ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA GIÁO DỤC
MÔN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
BÀI TẬP NHÓM
TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU NỀN GIÁO DỤC THÁI LAN VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Lan Hương
Khóa: 14
Lớp: NVSP dành cho giáo viên CĐ-ĐH
Nhóm: 2.2
1
DANH SÁCH NHÓM
Họ tên
Nguyễn Thị
Quỳnh Như
Phạm Thanh
Nga
Nguyễn Việt
Hồng Anh
Nguyễn Thị
Thu Thanh
Trần Thị Kim
Oanh
Nguyễn Việt
Ngọc Linh
Nguyễn Kiều
Ngân
Nguyễn Xuân
Quang
Nghề
nghiệp
Nhân viên
ngân hàng
Nhân viên
ngân hàng
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
ngân hàng
Nhân viên
kế toán
Chưa đi
làm
Nhân viên
ngân hàng
Nguyễn Thị
Ngọc Sa
Kế toán
Trần Bảo
Nguyên
Nhân viên
phân tích
tín dụng
Nơi làm việc
Số ĐT
Email
Phân
loại
Ngân hàng Đại Á
0909029931
A
Ngân hàng Á Châu
0907600685
A
0902900820
A
0907111789
A
0908553714
A
0949557705
A
0906362682
A
0906668410
A
0985515425
A
0908075506
A
Chi cục thuế Bình
Thạnh
Công ty TNHH City
Garden VN
Ngân hàng Quân
đội
Sacombank Tân
Bình
Ngân hàng
Eximbank (Hội sở)
Công ty TNHH
KGL Việt Nam CN Hồ Chí Minh
Công ty TNHH Tài
chính PPF Việt
Nam – toà nhà
Golden Building
194 Điện Biên Phủ
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN...........................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC THÁI LAN.............................6
2.1. Về quản lý và cấu trúc tổ chức............................................................................7
2.1.1. Giáo dục mầm non và giáo dục cơ sở..............................................................8
2.1.2. Giáo dục đại học...............................................................................................9
2.1.3. Đào tạo giáo viên............................................................................................10
2.1.4. Giáo dục và Kế hoạch phát triển xã hội & kinh tế quốc dân lần thứ X (20072011).........................................................................................................................11
CHƯƠNG 3: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA NỀN GIÁO DỤC THÁI LAN..............26
CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM........................................................29
3
MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong bối cảnh thế giới
ngày nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Hội nhập mở ra cho Việt
Nam cơ hội giao lưu, học hỏi, tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực để phát
triển toàn diện đất nước. Nhưng nó cũng đòi hỏi chúng ta phải tích cực phấn đấu để
đáp ứng được các tiêu chuẩn chung của quốc tế, đồng thời phải giữ vững được bản
sắc dân tộc và chủ quyền của đất nước. Để đạt được điều này, bên cạnh việc có các
chính sách đúng đắn, một lộ trình phù hợp, thì việc cải cách toàn diện nền giáo dục
hiện tại cũng là một vấn đề cần đặt ra. Nền giáo dục Việt Nam tuy đã có bước phát
triển và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian gần đây, nhưng bên
cạnh đó cũng còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Trước yêu cầu hội nhập, nâng cao trình
độ của lực lượng lao động là vấn đề mang tính cấp thiết và sống còn để đáp ứng
được các tiêu chuẩn của quốc tế và giúp kinh tế Việt Nam phát triển và đứng vững
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
Để cải cách giáo dục, bên cạnh việc có một chính sách đúng đắn thì việc trao
đổi, hợp tác về giáo dục cũng như nghiên cứu về các nền giáo dục trên thế giới để
học hỏi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào Việt Nam cũng là một giải pháp để xem
xét. Nhất là với các nền giáo dục của khu vực Đông Nam Á, là nơi có nhiều điểm
tương đồng về kinh tế- văn hóa- xã hội sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc rút
kinh nghiệm và học hỏi cách làm của họ để ứng dụng vào điều kiện Việt Nam.
Thái Lan là quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, là đất nước có
sự tương đồng nhất định về mặt văn hóa và không có sự chênh lệch quá mức về trình
độ phát triển. Nền giáo dục Thái Lan cũng có sự tương đồng với giáo dục Việt Nam,
với những ưu- nhược điểm gần tương tự. Do đó, nghiên cứu nền giáo dục Thái Lan
sẽ giúp các nhà giáo dục Việt Nam có sự đối chiếu, so sánh, rút kinh nghiệm và vận
dụng vào điều kiện Việt Nam tương đối tốt. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
tập trung nghiên cứu các vấn đề về bình đẳng giáo dục và chất lượng giáo dục ở Thái
Lan, tổng quan về bối cảnh quốc gia cũng như hệ thống giáo dục, đặc biệt tập trung
vào giáo dục tiểu học, giáo dục cơ bản, giáo dục đại học và đào tạo giáo viên của
Thái Lan, tiến độ đạt được của 6 mục tiêu giáo dục sau đó được phân tích, cùng với
1
các yếu tố có thể thúc đẩy và cản trở tiến bộ của giáo dục. Từ đó sẽ rút ra được các
ưu, nhược điểm và ứng dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN
Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan), là một quốc gia nằm ở vùng
Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia,
phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.
Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía
tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol
Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới
và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là
nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước.
Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công
nghiệp và văn hóa.
Với dân số chỉ hơn 66,5 triệu người, Thái Lan là một nước chủ yếu theo Phật
giáo (chiếm 94,6% dân số). Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc
Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn,
Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp
pháp ở Thái Lan. Khoảng 4,6% dân số là người Hồi giáo, sinh sống chủ yếu ở các
tỉnh phía nam. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về
phía tây nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung
thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Trong khi dân số theo
đạo Thiên Chúa chỉ chiếm con số rất nhỏ (khoảng 0,71%) sống chủ yếu ở Bangkok
và các tỉnh phía Bắc.
Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại
những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan hoặc
tiếng Môn–Khmer. Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong
đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn
gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam
Thái, tiếng Mã Lai. Người Thái tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những
người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và
văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có
3
thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.Đồng thời tiếng Anh được giảng
dạy rộng rãi tại Thái Lan, nhưng mức độ thành thạo thấp.
Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc
gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya,
Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp
lớn cho nên kinh tế.
GDP của Thái Lan vào khoảng 273 tỷ USD, GDP tính trên đầu người khoảng
$8,013 (Viện quốc tế về quản lý phát triển [IMD], 2009). Trong cuốn Niên giám
cạnh tranh Thế giới (WCY) xuất bản hàng năm, đo lường khả năng cạnh tranh của
một quốc gia, về tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cũng như các nhân tố mềm về khả
năng cạnh tranh, chẳng hạn như môi trường, chất lượng cuộc sống, công nghệ và
giáo dục, IMD (2009) đã xếp Thái Lan hạng thứ 26 trên 57 nền kinh tế. Các nước
khác trong khu vực, như Singapore (hạng thứ 3), Malaysia (18), Indonesia (42) và
Philippines (thứ 43).
Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Gần đây,
Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Thái Lan
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.
Về đối ngoại, Chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng cường quan
hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc
tế (Thủ tướng Abhisit đã thăm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Anh và sắp tới sẽ đi thăm Châu Âu và Bắc Mỹ); tích cực tham
gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…). Với cương vị
Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị
Cấp cao ASEAN 14 (từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 10 tháng 3 năm 2009), Hội nghị
Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16-23 tháng 7 năm 2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN
và các nước đối tác (tháng 10 năm 2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây quan ngại cho nhiều nước.
