Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở mailaysia, thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ ĐỨC THẮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC BẬC CAO PHỤC VỤ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MALAYSIA, THÁI
LAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi

Hà Nội, năm 2017

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Giáo dục bậc cao luôn là một mục tiêu quan trọng của các chương trình phát
triển quốc gia, là một hình thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực –một yếu tố đầu
vào rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của giáo dục đối với tăng trưởng
kinh tế ở mỗi giai đoạn phát triển có sự khác nhau. Ở các xã hội truyền thống, tập
trung phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có tầm quan trọng hơn nhiều so
với phát triển giáo dục bậc cao bởi nền kinh tế thời kỳ này chủ yếu cần một số lượng
lao động có quy mô lớn và cần ở trình độ nhận thức cơ bản. Tuy nhiên, sang các xã hội
hiện đại, đặc biệt là xã hội tri thức ngày nay, chất lượng lao động được đặt lên hàng


đầu. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin không cần một lực lượng lớn lao động làm
các sản phẩm cần nhiều sức lao động, mà cần một lực lượng lao động tinh giản và có
tay nghề cao. Hệ thống giáo dục vì vậy đã thay đổi và giáo dục bậc cao trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết, là kênh chính thức để trao đổi tri thức và hấp thụ công nghệ,
giúp các nền kinh tế tiếp thu và đuổi bắt công nghệ hiệu quả hơn.
Trong khu vực châu Á, Malaysia và Thái Lan là các trung tâm giáo dục bậc cao
có chất lượng, được nhiều nước đang phát triển tham khảo và học tập. Phát triển giáo
dục bậc cao đã giúp Malaysia và Thái Lan trở thành những nước có nền kinh tế tăng
trưởng nhanh ở khu vực Đông Nam Á. Hai nước này có hệ thống các trường đại học
được xếp hạng cao trong khu vực và trên thế giới, đồng thời hệ thống giáo dục bậc cao
ở Thái Lan và Malaysia được phân cấp rất rõ ràng, đáp ứng tốt các nhu cầu hấp thụ lao
động chuyên môn cao ở các ngành nghề kinh tế - xã hội khác nhau. Giáo dục bậc cao
đã góp phần đưa Malaysia và Thái Lan từ một nước nông nghiệp truyền thống trở
thành một nước công nghiệp hóa thành công trong khu vực, có thu nhập bình quân đầu
người xếp hạng ở mức trung bình cao trên thế giới. Bằng việc trang bị kỹ năng và tri
thức cho người dân, giáo dục bậc cao đã giúp Malaysia và Thái Lan giảm nghèo tương
đối hiệu quả và bền vững.
Giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề rất nan giải.
Theo đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2016 cả nước có 412 trường
đại học và cao đẳng, thu hút 2,2 triệu sinh viên trong tổng số 95 triệu dân, cao hơn cả
các quốc gia phát triển. Ước tính có khoảng hơn 1 triệu người thất nghiệp, trong đó ½
là thanh niên, 1/3 là cử nhân đại học cao đẳng. Chương trình đổi mới đào tạo và dạy
nghề tại Việt Nam cho biết hết quý 1 năm 2016 cả nước có 225.000 cử nhân và thạc sĩ
2


thất nghiệp. Do mở rộng ồ ạt giáo dục bậc cao, tỷ lệ sinh viên trên số giảng viên quy
đổi ở Việt Nam đạt trung bình 22,7 sinh viên/giảng viên, trong đó có tới trên 500
ngành trong tổng số 3575 ngành đào tạo có số sinh viên vượt quá 30 sinh viên/giảng
viên, trong đó có gần 100 ngành có tỷ lệ sinh viên trên số giảng viên đạt trên 100, tập

trung ở các ngành kinh tế, quản lý, luật và giáo dục. Nền giáo dục đại học của Việt
Nam hiện nay có quá nhiều vấn đề mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ chính hệ thống
giáo dục đã lỗi thời, chưa theo kịp thời đại.Theo đánh giá của các chuyên gia nước
ngoài, nguyên nhân khủng hoảng của giáo dục đại học ở Việt Nam chủ yếu là do
không có mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo dục. Các nhà
đầu tư nước ngoài cho rằng việc thiếu hụt công nhân và lực lượng quản lý có trình độ
là rào cản lớn đối với sự mở rộng của họ. Cho đến nay Việt Nam đang thiếu vắng các
trường đại học và các học viện có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao cho nền kinh tế.
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bậc cao ở Thái Lan và Malaysia là rất có ý
nghĩa vì đây là hai quốc gia đạt kết quả tốt trong phát triển giáo dục bậc cao. Chính vì
vậy, đề tài “Phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Malaysia, Thái
Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” mang tính cấp thiết cả về mặt lý luận và
thực tiễn, giúp tác giả luận án tìm hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục bậc cao trong
tăng trưởng và phát triển kinh tế, đánh giá và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong phát
triển giáo dục bậc cao (cụ thể là kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan), từ đó có
những kiến nghị, đề xuất để góp phần vào công cuộc đào tạo giáo dục bậc cao và phát
triển nguồn nhân lực phục vụ tăng trưởng kinh tế thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đíchnghiên cứu:
Đề tài tập trung phân tích chính sách phát triển giáo dục bậc cao ở Thái Lan và
Malaysia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tìm hiểu và đánh giá
thành tựu và hạn chế của phát triển giáo dục bậc cao của hai nước này, nghiên cứu mối
liên hệ của giáo dục bậc cao và tăng trưởng kinh tế ở hai nước, từ đó có những đánh
giá so sánh, rút ra những bài học kinh nghiệm và những kiến nghị chính sách cho Việt
Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu trên, Luận án cần giải quyết 4 nhiệm
vụ cơ bản sau đây:


3


- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và xây dựng khung tiêu chí về phát triểngiáo
dục bậc cao, các chính sách chủ yếu để phát triển giáo dục bậc cao, vai trò và tác động
của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế.
- Đánh giá chính sách, thực trạng phát triển giáo dục bậc cao, vai trò và tác
động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở Malaysia.
- Đánh giá chính sách, thực trạng phát triển giáo dục bậc cao, vai trò và tác
động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan.
- Đánh giá, so sánh thành công, hạn chế, ưu điểm, nhược điểm của hệ thống
giáo dục bậc cao của Thái Lan và Malaysia trong quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế;
- Phân tích thực trạng và những nguy cơ đối với hệ thống giáo dục bậc cao phục
vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam hiện nay; từ đó từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam từ trường hợp Malaysia và Thái Lan, đề xuất những kiến nghị chính
sách nhằm phát triển hiệu quả hệ thống giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:Phát triển giáo dục bậc cao ở Thái Lan và Malaysia
(bao gồm từ hệ cao đẳng, giáo dục đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Thời điểm tác giả luận án chọn để nghiên
cứu trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Giai đoạn này phù hợp với xu hướng toàn
cầu hóa đang lan rộng và nền kinh tế tri thức trên toàn thế giới đòi hỏi các nước đang
phát triển phải chú trọng phát triển giáo dục bậc cao. Tuy nhiên, ở mỗi nước, thời điểm
bắt đầu lựa chọn nghiên cứu có sự xê dịch, phụ thuộc vào các chiến lược và sự thay
đổi chính sách phát triển giáo dục bậc cao ở nước đó.
- Phạm vi về không gian, đối tượng và địa bàn nghiên cứu: Đối tượng nghiên
cứu là phát triển giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan bao gồm từ bậc cao đẳng

