Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

tiểu luận tăng trưởng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở israel và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.39 KB, 54 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Israel là một quốc gia có diện tích nhỏ ở Trung Đông với điều kiện tự nhiên
vô cùng khắc nghiệt, hai phần ba diện tích lãnh thổ là sa mạc còn lại là đồi núi đá
trọc, khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung
lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ nước và tưới tiêu.
Tại quốc gia Trung Đông này, chỉ có khoảng 20% diện tích đất là đủ điều kiện thích
hợp làm nông nghiệp. Bất chấp điều đó, ngành nông nghiệp vẫn chiếm 2,5% GDP
và 3,6% kim ngạch xuất khẩu. Chỉ với khoảng 3,7% dân số làm nông nghiệp nhưng
mỗi năm Israel xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD nông sản, trở thành một trong những
nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Từ nhiều năm nay, Israel vững vàng ở
ngôi vị nhà cung cấp nông sản số một cho Liên minh châu Âu (EU).
Để có được những thành tựu như vậy, Israel đã rất chú trọng đầu tư vào khoa
học và công nghệ. Ở đây, 95% thành quả nông nghiệp đến từ khoa học công nghệ,
còn lại 5% đến từ lao động. Một con số dễ hình dung về năng lực thần kỳ của khoa
học: năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, đến nay
đã có thể cung cấp cho 90 người; 1 ha đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà
chua/vụ; 1 con bò cho tới 11 tấn sữa/năm - mức năng suất mà không một nước nào
trên thế giới có được. Để đạt được những con số đáng mơ ước đó Israel đã nỗ lực
không ngừng trong việc phát triển và áp dụng khoa học công nghệ một cách toàn
diện và hệ thống trong nông nghiệp.
Nông nghiệp công nghệ cao không còn là một khái niệm mới mẻ với nhiều nước
trên thế giới như Mỹ, Israel, Nhật Bản… Tuy nhiên đối với Việt Nam, việc phát triển
nông nghiệp theo hướng này vẫn chỉ đang ở những bước đầu. Khối lượng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam chưa cao cũng như chất lượng nông sản vẫn chưa được đánh giá cao
trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc áp dụng công nghệ cao,
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu để Việt

1


Nam thu hoạch khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, bảo đảm an ninh


lương thực quốc gia và gia tăng xuất khẩu.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1
Các mô hình lý thuyết bàn về vai trò của nhân tố công nghệ cao trong việc
gia tăng sản lượng đầu ra
a) Mô hình Solow (1956)
Tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith và
David Ricardo bàn đến từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, nhưng phải đến giữa thế kỷ
20, tăng trưởng kinh tế mới được các nhà khoa học nghiên cứu một cách cơ bản.
Cùng với tiến trình đó, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng được hoàn
thiện để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong đời sống kinh tế.
Nghiên cứu về nguồn gốc của gia tăng sản lượng, các nhà khoa học đã chia các nhân
tố tăng trưởng ra hai nhóm: nhân tố ngoại sinh và nhân tố nội sinh. Mối quan hệ của
các nhân tố đến sản lượng được giải thích căn bản trong hàm sản xuất Cobb-Douglas
có hiệu suất không đổi theo quy mô. Hàm này có dạng như sau:
α 1-α

Q = AK L
Trong đó:

A là hệ số phản ánh trình độ khoa học - kỹ thuật và khả năng quản
lý; K là vốn; L là lao động;
α, 1-α là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn và lao động.
Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas, nhà khoa học Solow đã xây dựng mô
hình tăng trưởng kinh tế, sau đó nó trở thành một hàm sản xuất cơ bản cho các công
trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế hiện đại. Trong mô hình của mình, Solow đã

đưa vào nhân tố tiến bộ kỹ thuật, tuy nhiên, ông coi tiến bộ kỹ thuật là nhân tố ngoại
sinh. Đối với nhân tố khoa học công nghệ, Solow coi đây là một nhân tố cố định tương

3


đương với các nhân tố lao động và vốn. Mô hình tăng trưởng kinh tế của ông có
dạng như sau: Q = f (K, L, A)
α

1-α

Y = AL K

Sử dụng trung lập Harrod Y = F (K, AL) công nghệ bao hàm trong lao động:
α

Y = K (LxE)

1-α

Trong đó,
E - hiệu quả lao động: phản ánh trình độ công nghệ của xã hội, và khi công
nghệ tiến bộ thì hiệu quả của lao động cũng tăng lên.
LE - đo số công nhân hiệu quả
Hình 1.1: Mô hình Solow với thay đổi công nghệ