Không giống như các quốc gia khác trong khu vực, nhờ chính sách ngoãi giao
mềm dẻo, Thái Lan chưa bao giờ bị là thuộc địa của các cường quốc nước ngoài. Nói
4
chung, Thái Lan là một quốc gia tương đối đồng nhất và hòa bình. Tuy nhiên gần
đây tình trạng bạo lực xảy ra tại ba tỉnh Hồi giáo ở cực nam, cụ thể là Yala, Pattani
và Narathiwat, cũng như tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra ở thủ đô Bangkok.
Theo Báo cáo Phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc (UNDP, 2007a), đo lường mức độ phát triển của một quốc gia thông qua việc
sử dụng ba tiêu chí cơ bản là tuổi thọ, giáo dục và các tiêu chuẩn sống, Thái Lan
được xếp hạng thứ 78 về chỉ số phát triển con người (HDI), xếp sau Singapore (25),
Brunei (30) và Malaysia (thứ 63). Ba quốc gia này được xếp vào nhóm có chỉ phát
triển con người cao. Các nước khác trong khu vực như Philippines (90), Việt Nam
(105), Indonesia (107), Lào (130), Campuchia (131 ), Myanmar (132) và TimorLeste (150), được xếp cùng loại với Thái Lan, nhóm có mức chỉ số trung bình.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC THÁI LAN
Giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Thái Lan rất coi trọng việc phát
triển giáo dục và đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên do
những hạn chế về địa hình và lịch sử, nền giáo dục của Thái Lan còn gặp phải nhiều
vấn đề nan giải.
Bộ máy thể chế giáo dục Thái Lan: chủ yếu dựa vào ba cơ quan chức năng
chính đó là Ủy ban Giáo dục Quốc gia, Bộ Giáo dục và Bộ Đại học. Trong đó Ủy
ban Giáo dục Quốc gia chịu trách nhiệm về các chính sách đối với ngành Giáo dục,
các kế hoạch và nghiên cứu Giáo dục cấp quốc gia; Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về
việc phân chia cấp học, các hình thức đào tạo khác nhau trên toàn đất nước; Bộ Đại
học có trách nhiệm pháp lý đối với các trường Đại học công lập. Ngoài ra đối với
một số trường chuyên ngành thì tuỳ thuộc vào ngành đào tạo mà sẽ trực thuộc Bộ
Nội vụ, Bộ Quốc phòng hay Bộ Giao thông vận tải
Kể từ năm 1960, Thái Lan đề ra nhiệm vụ quan trọng chính trong chính sách
phát triển đất nước là phát triển giáo dục kết hợp hài hoà với các chính sách kinh tế
và chính trị.
Năm 1977, chính phủ áp dụng những thay đổi hệ thống giáo dục trong nước:
Yêu cầu thời gian học là 6 năm cấp tiểu học, 3 năm cấp 2 sơ cấp và 2 năm cấp 2 cao
cấp. Cuối cùng là hình thức giáo dục bậc cao.
Trước khi được vào học tại bất cứ một trường đại học công lập nào, học sinh
phải tham dự vào một kỳ thi đại học do Bộ Giáo dục tổ chức. Đây là một cuộc cạnh
tranh về tri thức gay gắt được tổ chức vào tháng 4 hàng năm.
Tạo lập được hệ thống giáo dục hiện đại như ngày nay đã minh chứng cho
những nỗ lực đáng kể của các nhà lãnh đạo Thái Lan. Với hệ thống giáo dục này,
Thái lan đáp ứng đáng kể yêu cầu phát triển về mặt công nghệ và phát triển ngành
công nghiệp của đất nước.
Tuy nhiên, giáo dục Thái Lan còn chưa phát triển đồng đều. Theo ước tính
của Bộ Giáo dục Thái Lan những năm gần đây, có khoảng 3 triệu/ 62 triệu người dân
Thái Lan mù chữ (tức tỷ lệ người biết chữ ở Thái Lan là 95%). Thêm vào đó là
khoảng cách về tốc độ phát triển giáo dục giữa các vùng miền còn quá chênh lệch.
Thành phố và các vừng kinh tế phát triển thì nhu cầu học lên cao ngày càng lớn,
6
trong khi ở vùng sâu vùng xa tỷ lệ thất học gần như 100%. Đây là một thách thức
khó khăn đối với đất nước Thái Lan trên con đường phổ cập tri thức giáo dục.
Tại Thái Lan có một số cơ sở đào tạo uy tín; đặc biệt là Viện Công Nghệ
Châu á (AIT), ra đời vào năm 1959. Với tư cách là một trường đào tạo chương trình
sau đại học, trường đã và đang đáp ứng nhu cầu đào tạo về công nghệ tiên tiến cho
các nước trong khu vực Châu Âu. Học tập tại AIT là sinh viên đến từ hơn bốn mươi
quốc gia khác nhau, chủ yếu là các nước ở Châu á. Đông nhất vẫn là sinh viên Thái
Lan và sau đó là sinh viên Việt Nam. Các giáo sư cũng đến từ nhiều nước khác nhau,
do đó tiếng Anh được sử dụng chung khi lên lớp. Ngoài ra, AIT còn có các chi
nhánh trực thuộc phối hợp đào tạo, như Viện Công nghệ Châu á tại Việt Nam, trung
tâm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc điểm giáo dục Thái Lan khá tương đồng với Việt Nam về mặt số năm
đào tạo, công tác quản lý, ở bậc đại học số năm đào tạo tương đồng nhau ở một số
các ngành nghề.
2.1. Về quản lý và cấu trúc tổ chức
Bộ Giáo dục (được thành lập vào năm 1892 và trước năm 1887 được xem như bộ
phận quản lý giáo dục) chịu trách nhiệm về mặt giáo dục ở Thái Lan. Bộ bao gồm 05
Văn phòng chính: Văn phòng Thư ký thường trực là bộ phận chính chịu trách nhiệm
về "cung cấp cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục thông tin để xây dựng và thực hiện các
chính sách về hỗ trợ và quản lý ngân sách và bao gồm cả việc thẩm định các dự án
giáo dục”. Văn phòng cũng hoạt động như "một đơn vị phối hợp trong quản lý và
hợp tác với các Bộ khác và văn phòng chính phủ (Bộ Giáo dục, 2008b, trang 7). Văn
phòng của Hội đồng Giáo dục (OEC) là “đơn vị xây dựng các chính sách phát triển
chính cho các kế hoạch và thiết lập các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia. OEC cũng chịu
trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá giáo dục (Bộ GD, 2008b, trang 7).
Văn phòng của Ủy ban Giáo dục cơ bản (OBEC) duy trì 'sự liên tục của các hoạt
động để đạt hiệu quả trong chính sách dành cho phát triển xã hội và cũng như thực
hiện các chính sách của Bộ Giáo dục. OBEC đánh giá kết quả hoạt động thực hiện
qua tất cả các lĩnh vực giáo dục, sau đó đưa ra những cải tiến trong công việc dựa
trên các chính sách "(Bộ Giáo dục.2008b, trang 7).