đến bậc tiến sĩ, sau tiến sĩ. Tác động của giáo dục bậc cao chỉ nghiên cứu những khía
cạnh liên quan đến tăng trưởng kinh tế, không nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến
phát triển xã hội và các khía cạnh khác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, trong
nghiên cứu, phân tích và trình bày các vấn đề, Luận án sẽ sử dụng những phương pháp
nghiên cứu như phương pháp thống kê, thu thập các thông tin thứ cấp để tiến hành
4


phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả, nghiên cứu nhân - quả định tính, nghiên cứu so
sánh, phương pháp dự báo. Đồng thời, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, công
trình này sẽ bổ sung, phát triển những luận cứ khoa học và thực tiễn mới nhằm thực
hiện tốt những mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Kỹ thuật sử dụng chủ yếu là sưu tầm, lựa chọn các tài liệu liên quan trực tiếp
đến chủ đề nghiên cứu ở trong và ngoài nước; thu thập các số liệu thứ cấp từ các
nguồn khác nhau để có tư liệu sơ cấp phục vụ cho phân tích và đánh giá. Từ đó, xử lý
tài liệu, đánh giá và phân tích, rút ra những kết luận khoa học về bản chất, nguyên
nhân, tác động của các vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra các kiến nghị chính sách.
5. Ý nghĩa khoa học của luận án:
- Đề tài mang ý nghĩa về mặt lý luận. Từ trước đến nay, các lý thuyết về phát
triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực đã được các học giả trong và ngoài nước
nghiên cứu rất nhiều, rất đa dạng. Tuy nhiên, giáo dục bậc cao mới được nghiên cứu
thông qua các công trình nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định ở nhiều nước khác nhau,
từ đó rút ra những đánh giá, nhận định. Các khái niệm và các tiêu chí đánh giá giáo
dục bậc cao, tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế được các tác
giả đi trước nghiên cứu ở nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhiệm vụ của luận án là kế
thừa các kết quả của các nghiên cứu trước đó về mặt lý luận, tiếp tục nghiên cứu logic
để xây dựng khung tiêu chí đánh giá đặc điểm của giáo dục bậc cao, vai trò và tác
động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế.

- Luận án mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Giáo dục bậc cao luôn là một mục
tiêu quan trọng của các chương trình phát triển quốc gia, là một hình thức quan trọng
trong đầu tư vốn nhân lực –một yếu tố đầu vào rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Trong khu vực ASEAN, Malaysia và Thái Lan là các trung tâm giáo dục bậc cao có
chất lượng, được nhiều nước đang phát triển tham khảo và học tập. Phát triển giáo dục
bậc cao đã giúp Malaysia và Thái Lan trở thành những nước có nền kinh tế tăng
trưởng nhanh ở khu vực Đông Nam Á. Hai nước này có hệ thống các trường đại học
được xếp hạng cao trong khu vực và trên thế giới, đồng thời hệ thống giáo dục bậc cao
ở Thái Lan và Malaysia được phân cấp rất rõ ràng, đáp ứng tốt các nhu cầu hấp thụ lao
động chuyên môn cao ở các ngành nghề kinh tế - xã hội khác nhau. Giáo dục bậc cao
đã góp phần đưa Malaysia và Thái Lan từ một nước nông nghiệp truyền thống trở
thành một nước công nghiệp hóa thành công trong khu vực, có thu nhập bình quân đầu
người xếp hạng ở mức trung bình cao trên thế giới. Bằng việc trang bị kỹ năng và tri
thức cho người dân, giáo dục bậc cao đã giúp Malaysia và Thái Lan giảm nghèo tương
5


đối hiệu quả và bền vững. Trong bối cảnh giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay đang
gặp phải nhiều vấn đề rất nan giải, thì việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bậc cao
ở Thái Lan và Malaysia là rất có ý nghĩa thực tiễn vì đây là hai quốc gia đạt kết quả tốt
trong phát triển giáo dục bậc cao, tuy xuất phát từ các nước nông nghiệp truyền thống
nhưng đến nay lại có sự khác nhau rõ ràng về cơ cấu kinh tế. Do vậy, việc đúc kết kinh
nghiệm của hai nước Thái Lan, Malaysia, đối chiếu so sánh các điều kiện tương đồng
và khác biệt để đề xuất các kiến nghị giải pháp cho Việt Nam nâng cao chất lượng
giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững là hoàn toàn có ý nghĩa thực
tiễn cao đối với Việt Nam hiện nay.
6. Những đóng góp mới của luận án :
- Luận án làm rõ các vấn đề lý thuyết giải thích mối liên hệ giữa giáo dục bậc
cao và tăng trưởng kinh tế, tầm quan trọng của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển mạnh hiện nay. Đồng thời, luận án sẽ tiến hành

nghiên cứu hệ thống chính sách mà các nước Đông Á thường áp dụng để phát triển
giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế.
- Phân tích thực trạng phát triển giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan, mối
liên hệ giữa giáo dục bậc cao và tăng trưởng kinh tế của hai nước này, từ đó so sánh,
đánh giá để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai mô hình giáo dục bậc
cao của Malaysia và Thái Lan.
- Trên cơ sở xem xét thực trạng khủng hoảng giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện
nay, đối chiếu bối cảnh tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam với Thái Lan và
Malaysia, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách nhằm
phát triển hiệu quả giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam.
7. Kết cấu luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục tài liệu
tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương nội dung như sau :
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến giáo dục bậc cao
phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Chương 3: Thực trạng phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở
Malaysia và Thái Lan.
Chương 4: Đánh giá hệ thống giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở
Malaysia, Thái Lan, bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho Việt Nam.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu trong nước liên quan đến về chủ đề “Phát triển giáo dục bậc cao
phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Malaysia, Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam” có một số tài liệu sau đây:
Trước hết, phải kể đến những công trình nghiên cứu lý luận chung về vai trò
của phát triển giáo dục bậc cao trong tăng trưởng kinh tế. Trong cuốn sách “Nghiên
cứu con người và nguồn nhân lực: Đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Phạm
Minh Hạc, NXB Chính trị quốc gia, 2001), tác giả đã đưa ra những khái niệm về
nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động đã qua đào tạo, đồng thời
phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời
kỳ công nghiệp hóa. Trong cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế
giới và thực tiễn nước ta”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Cuốn sách đã giới
thiệu khái quát vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế và phát triển nguồn nhân
lực ở khía cạnh phát triển giáo dục –đào tạo ở một số nước trên thế giới, bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Nhìn chung, hai cuốn sách này đã phần nào phân tích vai trò
của giáo dục và đào tạo đối với phát triển con người và nguồn nhân lực phục vụ cho
quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Đi gần hơn với chủ đề phát triển giáo dục bậc cao, cuốn sách “Phát triển nguồn
nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị
Doan, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, đã đề cập đến một số nội dung về giáo
dục đại học, đồng thời đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển giáo
dục đại học ở Việt Nam. Cuốn sách “Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội
nhập” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, NXB. Tổng hợp TP HCM, năm 2011 đã phân
tích các khái niệm, chuẩn mực quốc tế về đào tạo, chất lượng dạy học, nghiên cứu
khoa học,... đồng thời, phân tích các kinh nghiệm quốc tế trong giáo dục đại học, chỉ
ra những thiếu sót, bất cập trong giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam và đề xuất
những biện pháp giải quyết. Ngoài ra, trong cuốn sách “Cuộc cạnh tranh chất xám vĩ
đại: Các đại học toàn cầu đang tái định hình thế giới như thế nào?”, tác giả Ben
Wildavsky, NXB Tri thức, 2011, các khái niệm như chất xám, giáo dục đại học, giáo
dục đại học toàn cầu đã được tác giả phân tích kỹ lưỡng, đồng thời phân tích vai trò và
7