Nguồn: />
4



Tiến bộ kỹ thuật được phản ánh thông qua tăng hiệu quả lao động. Trong dài
hạn, vẫn xác định được mức k* mà tại đó thỏa mãn ∆k=0, nghĩa là mức đầu tư và khấu
hao bằng nhau. Do vậy, đảm bảo trạng thái tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
Theo mô hình này, công nghệ được đưa vào theo cách nó trực tiếp làm cho yếu
tố lao động năng suất hơn. Khi công nghệ được hoàn thiện hơn sẽ làm cho năng suất lao
động tăng lên hay mức sản lượng trên lao động tăng. Hệ số A có thể tăng lên nhờ những
cải tiến về công nghệ theo nghĩa khoa học là những phát minh, sáng chế hay theo ý
nghĩa nguồn vốn con người là sự cải thiện về y tế, giáo dục, đào tạo và kỹ năng lao
động. Còn tăng trưởng năng suất là sự gia tăng số sản lượng trên mỗi đơn vị vốn hay
trên một lao động có thể xảy ra nhờ tăng hiệu quả sử dụng số vốn sản xuất và lao động
hiện có hoặc đổi mới công nghệ. Mặc dù Solow coi trình độ công nghệ là biến ngoại
sinh đối với mô hình, nhưng sự tiến bộ công nghệ trong mô hình được quan niệm là sự
thay đổi về chất của yếu tố lao động và vốn, đó là tăng năng suất của các yếu tố này.
Tiến bộ kỹ thuật được coi là trung tính, bởi vì nó tác động như nhau đến các yếu tố đầu
vào. Sự tác động của nhân tố công nghệ được tác giả mô tả như phần dư, bởi vì chỉ có
sự ảnh hưởng của hai nhân tố lao động và vốn là có thể trực tiếp lượng hóa được. Do
tiến bộ công nghệ được coi là biến ngoại sinh - là một nhân tố độc lập, không liên quan
đến các nhân tố khác và các thông số nêu trong mô hình, tác giả chưa mô tả được chính
xác sự thay đổi công nghệ diễn ra thế nào, nhưng trong mọi trường hợp thì sự tiến bộ về
công nghệ cũng làm tăng năng suất của vốn và lao động. Ý tưởng tách tiến bộ công
nghệ thành một nhân tố tăng trưởng kinh tế và đưa vào mô hình tăng trưởng của Solow
đã đặt nền móng cho hàng loạt các nghiên cứu sau này về các nhân tố tăng trưởng kinh
tế (PGS, TS Đỗ Văn Đức, 2016)

b) Mô hình Lucas (1988)
Khác với lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh, lý thuyết tăng trưởng nội sinh không
xem tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và cho rằng tiến bộ công nghệ là do ảnh

5



hưởng của các yếu tố như nguồn vốn nhân lực. Các tác giả của những mô hình tăng
trưởng kinh tế mới đã đưa một hay một số biến trên vào trong mô hình, nghĩa là,
chúng trở thành biến nội sinh đối với các mô hình tăng trưởng kinh tế mới này. Như
vậy, các quan điểm này xác định tăng trưởng kinh tế là kết quả của tiến bộ của khoa
học và công nghệ và coi các công trình khoa học, tiến bộ kỹ thuật và thiết kế thử
nghiệm là nhân tố cơ bản của quá trình này. Việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học
hay nâng cao trình độ lao động không chỉ tác động tích cực đến đơn vị hay cá nhân
thực hiện đầu tư mà còn ảnh hưởng tích cực đến những thành phần khác trong nền
kinh tế, dẫn đến tác động lớn hơn của đầu tư đối với cả nền kinh tế, sự tác động lan
tỏa này tạo ra khả năng hiệu suất tăng dần theo qui mô trong nền kinh tế. Việc đầu tư
cho nghiên cứu và phát triển không những làm tăng tri thức cho người đầu tư mà
còn mang lại lợi ích cho những người khác khi tiếp cận với những tri thức mới.
Mô hình Lukas đã giải thích quá trình tăng trưởng kinh tế dưới khía cạnh các
nhân tố nội sinh, đặc biệt từ khía cạnh bảo đảm tiến bộ công nghệ bằng cách tăng
nguồn vốn con người. Vốn con người là tổng thể của kiến thức, thói quen, thuộc tính
xã hội và nhân cách, bao gồm cả sự sáng tạo, thể hiện ở khả năng thực hiện lao động
để tạo ra giá trị kinh tế. Trên phạm vi nền kinh tế, vốn con người là toàn bộ các tài
nguyên - kiến thức, tài năng, kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm, trí thông minh và trí
tuệ của các cá nhân trong một quốc gia.
c) Mô hình R&D (Romer, 1990)
Romer (1990) coi vai trò của tiến bộ kĩ thuật như là nguồn gốc nội sinh của tăng
trưởng. Mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer khác với mô hình Lukas là trong mô
hình Romer, khái niệm vốn bao hàm vốn tư bản và đầu tư cho nghiên cứu. Đến lượt nó,
đầu tư cho nghiên cứu lại bao hàm việc tạo ra sản phẩm mới cũng như hoàn thiện
những sản phẩm hiện có. Vấn đề ở đây là một hãng có thể sản xuất sản phẩm mới hoặc
cải tiến các sản phẩm đang có bằng công nghệ và phương pháp của các chủ

6



thể kinh tế khác. Mô hình Romer xét một nền kinh tế có hai khu vực sản xuất. Thứ
nhất là khu vực sản xuất hàng hóa (gồm các doanh nghiệp) sử dụng vốn vật chất,
kiến thức và lao động làm đầu vào của quá trình sản xuất để sản xuất ra hàng hóa và
dịch vụ. Thứ 2 là khu vực sản xuất kiến thức (cụ thể là khu vực R&D) cũng sử dụng
các đầu vào trên nhưng sản xuất ra một nhân tố sản xuất gọi là kiến thức và được sử
dụng trong cả hai khu vực. Như vậy, mô hình Romer đã nhấn mạnh vai trò của các
nhà khoa học, lao động công nghệ nói chung và máy móc sử dụng trong lĩnh vực
này nói riêng tới tăng trưởng.
Trong mô hình Romer, tiến bộ công nghệ không chỉ được coi là nhân tố sáng
tạo ra sản phẩm mới mà còn cả việc hoàn thiện những sản phẩm đang sản xuất. Điều
này giải thích khả năng phát triển của những nước đi sau, kể cả việc có thể đạt được
tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể. Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố tiến
bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế chỉ có thể khi dựa vào chỉ số phản ánh
trình độ giáo dục - một yếu tố cấu thành của chỉ số phát triển tiềm năng con người.
1.2 Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu
lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng
trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy
sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,
đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông nghiệp công nghệ cao là
một nền công nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công
nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch,

7



sơ chế, chế biến…), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,
đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở
canh tác hữu cơ”.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp công nghệ cao là giải
quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư
công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu khoa học
công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất, sản lượng và
chất lượng cao. Thực hiện tốt nhất giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của
nguồn tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích kinh tế, xã hội và
môi trường sinh thái (TS. Dương Hoa Xô, TS. Phạm Hữu Nhượng).

