Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận quản trị học quản trị chiến lược chiến lược khác biệt hóa và kết quả của công ty disney

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.26 KB, 11 trang )

I.

Giới thiệu chung về công ty
1. Thành lập và những lĩnh vực kinh doanh
Walt Disney được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1923 bởi hai anh em Walt và Roy O.
Disney. Từ một xưởng ảnh động nhỏ mà ngày nay Disney đã trở thành một công ty lớn
trên thế giới hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Disney được biết đến nhiều nhất với những sản phẩm phim từ Walt Disney Studio – xưởng
phim được coi là nổi tiếng và lớn nhất nước Mỹ. Không chỉ vây, hãng phim này còn chi
những số tiền vô cùng lớn, có thể nhắc đến 7,4 tỉ đô la để mua lại hãng phim nổi tiếng
khác như Pixar vào năm 2006 hay 4,9 tỉ đô vào năm 2009 là Marvel. Xưởng phim của
Disney đã tạo ra những nhân vật, biểu tượng vững chắc trong lòng khán giả toàn cầu và
chính vì thế luôn đem lại mức doanh thu đáng kể cho công ty gia đình Disney này.
Ngoài ra, 3 mảng hoạt động chính công ty tham gia là các công viên và khu nghỉ dưỡng
(parks and resorts) mà nổi tiếng khắp thể giới là chuỗi các công viên giải trí Disney Land –
nơi “mơ ước trở thành sự thật” dựng lại các khung cảnh, địa điểm, không gian như đã được
tưởng tượng trong các bộ phim hoạt hình của hãng như khu giải trí Spaceship Earth, hay
Magic Kingdom Park,..vv. Nơi hứa hẹn đưa mọi người lạc vào xứ sở thần tiên. Mạng lưới
truyền thông (media network) và những sản phẩm tiêu dùng (áo phông hộp bút, đồ chơi, và
nhiều mặt hàng khác lấy mẫu mã hay được gợi cảm hứng từ những nhân vật hoạt hình)
(Disney consumer products) và truyền thông tương tác ( Costomer products and Interactive
Media) cung cấp các dịch vụ và truyền thông internet. Disney còn sở hữu và vận hành
mạng lưới truyền hình ABC, mạng lưới truyền hình cáp như là kênh Disney, ESPN,vv….
2. Chỉ số tài chính
Doanh số và lợi nhuận
Tổng doanh thu công ty Walt Disney hằng năm (triệu USD)
Lĩnh vực

Xưởng
phim


Các
sản
phẩm
tiêu
dùng

7278
7366
9441

3985
4499

Năm

2014
2015
2016

Nhóm
truyền
thông
tương
tác
1299
1174
5528

Các
công

viên và
khu
nghỉ
dưỡng
15099
16162
16974

Mạng
lưới
truyền
thông

Tổng
cộng

21152
23264
23689

48813
52465
55632

Lợi nhuận công ty Walt Disney hằng năm (triệu USD)


Lĩnh vực

Xưởng

phim

Các
sản
phẩm
tiêu
dùng

1549
1973
2703

1356
1752

Năm

2014
2015
2016

Nhóm
truyền
thông
tương tác
116
132
1965

Các

công
viên và
khu
nghỉ
dưỡng
2663
3031
3298

Mạng
lưới
truyền
thông

Tổng
cộng

7321
7793
7755

13005
14681
15721

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy những con số ấn tượng. Cả doanh thu và lợi nhuận
của công ty đều tăng theo từng năm (trong vòng 3 năm đổ lại đây). Doanh thu của Disney
đã tăng 6% để đạt mức kỉ lục 55,6 tỉ đô; lợi nhuận của hãng cũng tăng 7% và chạm mốc
15,7 tỉ đô trong năm 2016 vừa qua.
Có thể thấy rằng, chi phí mà công ty phải bỏ ra cho một bộ phim hay đầu tư vào các lĩnh