sứ mạng của giáo dục đại học trong thời đại toàn cầu hóa, phân tích kinh nghiệm quốc
tế về vai trò của giáo dục đại học trong phát triển kinh tế (tại Mỹ, Singapore, Ấn Độ,
Trung Quốc).
Trong số những công trình nghiên cứu về giáo dục bậc cao ở Malaysia và
Thái Lan, có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây: “Lựa chọn thành công:
Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam”, Chương trình châu
Á của Đại học Harvard, 2008. Cuốn sách đã nêu lên kinh nghiệm phát triển (trong đó
có phát triển giáo dục và giáo dục đại học) của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Hồng Kong, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, vai trò của cuộc cách
mạng trong giáo dục đại học đối với phát triển kinh tế của các nước này, và bài học
cho Việt nam trong cải cách hệ thống giáo dục đại học. Viện Khoa học giáo dục Việt
Nam năm 2010 xuất bản cuốn sách “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ tri thức”, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả trong cuốn sách này đã phân tích chính sách
phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của một số nước, trong đó có
nhắc đến Thái Lan và Malaysia, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu, bài báo liên quan đến phát triển giáo
dục bậc cao ở Malaysia, Thái Lan, cụ thể là các bài: “Thái Lan: Tập trung vào giáo
dục đại học”, tác giả Quang Hùng, Báo Giáo dục TP HCM, ngày 6/5/2009; “Việt Nam
tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học”, tác giả Bùi Du Dương, Báo
Vnexpress, ngày 11/1/2013; “Các mô hình đại học tư ở Malaysia”, tác giả Mohammed
Ali Abdul Rahman, trợ lý chính vụ trưởng vụ tuyển sinh và tiêu chuẩn giáo dục, Bộ
giáo dục đại học Malaysia, đăng trên Tạp chí Tia sáng, ngày 7/5/2013; “Giáo dục”,
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2013-2014; “Giáo dục đại học Việt nam và
Thái Lan qua vài con số”, Tạp chí Tia sáng 2/2/2014;...Các bài báo và bài nghiên cứu
này phần nào đã phân tích hệ thống giáo dục đại học ở Thái Lan và Malaysia, những
thành công trong giáo dục đại học đối với phát triển kinh tế ở các nước này, liên hệ với
hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam.
Nghiên cứu về thực trạng giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay, có thể kể
đến một số tác phẩm tiêu biểu như: “Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc

gia có thu nhập trung bình”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2012, Báo cáo chung của
các nhà tài trợ tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam. Trong cuốn
sách này, vai trò của nguồn vốn con người và những thách thức về năng suất giảm sút
là những trở ngại chủ yếu của kinh tế Việt Nam, trong đó có những vấn đề phát triển
8


giáo dục bậc cao. Cuốn sách “Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu” của
Tổng cục thống kê, năm 2011, đã đưa ra thực trạng giáo dục các cấp, trong đó có giáo
dục bậc cao (từ cao đẳng đến đại học và trên đại học), phân tích mối quan hệ giữa giáo
dục, dân số và các đặc trưng kinh tế xã hội, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục (trong
đó có giáo dục bậc cao) và những hệ lụy chính sách.
Thực trạng kém chất lượng đào tạo và vai trò của giáo dục bậc cao được phân
tích nhiều qua các bài nghiên cứu. Bài viết “Bước đi của giáo dục đại học Việt Nam
trước ngưỡng cửa kinh tế tri thức”, tác giả Bùi Loan Thùy, Tạp chí Phát triển & Hội
nhập, số 4(14), tháng 5-6/2012. Bài viết phân tích tầm quan trọng của giáo dục đại học
trong phát triển kinh tế, đồng thời nêu lên những yếu kém của hệ thống giáo dục đại
học Việt nam và những nhiệm vụ nặng nề cần phải giải quyết trong thời gian tới của
giáo dục đại học Việt Nam. Trong bài “Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 6 (16), tháng 9-10/2012, tác giả Chu
Văn Cấp đã phân tích các khái niệm về nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nguồn
nhân lực, vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực, thực trạng phát
triển nguồn nhân lực và yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết khác liên quan đến giáo dục đại học và giáo dục bậc cao ở
Việt Nam như: “Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển”, tác giả
Nguyễn Văn Đạo, Bản tin Đại học quốc gia Hà Nội, 2012; “Nguồn nhân lực chất
lượng cao: Cửa sổ đã mở”, tác giả Nguyễn Quốc Anh, Tổng cục dân số và KHH gia
đình, 2010; “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong
lịch sử Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; “Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Luận án Tiến Sĩ

kinh tế chính trị, tác giả Lê Thị Hồng Điệp, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý
luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội (2005); …
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước đã phần nào cho thấy vai trò
của giáo dục bậc cao trong phát triển kinh tế - xã hội ở một quốc gia đang phát triển,
đặc biệt là ở Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này cung
cấp những tư liệu, những nhận định đánh giá đa dạng và phong phú, giúp NCS định
hình được khung phân tích của luận án và tiếp tục phát hiện các vấn đề mà các công
trình nghiên cứu trước đó chưa đề cập đến, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chính
sách phát triển giáo dục bậc cao ở Thái Lan và Malaysia, sự tương đồng và khác biệt
của hệ thống giáo dục bậc cao ở hai nước này, những tác động của giáo dục bậc cao
đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Thái Lan và Malaysia. Các bài học kinh nghiệm rút
9


ra từ việc nghiên cứu giáo dục bậc cao ở Thái Lan và Malaysia cũng chưa được các
công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến, vì vậy yêu cầu NCS phải tiếp tục nghiên
cứu để giải quyết các câu hỏi đặt ra trong luận án của mình.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu ngoài nước về những vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục bậc
cao có những tài liệu tiêu biểu sau đây:
Cuốn “Higher education and economic development: Literature review”, tác
giả Pundy Pillay, ấn phẩm của Trung tâm đào tạo giáo dục bậc cao (Center for Higher
education transformation), Nam Phi, 2011. Cuốn sách phân tích vai trò của giáo dục
bậc cao trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, vai trò của giáo dục đại học trong kinh
tế tri thức, các biện pháp thường áp dụng để phát triển giáo dục bậc cao ở các nước
đang phát triển, vai trò của giáo dục bậc cao trong phát triển vùng và phát triển công
nghiệp, kinh nghiệm một số nước Đông Á.
Cuốn sách “Financing higher education and economic development in East
Asia”, Chủ biên Shiro Armstrong và Bruce Chapman, ấn phẩm của The Australian
National University Press, 2011. Trong chương 2 của cuốn sách này, các tác giả đã

phân tích vai trò của giáo dục bậc cao trong phát triển kinh tế nói chung và ở Mỹ nói
riêng.
Trong tác phẩm “Identifying the role of education in socio-economic
development”, tác giả Francesco Burchi, thuộc University of Roma Center, đăng trên
kỷ yếu hội thảo của FAO năm 2006 đã phân tích các vấn đề lý thuyết liên quan đến
nhân lực, vốn nhân lực, nguồn lực kinh tế, giáo dục và giáo dục bậc cao, vai trò của
giáo dục bậc cao trong tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực.
Ngoài ra, một số tác phẩm lý thuyết kinh điển đã đề cập đến các khái niệm và
vai trò của nhân lực, vốn nhân lực, đầu tư vốn nhân lực trong phát triển kinh tế, có thể
kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như: “Investment in human capital”, tác giả Theodore
Schultz, đăng trên The American economic review, tháng 3/1961; “Investment in
human capital: A theoretical analysis”, tác giả Gary Stanley Becber, đăng trên The
Journal of Policital Economy, 10/1962; “Human Capital, Schooling and Health”, tác
giả Schultz, đăng trên Journal of economics and human biology, tháng 6/2003…
Nghiên cứu về chính sách và thực trạng giáo dục bậc cao ở Malaysia có một
số tác phẩm tiêu biểu sau đây:
Tác phẩm “Current trends in Malaysia higher education and the effect on
education policy and practice: An overview”, tác giả Selvajai Grapragasem và một số
10


tác giả khác đã phân tích tầm quan trọng của giáo dục bậc cao trong kinh tế tri thức,
các xu hướng chủ yếu trong phát triển giáo dục bậc cao ở Malaysia, tác động của giáo
dục bậc cao đối với phát triển việc làm ở Malaysia;
Bài nghiên cứu “The business of higher education in Malaysia”, tác giả Hon
Chan Chai, đăng trên Commonwealth education partnership, 2007 đã có những đánh
giá về các nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục bậc cao ở Malaysia, hệ thống giáo dục bậc
cao ở Malaysia phân theo mô hình công – tư và triển vọng phát triển giáo dục bậc cao
của đất nước này.
Bài viết “Consulting – based entrepreneurship education in Malaysian higher