1.2.2 Vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong phát triển kinh tế
Tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong toàn cục
nền kinh tế. Nông nghiệp giúp đảm bảo lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định
chính trị quốc gia… Trong khi đó, những thành tựu từ ứng dụng nông nghiệp công
nghệ cao vào trong sản xuất đã góp phần rất lớn tạo những bước đột phá mời về
chủng loại, số lượng và chất lượng nông sản. Chính vì thế, nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao được xem là xu hướng tất yếu mà một đất nước cần hướng tới không
chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều đang đi theo xu hướng này.


Ứng phó với biến đổi khí hậu: Việt Nam thuộc một trong những nước thường

xuyên hứng chịu hậu quả nặng nề nhất từ các hiện tượng biến đổi khí hậu hàng năm.
Nếu không ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thì nền nông nghiệp lạc hậu sẽ
phải chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm



Chống lại sự phá hoại của sâu, bệnh: những công trình nghiên cứu nguồn

giống biến đổi gen giúp tăng sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi trước sâu bệnh
góp phần làm giảm tối đa thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.

8




Giảm công sức lao động: so với hình thức sản xuất lạc hậu cũ thì nông nghiệp

công nghệ cao giúp bà con giảm tối đa sức lao động nhờ sự cơ giới hóa, tự động hóa
của máy móc. Trước đây, mỗi người chỉ có thể nuôi đàn gà vài chục con thì nay với
những công nghệ chăn nuôi gà công nghệ cao, một người có thể quản lý cả một
trang trại gà hàng nghìn con.


Giảm thời gian nuôi trồng, tăng giá trị kinh tế: cũng nhờ sự cơ giới hóa và tự

động hóa mà người dân rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng cao giá trị kinh tế. Ngoài
ra, những công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp cũng đảm bảo tính chính xác hơn
giúp giá trị sản phẩm trên thị trường ngày một cải thiện.


Sản xuất nông nghiệp tập trung hóa, quy mô hóa: so với những hoạt động sản

xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún xưa cũ thì nhờ nông nghiệp công nghệ cao, bà
con dễ dàng tập trung mở rộng quy mô sản xuất, tiết kiệm chi phí, đem lại nguồn thu

lớn hơn rất nhiều.
Như vậy, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là thành tựu giá trị của các
nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người
nông dân nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao
a)

Các yếu tố tự nhiên



Đất đai: Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn

nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu,
năng suất và sự phân bổ cây trồng, vật nuôi.


Khí hậu: Sự phát triển và phân bổ nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của

các yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các nước, các vùng thường thể hiện
trong sự phân bố của các loại cây trồng và vật nuôi.


Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng là lớp đất có khả năng tái sinh sản thực vật. Đó là

kết quả của những tác động giữa các yếu tố tự nhiên của một vùng đặc biệt là khí hậu

9



nham thạch phong hóa và địa hình tạo nên. Trên những loại thổ nhưỡng khác nhau
thường có những lớp thực vật thích ứng. Do đó thổ nhưỡng trở thành một trong
những yếu tố tự nhiên quan trọng làm cơ sở cho sự phân bố các loại cây trồng.


Nguồn nước: Nguồn nước trong các nơi chứa (sông, hồ, nước ngầm…) đóng

vai trò quan trọng đến sự phát triển và phân bố các loại cây trồng và vật nuôi, đặc
biệt là các loại cây trồng, vật nuôi ưa nước. Sông ngòi còn có tác dụng bồi đắp phù
sa tạo nên các vùng đất trồng và nơi chăn nuôi mới.
b)

Các yếu tố kinh tế - xã hội



Vấn đề tiếp cận thị trường: Theo Griffon, có một số vấn đề lớn khiến thị

trường trong khu vực kinh tế nông nghiệp kém phát triển:
+ Khó khăn trong tiếp cận thị trường vì ở vùng sâu vùng xa, dân cư thưa thớt,
khối lượng giao dịch lại ít, khiến chi phí giao dịch bình quân tăng cao.
+ Tính cứng nhắc trong nguồn cung nông sản, xuất phát chủ yếu từ tính dễ
hỏng hóc của chúng và nhu cầu thanh khoản của nông dân.
+ Giá nông sản không ổn định do tính cứng nhắc của nguồn cung, nhu cầu theo
mùa vụ, các chính sách dự trữ của tư nhân và nhà nước biến động.
+ Tiềm năng năng suất thấp do thiếu đầu tư và tâm lý sợ rủi ro của nông dân
trước nhu cầu thay đổi lớn của một phương thức canh tác.
Vì những tính chất trên mà thị trường trong khu vực nông nghiệp tự nó khó phát
triển, và nông dân vì thế mà cũng khó có điều kiện tiếp cận thị trường và môi trường thể
chế thân thiện thị trường. Kết quả là, các nông hộ vừa thiếu nguồn lực cho sản xuất vừa

phải đối diện với các điều kiện khó khăn trong khâu lưu thông. Nếu có những biện pháp
nhằm thay đổi được hạn chế này thì các ứng dụng công nghệ cao mới có thể được áp
dụng trong nông nghiệp một cách hiệu quả và toàn diện.