vực là rất lớn, tuy vậy, Disney cũng thu về được doanh thu cũng như lợi nhuận đáng kể.
Nhìn vào biểu đồ thấy được lợi nhuận cũng như doanh thu của công ty trong ba năm gần
đây không có sự thay đổi nhiều về tỉ lệ giữa các lĩnh vực kinh doanh. Qua đó, lĩnh vực
truyền thông vẫn đứng đầu trong mọi lĩnh vực về mặt doanh thu cũng như lợi nhuận nhờ
có các kênh truyền thông phủ sóng rộng rãi và các chương trình hấp dẫn khán giả. Xếp
hạng các lĩnh vực mang đến lợi nhuận cho công ty tiếp theo lần lượt là từ công viên và các
khu nghỉ dưỡng; các sản phẩm tiêu dùng và truyền thông tương tác, kế đến là xưởng phim.
Nhưng nhìn tổng thể tất cả các lĩnh vực trong những năm gần đây đều đem đến cho công
ty Disney những khoản doanh thu, lợi nhuận lớn nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả.
3. Cơ cấu
a. Lãnh đạo

Từ khi được thành lập vào năm 1923, công ty Disney đã trải qua sự lãnh đạo của 6 CEO
qua từng giai đoạn lần lượt là:
1929–1971: Roy O. Disney
1971–1976: Donn Tatum
1976–1983: Card Walker
2


1983–1984: Ron W. Miller
1984–2005: Michael Eisner
2005–nay: Robert Iger
Qua đó, mỗi nhân vật khi lãnh đạo công ty truyền thông lớn nhất thế giới này đều đưa ra
những chiến lược lãnh đạo, những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Có thể kể
đến giai đoạn đầu khi Roy O Disney lãnh đạo đưa công ty đi những bước vững chắc đầu
tiên hay CEO hiện thời của công ty Robert Iger với những quyết định mua các hãng phim
khác như Marvel và Pixar với mức chi phí khổng lồ góp phần khằng định và mở rộng
thương hiệu Disney trên toàn cầu.
Hiện thời những lãnh đạo chủ chốt của công ty gồm CEO Robert Iger, Giám đốc tài chính

James A Rasulo và Phó chủ tịch Leslie Goodman.

b. Nhân viên

Tính đến năm 2013, Disney có tổng cộng 159.401 nhân viên. Những nhân viên của công ty
cũng được đánh giá là những nhân viên hạnh phúc nhất thế giới do môi trường làm việc
thân thiện, thú vị.
c. Cơ cấu tổ chức
3


Công ty Walt Disney tổ chức phân khâu theo sản phẩm kết hợp với địa lí ở phân đoạn khu
vui chơi giải trí:

Qua đó, công ty chuyên môn hóa cao cho những sản phẩm và dịch vụ để đem đến chất
II.
1.
-

lượng và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Chiến lược cạnh tranh và các kết quả của Walt Disney
Sứ mạng, mục tiêu của công ty
Sứ mạng:
Mang đến hạnh phúc cho mọi người (Walt Disney Archives, 2012), bằng việc cung cấp

-

những sản phẩm và dịch vụ khác biệt và mang đậm tính chất tuổi thơ.
Mục tiêu:
“Sứ mạng của Walt Disney là trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ

và thông tin giải trí dẫn đầu thế giới. Sử dụng danh mục các thương hiệu của chúng tôi để
tạo sự khác biệt hóa nội dung, những dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng, chúng tôi tìm kiếm
để phát triển những trải nghiệm giải trí sáng tạo, đổi mới và mang lại nhiều lợi nhuận nhất


những

sản

phẩm

liên

quan

trên

thế

giới.”