education institutions”, tác giả Mazura Mansor, đăng trên International Conference on
Social Science and Humanity, Vol 5, 2011, Singapore. Bài viết phân tích sự phát triển
của các tổ chức giáo dục bậc cao ở Malaysia và mối quan hệ tương hỗ của các doanh
nghiệp trong các tổ chức giáo dục này nhằm đào tạo kỹ năng cho người lao động.
Trong bài viết ”Privation of higher education in Malaysia”, tác giả
G.Sivaligam(School of Business, Monash University Malaysia, 2008) đã phân tích các
chính sách phát triển giáo dục bậc cao của Malaysia kể từ năm 1970 cho đến nay, vai
trò của tư nhân hóa giáo dục bậc cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho Malaysia.
Tác giả Selvaraj Grapragasem, Anbalagan Krishnan và Azlin Norhaini Mansor
trong bài viết “Current trends in Malaysia higher education and the effect on
education policy and practice: An overview”, đăng trên International Journal of higher
education, Vol 3, No 1, 2014, Malaysia, đã phân tích các xu hướng và các chính sách
giáo dục bậc cao của Malaysia, những đặc điểm chủ yếu của giáo dục bậc cao trong
bối cảnh toàn cầu hóa lan rộng và tầm nhìn Malaysia 2020 đang đến gần.
Cuốn sách“Executive Summary: Malaysia education blueprint 2015-2025
(higher education), Ministry of education Malaysia đã tóm tắt những thành tựu đạt
được của Malaysia trong phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc cao. Những thay
đổi trong hệ thống giáo dục bậc cao của Malaysia trong những năm gần đây và triển
vọng 2015-2025.
Nghiên cứu về chính sách và thực trạng giáo dục bậc cao ở Thái Lan có một
số tác phẩm tiêu biểu sau đây:
Có rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu về chính sách và thực trạng phát triển
giáo dục bậc cao ở Thái Lan, đưa ra những số liệu và cách tiếp cận, đánh giá khác
nhau về giáo dục bậc cao của nước này. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như:
11


+Công trình “Higher education in Thailand and the National reform roadmap”,
tác giả Krissanapong Kirtikara, đăng trên Thai-US Education Rountable, Bangkok,

ngày 9/1/2001, đã phân tích thực trạng phát triển giáo dục bậc cao của Thái Lan và
một số chính sách phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế;
+ Công trình “Higher education reform in Thailand”, tác giả Charas
Suwanwela, Chulalongkorn University, Bangkok, Thái Lan, 2002, đã phân tích lịch sử
phát triển của hệ thống giáo dục bậc cao ở Thái Lan, cuộc cải cách cơ cấu trong giáo
dục bậc cao và thực trạng phát triển giáo dục bậc cao ở đất nước này.
+ Công trình “Emerging trends of Thai higher education and a case study of
Shinawatra University in coping with global challenges”, tác giả Kantatip Sihaneiti,
Shinawatra University, đăng trên US – China education review B3(2011), 370-381, đã
đề cập đến chức năng và vai trò của các trường đại học Thái Lan trong giáo dục bậc
cao, nghiên cứu một trường đại học tư của Thái Lan là trường Shinawatra nhằm làm rõ
chức năng và vai trò của trường này đối với việc cung cấp nhân lực bậc cao cho phát
triển kinh tế.
+ Tác phẩm “The logic of the Thai higher education sector on quality
assessment policy”, tác giả Rattana Sae Lao, Columbia University, 2013, đã đề cập
đến quá trình phát triển giáo dục bậc cao, vai trò của nhà nước trong giáo dục bậc cao
ở Thái Lan, đồng thời đánh giá chất lượng giáo dục bậc cao ở Thái Lan so với khu
vực, toàn cầu, chất lượng một số trường đại học ở Thái Lan.
+ Tác phẩm “The internationalization of higher education in Thailand: Case
studies of two English-medium business gradutate programs”, tác giả Supaprn
Chalapati, RMIT University, 2007, đã phân tích sự phát triển của chính sách giáo dục
bậc cao ở Thái Lan, cải cách giáo dục bậc cao, các chương trình giáo dục bậc cao bằng
tiếng Anh, thành tựu và những hạn chế của các chương trình này trong việc thực hiện
quốc tế hóa giáo dục và duy trì bản sắc văn hóa của Thái Lan.
Nghiên cứu về vai trò của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở
Malaysia và Thái Lan, có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu sau đây:
+ Bài viết “The impact of education on economic: the case of Malaysia”, tác giả
Nurul Wahilah Abdul Latif, Đại học quốc gia Tenada, Pahang, Malaysia, đã viết phân
tích mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia, tâp trung vào vai trò
của nguồn vốn nhân lực đối với phát triển kinh tế, vai trò của từng cấp học (trong đó

có giáo dục đại học) trong tăng trưởng GDP đầu người;

12


+Trong bài viết “The impact of economy policy on reshaping higher education
in Malaysia”, đăng trên HERDRA annual conference 2010, Malaysia, tác giả Jasvir
Kaur Nachatar Singh và một số tác giả khác đã nghiên cứu các động lực dẫn đến cải
cách giáo dục bậc cao ở Malaysia, các chính sách phát triển giáo dục bậc cao và thực
trạng phát triển giáo dục của một số trường đại học ở Malaysia kể từ năm 1970 đến
nay;
+ Bài viết “Linkage between higher education and labour market in Thailand”,
tác giả Phetcharee Rupavijetra, Chiangmai University, Thailand, 2011, đã phân tích
vai trò của giáo dục bậc cao đối với phát triển kinh tế ở Thái Lan, thực trạng liên kết
giữa giáo dục bậc cao và thị trường lao động Thái Lan, những khó khăn liên kết giữa
giáo dục bậc cao và thị trường lao động.
+ Cuốn sách “Effectiveness of research and innovation management at policy
and institutional levels: Cambodia, Malaysia, Thailand and Vietnam”, tác giả Asa
Olssson and Lynn Meek, OECD publication, 2013, đã phân tích các chính sách quản
lý nghiên cứu và sáng kiến của một số nước Đông Nam Á như Cambodia, Malaysia,
Thái Lan và Việt Nam, hiệu quả và tác động của các chính sách quản lý này đối với
phát triển kinh tế các nước.
+ Bài viết “Stuck in the middle? Human capital development and economic
growth in Malaysia and Thailand”, tác giả Emmanuel Jimenez, Harry Anthony
Patrinos, đăng trên Policy research working paper, World Bank, 11/2012, đã phân tích
vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan và Malaysia, những
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của hai nước này, trong đó có sự đóng góp
tích cực của nguồn vốn nhân lực. Vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao thu nhập
đầu người và trở thành nước thu nhập trung bình.
+ Bài viết “Malaysia skill development and the middle income trap”, tác giả

