, năm 1986 là 340,891 triệu
người, đến năm 1994, con số này là 525 triệu người , tăng hơn 20 lần so với
năm 1950 .Song song với việc gia tăng số lượng khách du lịch thì hiệu quả
kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng được nâng cao với doanh thu bình quân
từ một khách du lịch ngày càng tăng. Nếu như năm 1950 , doanh thu bình quân
từ một khách du lịch là 81,3 nghìn USD thì năm 1986 là 410,76 nghìn USD và
đến năm 1996 con số này là714,53 ,tăng 8,8 lần so với năm 1950.
Bảng 3: Sự phát triển của du lịch từ năm 1950-1996.
Năm Lượt khách
quốc tế
(nghìn
người)
Doanh thu
(triệu USD)
Năm Lượt khách
quốc tế
(nghìn
người)
Doanh thu
(triệu USD)
1950
1960
1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
25.282
69.296
75.281
81.329
89.999
104.506
112.729
119.797
129.529
130.899
143.140
159.690
172.230
2.100
6.867
7284
8029
8887
10073
11604
13340
14458
14490
16800
17900
20850
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
257.366
273.999
289.906
289.749
289.361
293.477
320.824
330.471
340.891
367.402
392.813
427.660
454.875
68837
83332
102372
104309
98634
98395
109832
116158
140023
171352
197712
211436
255006
58
1972
1973
1974
1975
1976
1977
181.851
190.622
197.117
214.357
220.719
239.112
24621
31054
33822
40702
44456
55631
1991
1992
1993
1994
1995
1996
448.545
481.563
500.142
525.000
545.000
592.000
260763
297853
303977
338000
372000
423000
Nguồn :tổ chức du lịch thế giới (WTO)
Qua bảng 1ta thấy, trong giai đoạn 1980-1996, du lịch quốc tế liên tục tăng
nhanh nhưng trong những năm gần đây , đặc biệt là năm 1997 nhịp độ phát
triển của du lịch toàn cầu đã có phần suy giảm. Nếu năm 1996, tỉ lệ tăng
trưởng của du lịch thế giới còn đạt 5.5% về khách và 7,9% về doanh thu so với
năm 1995 thì năm 1997 với 613 triệu lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu
448 tỉ USD các chỉ số gia tăng tương ứng chỉ còn 2,9% về khách và 2,7% về
doanh thu so với năm 1996.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực cũng khác nhau. Năm 1997
là năm thành công của du lịch châu Phi với mức tăng trưởng đạt 7,4%, tiếp đến
là Nam á đạt 5,1% , còn lại các khu vực khác đều giảm (Bảng 4 ).
Bảng 4: tỷ lệ phát triển du lịch ở các khu vực trên thế giới năm 1997 so với
năm 1996.
Châu
Phi
Châu
Mỹ
Đ.á-
TBD
Châu
Âu
Trung
Đông
Nam á
Toàn
cầu
Khách(%) 7,4 2 1,1 3,2 4,1 5,6 2,9
Doanh
thu(%)
4,4 6,1 2 0,9 10,7 6,7 2,7
Nguồn: Tổ chức du lịch quốc tế (WTO).
Đặc biệt là năm 1997 được coi là năm giảm sút của du lịch Đông Á và
Thái Bình Dương kể từ năm 1989 đến nay. Nếu năm 1996 du lịch Đông Á và
Thái Bình Dương nhận 89,186 triệu du khách du lịch quốc tế tăng 9,6% so với
năm 1995 thì năm 1997 số khách du lịch đến Đông Á - Thái Bình Dương chỉ
59
đạt 90,2 triệu tăng 1,1% so với năm 1996. Đây cũng là nguyên nhân kéo theo
sự giảm tỷ lệ tăng trưởng chung của du lịch quốc tế toàn cầu.
Về tỷ trọng giữa các khu vực mặc dù có sự tăng trưởng mạnh ở khu vực
Châu Phi nay do xuất phát điểm ở khu vực này thấp nên về toàn cục cũng
không ảnh hưởng nhiều lắm đến tỷ trọng du lịch giữa các khu vực. Du lịch
Châu Âu vẫn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 60%, Châu Mỹ vẫn chiếm 20% và Châu Á
- Thái Bình Dương chiếm khoảng 25% (Biểu 1).
Biểu 1:Tỉ trọng du lịch giữa các khu vực trên thế giới.
2.Tình hình kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong những năm qua.