Vấn đề cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kém phát triển ở nông thôn của các nước

đang phát triển cũng là một vấn đề đặc thù và điều này hạn chế hiệu quả và năng suất
của sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả và năng suất thấp là một nhân tố kìm hãm đầu tư.

10


Như vậy có thể nói cơ sở hạ tầng kém phát triển là một nhân tố kìm hãm sự phát
triển của khu vực nông nghiệp.


Vấn đề nghiên cứu phát triển: Các lý thuyết tăng trưởng hầu hết đều đề cao sự

phát triển của tri thức và công nghệ với tư cách là động lực chính cho quá trình tăng
trưởng dài hạn. Lĩnh vực nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Định nghĩa
“nghề nông” giờ đây không còn đơn thuần là những cá thể trực tiếp tham gia trồng
trọt - chăn nuôi mà còn là các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), vì lợi ích
đem lại năng suất cao và hiệu quả cho mùa màng. Lĩnh vực nông nghiệp muốn phát
triển sâu phải dựa trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, trong đó việc đầu tư
cho hoạt động R&D là yêu cầu cấp thiết. Những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh
vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chọn tạo giống, bảo vệ thực
vật, công nghệ sinh thái… cần phải được đẩy mạnh R&D nhằm hướng đến nền nông
nghiệp chất lượng cao, với nông sản làm ra có sự cạnh tranh tốt cho xuất khẩu và

tiêu thụ nội địa. Nhờ công tác R&D, nhiều cải tiến mới đã ra đời góp phần nâng cao
chất lượng sản xuất, đảm bảo người làm nghề đáp ứng đủ sản lượng lẫn chất lượng
nông sản. Điều này đã góp một phần không nhỏ trong việc củng cố an ninh lương
thực của quốc gia. Không những thế, một khi được áp dụng các thành tựu từ những
nghiên cứu mới, cây trồng sẽ đối phó tốt hơn với diễn biến bất thường của thời tiết
đồng thời tránh được những tác động của xấu môi trường, tạo cho ngành tiền đề để
phát triển bền vững. Do đó, việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực nông
nghiệp có vai trò sống còn đối với các nước phát triển.
1.3 Một số ví dụ điển hình về thực hành nông nghiệp công nghệ cao trên thế
giới
a)

Hà Lan

11


Nói đến NNCNC, không thể không nhắc đến Hà Lan. Đất nước vốn là vùng đất
thấp ngập nước nhất thế giới đã tận dụng khoa học công nghệ hết sức hiệu quả để trở
thành đơn vị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ 2 thế giới.


Canh tác kỹ thuật số - Giám sát cây trồng bằng dữ liệu vệ tinh
Hình 1.2: Vệ tinh giúp người nông dân giám sát cây trồng

Nguồn: Nông nghiệp mới eMagazin – doimoisangtao.com
Sở dĩ Hà Lan mua dữ liệu vệ tinh phục vụ làm nông nghiệp do được sử dụng
các cảm biến chuyên dụng từ xa, vệ tinh sẽ ghi lại các dữ liệu về chất lượng đất, độ
ẩm, không khí và áp suất khí quyển để phân tích sự thay đổi của cây trồng và chất
lượng nước. Các dữ liệu đó sẽ được các công ty chuyên môn phân tích, công bố trên

Internet, nhằm tư vấn cho nông dân về tưới tiêu, phân bón, thụ phấn và dùng thuốc
bảo vệ thực vật. Hơn nữa, dữ liệu vệ tinh cho phép nông dân giám sát chặt chẽ sự
phát triển của cây trồng, sự xâm hại của sâu bọ và các mối đe dọa đối với mùa màng
để có hành động can thiệp chính xác ở những nơi và thời điểm cần thiết. Phương
pháp canh tác thông minh này giúp nông dân Hà Lan tiết kiệm đáng kể nhiên liệu,
hạt giống, phân bón nhân tạo, thuốc bảo vệ thực vật và nước, đem lại hiệu quả và
tính bền vững cao.

12




Nông nghiệp nhà kính – một trong những thế mạnh của Hà Lan
Hình 1.3: Vườn phong lan trong nhà kính ở Hà Lan

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Hà Lan có khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp, bình quân diện tích đất canh tác
khoảng 0,058 ha/người – thuộc mức thấp nhất thế giới. Vì thiếu đất canh tác, quốc gia
này đã thực thi chiến lược “đầu tư cao – sản xuất nhiều” để phát triển thủy lợi và hệ
thống nhà kính, trồng các loại hoa, củ, quả… cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Việc canh tác trong nhà kính được chuyên môn hóa cao (về sản phẩm) và được
điều hành bằng hệ thống máy tính. Các khâu làm ấm, thông gió, hạ nhiệt, tưới nước,
bón phân, phun thuốc, thanh trùng… đều được cơ giới hóa, tự động hóa. Ở Hà Lan,
40% nhà kính dùng để trồng rau, 35% trồng hoa, 20% trồng cây ăn quả, hiệu quả cao
hơn 5 - 6 lần so với trồng ngoài trời. Canh tác kỹ thuật cao đang được coi là giải pháp
tiềm năng trong việc đối phó khủng hoảng đất đai và thực phẩm, và trong bối cảnh diện
tích đất canh tác bị thu hẹp và biến đổi khí hậu. Sản lượng cao đã chứng