(Theo

hay có thể được viết theo công thức “Sáng tạo +
Đổi mới = Lợi nhuận”
Và thật sự, trong suốt những năm hoạt động kinh doanh, Walt Disney luôn đi theo sát sứ
mệnh và mục tiêu này đề tạo ra được giá trị cốt lõi và làm nên thành công của công ty.
2. Môi trường
a. Môi trường vĩ mô
4



Disney là một công ty toàn cầu, hoạt động trên địa bàn nhiều quốc gia trên thế giới như
Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc,…vv. Ở mỗi quốc gia, công ty lại chịu ảnh
hưởng từ môi trường ở quốc gia đó. Tuy vậy, Walt Disney được thành lập và hoạt động
nhiều nhất tại Mỹ nên em đi sâu phân tích hơn vào môi trường tác động đến Walt Disney
tại quốc gia này.
Kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế
Trong quý II năm 2016, tốc độ tăng trưởng của Mỹ đạt 1,2%. Tuy vây, trong quý III, kinh
tế Mỹ tăng trưởng ở mức 2.9% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 2
năm.
Chi tiêu của người tiêu dùng, yếu tố đóng góp hơn 70% vào hoạt động của nền kinh tế Mỹ
tăng tới 4,2% trong quý II/2016, mức tăng cao nhất kể từ quý cuối năm 2014. Tỉ lệ lạm
phát thấp và tỉ lệ thất nghiệp được cải thiện (4,9% trong tháng 7/2016). Chi tiêu của các hộ
gia đình Mỹ đang tăng mạnh, mức sử dụng lao động cũng gia tăng. Điều này chính là dấu
hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng, làm tăng niềm tin của người dân khiến
người dân tăng tiêu dùng nói chung và chi tiêu nhiều hơn vào giải trí đặc biệt trên lĩnh vực
phim hoạt hình – thể loại giải trí dễ tiếp cận tới mọi người, ở mọi lứa tuổi.
Lãi suất:
Do sự kiện nước Anh rời khỏi EU vừa qua đã khiến dự định tăng lãi suất của Mỹ bị trì
hoãn. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất cho vay từ
0,25% đến 0.5%. Mức lãi suất này được cho là rất thấp và có lợi cho những doanh nghiệp
nếu muốn vay vốn mở rộng đầu tư. Tuy vậy, mức lãi suất này có thể tăng khi chính phủ
Mỹ thấy tình hình ổn định và chắc chắn việc tăng lãi suất cũng ảnh hưởng đến công việc
kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm cả Walt Disney.
Tỉ giá hổi đoái
Cũng do sự kiện Brexit, đồng đô la cũng tăng giá so với một số đồng tiền khác, đặc biệt là
đồng Bảng của Anh và đồng EUR. Đây cũng là một vấn đề quan trọng với công ty khi
Walt Disney hoạt động trên nhiều quốc gia.

Tỉ lệ làm phát
Theo công bố mới đây vào ngày 19/02/2016 của Bộ Lao Động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tại
Mỹ đã tăng 1,4% so với năm trước vào tháng Giêng năm 2016, sau khi tăng 0,7% trong
tháng trước đó. Tỷ lệ lạm phát tăng tốc trong tháng thứ tư liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ
tháng Mười năm 2014 và vượt qua kỳ vọng thị trường tăng 1,3 phần trăm, do giá thuê nhà,

5


chăm sóc y tế và giao thông vận tải, trong khi chi phí năng lượng giảm với tốc độ chậm
hơn.
Nhìn tổng thể, nền kinh tế Mỹ được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng trưởng tốt hơn vào
năm 2017 do các yếu tổ cản trở tăng trưởng sẽ yếu dần. Chính vì vậy, đây chắc chắn là môi
trường tốt để các công ty nói chung cũng như Walt Disney nói riêng phát triển và mở rộng
hơn các công việc kinh doanh của mình.
Chính trị và pháp luật:
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được diễn ra vào tháng 11 vừa qua với chiến thắng thuộc về tỉ
phú Donalt Trump đã ảnh hưởng rất nhiều tới nền chính trị cũng như kinh tế Mỹ cũng như
nước ngoài. Những chính sách mới sẽ được ông thực hiện như: áp dụng mức thuế suất cao
đối với các mặt hàng nhập khẩu nước ngoài chẳng hạn như từ Trung Quốc và Mexico. Hay
việc ông Trump quyết định rút khỏi hiệp đinh xuyên Thái Bình Dương TPP,…vv. Những
chính sách này khi ông Trump áp dụng sẽ khiến các mặt hàng trong nước có nhiều lợi thế
hơn so với các mặt hàng nhập khẩu.
Hơn nữa, ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình cũng được nhận mức thuế ưu đãi
dẫn đến mức lợi nhuận sau thuế của công ty Disney tăng lên.
Tuy vậy, sự khác biệt về chính trị giữa các quốc gia tạo sự khó khăn trong thương mại
quốc tế của công ty.
Công nghệ
Sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các
ứng dụng đã tạo nên xu hướng sử dụng các thiết bị công nghệ. Nó đặt nền tảng, ảnh hưởng