Daniel Fleming và Henrik Soborg, Roskilde University, Denmark, 7/2012, đã phân
tích các vấn đề Malaysia đang gặp phải khi mắc bẫy thu nhập trung bình và vai trò của
giáo dục kỹ năng trong việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình ở nước này.
Ngoài ra, còn có một số tác phẩm khác đánh giá, so sánh sự phát triển giáo dục
bậc cao và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan và Malaysia, điển
hình là hai tác phẩm “Higher education institutions in Thailand and Malaysia – can
they deliver?”, tác giả Yesim Yilmaz, đăng trên Working Paper, tháng 3/2010. Tác
phẩm trên đã có những đánh giá về vai trò của giáo dục bậc cao và phát triển nhân lực
trong tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Malaysia và một số đánh giá, so sánh; và tác
13


phẩm “Higher Education in South East Asia” của UNESCO, do NXB UNESCO Asia
and Pacific Regional Bureau for Education năm 2006, Thailand. Cuốn sách đánh giá
tổng quan về giáo dục bậc cao ở khu vực Đông Nam Á, chính sách và thực trạng giáo
dục bậc cao ở một số nước điển hình như Cambodia, Lào, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Việt Nam, so sánh hiệu quả và vai trò của giáo dục bậc cao đối
với phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Nghiên cứu về giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tiêu
biểu có 3 tác phẩm điển hình, như: “Vietnam: Higher education and skills for growth”,
của World Bank, tháng 6/2008. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích về khía
cạnh cung – cầu trong giáo dục bậc cao ở Việt Nam, khả năng tiếp cận và chất lượng
của giáo dục bậc cao ở Việt Nam, chính sách phát triển giáo dục bậc cao, mối liên kết
giữa giáo dục bậc cao với thị trường lao động, năng suất lao động, ngành kinh tế và
những khó khăn Việt nam đang gặp phải trong giáo dục bậc cao. Tác phẩm
“Vietnamese higher education: Crisis and response”, tác giả Thomas J Vallely và Ben
Wikinson, đăng trên ASH Institute for democratic govermenace and innovation,
November, 2008, đã phân tích tình trạng khủng hoảng giáo dục bậc cao ở Việt nam
trong thời gian gần đây, những yếu kém trong hệ thống giáo dục và một số phản ứng
chính sách của chính phủ Việt Nam trong việc cải cách giáo dục bậc cao. Hoặc

“Effectiveness of research and innovation management at policy and institutional
levels: Cambodia, Malaysia, Thailand and Vietnam”, tác giả Asa Olssson and Lynn
Meek, OECD publication, 2013 (như đã đề cập ở phần trên).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ngoài nước cung cấp bức tranh đa dạng
về hệ thống giáo dục bậc cao ở Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, có sự so sánh về
chính sách và tác động của giáo dục bậc cao đối với phát triển kinh tế của các nước
này. Đây là những tư liệu quý, giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn về các chính sách, đặc
điểm của hệ thống giáo dục bậc cao của hai nước Thái Lan và Malaysia, đồng thời
thấy được vai trò quan trọng của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng và phát triển
kinh tế của hai nước. Các học giả nước ngoài cũng đưa ra những phân tích khách quan
về hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam. Điều này giúp tác giả luận án có cách nhìn
chân thực hơn về thực trạng giáo dục bậc cao ở Việt Nam trong mối tương quan so
sánh với hệ thống giáo dục bậc cao ở Thái Lan và Malaysia. Hạn chế của các công
trình nghiên cứu ngoài nước là chưa phân tích hệ thống các vấn đề mà luận án đang
quan tâm, các đánh giá còn đa dạng, nhỏ lẻ, rời rạc, chưa thống nhất. Hơn nữa, các
công trình trên chưa đánh giá sự tương đồng, khác biệt trong hệ thống giáo dục của hai
14


nước này và chính sự khác biệt về chính sách và hệ thống giáo dục của hai nước đã tạo
ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của hai nước có nhiều khác biệt. Luận án sẽ tiếp
tục nghiên cứu các vấn đề còn dang dở trên, đồng thời rút ra các kinh nghiệm và kiến
nghị chính sách cho Việt Nam sau khi nghiên cứu hai trường hợp điển hình là
Malaysia và Thái Lan. Đó là các vấn đề mà các công trình nghiên cứu ngoài nước
chưa đề cập đến.
1.2. Những giá trị của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và
khoảng trống nghiên cứu
+ Những điểm mạnh của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên đã có nhiều đóng góp
có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, làm sáng tỏ các vấn đề như nguồn nhân lực,

nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục đại học, giáo dục bậc cao, mối quan hệ giữa
phát triển giáo dục bậc cao đối với nguồn nhân lực, mối quan hệ giữa giáo dục và tăng
trưởng kinh tế. Các tác giả trong và ngoài nước đã bước đầu đưa ra được khái niệm về
giáo dục bậc cao, vai trò của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước
đang phát triển.
Trong phần phân tích thực trạng phát triển giáo dục bậc cao và vai trò của nó
đối với tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan, các tác phẩm trong và ngoài nước
mà tác giả luận án đã nghiên cứu là rất đa dạng, nghiên cứu nhiều chiều và theo quan
điểm khác nhau về hệ thống giáo dục bậc cao, chính sách phát triển giáo dục bậc cao,
tác động của giáo dục bậc cao đối với phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh
tế, các vấn đề cần giải quyết trong giáo dục bậc cao ở Malaysia và Thái Lan. Thông
qua các công trình nghiên cứu này, tác giả luận án có thể hiểu được rõ hệ thống giáo
dục bậc cao của Thái Lan và Malaysia hiện nay được tổ chức như thế nào, có sự thay
đổi gì kể từ năm 2000 đến nay. Các chính sách phát triển giáo dục bậc cao ở hai nước
này được các tác giả đi trước phân tích rất đa dạng, cho thấy Malaysia và Thái Lan đã
chú trọng phát triển và mở rộng các chương trình giáo dục bậc cao bằng nhiều hình
thức khác nhau. Mối liên hệ giữa giáo dục bậc cao và tăng trưởng kinh tế được đánh
giá bằng một số chỉ số như chất lượng vốn nhân lực, chỉ số phát triển nguồn nhân lực
(HDI), năng suất lao động tổng hợp (TFP) hoặc chỉ số công nghệ đạt được (TAI). Các
công trình nghiên cứu cũng phân tích rõ sự khác biệt trong phát triển giáo dục bậc cao
ở Malaysia và Thái Lan giữa các vùng, các nhóm sắc tộc, và những nỗ lực cố gắng của
các chính phủ trong thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các nhóm này. Một câu hỏi
nghiên cứu cần đặt ra là: Mối quan hệ giữa giáo dục bậc cao và tăng trưởng kinh tế có
15


phải là mối quan hệ nhân quả? Trong giai đoạn đầu, tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm
tăng cầu lao động có trình độ, do đó số lượng người tham gia giáo dục sẽ tăng nhanh,
điều này tạo điều kiện cho giáo dục bậc cao phát triển. Nhưng trong giai đoạn sau,
giáo dục phát triển dẫn tới nâng cao tính cạnh tranh của lao động có trình độ, làm cho

thu nhập và tăng trưởng kinh tế cao hơn. Giáo dục không chỉ là nguyên nhân mà còn là
kết quả của tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan.
Bài học kinh nghiệm mà các công trình nghiên cứu rút ra khá bổ ích cho các
nước đang phát triển. Các bài học này phần lớn tập trung cho việc tăng chi phí đầu tư
cho giáo dục bậc cao, tập trung phát triển nguồn vốn nhân lực, bài học về giáo dục bậc
cao và phát triển thị trường lao động, cải cách chương trình giáo dục,… Mặc dù các
bài học kinh nghiệm trong các công trình nghiên cứu còn rất ít, chưa phù hợp với điều
kiện và đặc thù khi áp dụng tại Việt Nam, nhưng cũng giúp tác giả luận án định hình
được các vấn đề cần rút ra bài học kinh nghiệm sau khi nghiên cứu thực trạng phát
triển giáo dục bậc cao ở Thái Lan và Malaysia.
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng phát triển giáo
dục bậc cao ở Việt Nam mới dừng lại ở việc nêu được những nét khái quát nhất về
chính sách giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay, một số khó khăn và thách thức
trong giáo dục bậc cao ở Việt Nam, những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu
quả giáo dục bậc cao. Giáo dục bậc cao ở Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển
rất nhanh, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua việc cung
cấp các yếu tố đầu vào có chất lượng cao của nguồn nhân lực, cải thiện kỹ năng quản
lý và nhận thức của người dân về các vấn đề phát triển kinh tế. Tuy nhiên, theo các tác
giả, giáo dục bậc cao ở Việt Nam hiện nay phần lớn tăng nhanh về số lượng, chưa có
sự cải thiện hiệu quả về chất lượng, sự kết nối giữa giáo dục bậc cao và thị trường lao
động còn chưa tốt dẫn đến thất nghiệp tràn lan. Giáo dục bậc cao ở Việt Nam chưa bắt
kịp xu thế thay đổi về khoa học và công nghệ của thế giới, vì vậy những đóng góp của
nó đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.
+ Những khoảng trống nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nhiều cách nhìn và đánh
giá khác nhau về giáo dục bậc cao và mối liên hệ giữa giáo dục bậc cao và tăng trưởng
kinh tế. Trong khái niệm về giáo dục bậc cao, các tác giả trong và ngoài nước cũng
đưa ra những khái niệm khác nhau. Hơn nữa, tiêu chí đánh giá vai trò của giáo dục bậc
cao đối với tăng trưởng kinh tế cũng được thể hiện rất đa dạng. Một số tác giả không
thể giải thích được sự khác biệt giữa tăng trưởng GDP giữa các quốc gia bằng biến số