13



minh ưu thế của nền canh tác chính xác, Hà Lan thu hoạch hơn 20 tấn khoai tây mỗi
năm trong khi năng suất trung bình của thế giới là 9 tấn. (Hương Giang, 2018)
b)

Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ

cao trong nông nghiệp. Một thành tựu nổi bật nhất ở đất nước “mặt trời mọc” phải
kể đến là khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagy.
Hình 1.4: Khu nông nghiệp CNC trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagy

Nguồn: Nông nghiệp mới eMagazin – doimoisangtao.com
Khu vườn trong nhà được cải tạo từ nhà máy cũ của hãng Sony với diện tích đất
2

khoảng 2500 m , chia thành 18 dãy kệ trồng, mỗi kệ gồm 15 tầng. Hệ thống đèn LED
được sử dụng lên tới 17.500 chiếc, cho xuất xưởng trên 10.000 cây xà lách mỗi ngày.
Đèn LED được thiết kế phát sáng ở bước sóng tối ưu cho cây trồng, có thể điều chỉnh
chu kì ngày và đêm, từ đó kích thích cây phát triển nhanh hơn. Nhiều quốc gia khác
cũng đã thử nghiệm loại hình vườn trong nhà trên nhiều loại cây giống khác nhau và
thu được thành công như Hồng Kong, Nga, Singapore, Israel, Mỹ…

c)

Mỹ

14



Mỹ là quốc gia có ngành nông nghiệp tân tiến, hiện đại nhất thế giới. Mặc dù
số lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng dân số
327,2 triệu người (2018) nhưng xuất nhập khẩu nông sản của Mỹ lại dẫn đầu thế
giới, ước tính chiếm 18% thị phần thương mại nông sản của toàn cầu. Một trong các
lý do để giải thích vì sao Hoa Kỳ có một tỷ lệ nông dân rất nhỏ so với tổng lực
lượng lao động, mà lại có một nền nông nghiệp lớn mạnh như vậy chính là việc ứng
dụng nông nghiệp công nghệ cao thông qua áp dụng phương tiện và kỹ thuật hiện
đại trong sản xuất nông nghiệp. Kể từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp, Hoa Kỳ
đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc cơ giới hóa các phương tiện canh tác, sử dụng máy
móc thay thế cho sức người và sức súc vật. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn
trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa máy móc
không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng mà còn chú ý đến
thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kết hợp máy kéo với
máy cày, máy gieo trồng, máy gặt. Hay các sáng kiến về các loại máy móc có thể
canh tác được ở những vùng đất cứng mà sức người khó có thể làm được. Hầu như
mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đều thực hiện bằng máy móc, từ làm đất,
gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân còn dùng máy bay để phun
thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi kết quả thu hoạch. Không có gì lạ khi
những người nông dân lái máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm
theo những máy cày, máy xới và máy gặt cỏ tốc độ nhanh.
Một ví dụ điển hình về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hoa Kỳ là đứng
trước cánh đồng trồng cà chua ở Mỹ không nhìn thấy đất vì toàn bộ diện tích đất được
phủ kín bằng màng chất dẻo (để tránh bay hơi nước). Cây cà chua mọc lên từ các lỗ
khoét nhỏ, cao đến đâu lại được che tiếp bằng màng chất dẻo (để lọc ánh sáng có hại và
phòng tránh sâu bệnh). Trên cánh đồng rất khó nhìn thấy mương máng vì nước hòa
phân bón được nhỏ giọt vào từng gốc cà chua bằng những ống chất dẻo rất nhỏ (để tiết
kiệm nước và phân bón). Công nghệ sinh học đã có đất phát triển nhanh chóng ở

15



Mỹ. Bên cạnh việc cải tiến về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì Mỹ là nước đã đi
đầu trong số 23 nước trên thế giới triển khai rộng lớn cây trồng chuyển gen (GMCgenetically modified culture).

16


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG
NÔNG NGHIỆP CỦA ISRAEL
2.1 Thành tựu của Israel trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.1.1 Israel khi chưa có nông nghiệp công nghệ cao
Israel nằm ở vùng Trung Đông, là quốc gia duy nhất trên thế giới mà người
Do Thái chiếm đa số với khoảng 75% dân số. Đất nước này chỉ mới tuyên bố độc
lập vào năm 1948 và ngay sau đó đã bước vào công cuộc đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng tây Á, trước khi khoa
học công nghệ được ứng dụng vào trong sản xuất thì nông nghiệp của Israel gặp rất
nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc diện tích đất có thể canh
tác còn nhỏ, lượng nước không đủ để phục vụ nông nghiệp, máy móc và công nghệ
thông tin được sử dụng trong quá trình sản xuất còn hạn chế.
Về diện tích đất nông nghiệp: hơn một nửa lãnh thổ Israel là sa mạc Negev, ở
giữa là vùng cao nguyên, đồi núi và chỉ có phần diện tích nhỏ phía tây ven Địa
Trung hải là đồng bằng. Vào những năm 1950 khi mới giành được độc lập, diện tích
đất có thể sử dụng để trồng trọt ở Israel là 408.000 mẫu Anh, tương đương với gần
1650 km2 và nó chỉ bằng 7,6% tổng diện tích đất của Israel. Con số này là quá ít so
với trung bình của thế giới (36,4%) và các quốc gia châu Á khác như Bangladesh
(64,6%), Maldives (43,3%), Pakistan (28,6%).
Về nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp: lượng mưa ở Israel rất thấp, trung
bình vào khoảng 500mm/năm, đặc biệt có những nơi lượng mưa trung bình chỉ đạt
20mm/năm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vì để