tới truyền thông thế giới, cũng tạo ra nhu cầu giải trí trên các thiết bị. Đây cũng là cơ hội
để Disney mở ra các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng.
Toàn cầu hóa
Ngày nay thế giới đang hội nhập sâu rộng. Điều này tạo điệu kiện giúp công ty có thể kí
kết nhiều hợp đồng và hợp tác trên khu vực toàn cầu. Đồng nghĩa với việc sản phẩm và
dịch vụ của công ty sẽ được phát triển rộng rãi và được phổ biến dễ dàng.
b. Môi trường vi mô
Khách hàng:
Triết lí kinh doanh của Walt Disney: “Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim
hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tôi gọi đứa trẻ đó là sự ngây thơ. Trong cuộc
sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó thì thật là đáng tiếc.” Nên đó là
điều không khó hiểu khi công ty không tuân theo những mục tiêu thông thường. Disney
hướng tới tất cả các đối tượng khách hàng.
Các đối thủ cạnh tranh
6


Disney là một công ty lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng các lĩnh vực lại chủ yếu
xoay quanh các nội dung phim của hãng nên những đối thủ chính của Walt Disney có thể
kể đến như:
Blue Sky Studios: là một xưởng phim hoạt hình có công nghệ CGI tiên tiến nhất. Họ là
công ty chuyên các giải pháp kĩ xảo cho những bộ phim khác nhau. Xưởng phim thuộc sở
hữu của công ty 20th Century Fox. Ngoài những bộ phim dài thu hút nhiều sự chú ý thì
xưởng phim còn có series phim Kỉ Băng Hà và Rio.
Viacom: là một công ty truyền thông với lợi nhuận thu được từ truyền hình cáp và phim
truyện. Đây là được xếp hạng là tập đoàn truyền thông lớn thứ 4 thế giới năm 2010.
Dreamworks: Một hãng phim Mỹ mà phát triển, phân phối và sản xuất các trò chơi video,
các chương trình truyền hình và phim ảnh. Từ 2009 đến 2013, DreamWorks luôn có mặt
trong top 100 công ty tốt nhất thế giới của tạp chí Fortune. Ngoài Mỹ, DreamWorks còn có
2 công ty vệ tinh ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Time Warner: Là tập đoàn truyền thông đa quốc gia. Năm 2010, Time Warner là tập đoàn
truyền thông lớn thứ 2 thế giới về mức doanh thu. Nó chỉ cách gã khổng lồ Disney một
đoạn ngắn nữa.
Với các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh như vậy, Disney cần có những chiến lược cạnh tranh
hiệu quả để giữ vững vị trí số 1 trên thế giới.
3. Ma trận SWOT
Điểm mạnh:
Uy tín thương hiệu: Walt Disney thương hiệu đã được biết đến với hơn 90 năm tại Mỹ và
đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là do khu nghỉ mát Disney Channel,
Disney viên của nó và phim của các hãng phim Walt Disney. Công ty được coi là nhà cung
cấp giải trí gia đình chính và là thương hiệu có giá trị nhất 13 (trị giá $ 27,4 tỷ) trên thế
giới trong năm 2012.
Khả năng thâu tóm: Một trong những mặt mạnh của công ty đã có được năng lực của mình
trong các vụ thâu tóm. Công ty Walt Disney đã mua lại Pixar Animation Studios vào năm
2006, Marvel Entertainment trong năm 2009 và Lucasfilm vào năm 2012.
Danh mục sản phẩm tốt: sản phẩm của Walt Disney bao gồm mạng lưới truyền hình phát
sóng ABC và các mạng truyền hình cáp như Disney Channel hoặc ESPN, đó là một trong
những mạng cáp được xem nhiều nhất trên thế giới. Sự phát triển vững chắc của truyền
hình cáp, danh mục sản phẩm của Disney cung cấp một lợi thế cạnh tranh cho công ty hơn
đối thủ cạnh tranh của nó.
Điểm yếu:
7