7
Văn phòng Ủy ban Giáo dục Đại học (OHEC), hay còn gọi là Bộ Đại học Nội vụ,
chịu trách nhiệm về giáo dục ở cả hai trình độ đại học và sau đại học. OHEC có
'quyền xây dựng chiến lược, quản lý và thúc đẩy giáo dục đại học đối với vấn đề
quyền tự do học thuật (tức là tự do dạy và thảo luận các vấn đề giáo dục không có sự
can thiệp của các nhà chính trị) và bằng cấp của các tổ chức (Bộ GD, 2008h, trang
8).
Văn phòng Ủy ban Giáo dục Dạy nghề có trách nhiệm về “học nghề và các khóa
học chuyên sâu dài hạn. Giáo dục và đào tạo kỹ thuật, dạy nghề được cung cấp thông
qua hệ thống trường học chính thức, trong cả hai loại hình giáo dục cơ bản và dạy
nghề, cũng như thông qua các hình thức giáo dục không chính quy (Bộ GD, 2008b,
trang 8). Không giống như trong quá khứ, những nỗ lực đã được thực hiện gần đây
để đảm bảo rằng chồng chéo trách nhiệm giữa các cơ quan khác nhau là cần tránh.
2.1.1. Giáo dục mầm non và giáo dục cơ sở
Hệ thống giáo dục Thái Lan bao gồm 12 năm giáo dục cơ bản miễn phí: sáu năm
Prathotn (hoặc giáo dục tiểu học, P 1 tới P6), ba năm Mattayom Ton (hoặc học trung
học cơ sở, M1 tới M3), và ba năm Mattayom Plai (hoặc giáo dục phổ thông M4 tới
M6). Mattayom Plai được chia thành học thuật và học nghề. Sinh viên chọn học
thuật thường dự thi vào một trường đại học. Các trường dạy nghề đưa ra các chương
trình học giúp người học chuẩn bị cho một nghề nghiệp hoặc học lên cao hơn. giáo
dục phổ cập kéo dài chín năm, bao gồm Prathom và Mattayom Ton. Ngoài 12 năm
học cơ bản miễn phí, năm 2009 chính phủ quyết định mở rộng chương trình giáo dục
miễn phí bao gồm ba năm giáo dục tuổi thơ (đối với nhóm tuổi 3 đến 5). Chi tiết
thêm về chương trình này sẽ thảo luận sau trong chương này.
Hệ thống giáo dục Thái Lan hiện nay bắt nguồn từ những cải cách của Luật
Giáo dục quốc gia năm 1999, thực hiện tổ chức mới cơ cấu, đẩy mạnh việc phân cấp
quản lý và kêu gọi phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm sáng tạo.
Những thay đổi đáng kể trong các cơ cấu quản lý và điều hành đã diễn ra từ năm
2002 theo yêu cầu để nhân rộng vai trò và trách nhiệm của Bộ giáo dục. Điều quan
trọng là bất kể như thế nào thì về phân cấp trách nhiệm quản lý đến địa phương với
sự củng cố lập kế hoạch giáo dục ở cấp trung ương. Kết quả là, 175 Giáo dục Khu
8
vực (ESAs) đã được thành lập vào năm 2003, sau đó tăng lên 185 trong năm 2008.
Các lĩnh vực chính đã được chuyển từ Bộ Giáo dục tới ESAs về phạm vi học tập,
ngân sách và nguồn nhân lực (OEC, 2006). Quản lý giáo dục phân cấp ở Thái Lan
không phải luôn luôn được vận hành trôi chảy như những gì đã được hy vọng. Nó
được thừa nhận rộng rãi rằng nhiều cán bộ quản lý cấp tại
ESAs vẫn chưa thấy được vai trò và trách nhiệm của họ. Hơn nữa, kể từ khi phân
cấp quản lý giáo dục là một hiện tượng của quốc gia, đa số những người tham gia
trong các hoạt động của ESAs (tức là công chức) được cho vẫn tán thành tâm lý
truyền thống "nhận được" yêu cầu từ Trung ương. Tương tự như vậy, chính phủ vẫn
được sử dụng để 'cho' yêu cầu ESAs, và thất bại trong việc phân cấp quản lý giáo
dục của mình (OEC, 2006).
Cải cách chương trình giảng dạy mới nhất tại Thái Lan đã được đưa ra vào
năm 2008, cung cấp một chương trình giảng dạy cho mỗi môn trong tám môn học
chính: tiếng Thái, toán học, khoa học, xã hội, tôn giáo và văn hóa, y tế và giáo dục
thể chất, nghệ thuật, nghề nghiệp và công nghệ, ngôn ngữ trong và ngoài nước (Bộ
GD, 2008a). Đối với từng đối tượng và cho mỗi cấp lớp (P1- M6), các chương trình
học đặt ra những gì học sinh nên được dạy, và đạt được mục tiêu đề ra đó là các tiêu
chuẩn mong đợi của hoạt động dành cho học sinh. Theo Bộ Giáo dục (2008h, trang
3.): “Tính linh hoạt được xây dựng dựa vào chương trình giảng dạy để tích hợp trí
tuệ và văn hóa địa phương, do đó nó là phù hợp với bộ tiêu chuẩn học tập trong mỗi
nhóm môn học chính. Thúc đẩy các kỹ năng tư duy, chiến lược tự học và phát triển
đạo đức là trung tâm của việc dạy và học trong chương trình giảng dạy quốc gia Thái
Lan. Trong chương này, tác giả, dựa trên công việc trước đây của ông, lập luận rằng
việc cố gắng cải cách dạy và học ở Thái Lan có thể bị cản trở bởi một số các yếu tố
văn hóa xã hội Thái.
2.1.2. Giáo dục đại học
Hiện tại, để tốt nghiệp trung học, học sinh cần phải đạt CUAS (Hệ thống chấp
nhận nhập học của các trường đại học trung tâm), bao gồm 50% kết quả ONET (Trắc
nghiệm giáo dục quốc gia cơ bản) và kết quả ANET (Trắc nghiệm giáo dục quốc gia
tiên tiến) và 50% còn lại là điểm trung bình của 3 năm cuối trung học cơ sở. Phương
9
pháp trắc nghiệm năng lực mới được ban hành vào tháng 03.2009 và được sự giám
sát của Viện Khảo thí Giáo dục (NIETS) để thay thế cho A-NET. Phương pháp trắc
nghiệm mới bao gồm trắc nghiệm năng lực tổng quát bắt buộc, trong đó bao gồm
đọc, viết, tư duy phân tích, giải quyết vấn đề và giao tiếp tiếng Anh; và trắc nghiệm
năng lực cá nhân tự nguyện, thí sinh có thể lựa chọn một trong 7 chủ đề. Cả hai loại
trắc nghiệm năng lực có thể được tiến hành tối đa là ba lần, và tính điểm của lần tốt
nhất (NIETS, 2009).
Hầu hết các khóa học Cử nhân là bốn năm học toàn thời gian. Riêng ngành
dược và kiến trúc sư yêu cầu học 5 năm; nha sĩ, bác sĩ y khoa và bác sĩ thú y yêu cầu
học 6 năm. Bậc thạc sĩ yêu cầu học 1 hoặc 2 năm và được công nhận dựa trên các
chứng chỉ học phần kèm với 1 luận văn hoặc 1 kỳ thi tốt nghiệp. Sau khi hoàn tất bậc
thạc sĩ, học viên có thể tham gia dự tuyển vào chương trình học 2 năm hay 5 năm
của bậc tiến sĩ. Bậc tiến sĩ được công nhận dựa trên khoá học, các bài nghiên cứu và
bảo vệ thành công 1 luận án (Fry, 2002).