Việt Nam là một quốc gia có nhièu tiềm năng du lịch lại nằm trong khu
vực Đông Á - Thái Bình Dương nơi diễn ra các hoạt động sôi động nên cũng
được ảnh hưởng của xu hướng du lịch khu vực đem lại.
Trước hết, về số lượng khách, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam
tăng lên nhanh chóng. Thời kỳ 1960 - 1975 chủ yếu phục vụ các du khách của
6.60%
15.20%
19.50%
58.70%
6.90%
14.70%
19.40%
58.90%
60
Đảng - Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Năm 1970 Việt nam mới đón được 1816 khách quốc tế. Đến năm 1986 đạt
54353 khách. Năm 1987 đạt 73363 khách. Năm 1988 đạt 110390 khách. Năm
1989 đạt 187526 khách . Khách du lịch quốc tế đến Việt nam thời kỳ này chủ
yếu thuộc khối COMECON (Liên Xô cũ , Đông Đức ) theo các hiệp định đã
ký kết và hợp tác trao đổi chính trị, kinh tế. Một số ít khách Châu Âu khác đến
du lịch Việt nam do một số công ty nước ngoài đưa đến và các công ty du lịch
của Việt nam làm nhiệm vụ tiếp đón và tổ chức tham quan trong lãnh thổ Việt
nam.
Đặc biệt ,trong vài năm gần đây ,do nhu cầu du lịch tăng mạnh ,đồng thời
với những chính sách đổi mới phù hợp và một luật đầu tư cởi mở nên số lượng
khách quốc tế hàng năm đều tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch
quốc tế đến Việt nam thời kỳ 1990-1995 tăng từ 20 đến 40%. Doanh thu ngoại
tệ tăng 25%. Năm 1996, cả nước đón 1,6 triệu lượt khách quốc tế , trong đó
khách vào bằng đường hàng không là 939.635 lượt, đường bộ 505.653
lượt,đường biển 161.867 lượt, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đã
giảm đi so với giai đoạn 1990 - 1995 nhưng vẫn ở mức cao so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Từ cuối năm 1997 và trong cả năm 1998, ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính , tiền tệ trong khu vực đã có tác động
tiêu cực đến du lịch nước ta, tốc độ phát triển chậm lại và đến nay có phần
giảm sút hơn, số lượng khách quốc tế vào Việt nam có chiều hướng giảm
xuống. Năm 1998 , Việt Nam chỉ đón được trên 1,52 triệu lượt khách quốc tế
(trong đó vào bằng đường bộ là: 459.040 lượt khách, đường biển là :173.208
lượt khách, đường hàng không là :887.680 lượt khách) . Lượng khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 5.
Trong những năm trước , khách du lịch Việt Nam chủ yếu là từ các nước
Đông Âu, Liên Xô cũ và thường theo các Hiệp định ký kết trao đổi hợp tác
chính trị-kinh tế giữa Việt Nam và các nước.Nhưng sau những thay đổi chính
trị ở các nước nói trên, số lượng khách từ các nước công nghiệp phát triển như
Pháp, Nhật, Mỹ ,Anh , úc và các nước trong vùng Đông á -Thái Bình Dương
đến Việt Nam ngày một tăng. Ngoài ra ,số lượng Việt kiều ở nước ngoài về
thăm quê hương cũng là một con số đáng kể.
61
Bảng 4: lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990-1998.
Năm Số khách
quốc tế
Tỉ lệ tăng
trưởng (%).
Doanh thu từ
du lịch (triệu
USD).
Doanh thu từ
du lịch(tỉ
đồng).
1990 250.000 33,33 20 650
1991 300.000 20 35 800
1992 440.000 47 50 1.350
1993 669.862 52,24 120 2.500
1994 1.018.002 51,98 210 4.000
1995 1.358.182 33.40 800 9.000
1996 1.600.000 17,8 855 9.460
1997 1.80
0.
00
0
12,5 780 8.700
1998 1.520.000 -15,55 1.037 14000
Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam .
Song song với việc phát triển số lượng khách du lịch quốc tế thì doanh
thu từ du lịch của cả nước cũng lên cao.
Biểu 2: Doanh thu từ du lịch
Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch .
62
Năm 1990 doanh thu của du lịch cả nước là 650 tỷ đồng đến năm 1993
là 3250 tỷ đồng và đến năm 96 con số này là 9520 tỷ đồng tăng 13,6 lần so với
năm 1990 như vậy trong suốt giai đoạn từ 1990 đến năm 1996 doanh thu của
du lịch của cả nước liên tục liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là
40% Đến năm 1997 tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt -10,5% có điều này là do
năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực nên lượng
khách quốc tế đến khu vực nói chung và đến Việt Nam nói riêng ít đi. Do vậy
doanh thu từ du lịch của cả nước giảm 10,5% so với năm 1996.
Đồng thời với việc gia tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
thì du lịch trong nước cũng phát triển mạnh với mức tăng nhanh về số lượng
khách sạn và tổng khách sạn.
Biểu 3: Sự phát triển số lượng khách sạn
Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.
650
800
1350
3250
5200
8000
9500
8500
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
383
733
1462
1928
2318
2700
3050
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
63
Biểu 4 : Sự phát triển số lượng khách sạn
Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch
Qua biểu đồ ta thấy số lượng khách sạn tăng nhanh.Nếu như năm 1991 là 383
khách sạn thì năm 1994 là 1928 khách sạn và đến năm 1997 là 8050 khách sạn
tăng7lần so với năm 1991. Cùng với việc gia tăng về số lượng khách sạn thì số
lượng luồng hành khách quốc tế cũng tăng nhanh.
26450
13055
28989
16845
36000
21051
42388
23000
50000
26000
55600
28000
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
1992 1993 1994 1995 1996 1997
64
Mặt khác nghành du lịch Việt Nam cũng góp phần vào việc giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động với số lượng lao động trực tiếp trong
nghành tăng nhanh.
Bảng 7: Sự phát triển lực lượng lao động trực tiếp trong ngành
du lịch cả nước
Nguồn: Tổng cục Du lịch.
Qua biểu đồ ta thấy năm 1992 nghành du lịch đã thu hút được 35.354
lao động nhưng đến năm 1997 con số này là 150.000 gấp 4,3 lần so với năm
1992 góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động.
35354
43210
51510
81760
98700
150000
0
40000
80000
120000
160000
1992 1993 1994 1995 1996 1997
65
Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch cũng có sự thay đổi
đáng kể.
Bảng 8 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch
Qua biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 1990 - 1994 cả vốn đầu tư và só dự
án đều tăng. Nhưng từ sau năm 1994 số lượng dự án và đầu tư cho đo thị từ du
lịch Việt Nam đã bão hoà không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài
3. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty TIC trong
thời gian qua.
3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty trong thời
gian qua.
Trong một vài năm gần đây tuy trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng
phòng kinh doanh quốc tế luôn là một trong những phòng kinh doanh có hiệu
quả nhất và vẫn là thế mạnh của công ty TIC doanh thu của phòng thường
hoạt dộng với mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan
nên chúng ta chỉ xem xét kết quả kinh doanh của phòng du lịch quốc té trong 5
năm gần đây nhất.
Bảng 6: Kết quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty TIC.
Đơn vị tính 1000 VNĐ
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1990 1992 1994 1996 II/1998
66
Tổng doanh thu 850.000 1.000.000
1.370.000
1.687.304
2.017.189
Thuế doanh thu 85.000 100.000 137022,2 168730,4 201718,9
Doanh thu sau
thuế
765000 900.000 1233199,8
1518573,6
1815470,1
Tổng chi phí 612273 718182 974708,8 1200800 1499007
LN trước thuế 152727 181818 258497 317773,6 316463,1
Thuế thu nhập 68727 81818 116324 142997,8 142408,36
LN 84000 100.000 142173 174775,8 174054,74
Nguồn: công ty TIC
Từ bảng tổng kết này chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về kinh doanh du
lịch quốc tế như sau:
Trong 5 năm qua doanh thu của công ty đều có những bước tiến triển tốt
đẹp. Doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước. Doanh thu năm 1996 đạt 850
triệu dồng thì năm 1997 thì doanh thu đạt mức 1 tỷ đồng (tăng 17,65%). Năm
1998 thì doanh thu đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra đạt 1370 triệu
đồng tăng so với năm 1997 là 37 %. Đến nă 2000 thì doanh thu đạt 1 tỷ đồng
tăng 19,6% so vơí năm 1999.