16


người đi học đại học. Một số khác lại cho rằng chất lượng của nguồn vốn lao động có
mối liên hệ nhân quả, bền vững và lâu dài đối với tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên
cứu khác lại cho rằng vốn con người có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng giá trị
của tác động này lại rất nhỏ. Ngoài ra, các nghiên cứu định lượng đã chọn một số biến
đại diện cho giáo dục đại học như: tỷ lệ tham gia giáo dục đại học, số năm đào tạo
trung bình, ngành học, tỷ lệ sinh viên/giảng viên, chi tiêu tài chính/1 sinh viên,… Tuy
nhiên, các nghiên cứu định lượng này vẫn đang đem đến nhiều tranh luận bởi mỗi biến
sử dụng đều có những hạn chế riêng và việc chọn mẫu theo những hướng khác nhau
cũng đem lại sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu. Quan điểm khác nhau và những
hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đó đã đặt ra nhiều khó khăn đối với tác
giả luận án trong việc xây dựng khung phân tích và các tiêu chí đánh giá vai trò của
giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ quan
trọng của luận án và tác giả luận án sẽ cố gắng kế thừa các kết quả của các công trình
nghiên cứu trước đó và xây dựng cho mình một khung phân tích và các tiêu chí áp
dụng để phân tích giáo dục bậc cao và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan trên
cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó.
- Các công trình nghiên cứu trước đó đã phân tích vai trò của giáo dục bậc cao
đối với tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan từ những năm 1990, đặc biệt là từ
năm 2000 trở lại đây. Tổng hợp kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó cho
thấy giáo dục đóng vai trò trung gian, bổ trợ cho các yếu tố tăng trưởng khác như tính
minh bạch, vốn vật chất, xuất khẩu, thu hút FDI,…Như vậy, vai trò của giáo dục bậc
cao đối với tăng trưởng kinh tế nhìn nhận dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế là
không rõ ràng, có nhiều quan điểm khác nhau. Nhiệm vụ của tác giả luận án là từ các
tư liệu sẵn có sẽ hệ thống hóa, logic và thống nhất các luận cứ khoa học theo quan
điểm nghiên cứu của riêng mình, từ đó có những phát hiện mang tính mới mẻ, nghiên
cứu công phu và hệ thống về vấn đề này. Hơn nữa, do các công trình nghiên cứu trong
nước về thực trạng phát triển giáo dục bậc cao và vai trò của nó đối với tăng trưởng

kinh tế ở Malaysia và Thái Lan còn quá ít, chưa có tính hệ thống và chưa có những
đánh giá, so sánh một cách tổng thể, tác giả luận án sẽ tiếp tục nhiệm vụ nghiên cứu đề
ra, từ đó phát hiện và tìm ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo hữu ích cho
quá trình phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Còn hiếm có những tài liệu nghiên cứu, đánh giá mối liên hệ giữa giáo dục
bậc cao và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.Tầm quan trọng của giáo dục bậc cao đối
với tăng trưởng kinh tế ở Việt nam chưa được phân tích cụ thể, sâu sắc, từ đó chưa
17


thấy rõ những nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới trong việc tiếp thu
tri thức, hấp thụ công nghệ, phát triển bền vững do thiếu hụt nhân lực có chất lượng
cao. Chính vì vậy, nhiệm vụ của luận án là sẽ tiếp tục phân tích và đánh giá mối liên
hệ giữa giáo dục bậc cao và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, từ đó có cơ sở thực tiễn
để rút ra kiến nghị chính sách nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao ở Việt Nam sau
khi nghiên cứu kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan.
- Bài học đối với Việt nam khi nghiên cứu phát triển giáo dục bậc cao phục vụ
tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan sẽ được tác giả luận án làm rõ. Trong các
công trình nghiên cứu trước đó, các tác giả đã cố gắng lý giải giáo dục bậc cao là điều
kiện cần thiết để các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách phát triển đối với các
nước phát triển và tác động của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế là mang
tính dài hạn chứ không mang tính chất nhất thời đối với một quốc gia. Các bài học
khác được đưa ra đối với các nước đang phát triển có giá trị tham khảo tốt đối với Việt
Nam. Tuy nhiên, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và rút ra các bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam dựa trên thực tiễn phát triển giáo dục bậc cao của Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra các cơ sở số liệu rời
rạc, chưa hệ thống, chưa cập nhật, vì vậy nhiệm vụ của luận án là tiếp tục cập nhật các
số liệu, hệ thống hoá các số liệu theo các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

18



Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO
DỤC BẬC CAO PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Những vấn đề lý luận về giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Giáo dục: Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”,
đây là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có
nghĩa là dẫn (“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới
những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn [51].
“Giáo dục” theo từ điển Hán- Việt bao gồm hai chữ “giáo” và “dục”. Chữ
“giáo” trong từ “giáo dục” có nghĩa là dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn,… Chữ “dục” trong
từ “giáo dục” có nghĩa là chăm sóc, nuôi nấng, sinh thành. Như vậy, “giáo dục” theo
gốc Hán Việt có nghĩa là chỉ bảo, dạy dỗ, chăm sóc. Nó không chỉ bao gồm việc dạy
học (giáo), mà còn có cả sự yêu thương, quan tâm chăm sóc (dục) trong đó.
Các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều đưa ra quan niệm: “Giáo dục là
hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người” [20]. Định nghĩa này nhấn mạnh về sự
truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không đề
cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Dựa theo từ nguyên gốc giáo dục trong tiếng Anh (education) và từ giáo dục
trong từ điển Hán Việt, có thể đưa ra khái niệm chung như sau: giáo dục là hình thức
học tập, rèn luyện, theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được
trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên
cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể
thông qua tự học. Giáo dục thường chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ,
giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục đại học.
- Giáo dục bậc cao (higher education):
Cụm từ “giáo dục bậc cao” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong từ

“bậc cao” (higher), đây không chỉ đơn thuần có ý nghĩa là một cấp học cao hơn trong
hệ thống giáo dục của một quốc gia. Xét về cấp bậc, giáo dục bậc cao (higher
education) bao gồm việc giảng dạy và học tập ở các trường cao đẳng và đại học nhằm
giúp sinh viên đạt được chứng chỉ chuyên nghiệp. Giáo dục bậc cao truyền cho người

19


họ những kiến thức và hiểu biết sâu sắc nhằm giúp họ đạt tới những giới hạn mới của
tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống – các lĩnh vực chuyên sâu.
Theo Ronald Barnett (1992), có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục bậc
cao [89]: (i) Giáo dục bậc cao là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân
lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục bậc cao là một quá trình trong đó người
học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động.
Như vậy, giáo dục bậc cao trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng
của thương mại và công nghiệp. (ii) Giáo dục bậc cao là đào tạo để trở thành nhà
nghiên cứu. Theo cách nhìn này, giáo dục bậc cao là thời gian chuẩn bị để tạo ra
những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm
những chân trời kiến thức mới. Chất lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố
khoa học và tinh thần làm việc nghiêm ngặt để thực hiện các nghiên cứu có chất
lượng. (iii) Giáo dục bậc cao là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất
nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Do vậy,
các cơ sở giáo dục bậc cao thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động
dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa
học của sinh viên. (iv) Giáo dục bậc cao là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người
học. Theo cách tiếp cận này, giáo dục bậc cao được xem như một cơ hội để người học
được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường
xuyên và linh hoạt.
Theo quan niệm của một số nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Anh,
Ireland, giáo dục bậc cao là giai đoạn giáo dục sau bậc trung học, trong đó bao gồm cả

dạy nghề, giáo dục đại học và giáo dục sau đại học. Điều kiện nhập học căn bản đối
với hầu hết các cơ sở giáo dục bậc cao là phải hoàn thành giáo dục trung học và tuổi
nhập học thông thường là khoảng 18 tuổi [49].
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam, giáo dục bậc cao (higher
education) còn gọi là giáo dục đại học. Đây là giai đoạn giáo dục diễn ra ở các trường
đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện, viện công nghệ. Giáo dục
đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại
học.
UNESCO năm 1993 đã đưa ra định nghĩa: Giáo dục bậc cao bao gồm tất cả các
hình thức nghiên cứu, đào tạo hoặc đào tạo nghiên cứu từ bậc sau trung học trở lên, do
các trường đại học hoặc các tổ chức giáo dục khác được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về giáo dục bậc cao thực hiện” [100].
20