phát triển ngành này thì cần phải có một lượng nước dồi dào, đảm bảo cho hoạt
động tưới tiêu cho cây trồng và nước uống cho vật nuôi.
Về máy móc và công nghệ thông tin: số lượng máy móc trung bình trên 100
2

km đất canh tác nông nghiệp trong giai đoạn 1961 – 1963 ở Israel là chưa đến 300

17


máy; công nghệ thông tin ứng dụng vào các công đoạn của quá trình sản xuất nông
sản (nuôi trồng, phân phối, bảo quản…) cũng gần như không có.
Những hạn chế trên làm cho sản lượng của ngành nông nghiệp Israel tuy có
sự tăng trưởng nhưng còn thấp, số lượng lao động trong ngành lại cao, dẫn đến năng
suất lao động của ngành nông nghiệp nước này duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và số lao động trong nông
nghiệp của Israel giai đoạn 1961 - 1964

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Alon Tal
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), trong giai
đoạn 1961-1964, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của Israel trung bình là 1,15 tỷ
USD; số lao động trong ngành nông nghiệp trung bình là khoảng 118 nghìn người
(Alon Tal, 2007). Như vậy, trung bình mỗi người lao động trong ngành nông nghiệp
tạo ra hơn 9746 USD/năm. Con số này tuy cao so với các nước đang phát triển
nhưng so với sản lượng trung bình của Israel ngày nay thì nó vẫn còn khá khiêm tốn.

18


Cũng trong giai đoạn này, ở Israel đã hình thành và phát triển các mô hình

hợp tác xã nông nghiệp rất đặc trưng, tiêu biểu là Kibbutz và Moshav. Kibbutz trong
tiếng Do Thái nghĩa là “tổ hợp” hay là “hợp tác xã”, một hình thức tổ chức kinh tế
cộng nông – công nghiệp nông thôn, được tổ chức theo phương châm “làm theo
năng lực, hưởng theo nhu cầu” đối với các thành viên. Nguyên tắc của Kibbutz là
mọi tài sản và các phương tiện sản xuất được sở hữu chung và mọi quyết định được
hội đồng các thành viên bỏ phiếu tán thành. Trong Kibbutz, các thành viên có trách
nhiệm và tận tụy với cộng đồng, mặt khác họ được đáp ứng mọi nhu cầu từ lúc sơ
sinh đến khi về già. Động cơ để người lao động cống hiến hết mình là danh dự, sự
tuyên dương và sự tôn vinh của cộng đồng và những người lãnh đạo. Moshav lại là
một dạng tổ chức hợp tác xã phức hợp kiểu mới, là một làng nông nghiệp trong đó
mỗi một gia đình đều duy trì trang trại riêng của mình. Hợp tác giữa các thành viên
trong Moshav được áp dụng trong việc mua bán, tiếp thị và cung cấp các dịch vụ
cho cộng đồng. Các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng được thu từ thuế của người dân trong
Moshav. Thuế này thu bình đẳng trên mỗi hộ gia đình, vì vậy, người nông dân giỏi
sẽ được lợi hơn người nông dân kém, chứ không giống như trong Kibbutz, nơi mọi
thành viên đều được hưởng chất lượng đời sống như nhau.
Hai mô hình hợp tác xã nông nghiệp này đã góp phần không hề nhỏ trong
giai đoạn đầu phát triển nông nghiệp của Israel khi chúng tạo ra lợi thế về năng suất
lao động, đóng góp đến gần 80% sản lượng nông sản mà Israel tạo ra, đồng thời
những Kibbutz và Moshav cũng tạo ra những cộng đồng công bằng, nơi các thành
viên tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, tạo tiền đề để phát triển nông nghiệp công
nghệ cao sau này.
2.1.2 Israel khi có nông nghiệp công nghệ cao
a. Một số công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Israel
 Một số công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt:
Thứ nhất, công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước:

19



Công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng đầu nhỏ giọt bằng nhựa đầu tiên được phát
minh ở Israel bởi kỹ sư Simcha Blass vào năm 1965 và sau này ông đã cùng con trai
của mình là Yeshayahu phát triển và thương mại hóa công nghệ này bằng việc thành
lập công ty Netafim, giờ đây đã trở thành công ty toàn cầu về kỹ thuật tưới tiêu nhỏ
giọt. Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt
nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi, nhờ các cơ chế điều tiết áp lực nước của
các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.
Công nghệ tưới nhỏ giọt (loại đầu tưới bù áp) sử dụng đường zig-zag giúp
lưu lượng tại các đầu tưới đảm bảo được độ đồng đều; các cánh đồng của Israel
được trang bị mạng lưới đường ống dẫn nước có các ống nhỏ như mao mạch dẫn tới
từng gốc cây, được điều khiển bằng máy tính, tự động đóng mở van tưới khi độ ẩm
của rễ cây đạt tới mức nhất định. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm
vụ bón phân. Người sử dụng pha phân bón vào bể chứa nước và phân bón sẽ theo
mạng lưới tới từng bộ rễ cây. Công nghệ này của Israel giúp tiết kiệm 30-60% lượng
nước tưới so với thông thường, nước và phân bón được chuyển đến bộ rễ tích cực,
giúp cây hấp thu tốt và hạn chế lãng phí phân bón và nước tưới.
Thứ hai, hệ thống nhà kính:
Canh tác nhà kính được xem như một giải pháp công nghệ chìa khoá trong phát
triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel. Theo các nhà khoa học nông nghiệp nước
này, nhà kính nông nghiệp công nghệ cao (Hi-tech greenhouses) là loại hình nhà kính
ứng dụng các công nghệ cao, hiện đại để tạo lập ra một môi trường sinh thái thuận lợi
nhất có thể cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Nhà kính công nghệ cao cơ giới hóa
đến mức cao nhất các công đoạn sản xuất, đáp ứng các nhu cầu về kiểm soát “tiểu khí
hậu nhà kính”, kiểm soát “sinh học nhà kính”, kiểm soát “dịch hại” nhà kính, loại trừ
các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cho sản xuất và thực hiện các biện pháp điện toán điều
chỉnh các yếu tố môi trường sinh thái nhà kính. Nhờ công nghệ này, nông dân Israel có
thể đạt được mục tiêu sản xuất ra các nông sản “sạch”, an toàn cho sử dụng, thậm