Song song với việc tăng doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng tăng
trong các năm 1996-1999. Năm 1996 đạt 84 triệu thì năm 1997 đạt 100 triệu
tăng 19%, năm 1999 đạt hơn 1,7 tỷ tăng 22,9%. Tuy nhiên đến năm 2000 nếu
như doanh thu tăng 19,6% so với các năm 1999 thì lợi nhuận lại chỉ đạt hơn
174 triệu giảm 0,4% so với năm 1999. Để hiểu rõ tại sao lại sảy ra như vậy thì
chúng tôi đã thông qua các chỉ tiêu hiệu quả ở phần sau:
Năm 1998 được đánh dấu là 1 năm khó khăn đối với toàn ngành du lịch
Việt Nam. Nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ ở khu vực Châu Á. Khách du lịch quốo tế đã giảm 100.000 người so với
mức 1,7 triệu lượt hành khách. Chính vì thế trong năm 1998 số khách quốc tế
do công ty phục chỉ đạt con số 292 hành khách đây là con số rất ít ỏi so với số
khách của công ty đã tổ chứa đưa đón tại 2 năm trước là 360 và 400 người đến
năm 1999 đã tăng lên 706 người, đạt 102% so với năm 1998 và đến năm 2000
thì con số này đã là 800 người tăng 13,7% so với năm 1999.
67
Bảng 7: Số lượng khách mà công ty đã phục vụ.
Năm 96 97 98 99 2000
Khách vào (in bound) 360 4000 292 406 497
Khách ra (out bound) 32 50 400 300 300
Tổng số khách 392 450 692 706 800
Nguồn : Công ty TIC
Trong năm 1998 số khách du lịch ngoại quốc vào Việt Nam qua công ty
TIC đã giảm một cách đáng kể nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh
tế, do thủ tục giấy tờ hay điều kiện du lịch ở Việt Nam chưa tốt thì vẫn có
những nguyên nhân tài chính của công ty. Năm 1998 công tác quản lý của
công ty đã được xem nhẹ và bị cắt giảm chi phí.
Bảng 8: Mức chi phí quảng cáo của công ty du lịch quốc tế.
Năm C.phí quảngcáo Tỷ trọng phí Tỷ trọng
95 15,4 725 2,12%
96 20 612,273 3,27%
97 2 718,182 3,06%
98 21,851 974,708 2,24%
99 24,051 1200,8 2%
2000 25,56 149,007 1,7%
Nguồn: Công ty TIC
Qua bảng11 ta thấy từ năm 98 chi phí quảng cáo của công ty ngày càng
bị cắt giảm đi nhiều hơn. Nếu năm 1997 là 3,06% thì đến năm 1998 là 2,24%
và đến năm 2000 chỉ còn 1,7% .trong khi đối với các ngành du lich chi phí cho
quảng cáo thường rất lớn thường chiếm từ 2% - 5% mức chi phí bỏ ra. Ví dụ
68
hàng năm công ty côcacôla của Mỹ thường bỏ ra 250 triệu USD cho công vệc
quảng cáo trên toàn thế giới . Là một công ty như công ty TIC việc bỏ ra 2 %-
5% chi phí cho quảng cáo là một có gắng rất lớn song cũng không thể vì thế
mà bỏ qua công tác quảng cáo được. Qua bảng 11 ta thấy trong khi các chi phí
khác đều tăng lên thì chi phí quảng cáo cho hoạt động du lịch của công ty RIC
lại giảm đáng kể . Đây là điều đáng quan tâm của công ty trong việc thực hiện
công tác thu chi ngân sách.
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh du lịch tại công ty TIC Hà Nội trong
thời gian qua.
Qua phân tích chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về tình hình kinh
doanh du lịch quốc tế của công ty trong thời gian qua nhưng để có thể hiểu
được sâu hơn đánh giá được những điểm mạnh, yếu, của hoạt dộng kinh doang
du lịch tại công ty thì chúng ta cần phải phân tích thông qua các chỉ tiêu hiệu
quả.
Từ bảng 6 chúng ta có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả sau:
- Hiệu quả kinh doanh:
H= Doanh thu/ Chi phí
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí mà công ty bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu.
- Chỉ tiêu doanh lợi.
D = Lợi nhuận / chi phí x 100%
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí mà công ty bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số sinh lợi doanh thu.
H= lợi nhuận/ doanh thu
Chỉ tiêu này cho xác điịnh công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận doanh thu. Ta có bảng:
Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TIC.