Từ các quan niệm trên đây, có thể đưa ra khái niệm thống nhất như sau: Giáo
dục bậc cao là một hình thức giáo dục, đào tạo diễn ra ở các cơ sở học tập sau bậc
phổ thông trung học, bao gồm cả dạy nghề, giáo dục đại học và giáo dục sau đại học.
Mục đích của giáo dục bậc cao là cấp văn bằng kỹ thuật hoặc chứng chỉ chuyên
nghiệp, bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… nhằm giúp người học đạt được các chuẩn kiến
thức nhất định, hoặc trở thành nhà nghiên cứu và giảng dạy, giúp họ trở thành nguồn
nhân lực chất lượng cao hơn và có những đóng góp cho xã hội lớn hơn.
2.1.2. Đặc điểm của hệ thống giáo dục bậc cao:
* Về quy mô và trình độ đào tạo:
Hệ thống giáo dục bậc cao bao gồm 5 loại: các trường đại học nghiên cứu
(university), các trường đại học của tỉnh hoặc khu vực (provincial or region
institutions), các trường đào tạo chuyên nghiệp (professional schools), các trường đào
tạo nghề (vocational school) và các trường đào tạo từ xa về giáo dục bậc cao.
- Trường đại học nghiên cứu: Đây là trường xếp thứ hạng đầu trong tháp đào
tạo giáo dục bậc cao, thường là trường do nhà nước thành lập, hoạt động phi lợi nhuận.

Mục tiêu nhằm đào tạo kiến thức học thuật trong một loạt các ngành và lĩnh vực, có
các phòng thí nghiệm phù hợp, thư viện, cơ sở hạ tầng,… để cho phép thực hiện giảng
dạy và nghiên cứu ở mức cao nhất có thể. Các trường đại học nghiên cứu phần lớn đều
có sự kết nối chặt chẽ với sự tiến bộ của tri thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đào
tạo từ bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ. Mục tiêu của họ là đào tạo ra các sinh
viên có kiến thức tốt nhất và có tinh thần nghiên cứu khoa học miệt mài nhất. Quy
trình tuyển chọn sinh viên vào các trường đại học nghiên cứu cũng hết sức gắt gao và
cạnh tranh.
- Các trường đại học của tỉnh, khu vực: Các trường này chủ yếu đào tạo một số
lĩnh vực trong giáo dục bậc cao, hầu hết là đào tạo đại học và thạc sĩ, chỉ có một số ít
trường đào tạo tiến sĩ. Họ nhấn mạnh đến việc giảng dạy đào tạo những sinh viên ra
trường có thể làm được việc ngay (job-ready), đặc biệt là phục vụ mục đích đáp ứng
nhu cầu lao động kỹ năng cho địa phương trong một số ngành nghề như chế tạo, kinh
doanh, nông nghiệp, rừng, thuỷ sản, khai khoáng,… Trường thường được thành lập
dưới hai hình thức: công lập và tư nhân. Các trường này thường ít được biết đến ở
những vùng khác khu vực của trường. Vì vậy, đa số sinh viên ra trường hoặc sinh viên
đang học tập ở trường sẽ làm việc hoặc thực tập ở xung quanh tỉnh hoặc khu vực đó.
Trong hệ thống trường đại học của tỉnh, khu vực, có đào tạo đại học cộng đồng, hoặc
cao đẳng (2 năm).
21


- Trường đào tạo chuyên nghiệp: Hệ thống trường đào tạo chuyên nghiệp
thường hoạt động độc lập hoặc là một bộ phận đào tạo của một trường đại học nghiên
cứu, cung cấp các hoạt động đào tạo trong một số lĩnh vực như luật, y tế, kinh doanh,
sư phạm, nghệ thuật truyền thống, khoa học,… Các trường này tuyển dụng học sinh
sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, đào tạo và cung cấp cho sinh viên một số lĩnh
vực chuyên sâu, đào tạo chủ yếu ở bậc cao đẳng, cử nhân; một số ít trường cũng theo
đuổi đào tạo bậc học tiến sĩ và sau tiến sĩ (thường hiếm). Các trường đào tạo chuyên
nghiệp được thành lập dưới hai hình thức: công lập và tư nhân.

- Các trường dạy nghề: Các trường dạy nghề hoạt động giống như các trường
đào tạo chuyên nghiệp, đó là có thể hoạt động độc lập, hoặc có thể là một bộ phận của
một trường đại học, nhưng ở trình độ khác. Các trường dạy nghề cung cấp các chương
trình đào tạo trong một số nghề đặc biệt như y tá, cơ khí, sửa chữa ô tô, máy tính, điện
tử,… Trường dạy nghề được phép đào tạo ở ba cấp độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề,
cao đẳng nghề, và ở một số quốc gia trường dạy nghề không được xếp hạng vào hệ
thống giáo dục bậc cao. Trường dạy nghề thường được thành lập dưới hai hình thức:
công lập, tư nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực tế của thị
trường lao động.
- Các trường đại học từ xa: Đại học từ xa đang ngày trở thành bộ phận quan
trọng trong hệ thống giáo dục bậc cao bởi nó phát triển cùng với sự phát triển nhanh
mạnh của công nghệ viễn thông và vi tính. Dựa vào internet, truyền hình, máy in, đại
học từ xa sẽ cung cấp các trường trình đào tạo một số lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của
người học không có điều kiện học tập trực tiếp trong nhà trường.
Tuỳ thuộc đặc điểm văn hoá, xã hội, tôn giáo và thể chế chính trị của một quốc
gia, hệ thống giáo dục bậc cao ở từng nước thể đầy đủ 5 bộ phận cấu thành như trên,
đào tạo từ bậc cao đẳng, lên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ.
Giáo dục bậc cao được phân tầng rất đa dạng: Cơ cấu hệ thống giáo dục bậc cao
ngoài sự phân tầng thành 5 bộ phận cấu thành như trên, còn được phân thành nhiều
mảng khác nhau: giáo dục khoa học xã hội nhân văn, giáo dục công nghệ tự nhiên,
giáo dục tôn giáo,…Các tổ chức tham gia giáo dục bậc cao cũng đa dạng, từ chính
phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tôn giáo,… Giáo dục bậc
cao phải chịu sức ép rất lớn giữa mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và mục tiêu thu
hút ngày càng đông đảo sinh viên. Mỗi mục tiêu đều là những thế mạnh và hạn chế
riêng và hệ thống giáo dục bậc cao buộc phải đáp ứng các yêu cầu vừa truyền đạt tri
thức, kỹ năng cho một nhóm học viên, vừa phải đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng
22


nhiều sinh viên cho xã hội. Sự phân tầng trong giáo dục bậc cao đòi hỏi chính phủ các

nước phải có tầm nhìn dài hạn và chiến lược đào tạo nhân lực bài bản, thiết kế cơ cấu
hệ thống giáo dục bậc cao sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia.
Tổ chức giáo dục