20



chí có thể sản xuất ra các loại nông sản trái mùa hoặc không sản xuất được ngoài
môi trường tự nhiên. Bên trong hệ thống nhà kính, nông dân Israel có thể thực hiện
các công nghệ thâm canh cao, giúp người nông dân tối đa hoá năng suất, chất lượng
sản phẩm và hiệu quả sản xuất đồng thời tối thiểu hoá các khoản chi phí sản xuất và
đặc biệt là để tiết kiệm nước. Điều này tạo ra một cuộc cách mạng trong năng suất
cho các loại cây trồng ở Israel.
Thứ ba, kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học:
Các kỹ sư Israel đã lai tạo ra các giống côn trùng có ích nhằm giải quyết vấn
đề kiểm soát sâu bệnh tuân theo các nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đồng thời họ
cũng lai tạo các giống côn trùng chuyên biệt như giống ong vò vẽ chuyên thực hiện
thụ phấn tự nhiên trong môi trường nhà kính. Các sản phẩm sinh học đã cho phép
nông dân Israel giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đi 75% trong canh tác.
Thứ tư, công nghệ bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường:
Để giải quyết vấn đề bảo vệ thực vật mà vẫn thân thiện với môi trường, các
công ty chuyển giao công nghệ của hàng đầu thế giới của Israel về các sản phẩm bảo
vệ cây trồng đã phát triển và thương mại hóa các sản phẩm thuốc diệt cỏ chậm phát
tán vào đất và thuốc trừ sâu không gây tổn hại cho côn trùng có ích. Cách tiếp cận
của Israel là sản xuất các túi thuốc diệt cỏ có tính chất vật lý giống đất sét, mang
điện tích âm để cho phép phát tán vào đất chậm và có thể kiểm soát, làm giảm thẩm
thấu vào các lớp đất sâu hơn trong khi vẫn duy trì tác động diệt cỏ trên lớp đất bề
mặt. Điều này làm tăng hiệu quả diệt cỏ và giảm liều lượng cần thiết. Với thuốc trừ
sâu, các kỹ sư Israel chế tạo ra các loại thuốc đặc chủng chỉ tác động đến một hoặc
một số loài sâu bệnh trong khi đó không có tác dụng đến các loài khác. Chúng làm
giảm tác động của thuốc trừ sâu đến các côn trùng có ích, đảm bảo đa dạng sinh học
và bảo vệ môi trường.
 Một số công nghệ cao được ứng dụng trong chăn nuôi
Thứ nhất, nuôi cá trên sa mạc:

21



Công nghệ khiến một điều tưởng như không thể trở thành sự thật ở Israel – nuôi
cá trên sa mạc – là hệ thống GFA (Grow Fish Anywhere), dựa trên nghiên cứu của nhà
khoa học tiến sĩ Yossi. Hệ thống nuôi cá này là một khu vực nuôi cá được khép kín và
có thể đặt ở bất cứ đâu, không phụ thuộc vào các điều kiện về điện, nguồn nước cũng
như môi trường bên ngoài. Với một hệ thống công nghệ khép kín, 99% lượng nước nuôi
cá hoàn toàn có thể tái sử dụng. Đặc biệt, hệ thống có thể làm sạch môi trường trong
nuôi cá thông thường và không cần thay nước nhờ việc sử dụng các vi khuẩn được phát
triển để biến những chất thải từ cá, vốn là một mối đe dọa đến môi trường lại trở thành
phân bón cực kì hữu ích cho cây trồng. Hơn nữa, hệ thống GFA còn làm giảm mầm
bệnh ở cá và giảm thiểu tỉ lệ lây bệnh từ yếu tố thiên nhiên, chỉ cần kiểm soát tốt nguồn
cá giống, mọi chuyện sẽ được kiểm soát một cách dễ dàng.

Nền tảng cho hệ thống hoàn hảo mà người Israel tạo ra chính là việc xác định
nguồn nước ngầm cũng như việc tối ưu được đến từng giọt nước. Theo quy trình, họ
sẽ tích trữ nước vào mùa đông, thời điểm mà lượng nước bốc hơi ít để sử dụng cho
mùa hè. Ngoài ra, việc có thể tái sử dụng được nguồn nước, người Israel dễ dàng
tăng gia sản xuất thêm được từ việc nuôi trồng thủy sản mà không phải lo lắng về
nguồn nước phải dùng vào mùa hè.
Thứ hai, công nghệ chăn nuôi bò sữa:
Israel đã phát triển các công nghệ chăn nuôi bò sữa tập trung theo quy mô công
nghiệp đầu tiên trên thế giới. Israel áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, nơi mà phân
của bò thải ra sẽ được thu gom đến nhà máy sản xuất phân bón hoặc nhà máy sản xuất
điện. Hệ thống cũng áp dụng công nghệ cho phép tối ưu hóa sản lượng sữa và giúp
người chăn nuôi có thể quản lý, theo dõi, giám sát và theo dõi đàn gia súc thông qua các
thiết bị máy tính. Một con bò sẽ được vắt sữa 3 lần/ngày, trong khi vắt sữa, bò được
nghe nhạc để giảm bớt sự căng thẳng. Mỗi con bò được gắn một chip điện tử, mỗi con
chip lại được gắn với một bảng điện tử ở chân bò, khi bò tới nơi vắt sữa, bảng


22


điện tử sẽ thông báo về tình trạng sức khỏe của bò và lượng sữa dự tính thu được.
Nếu bò yếu hoặc ít sữa, bảng điện tử sẽ thông báo để người quản lý biết và xử lý.