Phụ thuộc nhiều vào khu vực Bắc Mỹ: Mặc dù, Disney hoạt động tại hơn 200 quốc gia,
nhưng nó lại phụ thuộc nhiều vào Mỹ và Canada thị trường cho thu nhập của mình. Hơn
70% doanh thu của doanh nghiệp đến từ Mỹ, trong khi đối thủ cạnh tranh chính của
Disney là News Corporation nhận được ít hơn 50% doanh thu từ Mỹ, làm cho nó ít dễ bị
tổn thương với những thay đổi trên thị trường Mỹ.
Chi phí điều hành cao

Cơ hội:
Tăng trưởng ngành công nghiệp truyền hình trả tiền ở những nền kinh tế mới nổi: Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương chiếm hơn 50% thị phần của các thuê bao truyền hình trả tiền
thế giới (394 triệu USD) trong năm 2011. Nó được dự kiến sẽ tăng lên hơn 55% vào cuối
năm 2016, trong đó Trung Quốc sẽ chiếm hơn 27% của thị trường. Dự kiến có sự tăng
trưởng tương tự tại Ấn Độ. Công ty Disney đã bước vào các thị trường này và đây rõ ràng
là cơ hội để công ty tăng thêm doanh thu từ những thị trường tiềm năng này.
Mở rộng sản xuất phim ở những quốc gia mới: Disney có một cơ hội để mở rộng sản xuất
phim của mình sang các nước như Ấn Độ hay Trung Quốc, nơi mà ngành công nghiệp sản
xuất phim đã phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng tốt. Điều này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất
thấp hơn và cũng có cơ hội phục vụ các thị trường đông dân và tiềm năng như Trung Quốc
và Ấn Độ
Thách thức:
Cạnh tranh khốc liệt: Các bối cảnh cạnh tranh thay đổi khá đáng kể trong ngành công
nghiệp truyền thông, nơi tin tức và truyền đi trực tuyến và đối thủ cạnh tranh mới với mô
hình kinh doanh mới cạnh tranh thành công nhiều hơn các công ty truyền thông đương
nhiệm.
Tăng sự vi phạm bản quyền: Các tiến bộ trong công nghệ cho phép sao chép, truyền tải và
phân phối các tài liệu có bản quyền dễ dàng hơn nhiều. Với một số lượng ngày càng tăng
của người sử dụng internet và tốc độ của Internet, điều này đặt ra một nguy cơ rất lớn đến
thu nhập của Disney, như ít người sẽ đi xem phim trong một rạp chiếu phim hoặc mua đĩa
4.

DVD của nó, khi nó tự do có sẵn trực tuyến.
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa của công ty và kết quả
a. Khác biệt từ những nhân vật hoạt hình và chiến lược “đứa trẻ vĩnh cửu” trong từng con
người.
Ngày từ khi được thành lập, nhà sáng lập Walt Disney đã từng nói rằng: “Tôi không vẽ
phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tôi gọi