Trong số 165 trường đại học ở Thái Lan, có 65 ltrường đại học công lập và 13
trường đại học công lập tự chủ (Ủy ban giáo dục đại học, 2009). Trong những năm
gần đây, đã có nhiều trường đại học công lập trở thành đại học công lập tự chủ,
nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập, quản lý nhân viên và tài chính. Xu hướng
này, theo Bovornsiri (1998), là một phần của hợp đồng tín dụng phục vụ giáo dục đại
học ký kết với Ngân hàng Phát triển Châu Á, trong đó đòi hỏi việc tách các trường
đại học nhà nước ra khỏi hệ thống dịch vụ dân sự của Thái Lan.
2.1.3. Đào tạo giáo viên
Việc đào tạo giáo viên hoặc do các trường đại học của Vụ Đại học trực thuộc
Bộ hoặc do các trường đại học sư phạm đảm nhiệm, và nhiều giáo viên bây giờ đã
trở thành các Rajaphat (học giả của nhà vua). Các trường Đại học này được quản lý
bởi bộ phận đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục. Chương trình bao gồm các khóa học
về phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học, chuyên môn bắt buộc, giám sát kinh
nghiệm giảng dạy thực tế, và các đối tượng giáo dục phổ thông.
10
Hoàn thành chương trình trung học phổ thông (Mathayom 6) là yêu cầu bắt
buộc để được tham gia các chương trình đào tạo giáo viên cơ bản. Các giáo viên tiểu
học và trung học phải hoàn thành một chương trình hai năm để được tham gia học
lấy các chứng chỉ hoặc văn bằng giáo dục cao hơn. Để dạy học ở cấp trung học phổ
thông, yêu cầu tối thiểu là phải có bằng Cử nhân giáo dục theo chương trình 4 năm,
do các trường đại học sư phạm hoặc đại học giáo dục cấp. Những người có bằng cử
nhân trong các lĩnh vực khác phải tham gia một khóa học toàn thời gian một năm để
hoàn thành bằng Cử nhân Giáo dục (Văn phòng dịch vụ thương mại, 2002).
Nhiều giáo viên công lập ở Thái Lan bị thu hút vào công việc này vì sự đảm
bảo về việc làm, lương hưu và sự tôn trọng xã hội cao đối với nghề nghiệp. Tuy
nhiên, có rất ít sự khuyến khích về mặt tài chính khi giảng dạy trong một trường
công lập. Lương giáo viên đặc biệt thấp khi so sánh với các ngành nghề khác. Nhiều
giáo viên mới ra trường, thay vào đó, lựa chọn làm việc trong khu vực tư nhân là nơi
có mức lương thưởng tốt hơn, điều này dẫn đến kết quả là việc thiếu giáo viên và
tình trạng quá tải của các lớp học ở một số trường công lập (Pillay, 2002).
2.1.4. Giáo dục và Kế hoạch phát triển xã hội & kinh tế quốc dân lần thứ
X (2007- 2011)
Kế hoạch phát triển xã hội & kinh tế quốc dân lần thứ X là một kế hoạch
chiến lược năm năm (2007- 2011), dựa trên một tầm nhìn chung của xã hội Thái Lan
nhằm xây dựng một " xã hội xanh và hạnh phúc ", nơi mà người dân Thái Lan được
ưu đãi bởi đạo đức, dựa trên kiến thức và sự kiên cường chống lại các tác động tiêu
cực của toàn cầu hóa "(Bộ GD, 2008b, trang 9). Mục tiêu chính của Kế hoạch phát
triển quốc gia là tăng cường khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống của người Thái.
Theo Văn phòng Ủy ban Phát triển Kinh tế Xã hội Quốc gia (2009), Kế hoạch lần
thứ X đặt ra 4 mục tiêu liên quan đến giáo dục:
1. Tăng thời gian trung bình của giáo dục người dân nhận được lên 10 năm.
2. Cải thiện điểm thi (cao hơn 55%) trong các môn chính. tại tất cả các cấp.
3. Nâng tỷ lệ lực lượng lao động trung cấp lên 60% lực lượng lao động của quốc gia.
4. Tăng tỷ lệ điều tra viên dân số lên 10:10.000.
11
Chính phủ quyết tâm đạt được các mục tiêu này bằng cách đầu tư cho việc
nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống giáo dục, giải quyết việc đào tạo và phát
triển giáo viên, chương trình giảng dạy, truyền thông giáo dục và công nghệ thông
tin, với hy vọng cải thiện điểm thi cao hơn 55% trong các môn chính ở tất cả các
cấp. Nó cũng nhằm mục đích đảm bảo rằng tất cả các công dân Thái Lan đều có
quyền được hưởng tối thiểu là 12 năm giáo dục cơ bản và miễn phí, cũng như tăng
cường tiếp cận giáo dục hơn nữa thông qua các chương trình tín dụng cho sinh viên,
và cung cấp học bổng bổ sung cho cả các chương trình giáo dục trong và ngoài nước.
Chính phủ hy vọng rằng những chiến lược trên sẽ giúp đảm bảo rằng thời gian trung
bình của giáo dục mà mỗi công dân Thái Lan nhận được sẽ tăng lên đến 10 năm, và
giúp đẩy mạnh việc đào tạo các sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng, gia
tăng số lượng của lực lượng lao động trung cấp. Hơn nữa, chính phủ đặt mục tiêu
phát triển các tiêu chuẩn tổ chức giáo dục đại học để "đảm bảo ở một mức độ cao các
dịch vụ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm đạt được sự xuất sắc trong nghiên cứu và
đổi mới, đào tạo và phát triển một lực lượng lao động tương ứng với những thay đổi
về cơ cấu trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng
lao động chất lượng cao với con đường sự nghiệp rõ ràng để nâng cao năng lực cạnh
tranh của đất nước trong nhiều ngành” (Bộ GD, 2008b, trang 9). Hơn nữa, bằng cách
tập trung hơn vào việc cải thiện tiếp cận và chất lượng giáo dục đại học, chính phủ
hy vọng sẽ đáp ứng một trong các mục tiêu là tăng tỷ lệ điều tra viên dân số lên
10:10.000. Rõ ràng, giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ Thái
Lan phát triển cả về mặt xã hội và kinh tế. Chính phủ thừa nhận điều này và đã đầu
tư vào giáo dục là một phần trong chính sách của mình.
2.2.
Sự bình đẳng và chất lượng giáo dục
2.2.1. Sự bình đẳng trong giáo dục
Thực hiện bình đẳng trong giáo dục ở đây để chỉ sự tiếp cận nền giáo dục
trong việc xem xét số lượng người học từ bậc mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục
trung học cho đến giáo dục ở bậc đại học. Tỷ lệ nhập học theo độ tuổi (GER) và tỷ lệ
nhập học theo đúng độ tuổi cho một trình độ giáo dục nhất định (NER) được thông
qua ở bất cứ nơi nào có thể như là các chỉ số chính trong việc tiếp cận giáo dục.
12
Dựa vào số liệu thu thập được vào năm 2005 và 2006 bởi Văn phòng đại diện
của Hội đồng giáo dục (2007), người ta đã thảo luận, nghiên cứu tổng quan về sự
bình đẳng giáo dục trong khu vực và toàn bộ lãnh thổ ở Thái Lan.