Năm
96 97 98 99 2000
69
Chỉ tiêu
Doanh thu 850.000 1.000.00
0
1.370.22
2
1.687.304 2017189
Chi phí 612273 718182 974708,8
1200800 1499007
Lợi nhuận 84000 100.000 142177 174775,8 174054,7
4
HQ kinh doanh (H) 1,388 1,392 1,406 1,405 1,346
Chỉ tiêu doanh lợi (%) 0,177 0,139 14,6 14,6 11,6
Hệ số sinh lợi doanh
thu
0,099 0,1 0,104 0,104 0,086
Nguồn: Công ty TIC
Qua bảng trên ta thấy năm 96-2000 chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của công
ty TIC đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ công ty trong 5 năm gần đây luôn làm
ăn có lãi . Từ năm 1996 đến năm 2000 chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công
ty liên tục tăng. Năm 1996 một đồng chi phía của công ty bỏ ra thu được 1,388
đồng doanh thu thì năm 1997 một đồng chi phí của doanh thu bỏ ra được 1,392
đồng doanh thu tăng 0,29% so với năm 1996 đến năm 1999 thì con số này là
1,405 tăng 1,23% so với năm 1996. Nhưng đến năm 2000 thì một dồng chi phí
bỏ ra lại chi thu được 1,346 đồng doanh thu giảm 4,19% so với năm 1999
trong khi nữa doanh thu và chi phí năm 2000 đều tăng so với năm 99. Điều này
chứng tỏ năm 2000 công ty đã tăng nhưng chi phí không hiệu quả dẫn đến tốc
độ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí đièu này sẽ dẫn đến lợi
nhuận của công ty bị giảm theo. Thật vậy nếu như năm 99 lợi nhuận của công
ty đặt 146% chi phí thì năm 2000 con số này chỉ là 11,1%. Điều này chứng tỏ
thực sự năm 2000 chi phí của công ty bỏ ra là không hiệu quả so với năm
1999. Như vậy vấn đề đặt ra là công ty phải cần xem xét laị chi phía mình bỏ
ra đã hợp lý chưa cần phải cắt bỏ những chi phí không cần thiết (như chi phí
hành chính dự phép, thủ tục xuất nhập cảnh) để nâng cao hiệu quả chi phí bỏ ra
tăng lợi nhuận cho công ty.
70
Đồng thời qua bảng 12 ta thấy 4 năm từ năm 1996 đến năm 1999 doanh
thu của công ty liên tục tăng song song với nó hệ số doanh lợi doanh thu cũng
tăng, nếu như năm 1996 một đồng doanh thu sẽ thu được 0,099 đồng lợi nhuận
thì năm 1999 hệ số sinh lợi doanh thu đã là 0,104 tăng 1% so vơi năm 1996.
Qua đây ta thấy đi đôi với việc hạ thấp chi phí thì công ty cũng cần phải khai
hoá triệt để các nguồn lực của mình mở rộng quy mô để tăng doanh thu thu về
nhièu lợi nhuận cho công ty.
Mặt khác doanh thu từ hoạt động du lịch của công ty TIC là doanh thu
từ hoạt động cung cấp dịch vụ do vậy nó phụ thuộc rất lớn vào số lượng khách
du lịch mà công ty đã phục vụ. Do đó, chúng ta cần xem xét chỉ tiêu khác đó là
chỉ tiêu về doanh thu bình quân khách du lịch.
Dbq = Tổng doanh thu/ tổng số khách
Chỉ tiêu này cho phép chúng ta xác điịnh xem khi phục vụ mỗi một
khách du lịch ta thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Bảng 10: Doanh thu bình quân từ một khách du lịch tại công ty TIC.
Năm
1996 1997 1998 1999 2000
Tổng doanh thu 100đ 850.000
1.000.00
0
1370222
1687304
2017189
Tổng s
ố khách
(người)
392 450 692 706 800
Dbq 2168,37
2222,22
1980,09
2389,95
2521,49
Nguồn: Công ty TIC
Qua bảng trên ta thấy trung bình mỗi lượt khách mà công ty phục vụ
đem lại cho công ty 2.168.370 đồng doanh thu đến năm 1997 doanh thu bình
quân khách du lịch là 2.222.222 đồng tăng 2,48% so với năm 96 nhưng đến
năm 1998 thì con số này là 1980080 đồng giảm 10,9% so với năm 1997. Con
số này phản ánh rất đúng thực tế của công ty. Bởi vì năm 97số khách nước
ngoài mà công ty đã phục vụ chiếm 88,8% tổng số khách du lịch mà công ty
71
đã phục vụ nhưng đến năm 98 thì số khách vào chỉ chiếm 42% tổng số khách
của công ty đã phục vụ trong năm mà khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam
thường có mức chi tiêu cho chuyến đi cao hơn khách du lịch Việt Nam ra nước
ngoài (out bound) điều này lý giải vì sao mà năm 98 doanh thu của công ty có
tăng lên nhưng doanh thu bình quân khách du lịch lại giảm đi. Từ đó đặt ra vấn
đề là công ty phải làm sao để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước
ngoài hơn.