8


đứa trẻ đó là sự ngây thơ. Trong cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây
thơ đó thì thật là đáng tiếc.”
Với việc xác định triết lí kinh doanh như vậy, Walt Disney luôn định vị thương hiệu của
mình như một công ty cung cấp các dịch vụ giải trí nhằm đưa tất cả mọi người đến thế giới
cổ tích hay trở về tuổi thơ. Để làm được điều đó, những tác phẩm của Walt Disney hội tụ
tất cả trí óc sáng tạo của những người làm ra nó, luôn hướng về thế giới của trẻ thơ nhưng
lại đồng thời mang sự khác biệt ở mỗi tác phầm, mỗi nhân vật. Trong suốt thời gian hoạt
động gần 1 thế kỉ của mình, Walt Disney đã sở hữu cho mình hơn 1000 nhân vật, trong đó
có rất nhiều nhân vật vượt thời đại như chú chuột Mickey, vịt Donalt hay những nhân vật
rất được yêu thích nhưu Elsa, Moana hay nàng tiên cá,…vv. Mỗi nhân vật khác nhau lại kể
cho người xem những câu chuyện riêng và mang đến cho chúng ta những thông điệp khác
nhau.
b. Khác biệt từ sản phẩm, dịch vụ
Không chỉ dừng lại ở các nhân vật hoạt hình và việc để khán giả ngồi trước màn hình
tưởng tưởng ra thế giới cổ tích và tuổi thơ, Walt Disney còn muốn biến “ước mơ trở thành
sự thật” bằng việc tạo ra những thế giới thần tiên thực sự mà con người có thể tận mắt
thấy, chạm vào và trải nghiệm. Đó chính là tích hợp những khu vui chơi, giải trí, các công
viên Disney Land trên toàn cầu. Ở đây, tất cả những gì từng xuất hiện trong những bộ
phim hoạt hình của hãng đều được tái tạo lại một cách sinh động hơn bao giờ hết. Nó thực
tế hoá tất cả những gì mà Walt Disney đã tưởng tượng ra. Walt Disneyland có rất nhiều trò
chơi thú vị dành cho trẻ em mọi lứa tuổi và không ngoại trừ cả người lớn. Khi công viên
Walt đầu tiên mở cửa vào năm 1955, cả thế giới đã thực sự thay đổi cách nhìn và cách làm
công viên giải trí. Đó là xây dựng công viên thành một nơi giải trí cho cho cả gia đình, nơi
mà mọi người có thể cùng nhau vui chơi, tận hưởng không khí trong lành và được nghe kể
chuyện. Đến với xứ sở của Disney chính là đến với nơi luôn xuất hiện những điều kỳ diệu.
Đó là nơi mà thế giới cổ tích trở thành hiện thực, thời gian và không gian thật thoải mái và
không hề bị ức chế. Thương hiệu Disney là biểu tượng của sự kỳ diệu được chuyển hóa từ

những câu chuyện có thật…cho toàn thể gia đình tận hưởng không khí mà không nơi nào
có được. Xứ sở của Disney không đơn giản là nơi để vui chơi mà còn là nơi để đắm mình
trong không gian và cảm nhận được những câu chuyện mà du khách chỉ có thể tìm thấy
khi đến bất kỳ công viên giải trí nào của Disney trên thế giới. Từng chi tiết và yếu tố của
9


những câu chuyện được kể lại một cách sôi động, cường điệu và hào hứng làm tăng trí
tưởng tượng và hiếu kỳ của người nghe. Và từng du khách tham quan Disneyland được
chính mình trải nghiệm vào trong câu chuyện của những bộ phim và những bộ phim hoạt
hình mà mình yêu thích. Đối với trẻ nhỏ, Disneyland là một xứ sở thần tiên, nơi những câu
chuyện cổ tích trở thành hiện thực, và các em được thực sự trải nghiệm trong thế giới thần
tiên đó mà không một công viên giải trí nào có thể mang lại. Đối với những bậc phụ huynh
hoặc thanh thiếu niên thì Disneyland chính là nơi mà họ được tự cho mình quên đi những
tất bật cuộc sống để quay về với những giấc mơ của tuổi thơ, những nhân vật hoạt hình
yêu thích, những câu chuyện thần tiên mà không nơi nào có thể mang lại. Bên cạnh đó họ
cũng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm, ẩm thực của mình với các trung tâm mua sắm
rộng lớn và các nhà hàng cao cấp. Khách tham quan công viên có thể tìm thấy tất cả các
dịch vụ của ngành công nghiệp giải trí được thiết kế, xây dựng theo phong cách rất
Disney: công viên theo chủ đề, công viên nước, resort, khách sạn từ cao cấp đến bình dân,
villa, khu mua sắm, nhà hàng, khu cắm trại, thậm chí có cả sân golf 18 lỗ và sân golf 9 lỗ
dành cho người mới tập chơi, … Chính vì vậy mà cả gia đình có thể tìm thấy những hoạt
động vui chơi giải trí yêu thích của từng thành viên tại các công viên của Disney.
Tất nhiên, từ những nhân vật của Disney mang sự khác biệt, các sản phẩm tiêu dùng của
hảng khi được mang trên mình hình những nhân vật cũng mang sự khác biệt riêng nó.
Không chỉ vậy, các sản phẩm của Disney còn ấn định thương hiệu bằng chất lượng sự hài
lòng của khách hàng.
c. Kết quả