Tiếp cận với giáo dục mầm non (từ 3 đến 5 tuổi). Vào năm 2005, đã có
2,410,120 trẻ em Thái Lan nằm trong độ tuổi mầm non của quốc gia, từ 3 đến 5 tuổi.
Khoảng 1,776,786 trẻ em được nhập học theo chương trình mầm non trên toàn quốc,
nhưng trong số đó chỉ có 1,296,868 em thực sự nằm trong độ tuổi từ 3 đến 5. Số còn
lại nhỏ hơn 3 tuổi hoặc lớn hơn 5 tuổi một chút. Từ những thống kê trên, chúng ta có
thể tính được tỷ số GER hay còn gọi là “tỷ lệ nhập học theo một mức độ nhất định
trong nền giáo dục, bất kể tuổi tác” (theo UNESCO, 2008, trang 409) trong giáo dục
mầm non bằng cách chia tổng số trẻ em được nhập học trường mầm non (tức là
1,770,786 em) cho tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non (tức là 2,410,120
em) và nhân với 100 để chuyển đổi kết quả sang tỷ lệ phần trăm. Theo đó, năm 2005
tỷ số GER ở giáo dục mầm non tại Thái Lan là 73.72%. Dựa vào những con số thống
kê đã cho, ta có thể tính toán được tỷ số NER, “tỷ lệ nhập học theo đúng độ tuổi cho
một trình độ giáo dục nhất định, thể hiện qua tỷ lệ của người nhập học trong độ tuổi
đó” (theo UNESCO, 2008, trang 411). Ta có thể lấy tổng số trẻ em hiện tại thực sự
nằm trong độ tuổi theo chương trình mầm non (tức là 1,296,868 em) chia cho tổng
số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non (tức là 2,410,120 em) và nhân với 100 để
chuyển đổi kết quả sang tỷ lệ phần trăm. Tiếp đó, con số NER năm 2005 trong giáo
dục mầm non có thể thấp ở mức 53.81%. Nếu chúng ta chọn tỷ số NER như là một
chỉ số đo lường mức độ bình đẳng trong giáo dục mầm non ở Thái Lan thì Thái Lan
cũng phải mất một chặng đường dài để đảm bảo phần trẻ em còn lại khoảng 46.19%
trẻ em được học nhập học theo chương trình mầm non quốc gia đúng độ tuổi. Xu
hướng này cũng được thể hiện tại một số khu vực khác, ngoại trừ Bangkok và một số
vùng lân cận của nó (Xem Bảng I). Khu vực chậm trong việc tiếp cận việc bình đẳng
trong giáo dục mầm non là vùng đông bắc Thái Lan, nơi mà một số lượng lớn các
tỉnh thành có chỉ số thành đạt của con người thấp và rất thấp (theo Chương trình phát
triển liên Hợp Quốc, 2007b).
GER
13
Xếp
NER
Xếp
Bangkok và các vùng lân cận
Khu vực trung tâm
Khu vực phía Đông
Khu vực phía Bắc
Khu vực Đông Bắc
Khu vực phía Nam
Ba tỉnh thuộc cực Nam (Pattani, Yala và
75.92
79.28
80.66
72.92
69.48
75.34
72.18
hạng
3
2
1
5
6
4
70.29
54.62
57.98
54.47
46.13
52.78
51.25
hạng
1
3
2
4
6
5
Narathiwat)
Tổng cộng
73.72
53.81
Bảng I: Tỷ số GER và NER tại Thái Lan năm 2005 ở trình độ mầm non
Tiếp cận giáo dục tiểu học (độ tuổi từ 6 đến 11). Trong 2006, đã có khoảng
5,609,712 trẻ em Thái Lan thuộc lứa tuổi học tiểu học của quốc gia, từ 6 đến 11 tuổi.
Khoảng 5,693,040 trẻ em khắp cả nước đã được nhập học ở bậc tiểu học, nhưng chỉ
có 4,973,682 em trong số đó là nhập học đúng với độ tuổi học tiểu học. Số còn lại
nhỏ hơn 6 tuổi hoặc lớn hơn 11 tuổi một chút. Dựa vào thống kê trên, tỷ số GER và
NER trong bậc giáo dục tiểu học ở Thái Lan năm 2006 là khoảng 101.49% và
88.66% (xem bảng II)
GER
Bangkok và các vùng lân cận
Khu vực trung tâm
Khu vực phía Đông
Khu vực phía Bắc
Khu vực Đông Bắc
Khu vực phía Nam
Ba tỉnh thuộc cực Nam (Pattani, Yala và
106.92
105.95
111.89
102.00
94.47
104.39
104.19
Xếp
hạng
2
3
1
5
6
4
NER
90.43
90.43
96.93
88.76
82.40
96.18
91.02
Xếp
hạng
4
3
1
5
6
2
Narathiwat)
Tổng cộng
101.49
88.66
Bảng II: Tỷ số GER và NER tại Thái Lan năm 2005 ở trình độ tiểu học
Tiếp cận giáo dục trung học (độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi). Trong năm 2006, có
khoảng 5,663,529 học sinh Thái Lan thuộc lứa tuổi học trung học, từ 12 đến 17 tuổi.
Khoảng 4,650,554 em được nhập học ở các trường trung học trong cả nước nhưng
chỉ có 4,334,143 trong số đó là nhập học đúng với độ tuổi học trung học. Phần còn
lại nhỏ hơn 12 tuổi hoặc lớn hơn 17 tuổi một chút. Dựa vào thống kê trên, tỷ số GER
và NER của giáo dục trung học lần lượt khoảng 82.11% và 76.53% (xem bảng III).
GER
14
Xếp
NER
Xếp
Bangkok và các vùng lân cận
Khu vực trung tâm
Khu vực phía Đông
Khu vực phía Bắc
Khu vực Đông Bắc
Khu vực phía Nam
Ba tỉnh thuộc cực Nam (Pattani, Yala và
93.21
83.60
89.40
81.09
77.70
78.53
64.38
hạng
1
3
2
4
6
5
74.10
79.58
84.37
75.30
75.59
76.94
73.35
hạng
6
2
1
5
4
3
Narathiwat)
Tổng cộng
82.11
76.53
Bảng III: Tỷ số GER và NER tại Thái Lan năm 2005 ở trình độ trung học
Tỷ số GER ở bậc trung học, có lẽ khác biệt giữa khu vực các tỉnh phía nam
với các vùng khác trong nước là lớn nhất. Trong khi Pattani, Yala và Narathiwat đã
có một tỷ lệ GER là 104.19% ở trình độ giáo dục tiểu học, tỷ lệ này đã giảm đáng kể
ở bậc trung học còn khoảng 64.38% so với con số trung bình của quốc gia là
82.11%. Điều này có thể được lý giải bởi thực tế là hầu hết 80% dân số trong khu
vực miền nam nước này là người Hồi giáo (OEC, 2005), và vì vậy một khi trẻ em đã
hoàn tất chương trình tiểu học, cha mẹ chúng thường gởi chúng theo học các trường
tôn giáo tư thục, được gọi là “pondok” cái mà theo Medrano (2007) là một cấu trúc
rất đơn giản, nói chung là nó được gắn liền với nhà thờ Hồi giáo. Cái tên “pondok”
liên quan đến những túp lều mà những chàng trai đã ở lại trong khi họ đang theo
đuổi các nghiên cứu của mình. Một trường học Pondok theo ý niệm cá nhân sâu sắc
được xây dựng theo kiểu truyền thống xung quanh người dạy của nó, những lãnh tụ
Hồi giáo địa phương hoặc những người sáng lập ra nó (có thể cả hai đối tượng trên).