Cũng qua bảng 13 ta thấy doanh thu bình quân khách du lịch năm 2000
tăng so với các năm trước nhưng theo các số liệu phân tích ở phần trước ta lại
thấy lợi nhuận của công ty bị giảm so với các năm trước. Đến nay có thể giải
thích được một phần lý do lượng khách mà công ty phục vụ trong năm 2000 là
khá cao so với các năm trước dẫn đến chi phí cho khách khá cao từ đó làm cho
lợi nhuận của công ty bị giảm.
Ngoài ra ảnh hưởng của quảng cáo đối với kết quả hoạt động kinh
doanh du lịch quốc tế là rất lớn nó sẽ phản ánh mức doanh thu mà Công ty sẽ
thu được. Chúng ta có thể sử dụng hàm hồi quy y = a + bx để phân tích điều
này, trong đó.
a) Mức doanh thu do ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài quảng cáo.
b) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quảng cáo tới doanh thu.
Ta có bảng số liệu sau :
Bảng 11 : ảnh hưởng của quảng cáo tới doanh thu
Năm
Chi phí qu
ảng cáo
(x) triệu đồng
Doanh thu (x)
(triệu đồng)
xy x
2
1995 10,4 770 11585 237,16
1996 20 850 17000 400
1997 22 1000 22000 484
72
1998 21,851 1370,222 29940,72 477,47
1999 24,031 1687,304 40547,602 577,49
2000 25,56 2017,189 51559,35 653,31
Tổng 128,342 7694,795 172905,67 2829,43
Thực hiện tính toán :
x = 4737,21
6
842,128
6
x
y =
4525,1282
6
715,7694
6
y
xy = 611,28817=
6
67,172905
=
6
xyΣ
x
2
= 572,471
6
43,2829
6
x
2
b =
x
-
-
2
2
2
4737,21572,471
4525,1282.4737,21611,2817
x
y.xxy
b = 122,34
a =
y
- b .
x
= 1282,4525 - 122,34 . 21,4737
a = 156,43
Qua đó ta thấy khi Công ty tăng 1 triệu đồng chi phí cho quảng cáo thì
doanh thu tăng 156,43 triệu đồng.
3.3. Đánh giá chung về hoạt động và hiệu quả kinh doanh du lịch
quốc tế tại Công ty TIC trong thời gian qua.
Hòa chung với xu hướng phát triển chung toàn ngành du lịch, Công ty
TK cũng từng hướng vươn lên để trở thành một đơn vị kinh doanh du lịch
mạnh trong làng du lịch Việt nam. Với các mức tăng trưởng qua các năm 1997,
1998, 1999, 2000 tương ứng là 17,65%, 37%, 23,14% và 19,85%, so với các
đơn vị khác cùng ngành thì mức tăng trưởng mà phòng du lịch quốc tế đạt
được là rất tốt không những thế, tốc độ tăng trưởng này còn góp hần kích thích
sự tăng trưởng của toàn Công ty TK (mức tăng trưởng chung của Công ty là
10,96% và năm 1998 là 23,24%. Mặc dù sự phát triển của hoạt động du lịch
Quốc tế tại phòng du lịch Quốc tế đã có sự phát triển về chất lượng, song về
73
mặt số lượng lại còn rất nhiều hạn chế so với các đơn vị kinh doanh khác đóng
tại địa bàn Hà nội thì số lượng khách mà Công ty đã phục vụ thật sự là nhỏ bé.
Dưới đây là bảng tổng kết số du khách mà các Công ty du lịch trên địa bàn Hà
nội đã phục vụ.
Bảng 12 : Số khách du lịch tại một số Công ty ở Hà nội
Đơn vị tính : Người
Năm 1995 1996
Công ty du lịch Việt nam 4.595 5.412
Công ty du lịch dịch vụ Toserco 1.590 2.416
Công ty du lịch cựu chiến binh 1.475 2.400
Công ty du lịch đường sắt 980 1.210
Công ty TIC. 330 392
Nguồn : Tổng cục du lịch Việt nam.