Một số công nghệ cao được ứng dụng ngoài công đoạn sản
xuất Thứ nhất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch:
Người Israel đã thiết kế sản phẩm kén tồn trữ lương thực nhằm đưa ra một giải

pháp đơn giản, rẻ tiền cho các nông dân châu Á và châu Phi để tồn trữ lương thực
sau thu hoạch một cách hiệu quả nhất. Sản phẩm này chỉ đơn giản là một chiếc túi
khổng lồ, được thiết kế bởi giáo sư công nghệ thực phẩm quốc tế Shlomo Navarro,
giúp lương thực tránh được việc tiếp xúc với không khí và độ ẩm. Nó đang được sử
dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Đông và cả những quốc
gia không có quan hệ ngoại giao với Israel như Pakistan.
Với các phương pháp tồn trữ lương thực truyền thống, 50% lượng ngũ cốc
thu hoạch được và 100% sản lượng đậu bị tổn thất là do côn trùng và ẩm mốc. Tại
các quốc gia đang phát triển, nông dân chỉ tồn trữ lương thực họ thu hoạch được
bằng các phương tiện thô sơ như giỏ, bồ, túi, bao tải, những thứ không thể bảo vệ
lương thực của họ thoát khỏi sự đói khát của côn trùng và các tác nhân gây hại từ
bên ngoài. Và sản phẩm kén tồn trữ lương thực sinh ra để giải quyết các vấn đề đó,
đặc biệt là sức nóng và độ ẩm cao.
Ngoài kén tồn trữ lương thực, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu khoa
học thực phẩm và sản phẩm sau thu hoạch thuộc Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp
(ARO) của Chính phủ Israel cũng nghiên cứu và cho ra đời nhiều công nghệ bảo
quản giúp nông sản được tươi ngon trong thời gian dài và vẫn giữ được giá trị dinh
dưỡng cao chẳng hạn như phương pháp bảo quản khoai tây không sử dụng hóa chất
để giảm đáng kể tỉ lệ nảy mầm trong quá trình lưu trữ, tăng thời hạn sử dụng cho

quả lựu tới 4 tháng mà vẫn duy trì lượng dinh dưỡng, sử dụng các túi khí vi đục, hay
các hệ thống sưởi ấm giúp giải quyết vấn đề về hình thức cho hành tây và tiêu.
Thứ hai, nông nghiệp trực tuyến:

23


Israel đã xây dựng một hệ thống nông nghiệp trực tuyến là Hệ thống Kiến
thức nông nghiệp trực tuyến (Agricultural Knowledge Online - AKOL). Đây là một
hệ thống tương tác trực tuyến trên toàn cầu, nó liên kết kho dữ liệu về kiến thức
nông nghiệp, các chuyên gia và nông dân để giải quyết bất cứ một vấn đề gì trong
nông nghiệp. Mọi nông dân giờ đây có thể truy cập vào hệ thống này, học hỏi các
kiến thức, kinh nghiệm và yêu cầu sự giúp đỡ, tư vấn phương pháp, giải pháp nông
nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu, các nhà sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp về
vấn đề của họ.
Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, Chính
phủ Israel cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm sang các
thị trường tiềm năng thông qua mạng internet. Do đó, đến nay, khoảng 60% tổng sản
lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu giá hoa ở Tây
Âu; 20% còn lại xuất sang các thị trường truyền thống như Đông Âu, Mỹ; một phần
nhỏ bán sang châu Á – chủ yếu là Nhật Bản.
b. Kết quả khi ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ở Israel
Khởi đầu của nông nghiệp công nghệ cao ở Israel được đánh dấu mốc đầu
tiên với phát minh về công nghệ tưới nhỏ giọt vào năm 1965. Sau đó, Israel đã đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, gia
tăng sản lượng và chất lượng đầu ra, nâng cao năng suất lao động của người nông
dân và từ đó đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

24



 Về diện tích đất nông nghiệp:
Biểu đồ 2.2: Diện tích đất nông nghiệp Israel giai đoạn 1961 – 2016

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Nhờ công nghệ tưới tiêu, hệ thống nhà kính và công nghệ nuôi cá trên sa mạc
GFA… mà tình trạng thiếu nước trong nông nghiệp của một số vùng hạn hán đã được
khắc phục, do đó làm tăng diện tích đất nông nghiệp của Israel. Spencer C. Tucker &
Priscilla Roberts (2008) cho rằng, diện tích đất nông nghiệp đã được cải thiện từ khoảng
2

2

1650 km vào năm 1948 lên gần 4350 km vào năm 1998. Trong những năm đầu thế kỉ
21, chính phủ Israel đã có những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế. Cụ thể,
bên cạnh mục tiêu về phát triển nông nghiệp, chính phủ nước này còn chú trọng đầu tư
hơn vào công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng, du lịch, hệ thống tài chính...
Điều này khiến cho diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất trồng

25


×