Ngôn ngữ giảng dạy tại rất nhiều Pondok là tiếng Mã Lai bởi vì dạy học bằng thứ
tiếng này là một nét di sản văn hoá quan trọng của nền giáo dục hồi giáo ở miền nam
Thái Lan (trang 58). Người Hồi giáo cũng sống ở những khu vực khác của đất nước
như vùng trung tâm. Tuy nhiên, do số lượng nhỏ người Hồi giáo trong khu vực đó và
trường Pondok cũng không sẵn có cho ba khu vực tỉnh thành ở cực nam Thái Lan và
những trẻ em Hồi giáo vì thế mà phải theo học các trường công của Phật giáo.
Những trẻ em thuộc các tôn giáo khác như Ki tô giáo, không đối mặt với các vấn đề
tương tự như người Hồi giáo. Có lẽ những người đạo Thiên chúa giáo ở Thái Lan dễ
dàng tìm thấy sự hoà hợp với những người thuộc văn hoá Phật giáo; trong khi những
người Thái đạo Hồi do đạo đức, ngôn ngữ và tín ngưỡng của họ là một sự khác biệt
15
đặc trưng, khó có thể thực hiện được. Do đó, tỷ số GER thấp bất ngờ ở giáo dục
trung học đối với những trẻ em ở Pattani, Yala và Narathiwat có thể được giải thích
bởi những yếu tố văn hoá xã hội chứ không phải sự thiếu thốn về mặt cơ sở vật chất
trường học hay việc gây quỹ dành cho giáo dục.
Chính phủ nhận thức được rằng nếu những trẻ em đạo hồi chỉ được dạy
những kiến thức về đạo Hồi trong chương trình học trung học và từ chối tất cả những
cơ hội tiếp nhận những kỹ năng cần thiết như: ngôn ngữ, toán học và những kỹ năng
suy xét phân tích, phê bình mà họ có thể học từ các môn học khác như: tiếng Thái,
tiếng Anh, tiếng Pháp, toán học và khoa học thì có khả năng khi họ trưởng thành sẽ
thất nghiệp hoặc không thể hoà hợp với cuộc sống trong thời đại toàn cầu hoá ngày
càng cao. Tệ hơn nữa, họ có thể bị đưa ra bàn bạc, tẩy não để trở thành những kẻ
khủng bố. Chính phủ đã đẩy các “pondok” thành những trường học theo đạo Hồi.
Trong một số vùng, các trường học loại này được gọi là “madrasa”. “Theo Medrano
(2007), những trường tư thuộc đạo Hồi có thể cung cấp một số môn học không thuộc
kinh Koran như khoa học và toán học cũng như việc dạy ngoại ngữ (tiếng Ả rập và
tiếng Anh) và đó là những trường thường được đăng ký với Chính phủ” (trang 57).
Hơn nữa, Chính phủ cũng dự định phát triển khoá học về đạo Hồi như là một môn
học có thể được dẫn nhập và dạy tại các trường Thái theo đạo Phật (OEC, 2005).
Tiếp cận với giáo dục đại học. Theo Bộ GD (2008), hơn 2,2 triệu sinh viên
hiện đang theo học trong các lĩnh vực giáo dục đại học và tỷ lệ sinh viên học đúng
độ tuổi đại học đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua từ mức trung bình 26% cho tới
mức trung bình hiện tại là 40%. Trong những năm gần đây, đã có một sự gia tăng
đáng kể về những cơ hội trong việc giáo dục đại học với 78 trường đại học công và
89 tổ chức giáo dục đại học tư thục.
2.2.2. Chất lượng giáo dục
Có nhiều cách nhìn khác nhau về Chất lượng giáo dục. Nó có thể được đo
lường bằng nhiều chỉ báo khác nhau. Trong chương này, khái niệm chất lượng giáo
dục liên quan đến mức độ sinh viên học tốt như thế nào, và được đo lường bằng
điểm kiểm tra.
16
Học viện quốc gia về dịch vụ kiểm tra giáo dục của Thái Lan (2008a, 2008b)
đã đưa ra một tóm tắt ngắn về mức học tốt của học sinh lớp 12 Thái Lan tại các địa
phương và toàn quốc trong các bài thi O-NET
Một thực tế đáng buồn và đáng báo động là chất lượng giáo dục kém của các trường công
lập Thái Lan, như trình bày trong Bảng IV. Tại Thái lan, điểm trung bình quốc gia hàng năm cao nhất
từ năm 2005 chỉ xấp xỉ 50,70%. Đối với môn Toán, điểm cao nhất là 36,57% vào năm 2008, tiếp
theo là Khoa học 34,88% năm 2006. Môn có điểm số tệ nhất là Anh văn. Thậm chí, điểm trung bình
cao nhất chỉ có 32,37% năm 2006. Điểm trung bình quốc gia của 4 môn học từ năm 2005 đến 2008
đều dưới 50%. Từ 2007 đến 2008, có một chút cải thiện ở môn Tiếng Anh (tăng 0,13%) và toán học
(tăng 4,08%), trong khi đó, khoa học lại sụt giảm (giảm 0,72%) và Thai (giảm 2,97%). Vì số liệu thu
thập chỉ là điểm ONET của học sinh lớp 12, nên khó có thể sử dụng để phản ánh chất lượng giáo
dục ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, hi vọng, nó sẽ phục vụ như một chỉ báo về chất lượng giáo dục của
Thái Lan ở cấp quốc gia
2005
2006
2007
2008
Trung bình
Thái
48.62
50.33
50.70
47.73
(2005-08)
49.35
Khoa học
Toán
Tiếng Anh
34.01
28.46
29.81
34.88
29.56
32.37
34.62
32.49
30.93
33.90
36.57
31.06
34.35
31.77
31.04
Theo số liệu thống kê 2008, chất lượng giáo dục lớp 12, ở các địa phương của Thái Lan có
sự khác biệt rõ ràng. Bangkok là nơi dẫn đầu ở tất cả các môn, và có điểm cao hơn điểm trung bình
quốc gia. Ở môn khoa học, điểm trung bình O-NET của Bangkok cao hơn trung bình quốc gia 5,62%,
tiếp theo là môn Thai cao hơn 8,49%, Tiếng Anh cao hơn 8,62%, Toán cao hơn 10,26%. Ngược lại,
ba tỉnh xa nhất ở phía Nam (Pattani, Yala, Narathiwat), nơi bao lực leo thang trong mấy năm qua,
có chất lượng giáo dục thấp hơn những vùng khác và do đó thấp hơn trung bình quốc gia. Ở môn
tiếng Anh, điểm trung bình của khu vực thấp hơn 3,62% trung bình quốc gia, môn khoa học thấp
hơn 4,68%, môn toán thấp hơn 7,43%, và môn Thái thấp hơn 10,51%
Tiếng Thái
Khoa học
Toán
Tiếng Anh
Thái Lan
47.73
33.90
36.57
31.06
Bangkok
56.22
39.52
46.83
39.68
Bangkok vicinity
50.86
35.54
35.18
32.56
Khu vực trung tâm
45.86
32.97
35.05
29.04
Khu vực phía Đông
47.93
34.35
37.86
30.51
17
Khu vực phía Tây
48.71
34.28
37.14
30.12
Khu vực phía Tây Bắc
41.68
31.22
31.55
27.83
Khu vực phía Bắc
45.68
33.33
34.98
29.31