Trình độ giáo

Chức năng giáo dục

dục
Đại học nghiên cứu
Đại học của tỉnh, khu vực

Giáo dục

Đại học, cao đẳng chuyên nghiệp

Giáo dục bậc cao

Cao đẳng dạy nghề

Nghiên cứu
Đóng góp cho xã hội

Đại học từ xa
Các trường trung học phổ thông

Giáo dục phổ

Các trường dạy nghề phổ thông


thông

Giáo dục

Các trường trung học cơ sở
Các trường tiểu học

Giáo
dục

bản

Mẫu giáo

Giáo dục tiểu

Giáo dục

học

Giáo dục trước

Giáo dục

tiểu học

Chăm sóc

Nhà trẻ


Hình 2.1. Vị trí của giáo dục bậc cao trong hệ thống giáo dục quốc gia
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
* Về đội ngũ cán bộ và giảng viên:
Giảng viên là người làm công tác giảng dạy (lý thuyết và thực hành) được hiệu
trưởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy hoặc những cán bộ khoa
học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trường, tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm
nhiệm. Tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ giảng viên là số lượng đội ngũ giảng viên (tỷ
lệ giảng viên/sinh viên) và chất lượng đội ngũ giảng viên. Chất lượng đội ngũ giảng
viên được phản ánh thông qua: (i) Trình độ đào tạo của giảng viên (tiến sĩ thạc sĩ, cử
nhân), (ii) Học hàm của giảng viên (giáo sư, phó giáo sư,...); (iii) Năng lực tổ chức học
tập và giảng dạy, chương trình giảng dạy được xây dựng; (iv) Năng lực sử dụng các
phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng
tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án,...); (v) Năng lực truyền đạt
(viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi); (vi)
23


Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định; (vii) Năng lực sử dụng công nghệ trong
giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...).
2.1.3.Các lý thuyết áp dụng để giải thích mối liên hệ giữa giáo dục bậc cao và
tăng trưởng kinh tế
Adam Smith trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia” (The Wealth of the
Nations – 1776) đã tìm hiểu tại sao một số nước thì giầu có và một số nước lại nghèo
khổ. Smith cho rằng chính phủ có trách nhiệm hạn chế can thiệp vào các vấn đề an
ninh quốc phòng, giáo dục phổ cập, công trình công cộng (cơ sở hạ tầng như cầu
đường), thực thi các quyền hợp pháp (quyền tài sản và hợp đồng) và xét xử tội phạm.
Chính phủ chỉ nên can thiệp vào khi mọi người hành động theo lợi ích ngắn hạn, hay
ban hành và thực thi các điều luật chống lại trộm cướp, gian lận và các loại hình phạm
tội khác. Ông tỏ ý đề phòng các chính phủ cồng kềnh và quan liêu khi viết rằng: "điều

mà các chính phủ học được nhanh hơn cả từ nhau là cách móc tiền túi của nhân dân".
Ông cho rằng việc chú trọng vào giáo dục phổ cập là để loại bỏ những tác động tiêu
cực của sự phân công lao động, một phần thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa.
Adam Smith đã đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu khái niệm vốn con
người dựa trên sự nhìn nhận giáo dục là một sự đầu tư. Theo ông, vốn con người là
những năng lực hữu ích mà cư dân hoặc các thành viên của một xã hội có được.
Những năng lực này có được chủ yếu là nhờ việc cá nhân đầu tư vào học tập và tiếp
thu được những kiến thức từ quá trình giáo dục đào tạo. Những năng lực đó không chỉ
mang lại những cơ hội tốt hơn cho chính cá nhân đó mà còn góp phần nâng cao chất
lượng sống của cộng đồng mà cá nhân đó là một thành viên.
Trong các lý thuyết hiện đại về vốn nhân lực, người phát hiện đầu tiên về vai
trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế là Schultz. Năm 1960, Schultz xuất bản
cuốn sách “Đầu tư vốn nhân lực” (Investment in human capital, 1961) [90], trong đó
xây dựng những nguyên lý cơ bản của học thuyết về nguồn vốn nhân lực và ông cho
rằng giáo dục - đào tạo đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc
dân thông qua nâng cao kỹ năng và khả năng sản xuất của người lao động. Schultz cho
rằng vốn nhân lực và vốn vật chất có tác dụng bổ sung lẫn nhau, giáo dục vừa đóng vai
trò trực tiếp, vừa đóng vai trò gián tiếp trong thu nhập quốc dân và đầu tư cho giáo dục
là cách tốt nhất để mang lại lợi ích cho thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế.
Becker năm 1964 đã tìm ra nhiều cách thức khác nhau để đầu tư cho vốn nhân
lực, nhưng chủ yếu vẫn thông qua giáo dục và đào tạo. Becker phát triển lý thuyết hình
thành vốn con người và phân tích tỷ lệ hoàn trả đối với đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
24


Ông đưa ra bằng chứng về mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập: học vấn
càng cao, thu nhập càng tăng. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ tương đối vì định lượng
trình độ học vấn của một người không chỉ đơn giản là xem bao nhiêu bằng cấp mà
người đó đã đạt được [26].
Các lý thuyết gia tiếp tục phát triển khái niệm và nội hàm vốn nhân lực, trong

đó hầu hết các lý thuyết đều nhắc đến vai trò của giáo dục đối với các hoạt động kinh
tế. Rosen (1999) cho rằng vốn nhân lực là đầu tư giáo dục cho con người nhằm tăng
năng suất lao động cho họ [87]. Theo Frank và Bernanke (2007) vốn nhân lực bao
gồm các yếu tố: giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, và vốn nhân lực ảnh hưởng đến năng
suất lao động của người lao động [53]. Rodriguez và Loomis (2007) cho rằng, vốn
nhân lực là tri thức, kỹ năng, năng lực và đóng góp của mỗi cá nhân để tạo nên sự
thịnh vượng kinh tế cho mỗi cá nhân và xã hội [86].
Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế được phân tích nhiều trong
mô hình tăng trưởng nội sinh. Lucas (1988) [67] trong tác phẩm “Về cơ chế phát triển
kinh tế” (On the mechanics of economic development) đã cho rằng, kiến thức cá nhân,
kỹ xảo, kỹ năng lao động trở thành một bộ phận vốn có thể tích luỹ được thông qua
đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với mức thu nhập kiếm được, các cá nhân sẽ giảm bớt
tiêu dùng và hy sinh một số giờ làm việc để đến trường học với hy vọng cuộc sống
tương lai sẽ được cải thiện.
Mô hình hàm sản xuất được đề xuất bởi Lucas (1988), Barro and Martin (1995)
xây dựng có dạng: Y = Kα (uH)1-α.
Ở đây u là thời gian dành cho sản xuất, H là vốn con người, K là vốn vật chất
và sản lượng quốc gia Y phụ thuộc vào vốn vật chất và vốn con người. Vốn con người
được tích luỹ thông qua kiến thức và kinh nghiệm, được đào tạo thông qua giáo dục ở
nhà trường và trong thực tiễn. Lucas cho rằng người thông minh thường biết phân bổ
học hành và làm việc một cách hợp lý. Giả sử rằng mỗi lao động phân bổ một đơn vị
thời gian có thể cho học tập hay làm việc. Học hay làm việc có thể được mô hình hoá
như sau: γH = B(1-u) –δ. Ở đây γH là tỷ lệ tăng trưởng của vốn con người cho cá
nhân điển hình (do tổng hợp từ các cá nhân nên γH cũng biểu hiện tỷ lệ tăng trưởng
của vốn con người vĩ mô, 1-u là thời gian dành cho học tập, B là mức độ kiến thức
biến đổi thành vốn con người, δ là sự giảm giá của vốn con người. Cốt lõi của mô hình
tăng trưởng nội sinh đó là lợi suất không đổi theo quy mô gắn với việc tạo ra các yếu
tố đầu vào, tư bản hữu hình và vốn con người. Đầu tư vào tư bản hữu hình và vốn con
người bắt buộc phải cân bằng giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai. Tiêu dùng tối ưu
25



×