Điều này có thể giải thích như sau:
+Số cán bộ công nhân viên phòng du lịch quốc tế quá hạn chế (hiện nay
gồm 6 người) nên không đủ sức phục vụ khi một lượng khách quá lớn.
+Chưa chú trọng tới mảng thị trường mới mà chỉ quan tâm phục vụ
lượng khách do đối tác gửi tới, phòng sẽ rất bị động trong việc xây dựng các
chương trình du lịch, lập kế hoạch kinh doanh.
+Phương hướng kinh doanh chưa rõ ràng.
+Công tác dự đoán dự báo về nguồn khách thị trường còn yếu chính
sách khuyếch chương, chính sách sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức
,chưa thu hút được du khách đến với công ty.
Một mô hình được nhiều công ty sử dụng trong việc đánh giá hoạt động
kinh doanh, vị trí của công ty đó là mô hìmh B.C.G (Boston Consultancy
Group).mô hình đó như sau:
Ngôi sao (Stars)
Dấu hỏi
(Question - marks)
Bò sữa (Cash Cow)
Con chó (Dogs)
Cao Thấp
Cao
Th
ấ
Thị
phần
của
Công
ty
74
Trong đó:
-Ngôi sao: là vị trí tối ưu mà khả năng sinh lợi nhuận rất lớn , đồng thời,
khả năng cạnh tranh cao. Đó là vị trí mơ ước của mọi công ty.
-Dấu hỏi : là vị trí đòi hỏi công ty phải đánh giá lại tình hình hoạt động
kinh doanh khi mà thị phần cao mà mức tăng trưởng lại thấp.
-Bò sữa : là vị trí đòi hỏi công ty phải phấn đấu hơn nữa trong việc giành
giật thị phần, nếu được sẽ chuyển lên vị trí ngôi sao, nếu không sẽ rơi vào vị trí
con chó .
- Con chó: là vị trí kinh doanh mà công ty nên dừng hoạt động vì thị
phần thấp, tăng trưởng thấp.
Từ những kết quả kinh doanh của phòng du lịch quốc tế mang lại,
chúng ta có thể xác định được vị trí của công ty TIC ở vị trí bò sữa: thị phần
thấp, tăng trưởng cao. Để có thể phát huy vị thế của mình , công ty cần tăng
cường mở rộng quy mô: cả về nhân lực và hình thức kinh doanh để tiến lên vị
trí ngôi sao, nếu không công ty sẽ chuyển dần vào vị trí con chó.
75
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TIC
I. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU
LỊCH TAỊ CÔNG TY TIC.
1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt nam
Hòa chung nhịp độ phát triển du lịch thế giới và khu vực, ngành du lịch
Việt nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt nam tăng hàng năm, nếu như năm 1999 mới chỉ có 1,018 triệu lượt
khác thì đến năm 1999 con số đó là 1,718 triệu lượt khách, tăng bình quân
13,6%/năm.
Theo dự báo, năm 2010 Việt nam sẽ đón tiếp và phục vụ khoảng 6 triệu
lượt khác quốc tế và đến năm 2020 con số này sẽ là 10 triệu lượt khác. Trong
những năm tới luồng khách du lịch quốc tế đến vùng Đông Nam á chủ yếu vẫn
từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Úc nên Việt nam phải có những định
hướng chiến lược thu hút và duy trì loại khác quốc tế này. Mặt khác, thị trường
khách Pháp, Nhật vẫn là thị trường quan trọng và truyền thống của Việt nam.
Tuy nhiên, cũng phải kể đến thị trường tiềm năng là Trung Quốc, mấy năm
gần đây Trung Quốc luôn là nước gửi khác nhiều nhất sang Việt nam. Trong
tương lai không xa, khách từ các nước ASEAN sẽ đến Việt nam nhiều hơn do
các điều kiện đi lại, tình hình xã hội, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và
các nước ASEAN được đẩy mạnh. Việc nối tour đường bộ Malaysia,
Singapore, Myanma với tuyến du lịch Đông dương ( Việt nam - Lào -
Campuchia) sẽ khép kín lộ trình khách Quốc tế 3 Đông Nam á, mở ra cho nước
ta nhiều cơ hội để khai thác và phát triển du lịch với các hình thức hấp dẫn
theo phong cách và truyền thống văn hóa Việt nam.