Khu vực phía Nam
44.70
30.02
33.98
29.39
Ba khu vực xa nhất phía 37.22
29.22
29.14
27.44
Nam
(Pattani,
Yala,
Narathiwat)
Thậm chí trong cùng khu vực, chất lượng giáo dục cũng khác nhau giữa các
cơ sở nhà nước và tư nhân. Trường tư ở Thái Lan được giám sát bởi văn phòng của
Hội đồng giáo dục tư nhân, hoạt động vì cả mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận những trường thường được tài trợ bởi các tổ chức từ thiện. Theo văn phòng của Hội
đồng giáo dục (2007b), khu vực tư nhân tiết kiệm cho chính phủ 10,43% tổng ngân
sách giáo dục và xấp xỉ 22,508 triệu Bạt Thái năm 2002. Nhờ sự đóng góp này, các
trường tư được tài trợ một phần bởi chính phủ. Từ năm 2000 đến 2008, sinh viên ở
Thái theo học giáo dục tư nhân ở tất cả các cấp nhiều hơn, gia tăng từ 15% so với số
sinh viên theo học trường tư năm 2000 lên 17% năm 2004 và gần 25% năm 2008
(OEC, 2007b) (xem bảng VI)
2000
2004
2008 (ước tính)
75:25
72:28
65:35
Tiểu học
86:14
84:16
77:23
Trung học cơ sở
94:6
89:11
83:17
Trung học phổ
87:13
80:20
72:28
Giáo dục cao hơn
78:22
80:20
75:25
Tổng
85:15
83:17
75:25
Giáo dục mầm non
(early childhood)
thông
Theo dữ liệu của Văn phòng Hội đồng giáo dục (2007b), chất lượng giáo dục tư
nhân nhìn chung là cao hơn khu vực công ở bốn môn bắt buộc và ba cấp độ giáo dục
(Prathom 6, Mathayom 3 và Mathayom 6). Có hai ngoại lệ: môn Thái và Khoa học
18
cấp độ Mathayom 6 là hai môn có điểm trung bình quốc gia cao hơn khu vực tư năm
2004. Trong khi đó, chất lượng giáo dục khu vực tư tương ứng kém hơn, xu hướng
giống nhau cũng được phản ánh trong trung bình quốc gia. Quan điểm rằng các tổ
chức tư nhân dạy tốt hơn không phù hợp với cấp giáo dục cao hơn. Tất cả 7 trường
đại học Thái thuộc xếp hạng đại học thế giới THES-QS 2008 (Times Higher
Education Quacquarelli) đều là các tổ chức công.
Ba chỉ tiêu khác của các hoạt động là: các xu hướng trong Toán học quốc tế và
Nghiên cứu Khoa học (TIMSS) và Chương trình đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA),
các xếp hạng trường đại học thế giới.
• TIMSS: là đánh giá kiến thức toán và khoa học đối với học sinh lớp 4-8 khắp
thế giới. Đánh giá được phát triển bởi Hiệp hội thế giới về đánh giá thành tựu
giáo dục (IEA), và được thực hiện mỗi 4 năm, gần đây nhất là năm 2007. Chỉ
có 4 quốc gia Đông Nam Á là thành viên của đánh giá PISA: Thái Lan,
Singapore, Malaysia và Indonesia. Các quốc gia này thực hiện như nhau ở cả
hai cách đánh giá, Singapore là nước dẫn đầu, và cuối cùng là Indonesia.
Theo IEA (2008a), hơn 49 quốc gia thành viên khắp thế giới, Singapore xếp
hạng đầu về khoa học (cấp độ: lớp 8), với số điểm 567. Cả Thái Lan và
Maylaysia đều được 471, trong khi đó Indonesia được 427 điểm. Đối với môn
toán (cấp độ: lớp 8). Singapore xếp thứ 3 (593), chỉ thua một chút so với
Trung Quốc (598), Hàn Quốc(597). Thái Lan (441) bị đánh bại bởi Malaysia
(474), trong khi Indonesia được 397 điểm (IEA, 2008b)
• PISA, ở khía cạnh khác, là đánh giá thế giới đối với thành tích học tập của
học sinh lứa tuổi 15 ở các môn toán, khoa học và đọc. PISA được hợp tác bởi
Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), được thực hiện 3 năm một lần,
năm gần nhất là 2006. Chỉ có 2 nước Đông Nam Á là thành viên của đánh giá
PISA: Thái Lan và Indonesia. Theo OECD (2007), Thái Lan được 413 điểm ở
môn khoa học, trong khi Indonesia và các nước OECD đạt lần lượt 393 và
499 điểm. Trong khi điểm của Thái Lan và Indoneisa không quá cách xa
nhau, nhưng họ thấp hơn điểm trung bình của các quốc gia OECD. Xu hướng
này cũng được thấy ở đánh giá môn Toán và đọc. Thái lan được lần lượt là
19
417 và 417 ở môn Toán và đọc, trong khi đó Indonesia được 391 và 393, và
các quốc gia OECD có điểm trung bình lần lượt là 498 và 492.
Như đã nói ở trên, đánh giá TIMSS và PISA xem xét thành tích giáo dục đối
với sinh viên tiểu học và trung học. Để nhìn được thành tích giáo dục ở các tổ
chức giáo dục cao hơn của Thái Lan so với những tổ chức khác trong cùng khu
vực, dữ liệu xếp hạng đại học thế giới 2008 được phân tích. Theo xếp hạng Đại
học toàn cầu của THES-QS (2008), dữ liệu về chất lượng của các trường Đại học
Thái lan và các nước Đông Nam Á được thu thập và trình bày trong bảng VIII.
Trong khi Singapore là nước duy nhất trong khu vực nằm trong số 100 trường đại
học dẫn đầu với Trường đại học quốc gia Singapore (xếp thứ 30) và Đại học công
nghệ Nanyang (xếp thứ 77), thì Đại học Chulalongkorn của Thái Lan (xếp thứ
166) là trường đại học duy nhất trong vùng thuộc nhóm 101-200 nước dẫn đầu,
và hai trường đại học khác của Thái Lan lần lượt xếp thứ 251 và 400. Chỉ có 3
nước Đông Nam Á khác có trong danh sách. Malayssia có 2 và 3 trường đại học
thuộc nhóm top 201-300, và 301-400 trường dẫn đầu. Chỉ một và hai đại học của
Indonesia xếp thứ 201-300 và 301-400, trong khi chỉ có hai trường của Philipines
xếp trong nhóm 201-300.
Ngoài phạm vi 400 trường, Thái Lan có 4 trường đại học ngoài xếp hạng,
Indonesia và Philipines cũng tương tự (với chỉ 2 trường). Tuy nhiên, vì ít dữ liệu
sẵn có cho các xếp hạng thấp hơn để đánh gía mỗi trường đại học, thống kê bắt
đầu không còn phù hợp để phân biệt một trường với trường tiếp theo. Câu trả lời
cho tổ chức trong cuộc khảo sát giảm theo theo cấp số nhân từ đầu bảng, bởi lúc
nó qua 400, kết quả rất dễ bị sai (THES-QS, 2008, p.5). Các vị trí chính xác
ngoài phạm vi 400 trường được xếp hạng do đó không được công bố.