Thành tựu cho sự khác biệt của những nhân vật hoạt hình phải kể đến như việc chú chuột

Mickey trở thành biểu tượng của hãng, được tặng danh hiệu: “biểu tượng thiện chí toàn
cầu” do Liên Hợp Quốc trao tăng hay Bambi nhận được 3 đề cử cho giải Oscar và doanh
thu của phim cũng đạt tới 267 triệu đô. Trong năm 2016, Disney cũng trở thành hãng phim
có doah thu cao nhất mọi thời đại với 7 tỉ đô khi tung ra các phim đình đám như The
Jungle Book, Captain America: Civil War, Finding Dory, Doctor Strange, Moana, Rogue
One: A Star Wars Story. Bên cạnh doanh thu, cả 12 tác phẩm của “Nhà Chuột” trong năm
đều nhận điểm A từ trang đánh giá phim danh tiếng Rotten Tomatoes, trong đó có 7 phim
đạt hơn 90% phản hồi tích cực từ giới phê bình lẫn khán giả đại chúng.
10


Không chỉ dừng lại ở đó, các công viên giải trí và khu nghỉ dưỡng của công ty cũng được
xếp vào các công viên được yêu thích nhất thế giới với hàng nghìn lượt khách thăm quan
mỗi ngày tại mỗi địa điểm công viên trên toàn thế giới. Doanh thu từ các công viên giải trí
cũng chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các lĩnh vực Disney đầu tư.
Các sản phẩm tiêu dùng cũng đem đến cho công ty gia đình Disney một con số về doanh
thu không nhỏ trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2015, doanh thu cho lĩnh vực này đã
đạt tới gần 4,5 tỉ đô.
5.

Kết luận
Sự khác biệt hóa đòi hỏi một công ty có thương hiệu mạnh, khả năng phát triển sản phẩm,
hơn hết đó là khả năng sáng tạo không ngừng. Tất cả đều được hội tụ và điều hành trơn tru
tại Walt Disney – công ty giải trí lớn nhất thế giới. Khác biệt hóa đã tạo nên một Disney
mà khi nhắc tới họ nghĩ ngay tới một công ty có thể đưa khách hàng đến với thế giới thần
tiên và cung cấp những sản phầm tốt nhất và độc đáo mà không một công ty nào có thể
cạnh tranh được. Đây chắc chắn là một ví dụ về chiến lược cạnh tranh mà nhiều công ty,
doanh nghiệp lấy làm bài học cho sự định hướng phát triển của mình. Walt Disney đã tạo

6.


ra những sản phẩm và những giá trị tuyệt vời.
Tài liệu tham khảo
Sách giáo trình Quản trị học – Stephen P. Robbins
Bài báo: “chiến lược đứa trẻ vĩnh cửu” của báo cafebiz của Thư Anh được đăng vào Thứ
Sáu, 11:22 16/10/2015
Trang web chính thức của công ty />Mạng wikipedia />Trang slideshare />
11



×