2.3.
Thái Lan và vấn đề Giáo Dục cho toàn dân (EFA)
Chỉ còn 6 năm nữa là đến ngày mục tiêu năm 2015, Thái Lan dường như vẫn
đang trên đường theo dõi việc đạt được những mục tiêu giáo dục toàn dân.
Vào năm 1990, tại hội nghị thế giới về Giáo Dục toàn dân, chiến dịch toàn cầu
được phát động nhằm phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ vào cuối thập niên
(UNESCO, 1990). Tuy nhiên, 10 năm sau đó, những mục tiêu này gần như khó đạt
20
được. Nhóm cộng đồng quốc tế đã gặp nhau một lần nữa tại Dakar, Senegal để họ tái
khẳng định cam kết về việc phổ cập giáo dục toàn dân trước năm 2012 cũng như xác
định 6 mục tiêu giáo dục có thể đo lường được nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho
trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Chúng ta dễ nhận thấy là 2 trong số những
mục tiêu này cũng trùng với 2 trong số 8 Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ
(MDGs): MDG 2 về giáo dục tiểu học toàn cầu và MDG 3 về bình đẳng giới tính
trong giáo dục trước năm 2015.
Theo kết luận từ Báo Cáo Giám Sát Toàn Cầu EFA năm 2009 (UNESCO,2008),
8 số liệu giáo dục được thảo luận dưới đây nhằm đo lường sự tiến bộ của Thái Lan
đối với 6 mục tiêu EFA, so với 10 nước trong khu vực Đông Nam Á.
• EFA 1: Việc mở rộng giáo dục và chăm sóc đối với trẻ nhỏ được quan tâm về
mặt sức khỏe của trẻ trước khi bước vào tiểu học và việc tiếp cận giáo dục của
các em. Do bị hạn chế về không gian, do đó mặc dù có nhiều chỉ số được sử
dụng để đo lường 2 yếu tố này nhưng ở đây chỉ thảo luận về yếu tố tiếp cận
giáo dục. Sử dụng số liệu năm 2006 đã được báo cáo trong Báo Cáo Giám
Sát Toàn Cầu 2009 (UNESCO,2008), tỉ lệ đăng ký vào giáo dục trước tiểu
học tại Thái Lan đạt 92%, đứng sau Malaysia, đạt 125%. (Con số cao hơn
100% có thể được giải thích qua tình huống là số học sinh thực tế giáo dục
trước tiểu học nhiều hơn số học sinh rơi vào độ tuổi giáo dục trước tiểu học
trên toàn quốc). Brunei, Philippine và Indonesia được xếp hạng theo trình tự
đứng thứ 3,4 và 5 với số điểm là 51%, 45% và 37%. Cambodia và Lào đứng
vị trí thứ 6 đạt 11% trong khi Timor – Leste ở vị trí thứ 7 đạt 10% và
Myanmar đứng vị trí thứ 8 đạt 6%. (Dữ liệu đăng ký học trước tiểu học ở Việt
Nam và Singapore không có trong bảng báo cáo năm nay.)
• EFA 2: Cung cấp nền giáo dục tiểu học miễn phí và mang tính bắt buộc đối
với toàn dân rất được quan tâm cùng với sự tiếp cận của trẻ em với nền giáo
dục tiểu học. Một yếu tố của EFA 2 đã thảo luận ở đây là tỉ lệ đăng ký thật sự
vào giáo dục tiểu học. Trong khi Malaysia (vị trí số 1), Myanma (vị trí số 1)
và Indonesia (vị trí số 2) theo trình tự đạt 100%, 100% và 96% tương ứng, cả
Thái Lan và Brunei xếp hạng thứ ba với 94% tiếp cận giáo dục tiểu học.
Philippines (vị trí số 4), Cambodia (vị trí số 5) và Lào PDR (vị trí số 6) theo
trình tự đạt 91%, 90% và 84% về việc tiếp cận giáo dục tiểu học, trong khi
21
Timor – Leste (vị trí số 7) chỉ đạt 68% liên quan đến việc trẻ em ở độ tuổi
tiểu học tiếp cận giáo dục. (Dữ liệu NER giáo dục tiểu học ở Singapore và
Việt Nam không có trong báo cáo năm nay).
• EFA 3: Thúc đẩy học tập và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên và người lớn
là quan tâm đến nhu cầu học tập cho thanh thiếu niên và người lớn. Thảo luận
về kết quả thể hiện của Thái lan đối với EFA 3 được dựa trên tỉ lệ biết chữ
của giới trẻ (từ 15 – 24 tuổi). Sử dụng dữ liệu được thu thập từ 2000 – 2006,
Thái Lan và Indonesia xếp hạng 3, đạt 98% tỉ lệ về giới trẻ biết chữ. Brunei
(vị trí số 1), Singapore (vị trí số 1), Indonesia (vị trí số 2) theo trình tự đạt
được 100%, 100% và 99%, trong khi Myanmar (vị trí số 4), Philippine (vị trí
số 5) và Việt nam (vị trí số 5) theo thứ tự đạt 95%, 94% và 94%. Cambodia
(vị trí số 6) và Lào PDR (vị trí số 7) đạt 85% và 82%. (Timor – Leste’s dữ
liệu tỉ lệ biết chữ giới trẻ (tuổi từ 15 – 24) không có trong bảng báo cáo năm
nay.
• EFA 4: Tăng tỉ lệ biết chữ cho người lớn lên đến 50%. Dữ liệu tỉ lệ biết chữ
người lớn (15 tuổi trở lên), được tổng hợp từ 2000 – 2006, được dùng ở đây
để thảo luận về thành quả của Thái Lan trong EFA 4. Thái Lan và Singapore
thứ 2, đạt 94% chỉ sau Brunei (đứng thứ 1) đạt 95%. Philippines (đứng 3),
Malaysia (đứng 4), Indonesia (đứng 5), Myanmar and Việt nam (đều đứng 6)
theo thứ tự đạt 93%, 92%,91% và 90% tỉ lệ người lớn biết chữ, trong khi
Cambodia (đứng thứ 7) và Lào (đứng thứ 8) đạt 76% và 72%. (Tỉ lệ người lớn
biết chữ đối với Timor – Leste’s (15 và trên 15 tuổi) không có trong bảng báo
cáo năm nay.
• EFA 5: Đạt được bình đẳng giới trước năm 2005, bình đẳng giới 2015. Trong
khi trước đây người ta quan tâm đến việc đạt được sự tham gia bình đẳng của
nam sinh và nữ sinh trong nền giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thì sau
này người ta quan tâm đến sự bình đẳng về giáo dục tồn tại giữa nam và nữ.
Chỉ số Bình Đẳng Giới Tính (GPI), một tỉ lệ của giá trị từ nữ - nam (hoặc
nam, hoặc nữ trong 1 số trường hợp) của một chỉ số đã cho (UNESCO,
2008,p.409), đối với GER tại cấp độ tiểu học và trung học cơ sở được sử dụng
để đo lường sự tiến bộ của Thái Lan trong việc loại bỏ sự bất bình đẳng trong
22